Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Giáo án lớp 1 - Tuần 16

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.97 KB, 20 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TUẦN 16 Ngày dạy: Thứ hai, ngày ….. tháng ….. năm 2009 ĐẠO ĐỨC Tiết 16: YÊU LAO ĐỘNG (Tiết 1) I. MỤC TIÊU: - Nêu được ích lợi của lao động - Tích cực tham gia các hoạt động lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân. - Không đồng tình với những biểu hiện lười lao động * HS khá, giỏi: Biết được ý nghĩa của lao động. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - SGK - Đồ dùng để đóng vai III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV 1. Ổn định: Cho HS hát 2. Giới thiệu: GV nêu mục tiêu  Hoạt động 1: Đọc truyện Một ngày của Pê-chi-a - GV đọc lần 1 - Cho HS đọc lại truyện - Yêu cầu HS đọc thầm lại truyện và thảo luận 3 câu hỏi SGK/25 theo nhóm đôi (5 phút) - Cho HS trình bày. HOẠT ĐỘNG CỦA HS - HS hát - HS chú ý - HS chú ý - 1HS đọc - HS thảo luận nhóm. - HS TB, yếu trả lời; HS khá, giỏi nhận xét bổ sung + Trả lời câu hỏi 1 SGK/25 + Pê-chi-a lười không làm việc…những người khác thì làm việc + Trả lời câu hỏi 2 SGK/25 + Siêng hơn, chăm hơn,… + Trả lời câu hỏi 3 SGK/25 + Không lười, siêng năng,… - GV kết luận: Cơm ăn, áo mặc, sách - HS chú ý vở,…đều là sản phẩm của lao động. Lao động đem lại cho con người niềm vui và giúp cho con người sống tốt hơn. - Cho HS đọc ghi nhớ - 3HS đọc  Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (BT1 - 1HS đọc yêu cầu BT SGK/25) - GV giải thích và yêu cầu HS thảo luận - HS thảo luận nhóm đôi (5 phút) - Cho HS trình bày - HS TB, yếu trả lời; HS khá, giỏi nhận xét bổ sung + Yêu lao động: Mẹ yêu cầu mình quét sân, mình hăng hái làm việc./ Em đã dọn dẹp nhà tiếp mẹ./ Em giúp mẹ lau nhà./… + Lười lao động: Em đã đi chơi suốt ngày./ Em đã ngủ cả ngày./ Em đã xem phim cả ngày./ Mẹ bảo mình làm nhưng mình ngồi chơi./… - GV kết luận về các biểu hiện của yêu lao - HS chú ý động, của lười lao động Lop1.net.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - HS TB, yếu trả lời; HS khá, giỏi nhận xét bổ sung  Hoạt động 3: Đóng vai (BT2 SGK/26) - 1HS đọc yêu cầu BT - GV hướng dẫn và yêu cầu HS đóng vai - HS thảo luận nhóm theo nhóm 4 (5-7 phút) - Cho HS trình bày - Các nhóm lần lượt lên đóng vai và nhận xét: Cách ứng xử trong mỗi tình huống như vậy đã phù hợp chưa? Vì sao?; Ai có cách ứng xử khác - GV nhận xét và kết luận về cách ứng xử trong mỗi tình huống 3. Củng cố - dặn dò: - Về xem lại bài và chuẩn bị BT 3, 4, 5, 6 - HS chú ý trong SGK - Nhận xét tiết học Tiết 76: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: - Thực hiện được phép chia số có hai chữ số. - Giải bài toán có lời văn - Bài tập cần làm: Bài 1(dòng 1, 2); Bài 2 * HS khá, giỏi làm được BT 4 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - SGK - Bảng nhóm HS làm BT2 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. KTBC: - GV ghi bảng: 42546 : 37, yêu cầu HS lên - HS khá, giỏi vừa làm vừa nêu cách tính làm; HS còn lại làm vào vở nháp 42546 37 - Nhận xét cho điểm 055 1151 184 046 09 2. Giới thiệu: GV nêu mục tiêu - HS chú ý 3. Luyện tập: Bài 1: - 1HS đọc - Cho HS làm bài vào vở rồi sửa bài - HS TB, yếu lên sửa; HS khá, giỏi nhận - Nhận xét cho điểm xét sửa chữa a). 4725 15 4674 82 022 315 574 57 075 00 00 b). 35136 18 18408 52 171 1952 280 354 093 208 036 00 00 Bài 2: - 1HS đọc - GV hướng dẫn và tóm tắt: Lop1.net.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 25 viên: 1m2 1050 viên: ?m2 - Cho HS làm bài vào vở và phát bảng - HS làm bài và trình abỳ Bài giải nhóm cho 1HS đại diện - Nhận xét cho điểm Số mét vuông nền nhà lát được: 1050 : 25 = 42 (m2) Đáp số: 42 m2 * Bài 4: (HS khá, giỏi); (Nếu còn thời gian) - 1HS đọc - GV hướng dẫn cho HS làm bài và nêu - HS làm bài và nêu nhận xét. - Nhận xét tuyên dương. 4. Củng cố - dặn dò: - Về xem và làm lại bài cho quen - Chuẩn bị bài sau - Nhận xét tiết học. a). 12345 564 95 285 17 b). 12345 564 285 47. 67 1714 Số dư lớn hơn số chia 67 184 Số dư là 17. - HS chú ý. TẬP ĐỌC Tiết 31: KÉO CO I. MỤC TIÊU: - Đọc trôi chảy, rành mạch; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co sôi nổi trong bài - Hiểu nội dung: Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta cần được gìn giữ, phát huy. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh SGK - Bảng nhóm viết nội dung bài - Bảng phụ viết đoạn đọc diễn cảm III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV 1. KTBC: - Kiểm tra 2HS. HOẠT ĐỘNG CỦA HS. - 2HS đọc thuộc lòng bài Tuổi Ngựa và TLCH SGK/149 2. Giới thiệu: Kéo co là một trò chơi vui - HS chú ý và quan sát tranh mà người VN ta ai cũng biết. Song luật chơi kéo co ở mỗi vùng không giống nhau. Với bài đọc Kéo co, các em biết thêm về cách chơi kéo co ở một số địa phương trên đất nước ta. Lop1.net.