Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

vận dụng quan điểm triết học giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.63 KB, 15 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
--------------------------

BÀI TẬP NHÓM SỐ 1
MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ
NGHĨA MAC-LÊNIN
Đề 8
Hãy vận dụng qua điểm toàn diện để giải quyết một
tình huống trong lĩnh vực tự nhiên, xã hội hoặc tư duy
Lớp: 3816
Nhóm: B3
 MỤC LỤC 
Trang
2
2


2
2
4
5
6

Lời nói đầu
Phần I: Cơ sở lý luận

7

1.Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
a. Khái niệm về mối liên hệ phổ biến


b. Các tính chất của mối liên hệ
2.Quan điểm tồn diện

7
11

Phần II: Hiện trạng ùn tắc giao
thơng hiện nay
Phần II: Vận dụng quan điểm tồn
diện để tìm ra nguyên nhân và đưa
ra giải pháp
1.Nguyên nhân
2. Giải pháp



Lời nói đầu

1


Làm thế nào để giải quyết tình dứt điểm tình trạng ùn tắc giao thông tại các
thành phố lớn là một câu hỏi được đặt ra trong rất nhiều năm qua mà vẫn
chưa có câu trả lời phù hợp. Ùn tắc giao thông đã và đang trở thành một vấn
đề xã hội hàng đầu tại Việt Nam, làm ảnh hưởng tới nền kinh tế, môi trường,
sức khỏe của người dân,… và đặc biệt là làm xấu đi hình ảnh của Việt Nam
trong mắt bạn bè quốc tế. Đã có rất nhiều giải pháp được đề ra và thưc hiện
nhưng trên thực tế hiệu quả lại rất khiêm tốn, lý do là các nhà chức trách chưa
vận dụng đúng và triệt để những nguyên tắc phương pháp luận rất có giá trị
trong hệ tư tưởng Mác – Lênin. Dựa trên cơ sở này, nhóm chúng em xin đề ra

những giải pháp để khắc phục hiện trạng ùn tắc giao thông hiện nay thông qua
đề tài “ Hãy vận dụng quan điểm tồn diện để giải quyết một tình huống trong
lĩnh vực tự nhiên hoặc xã hội, hoặc tư duy “. Đề giải quyết vấn nạn ùn tắc
giao thông theo quan điểm toàn diện, trước hết ta phải hiểu được cơ sở lý luận
của phương pháp quan điểm toàn diện, nhận thức được thực trạng giao thông
hiện nay ở Việt Nam, sau đó vận dụng quan điểm này để tìm ra ngun nhân
và các giải pháp tối ưu.

Phần I: Cơ sở lý luân
1/ Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
a.Khái niệm về mối liên hệ phổ biến
- Mối liên hệ là sự quy định, tác động, chuyển hóa lẫn nhau giữa các yếu tố
trong cùng một sự vật hiện tượng hoặc giữa các sự vật hiện tượng với nhau.
Mối liên hệ phổ biến là những mối liên hệ tồn tại phổ biến trong cả tự nhiên
xã hội và tư duy.
- Các sự vật, các hiện tượng và các quá trình khác nhau của thế giới có mối
liên hệ qua lại, tác động, ảnh hưởng lẫn nhau hay chúng tồn tại biệt lập, tách
2


rời nhau? Nếu chúng có mối liên hệ qua lại thì cái gì quy định mối liên hệ đó?
Đó là câu hỏi lớn của triết học, có rất nhiều quan điểm về vấn đề này, thậm
chí có những quan điểm trái ngược nhau.
Đối với vấn đề thứ nhất, trong lịch sử triết học, ta thấy hai quan điểm
lớn sau: Theo chủ nghĩa duy vật siêu hình các sự vật, hiện tượng tồn tại biệt
lập, tách rời nhau, cái này tồn tại bên cạnh cái kia. Chúng khơng có sự phụ
thuộc, khơng có sự ràng buộc và quy định lẫn nhau. Nếu giữa chúng có sự
quy định lẫn nhau thì cũng chỉ là những quy định bề ngồi, mang tính ngẫu
nhiên. Với cách nhìn này thì con người “ chỉ thấy những sự vật riêng biệt mà
khơng nhìn thấy mối liên hệ qua lại giữa những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy sự tồn

