Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Giáo án lớp 3 Tuần thứ 24 năm học 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (332.56 KB, 20 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TUẦN 24 Thứ hai, ngày 18 tháng 2 năm 2013 Tập đọc – Kể chuyện Tiết 70, 71 : ĐỐI ĐÁP VỚI VUA I/ MỤC TIÊU: Tập đọc - Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. - Bài ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ. Học sinh trả lời được các câu hỏi sgk. Kể chuyện: Học sinh biết sắp xếp tranh sgk cho đúng thứ tự Kể lại được từng đoạn chuyện dựa theo tranh minh họa. * Các KNS giáo dục HS : HS tự nhận thức , thể hiện sự tự tin .Có tư duy sáng tạo .Kĩ năng ra quyết định II/ CHUẨN BỊ : -. GV tranh minh họa , bảng phụ. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG: 1. Ổn định : hát 2. Kiểm tra - Học sinh đọc bài và TLCH nội dung bài tập đọc: Chương trình xiếc đặc sắc. - Nhận xét 3. Bài mới - Giới thiệu bài: Đối đáp với vua  Hoạt động 1: Tập đọc 1.1Luyện đọc trơn - Giáo viên đọc mẫu toàn bài - Lưu ý cách đọc cho học sinh : với giọng đọc trang nghiêm , tinh nghịch , ca ngợi , khâm phục . -Học sinh luyện đọc từng câu ( Đọc nối tiếp , cả lớp ) + Luyện đọc : Huế , Cao Bá Quát , hốt hoảng , vùng vẫy , cởi trói . - Luyện đọc đoạn : HS đọc nối tiếp từng đoạn ( 4 đoạn ) - Giảng từ : hướng dẫn HS đọc các từ ngữ SGK/ 50 - Học sinh đọc bài theo nhóm 4. ( nhóm cố định ) - Thi đua đọc trước lớp. ( 3 ,4 nhóm ) ( đọc theo vai ) - HS nhận xét - GV chốt lại , tuyên dương Lop3.net.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Cả lớp đọc ĐT toàn bài. 1.2 Luyện đọc hiểu : ( hỏi đáp , thảo luận nhóm ) - Học sinh đọc thầm từng đoạn , giáo viên hỏi: + Đoạn 1 : Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở đâu ? ( hỏi đáp ) + Đoạn 2 : Cậu bé Cao Bá Quát có mong muốn gì ? Cậu làm gì để thực hiện được mong muốn đó ? ( HS trao đổi nhóm đôi ). + Đoạn 3,4 : 1 HS đọc to , trả lời các câu hỏi : . Vì sao vua bắt Cao Bá Quát đối ? . Cao Bá Quát đối như thế nào ? HS trả lời , nhận xét GV nhận xét , chốt lại - 1.3 Luyện đọc lại: - Giáo viên đọc mẫu đoạn 3 ( hướng dẫn HS đọc đúng văn ) - HS đọc cá nhân , thi đọc - 1 học sinh đọc lại cả bài.  Hoạt động 2: Kể chuyện - Hướng dẫn HS kể chuyện theo tranh – nhóm nhỏ - GV dùng tranh đã chuẩn bị , ghi đúng các câu hỏi gợi ý để giúp HS kể lại từng đoạn . - Học sinh sắp xếp tranh theo trình tự câu chuyện. - HS kể trong nhóm theo từng đoạn ( nhóm 4 bạn ) +Thực hành kể trong nhóm ( kể theo vai ) +Thi kể phân vai ( mỗi nhóm 1 đoạn ) ( 3nhóm ) - GV , học sinh nhận xét chọn những nhóm kể hay để khen ngợi +Một nhóm giỏi kể cả câu chuyện 4. Củng cố : ( Trao đổi cả lớp ) -Từ nhỏ Cao Bá Quát đã bộc lô những tài năng gì ? ( trình bày ý kiến. cá nhân ). - GV nhận xét , giáo dục HS - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị : Tiếng đàn.. ---------------------------------------------------------------------Toán Tiết 115: CHIA SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ ( TT ) I/ MỤC TIÊU: Biết chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số ( trường hợp có chữ số 0 ở thương ) . Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán . HS vận dụng sáng tạo , chính xác . Lop3.net.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> II/ CHUẨN BỊ : - GV các bảng phụ , bảng từ - HS bảng con , bảng nhóm III/ CÁC HOẠT ĐỘNG: 1. Ổn định : hát 2. Kiểm tra 3. Bài mới : - Giới thiệu bài : Chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh chia số / Hướng dẫn thực hiện phép chia 4218 : 6 HS đọc phép tính . - GV gọi HS lên bảng đặt tính rồi tính (1 HS ), HS còn lại làm bảng con HS nhận xét , Gv chốt lại như SGK /119 ( GV nhắc HS , mỗi lần chia đều thực hiện tính nhẩm ( chia , nhân , trừ ) , chỉ ghi chữ số của thương và số dư . -1.2/ Hướng dẫn thực hiện phép chia 2407 : 4 (cả lớp thực như phép chia 4218 : 6 ) Hoạt động 2:. Thực hành. Bài 1: Đặt tính rồi tính - HS làm bảng con , bảng lớp cột a . - Cột b/ HS làm vào vở , 2 HS sửa bài - HS nhận xét , GV chốt lại Bài 2 : Bài toán -1 HS đọc bài toán , HS trao đổi nhóm đôi nêu cách thực hiện - GV chốt lại : + Quảng đường dài bao nhiêu ? + Đã sửa được bao nhiêu quãng đường ? + Còn phải sửa bao nhiêu mét đường ? - HS nêu tóm tắt và nêu từng tự các bước giải , cả lớp làm vào vở . - 1 HS trình bày bảng nhóm , nhận xét - GV chốt lại lời giải đúng : Giải Số mét đường đã sửa là 1215 : 3 = 405 ( m ) Số mét đường còn phải sửa là : 1215 - 405 = 810 ( m ) Đáp số : 810 m đường Lop3.net.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Bài 3 : GV nêu yêu cầu - Trò chơi : Ai nhanh hơn ( cả lớp ) - Ghi chữ Đ hoặc chữ S vào phép tính , HS thi đua thực hiện ghi đáp án và nêu cách thực hiện - GV nhận xét , chốt lại : a/ Đ , b/ S , C/S 4. Củng cố : - Thi đua tìm thương của phép tính chia : 2426 : 4 ( 3 HS ) - GV ,cả lớp nhận xét , tuyên dương - Về nhà tiếp tục luyện giải toán thêm Giáo viên nhận xét tiết học. Chuẩn bị : Luyện tập ------------------------------------------------------------------------Tự nhiên và xã hội Tiết 46: KHẢ NĂNG KÌ DIỆU CỦA LÁ CÂY I/ MỤC TIÊU :  Nêu được chức năng của lá đối với đời sống của thực vật và lợi ích của hoa đối với đời sống con người .  HS khá, giỏi: Biết được quá trình quang hợp của lá cây diễn ra ban ngày dưới ánh sáng mặt trời, còn quá trình hô hấp của cây diễn ra suốt ngày đêm.  Kĩ năng sống:  Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Phân tích thông tin để biết giá trị của lá cây đối với đời sống của cây, đồi sống động vật và con người.  Kĩ năng làm chủ bản thân: Có ý thức trách nhiệm, cam kết thực hiện những hành vi thân thiện với các loại cây trong cuộc sống: Không bẻ cành, bứt lá, làm hại với cây.  Kĩ năng tư duy phê phán: Phê phán, lên án, ngăn chặng, ứng phó với những hành vi làm hại cây. II/ CHUẨN BỊ:  Các hình trong SGK/88,89. Vở BT TNXH.  Học sinh và giáo viên sưu tầm các lá cây khác nhau. III/ LÊN LỚP : 1. Kiểm tra bài cũ: Lá cây - Kiểm tra 2 em.: Nêu đặc điểm của lá cây? - Nhận xét đánh giá. 2.Bài mới: khả năng kì diệu của lá cây * Hoạt động 1: Biết nêu chức năng của lá cây Bước 1:. Thảo luận theo cặp Lop3.net.