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 3. Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu bài: a). Luyện đọc: - GV chia bài thành 3 đoạn + Đoạn 1: 5 dòng đầu + Đoạn 2: 4 dòng tiếp + Đoạn 3: 6 dòng còn lại - Cho HS đọc nối tiếp (Lần 1) - GV kết hợp sửa lỗi cách đọc từ khó, câu khó, nghỉ hơi đúng chỗ, hướng dẫn HS hiểu nghĩa các từ được chú thích trong bài - Cho HS đọc nối tiếp (Lần 2) - Cho HS luyện đọc nhóm đôi (3-5 phút) - Cho 1, 2 HS đọc lại toàn bài - GV đọc diễn cảm bài. b). Tìm hiểu bài: - Cho HS đọc đoạn 1 + Trả lời câu hỏi 1 SGK/156. - Cho HS đọc đoạn 2 + Trả lời câu hỏi 2 SGK/156. - HS chú ý làm dấu vào SGK. - 3 HS đọc nối tiếp. - 3HS đọc nối tiếp - HS đọc theo nhóm - 1, 2HS đọc - HS chú ý - 1HS đọc + HS TB, yếu trả lời; HS khá, giỏi nhận xét bổ sung: “Kéo co phải có 2 bên, có số lượng người bằng nhau, kéo đủ 3 keo…ấy thắng” - 1HS đọc + HS TB, yếu trả lời; HS khá, giỏi nhận xét bổ sung: “Hội làng Hữu Trấp….của người xem”. - GV nhận xét tuyên dương bạn giới thiệu tự nhiên, sôi động. - Cho HS đọc đoạn còn lại - 1HS đọc + Trả lời câu hỏi 3 SGK/156 + HS TB, yếu trả lời; HS khá, giỏi nhận xét bổ sung: “Làng Tích Sơn…chuyển bại thành thắng” + Vì sao trò chơi kéo co bao giờ cũng vui? + Vì có rất đông người tham gia./ Vì không ganh đua rất sôi nổi./ Vì những tiếng hò reo khích lệ của rất nhiều người xem./… + Trả lời câu hỏi 4 SGK/156 + Đấu vật, múa võ, đá cầu, đu bay, thi thổi cơm,… c). Hướng dẫn HS đọc diễn cảm: - GV gắn bảng phụ đã chuẩn bị, hướng dẫn - HS chú ý đọc và đọc mẫu - Cho HS luyện đọc diễn cảm nhóm 2 (2-3 - HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm phút) - Cho HS thi đọc diễn cảm - HS thi đọc diễn cảm (2-3 cặp) - GV-HS nhận xét tuyên dương + HS TB, yếu đọc trôi chảy + HS khá, giỏi đọc lưu loát và diễn cảm 4. Củng cố - dặn dò: - Nội dung bài nói gì? - HS nối tiếp nêu - GV nhận xét, chốt lại và gắn bảng nhóm - 3HS đọc lại đã chuẩn bị - Về xem lại bài - HS chú ý - Chuẩn bị bài sau - Nhận xét tiết học Lop1.net.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> LỊCH SỬ Tiết 16: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG-NGUYÊN I. MỤC TIÊU: Nêu được một số sự kiện tiêu biểu về ba lần chiến thắng quân xâm lược MôngNguyên, thể hiện: + Quyết tâm chống giặc của quân dân nhà Trần: tập trung vào các sự kiện như Hội nghị Diên Hồng, Hịch tướng sĩ, việc chiến sĩ thích vào tay hai chữ “Sát Thát” và chuyện Trần Quốc Toản bóp nát quả cam. + Tài thao lược của các tướng sĩ mà tiêu biểu là Trần Hưng Đạo (thể hiện ở việc khi giặc mạnh, quân ta chủ động rút khỏi kinh thành, khi chúng suy yếu thì quân ta tiến công quyết liệt và giành được thắng lợi; hoặc quân ta dùng kế cắm cọc gỗ tiêu diệt địch trên sông Bạch Đằng). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh SGK - Phiếu học tập III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHU YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV 1. KTBC: - Kiểm tra 2HS - Nhận xét cho điểm 2. Giới thiệu: Tranh vẽ cảnh Hội nghị Diên Hồng. Hội nghị này được vua Trần Thánh Tông tổ chức để xin ý của các bô lão kih giặc Mông-Nguyên sang xâm lược nước ta. Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết thêm về hội nghị lịch sử này và đặc biệt biết thêm nhiều điều về cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên xâm lược của nhân dân ta  Hoạt động 1: Ý chí quyết tâm đánh giặc của vua tôi nhà Trần - Cho HS đọc đoạn từ Lúc đó đến “Sát Thát” + Tìm những sự việc cho thấy vua tôi nhà Trần rất quyết tâm chống giặc?. HOẠT ĐỘNG CỦAHS - HS TB, yếu nêu thuộc lòng bài học - HS khá, giỏi TLCH 1 SGK/40 - HS chú ý và quan sát hình 1 SGK/41. - 1HS đọc. + HS TB, yếu nêu; HS khá, giỏi nhận xét bổ sung: + Trần Thủ Độ khảng khái trả lời: “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo” + Điện Diên Hồng vang lên tiếng đồng thanh của các bô lão: “Đánh” + Trần Hưng Đạo, người chỉ huy tối cao của cuộc kháng chiến viết Hịch tướng sĩ kêu gọi quân dân đấu tranh có câu: “Dẫu cho…vui lòng” + Các chiến sĩ tự thích vào cánh tay mình hai chữ “Sát Thát”. - GV kết luận: Cả ba lầnxâm lược nước ta, - HS chú ý quân Mông-Nguyên đều phải đối đầu với ý chí đoàn kết, quyết tâm đánh giặc của vua tôi nhà Trần. Cuộc kháng chiến diễn ra như thế nào? Vua tôi nhà Trần đã dùng kế sách Lop1.net.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> gì để đánh giặc? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp bài.  Hoạt động 2: Kế sách đánh giặc của vua tôi nhà Trần và kết quả của cuộc kháng chiến - GV phát phiếu học tập - GV yêu cầu HS đọc SGK và hoàn thành phiếu theo nhóm 4 (5-7 phút) - Cho HS trình bày  Nội dung phiếu:  Nhà Trần đã đối phó với giặc như thế nào khi chúng mạnh và khi chúng yếu?. - 1HS đọc - HS thảo luận nhóm - Đại diện nhóm trình bày và nhận xét. + Khi giặc mạnh: Vua tôi nhà Trần chủ động rút lui để bảo toàn lực lượng. Khi giặc yếu, vua tôi nhà Trần tấn công quyết liệt buộc chúng phải rút lui khỏi bờ cõi nước ta  Việc cả ba lần vua tôi nhà Trần đều rút + Cả ba lần,….