tại của những sự vật ấy mà không nhìn thấy sự phát sinh và tiêu vong của
những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh của những sự vật ấy mà quên
mất sự vận động của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy cây mà khơng thấy rừng”.
Tuy nhiên có một số ít người theo quan điểm này cho rằng các sự vật, hiện
tượng có mỗi liên hệ với nhau nhưng các hình thức liên hệ khác nhau khơng
có khả năng chuyển hóa lẫn nhau. Ngược lại, những người theo quan điểm
biện chứng lại cho rằng, các sự vật, hiện tượng, các quá trình khác nhau vừa
tồn tại độc lập, vừa quy định, tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau.
Đối với vần đề thứ hai, những người theo chủ nghĩa duy tâm khách
quan và chủ nghĩa duy tâm chủ quan trả lời rằng, cái quyết định mối liên hệ,
sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng là một lực lượng siêu tự
nhiên (như trời) hay ở ý thức, cảm giác của con người. Theo nhà triết học duy
tâm khách quan Hêghen thì “ ý niệm tuyệt đối” là nền tảng của mối liên hẹ
giữa các sự vật, hiện tượng. Còn Beccli, nhà triết học duy tâm chủ quan quan
niệm rằng: “ Vật thể trong thế giới quanh ta là sự phức hợp của cảm giác”,
cảm giác là nền tảng của mối liên hệ giữa sự vật, hiện tượng. Các nhà duy vật
biện chứng có quan điểm hồn tồn khác với quan điểm trên. Họ thấy rằng,
tuy trong thế giới xung quanh ta, các sự vật, hiện tượng thì vơ cùng đa dạng,
3


phong phú nhưng chúng thống nhất với nhau ở tính vật chất. Điều này có
nghĩa là mọi bộ phận của thế giới vật chất đều có mối liên hệ thống nhất, biểu
hiện ở chỗ chúng đều là những dạng cụ thể của vật chất, là những kết cấu vật
chất, hoặc có nguồn gốc vật chất, do vật chất sinh ra và cùng chịu sự chi phối
của những quy luật khách quan phổ biến của thế giới vật chất. Các sự vật,
hiện tượng ln khơng ngừng biến đổi, chuyển hóa, là nguồn gốc, nguyên
nhân và kết quả của nhau. Do vậy, tính thống nhất vật chất của thế giới vật
chất là cơ sở của mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng. Các sự vật, hiện
tượng chỉ có thể biểu hiện sự tồn tại của mình thơng qua sự vận động, tác

động lẫn nhau đồng thời nhờ đó mà mối liên hệ giữa chúng được thể hiện.

b. Các tính chất của mối liên hệ
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, mối liên hệ có ba tính chất
cơ bản: Tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú.
- Tính khách quan của mối liên hệ biểu hiện: các mối liên hệ là vốn có của
mọi sự vật, hiện tượng; nó khơng phụ thuộc vào ý thức của con người.
- Tính phổ biến của mối liên hệ biểu hiện: bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào;
ở bất kỳ không gian nào và ở bất kỳ thời gian nào cũng có mối liên hệ với
những sự vật, hiện tượng khác. Ngay trong cùng một sự vật, hiện tượng thì
bất kỳ một thành phần nào, một yếu tố nào cũng có mối liên hệ với những
thành phần, những yếu tố khác.
- Tính đa dạng, phong phú của mối liên hệ biểu hiện: sự vật khác nhau, hiện
tượng khác nhau, không gian khác nhau, thời gian khác nhau thì các mối liên
hệ biểu hiện khác nhau. Có thể chia các mối liên hệ thành nhiều loại: mối liên
hệ bên trong, mối liên hệ bên ngoài, mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ thứ
yếu, ... Các mối liên hệ này có vị trí, vai trị khác nhau đối với sự tồn tại và
vận động của sự vật, hiện tượng. Tuy nhiên, sự phân chia từng cặp mối liên
hệ chỉ mang tính tương đối, mỗi loại mối liện hệ chỉ là một mắt xích của mối
4


liên hệ phổ biến. Mỗi loại mối liên hệ có thể chuyển hóa lẫn nhau tùy theo
phạm vi bao quát của mối liên hệ hoặc do kết quả vận động và phát triển của
chính các sự vật .

