Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

NHẬN XÉT KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT TỤ MÁU DƯỚI MÀNG CỨNG MẠN TÍNH TẠI BỆNH VIỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (777.28 KB, 52 trang )

SỞ Y TẾ NGHỆ AN
BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ VINH

VŨ DUY HÙNG

NHẬN XÉT KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT TỤ MÁU
DƯỚI MÀNG CỨNG MẠN TÍNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
THÀNH PHỐ VINH GIAI ĐOẠN 2018- 2020

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

TP Vinh, năm 2020


SỞ Y TẾ NGHỆ AN
BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ VINH

NHẬN XÉT KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT TỤ
MÁU DƯỚI MÀNG CỨNG MẠN TÍNH TẠI BỆNH VIỆN
ĐA KHOA THÀNH PHỐ VINH GIAI ĐOẠN 2018 - 2020

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

Chủ nhiệm đề tài: Vũ Duy Hùng
Cộng sự :

Trần Văn Tú
Trần Thành Nhân

TP Vinh, năm 2020



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CTSN: Chấn thương sọ não
VTSN: Vết thương sọ não.
TNGT: tai nạn giao thông.
BN: bệnh nhân.
CLVT: Cắt lớp vi tính.
TMDMC: Tụ máu dưới màng cứng


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Phân bố ca bệnh theo giới ……………………………………
33
Bảng 3.2. Phân bố ca bệnh theo nhóm tuổi ……………………………..
33
Bảng 3.3. Tri giác của bệnh nhân nhập viện ……………………………..
34
Bảng 3.4. Điểm Glasgow bệnh nhân khi nhập viện ……………………..
34
Bảng 3.5. Triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân khi nhập viện ………….
34
Bảng 3.6. Tiền sử chấn thương đầu của bệnh nhân ………………………
35
Bảng 3.7. Các bệnh lý mạn tính kèm theo ……………………………….
36
Bảng 3.8. Các hình ảnh trên phim CLVT ………………………………..
36
Bảng 3.9. Điểm Glasgow bệnh nhân sau mổ ……………………………
37

Bảng 3.10: Thời gian rút ống dẫn lưu …………………………………..
37
Bảng 3.8. Kết quả khi bệnh nhân ra viện …………………………………
38

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Chức năng và thành phần của não …………………………….
Hình 1.2. 12 đơi dây thần kinh sọ não …………………………………..
Hình 1.3. Các dạng tổn thương CTSN …………………………………..

Trang
6
9
13


MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………..
1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN…………………………………………… 3
1. Giải phẫu học não bộ………………………………………………
3
2. Bệnh học chấn thương sọ não……………………………………… 12
3. Kết quả từ một số nghiên cứu liên quan…………………………… 22
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
31
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ ………………………………………………. 33
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ……………………..
33

3.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ……………………………….. 33
3.3. Kết quả điều trị…………………………………………………….. 36


CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN…………………………………………….
4.1. Đặc điểm chung ………………………………………………….
4.2. Bàn luận về triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng…………………..
4.3. Bàn về kết qủa điều trị……………………………………………..
KẾT LUẬN…………………………………………………………….
KHUYẾN NGHỊ………………………………………………………
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………
PHỤ LỤC ……………………………………………………………….

39
39
39
39
41
42
43
45


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chấn thương sọ não (CTSN) là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp, là một
nguy cơ đe doạ đến sinh mạng người bệnh. Bệnh viện Chợ Rẫy mỗi năm nhận vào
khoa cấp cứu khoảng 22.000 trường hợp chấn thương sọ não. Ở Britain mỗi năm cứ
100.000 dân có 300 trường hợp phải nhập viện do chấn thương sọ não, trong số này
có 9 trường hợp tử vong. Một con số tử vong gần như là tất yếu, một số khác đơi

khi có thể phịng ngừa được. Việt Nam được Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) coi
như là một quốc gia đứng đầu thế giới về tai nạn. Các dạng tổn thương chính trong
CTSN như máu tụ ngồi màng cứng, máu tụ dưới màng cứng, máu tụ trong não,
máu tụ hố sau, dập não, vỡ nền sọ, lún sọ, vết thương sọ não, chấn động não…
Máu tụ dưới màng cứng (DMC) là khối máu tụ hình thành giữa màng cứng
và vỏ não. Máu tụ dưới màng cứng mạn tính là máu tụ có thời gian hình hình >3
tuần. Có chỉ định mổ khi có các dấu hiệu sau: 1.Chẩn đốn xác định máu tụ DMC
mạn tính; 2.Khi có triệu chứng lâm sàng: đau đầu, nôn, liệt nửa người…; 3.Trên
phim: Máu tụ có hiệu ứng đè đẩy. 4. Trường hợp máu tụ DMC mạn tính có suy
giảm tri giác nhanh, hơn mê thì chỉ định mổ cấp cứu nhanh như máu tụ cấp tính.
Việc phát hiện và sớm đưa bệnh nhân bị chấn thương sọ não trong đó có thể
tụ máu dưới màng cứng vào các cơ sở y tế để được chấn đốn, điều trị kịp thời góp
phần làm giảm hậu quả nặng nề do CTSN mang lại.
Hiện nay các bệnh viện hạng 1 tuyến tỉnh và tại một số ít bệnh viện hạng 2
tuyến huyện đều có các chuyên khoa ngoại thần kinh với các kĩ thuật ngày càng
hiện đại đã tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân CTSN với tỷ lệ thành công cao,
giảm tỷ lệ tử vong và nâng cao khả năng phục hồi.
Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh là một bệnh viện hạng 2 tuyến huyện nằm trên
địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, bệnh viện đã triển khai các kĩ thuật phẫu
thuật sọ não cho các bệnh nhân bị CTSN từ đầu năm 2018 đến nay, với mong muốn
có được sự đánh giá ban đầu về kết quả phẫu thuật cho bệnh chấn thương sọ não,


