Tải bản đầy đủ (.pdf) (219 trang)

Niêm yết chéo chứng khoán trên thị trường quốc tế và giải pháp cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.61 MB, 219 trang )

i

..

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
-------------------

DƯƠNG NGÂN HÀ

NIÊM YẾT CHÉO CHỨNG KHOÁN TRÊN THỊ
TRƯỜNG QUỐC TẾ VÀ GIẢI PHÁP CHO
VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI-2019


ii

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
-----------------


DƯƠNG NGÂN HÀ

NIÊM YẾT CHÉO CHỨNG KHOÁN TRÊN
THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ VÀ GIẢI PHÁP CHO
VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 9.34.02.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. NGUYỄN THANH PHƯƠNG
2. TS. NGUYỄN SƠN

HÀ NỘI- 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu
được trình bày và sử dụng trong luận án này là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng.
Các kết quả nghiên cứu của luận án có tính độc lập, số liệu và dữ liệu sử dụng
trong luận án được trích dẫn đúng quy định.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm với những cam đoan trên.

Người cam đoan

NCS. Dương Ngân Hà



i

MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT --------------------------------------------------------------------- v
DANH MỤC BẢNG ------------------------------------------------------------------------ vii
PHỤ LỤC ------------------------------------------------------------------------------------- xi
MỞ ĐẦU ----------------------------------------------------------------------------------------1
1. Tính cấp thiết của đề tài ---------------------------------------------------------------1
2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu -------------------------------------------------4
2.1. Tổng quan nghiên cứu nước ngoài ------------------------------------------------ 4
2.1.1. Tổng quan về cơ sở lý thuyết cho hoạt động niêm yết chéo --------------------- 4
2.1.2. Tổng quan nghiên cứu thực nghiệm về niêm yết chéo--------------------------- 7
2.2. Tổng quan nghiên cứu trong nước ---------------------------------------------- 11
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu-------------------------------------------------- 13
4. Câu hỏi nghiên cứu ------------------------------------------------------------------- 14
5. Phương pháp nghiên cứu ------------------------------------------------------------ 15
6. Kết cấu luận án ------------------------------------------------------------------------ 15
7. Những đóng góp mới của luận án -------------------------------------------------- 16
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NIÊM YẾT CHÉO CHỨNG KHOÁN
TRÊN THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ ------------------------------------------------------ 18
1.1.

Khái niệm niêm yết chéo chứng khoán trên thị trường quốc tế ------------ 18

1.1.1.

Niêm yết chứng khoán -------------------------------------------------------------18

1.1.2.


Niêm yết chéo chứng khoán trên thị trường quốc tế -------------------------18

1.2.

Chứng khoán niêm yết chéo --------------------------------------------------- 20

1.2.1.

Cổ phiếu -------------------------------------------------------------------------------20

1.2.2.

Chứng chỉ lưu ký --------------------------------------------------------------------21

1.3.

Phương thức niêm yết chéo chứng khoán trên thị trường quốc tế ----- 22


ii

1.3.1.

Phát hành cổ phiếu ra công chúng trên thị trường quốc tế ----------------22

1.3.2.

Phát hành chứng chỉ lưu ký trên thị trường quốc tế -------------------------23


1.4.

Cơ sở cho hoạt động niêm yết chéo chứng khoán trên thị trường

quốc tế -------------------------------------------------------------------------------------- 25
1.4.1.

Điều kiện niêm yết chéo chứng khốn ------------------------------------------25

1.4.2.

Sự hài hịa về khung pháp lý giữa thị trường trong nước và thị

trường mục tiêu ------------------------------------------------------------------------------- 30
1.5.

Lợi ích và hạn chế của niêm yết chéo chứng khốn trên thị trường

quốc tế -------------------------------------------------------------------------------------- 33
1.5.1.

Lợi ích của niêm yết chéo ----------------------------------------------------------33

1.5.2.

Hạn chế của niêm yết chéo --------------------------------------------------------38

1.6.

Nhân tố ảnh hưởng tới quyết định niêm yết chéo chứng khoán trên


thị trường quốc tế ------------------------------------------------------------------------ 41
1.6.1.

Đặc điểm doanh nghiệp ------------------------------------------------------------41

1.6.2.

Thị trường chứng khoán mục tiêu -----------------------------------------------44

1.6.3.

Thị trường chứng khoán trong nước -------------------------------------------45

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1------------------------------------------------------------------ 48
CHƯƠNG 2: KINH NGHIỆM NIÊM YẾT CHÉO CHỨNG KHOÁN TRÊN
THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM --------------------- 49
2.1. Kinh nghiệm niêm yết chéo chứng khoán trên thị trường
quốc tế ------------------------------------------------------------------------------------- 49
2.1.1.

Thực trạng hoạt động niêm yết quốc tế -----------------------------------------49

2.1.2.

Kinh nghiệm quốc tế về niêm yết chéo chứng khoán ------------------------56

2.2.

Bài học kinh nghiệm về thực hiện niêm yết chéo cho Việt Nam -------- 67


2.2.1.

Động lực niêm yết chéo của doanh nghiệp ------------------------------------67

2.2.2.

Lựa chọn thị trường chứng khoán mục tiêu ----------------------------------69


iii

2.2.3. Hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp niêm yết chéo tại thị trường
trong nước--------------------------------------------------------------------------------------70
2.2.4.

Xử lý hậu niêm yết chéo------------------------------------------------------------71

CHƯƠNG 3: KHẢ NĂNG NIÊM YẾT CHÉO CHỨNG KHOÁN TRÊN
THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM --------------- 73
3.1.

Giới thiệu về thị trường chứng khốn niêm yết Việt Nam--------------- 73

3.1.1.

Quy mơ thị trường niêm yết -------------------------------------------------------73

3.1.2.


Thanh khoản thị trường niêm yết ------------------------------------------------73

3.1.3.

Chứng khoán niêm yết -------------------------------------------------------------75

3.2.

Khả năng niêm yết chéo chứng khoán trên thị trường quốc tế của

doanh nghiệp Việt Nam ---------------------------------------------------------------- 77
3.2.1.

Thị trường chứng khoán trong nước -------------------------------------------77

3.2.2.

Hợp tác niêm yết với các Sở giao dịch chứng khoán thế giới --------------79

3.2.3.

