Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.91 KB, 20 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Giáo án: GDCD 6. Năm học: 2014 - 2015 Ngày soạn:10/9/2014. TIẾT 4 BÀI 3:. TIẾT KIỆM. A. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Giúp hs hiểu thế nào là tiết kiệm, cách tiết kiệm và ý nghĩa của nó. 2. Kĩ năng: Học sinh biết sống tiết kiệm, không xa hoa lãng phí. 3. Thái độ: Học sinh thường xuyên có ý thức tiết kiệm về mọi mặt ( thời gian, tiền của, đồ dùng, dụng cụ học tập, lao động..). B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Giáo viên: SGK, SGV GDCD 6, những gương tiết kiệm... 2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học. C. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định: ( 2 phút ) 2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút) 1. Vì sao phải siêng năng, kiên trì? 2. Hãy tìm 5 câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về SNKT và giải thích một câu trong năm câu đó. 3. Bài mới. Hoạt động 1: Khởi động (1 phút) Gv dẫn dắt từ bài cũ sang bài mới. Hoạt động của thầy và trò HĐ2: Phân tích truyện đọc SGK . (10 phút) GV. Gọi Hs đọc truyện SGK. Gv: Thảo và Hà có xứng đáng để được mẹ thưởng tiền không? Vì sao?. GV. Thảo có suy nghĩ gì khi được mẹ thưởng tiền?Việc làm của Thảo thể hiện đức tính gì?. GV: Hà có những suy nghĩ gì trước và sau khi đến nhà Thảo?. - Cho biết ý kiến của mình về 2 nhân vật trong truyện? - Qua câu truyện trên đôi lúc em thấy mình giống Hà hay Thảo?.. Nội dung kiến thức I. Tìm hiểu truyện: * Thảo: dùng tiền thưởng mua gạo => cần thiết hơn => có đức tính tiết kiệm * Hà: Trước: -Đòi mẹ thưởng tiền đi chơi => không cần thiết - Sau đó : ân hận , hứa sẽ tiết kiệm. II. Nội dung bài học HĐ3: Tìm hiểu nd bài học ( 10 phút) Gv: Thế nào là tiết kiệm?. 1. Thế nào là tiết kiệm? - Tiết kiệm là biết sử dụng đúng mức, hợp lí của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác.. Gv: Chúng ta cần phải tiết kiệm những gì? Cho ví dụ?. Gv: Trái với tiết kiệm là gì? Cho ví dụ. Gv: Hãy phân tích tác hại của sự keo kiệt, hà Giáo viên: Đỗ Thị Phương Lan. 1. Lop6.net. Trường THCS Thanh Thùy.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Giáo án: GDCD 6 tiện? và xa hoa, lãng phí?. Năm học: 2014 - 2015 * Trái với tiết kiệm là: xa hoa, lãng phí, keo kiệt, hà tiện.... Gv: Vì sao cần phải tiết kiệm?. HĐ4: Cách thực hành tiết kiệm ( 6 phút) Gv: Chia lớp làm 4 nhóm thảo luận theo 4 nd sau: - N1: Tiết kiệm trong gia đình. - N2: Tiết kiệm ở lớp. - N3: Tiết kiệm ở trường. - N4: Tiết kiệm ở ngoài xã hội HS thảo luận, trình bày, bổ sung sau đó gv nhận xét, chốt lại. Gv: Mỗi HS cần thực hành tiết kiệm ntn? Gv: Vì sao phải xa lánh lối sống đua đòi?. 2. Ý nghĩa: - Tiết kiệm thể hiện sự quý trọng sức lao động của mình và của người khác. - Làm giàu cho bản thân gia đình và đất nước. 3. Học sinh phải rèn luyện và thực hành tiết kiệm ntn? - Tiết kiệm tiền bạc, của cải, thời gian. - Biết kiềm chế những ham muốn thấp hèn. - Xa lánh lối sống đua đòi, ăn chơi hoang phí. - Sắp xếp việc làm khoa học tránh lãng phí thời gian. - Tận dụng, bảo quản những dụng cụ học tập, lao động. - Sử dụng điện nước hợp lí.. HĐ5: Luyện tập ( 6 phút) GV: Hướng dẫn HS giải thích TN, DN Gv: Hướng dẫn HS làm bài tập a SGK/10 HS: Đọc truyện "chú heo rô bốt" ( sbt) 4. Củng cố: (2 phút). - Yêu cầu Hs khái quát nd toàn bài. -Tìm ca dao tục ngữ nói về tiết kiệm? 5. Hướng dẫn học bài: ( 2 phút). - Học bài - Làm các bài tập b,c,SGK/10 - Xem trước bài 4 ******************************************. Giáo viên: Đỗ Thị Phương Lan. 2. Lop6.net. Trường THCS Thanh Thùy.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Giáo án: GDCD 6. Năm học: 2014 - 2015 Ngày soạn: 15/9/2014. TIẾT 5: BÀI 4:. LỄ ĐỘ. A. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Giúp hs hiểu thế nào là lễ độ và ý nghĩa của nó. 2. Kĩ năng: Học sinh biết tự đánh giá hành vi của bản thân và kịp thời điều chỉnh hành vi của mình. 3. Thái độ: Học sinh có ý thức và thói quen rèn luyện tính lễ độ khi giao tiếp với những người lớn tuổi hơn mình và với bạn bè. B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Giáo viên: SGK, SGV GDCD 6, những gương tiết kiệm... 2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học. C. