Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

quan hệ giữa nhu cầu phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường ở Việt Nam dựa trên quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.06 KB, 11 trang )

MỞ ĐẦU
Hiện nay, Việt Nam là một đất nước đang trên đà phát triển, sự tăng trưởng cao là
một sự cần thiết làm cho đất nước nhanh chóng đi lên để hòa nhập với nền kinh tế
thế giới và khu vực. Tuy nhiên việc tốc độ tăng trưởng cao kéo theo một thực trạng
đó là một khối lượng tài nguyên sẽ bị khai thác để sử dụng, đồng nghĩa sẽ có một
khối lượng lớn chất thải thải rmơi trường. Đặc biệt trong những năm gần đây, do
nước ta đang trong giai đoạn cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đã đẩy mạnh q trình
đơ thị hóa dẫn đến tình trạng môi trường ngày càng bị ô nhiễm nặng nề. Bởi vậy
vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay rất được quan tâm. Muốn có một sự phát triển
bền vững thì phải có cơng tác bảo vệ mơi trường.
Trên quan điểm Triết học bài tiểu luận sau của em sẽ trình bày về quan hệ giữa
nhu cầu phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường ở Việt Nam dựa trên quy luật
thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Với kiến thức chưa cao, bài làm sẽ
còn nhiều thiếu sót, em mong thầy cho sẽ sửa chữa và góp ý để em hồn thiện kiến
thức hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !

1


NỘI DUNG
Chương 1. Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
1.1

Khái niệm mâu thuẫn và các tính chất chung của mâu thuẫn
- Khái niệm mâu thuẫn
Trong phép biện chứng, khái niệm mâu thuẫn dùng để chỉ mối liên hệ
thống nhất, đấu tranh và chuyển hóa giữa các mặt đối lập của mỗi sự vật,
hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau. Đây là quan niệm
biện chứng về mâu thuẫn, khác căn bản với quan niệm siêu hình, mâu thuẫn
là cái đối lập phản logic, khơng có sự thống nhất, khơng có sự chuyển hóa


giữa các mặt đối lập.
Nhân tố tạo thành mâu thuẫn là mặt đối lập. Khái niệm mặt đối lập dùng
để chỉ những mặt, những thuộc tính, những khuynh hướng vận động trái
ngược nhau nhưng đồng thời lại là điều kiện, tiền đề tồn tại của nhau. Thí
dụ, điện tích âm và điện tích dương trong một ngun tử, đồng hóa và dị
hóa của một cơ thể sống, sản xuất và tiêu dùng trong hoạt động kinh tế của
xã hội, chân lý và sai lầm trong quá trình phát triển, nhận thức,…
- Các tính chất chung của mâu thuẫn
Mâu thuẫn có tính khách quan và tính phổ biến. Theo Ph.Awngghen: “Nếu
bản thân sự di động một cách máy móc đơn giản đã chứa đựng mâu thuẫn,
thì tất nhiên những hình thức vận động cao hơn của vật chất và đặc biệt là
sự sống hữu cơ và sự phát triển của sự sống hữu cơ đó lại càng phải chứa
đựng mâu thuẫn… sự sống trước hết chính là ở chỗ một sinh vật trong mỗi
lúc vừa là nó nhưng lại vừa là một cái khác. Như vậy, sự sống cũng là một
mâu thuẫn tồn tại trong bản thân các sự vật và các quá trình, một mâu thuẫn
thường xuyên nảy sinh và tự giải quyết, và khi mẫu thuẫn chấm dứt thì sự
sống cũng khơng cịn nữa và cái chết xảy đến. Cũng như chúng ta thấy rằng
trong lĩnh vực tư duy , chúng ta khơng thể thốt khỏi mâu thuẫn; chẳng hạn
như mâu thuẫn giữa năng lực nhận thức vô tận ở bên trong của con người
với sự tồn tại thực tế của năng lực ấy trong những con người bị hạn chế bởi
hoàn cảnh bên ngoài, và bị hạn chế trong những năng lực nhận thức, mâu
thuẫn này được giải quyết trong sự nối tiếp của các thế hệ, sự nối tiếp đó ít
2