đói khát (SGK/41) khỏi Thăng Long có tác dụng như thế nào? - GV kết luận về kế sách đánh giặc của vua - HS chú ý tôi nhà Trần: Với cách giặc thông minh đó, vua tôi nhà Trần đã đạt được kết quả như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu kết quả của cuộc kháng chiến ba lần chống lại giặc Mông-Nguyên. - Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi: - HS đọc SGK và trả lời: Sau ba lần đại bại, Kháng chiến chống quân xâm lược Mông- quân Mông-Nguyên không dám sang xâm Nguyên kết thúc thắng lợi có ý nghĩa như lược nước ta nữa. thế nào đối với lịch sử dân tộc ta? - Theo em, vì sao nhân dân ta đạt được - Vì dân ta đoàn kết, quyết tâm cầm vũ khí thắng lợi vẻ vang này? và mưu trí đánh giặc.  Hoạt động 3: Tấm gương yêu nước Trần Quốc Toản - GV kể về tấm gương quyết tâm đánh giặc - HS chú ý của Trần quốc Toản: Trần Quốc Toản sinh ra và lớn lên trong khí cả nước nao nức chuẩn bị kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược nước ta lần thứ hai; Năm 1282, triều Trần tổ chức một hội nghị quân sự đặc biệt tại bến Bình Than. Tham dự hội nghị này là các quý tộc và các vị tướng lĩnh cao cấp của nhà Trần. Trần Quốc Toản tuy là tôn thất của nhà Trần, đã được phong tước Hoài Văn Hầu nhưng vì còn nhỏ tuổi vị thành niên nên không được vào dự bàn. Ông căm tức đến nỗi bóp nát quả cam đang cầm trong tay mà không biết. Tan hội về, ông tập hợp đám thiếu niên thân thuộc, sắm sửa binh khí chiến thuyền, dựng cờ thêu sáu chữ vàng “Phá cường tặc, báo hoàng ân” (Phá giặc mạnh, báo đáp ơn vua). Khi đánh nhau với giặc, Trần Quốc Toản thường xông ra phía trước, khiến giặc hễ thấy là phải tránh lui, không ai dám đối địch; Khi cuộc chiến tranh thứ hai nổ ra, Trần Quốc Toản cũng vừa đến tuổi thanh niên, dội quân hơn một ngàn người của ông đã sát cánh chiến đấu với quân đội của tiều đình và lập được nhiều công lớn; Năm Ất Dậu 1285 ông hi sinh trong chiến dịch Thăng Long – Chương Dương khi mới 18 tuổi. Phan Kế Bính trân trọng viết về ông: Giỏi thay! Trần Quốc Toản Tuổi trẻ dư can đảm Dốc bụng báo hoàng ân Cả gan bình quốc nạn Lop1.net.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Cờ bay giặc hãy hùng Giáo trơ giặc tan rã Lừng lẫy tiếng anh hùng Giỏi thay! Trần Quốc Toản 3. Củng cố - dặn dò: - Cho HS đọc bài học - Về xem lại bài và học thuộc - Chuẩn bị bài sau - Nhận xét tiết học. - 3HS đọc - HS chú ý. Ngày dạy: Thứ ba, ngày ….. tháng ….. năm 2009 CHÍNH TẢ (Nghe-viết) Tiết 16: KÉO CO I. MỤC TIÊU: - Nghe-viết đúng bài chính tả; trình bày đúng đoạn văn; không mắc quá 5 lỗi trong bài - Làm đúng BT2(a) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng nhóm viết nội dung BT2a; và các tờ giấy để HS làm III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. KTBC: - GV đọc: chong chóng, chó bông, que - 3HS lên bảng ghi; HS còn lại ghi vào vở chuyền, đánh trống, tốn tìm, cắm trại, cầu nháp trượt. - Nhận xét cho điểm 2. Giới thiệu: GV nêu mục tiêu - HS chú ý 3. Hướng dẫn HS nghe-viết: - GV đọc (lần 1) - HS chú ý - Cho HS đọc thầm lại bài và viết từ khó ra - HS đọc thầm lại bài và viết từ khó ra nháp nháp (5 phút) - Cho HS nêu từ khó GV viết từ khó vào - HS nối tiếp nêu bảng: Hữu Trấp, Quế Võ, Bắc Ninh, ganh đua, khuyến khích, Tích Sơn, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc, trai tráng, hai giáp,… - Cho HS phân tích và viết bảng con - HS phân tích và viết bảng con - GV nhắc nhở cách trình bày chính tả - HS chú ý - GV đọc chính tả (Lần 2) - HS viết chính tả vào vở - GV đọc (Lần 3) chậm rãi - HS dò lại bài - Cho đổi tập soát lỗi, GV gom chấm 1/3 - HS đổi tập soát lỗi bài - Nhận xét chung 4. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả: Bài 2a: - 1HS đọc - GV hướng dẫn, gắn bảng nhóm đã chuẩn - HS thảo luận nhóm bị và phát giấy cho HS thảo luận nhóm 4 (5 phút) - Cho HS trình bày - HS nối tiếp lên gắn giấy vào các nghĩa Lop1.net.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> - GV chốt lại: cho thích hợp + nhảy dây - 2HS đọc lại + múa rối + giao bóng (bóng bàn, bóng chuyền) 5. Củng cố - dặn dò: - Về viết từ sai đã mắc viết lại cho đúng - HS chú ý mỗi từ 2 dòng cuối bài chính tả - Chuẩn bị bài sau - Nhận xét tiết học TOÁN Tiết 77: THƯƠNG CÓ CHỮ SỐ 0 I. MỤC TIÊU: Thực hiện được phép chia cho số có hai chữ số trong trường hợp có chữ số 0 ở thương - Bài tập cần làm: Bài 1(dòng 1, 2) * HS khá, giỏi làm được Bài 2 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng nhóm cho HS làm BT2 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV 1. KTBC: - GV ghi bảng: 4935 : 44 - Nhận xét cho điểm. HOẠT ĐỘNG CỦA HS. 2. Giới thiệu: GV nêu mục tiêu  Trường hợp thương có chữ số 0 ở hàng đơn vị: - GV ghi bảng: 9450 : 353 + Đặt tính + Thực hiện phép tính theo thứ tự thế nào? + Cho HS thực hiện phép tính 9450 35 145 270 000  Trường hợp thương có chữ số 0 ở hàng chục: - GV ghi bảng: 2448 : 24 - Hướng dẫn tương tự như trên 2448 24 0048 102 00 3. Thực hành: Bài 1: - GV cho HS làm bài rồi sửa bài - Nhận xét cho điểm. - HS khá, giỏi vừa làm vừa nêu cách tính; HS còn lại làm vào nháp 4935 44 053 112 095 07 - HS chú ý. - HS TB, yếu: từ trái sang phải - 3HS lần luợt lên tính. - 3HS lần lượt lên tính. - 1HS đọc - HS làm bài rồi sửa bài + HS TB, yếu làm bài; HS khá, giỏi nhận xét sửa chữa a). 