Khung pháp lý cho hoạt động niêm yết chéo ----------------------------------81

3.2.4.

Kinh nghiệm niêm yết chéo chứng khoán trên thị trường quốc tế của

doanh nghiệp Việt Nam -----------------------------------------------------------------------84
3.2.5.


Mức độ sẵn sàng chấp thuận phương án niêm yết chéo --------------------87

3.2.6.

Mức độ đáp ứng điều kiện niêm yết tại một số Sở giao dịch chứng

khoán quốc tế của doanh nghiệp Việt Nam -----------------------------------------------92
3.3.

Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới khả năng đáp ứng

điều kiện niêm yết chéo của doanh nghiệp Việt Nam --------------------------- 102
3.3.1.

Dữ liệu ------------------------------------------------------------------------------- 102

3.3.2.

Phương pháp nghiên cứu ------------------------------------------------------- 103

3.3.4.

Kết quả mơ hình nghiên cứu ---------------------------------------------------- 107

3.3.5.

Kết luận ------------------------------------------------------------------------------ 114

3.3.6.


Hạn chế của mơ hình------------------------------------------------------------- 116


iv

3.4. Đánh giá chung về khả năng niêm yết chéo của doanh nghiệp
Việt Nam --------------------------------------------------------------------------------- 117
3.4.1.

Thuận lợi ---------------------------------------------------------------------------- 117

3.4.2.

Khó khăn ---------------------------------------------------------------------------- 119

3.4.3.

Nguyên nhân ----------------------------------------------------------------------- 120

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ----------------------------------------------------------------124
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG NIÊM YẾT CHÉO
CHỨNG KHOÁN TRÊN THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ CHO DOANH
NGHIỆP VIỆT NAM ---------------------------------------------------------------------125
4.1.

Định hướng phát triển hoạt động niêm yết chéo chứng khoán trên

thị trường quốc tế ----------------------------------------------------------------------- 125
4.1.1.


Định hướng phát triển hoạt động niêm yết chéo chứng khoán trên thị

trường quốc tế của cơ quan quản lý ------------------------------------------------------ 125
4.1.2.

Định hướng phát triển hoạt động niêm yết chéo chứng khoán trên

thị trường quốc tế từ phía doanh nghiệp ---------------------------------------------- 127
4.2.

Giải pháp thúc đẩy hoạt động niêm yết chéo của doanh nghiệp Việt Nam --- 128

4.2.1.

Giải pháp đối với doanh nghiệp niêm yết------------------------------------- 129

4.2.2.

Giải pháp đối với cơ quan quản lý và các chủ thể khác ------------------- 137

4.3.

Đề xuất lộ trình niêm yết chéo chứng khoán trên thị trường quốc tế

cho doanh nghiệp Việt Nam ---------------------------------------------------------- 147
4.3.1. Đề xuất lộ trình niêm yết chéo chứng khoán trên thị
trường quốc tế ----------------------------------------------------------------------------- 147
4.3.2.

Đề xuất lộ trình niêm yết chéo trên Sở giao dịch chứng khốn


Singapore --------------------------------------------------------------------------------------- 154
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ----------------------------------------------------------------162
KẾT LUẬN ---------------------------------------------------------------------------------163


v

DANH MỤC VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nội dung

ADRs

Chứng chỉ lưu ký Mỹ

BCTC

Báo cáo tài chính

BCTN

Báo cáo thường niên

CTCP

Cơng ty cổ phần

DRs


Chứng chỉ lưu ký

DN

Doanh nghiệp

GAAP

Các nguyên tắc kế toán chấp nhận chung

GDRs

Chứng chỉ lưu ký toàn cầu

HĐQT

Hội đồng quản trị

HKSE

Sở giao dịch chứng khoán Hong Kong

HNX

Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

HQ

Hàn Quốc


HSX

Sở giao dịch chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh

IFRS

Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế

IPO

Chào bán chứng khốn lần đầu ra cơng chúng

LSE

Sở giao dịch chứng khốn London

LxSE

Sở giao dịch chứng khoán Luxembourg

NASDAQ

Sàn giao dịch NASDAQ của Mỹ

NB

Nhật Bản

NYC


NYC

NYSE

Sở giao dịch chứng khoán New York

SGDCK

Sở giao dịch chứng khoán

SGX

Sở giao dịch chứng khoán Singapore

TQ

Trung Quốc

TTCK

TTCK

TTLKVN

Trung tâm lưu ký Viêt Nam


vi


UBCKNN

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

VAS

Chuẩn mực kế toán Việt Nam

VN

Việt Nam

WFE

Liên đồn Sở giao dịch chứng khốn thế giới

WTO

Tổ chức thương mại thế giới


vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2-1. SGDCK có số lượng cơng ty nước ngoài niêm yết lớn nhất khu vực
giai đoạn 2011 đến 2018 ...................................................................................... 50
Bảng 2-2. SGDCK có tỷ lệ cơng ty nước ngoài niêm yết lớn nhất khu vực giai
đoạn 2011 đến 2018 ............................................................................................. 51
Bảng 2-3. Top 5 công ty có giá trị giao dịch DRs cao nhất năm 2018 ................ 55
Bảng 3-1. Thống kê chứng khoán niêm yết trên TTCK giai đoạn 2011 đến 2018

.............................................................................................................................. 75
Bảng 3-2. Giá trị vốn hóa của SGDCK Châu Á năm 2018 ................................. 78
Bảng 3-3. Một số thỏa thuận hợp tác của UBCKNN trong thời gian qua ........... 79
Bảng 3-4. Một số thỏa thuận hợp tác của SGDCK Hà Nội với các SGDCK quốc tế
................................................................................................................................... 80
Bảng 3-5. Các DN đã có kế hoạch NYC cổ phiếu trên thị trường quốc tế .......... 85
Bảng 3-6. Một số DN đã thất bại trong hoạt động niêm yết nước ngoài ............. 86
Bảng 3-7. Mức độ sẵn sàng chấp thuận phương án NYC .................................... 90
Bảng 3-8. Thị trường mục tiêu của DN VN ......................................................... 91
Bảng 3-9. Số lượng công ty niêm yết HSX đáp ứng đủ điều kiện về tài chính ... 93
Bảng 3-10. Chuẩn mực kế tốn được áp dụng tại các SGDCK trên thế giới ...... 94
Bảng 3-11. Điều kiện về lịch sử hoạt động được quy định tại một số SGDCK trên
thế giới .................................................................................................................. 96
Bảng 3-12. Quy định về phân phối cổ phiếu được áp dụng tại một số SGDCK . 97
Bảng 3-13. Công ty niêm yết tại HSX có tỷ lệ sở hữu cổ đông Nhà nước lớn hơn 75%
.............................................................................................................................................. 97
Bảng 3-14. Công ty niêm yết trên HSX có tỷ lệ sở hữu nước ngồi tối đa 100% 98
Bảng 3-15. Cơng ty niêm yết trên HSX có room nước ngồi cịn lại nhỏ hơn 5% .. 99
Bảng 3-16. Số lượng công ty niêm yết HSX đáp ứng điều kiện tài chính, tỷ lệ sở
hữu nước ngoài và tỷ lệ cổ phần đại chúng .......................................................... 99
Bảng 3-17. Thống kê mô tả dữ liệu trong giai đoạn 2014 đến 2018 ................. 108