2
đặc biệt là thể tụ máu dưới màng cứng mạn tính sau gần 3 năm triển khai các kĩ
thuật phẫu thuật sọ não, chính vì vậy chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nhận
xét kết quả điều trị phẫu thuật tụ máu dưới màng cứng mạn tính tại Bệnh viện
Đa khoa thành phố Vinh giai đoạn 2018- 2020” với các mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh nhân tụ máu dưới màng cứng
mạn tính tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh;

2. Nhận xét kết quả điều trị phẫu thuật tụ máu dưới màng cứng mạn tính tại Bệnh
viện Đa khoa thành phố Vinh từ 01/2018 đến 09/2020.


3
Chương 1
TỔNG QUAN
1. Giải phẫu học não bộ
1.1 Tổng quát
Não bộ giữ nhiều chức năng quan trọng. Nó diễn giải ý nghĩa của những điều
diễn ra xung quanh chúng ta. Thơng qua năm giác quan: thị giác, khướu giác, thính
giác, vị giác và xúc giác. Não bộ thu nhận nhiều tín hiệu cùng một lúc.
Não bộ điều khiển suy nghĩ, trí nhớ, lời nói, vận động của tay chân và chức năng
của nhiều cơ quan trong cơ thể. Nó cũng xác định cách con người phản ứng lại
trong những tình huống căng thẳng (ví dụ: làm bài thi, mất việc làm, sinh con, bệnh
tật, …) bằng cách điều hòa nhịp tim và nhịp thở. Não bộ là một cấu trúc có tổ chức,
được chia thành nhiều thành phần có những chức năng riêng biệt và quan trọng.
Trọng lượng của não người thay đổi từ khi mới sinh cho đến khi trưởng thành. Lúc
mới sinh, não của 1 đứa trẻ trung bình nặng khoảng 450 gram và phát triển đến
khoảng 910 gram trong thời thơ ấu. Não của một người phụ nữ trưởng thành nặng
trung bình khoảng 1220 gram, trong khi đó ở người đàn ơng trưởng thành nặng
khoảng 1360 gram.
1.2. Hệ thần kinh
Hệ thần kinh thường được chia thành hệ thần kinh trung ương và hệ thần
kinh ngoại biên. Hệ thần kinh trung ương bao gồm não, các dây thần kinh sọ và
tủy gai. Hệ thần kinh ngoại biên gồm các dây thần kinh gai sống bắt nguồn từ tủy
gai và hệ thần kinh tự chủ (gồm hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm).
Cấu trúc tế bào não
Bộ não được tạo thành từ hai loại tế bào: các neuron và các tế bào đệm (còn
được gọi là thần kinh đệm). Các neuron thần kinh chịu trách nhiệm gửi và nhận các

tín hiệu hay xung thần kinh. Các tế bào thần kinh đệm là những tế bào thần kinh
không neuron, làm nhiệm vụ nâng đỡ và nuôi dưỡng. Chúng duy trì cân bằng nội


4
mơi, hình thành myelin và tạo điều kiện cho tín hiệu được truyền đi trong hệ thần
kinh. Trong não người, các tế bào thần kinh đệm nhiều hơn neuron thần kinh
khoảng 50 lần. Trong các khối u não nguyên phát, tế bào thần kinh đệm là loại tế
bào được tìm thấy nhiều nhất.
Khi một người được chẩn đoán u não, họ có thể được sinh thiết để lấy mơ từ
khối u đem xác định giải phẫu bệnh. Nhà giải phẫu bệnh học sẽ xác định các loại tế
bào hiện diện trong mẫu mô này và các khối u não được đặt tên dựa trên kết quả
này. Loại tế bào và loại u não có liên quan chặt chẽ đến điều trị và tiên lượng bệnh
nhân.
1.3. Màng não
Bộ não được bao bọc trong một lớp vỏ ngoài là xương bản sọ. Xương bản sọ
bảo vệ não khỏi bị tổn thương. Xương bản sọ kết hợp với các xương bảo vệ mặt tạo
thành hộp sọ. Giữa hộp sọ và bộ não là các màng não. Chúng gồm ba lớp mô che
phủ và bảo vệ não bộ, tủy gai. Từ ngoài vào trong lần lượt là: màng cứng, màng
nhện và màng nuôi.
Trong não, màng cứng gồm hai lớp màng màu trắng, không đàn hồi. Lớp
ngoài cùng được gọi là màng xương. Lớp bên trong gọi là màng cứng, phủ bên
trong toàn bộ hộp sọ và tạo nếp gấp nhỏ hoặc các ngăn bảo vệ các thành phần của
bộ não. Hai nếp gấp đặc biệt của màng cứng trong não được gọi là liềm đại não và
lều tiểu não. Liềm đại não phân cách bán cầu não bên phải với bên trái. Lều tiểu
não phân cách nhu mô não tầng trên lều với dưới lều.
Lớp màng não thứ hai là màng nhện. Màng này mỏng và mềm, bao phủ tồn
bộ não. Có một khoang giữa màng cứng và màng nhện được gọi là khoang dưới
màng cứng. Màng nhện được tạo thành từ mô đàn hồi mềm mại và các mạch máu
với nhiều kích thước khác nhau.