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định: ( 2 phút ) 2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút) 1. Thế nào là tiết kiệm? Em đã thực hành tiết kiệm như thế nào? 2. Tìm những hành vi trái với tiết kiệm, và hậu quả của nó?. 3. Bài mới. Hoạt động 1: Khởi động (1 phút) Gv hỏi một số học sinh: Trước khi đi học, khi đi học về, khi cô giáo vào lớp các em cần phải làm gì? Hoạt động của thầy và trò Hoạt động 2 Tìm hiểu truyện đọc SGK (10 phút) GV. Gọi Hs đọc truyện SGK. Gv: Thuỷ đã làm gì khi khách đến nhà? (Gv: lưu ý các câu hội thoại giữa Thủy và khách , cử chỉ lễ phép, thái độ vui vẻ... - Quan sát ảnh (SGK) nhận xét bức ảnh...? GV. Em có suy nghĩ gì về cách cư xử của Thuỷ? HĐ2: Phân tích nội dung bài học (12 phút) Gv: Thế nào là lễ độ? *Thảo luận nhóm. GV chia HS thành nhóm nhỏ thảo luận theo nd sau: N1: Lễ độ biểu hiện qua lời ăn, tiếng nói, cử chỉ, thái độ ntn? N2: Tìm hành vi thể hiện lễ độ và thiếu lễ độ, ở trường, ở nhà, ở nơi công cộng... N3: Tìm hành vi trái với lễ độ? HS thảo luận, đại diện nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung sau đó GV chốt lại. Gv: Có người cho rằng đ/v kẻ xấu không cần Giáo viên: Đỗ Thị Phương Lan. 3. Lop6.net. Nội dung kiến thức I. Tìm hiểu truyện - Thủy nhanh nhẹn, khéo léo lịch sự khi tiếp khách : biết chào, mời, thưa, gửi... - biết tôn trọng bà và khách - Làm vui lòng khách và để lại ấn tượng tốt đẹp => Thủy là học sinh ngoan, lễ độ II. Nội dung bài học 1. Lễ độ là gì? Là cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác, thể hiện sự tôn trọng quý mến của mình đối với người khác * Biểu hiện: - Tôn trọng, hoà nhã, quý mến, niềm nở đối với người khác. - Biết chào hỏi, thưa gửi, cám Trường THCS Thanh Thùy.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> Giáo án: GDCD 6 phải lễ độ, em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?. Gv: hãy nêu các biểu hiện của lễ độ : đối với ông bà cha mẹ,anh chị em, cô, dì , chú bác, người già cả lớn tuổi… Gv: trái với lễ độ là gì? Gv: yêu cầu 1 Hs kể lại câu chuyện; " lời nói có phép lạ" ( sbt) Gv: Vì sao phải sống có lễ độ?. Gv: chúng ta rèn luyện như thế nào để trở thành người lễ độ?. HĐ3: HDHS làm bài tập ( 10 phút) GV. Cho hs chơi sắm vai theo nội dung bài tập b sgk/13. Gv: Theo em cần phải làm gì để trở thành người sống có lễ độ. Năm học: 2014 - 2015 ơn, xin lỗi.... * Trái với lễ độ là: Vô lễ, hổn láo, thiếu văn hóa.. 2. Ý nghĩa: - Giúp cho quan hệ giữa con người với con người tốt đẹp hơn. - Góp phần làm cho xã hội văn minh tiến bộ. 3. Cách rèn luyện: - Học hỏi các quy tắc ứng xử, cách cư xử có văn hoá. - Tự kiểm tra hành vi thái độ của bản thân và có cách điều chỉnh phù hợp. - Tránh xa và phê phán thái độ vô lễ. III. Bài tập : * Ca dao, tục ngữ: - Đi hỏi, về chào; - Gọi dạ bảo vâng - Lời chào cao hơn mâm cỗ - Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Gv: HD học sinh làm bài tập c, a sgk/13. Gv: Yêu cầu HS kể những tấm gương thể hiện tốt đức tính này. 4. Củng cố: (2 phút). - Yêu cầu Hs khái quát nd toàn bài. + Bài tập; đánh dấu x vào ý kiến đúng: - Lễ độ giúp quan hệ bạn bè tốt hơn - lễ độ thể hiện người có đạo đức tốt - Không lễ độ với kẻ xấu - Sống có văn hóa là phải lễ độ 5. Hướng dẫn học bài - Học bài - Làm các bài tập còn lại - Xem trước bài 5: “ Tôn trọng kỉ luật” Giáo viên: Đỗ Thị Phương Lan. 4. Lop6.net. Trường THCS Thanh Thùy.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> Giáo án: GDCD 6. Năm học: 2014 - 2015 Ngày soạn:19/9/2014. TIẾT 6: BÀI 5:. TÔN TRỌNG KỈ LUẬT (1T). A. Mục tiêu bài học: - Giúp HS hiểu thế nào là tôn trọng kỉ luật, ý nghĩa và sự cần thiết phải tôn trọng kỉ luật. - HS biết tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về ý thức, thái độ tôn trọng kỉ luật. - HS biết rèn luyện kỉ luật và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện. B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Giáo viên: SGK, SGV GDCD 6, những gương thực hiện tốt kỉ luật... 2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học. C. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định: ( 2 phút ) 2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút) - Em hiểu thế nào là: " Tiên học lễ hậu học văn". - Lễ độ là gì? Cho ví dụ và đưa ra hai cách giải quyết của người có lễ độ và thiếu lễ độ. 3. Bài mới. Hoạt động 1: Khởi động (1 phút) Theo em chuyện gì sẽ xãy ra nếu: - Trong nhà trường không có tiếng trống quy định giờ học, giờ chơi.... - Trong cuộc họp không có người chủ toạ. - Ra đường mọi người không tân theo quy tắc giao thông...... Hoạt động của thầy và trò HĐ2:Khai thác nội dung truyện đọc SGK. Nội dung kiến thức I.Tìm hiểu truyện. (8phút). GV: Gọi HS đọc truyện. ? Bác Hồ tôn trọng những quy định chung như thế nào. - Bác Hồ vào chùa để dép ở ngoài, - Gặp đèn đỏ: dừng lại ? Những việc làm đó thể hiện đức tính gì của Bác. Mặc dù là chủ tịch nước, nhưng mọi cử chỉ việc làm của Bác đã thể hiện sự tôn trọng kỉ luật chung được đặt ra cho tất cả mọi người. ? Em học tập được gì ở con người của Bác qua câu chuyện này. - Trong nhà trường, nơi công cộng, ở gia đình có những quy định chung nào? - Em đã thực hiện những quy định ấy như thế nào? GV kết luận: Mỗi chúng ta cấn tôn trọng kỉ Giáo viên: Đỗ Thị Phương Lan. 5. Lop6.net. Bác Hồ là tấm gương sáng về tôn trọng kỉ luật.. Trường THCS Thanh Thùy.