2/ Quan điểm toàn diện
Từ việc nghiên cứu nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của sự vật hiện tượng,
triết học Mác - Lênin rút ra quan điểm toàn diện trong nhận thức.
- Quan điểm tồn diện địi hỏi chúng ta nhận thức về sự vật trong mối liên hệ

qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật và
trong sự tác động qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác, kể cả mối liên hệ
trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp. Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận thức đúng
về sự vật.
- Quan điểm tồn diện địi hỏi chúng ta phải biết phân biệt từng mối liên hệ,
phải biết chú ý tới mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất, mối liên hệ chủ
yếu, mối liên hệ tất nhiên, và lưu ý đến sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các mối
liên hệ để hiểu rõ bản chất của sự vật và có phương pháp tác động phù hợp
nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động của bản thân.
- Trong hoạt động thực tế, theo quan điểm toàn diện, khi tác động vào sự vật,
chúng ta không những phải chú ý tới những mối liên hệ nội tại của nó mà cịn
phải chú ý tới những mối liên hệ của sự vật ấy với các sự vật khác. Đồng thời,
chúng ta phải biết sử dụng đồng bộ các biện pháp, các phương tiện khác nhau
để tác động nhằm đem lại hiệu quả cao nhất

Phần II: Hiện trạng ùn tắc giao thông hiện nay
5


Trong những năm gần đây, đất nước ta ngày càng phát triển hơn để hoà nhập
theo xu hướng chung của thế giới. Nhịp sống con người dường như hối hả
hơn trong trăm ngàn hoạt động: kinh doanh, lao động, học tập, thể thao,... Bởi
vậy, nhu cầu đi lại thuận tiện là một điều thiết yếu. Tuy nhiên, tại những nơi
đô thị phát triển, những thành phố lớn mà đặc biệt là Hà Nội và TP Hồ Chí
Minh, tình trạng ùn tắc giao thơng đang là vấn đề nóng bỏng, là nỗi bức xúc
của người dân khi tham gia giao thông và là điều nan giải đối với các nhà
chức trách. Tại Hà Nội, hiện nay, một số tuyến đường thường xuyên lâm vào
cảnh ùn tắc kéo dài, ùn tắc trầm trọng được các cơ quan chức năng “ chỉ mặt
điểm tên” như : Thái Hà, Chùa Bộc, Đê La Thành, Trần Đại Nghĩa, Kim Liên,
Nguyễn Lương Bằng, Nguyễn Trãi, Giải Phóng, Ngã Tư Sở, …. đơn cử như