Lớp màng trong cùng sát bề mặt não nhất được gọi là màng ni. Màng
ni có nhiều mạch máu đi sâu vào đến bề mặt nhu mô não. Màng nuôi bao phủ


5
toàn bộ bề mặt của bộ não, đi theo những nếp gấp của các cuộn não. Các động
mạch lớn nuôi não chia các nhánh đến màng nuôi. Khoang ngăn cách màng nhện
và màng nuôi được gọi là khoang dưới nhện. Dịch não tủy lưu thông trong khoang
dưới nhện.
1.4. Dịch não tủy
Dịch não tủy có trong não, bao quanh não bộ và tủy gai. Nó là một chất lỏng
trong suốt giúp làm giảm bớt chấn thương cho não và tủy gai. Chất lỏng này lưu
thông qua các kênh xung quanh não bộ và tủy gai, liên tục được hấp thu và bổ
sung. Dịch não tủy được tạo ra trong các kênh rỗng trong não gọi là các não thất.
Một cấu trúc đặc biệt trong mỗi não thất được gọi là các đám rối mạch mạc. Chúng
chịu trách nhiệm chính trong việc tạo ra dịch não tủy. Trong điều kiện bình thường,
não duy trì sự cân bằng giữa hấp thu và sản xuất dịch não tủy. Tuy nhiên, sự gián
đoạn trong hệ thống này có thể xảy ra.
1.5. Hệ thống não thất
Hệ thống não thất được chia thành bốn khoang được kết nối với nhau
bởi các lỗ và ống.
Hai não thất bên trong các bán cầu não được gọi là não thất bên (thứ nhất và
thứ hai). Chúng thông với não thất ba qua một lỗ riêng biệt gọi là lỗ Munro. Não
thất thứ ba ở trung tâm của não, thành của nó được tạo từ đồi thị và vùng hạ đồi.
Não thất thứ ba thông với não thất thứ tư qua một ống dài gọi là cống
Sylvius.
Dịch não tủy chảy xuống não thất thứ tư, chảy xung quanh não và tủy sống
bằng cách đi qua một loạt các lỗ hở.
Chức năng và thành phần của não



6

Hình 1.1: Chức năng và thành phần của não
1.6. Thân não
Thân não là phần kéo dài xuống thấp của bộ não, nằm ở phía trước của tiểu
não và liên tục với tủy sống. Nó bao gồm ba cấu trúc: trung não, cầu não và hành
não. Nó phục vụ như một trạm chuyển tiếp, truyền thông điệp qua lại giữa các bộ
phận cơ thể khác nhau và vỏ não. Nhiều chức năng đơn giản hay nguyên thủy thiết
yếu cho sự sống nằm tại đây.
Trung não là một trung tâm quan trọng cho các cử động của mắt trong khi
cầu não chịu trách nhiệm cho việc phối hợp cử động của mắt và mặt, cảm giác
khuôn mặt, nghe và thăng bằng.
Hành tủy kiểm soát nhịp thở, huyết áp, nhịp tim và nuốt. Tín hiệu từ vỏ não
đến tủy gai và các dây thần kinh gai sống được truyền thông qua cầu não và thân
não. Phá hủy các vùng này của não bộ sẽ dẫn đến “chết não”. Nếu khơng có những
chức năng chủ chốt này, con người không thể tồn tại được.
Hệ lưới nằm ở trung não, cầu não, hành tủy và một phần của đồi thị. Nó
kiểm sốt mức độ thức tỉnh, cho phép mọi người chú ý đến môi trường của họ và
có liên quan đến giấc ngủ.


7
10 trong số 12 dây thần kinh sọ xuất phát từ thân não, kiểm sốt thính giác, cử động
mắt, cảm giác khuôn mặt, vị giác, nuốt và cử động của mặt, cổ, vai và các cơ của
lưỡi. Các dây thần kinh sọ não kiểm soát khướu giác và thị giác xuất phát từ đại
não. Bốn cặp dây thần kinh sọ xuất phát từ cầu não: dây thần kinh số 5 đến số 8.
Tiểu não nằm ở phía sau của não bộ, bên dưới thùy chẩm. Nó được ngăn
cách với đại não bởi lều tiểu não (nếp gấp của màng cứng). Tiểu não giúp phối hợp
các động tác hay tạo nhịp điệu khi cử động. Ví dụ các cử động tinh vi của các ngón