viii

Bảng 3-18. Thống kê mô tả dữ liệu DN theo mức độ đáp ứng điều kiện niêm yết
............................................................................................................................ 109
Bảng 3-19. Kết quả Hồi quy mơ hình Logit và Cox Hazards ............................ 111
Bảng 3-20. Tổng hợp kết quả nghiên cứu định lượng ....................................... 115
Bảng 4-1. Quy trình niêm yết tại SGX (Main Board) ........................................ 159

Bảng 4-2. DN VN đã công bố BCTC theo IFRS và đáp ứng điều kiện niêm yết
tại SGX ............................................................................................................... 160


ix

DANH MỤC HÌNH
Hình 1-1. Phương thức phát hành DRs ----------------------------------------------- 24
Hình 2-1. Số lượng và tỷ lệ cơng ty nước ngoài niêm yết trên các SGDCK trong
giai đoạn từ 2011 đến 2018 -------------------------------------------------------------- 50
Hình 2-2. Tỷ trọng cơng ty nước ngồi niêm yết so với tổng số lượng cơng ty
niêm yết tại các SGDCK trên thế giới giai đoạn tư 2011 đến 2018---------------- 51
Hình 2-3. Cơng ty nước ngồi niêm yết mới và hủy niêm yết tại TTCK thế giới
giai đoạn 2011 đến 2018 ----------------------------------------------------------------- 52
Hình 2-4. Tỷ trọng cơng ty nước ngoài NYC mới tại các SGDCK khu vực giai
đoạn 2011 đến 2018 ---------------------------------------------------------------------- 53
Hình 2-5. Tỷ trọng giá trị giao dịch của cổ phiếu cơng ty nước ngồi tại các thị
trường quốc tế giai đoạn 2011 đến 2018 ---------------------------------------------- 53
Hình 2-6. Tỷ trọng giá trị giao dịch của cổ phiếu cơng ty nước ngồi tại các thị
trường quốc tế giai đoạn 2011 đến 2018 ---------------------------------------------- 54
Hình 2-7. Tỷ trọng giá trị giao dịch DRs tại các thị trường quốc tế giai đoạn 2011
đến 2018 ----------------------------------------------------------------------------------- 55
Hình 2-8. Khối lượng giao dịch DRs tại các thị trường quốc tế giai đoạn 2011
đến 2018 ----------------------------------------------------------------------------------- 56
Hình 3-1. Giá trị vốn hóa thị trường niêm yết VN giai đoạn 2011 đến 2018----- 73
Hình 3-2. Khối lượng giao dịch của TTCK VN giai đoạn 2011 đến 2018 ------- 74
Hình 3-3. Giá trị giao dịch của TTCK VN giai đoạn 2011 đến 2018 ------------- 74
Hình 3-4. Số lượng DN niêm yết và hủy niêm yết trên TTCK VN giai đoạn 2011
đến 2018 ----------------------------------------------------------------------------------- 76
Hình 3-5. Diễn biến chỉ số Vn-index giai đoạn 2011 đến 2018 -------------------- 77

Hình 3-6. Biến động của VNindex so với một số chỉ số chứng khoán khu vực
Châu Á giai đoạn 2011 đến 2018 ------------------------------------------------------- 78
Hình 3-7. Biến động Lợi nhuận bất thường tích lũy của HAG trong khoảng thời
gian cơng bố hủy niêm yết GDRs ------------------------------------------------------ 86
Hình 3-8. Động lực NYC ---------------------------------------------------------------- 88
Hình 3-9. Khó khăn khi thực hiện NYC ----------------------------------------------- 89


x

Hình 3-10. Tiêu chí lựa chọn thị trường mục tiêu ------------------------------------ 91


xi

PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Giới thiệu về DRs................................................................................ 12
Phụ lục 2. Thơng tin về đợt phát hành DRs tồn cầu của HAGL ........................ 16
Phụ lục 3. Kiểm định sự kiện hủy NYC của CTCP Hoàng Anh Gia Lai ............ 19
Phụ lục 4. Khảo sát nhà đầu tư về mức độ hiểu biết đối với hoạt động NYC ..... 20
Phụ lục 5. Phiếu khảo sát doanh nghiệp về mức độ sẵn sàng chấp thuận phương
án NYC ................................................................................................................. 22
Phụ lục 6. Phiếu khảo sát cơng ty chứng khốn về hoạt động NYC ................... 25
Phụ lục 7. Điều kiện niêm yết về tài chính tại một số SGDCK ........................... 28
Phụ lục 8. Lộ trình thực hiện Đề án áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế vào Việt
Nam ...................................................................................................................... 31
Phụ lục 9. Danh sách DN niêm yết HSX đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn niêm yết lần
đầu tại các SGDCK quốc tế ................................................................................. 33
Phụ lục 10. Quy tắc quản trị công ty của 20 DN niêm yết HSX đáp ứng các điều
kiện NYC.............................................................................................................. 34

Phụ lục 11. Danh sách công ty đáp ứng điều kiện niêm yết ban đầu tại SGX ..... 35
Phụ lục 12. Mơ tả tác động biên của các biến có ý nghĩa trong mơ hình Logit ... 37
Phụ lục 13. Kết quả hồi quy mơ hình Logit và Cox với biến sgxlist1 ................. 38