8750 35 23520 56 Lop1.net.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> 175 250 000 b). 2996 28 0196 107 00. 112 420 000 2420 12 0020 201 08. * Bài 2: (HS khá, giỏi); (Nếu còn thời gian) - 1HS đọc - GV hướng dẫn: - HS chú ý + Đổi 1 giờ 12 phút = 72 phút + 72 phút : 97200 lít + 1 phút : ? lít - Cho HS làm bài và phát bảng nhóm cho - HS làm bài và trình bày 1HS đại diện Bài giải - Nhận xét cho điểm 1 giờ 12 phút = 72 phút Trung bình mỗi phút bơm được là: 97200 : 72 = 1350 (lít) Đáp số: 1350 lít 4. Củng cố - dặn dò: - Về xem và làm lại bài nhiều lần cho quen - HS chú ý - Chuẩn bị bài sau - Nhận xét tiết học LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 31: MỞ RỘNG VỐN TỪ: ĐỒ CHƠI - TRÒ CHƠI I. MỤC TIÊU: Biết dựa vào mục đích, tác dụng để phân loại một số trò chơi quen thuộc (BT1); tìm được một vài thành ngữ, tục ngữ có nghĩa cho trước liên quan đến chủ điểm (BT2); bước đầu biết sử dụng một vài thành ngữ, tục ngữ ở BT2 trong tình huống cụ thể (BT3). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - SGK; VBT - Bảng nhóm HS làm BT1 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HCỌ CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV 1. KTBC: - Kiểm tra 2HS - Nhậ xét cho điểm. HOẠT ĐỘNG CỦA HS - HS TB, yếu đọc thuộc lòng ghi nhớ và làm lại BT 2a (NX) - HS khá, giỏi đọc thuộc lòng ghi nhớ và làm lại BT1a (LT) - HS chú ý. 2. Giới thiệu: GV nêu mục tiêu 3. Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1: - 1HS đọc - GV giải thích trò chơi ô ăn quan: 2 người - HS chú ý thay phiên nhau bốc những viên đá từ các ô nhỏ lần lượt rải lên những ô to để ăn những viên đá trên các ô to ấy; chơi đến khi hết quan thì kết thúc; ai ăn được nhiều viên đá thì thắng; Trò chơi Lò cò: dùng 1 chân vừa nhảy vừa di động 1 viên gạch, trên nhữngLop1.net ô.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> vuông vẽ trên mặt đất - GV hướng dẫn cho HS làm bài vào VBT - HS thảo luận nhóm và phát bảng nhóm cho 2 nhóm đại diện theo nhóm 2 (5 phút) - Cho HS trình bày - HS trình bày và nhận xét + Trò chơi rèn luyện sức mạnh: kéo co, vật + Trò chơi rèn luyện sức khéo léo: nhảy dây, lò cò, đá cầu + Trò chơi rèn luyện trí tuệ: ô ăn quan, cờ tướng, xếp hình. Bài 2: - 1HS đọc - GV hướng dẫn cho HS làm bài vào VBT - HS thảo luận nhóm theo nhóm 2 (5 phút) - Cho HS trình bày - HS TB, yếu trình bày nối tiếp HS khá, giỏi nhận xét và bổ sung - GV nhận xét và chốt lại: - 2HS đọc lại Thành ngữ, tục ở chọn nơi, Chơi với Chơi diều Chơi dao có ngữ chơi chọn lửa đứt dây ngày đứt tay bạn Nghĩa Làm một việc nguy hiểm X Mất trắng tay X Liều lĩnh ắt gặp tai hoạ X Phải biết chọn bạn, chọn X nơi sinh sống - Cho HS nhẩm HTL các thành ngữ tục ngữ - HS HTL và thi đọc thuộc lòng (3-5phút) - Nhận xét tuyên dương Bài 3: - 1HS đọc - GV nhắc nhở: - HS chú ý + Chú ý phát biểu thành tình huống đầy đủ + Có tình huống có thể dùng 1, 2 thành ngữ, tục ngữ để khuyên bạn - Cho HS thảo luận nhóm 4 (5-7 phút) - HS thảo luận nhóm - Cho HS trình bày - HS nối tiếp tình bày và nhận xét: - Nhận xét cho điểm a). Nếu bạn em…hẳn đi: Em sẽ nói với bạn: “Ở chọn nơi, chơi chọn bạn” b). Nếu bạn em…gan dạ: “Chơi dao có ngày đứt tay đấy. Xuống đi thôi” 4. Củng cố - dặn dò: - Về xem và học thuộc bài - HS chú ý - Chuẩn bị bài sau - Nhận xét tiết học KHOA HỌC Tiết 31: KHÔNG KHÍ CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ? I. MỤC TIÊU:. Lop1.net.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> - Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của không khí: trong suốt, không màu, không mùi, không có hình dạng nhất định; không khí có thể bị nén lại và giãn ra. - Nêu được ví dụ về ứng dụng trong một số tính chất của không khí trong đời sống: bơm xe,… * GD BVMT: Biết không khí có ích lợi cho đời sống, chúng ta cần phải bảo vệ bầu không khí trong sạch (Liên hệ) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh SGK/64-65 - Chuẩn bị theo nhóm: 8-10 quả bóng với hình dạng khác nhau; dây thun để buộc bóng; Bơm tiêm III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐÔNG CỦA GV 1. KTBC: - Kiểm tra 2HS - Nhận xét cho điểm. HOẠT ĐỘNG CỦA HS - HS TB, yếu đọc thuộc lòng mục bạn cần biết SGK/63 - HS khá, giỏi đọc thuộc lòng mục bạn cần biết và nêu một số ví dụ chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta và có trong những