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> Giáo án: GDCD 6 luật để xây dựng nề nếp, kỉ cương… HĐ3: Tìm hiểu, phân tích nội dung bài học. (13 phút) ? Theo em kỉ luật là gì? Cho ví dụ. - Thế nào là tôn trọng kỉ luật? Gv: Trái với tôn trọng lỉ luật là gì? Cho ví dụ. HS: Thảo luận nhóm. Hãy nêu các biểu hiện tôn trọng kỉ luật ở: Nhóm 1: Nhà trường (vào lớp đúng giờ, trật tự làm đủ bài tập…) Nhóm 2: Gia đình (ngủ dậy đúng giờ, đồ đạc để ngăn nắp…) Nhóm 3, 4: Nơi công cộng (nếp sống văn minh, giữ vệ sinh chung…) Các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung, sau đó gv chốt lại ( gv chuẩn bị ở bảng phụ). - Nêu lợi ích của việc tôn trọng kỉ luật?. - Kỉ luật có làm cho con người bị gò bó, mất tự do không? Vì sao? - Hãy kể những việc làm thiếu tôn trọng kỉ luật và hậu quả của nó?. GV Phân tích những điểm khác nhau giữa Đạo đức, kỉ luật và pháp luật. Mối quan hệ, sự cần thiết của Đạo đức, kỉ luật và pháp luật.. Năm học: 2014 - 2015 II. Nội dung bài học 1. Thế nào là tôn trọng kỉ luật? Tôn trọng kỉ luật là biết tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể, của các tổ chức xã hội ở mọi nơi, mọi lúc. * Biểu hiện của tôn trọng kỉ luật là tự giác chấp hành sự phân công. 2. Ý nghĩa: - Giúp cho gia đình, nhà trường xã hội có kỉ cương, nề nếp, dem lại lợi ích cho mọi người và giúp XH tiến bộ. - Các hoạt động của tập thể, cộng đồng được thực hiện nghiêm túc, thống nhất và có hiệu quả. 3. Cách rèn luyện: III. Luyện tập. HĐ4: Luyện tập. ( 5 phút) Gv: Hướng dẫn HS làm các bài tập ở SGK. BT: Trong những câu thành ngữ sau, câu nào nói về tôn trọng kỉ luật: 1. Đất có lề, quê có thói. 2. Nước có vua, chùa có bụt. 3. Ăn có chừng, chơi có độ. 4. Ao có bờ, sông có bến. 5. Dột từ nóc dột xuống. 6. Nhập gia tuỳ tục. 7. Phép vua thua lệ làng. 8. Bề trên ăn ở chẳng kỉ cương Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa. 4. Củng cố: (2 phút) Yêu cầu HS khái quát nội dung toàn bài. 5. Hướng dẫn học bài: (3 phút) - Học bài, làm bài tập b, c SGK. - Xem trước bài 6. Giáo viên: Đỗ Thị Phương Lan. 6. Lop6.net. Trường THCS Thanh Thùy.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> Giáo án: GDCD 6. Năm học: 2014 - 2015 Ngày soạn: 26/9/2014. TIÊT 7: BÀI 6: BIẾT ƠN A. Mục tiêu bài học: - Giúp HS hiểu thế nào là biết ơn, cần biết ơn những ai, cách thể hiện lòng biết ơn và ý nghĩa của nó. - HS biết tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về lòng biết ơn. Có ý thức tự nguyện làm những việc thể hiện sự biết ơn đối với cha mẹ, thầy giáo, cô giáo, những người đã giúp đỡ mình.... - HS trân trọng ghi nhớ công ơn của người khác đối với mình. Có thái độ không đồng tình, phê phán những hành vi vô ơn, bội nghĩa... B. Chuẩn bị của GV và HS: 1. Giáo viên: tranh Đặng Thái Sơn… ghi nhớ công ơn liệt sĩ.. 2. Học sinh: Bài hát, ca dao, tục ngữ, danh ngôn theo chủ đề bài học. C. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định: ( 2 phút ) 2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút) Thế nào là tôn trọng kỉ luật? Tôn trọng kỉ luật mang lại những lợi ích gì? 3. Bài mới. Hoạt động 1: Khởi động (1 phút) Cho biết chủ đề và ý nghĩa những ngày lễ kỷ niệm sau: 8/3, 20/11, 20/10, 27/7, 10/3(âm lịch)? Hoạt động của thầy và trò HĐ 2: Tìm hiểu nội dung truyện đọc. (7 phút) GV: Gọi HS đọc truyện sgk.. Nội dung kiến thức I. Tìm hiểu truyện. - Vì sao chị Hồng không quên người thày giáo cũ dù đã 20 năm? - Thầy giáo Phan đã giúp chị Hồng những việc gì?. - Rèn viết tay phải. - Thầy khuyên" Nét chữ là nết người". - Chị Hồng đã có những việc làm và ý nghĩ gì đối với thầy? - Ân hận vì làm trái lời thầy. - Quyết tâm rèn viết tay phải. - Luôn nhớ lời dạy của thầy. - Sau 20 năm chị tìm được thầy và viết thư thăm hỏi và mong có dịp được đến thăm thầy. - Ý nghĩ và việc làm của chị Hồng nói lên - Thầy giáo Phan đã dạy dỗ chi đức tính gì? Hồng cách đây 20 năm, chị vẫn nhớ và trân trọng, chị viết thư thăm thày. Giáo viên: Đỗ Thị Phương Lan. 7. Lop6.net. Trường THCS Thanh Thùy.