1.2

ra đối với chúng ta trên thực tiễn cũng là vô tận và được giải quyết trong sự
vận động đi lên vơ tận”
Mâu thuẫn khơng những có tính khách quan, tính phổ biến mà cịn có tính

đa dạng, phong phú. Tính đa dạng của mâu thuẫn biểu hiện ở chỗ: mỗi sự
vật, hiện tượng, q trình đề có thể bao hàm nhiều loại mâu thuẫn khác
nhau, biểu hiện khác nhau trong những điều kiện lịch sử, cụ thể khác nhau;
chúng giữ vị trí, vai trị khác nhau đối với sự tồn tại, vận động và phát triển
của sự vật. Đó là mâu thuẫn bên trong và bên ngoài, cơ bản và không cơ
bản, chủ yếu và thứ yếu,.. Trong các lĩnh vực khác nhau cũng tồn tại những
mâu thuẫn với những tính chất khác nhau tạo nên tính phong phú trong sự
biểu hiện của mâu thuẫn.
Quá trình vận động của mâu thuẫn
Trong mâu thuẫn, các mặt đối lâp vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh
với nhau. Khái niệm thống nhất của các mặt đối lập dùng để chỉ sự liên hệ,
ràng buộc, không tách rời nhau, quy định lẫn nhau giữa các mặt đối lập, mặt
này lấp mặt kia làm tiền đề tồn tại. Sự thống nhất của các mặt đối lập cũng bao
hàm sự đồng nhất của nó. V.I.Lenin viết: “Sự đồng nhất của các mặt đối lập
(“sự thống nhất” của chúng, nói như vậy có kẽ đúng hơn? Tuy ở đây sự phân
biệt giữa các từ đồng nhất và thống nhất không quan trọng lắm. Theo một
nghĩa nào đó, cả hai đều đúg)”. Khái niệm đấu tranh của các mặt đối lập dùng
để chỉ khuynh hướng tác động qua lại, bài trừ, phủ định nhau của các mặt đối
lập. Hình thức đấu tranh của các mặt đối lập rất phong phú, đa dạng, tùy thuộc
vào tính chất, mối quan hệ và điều kiện cụ thể của sự vật, hiện tượng. Quá trình
thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập tất yếu dẫn đến sự chuyển hóa giữa
chúng. Sự chuyển hóa giữa các mặt đối lập diễn ra hết sức phong phú, đa dạng
tùy thuộc vào những điều kiện lịch sử, cụ thể.
Trong sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, sự đấu tranh giữa
chúng là tuyệt đối, còn sự thống nhất giữa chúng là tương đối, có điều kiện,
tạm thời; trong sự thống nhất đã có sự đấu tranh, đáu tranh trong tính thống
nhất của chúng. Theo V.I.Lenin: “Sự thống nhất (phù hợp, đồng nhất, tác dụng
ngang nhau) của các mặt đối lập là có điều kiện, tạm thời, thống qua, tương
3