tay khi thực hiện phẫu thuật hoặc vẽ một bức tranh. Nó giúp ta duy trì tư thế, cảm
giác cân bằng hoặc thăng bằng, bằng cách kiểm sốt trương lực các cơ và vị trí của
tay chân. Tiểu não rất quan trọng để giúp một người có khả năng thực hiện một
hành động nhanh chóng và lặp đi lặp lại như chơi một trò chơi video. Đối với tiểu
não, bất thường ở bán cầu nào sẽ gây những triệu chứng trên cùng bên của cơ thể.
1.7. Đại Não
Đại não – thành phần chính của não, được chia thành hai phần chính: bán
cầu não phải và trái. Đại não là một thuật ngữ thường được sử dụng để mơ tả tồn
bộ não. Rãnh ngăn cách hai bán cầu được gọi là khe não dọc. Hai bán cầu não được
nối với nhau ở phần đáy bởi thể chai. Thể chai liên kết hai nửa của bộ não với nhau
và đưa thông tin từ nửa bên này sang bên kia. Bề mặt của đại não chứa hàng tỷ các
tế bào neuron thần kinh và các tế bào đệm tạo thành vỏ não.
Vỏ não có màu nâu xám màu được gọi là “chất xám”. Bề mặt của não có các
nếp nhăn. Vỏ não có các khe (rãnh nhỏ), những rãnh (rãnh lớn hơn) và chỗ lồi giữa
các rãnh gọi là các hồi não. Các nhà khoa học có tên riêng biệt cho những chỗ lồi
và các rãnh này. Sau nhiều thập kỷ nghiên cứu, các nhà khoa học đã khám phá ra
các chức năng chuyên biệt của các vùng khác nhau của não bộ. Bên dưới vỏ não
hay bề mặt của não bộ, các sợi liên kết các neuron thần kinh với nhau tạo nên một
vùng màu trắng được gọi là “chất trắng”.


8
Bán cầu đại não có một vài rãnh đặc biệt. Dựa vào các rãnh này, đại não có
thể được chia thành các cặp “thùy”. Thùy chỉ đơn giản là một khu vực rộng lớn của
não. Đại não được chia thành các cặp thùy trán, thùy thái dương, thùy đỉnh và thùy
chẩm. Mỗi bán cầu có một thùy trán, một thùy thái dương, một thùy đỉnh và một
thùy chẩm. Mỗi thuỳ có thể được phân chia một lần nữa thành các khu vực có chức
năng rất chuyên biệt. Các thùy não không hoạt động riêng lẻ – chúng hoạt động
trong mối quan hệ rất phức tạp với các thùy não khác.
Tín hiệu được dẫn truyền trong não theo nhiều cách. Các tín hiệu được vận

chuyển dọc theo các tuyến đường được gọi là đường dẫn truyền. Một khối u gây ra
sự phá hủy mơ não có thể làm gián đoạn thơng tin liên lạc giữa các phần khác nhau
của não bộ. Kết quả sẽ dẫn đến mất một chức năng nào đó như nói, đọc, hay khả
năng làm theo những mệnh lệnh đơn giản. Tin nhắn có thể đi từ một chỗ lồi này của
não đến một chỗ lồi khác (từ hồi não đến hồi não), từ thùy này đến thùy khác, từ
bán cầu bên này đến bán cầu bên kia, từ một thùy của não đến các cấu trúc sâu bên
trong não, ví dụ đồi thị hoặc từ các cấu trúc sâu của não đến các khu vực khác trong
hệ thống thần kinh trung ương.
Các nghiên cứu đã xác định rằng tác động vào một bên của não sẽ gửi tín
hiệu điện về phía đối bên của cơ thể. Tác động vào vùng vận động ở phía bên phải
của não sẽ tạo ra những cử động ở nửa bên trái của cơ thể. Kích thích vỏ não vận
động nguyên phát bên trái sẽ làm cho phía bên phải của cơ thể cử động. Các thông
tin vận động và cảm giác của não đi qua phía đối bên để làm cho các chi phía đối
bên cử động hoặc có cảm giác. Phía bên phải của não bộ điều khiển phía bên trái
của cơ thể và ngược lại. Vì vậy, nếu có một khối u ở bán cầu não bên phải tại vùng
kiểm sốt hoạt động của cánh tay thì cánh tay bên trái sẽ bị yếu hoặc liệt.
1.8. Các dây thần kinh sọ: Có 12 đơi dây thần kinh sọ xuất phát từ não. Những
dây thần kinh này chịu trách nhiệm cho các hoạt động rất chuyên biệt và được đặt
tên, đánh số như sau:


9

Hình 1.2: 12 đơi dây thần kinh sọ não
1.

Dây thần kinh khướu giác: Mùi

2.


Dây thần kinh thị giác: Thị trường và thị lực

3.

Dây thần kinh vận nhãn: Cử động mắt, mở mí mắt

4.

Dây thần kinh rịng rọc: Cử động mắt

5.

Dây thần kinh sinh ba: Cảm giác ở mặt

6.

Dây thần kinh vận nhãn ngoài: Cử động mắt

7.

Dây thần kinh mặt: Khép mi mắt, biểu hiện trên khuôn mặt, cảm giác về mùi
vị

8.

