Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Quá trình hình thành và phát triển xã sủng trái huyện đồng văn tỉnh hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.16 MB, 139 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐẶNG VĂN NAM

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
XÃ SỦNG TRÁI, HUYỆN ĐỒNG VĂN,
TỈNH HÀ GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

THÁI NGUYÊN - 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐẶNG VĂN NAM

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
XÃ SỦNG TRÁI, HUYỆN ĐỒNG VĂN,
TỈNH HÀ GIANG
Ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 8229013

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. HOÀNG THỊ MỸ HẠNH

THÁI NGUYÊN - 2020



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết
quả nghiên cứu ở luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng ở trong
bất cứ công trình nghiên cứu nào. Các tài liệu tham khảo có trích dẫn có nguồn gốc rõ
ràng.
Thái Ngun, ngày 10 tháng 8 năm 2020
Tác giả

Đặng Văn Nam
XÁC NHẬN CỦA

XÁC NHẬN CỦA

KHOA CHUN MƠN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS. Hồng Thị Mỹ Hạnh

i


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Chấp hành Đảng bộ, Hội đồng Nhân
dân, Ủy ban Nhân dân xã Sủng Trái, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, các cơ quan ban
ngành ở địa phương cùng nhân dân xã Sủng Trái đã giúp đỡ tôi trong q trình thực tế,
khảo sát tại địa phương.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Hoàng Thị Mỹ Hạnh cùng
tập thể cán bộ, giảng viên Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái

Nguyên đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, hỗ trợ, đơng viên tơi trong q trình học tập
và thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và bạn bè đã giúp đỡ
tơi trong q trình học tập và thực hiện luận văn.
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 8 năm 2020
Tác giả

Đặng Văn Nam

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................. ii
MỤC LỤC .................................................................................................................. iii
DANH MỤC VIẾT TẮT ........................................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ........................................................................................ v
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................................ 2
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................... 4
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu .............................................................. 4
5. Đóng góp của luận văn ............................................................................................. 5
6. Cấu trúc của luận văn................................................................................................ 5
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ XÃ SỦNG TRÁI ....................................................... 8
1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên .......................................................................... 8
1.2. Điều kiện kinh tế, dân cư - xã hội ........................................................................ 10
1.2.1. Điều kiện kinh tế ............................................................................................... 10
1.2.2. Điều kiện dân cư - xã hội .................................................................................. 14

1.3. Lịch sử hành chính ............................................................................................... 17
1.4. Truyền thống lịch sử xã Sủng Trái ...................................................................... 21
Tiểu kết chương 1 ..................................................................................................... 23
Chương 2: XÃ SỦNG TRÁI GIAI ĐOẠN 1944 - 1986 ......................................... 25
2.1. Vận động cách mạng, đấu tranh giành độc lập và xây dựng, bảo vệ chính quyền
cách mạng (1944 - 1946) ............................................................................................ 25
2.1.1. Vận động cách mạng, xây dựng, chuẩn bị lực lượng ....................................... 25
2.1.2. Đấu tranh giành độc lập, xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng ............ 28
2.2. Tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 -1954) ................................. 30
2.3. Đẩy mạnh xây dựng CNXH ở miền Bắc và tích cực chi viện cho cuộc đấu tranh
giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1954 - 1975) ........................................ 39
2.3.1 Đấu tranh chống âm mưu phá hoại của các thế lực phản động, đẩy mạnh xây dựng
chủ nghĩa xã hội (1955 - 1960) ................................................................................... 39
2.3.2. Tích cực xây dựng CNXH và chi viện cho miền Nam tiến tới đấu tranh giải
phóng, thống nhất đất nước (1961 - 1975) ................................................................. 45
2.4. Tích cực xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN (1976 - 1986)............. 57

iii


2.4.1. Đẩy mạnh sản xuất, xây dựng CNXH, bảo vệ vững chắc khu vực biên giới của
Tổ quốc (1975 - 1982) ................................................................................................ 57
2.4.2. Phát triển sản xuất, góp phần xây dựng tuyến phòng thủ, phục vụ chiến đấu bảo
vệ biên giới của Tổ quốc (1982 - 1986)...................................................................... 65
Tiểu kết chương 2 ..................................................................................................... 70
Chương 3: XÃ SỦNG TRÁI GIAI ĐOẠN 1986 - 2018 ......................................... 71
3.1. Bước đầu thực hiện đường lối Đổi mới (1986 - 2000) ........................................ 71
3.1.1. Giai đoạn 1986 - 1991 ...................................................................................... 71
3.1.2. Giai đoạn 1991 - 2000 ...................................................................................... 79
3.2. Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội (2000 - 2018) ............................................ 86

3.2.1. Giai đoạn 2000 - 2010 ...................................................................................... 86
3.2.2. Giai đoạn 2010 – 2018 ...................................................................................... 91
Tiểu kết chương 3 ................................................................................................... 103
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 107
PHỤ LỤC

iv


DANH MỤC VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Cụm từ đầy đủ

BCH

Ban Chấp hành

CCHC

Cải cách hành chính

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

HĐND

Hội đồng nhân dân


HTX

Hợp tác xã

NXB

Nhà xuất bản

THCS

Trung học cơ sở

TW

Trung ương

UBHC

Ủy ban hành chính

UBND

Ủy ban nhân dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

iv



DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng
Bảng 1.1

Diện tích, năng suất và sản lượng một số cây trồng năm 2018 ...............10

Bảng 1.2

Số lượng gia súc xã Sủng Trái qua các năm ............................................11

Bảng 1.3

Số liệu giáo dục xã Sủng Trái qua các năm học ......................................15

Biểu đồ
Biểu đồ 1.1 Cơ cấu sử dụng đất xã Sủng Trái năm 2018 ............................................8
Biểu đồ 3.1