chỗ rỗng - HS chú ý. 2. Giới thiệu: GV nêu mục tiêu  Hoạt động 1: Phát hiện màu, mùi, vị của không khí - GV nêu câu hỏi: - HS TB, yếu trả lời; HS khá, giỏi nhận xét bổ sung + Em có nhìn thấy không khí không? Tại + Mắt ta không nhìn thấy không khí vì sao? không khí trong suốt và không màu. + Dùng mũi ngửi, dùng lưỡi nếm, em nhận + Không khí không mùi, không vị thấy không khí có mùi gì? Có vị gì? + Đôi khi ta ngửi thấy một mùi thơm hay + Khi ta ngửi thấy một mùi thơm hay một một mùi khó chịu, đó có phải là mùi của mùi khó chịu, đấy không phải là mùi của không khí không? Cho ví dụ? không khí mà là mùi của những chất khác có trong không khí. Ví dụ: mùi nước hoa, mùi của rác thải,… - GV kết luận: Không khí trong suốt, không - HS chú ý màu, không mùi, không vị.  Hoạt động 2: Chơi thổi bóng phát hiện hình dạng của không khí - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 - HS chú ý và lấy bóng ra thi thổi và buộc - GV phổ biến luật chơi: các nhóm cùng có lại số bóng như nhau, cùng bắt đầu thổi vào một thời điểm. Nhóm nào thổi bóng xong trước, bóng đủ căng và không bị bể là thắng cuộc. - GV tuyên dương nhóm thắng cuộc - GV lần lượt đưa ra các câu hỏi: - HS TB, yếu trả lời; HS khá, giỏi nhận xét bổ sung + Cái gì chứa trong quả bóng và làm chúng + Không khí có trong quả bóng và có hình có hình dạng như vậy? dạng như quả bóng + Qua đó rút ra, không khí có hình dạng + Không khí không có hình dạng nhất định Lop1.net.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> nhất định không? + Nêu một số ví dụ khác chứng tỏ không khí không có hình dạng nhất định? - GV kết luận: Không khí không có hình dạng nhất định mà có hình dạng của toàn bộ khỏng trống bên trong vật chứa nó  Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất bị nén và giãn ra của không khí - GV giao việc: quan sát hình vẽ và mô tả hiện tượng xảy ra ở hình 2b, 2c và sử dụng các từ nén lại và giãn ra để nói tính chất chủa không khí qua thí nghiệm này; yêu cầu HS đọc mục quan sát trang 65 và thảo luận nhóm đôi (3-5 phút) - Cho HS trình bày + Tác động lên chiếc bơm như thế nào để chứng tỏ: Không khí có thể nén lại và giãn ra?. + HS nêu ví dụ như hình 1 SGK/64 - HS chú ý. - HS chú ý và thảo luận nhóm. - HS nối tiếp trình bày và nhận xét + Hình 2b: Dùng tay ấn thân bơm vào sâu trong vỏ bơm tiêm + Hình 2c: Thả tay ra, thân bơm sẽ về vị trí ban đầu + Không khí có thể bị nén lại (hình 2b) hoặc giãn ra (hình 2c) - GV lấy bơm tiêm vừa thao tác vừa giải - HS quan sát và chú ý thích + Nêu một số ví dụ về việc ứng dụng một + Làm bơm tiêm, bơm quả bóng, bơm xe số tính chất của không khí trong đời sống? đạp,… - Cho HS đọc mục bạn cần biết - 3HS đọc 3. Củng cố - dặn dò: * LH: Biết không khí có ích lợi cho đời - HS chú ý sống, chúng ta cần phải bảo vệ bầu không khí trong sạch - Về xem lại bài và học thuộc - Chuẩn bị bài sau - Nhận xét tiết học Ngày dạy: Thứ tư, ngày ….. tháng ….. năm 2009 TẬP ĐỌC Tiết 32: TRONG QUÁN ĂN “BA CÁ BỐNG” I. MỤC TIÊU: - Đọc trôi chảy, rành mạch; biết đọc đúng các tên riêng nước ngoài (Bu-ra-ti-nô, Toóc-ti-la, Ba-ra-ba, Đu-rê-ma, A-li-xa, A-di-li-ô); bước đầu đọc phân biệt rõ lời người dẫn chuyện với lời nhân vật. - Hiểu nội dung: Chú bé người gỗ (Bu-ra-ti-nô) thông minh đã biết dùng mưu để chiến thắng kẻ ác đang tìm cách hại mình. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh SGK/159 - Bảng nhóm ghi nội dung bài tập đọc - Bảng phụ ghi nội dung đoạn đọc diễn cảm III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV. Lop1.net. HOẠT ĐỘNG CỦA HS.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> 1. KTBC: - Kiểm tra 2HS - Nhận xét cho điểm 2. Giới thiệu: Đây là truyện rất nổi tiếng kể về một chú bé bằng gỗ, có chiếc mũi rất nhọn và dài mà trẻ em thế giới yêu thích. Hôm nay, các em sẽ học một trích đoạn vui của truyện đó để thấy phần nào tính cách thông minh của chú bé bằng gỗ Bu-ra-ti-nô 3. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: a). Luyện đọc: - GV chia bài thành 3 đoạn: + Đoạn 1: 12 dòng dầu + Đoạn 2: 11 dòng kế + Đoạn 3: phần còn lại - GV ghi bảng các tên riêng lên bảng và hướng dẫn đọc: Bu-ra-ti-nô, Toóc-ti-la, Bara-ba, Đu-rê-ma, A-li-xa, A-di-li-ô - Cho HS đọc nối tiếp (Lần 1) - GV kết hợp sửa lỗi cách đọc từ khó, câu khó, nghỉ hơi đúng chỗ, hướng dẫn HS hiểu nghĩa các từ được chú thích trong bài - Cho HS đọc nối tiếp (Lần 2) - Cho HS luyện đọc nhóm đôi (3-5 phút) - Cho 1, 2 HS đọc lại toàn bài - GV đọc diễn cảm bài. b). Tìm hiểu bài: - Cho HS đọc phần giới thiệu truyện + Trả lời câu hỏi 1 SGK/160 - Cho HS đọc đoạn 1 và đoạn 2 + Trả lời câu hỏi 2 SGK/160. - 2HS đọc nối tiếp bài Kéo co và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc - HS chú ý và quan sát tranh SGK. - HS chú ý và làm dấu SGK. - HS đọc đồng thanh (2-3 lượt) - 1HS đọc chữ in nghiệng, 3HS đọc nối tiếp. - 1HS đọc chữ in nghiệng, 3HS đọc