Dây thần kinh tiền đình ốc tai: Nghe, thăng bằng

9.

Dây thần kinh thiệt hầu: Cảm giác về mùi vị, nuốt



10
10.

Dây thần kinh lang thang: Nuốt, cảm giác về mùi vị

11.

Dây thần kinh phụ: Điều khiển các cơ cổ và vai

12.

Dây thần kinh hạ thiệt: Cử động lưỡi
Vùng hạ đồi là một cấu trúc nhỏ có chứa các liên kết thần kinh gửi tín hiệu đến

tuyến yên. Vùng hạ đồi xử lý thông tin đến từ hệ thống thần kinh tự động. Nó có
vai trị trong việc kiểm sốt các chức năng như ăn, hành vi tình dục và ngủ, điều
hòa thân nhiệt, cảm xúc, sự tiết các nội tiết tố và vận động. Tuyến yên phát triển từ
phần mở rộng của vùng hạ đồi xuống dưới và từ một thành phần thứ hai là từ vòm
miệng mở rộng lên.
Các thùy não
Thùy trán: Thùy trán là lớn nhất trong bốn thùy chịu trách nhiệm cho nhiều
chức năng khác nhau. Các chức năng này bao gồm các kĩ năng như vận động tự ý,
lời nói, chức năng trí tuệ và hành vi. Những vùng tạo ra các cử động của các bộ
phận cơ thể nằm ở vỏ não vận động nguyên phát hay hồi trước trung tâm. Vỏ não
trán trước đóng vai trị quan trọng về trí nhớ, trí thơng minh, sự tập trung, tính khí
và cá tính.
Vỏ não tiền vận động là vùng nằm bên cạnh vỏ não vận động nguyên phát.
Nó hướng dẫn cử động của mắt và đầu và cảm giác định hướng của một người.

Vùng Broca, quan trọng trong tạo ra ngôn ngữ, nằm ở thùy trán, thường ở phía bán
cầu trái.
Thùy chẩm: Thùy này nằm ở phía sau của não và cho phép con người tiếp
nhận, xử lý thơng tin thị giác. Nó ảnh hưởng lên quá trình con người cảm nhận màu
sắc và hình dạng. Thùy chẩm bên phải diễn giải tín hiệu hình ảnh từ thị trường bên
trái, trong khi các thùy chẩm trái thực hiện chức năng tương tự cho thị trường bên
phải.
Thùy đỉnh: Thùy này phân tích đồng thời các tín hiệu nhận được từ các khu
vực khác nhau của não như thị giác, thính giác, vận động, cảm giác và trí nhớ. Dựa


11
vào trí nhớ và các thơng tin cảm giác mới nhận được để đưa ra ý nghĩa cho các sự
vật.
Thùy thái dương: Thùy này nằm ngang vị trí tai ở mỗi bên của não bộ và có
thể được chia thành hai phần. Một phần là nằm ở phía dưới (bụng) của mỗi bán cầu
và phần kia nằm ở phía bên (ngoài) của mỗi bán cầu. Một vùng ở bên phải là tham
gia vào bộ nhớ thị giác, giúp con người nhận biết sự vật và khuôn mặt người. Một
vùng ở bên trái tham gia vào bộ nhớ ngôn ngữ, giúp con người ghi nhớ và hiểu
ngơn ngữ. Phần phía sau của thùy thái dương cho phép con người phân tích cảm
xúc và phản ứng của người khác.
Hệ viền: Hệ thống này có liên quan đến cảm xúc. Trong hệ thống này có
vùng hạ đồi, một phần của đồi thị, hạnh nhân (liên quan hành vi hung hăng) và
vùng hải mã (có vai trị trong khả năng ghi nhớ thơng tin mới).
Tuyến Tùng: Tuyến tùng phát triển từ phía sau hoặc phần sau của não thất
ba. Ở một số động vật có vú, nó điều khiển các phản ứng với bóng tối và ánh sáng.
Ở người, nó có vai trị nào đó trong sự trưởng thành sinh dục, tuy nhiên chức năng
chính xác của tuyến tùng ở người vẫn chưa được xác định rõ.
Tuyến yên: Tuyến yên là một tuyến nhỏ dính vào đáy não (phía sau mũi),
nằm trong một hố được gọi là hố yên. Tuyến yên thường được gọi là “tuyến chủ” vì

nó kiểm sốt sự tiết nội tiết tố. Tuyến yên chịu trách nhiệm kiểm soát và điều hịa:
- Q trình tăng trưởng và phát triển
- Chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể (ví dụ thận, vú và tử cung)
- Chức năng của các tuyến khác (ví dụ: tuyến giáp, tuyến sinh dục và tuyến
thượng thận)
Hố sau: Đây là một khoang ở phần sau của hộp sọ, chứa tiểu não, thân não và
dây thần kinh sọ não số 5-12.
Đồi thị: Đồi thị đóng vai trị như một trạm chuyển tiếp cho gần như tất cả các
thông tin đến và đi khỏi vỏ não. Nó có vai trò trong cảm giác đau, sự chú ý và sự