1.3

đối. Sự đấu tranh của các mặt đối lập bài trừ lẫn nhâu là tuyệt đối, cũng như sự
phát triển, sự vận động là tuyệt đối”.
Sự tác động qua lại dẫn đến chuyển hóa giữa các mặt đối lập là một quá
trình. Lúc mới xuất hiện, mẫu thuẫn thể hiện ở sự khác biệt và phát triển thành
hai mặt đối lập. Khi hai mặt đối lập của mâu thuẫn xung đột với nhau gay gắt
và khi điều kiện đã chin muồi thì chúng sẽ chuyển hóa lẫn nhau, mâu thuẫn
được giải quyết. Mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới được hình thành và q
trình tác động, chuyển hóa giữa hai mặt đối lập lại tiếp diễn, làm cho sự vật,
hiện tượng luôn luôn vận động và phát triển. Bởi vậy, sự liên hệ, tác động và
chuyển hóa giữa các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực của sự vận động và
phát triển trong thế giới. V.I.Lenin khẳng định: “Sự phát triển là một cuộc “đấu
tranh” giữa các mặt đối lập”
Ý nghĩa phương pháp luận
Vì mâu thuẫn có tính khách quan, tính phổ biến và là nguồn gốc, động lực
của sự vận động, phát triển, do vậy trong nhận thức và thực tiễn cần phải tôn
trọng mâu thuẫn, phát hiện mâu thuẫn, phân tích đầy đủ các mặt đối lập, nắm
được bản chất, nguồn gốc ,khuynh hướng củ sự vận động và phát triển.
V.I.Lenin đã cho rằng: “Sự phân đôi của cái thống nhất và sự nhận thức của các
bộ phận mâu thuẫn của nó… đó là thực chất… của phép biện chứng”
Vì mâu thuẫn có tính đa dạng, phong phú, do vậy trong việc nhận thức và giải
quyết mâu thuẫn cần phải có quan điểm lịch sử - cụ thể, tức là phải biết phân
tích cụ thể từng loại mâu thuẫn và có phương pháp giải quyết phù hợp. Trong
quá trình hoạt động nhận thức và thực tiễn, cần phân biệt đúng vai trị, vị trí của
các loại mâu thuẫn trong từng hoàn cảnh, điều kiện nhất định; những đặc điểm
của mâu thuẫn đó để tìm ra phương pháp giải quyết một cách đúng đắn nhất.

Chương 2. Quan hệ giữa nhu cầu phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường ở

Việt Nam hiện nay
2.1. Sự đấu tranh giữa nhu cầu phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường
Với cuộc sống ngày càng hiện đại và phát triển thì điệu kiện sống của con người
càng địi hỏi cao hơn tất yếu sẽ thúc đẩy chúng ta phát triển kinh tế để thỏa mãn
4


nhu cầu đó. Nhưng việc phát triển kinh tế địi hỏi có nguồn cung cấp nguyên, nhiên
vật liệu nhiều hơn để đảm bảo quá trình sản xuất mà nguyên, nhiên liệu này lại
được lấy từ tự nhiên. Do đó sẽ dẫn đến việc ảnh hưởng đến môi trường như khai
thác quá mức, cạn kiệt tài nguyên,… Mâu thuẫn nảy sinh ở đây chính là kinh tế
càng phát triển thì mơi trường ngày càng trở nên xấu đi.
Hiện nay những chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như của
các ngành, địa phương ở nước ta vẫn cịn chưa tính một cách đầy đủ đến việc bảo
vệ môi trường. Tuy nhiên, không phải sự tăng trưởng kinh tế nào cũng dẫn đến sự
suy giảm của môi trường, sự suy giảm này chỉ xảy ra khi năng lực tải của môi
trường bị sự tăng trưởng kinh tế ảnh hưởng. Một số mâu thuẫn trong việc phát triển
kinh tế với việc bảo vệ môi trường ở Việt Nam :
Kế hoạch phát triển kinh tế của đất nước cũng như của các ngành, địa phương
đều nhắm vào mục tiêu duy trì tốc độ phát triển kinh tế trong thời gian dài. Điều đó
nghĩa là phải duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế trong một thời gian dài hàng năm ở
mức độ cao 8 – 10% /năm. Nếu trình độ công nghệ sản xuất và cơ cấu sản xuất của
nền khơng được cải thiện thì việc tăng khối lương nguyên, nhiên liệu khai thác và
lượng chất thải vào môi trường cũng đồng nghĩa tăng lên. Vì vậy, việc ơ nhiễm môi
trường chắc chắn sẽ nghiêm trọng hơn nhất là khi tốc độ tăng trưởng của sản xuất
công nghiệp cao vẫn duy trì ở mức cao. Định hướng chiến lược phát triển khoa học
– công nghệ của Việt Nam xác định tốc độ đổi mới hằng năm khoảng 10 – 15%
/năm. Có nghĩa khoảng 7 – 10 năm sau nền kinh tế mới đổi mới được. Trong
khoảng thời gian đó thì mơi trường đã chịu những tác động hết sức nặng nề.
Cơ cấu các ngành sản xuất dịch chuyển theo hướng tăng tỉ trọng ngành công