Diện tích, năng suất và sản lưng một số cây trồng chủ yếu năm 1988 ........74

Biểu đồ 3.2 Tình hình chăn ni xã Sủng Trái 1989 -1990 ......................................75
Biểu đồ 3.3 Số lượng thực phẩm bán cho nhà nước năm 1990.................................75

v


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài

Việt Nam là một quốc gia có sự đa dạng về vùng miền. Mỗi tỉnh thành, khu vực
đều có những nét đặc trưng về kinh tế, xã hội, văn hóa… Việc nghiên cứu, tìm hiểu về
địa phương nói chung và lịch sử địa phương trong một giai đoạn nói riêng là cần thiết,
có ý nghĩa góp phần làm cụ thể hóa và sinh động lịch sử dân tộc, giáo dục niềm yêu
mến, trân trọng và hứng thú tìm hiểu, khám phá những nét đặc trưng của địa phương
cho nhân dân. Qua đó, chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, tinh thần nhiệt tình tham gia góp
phần xây dựng, phát triển địa phương.
Xã Sủng Trái, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang hiện nay được thành lập trên cơ
sở tách ra từ xã Lũng Phìn của huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang theo Quyết định số
91/QĐ-TTg vào ngày 5/7/1961 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa. Ngày 15/12/1962, theo Quyết định số 211- CP Hội đồng Chính phủ
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về thành lập các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên
Minh và Quản Bạ của tỉnh Hà Giang, xã Sủng Trái được điều chỉnh thuộc sự quản lý
của huyện Mèo Vạc. Ngày 21/10/1982, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa
XHCN Việt Nam ra Quyết định số 179 - HĐBT về việc phân định địa giới một số xã
của các huyện Mèo Vạc, Đồng Văn và Yên Minh, xã Sủng Trái tiếp tục được điều
chỉnh từ huyện Mèo Vạc sang huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Tuyên. Đến năm 1991, xã
Sủng Trái thuộc sự quản lý huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang cho tới nay.
Trải qua gần 60 năm xây dựng và phát triển, nhân dân các dân tộc xã Sủng Trái,
luôn phát huy truyền thống của địa phương trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong công cuộc Đổi
mới đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay, xã Sủng Trái luôn quyết tâm thực hiện nhiệm
vụ xóa đói, giảm nghèo, phát triển trên các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội...; xây dựng,
củng cố tổ chức Đảng bộ, chính quyền, đồn thể, giữ vững quốc phịng - an ninh và đối
ngoại. Đảng bộ, nhân dân các dân tộc xã Sủng Trái đang ra sức quyết tâm phấn đấu xây
dựng Sủng Trái từ một địa phương cịn khó khăn để phát triển, vươn lên trở thành một xã
động lực ở cửa ngõ phía nam của huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Khôi phục lại bức tranh
lịch sử xã Sủng Trái, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang trước và sau khi thành lập, tổng kết
lại chặng đường lịch sử với những thành tựu mà xã Sủng Trái đã đạt được, nhất là từ khi
Đảng Cộng sản Việt Nam phát động, thực hiện công cuộc Đổi mới đất nước năm 1986 là


1


việc hết sức cần thiết và có ý nghĩa. Qua đó, làm cơ sở cho việc khẳng định sự đúng đắn,
kịp thời trong chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước, chính quyền
địa phương.
Với mục đích trân trọng, giữ gìn những giá trị truyền thống, đồng thời kế thừa,
phát huy những thành quả đạt được của các thế hệ trước, tạo cơ sở cho công tác giáo
dục tư tưởng cho cán bộ, nhân dân, góp phần hun đúc truyền thống yêu quê hương, đất
nước cho các thế hệ sau. Đồng thời, làm cơ sở để rút ra những bài học kinh nghiệm quý
báu, sâu sắc, phục vụ công tác xây dựng và phát triển địa phương, hoạch định, triển
khai các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở khai thác những
lợi thế, nguồn lực trong tình hình mới. Tác giả đề xuất, lựa chọn đề tài “Quá trình hình
thành và phát triển xã Sủng Trái, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang”. Đây là một việc
làm quan trọng, góp phần chứng minh lịch sử địa phương là một bộ phận quan trọng,
không thể tách rời của lịch sử dân tộc, công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam XHCN của nhân dân cả nước, trong đó có sự đóng góp của nhân dân xã Sủng
Trái, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong quá trình thu thập, sưu tầm tư liệu cho luận văn, học viên đã tiếp thu thành
quả nghiên cứu của các công trình đi trước có nội dung liên quan trực tiếp hoặc gián
tiếp đến luận văn như sau:
Cơng trình “Hà Giang 110 năm đấu tranh, xây dựng và phát triển (1891 - 2001)”
của Tỉnh ủy - HĐND - UBND tỉnh Hà Giang xuất bản năm 2001 đã trình bày một cách
khái quát, toàn diện và hệ thống trên các lĩnh vực tiêu biểu như điều kiện tự nhiên, kinh
tế, chính trị, văn hóa, xã hội, dân tộc… của tỉnh Hà Giang từ khi thành lập đến năm
2001.
Cơng trình Lịch sử Đảng bộ huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang gồm tập I (1944 1975) và tập II (1975 - 2005) đã trình bày khá toàn diện về tự nhiên; kinh tế - xã hội,
lịch sử - văn hóa, an ninh - quốc phịng; xây dựng Đảng, Chính quyền, Mặt trận Tổ

quốc, các đoàn thể của huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang qua các thời kỳ lịch sử.
Cuốn Đất nước Việt Nam qua các đời (2005) của Đào Duy Anh là cơng trình
nghiên cứu về lịch sử, địa lý nước ta qua các thời kỳ. Đây được coi như là một bức
tranh tổng quan về địa lý hành chính, cương vực của nước ta từ thuở sơ khai cho đến
quá trình mở rộng lãnh thổ và bảo vệ biên giới. Trong đó, đề cập tới khu vực huyện
Đồng Văn, tỉnh Hà Giang hiện nay.