12
tỉnh táo. Nó gồm bốn phần: vùng hạ đồi, vùng trên đồi, đồi thị bụng, và đồi thị
lưng. Các hạch nền là cụm các tế bào thần kinh xung quanh đồi thị.
Chức năng ngơn ngữ và lời nói
Nói chung, bán cầu não trái chịu trách nhiệm về ngôn ngữ và lời nói. Vì vậy, nó
được gọi là bán cầu ” ưu thế”. Bán cầu não phải có vai trị lớn trong việc xử lý
thông tin thị giác và xác định không gian. Trong khoảng một phần ba những người
thuận tay trái, vùng chi phối chức năng nói có thể nằm ở bán cầu não phải. Người
thuận tay trái có thể cần được làm xét nghiệm chuyên biệt để xác định xem trung
tâm ngơn ngữ của họ là ở phía bên trái hay bên phải trước khi được phẫu thuật khu
vực đó.
Nhiều nhà thần kinh học cho rằng bán cầu não trái và có thể các phần khác của
não bộ rất quan trọng trong ngôn ngữ. Mất ngôn ngữ chỉ đơn giản là một sự rối
loạn về chức năng ngôn ngữ. Một số vùng nhất định của não chịu trách nhiệm cho
một số chức năng chun biệt về ngơn ngữ. Có rất nhiều loại mất ngôn ngữ, tùy
thuộc vào vùng não nào bị tổn thương và vai trị của vùng đó trong vấn đề ngơn
ngữ.
Có một vùng ở thùy trán của bán cầu não trái được gọi là vùng Broca. Bên cạnh
nó là các vùng kiểm sốt sự chuyển động của cơ mặt, lưỡi, hàm và cổ họng. Nếu

vùng này bị tổn thương, người này sẽ gặp khó khăn trong việc phát âm, vì khơng có
khả năng cử động lưỡi hay cơ mặt để tạo ra âm của từ ngữ. Một người bị mất ngơn
ngữ Broca vẫn có thể đọc và hiểu được ngơn ngữ nói nhưng gặp khó khăn trong
việc nói và viết.
Có một vùng ở thùy thái dương trái gọi là vùng Wernicke. Tổn thương vùng
này gây ra chứng mất ngơn ngữ Wernicke. Khi đó người này có thể tạo ra âm thanh
lời nói nhưng lời nói đó vơ nghĩa (mất tiếp nhận ngơn ngữ) vì những âm thanh đó
khơng có bất kỳ ý nghĩa gì
2. Bệnh học chấn thương sọ não:


13
1.1 Nguyên nhân: Chấn thương sọ não là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp, chủ
yếu do tai nạn giao thông (86%), tai nạn lao động (4,4%), tai nạn sinh hoạt
(4,4%), các nguyên nhân khác (5,3%)
1.2 Phân loại
- Tổn thương nguyên phát: Là những tổn thương xảy ra trong lúc chấn thương.
Ví dụ như chấn động não, nứt sọ, giập não.

Hình 1.3. Các dạng tổn thương CTSN
- Tổn thương thứ phát: Là những tổn thương xảy ra sau chấn thương, thường là
các loại máu tụ trong hộp sọ cấp, bán cấp và mãn tính. Ngồi màng cứng, dưới
màng cứng và trong não hoặc phối hợp các loại máu tụ trên cùng một bệnh
nhân.
2.3.

Cơ chế bệnh sinh
Cơ chế gây ra tổn thương sọ và não bao gồm các yếu tố cơ học, yếu tố động

lực học của dịch não tủy, các yếu tố huyết quản, các yếu tố mạch máu, yếu tố thần

kinh nội tiết đều có liên quan tới cơ chế gây tổn thương sọ và não. Trong chấn
thương sọ não cấp tính, tồn bộ não bị rung chuyển và kích thích, song ý nghĩa xác


14
định trong bệnh sinh của chấn thương sọ não cấp tính là có tổn thương tới cấu trúc
của thân não hay không.
Sự dịch chuyển của não trong hộp sọ theo đường thẳng và xoay chiều gây
nên tổn thương của não do não vị trượt lên các tầng của hộp sọ.
Những thay đổi tức thời hình dạng của hộp sọ tại chỗ hoặc toàn bộ do chấn
thương dẫn đến vỡ xương sọ. Sự co mạch trong chấn thương sọ não dẫn tới thiếu
máu não, hậu quả là hoại tử mô não và mạch máu gây chảy máu não thứ phát.
2.4. Triệu chứng lâm sàng (ở đây chúng tôi chỉ bàn đến thể máu tụ dưới màng
cứng mạn tính)
Máu tụ dưới màng cứng: Nguồn chảy máu thường là nguồn tĩnh mạch của
vỏ não hoặc từ vỏ não đổ vào các xoang tĩnh mạch, máu hình thành giữa vỏ não
và màng cứng. Máu tụ dưới màng cứng gặp ở các thể cấp diễn, bán cấp va mạn
tính.
Cấp tính: Dưới 3 ngày, khi mổ ra có máu đỏ có khi đang chảy, thường biểu
hiện của một khu vực não bị giập nặng, bệnh nhân mê sâu và nhanh sau một chấn
thương mạnh có liệt nữa người và có giãn đồng tử bên đối diện. Trường hợp nặng
sẽ rối loạn nhịp thở, có cơn co cứng mất vỏ và mất não. Máu tụ dưới màng cứng
thường có nhiều thương tổn phối hợp ở não.
Bán cấp: Trước 3 tuần, máu đã ngã màu đen, sau một chấn thương nhẹ vào
đầu có khi do một chấn thương không đáng kể sau 2-3 tuần bệnh nhân nhức đầu,
buồn nơn, có khi chậm chạp, hay qn, mắt có phù gai thị, có yếu liệt nhẹ nữa
người. Sau mổ bệnh nhân thường hồi phục hồn tồn.
Loại mãn tính: Sau 3 tuần, máu có màu vàng do hồng cầu vỡ nhân
hemoglobin, nguyên nhân chính là do viêm màng não mãn tính (theo Virchov) và
chấn thương là yếu tố làm dễ, khi mổ người ta thấy các thành phần hữu hình của