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Yêu cầu từng cặp dựa vào hình 1 SGK trang 88 tự đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi của nhau. + Trong quá trình quang hợp thì lá cây hấp thụ khí gì và thải ra khí gì ? + Quá trình quang hợp xảy ra trong điều kiện nào ? + Quá trình hô hấp lá cây hấp thụ khí gì và thải ra khí gì ? + Ngoài chức năng quang hợp và hô hấp, lá cây còn có chức năng gì ? - Các cặp ngồi xoay mặt vào với nhau để quan sát hình 1 trong sách giáo khoa trang 88 để đặt câu hỏi và trả lời với nhau. + Lá cây khi quang hợp hấp thụ khí các bon níc và thải ra khí ô xi, quá trình này xảy ra vào ban ngày. Ngược lại trong quá trình hô hấp lá cây hấp thụ khí ô - xi và thải ra các bon - níc, quá trình này xảy ra vào ban đêm. + Ngoài ra lá cây còn tham gia vào việc thoát hơi nước. Bước 2:. Làm việc cả lớp. - Mời một số cặp trình bày kết quả thảo luận trước lớp. - GV nhận xét chốt lại ý đúng. + Vậy lá cây có có những chức năng nào ? Kết luận: Lá cây có 3 chức năng chính: Quang hợp; Hô hấp; Thoát hơi nước * Hoạt động 2: Ích lợi của lá cây Bước 1 : - Yêu cầu học sinh các nhóm thảo luận dựa vào thực tế cuộc sống và hình trong sách giáo khoa trang 89 để: + Nêu ích lợi của lá cây ? + Kể tên 1 số lá cây dùng để gói bánh, làm thuốc, để ăn, làm nón, lợp nhanh[ Bước 2: - Mời đại diện các nhóm thi kể trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc. - Đại diện nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung: Lá cây để ăn, làm thuốc, gói bánh, gói hàng, làm nón, lợp nhà, làm phân bón … - Cả lớp theo dõi bình chọn nhóm thắng cuộc. 3) Củng cố - Dặn dò: - Cho học sinh liên hệ với cuộc sống hàng ngày. - Về nhà học bài và ghi nhớ. - Chuẩn bị: Hoa – Sưu tầm một số loại hoa ----------------------------------------------------------------------------------. Lop3.net.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Thứ ba, ngày 19 tháng 2 năm 2013 Chính tả Tiết 46 :. NGƯỜI SÁNG TÁC QUỐC CA VIỆT NAM. I/ MỤC TIÊU: Nghe viết đúng bài chính tả “Người sáng tác Quốc ca Việt Nam” Trình bày đúng hình thức bài văn xuôi , bài viết không sai quá 5 lỗi . Làm đúng bài tập 2b, 3 a. HS tích cực trong giờ học . II/ CHUẨN BỊ : GV các bảng phụ , bảng từ . HS bảng con , vở chính tả III/ CÁC HOẠT ĐỘNG: 1. Ổn định : hát 2. Kiểm tra 3. Bài mới - Giới thiệu bài: Người sáng tác Quốc ca Việt Nam  Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe viết ( Hoạt động cả lớp ) 1. Chuẩn bị : GV đọc cả bài ( lần 1 ) Giới thiệu về Nhạc sĩ Văn Cao ( HS lắng nghe ) HS đọc lại + Nhận xét bài chính tả . +Tìm tên riêng trong bài ( Văn Cao ) , Quốc . + Tìm từ khó ,dễ sai viết bảng con : Nhạc sĩ , khởi nghĩa , Quốc hội , vẽ tranh . ( HS đính bảng ) - GV nhận xét , sửa sai 2 .Hướng dẫn HS viết vào vở . - GV đọc bài(lần 2 ) - HS nhắc lại cách trình bày đoạn văn . - GV đọc bài HS viết - GV đọc bài cả lớp soát lỗi -Chấm chữa bài  Hoạt động 2: luyện tập Bài 2 : HS nêu yêu cầu bài -. Chọn bài 2b / : Điền vào chỗ trống ut hay uc ?. -. Cả lớp làm vào vở , 1 HS sửa bài , nhận xét Lop3.net.