<span class='text_page_counter'>(8)</span> Giáo án: GDCD 6 HĐ3: Tìm hiểu, phân tích nội dung bài học. (15 phút) - Theo em biết ơn là gì?.. Năm học: 2014 - 2015 =>thể hiện lòng biết ơn II. Nội dung bài học 1. Thế nào là biết ơn? Biết ơn là: sự bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỡ mình, những người có công với dân tộc, đất nước.. - Chúng ta cần biết ơn những ai? Vì sao? - Trái với biết ơn là gì? - Em thử đoán xem điều gì có thể xảy ra đ/v những người vô ơn, bội nghĩa?. - Hãy kể những việc làm của em thể hiện sự biết ơn? ( ông bà, cha mẹ, Thầy cô giáo, những người đã giúp đỡ mình, các anh hùng liệt sỹ.....) - Treo ảnh cho HS quan sát... 2. Ý nghĩa của sự biết ơn: - Vì sao phải biết ơn? - Biết ơn là một trong những nét đẹp truyền thống của dân tộc ta. - Tạo nên mối quan hệ tốt đẹp, lành mạnh giữa con người với con người. - Theo em cần làm gì để tỏ lòng biết ơn? 3. Cách rèn luyện: - Trân trọng, luôn ghi nhớ công ơn của người khác đối với mình. - Làm những việc thể hiện sự biết ơn như: Thăm hỏi, chăm sóc, giúp đỡ, tặng quà, quyên góp, ủng hộ.... Gv: Hướng dẫn HS làm bài tập a, ở - Phê phán sự vô ơn, bội nghĩa diễn SGK/18. và bt 1 sbt/17( gv chuẩn bị ở máy ra trong cuộc sống hằng ngày. III. Luyện tập chiếu) HĐ3: Hướng dẫn HS làm bt (10 phút) - Làm bài tập b, c(SGK/tr15) BT: Trong những câu ca dao tục ngữ sau câu nào nói về lòng biết ơn?. 1. Ăn cháo đá bát 2. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. 3. Công cha như … chảy ra. 4. Uống nước nhớ nguồn 5. Mẹ già ở tấm lều tranh Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con 6. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người 7 Qua cầu rút ván. 4. Củng cố: ( 2 phút) Hãy hát một bài hát thể hiện lòng biết ơn? 5. Hướng dẫn học bài: ( 2 phút) - Học bài, làm bài tập b, c SGK/19. - Xem trước bài 7. sưu tầm tranh ảnh về cảnh đẹp thiên nhiên. Giáo viên: Đỗ Thị Phương Lan. 8. Lop6.net. Trường THCS Thanh Thùy.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> Giáo án: GDCD 6. Năm học: 2014 - 2015 Ngày soạn: 2/10/2014. TIẾT 8: BÀI 7:. YÊU THIÊN NHIÊN, SỐNG HOÀ HỢP VỚI THIÊN NHIÊN .. A. Mục tiêu bài học: - Giúp HS hiểu thiên nhiên bao gồm những gì và vai trò của thiên nhiên đối với cuộc sống của con người. - HS biết yêu thiên nhiên, kịp thời ngăn chặn những hành vi cố ý phá hoại môi trường, xâm hại đến cảnh đẹp của thiên nhiên. - HS biết giữ gìn và bảo vệ môi trường, thiên nhiên, có nhu cầu sống gần gũi, hoà hợp với thiên nhiên. B. Chuẩn bị của GV và HS: 1. Giáo viên: Tranh sau cơn lũ,Rừng bị đốt làm rẫy,chúng em trồng cây phủ xanh đất trống đồi trọc 2. Học sinh: Bài hát, ca dao, tục ngữ, danh ngôn theo chủ đề bài học. C. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định: ( 1 phút ) 2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút) 1. Thế nào là biết ơn? Chúng ta cần biết ơn những ai?. 2. Vì sao phải biết ơn? Hãy hát một bài hát thể hiện sự biết ơn? 3. Bài mới. Hoạt động 1: Khởi động. ( 1 phút) GV cho hs quan sát tranh về cảnh đẹp thiên nhiên sau đó GV dẫn dát vào bài Hoạt động của giáo viên và học sinh HĐ 2 Tìm hiểu nội dung truyện đọc. ( 10 phút) GV: Gọi HS đọc truyện sgk. GV: Những chi tiết nào nói lên cảnh đẹp của thiên nhiên?. Gv: Em có suy nghĩ và cảm xúc gì trước cảnh đẹp của thiên nhiên? HĐ3: Tìm hiểu, phân tích nội dung bài học. ( 19 phút) Gv: Thiên nhiên là gì?.. Nội dung kiến thức I. Tìm hiểu truyện: * Cảnh đẹp thiên nhiên: - mặt trời chiếu những tia nắng vàng rực rỡ - Núi hùng vĩ, mờ trong sương - Cây xanh nhiều - Mây trắng như khói đang vờn quanh... => rung động trước vẻ đẹpTN, yêu quý TN, muốn sống gần gũi hòa hợp với thiên nhiên II. Nội dung bài học 1. Thiên nhiên là gì? Thiên nhiên là: những gì tồn tại xung quanh con người mà không phải do con người tạo ra. Bao gồm: Không khí, bầu trời, sông suối, rừng cây, đồi núi, động thực vật, khoáng sản.... Gv: Hãy kể một số danh lam thắng cảnh Giáo viên: Đỗ Thị Phương Lan. 9. Lop6.net. Trường THCS Thanh Thùy.
<span class='text_page_counter'>(10)</span> Giáo án: GDCD 6 của đất nước mà em biết? Gv: Thế nào là yêu thiên nhiên sống hoà hợp với thiên nhiên?. HS: Thảo luận nhóm. ( gv chia lớp thành các nhóm nhỏ- theo bàn). Hãy kể những việc nên và không nên làm để bảo vệ thiên nhiên. Các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung, sau đó gv chốt lại. Gv: Thiên nhiên có vai trò ntn đối với cuộc sống của con người?. Năm học: 2014 - 2015. * Yêu thiên nhiên sống hoà hợp với thiên nhiên là sự gắn bó, rung động trước cảnh đẹp của thiên nhiên; Yêu quý, giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên.. 2. Vai trò của thiên nhiên: * Thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống của con người:. Gv: HD học sinh làm bài tập a sgk/22. Gv: Hãy kể những việc làm của em thể hiện yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên?. Gv: Học sinh cần có trách nhiệm gì?. - Nó là yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế. - Đáp ứng nhu cầu thẩm mĩ của nhân dân. => Là tài sản chung vô giá của dân tộc và nhân loại. 3. Trách nhiệm của học sinh: - Phải bảo vệ thiên nhiên. - Sống gần gũi, hoà hợp với thiên nhiên. - Kịp thời phản ánh, phê phán những việc làm sai trái phá hoại thiên nhiên.. 4. Củng cố: ( 7 phút) Yêu cầu HS khái quát nội dung toàn bài. "Thi vẽ tranh về cảnh đẹp thiên nhiên". Hs: vẽ theo nhóm. Trình bày, nhận xét; gv đánh giá, cho điểm. 5. Hướng dẫn học bài: ( 2 phút) - Học bài, làm bài tập b SGK/22. - Xem lại nội dung các bài đã học, tiết sau kiểm tra 1 tiết. *********************************************. Giáo viên: Đỗ Thị Phương Lan. 10. Lop6.net. Trường THCS Thanh Thùy.