nối tiếp - HS đọc theo nhóm - 1, 2HS đọc - HS chú ý. - 1HS đọc + Bu-ra-ti-nô cần biết kho báu ở đâu - 1HS đọc + Chú chui vào một cái bình bằng đất trên bàn ăn, ngồi im, đợi Ba-ra-ba uống rượu say, từ trong bình hét lên: Kho báu ở đâu, nói ngay, khiến hai tên độc ác sợ xanh mặt tưởng là lời ma quỷ nên đã nói ra bí mật. - Cho HS đọc đoạn còn lại - 1HS đọc + Trả lời câu hỏi 3 SGK/160 + Cáo A-li-xa và mèo A-di-li-ô biết chú bé gỗ đang ở trong bình đất, đã báo với Ba-raba để kiếm tiền. Ba-ra-ba ném bình xuống sàn vỡ tan. Bu-ra-ti-nô bò lổm ngổm giữa những mảnh bình. Thừa dịp bọn ác đang há hốc mồm ngạc nhiên, chú lao ra ngoài. - GV yêu cầu HS đọc lướt truyện (2-3 phút) - HS đọc lướt và trả lời: Em thích chi tiết và trả lời câu hỏi 4 SGK/160 Bu-ra-ti-nô chiu vào chiếc bình bằng đất, ngồi im thin thít./ Em thích hình ảnh lão già độc ác Ba-ra-ba sau khi uống rượ say, ngồi hơ bộ râu dài./ Em thích chi tiết Ba-ra-ba và Đu-rê-ma giật mình nhìn nhau, sợ tái xanh mặt khi nghe tiếng hét không biết từ đâu./….. c). Hướng dẫn đọc diễn cảm: Lop1.net.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> - GV gắn bảng phụ đã chuẩn bị, hướng dẫn đọc và đọc mẫu - Cho HS luyện đọc diễn cảm nhóm 2 (2-3 phút) - Cho HS thi đọc diễn cảm - GV-HS nhận xét tuyên dương. - HS chú ý - HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm - HS thi đọc diễn cảm (2-3 cặp) + HS TB, yếu đọc trôi chảy + HS khá, giỏi đọc lưu loát và diễn cảm. 4. Củng cố - dặn dò: - Nội dung bài nói gì? - HS nêu nối tiếp - GV nhận xét chốt lại và gắn bảng nhóm - 3HS đọc đã chuẩn bị - Về đọc lại bài nhiều lần và tự TLCH - HS chú ý - Chuẩn bị bài sau - Nhận xét tiết học KỂ CHUYỆN Tiết 16: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA I. MỤC TIÊU: - Chọn được câu chuyện (được chứng kiến hoặc tham gia) liên quan đến đồ chơi của mình hoặc của bạn - Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện để kể lại rõ ý. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV 1. KTBC: - Kiểm tra 1HS - Nhận xét cho điểm. HOẠT ĐỘNG CỦA HS. - HS khá, giỏi kể lại câu chuyện đã được đọc hay được nghe có nhân vật là những đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em 2. Giới thiệu: Tiết kể chuyện hôm nay, các - HS chú ý em sẽ kể những câu chuyện về đồ chơi của chính các em hoặc của bạn bè xung quanh. Chúng ta sẽ biết trong tiết học hôm nay, bạn nào có câu chuyện về đồ chơi hay nhất 3. Hướng dẫn HS phân tích đề bài: - GV ghi đề bài lên bảng - 1HS đọc - GV gạch chân những từ ngữ quan trọng - HS chú ý để giúp các em xác định đúng yêu cầu đề bài - Nhắc HS: Câu chuyện của mỗi em phải là - HS chú ý chuyện có thực (liên quan đến đồ chơi của em hoặc của bạn bè), nhân vật trong câu chuyện là em hoặc bạn bè. Lời kể giản dị tự nhiên 4. Gợi ý kể chuyện: - Cho HS đọc gợi ý - 3HS đọc nối tiếp - GV nhắc HS chú ý: + SGK nêu 3 hướng xây dựng cốt truyện. Lop1.net.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Em có thể kể thep 1 trong 3 hướng đó. + Khi kể, nên dùng từ xưng hô-tôi (kể chuyện cho bạn ngồi kế bên, kể cho cả lớp) - GV yêu cầu HS nêu câu chuyện mình - HS nối tiếp nêu: Tôi muốn kể câu chuyện định kể vì sao tôi có con búp bê biết bò, biết hát./ Tôi muốn kể câu chuyện vì sao trong tất cả các thứ đồ chơi của tôi, tôi thích nhất con gấu nhồi bông./ … 5. Thực hành kể chuyện, trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện: - Cho HS kể chuyện theo nhóm hai (5-7 - HS kể theo nhóm phút) - GV đến từng nhóm hướng dẫn và gợi ý thêm - Cho HS thi kể chuyện trước lớp - HS nối tiếp thi kể trước lớp và nói về nội dung, ý nghĩa câu chuyện (3-4 em) - GV-HS bình chọn bạn kể hay và hấp dẫn 6. Củng cố - dặn dò: - Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe - HS chú ý và viết lại câu chuyện vào VBT - Chuẩn bị bài sau - Nhận xét tiết học TOÁN Tiết 78: CHIA CHO SỐ CÓ BA CHỮ SỐ I. MỤC TIÊU: Biết thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có ba chữ số (chia hết, chia có dư) - Bài tập cần làm: Bài 1(a); Bài 2(b) * HS khá, giỏi làm được bài 3 (Nếu còn thời gian) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng nhóm làm bài 2a III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. KTBC: - GV ghi bảng: 2420 : 12, cho 1HS lên - HS khá, giỏi vừa làm vừa nêu cách tính bảng làm; HS còn lại làm bài vào nháp 2420 12 - Nhận xét cho điểm 0020 201 08 2. Giới thiệu: GV nêu mục tiêu - HS chú ý  Trường hợp chia hết: - GV ghi bảng: 1944 : 162 - Đặt tính - Thực hiện phép tính như thế nào? - HS TB, yếu: Tính từ trái sang phải - Cho HS thực hiện phép tính - 2HS lần lượt thực hiện phép tính 1944 162 0324 12 000 Lop1.net.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> - Phép tính như thế nào?  