2


Cơng trình Đại Nam nhất thống chí do tập thể Quốc sử quán triều Nguyễn biên
soạn, là bộ tổng tập đầy đủ về địa chí các tỉnh và các đơn vị hành chính tương đương
của nước Đại Nam vào nửa cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Nội dung bao gồm tổng
hợp những ghi chép tường tận về các mặt lãnh thổ, cương vực, hình thế, cổ tích, phong
tục... đến ruộng đất, hộ khẩu, nhân vật lịch sử tiêu biểu của từng địa phương.
Lê Quý Đôn (2007) với Kiến văn tiểu lục (Chép vặt những điều thấy nghe), gồm
12 quyển, có tựa của tác giả đề năm 1777, là tập bút ký về lịch sử, địa lý, văn hóa Việt
Nam từ đời Trần đến đời Lê. Tác giả đề cập tới nhiều lĩnh vực từ thành quách, núi sông,
đường sá, thuế, phong tục tập quán, sản vật... của nước ta. Trong đó, quyển số 6 mang
tên Cương vực (bờ cõi) đã tìm hiểu về trấn Tuyên Quang, bao gồm khu vực xã Sủng
Trái, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang ngày nay.
Các tư liệu văn kiện, quyết định của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, sau này
là Cộng hòa XHCN Việt Nam về việc điều chỉnh, phân chia địa giới hành chính một
số khu vực thuộc tỉnh Hà Giang là cơ sở cho tác giả có thể tìm hiểu, nghiên cứu về lịch
sử, quá trình hình thành xã Sủng Trái, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
Các báo cáo chính trị đại hội Đảng bộ xã Sủng Trái, Báo cáo chính trị, Nghị
quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Đồng Văn; các báo cáo chuyên đề, các quyết
định và tài liệu tham khảo khác lưu trữ tại Văn phòng Huyện ủy, HĐND, UBND xã
Sủng Trái và huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang đã giúp tác giả có những thơng tin về
tình hình trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội… qua các thời kỳ.

Từ những kết quả nghiên cứu trên, tác giả trong quá trình tìm hiểu đã thấy rằng
các nhà nghiên cứu, tác giả đi trước đã bước đầu hình thành cơ sở, phát triển hệ thống
tư liệu, dữ liệu khi nghiên cứu về lịch sử địa phương ở huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
Khẳng định rằng, công tác nghiên cứu về địa phương, nhất là trên lĩnh vực lịch sử là
thật sự cần thiết trong bối cảnh Đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế như hiện nay.
Các tư liệu này vẫn có giá trị vơ cùng hữu ích và là nguồn tư liệu tham khảo đáng tin
cậy cho tác giả. Trên cơ sở này, luận văn sẽ làm rõ hơn về quá trình hình thành và phát
triển của xã Sủng Trái, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang từ trước đến nay, qua đó góp
phần vào cơng tác nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử địa phương ở huyện Đồng Văn nói riêng
và tỉnh Hà Giang nói chung.

3


3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển của xã Sủng Trái,
huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang trong lịch sử.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, tác giả thực hiện một số nhiệm vụ như sau:
Nghiên cứu, tìm hiểu khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; quá trình
hình thành, truyền thống lịch sử của xã Sủng Trái, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
Nghiên cứu, tìm hiểu sự phát triển của xã Sủng Trái trong lịch sử trên một số
lĩnh vực tiêu biểu như kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục…
3.3. Đối tượng nghiên cứu
Quá trình hình thành và phát triển của xã Sủng Trái, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
3.4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Xã Sủng Trái, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang ngày nay.
Phạm vi thời gian: Tập trung chủ yếu vào giai đoạn từ năm 1944 đến 2018.
Phạm vi đối tượng: Quá trình hình thành và phát triển của Xã Sủng Trái, huyện Đồng

Văn, tỉnh Hà Giang.
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
Trong quá trình thu thập tài liệu, tư liệu và thực hiện luận văn, tác giả khai thác,
sử dụng tài liệu từ một số nguồn như sau:
Nguồn tư liệu thành văn: Các Chính sách, Nghị quyết, Văn kiện của Đảng bộ các
cấp, Báo cáo phát triển kinh tế - xã hội được lưu trữ tại Văn phòng Đảng ủy và UBND
xã Sủng Trái, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang; các cơng trình, giáo trình, ấn phẩm, bài
viết trong tạp chí khoa học, các đề tài nghiên cứu khoa học chuyên ngành, các tin tức,
bài viết liên quan được đăng tải trên internet có liên quan tới luận văn của tác giả.
Nguồn tư liệu điền dã: Được tác giả thu thập được trong quá trình khảo sát điều
tra, thực tiễn.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn, tác giả đã sử dụng một số phương pháp chủ yếu như sau:
Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận: Bao gồm lịch sử và phương pháp logic.
Phương pháp lịch sử: Tìm hiểu về sự hình thành và phát triển của xã Sủng Trái, huyện
4


Đồng Văn, tỉnh Hà Giang qua các giai đoạn lịch sử. Phương pháp logic: Tìm hiểu, phân
tích, so sánh, đối chiếu những tư liệu, số liệu liên quan, hệ thống, khái qt hóa thơng
tin bằng bảng, biểu, sơ đồ hỗ trợ trong việc thực hiện luận văn của tác giả.
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Chủ yếu sử dụng phương pháp điền
dã thông qua biện pháp phỏng vấn, ghi âm, ghi hình tại địa điểm nghiên cứu.
Nhóm phương pháp nghiên cứu chuyên ngành: Các phương pháp nghiên cứu
chuyên ngành được sử dụng là phương pháp đồng đại, lịch đại và phân kỳ. Phương
pháp đồng đại: nghiên cứu mặt những sự kiện và hiện tượng khác nhau xảy ra trong
cùng một thời gian, chỉ ra bản chất của quá trình phát triển. Phương pháp lịch đại:
nghiên cứu các sự kiện và hiện tượng lịch sử trong sự vận động và biến đổi của chúng
theo quá trình lịch sử, giúp tác giả tái hiện lịch sử theo trình tự thời gian. Phương pháp

phân kỳ: nghiên cứu những giai đoạn phát triển nhất định hoặc những hiện tượng hay
quá trình riêng lẻ, hay cịn gọi là phân chia thời kỳ.
5. Đóng góp của luận văn
Góp phần tìm hiểu lịch sử địa phương, giáo dục truyền thống cho xã Sủng Trái
nói riêng và huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang nói chung.
Qua nghiên cứu, rút ra một số bài học kinh nghiệm góp phần xây dựng xã Sủng
Trái, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy và
nghiên cứu về lịch sử địa phương. Đồng thời, sẽ góp phần vào cơ sở lý luận cho việc
giải quyết các vấn đề trong thực tiễn ở địa phương hiện nay.
6. Cấu trúc của luận văn
Chương 1: Khái quát về xã Sủng Trái.
Chương 2: Xã Sủng Trái giai đoạn 1944 - 1986.
Chương 3: Xã Sủng Trái giai đoạn 1986 - 2018.