<span class='text_page_counter'>(11)</span> Giáo án: GDCD 6. Năm học: 2014 - 2015 Ngày soạn:10/10/2014. TIẾT 9: KIỂM TRA 1 A. Mục tiêu bài học: - Giúp HS hệ thống lại các kiến thức đã học. - HS biết vận dụng kiến thức đã học làm bài. - HS tự giác, nghiêm túc trong quá trình làm bài. B. Chuẩn bị của GV và HS: 1. Giáo viên: Xây dựng ma trận, ra đề KT Ma trận đề Nhận biết. TIẾT. Thông hiểu. Mức độ Nội dung. TN. TL. Mục đích học tập của học sinh Tự chăm sóc rèn luyện thân thể. Thiên nhiên.. TN. 1/2 câu 2(2.0 đ). TL. Vận dụng Thấp. Cao. TL. TL. 1/2 câu 2 (1.0 đ). Câu 1(0.5đ) Câu2,6 (0.5đ) Câu 1 (2 điểm ). Lễ độ Câu 3 (0.5đ) Câu 5 (0.5đ) Câu 4 (0.5đ). Tiết kiệm. Lịch sự. Sống chan hòa với mọi người. T/ cực tự giác trong h/động tập thể và trong h/ động xã hội. Tỉ lệ :. Câu 3 : Tình huống 35 %. 45%. 20%. 2. Học sinh: Ôn tập từ bài 1 – bài 7 C. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định: ( 1 phút ) 2. GV phát đề:. Giáo viên: Đỗ Thị Phương Lan. 11. Lop6.net. Trường THCS Thanh Thùy.
<span class='text_page_counter'>(12)</span> Giáo án: GDCD 6. Năm học: 2014 - 2015 ĐỀ BÀI:. I. Phần trắc nghiệm : (3điểm ) Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng : Câu 1 : Việc làm nào biểu hiện biết tự chăm sóc và rèn luyện thân thể ? a. Thường xuyên ăn quà vặt. b. Không cần thay quần áo khi trời lạnh. c. Ăn uống đúng bữa. d. Thường xuyên đi ngủ muộn. Câu 2 : Thiên nhiên bao gồm : a. Không khí ,bầu trời. b. Không khí ,bầu trời,sông suối. c. Sông suối,rừng cây. d. Không khí,bầu trời,sông suối,rừng cây… Câu 3: Câu tục ngữ nào sau đây là thể hiện không biết tiết kiệm? a. Góp gió thành bão. b. Năng nhặt chặt bị. c.Vung tay quá trán. d. Của bền tại người. Câu 4 : Hành vi nào thể hiện sống chan hòa với mọi người ? a. Không thích chơi với ai. b. Không tham gia góp ý ,sợ bạn cười. c. Không góp ý vì sợ mất lòng. d. Chia sẻ với bạn bè khi gặp khó khăn. Câu 5 : Hành vi nào sau đây thể hiện lòng biết ơn ? a. Nhớ ơn thầy cô giáo . b. Luôn lịch sự với mọi người. c. Đi học đúng giờ. d. Tham gia các hoạt động xã hội. Câu 6 : Hành vi nào thể hiện yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên ? a. Hồng rất thích chăm sóc cây và hoa trong vườn. b. Lâm rất thích tắm nước mưa ở ngoài trời. c. Ngày đầu năm, cả nhà Lê đi hái lộc. d. Đi tham quan dã ngoại, Tú thường hái cành cây và hoa mang về để thưởng thức vẻ đẹp. II. Phần tự luận : ( 7 điểm ) Câu 1 : (2 điểm ) Em hiểu thế nào là : ‘’ Tiên học lễ, hậu học văn ’’ ? Câu 2 :( 3.0 điểm ) Mục đích học tập của học sinh là gì? Mục đích học tập hiện nay của em là gì? Câu 3 : (2 điểm ) Nhà trường tổ chức cuộc thi tìm hiểu về môi trường và yêu cầu tất cả các lớp tham gia. Các bạn lớp 6A tích cực tham gia : bạn thì vẽ tranh về môi trường, bạn thì sưu tầm tranh ảnh, bài viết về môi trường,… các bạn đều có sản phẩm để tham gia cuộc thi. Riêng bạn Toàn không tham gia bất kỳ một hoạt động nào của lớp vì cho rằng nó sẽ làm mất thời gian ảnh hưởng đến kết quả học tập. - Em có nhận xét gì về bạn Toàn? - Nếu em là bạn thân với Toàn, em sẽ khuyên bạn điều gì?. Giáo viên: Đỗ Thị Phương Lan. 12. Lop6.net. Trường THCS Thanh Thùy.