ngã ba phố Bùi Ngọc Dương ra phố Thanh Nhàn, vào đầu giờ sáng và trong
những buổi chiều muộn tại đây ùn tắc hàng cây số. Phương tiện đi lại từ phố
Bùi Ngọc Dương ra phố Thanh Nhàn cắt dòng phương tiện đi trên dường đó
đã khiến lực lượng dân phố, dân phịng tại các phường lân cận dù có tăng
cường cùng cơng an điều khiển, hướng dẫn giao thông cũng bất lực trước
cảnh người và phương tiện “bó” vào nhau. Bên cạnh đó, rất nhiều dự án thi
cơng các cơng trình đều chậm tiến độ, thi công kéo dài, điều này cũng đã dẫn
đến hiện trạng ùn tắc giao thông hiện nay. Đơn cử như cơng trình tàu điện
trên cao đã khiến cho đoạn đường Nguyễn Trãi thường xuyên ùn tắc. Hay như
tuyến đường vành đai ba, sáu năm đã trôi qua, nút giao thông cầu vượt Dịch
Vọng vẫn ngổn ngang như công trường đang xây dựng. Nhiều năm qua, công
trường thi công mở rộng, nâng cấp tuyến “vành đai” này lúc thì dồn dập, lúc
thì chậm rãi, như thử thách long kiên nhẫn của người dân. Trao đổi với phóng
viên Báo Giao thơng, Trung tá Nguyễn Đỗ Hàn - Đội phó Đội CSGT số 7
(Phịng CSGT Cơng an TP Hà Nội) cho biết: Đội quản lý các tuyến đường
của hai quận Hà Đông và Thanh Xuân - đều là các điểm nóng giao thơng hiện
nay. Cả người đi đường lẫn CSGT đều khổ vì các dự án đường sắt trên cao
đang triển khai, đường rào chắn, thu hẹp hơn trước nhiều nên tình trạng ùn ứ
6


liên miên. Nhất là ở ngã tư đường vào Khu Đô thị Văn Quán (phường Mỗ
Lao), rồi đoạn Chiến Thắng - Phùng Khoang (phường Văn Quán), đoạn
Khương Đình - Royal City - Ngã tư Sở. Vì vậy, Đội thường xuyên bố trí một
tổ gồm ba đồng chí, sáng ứng trực tại các vị trí trên từ 6h30 đến 8h30, chiều
từ 16h30 đến 18h30. Ngồi ra, đội cịn bố trí một tổ tuần tra lưu động trên
tuyến, kịp thời “tháo ngòi” những điểm nguy cơ ùn tắc. Hôm nào tắc đường
nhiều thì mỗi khi về đến nhà anh em mỏi nhừ người, bởi phải liên tục di
chuyển, thổi còi, điều khiển giao thơng, bà con đứng (tắc đường) thì mình
phải chạy (len vào dịng người để hướng dẫn, điều tiết). Ngồi ra, tình trạng

tắc nghẽn giao thơng cũng diễn ra khá phổ biến ở các trường học tại TP Hồ
Chí Minh. Hải Thượng Lãn Ông là trục đường tập trung nhiều trường như:
Trường mầm non Hà Huy Tập, trường tiểu học Hà Huy Tập 2, trường THCS
Hà Huy Tập , trường THPT Nguyễn Trường Tộ. Số lượng phụ huynh học
sinh đón con em rất đông. chủ yếu đi bằng phương tiện ô tô xe máy , bên
cạnh đó có nhiều quán hàng mở ra xung quanh trường lấn chiếm hành lang an
tồn giao thơng , trong khi lịng đường chỉ rộng 7 - 8m nên tình trạng ách tắc
giao thơng ln diễn ra vào những giờ cao điểm (khi đưa đón học sinh) đã
khá lâu vẫn không được giải quyết khiến nhiều người bức xúc.

Phần III: Vận dụng quan điểm toàn diện để tìm ra
nguyên nhân và đưa ra giải pháp
1/ Nguyên nhân
Sau 27 năm đổi mới, bên cạnh những thành tựu về phát triển kinh tế xã hội và đời sống, đối mặt với áp lực của sự bùng nổ nhu cầu giao thông và
sở hữu phương tiện cơ giới cá nhân trong khi phát triển cơ sở hạ tầng và vận
tải hành khách cơng cộng khối lớn địi hỏi thời gian dài; hệ thống giao thông
đô thị của các thành phố lớn như thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh
đang hàng ngày, hàng giờ đối mặt với tình trạng ùn tắc, tai nạn giao thơng và
7