5


BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH HÀ GIANG

Nguồn [website: />
6


BẢN ĐỒ XÃ SỦNG TRÁI, HUYỆN ĐỒNG VĂN

Nguồn: Bản đồ hành chính huyện Đồng Văn [44;tr.7]
Bản đồ xã Sủng Trái [Tác giả]

7



Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ XÃ SỦNG TRÁI
1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Sủng Trái là một xã nội địa thuộc phía tây, tây nam của huyện Đồng Văn, tỉnh
Hà Giang, cách trung tâm huyện lỵ Đồng Văn hơn 40 km. Vị trí địa lý trong khoảng
toạ độ từ 23°05'34,8" đến 23°09'12,6" vĩ bắc, từ 105°12'42,5" đến 105°17'15,1" kinh
đơng. Phía bắc giáp các xã Hố Qng Phìn, xã Lũng Phìn của huyện Đồng Văn; phía
đơng giáp xã Vần Chải của huyện Đồng Văn; phía nam tiếp giáp các xã Mậu Duệ, Mậu
Long của huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang, phía tây giáp xã Lũng Phìn của huyện Đồng
Văn. Xã gồm các thôn Há Chớ, Há Đề, Há Pia, Há Su, Phúng Tủng, Pó Sảng, Sủng
Của, Sủng Dìa, Sủng Trái, Sủng Tùa, Tìa Súng.
Độ cao trung bình của xã Sủng Trái so với mực nước biển 1.600m. Nhìn chung
địa hình khá phức tạp, chia cắt mạnh và thấp dần từ tây bắc xuống đơng nam. Địa hình
huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang chia thành hai dạng địa hình chính là địa hình núi đá
lẫn đất và địa hình núi đá, xã Sủng Trái thuộc địa hình núi đá. Tổng diện tích của xã
Sủng Trái tính đến năm 2018 là 2.661,8 ha [12;tr.13], đứng thứ 7 và chiếm 5,89% diện
tích tồn huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Trong đó, đất nông nghiệp (1.013,34 ha),
đất lâm nghiệp (648,6ha), đất chuyên dùng gồm đất xây dựng trụ sở các cơ quan, đơn
vị sự nghiệp, đất nghĩa trang… (37,48ha), đất ở (36,89ha), quỹ đất chưa sử dụng
(925,49ha).

Đất nông nghiệp

35%

38%

Đất lâm nghiệp

Đất chuyên dùng
Đất thổ cư
Đất chưa sử dụng

1%
2%

24%

Biểu đồ 1.1 Cơ cấu sử dụng đất xã Sủng Trái năm 2018

8


Đất đai được hình thành từ phong hóa tại chỗ từ đá mẹ và đất bồi tụ do xói mịn
rửa trơi tạo nên. Nhóm đất đỏ vàng là nhóm đất có tỉ lệ lớn nhất, phát triển tại chỗ với
quá trình hình thành đặc trưng của vùng nhiệt đới ẩm - quá trình feralit. Do địa hình
dốc nên quá trình này diễn ra trong điều kiện các silicat bị rửa trơi và các hợp chất sắt,
nhơm được tích luỹ. Vỏ phong hố giàu oxit và hydroxit sắt hình thành các loại đất có
màu đỏ vàng. Nhóm đất này có các loại chính là đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất,
đất đỏ vàng trên đá magma axit, đất vàng nhạt trên đá cát, đất mùn nâu vàng trên đá
vôi, thích hợp với nhiều loại cây như cây lương thực, cây cơng nghiệp, cây ăn quả.
Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi cũng phát triển tại chỗ. Trên đất nương rẫy, nhóm đất
này có các loại chính là đất mùn vàng đỏ trên đá sét và biến chất, đất mùn vàng nhạt
trên đá cát, đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit. Đây cũng là nhóm đất thích hợp với
hầu hết các loại cây trồng cũng như cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, cây
ăn quả và cây lâm nghiệp. Về cơ bản, đất nông nghiệp của xã Sủng Trái tương đối mầu
mỡ, điều kiện về thổ nhưỡng, thuận lợi phù hợp cho phát triển cây lâm nghiệp, cây ăn
quả, cây lâu năm, các loại cây trồng hàng năm và gieo trồng các loại cây lương thực
như ngô, khoai rau, đậu các loại, trồng cỏ phục vụ chăn nuôi gia súc (trâu, bị, lợn, dê,

ni ong lấy mật...), chăn nuôi các loại gia cầm phục vụ đời sống và sản xuất.
Do toàn huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang chỉ có một con sơng là sơng Nho Quế
chảy qua nhưng lại không chảy qua địa phận xã Sủng Trái mà lại chạy dọc biên giới
Việt - Trung nên tài nguyên nước bị hạn chế. Hệ thống suối chủ yếu là suối cạn, chỉ có
nước vào mùa mưa. Hầu như khơng có nguồn nước ngầm do độ cao chênh lệch lớn so
với mực nước biển trung bình từ 1.200 đến 1.600m. Nguồn nước sinh hoạt chủ yếu
được dự trữ vào mùa mưa tại các bể nước của các hộ gia đình và hồ treo của xã được
đầu tư xây dựng từ ngân sách Nhà nước và tài trợ của các tổ chức, cá nhân. Nguồn
nước phục vụ sản xuất hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên, hệ thống kênh mương được
xây dựng chỉ để dẫn nước vào mùa mưa.
Do địa hình có nhiều núi cao, vực sâu, địa hình tương đối dốc nên khí hậu mang
đặc điểm nhiệt đới gió mùa, chia làm hai mùa rõ rệt, đó là mùa mưa và mùa khô lạnh
so với vùng thấp và trung du kế cận. Khí hậu xã Sủng Trái về cơ bản mang đặc trưng
của nhiệt đới do nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và là miền núi cao. Độ ẩm trong
năm cao trung bình 85%, cao nhất lên tới 88%. Có mưa nhiều, mùa mưa kéo dài từ

9


tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa trung bình năm 2.300mm đến 2.400mm, chiếm từ 80
đến 85% lượng mưa trong năm, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ
trung bình hàng năm vào khoảng 23,6°C - 27,9°C, phân bố khá đồng đều trên địa bàn
xã, dao động nhiệt giữa ngày và đêm ở các thung lũng diễn ra mạnh mẽ hơn so với
vùng đồng bằng, biên độ nhiệt trong năm có sự dao động trên 100°C và trong ngày từ
3°C đến 50°C. Thời tiết mát, lạnh hơn vùng Đông Bắc nhưng lạnh hơn Tây Bắc, do đó
đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến q trình sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân.
Vào mùa khô, do quá khô hạn dẫn đến thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất, mùa mưa
do địa hình độ dốc lớn, độ che phủ của thảm thực vật thấp đã tạo nên dòng chảy mạnh,
gây lũ quét, sạt lở đất, đá lăn ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất nông lâm
nghiệp, giao thông và đời sống của nhân dân.