nghiệp, xây dựng, dịch vụ. Sự tăng trưởng cao của các ngành này nhất định sẽ dẫn
đến những vẫn đề về môi trường mà cần phải quan tâm đặc biệt bởi nó gây nguy
cơ ơ nhiễm mơi trường rất cao. Chúng ta có thể thấy rằng nếu như khơng có các
chiến lược và chính sách phù hợp khi định hướng phát triển công nghiệp nhằm vào
các ngành mà đất nước hiện đang có lợi thế thì sẽ càng thấy rõ những nguy cơ tiềm
ẩn về ô nhiễm môi trường. Bởi các ngành công nghiệp như khai thác, chế biến
5


khoáng sản, dệt may,… đều là những ngành thuộc danh mục các nguồn lớn gây
nên vấn đề ô nhiễm môi trường.
Một khía cạnh khác chính là sự tăng lên về lượng tiêu dùng điện, than…. Chắc
chắn sẽ thải những chất thải một cách trực tiếp ra môi trường và ảnh hưởng đến
chất lượng mơi trường.
Vì vậy có thể thấy rằng, Việt Nam càng tập trung vào những ngành công nghiệp
phát triển kinh tế càng cao thì mức độ ảnh hưởng tới mơi trường ngày càng nghiêm
trọng. Đây chính là một trong những khía cạnh chính của sự mâu thuẫn giữa phát
triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
2.2. Sự thống nhất giữa nhu cầu phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường
Vấn đề phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường là hai mặt đối lập nhau. Trong
mối quan hệ này sự thống nhất giữa mặt đối lập và tác động lẫn nhau theo hai
hướng :
2.2.1. Hướng tích cực
Môi trường bị tàn phá một cách nặng nề và sự tác động trở lại của nó, mơi trường
là một khía cạnh đặc biệt quan trọng trong chính sách phát triển bền vững. Nó
mang lại cho chúng ta khơng khí trong lành, tránh được nhiều căn bệnh, mang đến
môi trường sinh thái tốt,… Nhưng tác động và ảnh hưởng của môi trường trở lại
phát triển kinh tế không chỉ dừng lại ở đó. Nó cịn có một mặt khác của vấn đề mà
hiện nay ít được đề cập đến.
2.2.2. Hướng tiêu cực

Hiện nay nước ta đang bị đe dọa bởi sự tác động trở lại của môi trường ở một số
khía cạnh như sau:
Theo một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới năm 2007 cho thấy Việt Nam là
một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Hạn hán
diễn ra tại lưu vực Mekong đặc biệt là Đồng bằng song Cửu Long làm 13 tỉnh ở
6


đây bị xâm nhập mặn, tại nhiều cửa song độ mặn tăng lên 30g/l, 20 triệu người dân
Đồng bằng sông Cửu Long đã bị chịu ảnh hưởng. Theo ước tính của bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam có khoảng 16.000 ha lúa bị thiệt hại,
800.000 tấn lúa bị mất trắng,… Theo phân tích của chuyên gia nguyên nhân chính
gây nên đợt hán hán này đó là hiện tượng El Nino dẫn đến nắng hạn gay gắt, lượng
mưa thấp hẳn so với các năm.
Mưa axit: 50% các trận mưa ở Việt Nam là mưa axit. Do môi trường ngày càng
bị ô nhiễm, hiện tượng mưa axit xuất hiện ngày càng nhiều. Một số nơi ở Việt Nam
mưa axit xuất hiện rõ rệt và vượt ngưỡng cho phép. Theo Trung tâm Quan trắc môi
trường (Tổng cục Môi trường), Việt Nam đã xây dựng được hệ thống 5 trạm đo
mưa axit đặt tại Hà Nội, Hịa Bình, Ninh Bình, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh. Số liệu
quan trắc cho thấy, một số nơi ở Việt Nam đã có biểu hiện mưa axit rõ rệt với giá
trị pH trong nước mưa thấp hơn 5,6. Trên tổng thể, khu vực miền Bắc và miền
Trung có tần suất xuất hiện mưa axit từ 15-85%. Trong đó, lượng mưa axit cao
nhất đo được ở trạm Đà Nẵng (với tần suất hơn 83,1%), tiếp đó là Cúc Phương
(Ninh Bình) với tần suất 55%, Hịa Bình (34,9%). Hà Nội và TP Hồ Chí Minh có
nồng độ mưa axit thấp hơn nhiều so với các địa phương trên.
Không những thế tác động trở lại của môi trường còn mang lại những vấn đề xã
hội như giảm chất lượng cuộc sống của con người, xuất hiện những làng ung thư ở
Phú Thọ, Nghệ An,….
2.3. Một số phương pháp để kết hợp phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường ở
Việt Nam