ô nhiễm môi trường do giao thông vận tải. Để giải quyết bài tốn hóc búa này,
những năm qua, lãnh đạo hai thành phố đã đưa ra áp dụng hàng loạt các giải
pháp: từ xén vỉa hè, mở rộng lòng đường, bịt ngã ba, tư đến điều chỉnh đèn đỏ
cho rẽ phải, tăng phí trước bạ, phạt nặng các lỗi vi phạm giao thông trong nội
đô, đổi giờ làm, cấm trơng giữ xe, phân làn… thậm chí cịn có những biện
pháp gây rất nhiều tranh cãi như đề xuất đi theo xe chẵn lẻ của thành phố Hồ
Chí Minh hay đề xuất cấm xe ô tô 5x5 của ông Mai Trọng Tuấn, cựu phi cơng
đệ trình lên Chính phủ nhưng ùn tắc giao thông cũng chỉ mới giảm được một
phần rất khiêm tốn. Nhìn lại khoảng 10 năm qua, bắt đầu từ lúc những con

đường Hà Nội kẻ biển đỏ làn dành cho xe thô sơ dọc theo Phố Huế - Hàng
Bài đầu năm 2000, rồi năm 2003 thí điểm “Phân làn theo loại phương tiện”
trên đường Kim Mã với sự hỗ trợ của Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản
(JICA) cùng với giải pháp “Mỗi người chỉ được đăng ký một xe máy”. Rồi lại
JICA năm 2007 thí điểm Phân làn theo loại phương tiện trên đường Ðại Cồ
Việt - Trần Khát Chân, Thái Hà - Chùa Bộc, Giải Phóng, Phạm Hùng. Ðến
năm 2009 cả Hà Nội xao động vì Tổ chức giao thơng bằng đảo hình xuyến dẹt
mà dư luận gọi nôm na là "bịt nút". Gần đây nhất, là hai tháng liên tục phân
làn theo phương tiện trên các phố như Phố Huế - Hàng Bài, Bà Triệu, Giải
Phóng, Xã Ðàn,... với quyết tâm mạnh mẽ cho dù đã có cán bộ Thanh tra
Giao thơng bị thương rồi hàng loạt người tham gia giao thông gặp tai nạn với
những cột biển báo phân làn. Vậy nhưng, xem chừng tình hình ùn tắc chưa
mấy cải thiện.Các giải pháp trên đều là những giải pháp đã được nghiên cứu
kĩ lưỡng, thậm chí có sự tham khảo và sự giúp đỡ của các chuyên gia nước
ngoài. Song tại sao những giải pháp đó vẫn khơng hiệu quả, hoặc chưa thực
hiện đã bị người dân phản đối? Bởi vì nó không phù hợp với thực tiễn, không
nằm trong một bức tranh tổng thể của các giải pháp. Nó giống như câu
chuyện "thầy bói xem voi"- con voi to bằng cái quạt, hay bằng cái cột
đình...đều đúng. Nhưng mà chỉ là những bộ phận, những "lát cắt" mà không
phản ánh đúng được bản chất, phản ánh được đúng những cái cơ bản nhất,
8


quan trọng nhất của cả vấn đề. Dễ thấy rằng những giải pháp mà Bộ Giao
Thông Vận Tải đưa ra chỉ là những biện pháp tình thế, tạm thời và chắp vá, là
những cách giải quyết “phần ngọn”.Tuy nhiên cũng khơng thể phủ định rằng
những giải pháp trên có lẽ đã có phần nào làm giảm ùn tắc giao thơng. Tại Hà
Nội, số điểm thường xuyên xảy ra ùn tắc đã giảm từ 124 điểm xuống còn 57
điểm. Với TP Hồ Chí Minh, hiện chỉ cịn 76 điểm so với 120 điểm vào năm
2008; thời gian của các vụ ùn tắc giao thông cũng đã giảm nhiều, số lượng