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh hội nhập tồn cầu, để đáp ứng những địi hỏi về mở cửa
thị trường và tự do hóa giao dịch giữa các quốc gia, một số hoạt động giao dịch
xuyên biên giới đã được thực hiện như: chào bán cổ phiếu lần đầu tại thị trường
quốc tế (Cross – border IPO), NYC chứng khoán tại thị trường quốc tế (Cross –
border listing) và giao dịch xuyên biên giới (Cross – border trading).
Trong số ba hoạt động kể trên, chào bán cổ phiếu lần đầu tại thị trường
quốc tế và NYC chứng khốn, nhà đầu tư trong nước có thể giao dịch cổ phiếu
của một cơng ty nước ngồi tại chính SGDCK trong nước mình và khơng phải
chịu những quy định liên quan tới thuế, phí giao dịch của SGDCK nơi cơng ty đó
niêm yết lần đầu. Đối với giao dịch xuyên biên giới, TTCK các quốc gia sẽ tạo
thành một liên minh giao dịch, hệ thống giao dịch được kết nối cho phép nhà đầu
tư tại mỗi TTCK có thể giao dịch trên những TTCK cịn lại mà khơng gặp trở
ngại liên quan tới quy định giao dịch của nhà đầu tư nước ngồi. Về lợi ích đối
với các nhà đầu tư, các hoạt động giao dịch chứng khoán xuyên biên giới sẽ
khơng có sự khác biệt nhiều. Đối với DN, giao dịch xuyên biên giới sẽ chỉ cải
thiện được thanh khoản của cổ phiếu mà không đem lại nhiều lợi ích như phát
hành và niêm yết chứng khốn tại thị trường quốc tế. Về cách thức thực hiện,
giao dịch xuyên biên giới sẽ đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng về các quy định hành
lang pháp lý, quy chế giao dịch đồng nhất giữa các thị trường trong liên minh,
trong khi đó NYC là vấn đề giữa DN và SGDCK mục tiêu.
Niêm yết chứng khoán trên thị trường quốc tế được nhiều DN nước ngoài

lựa chọn trong nhiều năm qua nhằm tìm kiếm nguồn vốn từ bên ngồi. Theo
thống kê từ WFE, năm 2018 có gần 3000 cơng ty nước ngoài niêm yết tại các
SGDCK quốc tế. Số lượng DN niêm yết nước ngoài ngày càng tăng cho thấy
những lợi ích mà hoạt động này mang lại. Bên cạnh lợi ích tiếp cận thị trường
vốn quốc tế, niêm yết nước ngồi mang lại nhiều lợi ích cho cơng ty bao gồm:
giảm chi phí vốn dẫn tới tăng giá trị của công ty (Merton, 1987); cải thiện hoạt
động quản trị công ty, cải thiện môi trường thông tin và bảo vệ cổ đông thiểu số


2

(Coffee (1999), Stulz (1999); cải thiện sự hiện diện (Merton (1987), Baker và
cộng sự (2002)), cải thiện thanh khoản của cổ phiếu (Karolyi, 1998).
Niêm yết trên TTCK quốc tế được thực hiện cùng với đợt phát hành cổ
phiếu dành cho nhà đầu tư tại TTCK nước ngoài. Lượng cổ phiếu sau khi phát
hành và niêm yết sẽ được giao dịch tại các SGDCK lớn trên thế giới. Đối với các
công ty đã niêm yết tại thị trường trong nước, hoạt động niêm yết quốc tế còn
được gọi là NYC. NYC thường được thực hiện theo hai phương thức: phát hành
cổ phiếu ra công chúng trên thị trường quốc tế và phát hành cổ phiếu làm cơ sở
phát hành chứng chỉ lưu ký (DRs). Mỗi phương thức đều phải đáp ứng những
quy định cụ thể về NYC chứng khoán tại thị trường quốc tế, quy định này có thể
xuất phát từ thị trường trong nước và điều kiện niêm yết từ thị trường mục tiêu.
Các quy định thường sẽ khắt khe hơn so với các SGDCK nội địa, bao gồm: tiêu
chuẩn về tài chính, quản trị cơng ty, cơng bố thơng tin, … Mức độ hài hòa giữa
các quy định sẽ phụ thuộc vào sự phân khúc giữa TTCK trong nước và quốc tế.
Bởi vậy, việc lựa chọn TTCK mục tiêu, phương thức thực hiện NYC sẽ khác
nhau đối với mỗi DN, phụ thuộc vào khả năng đáp ứng các điều kiện NYC và
động lực NYC của họ.
Tại TTCK VN, từ năm 2006 đến nay đã có một số cơng ty niêm yết có kế
hoạch NYC tại các SGDCK nước ngồi. Tính đến cuối năm 2018, CTCP Hồng

Anh Gia Lai là công ty duy nhất thực hiện thành công NYC cổ phiếu thơng qua
DRs tồn cầu (GDRs) tại SGDCK London (Anh) (năm 2010). Những công ty đã
từng thông qua phương án huy động vốn quốc tế và NYC trong giai đoạn từ 2006
đến 2012 bao gồm: CTCP Sữa VN, CTCP Tập đoàn Vingroup, CTCP Tập đoàn
Masan, … Tuy nhiên, cho tới năm 2012, Nghị định 58/2012/NĐ-CP được ban
hành, khung pháp lý cho hoạt động phát hành và niêm yết chứng khoán trên các
SGDCK quốc tế được đưa ra. Sau đó 03 năm, Thông tư 162/TT-BTC mới được
ban hành hướng dẫn chi tiết hơn hoạt động phát hành DRs cho DN VN. Có thể
thấy nhu cầu huy động vốn thơng qua phát hành chứng khốn niêm yết tại TTCK
quốc tế đã có từ sớm, tuy nhiên phần lớn DN đều không thành công với kế hoạch
đã công bố.