Trường hợp chia có dư: - GV ghi bảng: 8469 : 241 - Hướng dẫn tương tự như trên 8469 241 1239 35 034 - Phép tính như thế nào? - Số dư như thế nào với số chia? 3. Thực hành: Bài 1a: - Cho HS làm bài vào ở rồi sửa bài - Nhận xét cho điểm. - Phép tính không dư - 2HS lần lượt thực hiện phép tính. - Phép tính có dư - Số dư bé hơn số chia (34 < 241). - 1HS đọc - HS TB, yếu vừa làm vừa nêu cách tính; HS khá, giỏi nhận xét sửa chữa a). 2120 424 1935 354 000 5 165 5 Bài 2 b: - 1HS đọc - GV hướng dẫn cho HS làm bài vào vở và - HS làm bài và trình bày b). 8700 : 25 : 4 = 348 : 4 phát bảng nhóm cho 1HS đại diện - Nhận xét cho điểm = 87 * Bài 3: (HS khá, giỏi); (Nếu còn thời gian) - 1HS đọc - GV hướng dẫn các cách giải: + Tìm số ngày cửa hàng thứ nhất bán hết số vải. + Tìm số ngày cửa hàng thứ hai bán hết số vải + So sánh hai số đó - Cho HS làm bài và sửa bài - HS TB, yếu xem lại bài 1a, bài 2b; HS - Nhận xét cho điểm khá, giỏi làm bài rồi sửa Bài giải Số ngày cửa hàng thứ nhất bán hết 7128 m vải: 7128 : 264 = 27 (ngày) Số ngày cửa hàng thứ hai bán hết 7128 m vải: 7128 : 297 = 24 (ngày) Số ngày cửa hàng thứ hai hết sớm hơn là: 27 – 24 = 3 (nhày) Đáp số: 3 ngày 4. Củng cố - dặn dò: - Về xem và làm lại nhiều lần cho quen - HS chú ý - Chuẩn bị bài sau - Nhận xét tiết học. ĐỊA LÍ Tiết 16: THỦ ĐÔ HÀ NỘI I. MỤC TIÊU: - Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hà Nội: + Thành phố lớn ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ + Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học và kinh tế lớn của đất nước. Lop1.net.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> - Chỉ được thủ đô Hà Nội trên bản đồ (lược đồ) * HS khá, giỏi: Dựa vào các hình 3, 4 trong SGK so sánh những đặc điểm khác nhau giữa khu phố cổ và khu phố mới (về nhà cửa, đường phố,…) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Lược đồ thành phố Hà Nội phóng to - Tranh SGK/110-111 - Phiếu học tập (HĐ3) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV 1. KTBC: - Kiểm tra 2HS - Nhận xét cho điểm. HOẠT ĐỘNG CỦA HS + HS TB, yếu đọc thuộc lòng bài học SGK/108 + HS khá, giỏi đọc thuộc lòng bài học SGK/108 và mô tả về chợ phiên. 2. Giới thiệu: Mỗi quốc gia đều có một thủ đô; Thủ đô nước ta có tên là gì? Và thủ đô nước ta có đặc điểm gì? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.  Hà Nội – thành phố lớn ở trung tâm ĐBBB:  Hoạt động 1: Làm việc cả lớp - HS chú ý và quan sát - GV gắn lược đồ đã chuẩn bị và nói: Hà Nội là thành phố nhất của miền Bắc + 1HS khá, giỏi lên chỉ; 1HS TB, yếu lên + Yêu cầu HS lên chỉ vị trí thủ đô Hà Nội chỉ lại + 1HS khá, giỏi; 1HS TB, yếu vừa chỉ vừa nêu Hà Nội giáp với các tỉnh: Thái Nguyên, + Cho biết Hà Nội giáp những tình nào? Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Tây, Vĩnh Phúc + Hà Nội là thành phố lớn nằm trung tâm + Hà Nội là thành phố lớn nằm ở đâu của của ĐBBB + Đường sắt, đường ô tô, đường hàng ĐBBB? + Cho biết từ Hà Nội có thể đi tới các tỉnh không khác bằng các loại đường giao thông nào?  Thành phố cổ đang ngày càng phát triển:  Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm - Yêu cầu HS đọc kênh chữ và quan sát - HS thảo luận nhóm hình SGK/110 và trả lời câu hỏi theo nhóm 2 (5 phút) - Cho HS trình bày - HS nối tiếp trình bày và nhận xét + Hà Nội được chọn làm kinh đô nước ta + HS khá, giỏi: năm 1010 vào năm nào? + Khi đó, kinh đô được đặt tên là gì? + Thăng Long + Tới nay Hà Nội được bao nhiêu tuổi? + Tới nay Hà Nội được 1000 tuổi * (HS khá, giỏi) Dựa vào hình 3, hình 4 * HS khá, giỏi: Hình 3: Nhà thấp, mái trong SGK/110 so sánh những đặc điểm ngói, kiến trúc cổ kính; đường phố nhỏ, khác nhau giữa khu phố cổ và khu phố mới hẹp,…; Hình 4: Nhà cao tầng, kiến trúc (về nhà cửa, đường phố,…) hiện đại; Đường to, rộng, nhiều xe cộ đi lại  Hà Nội – trung tâm chính trị, văn hoá, Lop1.net.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> khoa học và nền kinh tế lớn cả nước:  Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm - GV phát phiếu học tập - GV yêu cầu HS đọc kênh chữ và quan sát hình SGK/111 hoàn thành phiếu học tập theo nhóm 4 (5-7 phút) - Cho HS trình bày  Nội dung phiếu: Nêu những dẫn chứng cho thấy Hà Nội là:  Trung tâm chính trị?. - 1HS đọc phiếu - HS thảo luận nhóm - HS trình bày và nhận xét. + Hà Nội là thủ đô của nước ta. Đây là nơi làm việc của các cơ quan lãnh đạo cao nhất cả nước  Trung tâm kinh tế lớn? + Hà Nội còn có các nhà máy làm ra nhiều sản phẩm phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Nhiều trung tâm thương mại, giao dịch trong và ngoài nước đặt tại Hà Nội, như các chợ lớn, siêu thị, hệ thống ngân hang, bưu điện,…  Trung tâm văn hoá, khoa học? + Quốc Tử Giám ở Hà Nội là trường đại học đầu tiên của nước ta. Ngày nay, Hà Nội là nơi tập trung nhiều viện nghiên cứu, trường đại học, bào tàng thư viện hàng đầu của cả nước - GV kết luận: Hà Nội là thủ đô của cả - HS chú ý nước, với nhiều cảnh đẹp, là trung tâm, chính trị, văn hoá, khoa học, kinh tế của cả nước. Năm 2000, Hà Nội đã được cả thế