máu đã được hấp thu, khối máu tụ chỉ còn dịch vàng trong.
Thương tổn phối hợp


15
Trong chấn thương sọ não nặng trên cùng một bệnh nhân có thể vừa có máu
tụ ngồi màng cứng, dưới màng cứng và trong não, vừa có thể có vết thương sọ
não hở kèm theo. Hoặc các thương tổn phối hợp của các cơ quan khác.
Triệu chứng của bệnh máu tụ dưới màng cứng phụ thuộc vào độ nặng của
chấn thương và kích cỡ, cũng như vị trí của khối máu tụ. Các triệu chứng có thể bắt
đầu ngay lập tức hoặc sau một vài tuần kể từ khi chấn thương. Một vài người có vẻ
ổn lúc đầu (vẫn tỉnh táo) sau khi gặp chấn thương. Tuy nhiên, sau đó áp lực trong
não gây ra do khối tụ máu có thể bắt đầu dẫn đến các triệu chứng như: Mất ý thức
hoặc thay đổi mức độ tỉnh táo. Nôn. Đau đầu. Chóng mặt. Mất khả năng định
hướng. Nói ngọng. Mất trí nhớ. Co giật. Thay đổi tính cách. Thở bất thường. Gặp
vấn đề khi đi lại. Yếu một bên chi.
Máu tụ dưới màng cứng cấp tính và mãn tính thường gây đau đầu, yếu cơ
nhẹ, suy nghĩ chậm, phát âm bất thường, gặp vấn đề khi di chuyển và bị lú lẫn. Nếu
bệnh xảy ra ở trẻ sơ sinh, các triệu chứng có thể bao gồm: Thóp đầu bị phồng. Khó
ăn. Co giật cục bộ (chỉ ảnh hưởng một vùng nào đó trên cơ thể). Co cứng– co giật
tồn bộ cơ thể. Tăng chu vi vòng đầu. Ngủ nhiều hoặc hơn mê. Khó chịu. Nơn mửa
kéo dài.
Các triệu chứng của một tụ máu dưới màng cứng mãn tính thường khơng
xuất hiện cho đến khoảng 2-3 tuần sau khi bị chấn thương đầu và ở một số người,
có thể là vài tháng sau khi chấn thương. Trong thực tế, thường là chấn thương nhỏ
hoặc bệnh nhân quên đã bị chấn thương đầu. Cụ thể hơn, bệnh này có thể xảy ra ở
người lớn tuổi dùng thuốc kháng đông, hoặc những người nghiện rượu.
Các triệu chứng có xu hướng tăng dần. Thường gặp là chán ăn, buồn nôn và /
hoặc nôn mửa. Nhức đầu rất hay có và nặng dần lên. Bạn (hoặc người khác) có thể
nhận thấy dần dần yếu tay chân ở một bên của cơ thể, nói khó khăn, rối loạn thị

giác. Cũng có thể có tăng buồn ngủ, lú lẫn hoặc thay đổi tính cách. Đơi khi động


16
kinh có thể xảy ra. Máu tụ dưới màng cứng mãn tính có thể khó phát hiện và
đơi khi bị bỏ sót.
2.5. Chẩn đốn và điều trị
2.5.1. Bệnh sử
– Thời gian, hoàn cảnh, nguyên nhân, cơ chế chấn thương.
– Các yếu tố liên quan, tác nhân gây tai nạn, đầu cố định hay di động.
– Theo dõi diễn biến tri giác, phát hiện khoảng tỉnh.
– Tiền sử: dùng thuốc kháng đông, bệnh lý huyết học, nội tiết,…
2.5.2. Khám lâm sàng
- Khám, đánh giá xử trí tồn diện theo thứ tự A, B, C, D, E
- Khám chấn thương sọ não
Thǎm khám thần kinh để phát hiện các thương tổn tiên phát và thứ phát trong hộp
sọ, vì vậy cần đánh giá cả quá trình từ lúc bệnh nhân bị tai nạn tới lúc đến
bệnh viện.
Khám thần kinh
– Tri giác: đánh giá theo thang điểm Glasgow và so sánh với tri giác trước đó (GCS
=E+V+M)
+ Mức độ nhẹ GCS: 13-15
+ Mức độ trung bình GCS: 9 – 12 điểm
+ Mức độ nặng GCS: 3 – 8 điểm


17

– Phát hiện các dấu thần kinh khu trú: vận động, đồng tử, tổn thương dây thần kinh
sọ.