<span class='text_page_counter'>(13)</span> Giáo án: GDCD 6. Năm học: 2014 - 2015. ĐÁP ÁN –BIỂU ĐIỂM GDCD 6 I.Phần trắc nghiệm : (3điểm) Đúng mỗi câu 0.5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 Phương án C D C D A A II. Phần tự luận : (7 điểm ) Câu 1 :2.0 điểm. - Mỗi học sinh chúng ta khi đến trường cần phải học sự lễ phép trước, sau đó chúng ta mới học đến chữ (văn chương ) Câu 2 : đúng ý đầu 2.0 điểm , ý sau 1 điểm. - Học sinh là chủ nhân tương lai của đất nước. Học sinh phải nỗ lực học tập để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, người công dân tốt; trở thành con người chân chính có đủ khả năng lao động để tự lập nghiệp và góp phần xây dựng quê hương ,đất nước, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. - Học sinh trình bày mục đích học tập của bản thân (1.0 điểm) Câu 3: HS có thể diễn đạt nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được những ý cơ bản sau: - Nhận xét: Toàn là người chăm học, nhưng chưa tích cực, tự giác tham gia các hoạt động của trường, của lớp (1đ) - Khuyên Toàn nên tự giác, tích cực tham gia các hoạt động của trường, của lớp vì đó cũng là một trong những hoạt động giáo dục để mở rộng hiểu biết và rèn luyện kỹ năng cho bản thân.(1đ) 3. Coi HS làm bài: 4. Củngcố: - Thu bài, nhận xét giờ kiểm tra. 5. Hướng dẫn học bài: - Xem trước nội dung bài tiếp theo ***********************************************. Giáo viên: Đỗ Thị Phương Lan. 13. Lop6.net. Trường THCS Thanh Thùy.
<span class='text_page_counter'>(14)</span> Giáo án: GDCD 6. Năm học: 2014 - 2015. Ngày soạn:17/10/2014 TIẾT 10:. BÀI 8: SỐNG CHAN HOÀ VỚI MỌI NGƯỜI A. Mục tiêu bài học: - Giúp HS nắm được những biểu hiện của người biết sống chan hoà với mọi người, vai trò và sự cần thiết của cách sống đó. - HS biết giao tiếp, ứng xử phù hợp với mọi đối tượng trong xã hội. - HS có nhu cầu sống chan hoà với mọi người, có mong muốn và sẵn sàng giúp đỡ bạn bè để xây dựng tập thể đoàn kết, vững mạnh. B. Chuẩn bị của GV và HS. 1. Giáo viên: Tranh Bác Hồ vói thiếu nhi 2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học. C. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: Trả bài, nhận xét, rút kinh nghiệm bài kiểm tra 1 tiết. 3. Bài mớI: Hoạt động 1: Khởi động GV kể chuyện "Hai anh em sinh đôi", sau đó hỏi HS: Vì sao mọi người không ai giúp đỡ người anh?. Gv dẫn dắt vào bài. Hoạt động của giáo viên và học sinh Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung truyện đọc. GV: Gọi HS đọc truyện sgk. GV: Bác đã quan tâm đến những ai? (mọi người) - Bác cư xử ntn đối với mọi người? (cùng ăn, cùng làm việc…) - Bác có thái độ ntn đối với cụ già? - H/s:Q/sát bức ảnh sgk => n/xét, bức ảnh gợi cho em suy nghĩ gì? - Việc làm đó thể hiện đức tính gì của Bác?. Nội dung kiến thức I. Truyện đọc: Bác Hồ vói mọi người Bác Hồ: + quan tâm, thăm hỏi mọi người. + cùng ăn, cùng làm việc, cùng vui chơi…=>gần gũi với mọi người. => Thể hiện đức tính:sống chan hòa, quan tâm đến mọi - G/v cho H/s xem tranh bác Hồ với thiếu nhi,với người. mọi người,và kể 1 số câu chuyện về Bác? - Qua câu chuyện về cuộc đời của Bác em có Bài học: Cần quan tâm đến suy nghĩ, cảm xúc gì? em rút ra bài học gì cho những người xung quanh mình cần sống chan hòa, cởi mở bản thân? thương yêu giúp đỡ mọi người. Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học. Gv: Thế nào là sống chan hoà với mọi người? Hãy nêu một vài ví dụ thể hiện việc sống chan hoà với mọi người? Giáo viên: Đỗ Thị Phương Lan. 14. Lop6.net. II. Nội dung bài học 1. Thế nào là sống chan hoà với mọi người? Sống chan hoà là sống vui vẻ, hoà hợp, quan tâm tới mọi Trường THCS Thanh Thùy.
<span class='text_page_counter'>(15)</span> Giáo án: GDCD 6. Năm học: 2014 - 2015 người và sẵn sàng tham gia vào những hoạt động chung có ích.. - Trái với sống chan hoà là gì? Hs: Ích kỉ, ghen ghét, đố kị,kiêu ngạo coi thường người kém mình,không quan tâm đến ai,xa lánh mọi người… - Liên hệ bản thân :Kể những việc thể hiện sống chan hòa và chưa chan hòa của bản thân em? Gv: Sống chan hoà với mọi người sẽ mang lại 2. Vì sao phải sống chan hòa những lợi ích gì?. (G/v giải thích ý nghĩa) - Sống chan hoà sẽ được mọi người quý mến, giúp đỡ. - Góp phần vào việc xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp. 3. Cách rèn luyện: - Sông vui vẻ cởi mở,thành - Học sinh cần sống chan hoà với những ai? Vì thật, thương yêu, tôn trọng, sao?. bình đẳng, quan tâm giúp đỡ - G/v chốt lại nhau. - Chỉ ra những thiếu sót, khuyết điểm giúp nhau khắc phục. - Tránh xa lối sống ích kỉ, bao che khuyết điểm cho nhau. -Tích cực tham gia các hoạt động chungcủa lớp, Đội… Hoạt động 4: Luyện tập III. Luyện tập Gv: Khi thấy các bạn của mình la cà quán sá, hút -Bài tập a-sgk:bảng phụ -bài tập d-sgk thuốc, nói tục... Em có thái độ ntn? vì sao? - Mong muốn được tham gia. - Ghê sợ và tránh xa. - Không quan tâm vì không liên quan đến mình. - Lên án và mong muốn xã hội ngăn chặn. Gv: HD học sinh làm bài tập a, d sgk/25. - Gv: để sống chan hoà với mọi người em thấy cần học tập, rèn luyện ntn? Gv: Đọc truyện " Đồng phục ngày khai giảng" SBT GDCD 6/ 21 4. Củng cố: Yêu cầu HS khái quát nội dung toàn bài. - Cần rèn luyện ntn để sống chan hòa với mọi người? 5. Hướng dẫn học bài: - Học bài, làm bài tập b SGK/25. - Xem trước nội dung bài 9.. “ Lịch sự tế nhị “. Giáo viên: Đỗ Thị Phương Lan. 15. Lop6.net. Trường THCS Thanh Thùy.