Phát triển kinh tế mà vẫn bảo vệ được môi trường đang là vấn đề mà Nhà nước
hết sức quan tâm. Để bảo vệ môi trường trong thời buổi hiện nay các cơ quan chức
năng và người dân cần:
- Hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật bảo vệ mơi trường, ban hành các chính
sách về phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường.

7


- Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng thói quen, nếp sống và các
phong trào quần chúng bảo vệ môi trường, giáo dục dân số, môi trường và xã hội
hóa cơng tác bảo vệ mơi trường.
- Để quản lí tác động của môi trường cần xác định đặc trưng, khả năng gây hại
mơi trường của nó. Vì vậy cần tiến hành điều tra cơ bản môi trường, thu thập các
dữ liệu để xây dựng hệ thống dự trữ môi trường quốc gia
- Khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh
học, bảo tồn thiên nhiên.
- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và cơng nghệ để nâng cao trình độ, đào tạo cán
bộ, chuyên gia về lĩnh vực môi trường.
- Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên những giải pháp trên cần một yếu tố quan trọng chính là Nhà nước,
Nhà nước cần phải tăng cường năng lực quản lí và bảo vệ mơi trường cho các địa
phương. Đặc biệt cần phải kiên quyết thực hiện, sử phạt những hành vi phá hoại
môi trường.

KẾT LUẬN
8


Môi trường trong những năm gần đây đang là một vấn đề mang tính tồn cầu. Để

đất nước có được sự phát triển bền vững chúng ta cần kết hợp giữa phát triển kinh
tế và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên nhận thức được vấn đề nghiêm trọng nhưng
con người khơng phải lúc nào cũng có hướng giải quyết đúng đắn, tham gia đầy đủ
để ngăn chặn việc môi trường đang bị phá hủy. Chúng ta đã và đang phá hủy môi
trường sống tự nhiên một cách bừa bãi, khai thác tài ngun một cách lãng phí mà
khơng suy nghĩ gì đến cho tương lai Do đó Nhà nước phải có những chiến lược để
giải quyết các vấn đề về mơi trường để có điều kiện thuận lợi hơn phát triển kinh
tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

9


(1) Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac – Lenin, NXB chính trị
Quốc gia sự thật.
(2) Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 231/2003.
(3) Hạn hán miền Nam Việt Nam 2016, Bách khoa toàn thư mở Wikipedia,
/>%81n_Nam_Vi%E1%BB%87t_Nam_2016
(4) Vấn đề môi trường ở Việt Nam, Bách khoa tồn thư mở Wikipedia,
/>%C3%B4i_tr%C6%B0%E1%BB%9Dng_%E1%BB%9F_Vi%E1%BB%87t_Nam %C3%94_nhi%E1%BB%85m_kh%C3%B4ng_kh%C3%AD
(5) “Bảo vệ mơi trường sống”, Huy Văn, báo Nhân dân số 18871/2007.
(6) Quan hệ mâu thuẫn biện chứng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường
sinh thái ở Việt Nam, />
10


11




×