Khám tại chỗ
– Tìm các thương tích ở da đầu để xác định vị trí va đập đầu tiên (rách da, tụ máu),
có dịch não tủy hoặc não ở vết thương không.
Các dấu hiệu gián tiếp của vỡ nền sọ: chảy máu mũi, tai; tụ máu quanh mắt hoặc
sau tai; chảy dịch não tủy qua mũi, tai.
Đánh giá thương tổn
– Bệnh nhân mê ngay từ đầu: các thương tổn tiên phát dập não, tổn thương trục.
Nếu tri giác tiếp tục xấu đi có thể có thương tổn thứ phát kèm theo như chảy máu,
phù não, thiếu máu não.
– Có khoảng tỉnh: bệnh nhân có thương tổn thứ phát phần lớn là biến chứng chảy
máu. Tuy nhiên có hai diễn biến của khoảng tỉnh:


18
+ Nếu mất tri giác ban đầu thường thường có máu tụ dưới màng cứng hoặc trong
não kèm phù não thứ phát.
+ Không mất tri giác ban đầu: phần lớn do máu tụ ngồi màng cứng đơn thuần
– Khơng mất tri giác: trường hợp này vẫn cần theo dõi cẩn thận, nhất là ở những
người bị đau đầu nhiều, có các dấu hiệu kích thích màng não: nơn, buồn nơn, cứng
gáy… có thể có những ổ dập não nhỏ, máu tụ nhỏ và diễn biến nặng hơn.
2.5.3. Cận lâm sàng
- X-quang quy ước: chụp sọ thẳng, nghiêng; chụp hàm mặt; chụp cột sống cổ là bắt
buộc trong tất cả các trường hợp chấn thương sọ não bệnh nhân hôn mê.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT-Scanner): khơng bắt bc cho tất cả các trường hợp
chấn thương sọ não, mà chỉ nên chụp trong các chỉ định sau:
+ Điểm glasgow <13 khi đến khoa cấp cứu.
+ Điểm glasgow < 13 khi đánh giá ở khoa cấp cứu sau 2 giờ chấn thương.
+ Các bệnh nhân có giảm tri giác hay và có dấu thần kinh khu trú.
+ Có vỡ, nứt sọ, có bất cứ dấu hiệu nào của vỡ nền sọ (như mắt gấu trúc “panda
eyes”; bầm sau tai “Battle’s Sign”; chảy dịch não tủy qua tai, mũi…).

+ Bệnh nhân đa thương: cần loại trừ chấn thương sọ não để can thiệp phẫu thuật
khác.
+ Trẻ em < 2 tuổi hay người già > 65 tuổi.
+ Động kinh sau chấn thương.
+ Bệnh nhân có ngộ độc rượu, thuốc gây nghiện hay kích thích.
+ Có những vấn đề về đơng cầm máu, hay đang dùng thuốc chống đông.
Xét nghiệm máu:
– Công thức máu, nhóm máu, đơng cầm máu, điện giải,..
– Đường máu, nồng độ rượu, chất kích thích, gây nghiện.
2.5.4. Điều trị
2.5.4.1. Điều trị nội khoa


19
– Chỉ định:
+ Bệnh nhân tỉnh hoàn toàn.
+ Máu tụ ngoài trục ở bán cầu ưu thế là thương tổn đơn độc chưa gây di lệch cấu
trúc đường giữa.
+ Không có ảnh hưởng hiệu ứng khối chốn chổ trên CT-Scanner sọ não.
– Nguyên tắc điều trị chấn thương sọ não nặng:
+ Tư thế đầu cao 30o, cổ thẳng
+ Áp lực tĩnh mạch trung tâm 10-12 cmH2O
+ Huyết áp tâm thu ≥ 90mmHg
+ Nước tiểu: 0,5-1ml/kg/giờ
+ Khí máu duy trì PaO2>70mmHg, PaCO2: 35mmHg
+ Độ thẩm thấu (osmolarity): 290 mOsmol/l (không để <260, >320)
+ Điện giải: Natri (135-145 mEq/l); Kali (3,5-5,5 mEq/l
+ Duy trì áp lực trong sọ < 15 mmHg. Bắt đầu điều trị tăng áp lực trong sọ khi áp
lực trong sọ ≥ 20mmHg
Duy trì áp lực tưới máu não (cerebral perfusion pressure-CPP) ≥ 70mmHg

2.5.4.2. Chỉ định phẫu thuật
– Máu tụ dưới màng cứng có bề dày >5mm, cấu trúc đường giữa di lệch >5mm
2.5.5. Theo dõi, tái khám.
2.5.5.1. Tiêu chuẩn cho xuất viện
– Chấn thương sọ não có điểm Glasgow >14
– Khơng có dấu hiệu bất thường trên X-quang sọ hay CT-Scanner
– Tại nhà có người theo dõi bệnh nhân
2.5.5.2. Lời dặn
Khi có những dấu hiệu sau cần trở lại bệnh viện ngay:
1. Nhức đầu dai dẳng
2. Trầm cảm


×