Về tài nguyên khoáng sản, chủ yếu là đá với trữ lượng rất lớn được khai thác
làm vật liệu xây dựng thông thường. Tuy nhiên, việc khai thác gặp nhiều khó khăn do
hạ tầng giao thơng cịn hạn chế, vị trí nằm cách xa trung tâm, khống sản lại nằm xen
kẽ với nhiều tầng đá.
Như vậy, bên cạnh một số điều kiện thuận lợi về điều kiện tự nhiên, xã Sủng
Trái gặp phải khơng ít những khó khăn, thách thức. Những điều kiện trên đã tác động
đáng kể đến đời sống kinh tế, xã hội của xã Sủng Trái trong lịch sử cho đến nay.
1.2. Điều kiện kinh tế, dân cư - xã hội
1.2.1. Điều kiện kinh tế
Nông nghiệp: Nhận thức của nhân dân về ứng dụng khoa học kĩ thuật trong sản
xuất có sự chuyển biến tích cực, đặc biệt là cây ngơ. Tổng diện tích gieo trồng cây
lương thực tồn xã là 412,7ha. Diện tích gieo trồng ngơ lai (giống mới) năm sau luôn
cao hơn năm trước và chiếm tỉ lệ ngày càng cao trong tổng diện tích gieo trồng cây
lương thực. Cùng với đưa các giống mới, giống có năng suất cao vào gieo trồng, việc
đầu tư phân bón để thâm canh, nâng cao năng suất cũng được xã Sủng Trái chú trọng.
Đảng bộ và Chính quyền xã Sủng Trái luôn triển khai, hỗ trợ nhân dân trong việc đẩy
mạnh thâm canh, tăng vụ, tăng diện tích gieo trồng các loại cây giống mới có năng suất,
chất lượng kinh tế cao. Qua đó, thu nhập của người dân được nâng cao, góp phần vào
cơng tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn.
Bảng 1.1 Diện tích, năng suất và sản lượng một số cây trồng năm 2018

10


STT

Cây trồng

Diện tích


Năng suất

Sản lượng

Bình qn

(ha)

(tạ/ha)

(tấn)

(kg/người)

412,7

34,27

1.418,9

218

1

Lương thực có hạt

2

Lúa nương


5,7

16

9,1

1

3

Ngơ

407

34,6

1.408,8

216

4

Ngơ vụ xuân

407

34,37

1.399,7


223

5

Đậu tương

169

13,9

234,9

36

6

Chè

2,76

2,5

0,7

-

Nguồn [12;tr.54-71]
Các đàn gia súc (trâu, bò, lợn, dê), gia cầm phát triển ổn định, đều có sự tăng
trưởng qua. Xã Sủng Trái ln tích cực triển khai các chương trình hỗ trợ, phát triển
chăn ni của huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang như cho vay hộ nghèo, cho vay phát

triển chăn ni hàng hóa. Trong đó, Nhà nước đã hỗ trợ các hộ nghèo mua trên 60 con
bị, xây 60 chuồng trại. Đảng bộ và Chính quyền xã tập trung chỉ đạo thực hiện mơ
hình mỗi hộ gia đình có từ 2 con trâu, bị và 600 khóm cỏ, đã có 2/14 thơn của xã thực
hiện với 146 hộ tham gia. Một số mơ hình được thực hiện có hiệu quả như chăn ni
lợn nái sinh sản, bò vỗ béo đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. 523 hộ gia
đình có từ 2 con bò trở lên. Để đảm bảo nguồn thức ăn cho đàn gia súc, xã đã vận động
nhân dân trồng được 110,9 ha cỏ, trong đó trồng mới được 64,3ha. Cơng tác tiêm
phịng, phịng chống rét cho các đàn gia súc, gia cầm được quan tâm, đạt tỉ lệ trên 95%
tổng đàn gia súc. Đội ngũ cán bộ thú y ở cấp thơn, xóm thường xun được kiện tồn,
trang thiết bị thú y từng bước được trang bị, đầu tư. Hiện nay, 100% thơn bản đã có cán
bộ thú y.
Bảng 1.2 Số lượng gia súc xã Sủng Trái qua các năm
STT

Vật ni

2014

2015

2016

2017

2018

-

-


-

-

-

1

Trâu (con)

2

Bị (con)

1.639

1.686

1.728

1.862

2.225

3

Lợn (con)

1.714


1.714

1.457

1.622

1.620

4

Dê (con)

595

644

625

827

900

5

Gia cầm (đàn)

-

14.418


14.928

16.019

16.380

Nguồn [12;tr.75-77]
Lâm nghiệp: Tổng diện tích rừng của xã Sủng Trái hiện có là 648,6 ha [12;tr.81]