các vụ ùn tắc giao thông kéo dài trên 30 phút hầu như rất ít khi xảy ra. Tuy
nhiên, những biện pháp trên vẫn rời rạc, chưa gắn kết với các giải pháp khác,
chưa có chiến lược cụ thể, thì khơng thể giải quyết tận gốc vấn đề. Dù sao,
suy cho cùng thì đây cũng chỉ là giải pháp mang tính tình thế, giải quyết bức
xúc trước mắt và chỉ phát huy tác dụng ở một thời điểm nhất định, gắn với
một hồn cảnh cụ thể.Vì vậy, để có thể giải quyết triệt để vấn đề giao thơng
đơ thị thì phải nêu ra được những biện pháp “gốc rễ”, phải đặt nó trong mối
quan hệ với toàn thể mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Giải quyết giao thông
đô thị phải là giải pháp tổng thể, và khơng chỉ có ngành giao thông, mà là của
cả xã hội.
Để thấy được hết tất cả các dữ liệu về bài tốn giao thơng đơ thị này,
cũng như tìm được cái căn ngun cốt lõi của nó thì có lẽ chúng ta phải bắt
đầu đi từ những nguyên nhân chính gây ra nạn ùn tắc. Theo nhóm chúng em,
có bốn ngun nhân chính: cơ sở hạ tầng lạc hậu, cũ kĩ; cơ chế quản lý còn
lỏng lẻo, yếu kém; ý thức người tham gia giao thơng cịn chưa cao và sự bùng
nổ dân số, các phương tiện giao thông cá nhân trong các thành phố lớn hiện
nay.
Thứ nhất, cơ sở hạ tầng giao thông thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được
nhu cầu giao thông vận tải và phát triển kinh tế - xã hội, chưa theo kịp được
sự phát triển của kiến trúc đô thị; kết cấu hạ tầng giao thơng vận tải cịn thiếu
về số lượng và phân bổ chưa hợp lý. Đất dành cho giao thông ở các đô thị lớn,
đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh thấp, hiện nay khoảng 8% trên đất đô
9


thị, trong khi yêu cầu đất dành cho giao thông phải đạt từ 24-26% cho tiêu
chuẩn và theo luật là khoảng 16-26%. Diện tích bãi đỗ xe thì chỉ đạt chưa đến
1%, Hà Nội là 0,3% và TP. Hồ Chí Minh là 0,8% trong khi đó yêu cầu là từ
3-5% trên tổng diện tích đất đơ thị. Thêm vào đó là tổ chức mạng lưới giao
thơng cịn rất bất cập, còn thiếu các tuyến vành đai tránh qua các thành phố

lớn. Chẳng hạn như đi từ Bắc vào Nam hay đi từ phía Tây xuống phía Đơng
đều phải qua Hà Nội. Từ đó chuyện ách tắc là khơng thể tránh khỏi.
Thứ hai, cơ chế quản lý còn lỏng lẻo, yếu kém. Có thể thấy sự phối hợp
trong thực hiện một số nhóm giải pháp cịn chưa đồng bộ, quyết liệt, điển
hình như: việc phối hợp trong tổ chức triển khai việc di dời trường học, bệnh
viện, trung tâm hành chính ra khỏi khu trung tâm; công tác quản lý trật tự
lịng đường, vỉa hè các tuyến phố trong đơ thị; một số giải pháp triển khai chỉ
quan tâm đến tiến độ thực hiện, thiếu sự phối hợp giữa hai thành phố với các
Bộ, ngành địa phương có liên quan, dẫn đến hiệu quả thực hiện chưa cao, gây
dư luận không thuận lợi trong việc triển khai Nghị quyết số 16/NQ-CP về
từng bước khắc phục ùn tắc giao thông của hai thành phố Hà Nội và TP. Hồ
Chí Minh.
Thứ ba, ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ của người tham
gia giao thơng hiện nay rất kém, đây chính là ngun nhân hàng đầu khiến
tình hình ùn tắc giao thơng tăng đột biến. Đặc biệt là tại TP. Hồ Chí Minh,
tình hình lưu thơng khá lộn xộn, mạnh ai nấy chạy, bất chấp quy định của
pháp luật. Nhất là ở những tuyến đường, giao lộ vắng bóng cảnh sát giao
thơng, tình trạng người điều khiển phương tiện ngang nhiên vi phạm giao
thông ngày càng phổ biến, như một hiện tượng xã hội đáng báo động. Những
hình ảnh người tham gia giao thơng cố tình vượt đèn đỏ, đi vào đường ngược
chiều, đường cấm, lấn tuyến, tìm mọi cách chèn lách để vượt lên trước
phương tiện khác... diễn ra hầu hết ở mọi tuyến đường, giao lộ.Thêm nữa việc
đỗ xe trái nơi quy định cũng là một trong số những thủ phạm chính gây nên
ùn tắc giao thơng những giờ cao điểm.
10