3

Thêm vào đó, mức độ tăng trưởng về quy mơ niêm yết của TTCK trong
nước trong thời gian qua đã khiến việc huy động vốn trong nước của DN niêm
yết trở nên khó khăn hơn. Hoạt động cổ phần hóa DN nhà nước đang được đẩy
mạnh, số lượng công ty đăng ký niêm yết ngày càng tăng, đồng thời DN niêm yết
hiện tại có xu hướng tăng cường niêm yết bổ sung dẫn tới hoạt động huy động
vốn trong nước trở nên cạnh tranh hơn. Phương án huy động vốn từ thị trường
quốc tế được coi là giải pháp giúp DN có thể tiếp cận được nguồn vốn mới. Bên
cạnh hoạt động phát hành trái phiếu DN quốc tế, một số DN đã bắt đầu quay trở
lại với kế hoạch huy động vốn thông qua phương án phát hành cổ phiếu hoặc
DRs trên TTCK nước ngoài.
Trong thời gian qua, với nỗ lực đạt mục tiêu thăng hạng TTCK trong
nước, Chính phủ cũng như cơ quan quản lý thị trường đã từng bước thực hiện các
giải pháp nhằm cải thiện quy mô thị trường, cải thiện các quy tắc hoạt động của
thị trường tiến tới phù hợp với thông lệ quốc tế. Trong số đó, Đề án áp dụng
chuẩn mực kế toán quốc tế vào Việt nam và Đề án cơ cấu lại TTCK tới năm 2025

được đưa ra với những mục tiêu và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của
TTCK trong nước. Trong số những mục tiêu ngắn hạn, tăng trưởng quy mô cho
DN niêm yết, cải thiện hoạt động quản trị công ty, chất lượng thông tin công bố
và tăng tính hiện diện của TTCK Vn trên thị trường quốc tế đóng vai trị quan
trọng nhằm đạt được mục tiêu nâng hạng lên thị trường mới nổi theo tiêu chuẩn
của MSCI. NYC không chỉ mang lại những lợi ích nêu trên cho DN niêm yết mà
còn mang lại lợi ích cho TTCK trong nước. Bởi vậy NYC nên được coi như một
giải pháp quan trọng giúp TTCK sớm đạt được mục tiêu nâng hạng thị trường.
Xét khía cạnh học thuật, hiện nay có rất ít nghiên cứu chính thức và tồn
diện về hoạt động NYC chứng khốn trên thị trường quốc tế của DN VN. Phần
lớn các nghiên cứu chỉ đề cập ngắn gọn về động lực, khó khăn của hoạt động
NYC cũng như phân tích sơ qua về những thách thức cho DN liên quan tới điều
kiện NYC mà chưa tổng hợp được cơ sở lý luận, kinh nghiệm thực tiễn và thực
trạng hoạt động NYC của DN VN trong thời gian qua.


4

Có thể thấy rằng, phần lớn DN VN đều chưa thành công trong hoạt động NYC
tại thị trường quốc tế. Nhu cầu huy động vốn từ TTCK nước ngồi cịn chưa nhận
được sự quan tâm của cơ quan quản lý, DN niêm yết hiện nay cũng như các nhà
nghiên cứu. Trong khi đó, NYC mang lại nhiều lợi ích khơng chỉ cho DN mà cho cả
TTCK trong nước, Trong đó, lợi ích về tăng quy mơ thị trường, cải thiện hoạt động
quản trị công ty và tăng mức độ hiện diện trên thị trường quốc tế là những lợi ích
quan trọng giúp TTCK dễ dàng đạt được những tiêu chuẩn để nâng hạng thị trường
trong thời gian tới. Bởi vậy, câu hỏi đặt ra là động lực nào dẫn tới quyết định NYC
của DN VN? Trở ngại và khó khăn mà các DN gặp phải trong quá trình thực hiện
NYC là gì?
Trong phạm vi Luận án tiến sỹ, với mong muốn nghiên cứu tập trung và
toàn diện về lý luận cho hoạt động NYC cũng như đánh giá thực trạng hoạt động

NYC tại VN hiện nay, mức độ đáp ứng các điều kiện niêm yết nước ngoài và đánh
giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới khả năng đáp ứng điều kiện NYC của
DN VN, từ đó đóng góp tiếng nói giúp các nhà hoạch định chính sách, cơ quan
quản lý thị trường và DN trong việc thúc đẩy hoạt động NYC trên thị trường quốc
tế. Đề tài “Niêm yết chéo chứng khoán trên thị trường quốc tế và giải pháp cho
Việt Nam” đã được lựa chọn làm đề tài luận án tiến sỹ.
2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
2.1. Tổng quan nghiên cứu nước ngồi
Các nghiên cứu nước ngoài về NYC tập trung nghiên cứu cơ sở lý thuyết
về NYC và thực nghiệm tại một số TTCK quốc tế. Câu hỏi nghiên cứu được
nhiều tác giả đã đưa ra xoay quanh vấn đề về nhân tố chi phối quyết định DN
NYC tại thị trường quốc tế? và động lực NYC của DN.
2.1.1. Tổng quan về cơ sở lý thuyết cho hoạt động niêm yết chéo
Lý thuyết phân khúc thị trường (Martket Segmentation Theory)
Lý thuyết phân khúc thị trường được giải thích bởi Errunza và Losq (1985),
Merton (1987) và Alexander và cộng sự (1988). Theo đó, sự dịch chuyển giữa các
thị trường sẽ làm giảm rủi ro hệ thống và tăng giá chứng khoán. Các tác giả ủng hộ
việc dịch chuyển của thị trường sẽ giảm bớt các rào cản đầu tư xuyên biên giới


5

(chi phí đầu tư, u cầu pháp lý, thơng tin bất cân xứng), đa dạng hóa danh mục
đầu tư và giảm thiểu rủi ro. Hoạt động NYC sẽ tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước
ngoài nắm giữ cổ phiếu của cơng ty từ đó san sẻ rủi ro cho các nhóm nhà đầu tư
khác nhau. Rủi ro giảm thiểu sẽ làm giảm chi phí vốn và tăng giá trị của DN.
Lý thuyết về sự hiện diện (Visibility Theory)/ sự thừa nhận của nhà đầu
tư (Investor recognition Theory)
Lý thuyết về sự hiện diện/ sự thừa nhận của nhà đầu tư được nghiên cứu
bởi Merton (1987), Baker và cộng sự (1998). Các tác giả đã chỉ ra rằng số lượng