11


chia thành rừng trồng (4,19%) và rừng tự nhiên (95,81%). Xã Sủng Trái luôn chú trọng,
đẩy mạnh việc trồng, chăm sóc, khoanh ni, phục hồi và bảo vệ rừng. Ngồi việc
hưởng các khoản kinh phí trồng, chăm sóc, khoanh ni và bảo vệ rừng, các hộ gia
đình nhận khốn khoanh ni và bảo vệ rừng cịn được hỗ trợ gạo lên tới 50 tấn. Tăng
cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ rừng, phòng chống cháy
rừng. 14/14 thôn đã xây dựng quy ước, 100% các hộ gia đình ký cam kết bảo vệ rừng,
phịng chống cháy rừng [27;tr.3]. Từ năm 2010 đến nay, xã Sủng Trái đã trồng mới
được 70ha rừng, trong đó gồm 12ha rừng tập trung, 58ha rừng phân tán. Độ che phủ
rừng đạt 27%.
Tiểu thủ công nghiệp: Chủ yếu tập trung vào hoạt động khai thác đá làm vật liệu
xây dựng, đảm bảo công tác quy hoạch của huyện Đồng Văn. Tuy nhiên, do yêu cầu
về vật liệu xây dựng để đáp ứng nhu cầu xây dựng các cơng trình thiết yếu trên địa bàn
xã, đặc biệt là xóa nhà tạm, xã Sủng Trái cho phép các hộ dân sản xuất vật liệu nhỏ lẻ,
nhưng không gây ảnh hưởng đến kế hoạch quy hoạch chung của huyện Đồng Văn, tỉnh
Hà Giang về xây dựng Cơng viên địa chất tồn cầu Cao ngun đá Đồng Văn. Các
ngành nghề thủ công truyền thống ngày càng được quan tâm, khuyến khích phát triển,
trên địa bàn xã có 6 hộ làm khèn Mơng, 9 hộ sản xuất các đồ dùng phục vụ nhu cầu
sinh hoạt của nhân dân. Tuy chưa đủ điều kiện để hình thành làng nghề sản xuất tập

trung, nhưng đã góp phần giải quyết việc làm, tăng thêm thu nhập cho một số hộ gia
đình, bình qn 1 hộ lao động có thêm thu nhập 10 - 15 triệu đồng/năm, giải quyết việc
làm thường xuyên cho hàng trăm lao động khác lúc nông nhàn [27;tr.4].
Cơ sở hạ tầng: Được sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước, hệ thống cơ sở hạ tầng
thiết yếu của xã Sủng Trái gồm điện, đường, trường trạm, các cơng trình thiết yếu phục
vụ hoạt động cho các cơ quan, đoàn thể… ngày càng khang trang, cơ bản đáp ứng được
với yêu cầu hiện nay. Hệ thống trường lớp từ bậc tiểu học đến THCS đã được xây dựng
gồm nhà cấp IV và hai tầng kiên cố, trường, lớp được tu sửa đáp ứng cho dạy học.
14/14 thôn, bản đã có đường đến trung tâm, 8/14 thơn, bản xây dựng được trụ sở thơn
và có đường ơ tơ đi qua. Xã đã chủ động trong việc tu sửa các tuyến đường trên địa bản
để đảm bảo giao thông luôn được thông suốt. Nhân dân được đầu tư xây dựng 3 hồ
chứa nước sinh hoạt với dung tích trên 18 nghìn m3, đã hồn thành và đưa vào sử dụng
từ năm 2012. Song song với xây dựng hồ treo, xã tiếp tục hỗ trợ nhân dân xây dựng và
đưa vào sử dụng bể chứa nước hộ gia đình phục vụ sinh hoạt, 60% người dân có đủ

12


nước sinh hoạt. Xã có 5 trạm biến áp phục vụ điện sinh hoạt cho người dân, 94,9% các
hộ gia đình được sử dụng điện, trong đó 100% là điện lưới quốc gia [12;tr.138]. Được
sự quan tâm của các cấp, ban ngành ở TW và địa phương; sự đồng tình, ủng hộ của nhân
dân, nhiều chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội ở xã Sủng Trái được triển khai
có hiệu quả. Chương trình 135 đã nhận và giải ngân nguồn hỗ trợ trên 2,5 tỷ đồng; chương
trình 30A hỗ trợ làm chuồng trại, mua lợn giống, trồng cỏ cho chăn nuôi và các nguồn hỗ
trợ khác với tổng số vốn gần 1,3 tỷ đồng. Từ năm 2010, xã đã xóa hơn 200 nhà tạm cho
nhân dân với tổng số vốn hỗ trợ là hơn 700 triệu đồng. Thực hiện đề án số 48/ĐA-UBND
về giải quyết chất đốt cho nhân dân, năm 2014 xã Sủng Trái đã hồn thành 670 bếp đun
cải tiến [27;tr.5]. Qua đó, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa
phương, đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt.
Tài nguyên - môi trường: Công tác quản lý, sử dụng đất trên địa bàn xã Súng

Trái luôn được thực hiện theo quy định của pháp luật. Việc quản lý khoáng sản, vật liệu
sử dụng đảm bảo đúng quy định. Đến nay, xã đã cấp 294 giấy chứng nhận sử dụng đất
lâm nghiệp cho 192 hộ gia đình, hịa giải và phối hợp giải quyết 17 vụ tranh chấp đất
đai [27;tr.5]. Ngoài ra, xã đã phối hợp với phịng Tài ngun và Mơi trường huyện
Đồng Văn, tỉnh Hà Giang tiến hành đo đạc, rà soát làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhân
sử dụng đất đất ở và đất nơng nghiệp cho các hộ gia đình trên địa bàn. Công tác vệ sinh
môi trường được thực hiện tương đối tốt, ý thức bảo vệ môi trường của nhân dân được
nâng cao, đã làm cho cảnh quan của xã ngày càng xanh, sạch, đẹp; đồng thời thường
xuyên tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho nhân dân, đặc biệt là ý thức
bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nước.
Xây dựng nông thôn mới: Đảng bộ xã Sủng Trái đã ban hành Nghị quyết chuyên
đề về xây dựng Nơng thơn mới đến năm 2020, trong đó chọn Sủng Trái A làm thôn
điểm. Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện, đã đạt được những kết quả nhất định như
thành lập, kiện toàn Ban quản lý cấp xã và các Ban phát triển thôn; tổ chức phát động
phong trào Chung sức xây dựng Nông thôn mới, đã quyên góp được trên 69 triệu đồng,
trên 1500 ngày cơng lao động. Tổng nguồn vốn Nhà nước đã đầu tư trên 500 triệu đồng.
Hồn thành 0,8 km đường bê tơng [27;tr.5]. Nhận thức của cấp Ủy, chính quyền địa
phương và nhân dân xã Sủng Trái về chương trình được nâng lên, qua đó đã có nhiều
hộ gia đình tự nguyện, tự giác thực hiện đối với những tiêu chí mà khơng cần đến nguồn
kinh phí như vận động con em đi học, không tảo hôn, không sinh con thứ 3, vệ sinh
13