Cuối cùng đó là do sự bùng nổ một cách khó kiểm sốt của dân cư và
các phương tiện giao thơng cá nhân trong lịng các thành phố lớn. Các khu đô
thị nội đô vẫn mọc lên như nấm bất chấp sự quá tải của hệ thống giao thông

đô thị. Thêm nữa do mức sống người dân ngày càng được cải thiện, số xe con
lưu thông trên đường ngày càng tăng trong khi đó lượng người mà phương
tiện này di chuyển thì rất thấp gây ùn tắc kéo dài. Trên cả là sự tập trung của
các trung tâm y tế, giáo dục, thương mại ở khu vực nội thành, thậm chí trong
các khu phố cũ, càng gia tăng áp lực về tình trạng q tải giao thơng trong nội
thành.

2/ Giải pháp
Từ những nguyên nhân chính nêu ở trên chúng ta có thể đề ra các giải
pháp khắc phục một cách cơ bản hay chính là những giải pháp “gốc rễ” để có
thể giải quyết một cách triệt để vấn đề giao thông đô thị đang ngày càng gay
gắt hiện nay.
Thứ nhất phải giải quyết ngay vấn đề cơ sở hạ tầng. Cần mở rộng các
tuyến đường nội đô đồng thời xây dựng thêm các tuyến đường vành đai,
đường ngầm, cầu vượt và tăng cường hệ thống đèn giao thông tại những điểm
đen của nạn ùn tắc. Đây là những giải pháp tốn kém và phức tạp, tuy nhiên để
giải phóng lượng người tham gia giao thông trên các trục đường chính thì đây
chính là điều chúng ta cần triển khai. Thực tế đã chứng minh rằng, những
tuyến đường lớn trước đây hay bị ùn tắc nhiều giờ liền trong giờ cao điểm thì
bây giờ đã có thể lưu thơng một cách khá thoải mái nhờ hệ thống cầu vượt,
người dân tỏ ra rất hài lòng với hệ thống này. Tuy nhiên cần chú ý từ giải
pháp đến thực tế triển khai nhiều khi chúng ta làm quá chậm, triển khai còn
chưa đồng bộ, bất hợp lý, chưa làm xong tuyến đường này đã dây ra các tuyến
đường khác càng làm cho vấn nạn ùn tắc thêm trầm trọng.
Thức hai cần giải quyết ngay cơ chế quản lý lỏng lẻo về vấn đề ùn tắc
giao thông. GIải pháp đưa một số cơ sở giáo dục đại học và các bệnh viện lớn
11