<span class='text_page_counter'>(16)</span> Giáo án: GDCD 6 Năm học: 2014 - 2015 - Tổ 1: chuẩn bị đồ dùng, phân công sắm vai theo nội dung tình huống sgk. Ngày soạn :24/10/2014 TIẾT 11:. BÀI 9:. LỊCH SỰ - TẾ NHỊ (1t). A. Mục tiêu bài học: - Giúp HS nắm được những biểu hiện của lịch sự tế nhị và lợi ích của nó trong cuộc sống. - HS biết nhận xét, góp ý và kiểm tra hành vi của mình trong cư xử hằng ngày. - HS có ý thức rèn luyện cử chỉ, hành vi, cách sử dụng ngôn ngữ sao cho lịch sự, tế nhị. Xây dựng tập thể lớp thân ái, lành mạnh. B. Chuẩn bị của GV và HS. 1. Giáo viên: Tranh ảnh, tình huống sắm vai. 2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học. C. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: 1. Thế nào là sống chan hoà với mọi người?. 2. Vì sao phải sống chan hoà? Nêu ví dụ?. 3. Bài mớI: Hoạt động 1: Khởi động Gv dẫn dắt từ bài cũ sang bài mới. Hoạt động của thầy và trò Hoạt động 2: Tìm hiểu tình huống sgk. GV: Cho hs đóng vai theo nội dung tình huống. GV: Em có nhận xét gì về cách chào của các bạn trong tình huống? Gv: Nếu em là thầy Hùng em sẽ chọn cách xử sự nào trong những cách sau: - Phê bình gay gắt trước lớp trong giờ sinh hoạt. -....... ngay lúc đó. - Nhắc nhở nhẹ nhàng khi tan học. - Coi như không có chuyện gì xảy ra. - Phản ánh sự việc với nhà trường. - Kể cho hs nghe 1 câu chuyện về lịch sự, tế nhị để hs tự liên hệ..... Gv: Hãy phân tích ưu nhược điểm của từng biểu hiện? - Em rút ra bài học gì cho bản thân ?. Nội dung kiến thức I. Tình huống (sgk) - Cả lớp đứng nghiêm chào thày: Lịch sự - Thày đang nói: - Bạn không chào => Thiếu lịch sự - Bạn chào rất to=> không lịch sự, thiếu tế nhị -Bạn Tuyết ; đứng nép chờ thày nói xong,đứng nghiêm chào,xin lỗi, xin phép vào => lễ độ, tôn trọng thày ,lịch sự, tế nhị. Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học. Gv: Thế nào là lịch sự? tế nhị? Cho VD? - Lịch sự là những cử chỉ, hành vi dùng trong. II. Nội dung bài học. Giáo viên: Đỗ Thị Phương Lan. 16. Lop6.net. Trường THCS Thanh Thùy.
<span class='text_page_counter'>(17)</span> Giáo án: GDCD 6 Năm học: 2014 - 2015 giao tiếp, ứng xử phù hợp với quy định của xã hội, thể hiện truyền thống đạo đức của dân tộc. - Tế nhị là sự khéo léo sử dụng những cử chỉ ngôn ngữ trong giao tiếp, ứng xử, thể hiện là con người có hiểu biết, có văn hoá. Gv: Hãy kể những biểu hiện thể hiện lịch sự, tế 1. Biểu hiện của lịch sự tế nhị. Thể hiện cả ở lời nói và việc nhị của? làm: - Thể hiện sự hiểu biết những phép tắc, quy định chung của xã hội. - Thể hiện sự tôn trọng người giao tiếp và những người xung quanh. ? Kể những việc làm thể hiện sự lịch sự, tế nhị của em khi ở nhà, ở trường và ở nơi công cộng ? (Nhóm cặp) - Nói nhẹ nhàng, dí dỏm - Biết lắng nghe - Biết cảm ơn, biết xin lỗi… Gv: Vì sao phải lịch sự, tế nhị? 2. Ý nghĩa: Thể hiện trình độ văn hoá, đạo đức của mỗi người. - Nêu cách rèn luyện để trở thành người lịch sự 3. Cách rèn luyện: - Biết tự kiểm soát bản thân tế nhị ? trong giao tiếp, ứng xử. - Điều chỉnh việc làm, suy nghĩ của mình phù hợp với chuẩn mực xã hội. Hoạt động 4: Luyện tập. III. Luyện tập Gv: Yêu cầu HS tìm những câu CD, TN, DN nói về lịch sự tế nhị? Gv: Hướng dẫn HS làm bài tập b,c, d sgk/27,28 Gv: Hướng dẫn HS làm bài tập 1 sbt. BT b,c,d (sgk) Gv: Đọc truyện " em bé bán quạt; Chúng em thật có lỗi" SBT GDCD 6/ 23,24 4. Củng cố: Yêu cầu HS khái quát nội dung toàn bài. Thế nào là lịch sự, tế nhị?. 5. Hướng dẫn học bài: - Học bài, làm bài tập b,c SGK/27. - Xem trước nội dung bài 10. “ Tích cực , tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội”. ************************************. Giáo viên: Đỗ Thị Phương Lan. 17. Lop6.net. Trường THCS Thanh Thùy.