nhà cửa gọn gàng ngăn nắp, đảm bảo an ninh trật tự.
Tài chính, tín dụng: Cơng tác quản lý, sử dụng nguồn ngân sách được phân bổ
hiệu quả, tiết kiệm, chống lãng phí, tiêu cực trong q trình sử dụng ngân sách đảm
bảo đúng theo tinh thần Nghị quyết 11/CP của Chính phủ; chỉ đạo thu đúng, đủ và sử
dụng hiệu quả, đúng nguyên tắc các loại quỹ. Trong giai đoạn 2010 - 2015, thu ngân
sách trên địa bàn là 18,5 triệu đồng. Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền
vũng, Ngân hàng Chính sách xã hội đã triển khai nhiều chương trình cho vay hỗ trợ lãi

suất tại địa bàn, tổng dư nợ đến nay là hơn 14 tỷ đồng với 969 hộ vay [27;tr.6], nguồn
vốn cho vay được sử dụng đúng mục đích, đem lại hiệu quả, nâng cao thu nhập cho
nhân dân, góp phần vào cơng cuộc xố đói giảm nghèo tại địa phương.
Thương mại, dịch vụ kinh doanh: Các hoạt động thương mại, dịch vụ trên địa
bàn xã ngày càng được mở rộng và phát triển đến các thơn. Hiện nay có 9/14 thơn có
hộ kinh doanh dịch vụ. Chợ trung tâm xã được hình thành và hoạt động có hiệu quả,
thường xun duy trì từ 5 hộ kinh doanh tại chợ. Chợ được tu sửa và nâng cấp, duy trì
họp một phiên hàng tuần, tạo điều kiện cho nhân dân trong xã và các xã lân cận trao
đổi mua bán các mặt hàng nơng sản, gia súc, gia cầm, hàng tạp hố. Trung bình mỗi
phiên chợ, trị giá tổng số hàng hố trao đổi lên tới hàng trăm triệu đồng.
Mặc dù các yếu tố tự nhiên như địa hình núi đá, khơ cằn, khí hậu thời tiết khắc
nghiệt đã gây ra khó khăn lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội, tuy nhiên đến nay, kinh
tế của xã đã có những biến đổi tích cực. Tình hình phát triển kinh tế những năm gần
đây có nhiều khởi sắc. Sản xuất nơng nghiệp tập trung đẩy mạnh thâm canh, đã dần
dịch chuyển sang sản xuất hàng hóa. Một số cây trồng có hiệu quả kinh tế cao đã được
triển khai có hiệu quả như cây thảo quả, đậu tương, khoai tây, cây óc chó, cỏ thức ăn
cho gia súc v.v... Đặc biệt từ sau khi cao nguyên đá Đồng Văn chính thức trở thành
thành viên Cơng viên địa chất tồn cầu năm 2010, dịch vụ - thương mại từng bước
được khai thác ngày một tốt hơn góp phần quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Những
thay đổi trên đã dần dần khiến sự phát triển kinh tế của xã Sủng Trái trở nên đa dạng,
vững chắc hơn.
1.2.2. Điều kiện dân cư - xã hội
Dân cư: Tính đến năm 2018, dân số trung bình của xã Sủng Trái là 6.520 người
(chiếm 8,23% dân số toàn huyện Đồng Văn) [11;tr.18]. Mật độ dân số trung bình là

14


245 người/km2, đứng thứ 3 toàn huyện Đồng Văn sau thị trấn Đồng Văn và xã Sủng
Là [12;tr.18]. Nam giới chiếm 51,9%, nữ giới chiếm 49,1% dân số [12;tr.21-22]. Dân

tộc Mông chiếm tỉ lệ cao nhất trong cơ cấu dân số tồn xã (97,3%), ngồi ra cịn có các
dân tộc khác cùng sinh sống trên địa bàn, bao gồm các dân tộc Kinh, Tày, Hoa, Nùng,
Dao, Sán Dìu, Sán Chay, Giáy… Mỗi dân tộc mang những đặc điểm riêng về phong
tục tập quán, văn hóa đã tạo nên sự phong phú, đa dạng của cộng đồng các dân tộc khu
vực miền núi phía Bắc.
Giáo dục: Quy mơ trường lớp, chất lượng dạy và học, chất lượng đội ngũ cán
bộ quản lý giáo dục và giáo viên luôn được nâng cao, các loại hình trường lớp được
mở rộng. Xã Sủng Trái tổ chức, duy trì các lớp từ mầm non đến THCS, tổ chức được
mơ hình học sinh nội trú dân nuôi. Tỉ lệ huy động học sinh các độ tuổi đi học, tăng dần
theo các năm học. Năm học 2016 - 2017, huy động trẻ từ 0 đến 2 tuổi đến trường đạt
8,5%; trẻ từ 3 đến 5 tuổi đạt 86%; trẻ 6 đến 14 đạt 98,2%; duy trì sĩ số luôn đạt trên
90%. Học sinh đủ điều kiện chuyển lớp của các trường luôn đạt từ 90% trở lên; đủ điều
kiện chuyển cấp của các trường đạt từ 95% trở lên; hồn thành chương trình tiểu học
vào lớp 6 đạt 99; tốt nghiệp THCS vào học lớp 10 đều đạt trên 40%. Năm 2016, 813
người trong xã được xóa mù chữ, trong đó nữ chiếm 39,5%. Tuy nhiên về cơ bản, chất
lượng giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng được so với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội,
cơ sở vật chất trường lớp cịn nhiều khó khăn, chủ yếu là còn tồn tại nhiều lớp học tạm
bợ. Đội ngũ giáo viên trước đây do thiếu nguồn cán bộ nên chưa được chuẩn hóa khi
tuyển dụng nên trình độ cịn nhiều hạn chế, nhất là đội ngũ giáo viên là người dân tộc
tại địa phương.
Bảng 1.3 Số liệu giáo dục xã Sủng Trái qua các năm học
2014