giới biết đến là thành phố vì hoà bình. Chúng ta tự hào về điều đó - Cho HS đọc bài học - 3HS đọc 3. Củng cố - dặn dò: - Về xem lại bài và học thuộc - HS chú ý - Chuẩn bị bài sau - Nhận xét tiết học. KĨ THUẬT Tiết 15: CẮT, KHÂU, THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN (Tiết 2) I. MỤC TIÊU: Sử dụng được một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản. Có thể chỉ vận dụng hai trong ba kĩ năng cắt, khâu, thêu đã học. * Ghi chú: không bắt buộc HS nam thêu * HS khéo tay: Vận dụng được kiến thức, kĩ năng cắt, khâu, thêu để làm được đồ dùng đơn giản, phù hợp với HS II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Mẫu thêu móc xích hình quả cam - Bộ đồ dùng kĩ thuật III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV 1. Ổn định: Cho HS hát. HOẠT ĐỘNG CỦA HS hát đồng thanh. - HS Lop1.net.

<span class='text_page_counter'>(19)</span>  Hoạt động 3: HS thực hành thêu móc xích - Cho HS nêu lại phần ghi nhớ - 2HS nêu - Cho HS nêu cách thực hiện thêu móc xích - Có 3bước: hình quả cam + Bước 1: Vẽ mẫu thêu + Bước 2: Căng vải lên khung thêu + Bước 3: Thêu móc xích hình quả cam - GV nhắc lại và hướng dẫn một số điểm - HS chú ý cần chú ý: + Có thể dùng bút chì chấm các điểm cách đều nhau trên hình quả, cuống lá, để thêu cho đều. + Thêu phần quả theo chiều từ phải sang trái và nhẹ nhàng xoay khung theo đường cong. + Thêu xong mỗi phần của quả cam, cần xuống kim ở ngoài mũi thêu và kết thúc đường thêu. + Khi thêu phần cuống, phần lá nên xoay khung để các hình thêu nằm ngang và thêu theo chiều từ phải sang trái. + Có thể thêu bằng chỉ một hoặc chỉ đôi. - Cho HS thực hành thêu móc xích hình - HS lấy dụng cụ và thực hành quả cam - GV đến từng bàn hướng dẫn thêm cho HS còn lúng túng 2. Cuối tiết: - GV yêu cầu HS giữ sản phẩm còn dở - HS chú ý và cất sản phẩm dang để tiết sau tiếp tục thực hành - Nhận xét tiết học Ngày dạy: Thứ năm, ngày ….. tháng ….. năm 2009 TẬP LÀM VĂN Tiết 31: LUYỆN TẬP GIỚI THIỆU ĐỊA PHƯƠNG I. MỤC TIÊU: Dựa vào bài đọc Kéo co, thuật lại được các trò chơi đã giới thiệu trong bài; biết giới thiệu một trò chơi (hoặc lễ hội) ở quê hương để mọi người hình dung được diễn biến và hoạt động nổi bật. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh SGK/160 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV 1. KTBC: - Kiểm tra 2HS - Nhận xét cho điểm. HOẠT ĐỘNG CỦA HS. + HS TB, yếu nêu bài học SGK/154 + HS khá giỏi nêu bài học và đọc lại dàn ý tả một đồ chơi em thích BT (LT) 2. Giới thiệu: Các em đã luyện tập trao đổi - HS chú ý ý kiến với người thân về nguyện vọng học thêm một môn năng khiếu, về một đề tài Lop1.net.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> gắn liền với chủ điểm Có chí thì nên. Trong tiết TLV hôm nay, các em sẽ luyện tập giới thiệu một trò chơi hoặc lễ hội ở quê em. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1: - Yêu cầu HS đọc lướt bài Kéo co (1-2 phút) và trả lời câu hỏi + Bài Kéo co giới thiệu trò chơi của những địa phương nào?. - 1HS đọc - HS đọc. + Bài văn giới thiệu trò chơi kéo co của làng Hữu Trấp, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh và làng Tích Sơn, thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. - Cho HS thuật lại các trò chơi; GV nhắc: - HS chú ý và nối tiếp giới thiệu (2-3 lượt) Các em cần giới thiệu 2 tập quán kéo co rất + 1HS khá, giỏi giới thiệu trước; HS TB, khác nhau ở 2 vùng, giới thiệu tự nhiên, sôi yếu giới thiệu sau động, hấp dẫn cố gắng diễn đạt bằng lời của mình - Nhận xét tuyên dương Bài 2: a). Xác định yêu cầu của đề bài: + Nói tên những trò chơi, lễ hội được vẽ - 1HS đọc trong tranh? + HS nối tiếp nêu:  Trò chơi: thả chim bồ câu, đu bay, ném còn  Lễ hội: hội bơi trải, hội cồng chiêng, hội - Yêu cầu HS tự so sánh ở địa phương hát quan họ mình có những trò chơi, lễ hội gì? - HS nối tiếp nêu - GV nhắc HS: + Đề bài yêu cầu các em giới thiệu 1 trò - HS chú ý chơi hoặc 1 lễ hội ở vùng quê hương em. Nếu em đang sống xa quê, biết ít về quê hương, em có thể kể về một trò chơi hoặc lễ hội nơi em đang sinh sống, hoặc một trò chơi, lễ hội em đã thấy, đã dự ở đâu đó và để lại cho em nhiều ấn tượng + Mở đầu giới thiệu, cần nói rõ: quê em ở đâu, có trò chơi hoặc lễ hội gì thú vị em muốn giới thiệu cho các bạn biết - Cho HS nêu trò chơi, lễ hội ở nơi mình đang sinh sống - HS nối tiếp nêu: đua bò, bắt vịt dưới sông, - Cho HS giới thiệu trò chơi, lễ hội theo cúng đình,…. nhóm 2 (5 phút) - HS thảo luận nhóm - Cho HS thi giới thiệu về trò chơi, lễ hội - HS nối tiếp thi giới thiệu về trò chơi, lễ trước lớp - GV-HS bình chọn bạn giới thiệu hay và hội nơi mình đang sinh sống hấp dẫn 4. Củng cố - dặn dò: - Về giới thiệu trò chơi, lễ hội cho người thân nghe. - HS chú ý - Chuẩn bị bài sau - Nhận xét tiết học Lop1.net.

<span class='text_page_counter'>(21)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×