cổ đông hiện hữu (sự công nhận của nhà đầu tư) lớn hơn sẽ làm giảm chi phí vốn
của DN, tăng giá trị DN. Thêm vào đó, số lượng cổ đơng hiện hữu tăng lên làm
giảm chi phí thơng tin (Hail và Leuz, 2009) bởi những quy tắc công khai thông
tin nghiêm ngặt tại thị trường mục tiêu.
Lang và cộng sự (2003), Karolyi (2004) đã tập trung nghiên cứu vai trò
của nhà phân tích xung quanh hoạt động NYC để chứng minh cho lý thuyết về sự
hiện diện. Kết quả nghiên cứu cho thấy số lượng nhà phân tích tăng lên sau khi
NYC. Mức độ chính xác của các báo cáo phân tích cũng tăng dẫn tới kết quả
định giá cơng ty chính xác hơn. Mặc dù có tác động lên giá trị DN, lý thuyết về
sự hiện diện được chứng minh là sẽ biến mất sau hai năm kể từ thời điểm NYC
(Karolyi, 1998), (King và Segiel, 2004). Như vậy, các nghiên cứu cho thấy mở
rộng khối lượng cổ đông hiện hữu sẽ làm tăng sự hiện diện của công ty kết quả là
tăng giá trị công ty.
Lý thuyết thanh khoản (Liquidity Theory)
Lý thuyết thanh khoản thị trường được đưa ra bởi Amihud và Mendelson
(1986) với luận điểm rằng các công ty tại các thị trường có thanh khoản kém nên
NYC trên các SGDCK với thanh khoản cao, điều này sẽ giảm phần bù rủi ro
thanh khoản và lợi nhuận kỳ vọng của họ. Chính rủi ro thanh khoản và tỷ suất
sinh lời kỳ vọng sẽ giảm nên giá cổ phiếu sẽ tăng. (sinh lời kỳ vọng giảm xuống,
chi phí sử dụng vốn giảm, nhà đầu tư chấp nhận một mức giá cao hơn cho cổ
phiếu với mức cổ tức hoặc thu nhập cho cổ tức là không đổi). Niêm yết chứng
khốn trên thị trường nước ngồi, cơng ty tiếp cận với những thị trường thanh


6

khoản tốt hơn và nguồn vốn lớn hơn sẽ tác động tăng thanh khoản cho phiếu của
công ty tại thị trường trong nước và quốc tế.

Giả thuyết liên kết pháp lý (Legal Bonding Hypothesis)

Coffee (1999, 2002) và Stulz (1999) là những người đầu tiên đưa ra quan
điểm về liên kết pháp lý. Trong nghiên cứu của mình, Coffee đề cập tới vấn đề
các DN có thể lựa chọn thị trường vốn nơi mà họ sẽ niêm yết, tuân thủ quy tắc
quản trị công ty, tiêu chuẩn công bố thông tin và các quy định kế tốn chặt chẽ
hơn. Từ đó thực hiện các hình thức liên kết với những DN có tiêu chuẩn quản trị
cơng ty tốt hơn.
Thêm vào đó, giả thuyết liên kết pháp lý cho rằng các công ty từ những
quốc gia có mức độ bảo vệ nhà đầu tư thấp có thể liên kết với các thị trường có
mức độ bảo vệ nhà đầu tư cao hơn. Việc tăng quyền lợi của cổ đông thiểu số và
tăng khối lượng thông tin được công bố sẽ dẫn tới làm tăng khả năng huy động
vốn của DN và làm giảm chi phí sử dụng vốn, Hail và Leuz (2009).
Lý thuyết ưu tiên khu vực (Proximity preference Theory)
Các nghiên cứu của Pagano và công sự (2001), Claessensvà cộng sự
(2007), và Sarkissian và cộng sự (2003) đã nhấn mạnh tầm quan trọng của địa lý
trong việc lựa chọn niêm yết. Sarkissian và cộng sự (2003) đã tìm ra bằng chứng
cho thấy ưu tiên về vùng lãnh thổ là một yếu tố quan trọng, đặc biệt là đối với
các nước không phải G-5 (Pháp, Đức, Nhật, Mỹ và Anh). Các quyết định tài
chính của DN như quyết định danh mục đầu tư, có xu hướng lựa chọn các tài sản
trong nước hay nói cách khác là khuynh hướng đầu tư trong nước.
Kỳ vọng về giá trị của cổ đông sau khi niêm yết dựa trên lý thuyết ưu tiên
khu vực là trái ngược với lý thuyết về sự thừa nhận của nhà đầu tư. Trong khi lý
thuyết về sự thừa nhận của nhà đầu tư hàm ý cổ đông thu được giá trị lớn nhất
khi thị trường mục tiêu ít tương đồng nhất, do có rào cản về thơng tin cao hơn, lý
thuyết ưu tiên khu vực có hàm ý ngược lại khi lợi ích lớn nhất mang lại cho cổ
đơng tới từ thị trường mục tiêu có nhiều nét tương đồng nhất.


7

Lý thuyết chiến lược kinh doanh (Business strangtegy Theory)

Bởi quyết định NYC sẽ liên quan chặt chẽ tới chiến lược kinh doanh tồn
cầu của cơng ty, lý thuyết chiến lược kinh doanh dự báo về tác động của NYC
lên giá trị của cổ đông (Dodd, 2011). Một số nghiên cứu trước đó đã chỉ ra các
cơng ty có xu hướng NYC trên các thị trường có nhiều DN cùng ngành niêm yết
nhằm củng cố vị thế cạnh tranh trong cùng ngành của họ. Fanto và Karmel
(1997) và Bancel và Mitto (2001) tiến hành khảo sát các quản lý tài chính cơng
ty về lợi ích của NYC. Kết quả cho thấy đặc điểm của ngành và chiến lược kinh
doanh quốc tế của cơng ty là lý do chính dẫn tới quyết định NYC.
2.1.2. Tổng quan nghiên cứu thực nghiệm về niêm yết chéo
Động lực niêm yết chéo của doanh nghiệp
Tiếp cận thị trường vốn quốc tế. Những nghiên cứu trước đây được thực
hiện tại thị trường Mỹ đã chứng minh rằng NYC tại TTCK Mỹ sẽ giúp công ty
dễ dàng tiếp cận nguồn vốn từ các thị trường quốc tế, bao gồm Mỹ và các quốc
gia khác (Reese và Weisbach (2002), Doidge và cộng sự (2004), Hail và Leuz
(2009)). Tuy nhiên, nghiên cứu tại các TTCK phát triển và có khả năng cung ứng
vốn cho công ty trong nước, động lực tiếp cận thị trường vốn quốc tế sẽ khơng
cịn phù hợp (Dobbs và Geodhart, 2008).
Cải thiện mơ hình quản trị công ty, công khai thông tin minh bạch là
một trong số những lợi ích mà NYC mang lại cho DN (Coffee (1999, 2002),
Stulz (1999)). Tuy vậy, King và Segal (2004) đã kiểm chứng giả thuyết liên
kết pháp lý và đưa ra kết luận giả thuyết thường phù hợp với các công ty từ thị
trường mới nổi. Đối với các nước phát triển, mức độ tác động được chứng
minh là thấp hơn.
NYC sẽ giúp DN cải thiện sự hiện diện tại thị trường quốc tế. Merton
(1987), Baker và cộng sự (2002) trong nghiên cứu của mình đã lập luận khi tính
minh bạch của công ty được cải thiện đồng nghĩa với sự nhận thức của nhà đầu
tư về công ty tăng lên do khả năng dễ dàng tiếp cận với thông tin. Thêm vào đó,
số lượng nhà đầu tư hiện hữu tăng lên thông qua NYC cũng làm tăng nhận thức
của nhà đầu tư về công ty.