2015

2016

2017

2018


2015

2016

2017

2018

2019

1 Trường mầm non

1

1

1

1

1

2 Lớp mẫu giáo

21

24

25


24

23

3 Giáo viên mầm non

27

26

31

32

32

4 Học sinh mầm non

500

556

572

582

634

5 Trường tiểu học


1

1

1

1

1

6 Lớp tiểu học

57

48

49

46

43

7 Giáo viên tiểu học

73

70

66


57

58

STT

Tiêu chí

15


8 Học sinh tiểu học

860

885

899

908

930

9 Trường THCS

1

1


1

1

1

10 Lớp THCS

15

15

15

14

12

11 Giáo viên THCS

24

33

33

32

28


12 Học sinh THCS

436

466

454

341

313

Nguồn [12; tr.110-122]
Y tế: Các chương trình mục tiêu y tế dự phịng được triển khai đồng bộ và hiệu
quả, giữ vững thành quả công nhận chuẩn quốc gia của huyện Đồng Văn, tỉnh Hà
Giang. Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân đảm bảo, chất lượng khám
chữa bệnh được nâng cao về chuyên môn, kỹ thuật, thái độ phục vụ và ứng xử với bệnh
nhân chu đáo. Cơng tác phịng, chống dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm được thực hiện
tốt. Tỉ lệ trẻ sơ sinh được tiêm và uống đầy đủ các loại vaccine phịng bệnh đạt từ 95%
trở lên. Tính đến hết năm 2016, tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng về cân nặng là
20% (giảm so với năm 2015 là 1,7 %) [27;tr.7]. Công tác dân số - kế hoạch hóa gia
đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản được duy trì tốt, tỉ lệ các cặp vợ chồng áp dụng các
biện pháp tránh thai hiện đại đạt và vượt kế hoạch trong từng năm. Tỉ lệ tăng dân số tự
nhiên là 2,25% (giảm 0,45% so với năm 2015); hầu hết phụ nữ mang thai được tiêm
phòng uốn ván sơ sinh và được khám thai định kỳ. Tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm
0,56% [27;tr.7]. Chế độ chính sách dân số được chi trả kịp thời và đúng đối tượng.
Nhìn chung, nhu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân được đáp ứng ngày càng tăng.
Tuy nhiên, cơ sở vật chất khám, chữa bệnh còn thiếu thốn, các phòng khám đa khoa
khu vực và bệnh viện đa khoa huyện Đồng Văn chưa có đủ điều kiện để điều trị các
bệnh hiểm nghèo, nên thường xuyên phải chuyển bệnh nhân đi tuyến huyện, tỉnh,

đường xá đi lại khó khăn, cách xa trung tâm huyện Đồng Văn hơn 40km, tỉnh Hà Giang
hơn 100km đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người dân.
Văn hóa - thông tin - thể dục thể thao: Hoạt động văn hóa - thơng tin - thể dục
thể thao thường xuyên được Đảng ủy và Chính quyền xã Sủng Trái quan tâm đúng
mức. Các nội dung tuyên truyền của huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang đặc biệt là tuyên
truyền sâu rộng chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn, trọng đại của đất nước được các
ban ngành, đoàn thể tổ chức đầy đủ. Triển khai, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn
nghệ, thể thao mừng Đảng, mừng xuân, kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc, qua đó
tạo ra sân chơi bổ ích, lành mạnh cho nhân dân trên địa bàn xã Sủng Trái, tổ chức thành

16


công các buổi biểu diễn văn nghệ ở khu vực phố cổ thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng
Văn mà xã đảm nhiệm. Số gia đình đạt gia đình văn hóa đến năm 2018 đạt trên 300 gia
đình, 25 hộ đạt hộ gia đình thể thao. 14/14 thơn, bản thành lập được đội văn nghệ quần
chúng. 14/14 thôn, bản xây dựng được quy ước, hương ước nếp sống văn hoá mới, hiện
đang triển khai thực hiện đầy đủ, các hủ tục lạc hậu cơ bản đã được bài trừ. Hoạt động của
bưu điện văn hóa xã đã phát huy hiệu quả đáp ứng nhu cầu của xã nói riêng và nhân dân
các địa bàn lân cận nói chung. Đến nay, có trên 10% số hộ gia đình có tivi và được xem
truyền hình, hầu hết địa bàn xã được phủ sóng điện thoại di động. Việc đẩy mạnh việc
ứng dụng khoa học cơng nghệ được chú trọng, Đảng ủy và Chính quyền xã chỉ đạo tập
trung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị công nghệ thông tin. Hiện nay, các cơ quan
trên địa bàn xã đã cơ bản sử dụng được công nghệ thông tin trong công việc. Việc tổ
chức các lớp tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, nâng cao trình độ cơng
nghệ thơng tin cho cán bộ luôn được các cơ quan, đơn vị quan tâm thực hiện.
Chính sách xã hội: Các chính sách xã hội được Đảng ủy và Chính quyền xã
Sủng Trái triển khai sâu rộng tới nhân dân. Các chế độ chính sách xã hội được thực
hiện kịp thời, đầy đủ và đúng đối tượng. Thực hiện tốt các hoạt động xã hội, hoạt động
từ thiện, nhân đạo, tương thân, tương ái, giúp nhau xố đói giảm nghèo, giúp nhau

trong lúc hoả hoạn, thiên tai. Đồng thời, xã đã tổ chức mở các lợp đào tạo, dạy nghề
ngắn hạn cho lao động nông thôn, số lao động được đào tạo nghề trên 200 người. Sau
khi đào tạo, các lao động đã phát huy được kiến thức được đào tạo, bồi dưỡng để phát
triển các ngành nghề thủ công tại địa phương góp phần tăng thu nhập cho người dân,
từng bước giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn. Công tác xố đói giảm
nghèo ln được chú trọng, chất lượng cuộc sống của nhân dân từng bước được cải
thiện, tỉ lệ hộ nghèo giảm từ 3 đến 5%. Tính đến năm 2018, tỉ lệ hộ nghèo còn 78,4%,
giảm 6,3% so với năm 2016 [12;tr.132]. Tồn xã cịn 182 hộ cận nghèo (chiếm 6% tồn
huyện Đồng Văn), 26 hộ đã thốt nghèo, 4 hộ tái nghèo [12;tr.133-135].
1.3. Lịch sử hành chính
Thời kỳ cổ, trung đại
Trong tiến trình lịch sử dân tộc, địa danh xã Sủng Trái, huyện Đồng Văn, tỉnh
Hà Giang ngày nay xuất hiện khá muộn và có một quá trình gắn bó lâu dài với địa danh
Tun Quang. Theo Đại Nam nhất thống chí, Lịch triều hiến chương loại chí, địa danh
Tuyên Quang “Đời Hùng Vương xưa là đất nước Văn Lang; đời Tần thuộc Tượng
17


×