<span class='text_page_counter'>(18)</span> Giáo án: GDCD 6. Năm học: 2014 - 2015. Ngày soạn : 31/10/2014 TIẾT 12:. BÀI 10: TÍCH CỰC,TỰ GIÁC TRONG HOẠT ĐỘNG. TẬP THỂ VÀ TRONG HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI A. Mục tiêu bài học: - Giúp HS hiểu những hoạt động tập thể và hoạt động xã hội là gì. Biểu hiện tích cực trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội. - HS biết chủ động, tích cực trong hoạt động lao động và học tập. - HS biết lập kế hoạc học tập, lao động, nghĩ ngơi, tham gia hoạt động xã hội. B. Chuẩn bị của GV và HS. 1. Giáo viên: Tranh ảnh, tình huống sắm vai. 2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học. C. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: 1. Thế nào là lịch sự, tế nhị?. 2. Em sẽ làm gì để rèn luyện phẩm chất đạo đức này?. Nêu 1số biểu hiện cụ thể 3. Bài mới: Hoạt động 1: Khởi động Gv cho hs quan sát tranh về một số hoạt động của nhà trường dẫn dắt vào bài mới. Hoạt động của thầy và trò Hoạt động 2: Tìm hiểu tình huống sgk. Gv: Gọi hs đọc truyện. GV: Trương Quế Chi có suy nghĩ và ước mơ gì? Gv: Để thực hiện mơ ước của mình Chi đã làm gì? Gv: động cơ nào giúp Chi tích cực tự giác như vậy? Gv: Em học tập được những gì ở bạn Chi?. Nội dung kiến thức I. Tìm hiểu truyện: Điều ước của Trương Quế Chi * Ước mơ: sau này trở thành nhà báo * Biện pháp: + Cố gắng học tập, + chọn nội dung học tập và hoạt động phù hợp:viết văn, làm thơ, vẽ tranh + tích cực tự giác trong hoạt động tập thể, HĐXH + giúp đỡ mẹ công việc gia đình => Bài học: Quế Chi là người có ước mơ, sớm xác định lí tưởng nghề nghiệp cuộc đời; có quyết tâm kiên trì vượt khó thực hiện kế hoạch đã định Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học. II. Nội dung bài học - Qua phân tích trên em hiểu thế nào là tích 1. Khái niệm: - Tích cực là luôn luôn cố gắng, vượt cực, tự giác? - Hãy kể tên một số hoạt động tập thể và khó, kiên trì học tập, làm việc và rèn hoạt động xã hội mà em biết?. luyện. Giáo viên: Đỗ Thị Phương Lan. 18. Lop6.net. Trường THCS Thanh Thùy.
<span class='text_page_counter'>(19)</span> Giáo án: GDCD 6. Năm học: 2014 - 2015. - Thế nào là tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội? (Là tự nguyện tham gia các HĐTT và HĐXH vì lợi ích chung ,vì mọi người). - Tự giác là chủ động làm việc, học tập, không cần ai nhắc nhở, giám sát, không do áp lực bên ngoài.. Gv: Hãy kể những việc làm thể hiện tính tích cực của em? Gv: Hãy kể những việc làm thể hiện tính tự giác của em? GV chiếu một số hình ảnh minh họa về tính tích cực, tự giác của HS trong trường và ở ngoài đời sống XH. Hoạt động 4: Luyện tập. Gv: Hướng dẫn HS làm bài tập a, sgk/31. BTa. - Tích cực t/g dọn VSnơi công cộng. - Tg văn nghệ TDTT. - Hưởng ứng pt ủng hộ… - T/g các CLB học tập. - Là t/v hội Chữ thập đỏ. - Nhận chăm sóc hoa nơi công cộng. - T/g đội TTPCTNXH. - Tự giác t/g các Hđ của lớp. - T/g phụ trách sao nhi đồng. - Đi thăm thầy cô giáo cũ cùng các bạn trong lớp.. 4. Củng cố: ? Thế nào là tích cực tự giác trong hoạt động tập thể, hoạt động xã hội? Cho ví dụ - Danh ngôn: ước mơ không phải là cái gì có sẵn, cũng không phải là cái gì không thể có . ước mơ giống như con đường chưa có nhưng con người sẽ khám phá và vượt qua (Lỗ Tấn) 5. Hướng dẫn học bài: - Học kĩ nội dung bài - Xem trước nội dung còn lại của bài, Tổ 2 chuẩn bị đồ chơi sám vắi theo nội dung bài tập b sgk/31. ******************************************. Giáo viên: Đỗ Thị Phương Lan. 19. Lop6.net. Trường THCS Thanh Thùy.
<span class='text_page_counter'>(20)</span> Giáo án: GDCD 6. Năm học: 2014 - 2015. Ngày soạn : 7/11/2014. TÍCH CỰC,TỰ GIÁC TRONG HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ VÀ TRONG HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI (Tiếp). TIẾT 13:. A. Mục tiêu bài học: - Giúp HS hiểu những hoạt động tập thể và hoạt động xã hội là gì. Biểu hiện tích cực trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội. - HS biết chủ động, tích cực trong hoạt động lao động và học tập. - HS biết lập kế hoạc học tập, lao động, nghĩ ngơi, tham gia hoạt động xã hội. B. Chuẩn bị của GV và HS. 1. Giáo viên: Tranh ảnh, tình huống sắm vai. 2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học. C. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: 1. Thế nào là tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội?. 2. Hãy kể lại một việc làm thể hiện tính tích cực, tự giác của em?. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Khởi động Gv dẫn dắt từ bài cũ sang bài mới. Hoạt động của thầy và trò Hoạt động 2: tìm hiểu những biểu hiện thể hiện tính tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội. Gv: Hoạt động tập thể là gì? Hãy nêu một số nd của hoạt động tập thể?.. Gv: Hoạt động xã hội là gì? Nêu một số nd về hoạt động xã hội?. - Thế nào là tích cực tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội?. Giáo viên: Đỗ Thị Phương Lan. 20. Nội dung kiến thức. * Hoạt động tập thể: là những hoạt động do tập thể công đoàn, chi đội, lớp, trường,....tổ chức. - Nội dung: Các hoạt động học tập, văn hoá, văn nghệ, vui chơi giải trí, thể dục thể thao... * Hoạt động xã hội: là những hoạt động có ý nghĩa chính trị xã hội, do các tổ chức chính trị đứng ra tổ chức. - Nội dung: liên quan đến các vấn đề toàn xã hội quan tâm có ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội như: Các phong trào xây dựng và bảo vệ tổ quốc, phát triển kinh tế, giữ gìn trật tự trị an, cứu trợ đồng bào lũ lụt, phòng chống Ma tuý, bảo vệ môi trường và các phong trào thi đua yêu nước khác..... Lop6.net. Trường THCS Thanh Thùy.
<span class='text_page_counter'>(21)</span>