8

Cải thiện thanh khoản của cổ phiếu, lợi ích về thanh khoản sẽ càng lớn
khi công ty tới từ những thị trường có thanh khoản yếu hơn. Các nghiên cứu
chứng minh thanh khoản của công ty được cải thiện sau NYC dựa trên cơ sở khối
lượng giao dịch và số lượng lệnh giao dịch. Karolyi (1998) nhận định rằng NYC
sẽ giảm chi phí giao dịch cho các nhà đầu tư nước ngồi, từ đó khuyến khích giao
dịch và tăng thanh khoản của cổ phiếu. Trước đó, Amidud và Mendelson (1986)
đã chỉ ra mối quan hệ cùng chiều giữa thanh khoản và giá trị công ty. Như vậy,
thanh khoản cải thiện do chi phí giao dịch giảm sau khi cơng ty NYC.
Nhân tố ảnh hưởng tới quyết định niêm yết chéo của doanh nghiệp
Theo nhiều nghiên cứu trước đay, nhân tố chi phối tới quyết định NYC
của doanh nghiệp bao gồm: nhân tố thuộc về DN, nhóm nhân tố thuộc về TTCK
mục tiêu và nhóm nhân tố thuộc về TTCK trong nước.
Nhóm nhân tố thuộc về DN bao gồm quy mơ DN, sinh lời, chiến lược kinh
doanh, cơ hội tăng trưởng doanh thu, cấu trúc sở hữu, ngành nghề kinh doanh.
Saudagaran (1998) đã tìm ra cơng ty có quy mơ vốn lớn so với TTCK
trong nước có xu hướng NYC nhiều hơn. Kết luận này là phù hợp với lý thuyết
phân khúc thị trường. Pagano (2002), Otavio và công sự (2005), Claessens và
Schmukler (2007) đã ủng hộ quan điểm về quy mơ của cơng ty có ảnh hưởng tới
quyết định NYC. Nhóm tác giả lập luận rằng các cơng ty có quy mơ đủ lớn thì
khả năng đáp ứng điều kiện niêm yết và các chi phí liên quan tới hoạt động NYC
sẽ tốt hơn.
Mối quan hệ giữa khả năng sinh lời với quyết định NYC được Claessens
và Schumukler (2007) chứng minh là cùng chiều khi nhóm tác giả thực hiện các
nghiên cứu trên các công ty tới từ những nền kinh tế phát triển. Nghiên cứu này
là phù hợp với Pagano và cộng sự (2002) khi nghiên cứu thực nghiệm tại các
công ty Châu Âu NYC tại Mỹ. Các tác giả cho thấy rằng những cơng ty có kết
quả hoạt động tốt nhất ở các thị trường mới nổi có thể đủ khả năng niêm yết trên

thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Gvardina và cộng sự
(2013) trên các công ty từ những thị trường mới nổi ở Châu Âu, sinh lời của công
ty dường như không ảnh hưởng tới quyết định niêm yết nước ngoài. Như vậy,


9

nghiên cứu trên các thị trường mới nổi, yếu tố sinh lời có những ảnh hưởng khác
nhau tới quyết định NYC tại thị trường quốc tế.
Bancel và Mittoo (2001), King và Mittoo (2007), Sarkissian và Schill
(2012) đã tìm thấy trong nghiên cứu của mình mối quan hệ giữa chiến lược kinh
doanh của cơng ty và quyết định NYC. Theo đó, cơng ty có chiến lược kinh
doanh tồn cầu thường sẽ có xu hướng niêm yết cổ phiếu của họ ở thị trường
quốc tế và lợi ích cơng ty sẽ đạt tối đa tại thị trường có lượng hàng hóa xuất khẩu
lớn. Tuy vậy, trong nghiên cứu của Pagano và cộng sự (2001) đã đặt ra câu hỏi
về mối quan hệ giữa doanh thu nước ngoài sẽ tác động tới quyết định NYC hay
vì NYC sẽ làm doanh thu nước ngồi của công ty tăng lên?
Cơ hội tăng trưởng của công ty sau niêm yết dựa trên giá trị tăng trưởng
doanh thu đã được chứng minh có mối quan hệ cùng chiều với quyết định NYC
của DN, Cleassens và Schmukler (2007) và Caglio cùng cộng sự (2011). Kết
luận này được Gvardina và cộng sự chứng minh lại trong nghiên cứu của mình ở
các thị trường mới nổi khu vực Châu Âu với mức ý nghĩa thống kê 1%. Tuy vậy,
nghiên cứu của Pagano và cộng sự (2002) đối với các công ty ở Tây Âu khi NYC
tại các thị trường trong khu vực lại khơng tìm thấy mối quan hệ này. Như vậy,
mối quan hệ giữa thị trường mục tiêu và thị trường trong nước có thể sẽ ảnh
hưởng tới mục tiêu tăng trưởng của công ty tại thị trường nước ngồi.
Cấu trúc sở hữu của cơng ty được chứng minh có ảnh hưởng tới quyết
định NYC. Doidge và cộng sự (2006), Leuz và Oberholzer-Gee (2006) đã chứng
minh trong nghiên cứu của mình những DN bị kiểm sốt bởi những nhóm cổ
đơng lớn và có mối quan hệ chính trị mật thiết sẽ khó có khả năng NYC tại các