ra ngoại thành đã được đề xuất và phê chuẩn từ rất lâu, nhưng trên thực tế đây

vẫn chỉ là giải pháp trên giấy tờ. Bộ Xây dựng, Bộ GD-ĐT, Bộ Y tế và các
Bộ, ngành liên quan cần phối hợp chặt chẽ với Hà Nội và TP.HCM, nhanh
chóng bàn bạc đưa ra lộ trình, quyết định và thực hiện triển khai không chần
chừ, nếu tiếp tục chẫm trễ sẽ không bao giờ giải quyết được. Vấn đề thứ hai là
cơng tác quản lý lịng đường, cùng với việc xây dựng thêm các bãi đỗ xe, các
cơ quan chức năng phải có những biện pháp mạnh với những người để xe tùy
tiện trên lề đường; những phường, quận cho thuê vỉa hè làm nơi để xe máy, ô
tô; đồng thời tang cường cơng tác kiểm tra rà sốt sai phạm. Để thực hiện tốt
điều này cũng cần có sự phối hợp chặt chẽ, nhất quán giữa các Bộ ngành liên
quan, giữa trung ương và địa phương. Nơi nào để vi phạm trật tự đơ thị, lấn
chiếm lịng lề đường, hành lang đường bộ để xảy ùn tắc thì Chủ tịch địa
phương đó phải chịu trách nhiệm trước những cơ quan chức năng có thẩm
quyền cao hơn.
Ý thức của người dân cũng là vấn đề đau đầu đối với các cơ quan chức
năng. Có hai giải pháp cần được thực hiện đồng thời và thực hiện một cách
thực sự nghiêm túc là giáo dục và xử phạt. Vấn đề giáo dục về giao thơng thì
năm nào cũng có, tại rất nhiều trường học, trên đủ các loại phương tiện thông
tin đại chúng, nhưng giáo dục một cách hời hợt, cho có thì chỉ làm tốn kinh
phí và cơng sức. Số lượng người dân quan tâm đến giao dục giao thông là rất
ít.
Về việc bùng nổ số lượng phương tiện cá nhân tham gia giao, đẩy
nhanh tiến độ thực hiện các dự án phát triển vận tải hành khách cơng cộng có
khối lượng lớn như: đường sắt đơ thị, xe bt có sức chở lớn, tàu điện
ngầm… là một trong những giải pháp cần thiết để hạn chế vấn đề này. Không
những phải đẩy nhanh tiến độ thực hiện mà sau khi thực hiện xong còn phải
khiến cho người dân bỏ qua được nhu cầu về phương tiện cá nhân để tham gia
vào các phương tiện giao thông công cộng này. Thực tế ngày nay có rất nhiều
người dân khơng cịn lựa chọn xe buýt nữa vì thái độ của nhân viên xe buýt
12



quá kém, lái xe rất ẩu không sợ ai trên đường. Chưa kể xe buýt còn làm trầm
trọng thêm vấn đề ô nhiễm trong các thành phố lớn. Những vấn đề này chưa
được xử lý hiệu quả và chính nó là một phần nguyên nhân dẫn đến tình trạng
ùn tắc giao thông mà các cơ quan chức năng không thể giải quyết nổi.
Giải quyết vấn nạn giao thơng địi hỏi cả xã hội vào cuộc bằng các giải
pháp tổng thể, nếu làm rời rạc, chặt khúc, thì sẽ khó thành cơng. Các chủ
trương, chính sách khắc phục tình hình ùn tắc giao thơng của chúng ta hiện
nay cịn mang nhiều tính thời vụ, ngắn hạn, khơng giải quyết được vấn đề gốc
rễ, nhiều chủ trương chính sách cịn bất hợp lý, do chúng ta khơng tn theo
quan điểm tồn diện. Vì vậy trong nhận thức và thực tiễn, chúng ta phải có
quan điểm tồn diện, tránh quan điểm phiến diện chỉ xét sự vật, hiện tượng ở
một mối liên hệ đã vội vàng kết luận về bản chất hay về tính quy luật của
chúng.Tuy bài viết này cịn nhiều thiếu sót, nhưng hy vọng có thể giúp ích
phần nào cho các cơ quan chức năng trong việc giải quyết vấn đề ùn tắc giao
thông tại Việt Nam, đặc biệt là ở các thành phố lớn.
--------------------------------------------------------

 Danh mục tài liệu tham khảo
- Giáo trình những ngun lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin
- Giáo trình triết học Mác-Lênin ( dùng trong các trường đại học, cao
đẳng )
-

www.antoangiaothong.gov.vn
www.doko.vn
www.dantri.com.vn
www.nhandan.com.vn
www.giaothongvantai.com.vn
www.autodaily.vn

www.vietbao.vn
www.kilobooks.com

13


14



×