SGDCK quốc tế.
Miller và cộng sự (2003), Doidge và cộng sự (2004) đã tìm ra mối quan hệ
giữa ngành nghề kinh doanh và quyết định NYC của DN. Cụ thể, một công ty có
xu hướng niêm yết tại các thị trường có mức độ tập trung ngành kinh doanh cao do
được hưởng lợi từ kinh nghiệm niêm yết của các công ty cùng ngành trước đó. Tuy
nhiên, trong nghiên cứu của Abraham và cộng sự (2017) lại kết luận rằng công ty
sẽ lựa chọn thị trường có mức độ cạnh tranh ngành yếu hơn để niêm yết nhằm


10

giảm bớt mức độ cạnh tranh ngành tại thị trường trong nước, nghiên cứu được thực
hiện trên 1179 công ty thuộc các nước thành viên OECD trong 20 năm.
Nhóm nhân tố thuộc về TTCK mục tiêu bao gồm quy mô thị trường, hệ
thống luật chứng khoán và khoảng cách về văn hóa.
Mối quan hệ về quy mơ thị trường với quyết định NYC được nghiên cứu
bởi Claessens và Schmukler (2007) cho thấy DN lựa chọn thị trường mục tiêu
chủ yếu sẽ tập trung vào nhóm các thị trường phát triển có quy mơ vốn lớn như
Mỹ, Anh, Luxembourg, Canada, Italy và Pháp.
Hệ thống luật chứng khoán khác nhau giữa thị trường trong nước và thị
trường mục tiêu sẽ gây khó khăn cho DN NYC trong việc đáp ứng các điều kiện
niêm yết. Với những thị trường có hệ thống luật chứng khoán mạnh, tiêu chuẩn
niêm yết thường sẽ cao hơn (Stulz, 1999).
Sarkissian và Schill (2004), Dodd và công sự (2016) đã tìm thấy rằng các
cơng ty thường ưa thích niêm yết ở các thị trường trong khu vực, có sự tương
đồng về văn hóa. Nghiên cứu của nhóm các tác giả cho thấy yếu tố tương đồng
về mặt địa lý là yếu tố quyết định quan trọng nhất tới quyết định NYC của công
ty ở các nước đang phát triển và các nước phát triển.
Nhóm nhân tố thuộc về thị trường trong nước bao gồm mức độ phát triển
của nền kinh tế, mức độ phân khúc của thị trường vốn trong nước.

Gvardina và cộng sự (2013) đã tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa độ
mở cửa trong thương mại của một quốc gia với xác suất NYC của công ty. Trước
đó, trong các nghiên cứu của Classens và cộng sự (2007), Caglio và cộng sự
(2011) đã tìm thấy những cơng ty có xu hướng mở rộng quy mơ ra thị trường
quốc tế thường đến từ những quốc gia nền kinh tế phát triển.
Cùng trong nghiên cứu của mình, nhóm tác giả Gvardina và cộng sự
(2013) đã chỉ ra những cơng ty tới từ các quốc gia có mức độ bảo hộ cao, khả
năng bảo vệ nhà đầu tư kém có xu hướng thích niêm yết trên thị trường quốc tế.
Kết luận này là phù hợp với nghiên cứu của Karolyi (2004) khi cho rằng công ty
niêm yết trên thị trường quốc tế nhằm mục đích vượt qua những bất lợi của thị


11

trường trong nước, đặc biệt là những công ty tới từ thị trường mới nổi và đang
phát triển.
2.2. Tổng quan nghiên cứu trong nước
Cho tới cuối năm 2018, theo hiểu biết của nghiên cứu sinh, có rất ít nghiên
cứu trực tiếp và tồn diện về NYC chứng khốn trên TTCK nước ngoài dành cho
các DN VN.
Nghiên cứu của Tạ Thanh Bình (2008) là cơng trình nghiên cứu liên quan
trực tiếp tới Luận án. Với hướng tiếp cận hoàn thiện khung pháp lý về niêm yết
cổ phiếu cổ phiếu của DN VN trên TTCK nước ngồi, tác giả đã phân tích thực
trạng và nhu cầu niêm yết cổ phiếu của DN VN, đưa ra thuận lợi và khó khăn khi
DN niêm yết nước ngoài tại thời điểm nghiên cứu. Nội dung nghiên cứu tập
trung phân tích thực trạng nhằm đề xuất hoàn thiện khung pháp lý về niêm yết cổ
phiếu của DN VN. Tại thời điểm nghiên cứu, hệ thống văn bản quy định về niêm
yết nước ngồi chỉ mang tính ngun tắc, chưa có sự hướng dẫn cụ thể.
Khơng nghiên cứu trực tiếp về niêm yết cổ phiếu ra nước ngồi, nghiên
cứu của Trần Thị Thùy Linh (2007) có đề cập gián tiếp tới hoạt động NYC thông

qua nghiên cứu TTCK VN trong giai đoạn hội nhập. Nghiên cứu đưa ra lộ trình
kết nối song phương giữa TTCK VN và TTCK Singapore vào năm 2007 và kết
nối đa phương với các nước ASEAN vào năm 2010. Cùng hướng nghiên cứu với
Trần Thùy Linh, nghiên cứu của Trần Quang Phú (2012) cũng có đề cập tới vấn
đề về NYC của DN VN như một mơ hình hội nhập của TTCK VN vào TTCK
khu vực ASEAN. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng không tập trung vào hoạt động
NYC, đề xuất của nghiên cứu hướng tới sự kết nối giữa các thị trường trên cơ sở
mơ hình kết nối song phương và đa phương giữa các SGDCK, kết nối về điều
kiện kỹ thuật, điều kiện pháp lý, quy trình giao dịch, thanh tốn,…
Nguyễn Thị Tám (2010) trong nghiên cứu của mình đã phân tích thực
trạng NYC của các DN VN và xác định được một số nhân tố ảnh hưởng đến
quyết định lựa chọn thị trường mục tiêu trong giai đoạn nghiên cứu. Tác giả cũng
đã đề xuất những giải pháp giúp DN VN thực hiện niêm yết thành công trên thị
trường quốc tế. Tuy nhiên nghiên cứu của tác giả mới chỉ dừng lại ở việc khảo


×