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> -. GV chốt lại. Bài 3 : ( bài a ) ( Làm việc nhóm 5 ) -. Đặt câu phân biệt hai từ trong cặp từ sau :. -. Nồi – lồi , no –lo ( ghi vào bảng nhóm ). -. HS trình bài trước lớp ( 3 nhóm ) , nhóm khác nhận xét. -. GV chốt lại. 4. Củng cố : - Nhận xét , tuyên dương những HS học tốt - Về nhà sửa lỗi sai vào vở Chuẩn bị : Đối đáp với vua. ---------------------------------------------------------------------Toán Tiết 116 : LUYỆN TẬP I/ MỤC TIÊU: - Học sinh có kĩ năng thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có 1 chữ số ( trường hợp có chữ số 0 ở thương ) - Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán có lời văn. - Tính toán cẩn thận, chính xác. II/ CHUẨN BỊ : -. GV cc bảng phụ , bảng từ. -. HS bảng con , bảng nhĩm. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG: 1. Ổn định : ht 2. Kiểm tra 3. Bài mới - Giới thiệu bài: Luyện tập  Hoạt động 1: Củng cố chia số có bốn chữ số cho số có 1 chữ số Bài 1: Học sinh đọc yêu cầu – Đặt tính rồi tính -. Học sinh làm bảng con ( cột a , b ). -. 4 học sinh sửa bài.. -. Cột c/ HS lm vở , 2 HS sửa bi. -. GV , cả lớp nhận xt . Bài 2: Học sinh nhắc lại cách tìm thừa số. - Bài a/ X x 7 = 2107 ( Trao đổi nhóm đôi ) , gọi 2 HS thi đua thực hiện . - HS nhận xét , GV chốt lại - Bài b / 8 x X = 1640 ( cả lớp làm vào vở ) , 1 HS sửa bài Lop3.net.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> - HS khác nhận xét , GV chốt lại  Hoạt động 2: Ap dụng vào giải toán Bài 3: Học sinh đọc đề bài toán -. Bài cho biết gì?. -. Bài hỏi gì?. -. Dạng bài toán gì?. -. Học sinh giải vào vở , 1 HS đính bảng nhóm .. -. HS khác nhận xét. -. GV chốt lại đáp án đúng Bài giải Số gạo cửa hàng đã bán là : 2024 : 4. = 506 ( kg ). Số gạo cửa hàng còn lại : 2024 - 506 = 1518 ( kg ) Đáp số : 1518 kg gạo Bài 4 : Tính nhẩm -. Học sinh nhẩm nêu kết quả nối tiếp.. -. GV ghi kết quả , nhận xét. -. GV chốt lại. 4 . Củng cố : - HS nhắc lại các kiến thức đã ôn tập - Về nhà luyện tập thêm về chia số có 4 chữ số cho số có 1 chư số Chuẩn bị : Luyện tập chung -. Giáo viên nhận xét tiết học. ------------------------------------------------------------------------Tập viết Tiết 24: ÔN CHỮ HOA R. I/ MỤC TIÊU: - Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa R ( 1 dòng ) , PH , H ( 1 dòng ) - Viết đúng tên riêng: Phan Rang ( 1 dòng ) và câu ứng dụng: Rủ nhau đi cấy ….. có ngày phong lưu ( 1 lần ) bằng chữ cỡ nhỏ. - Học sinh viết cẩn thận, đúng mẫu. II/ CHUẨN BỊ : GV chữ mẫu , bảng từ , tranh Phan Rang III/ CÁC HOẠT ĐỘNG: 1. Ổn định : hát Lop3.net.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> 2. Kiểm tra - Học sinh nêu từ , câu ứng dụng ở tiết 23 - Giáo viên chấm điểm 1 số tập. - Nhận xét 3. Bài mới - Giới thiệu bài: Ôn chữ hoa R  Hoạt động 1: Hướng dẫn viết bảng con 1.1. Luyện viết chữ hoa. -. Học sinh tìm các chữ hoa trong bài. -. Giáo viên treo lần lượt mẩu chữ viết hoa.. -. Học sinh nhận xét độ cao, khoảng cách?. -. Giáo viên viết mẫu, kết hợp nêu quy trình.. -. Học sinh viết bảng con.. Nhận xét. 1.2 Luyện viết từ ứng dụng - Học sinh đọc từ : Phan Rang , quan sát tranh - giáo viên : Giới thiệu tranh Phan Rang là tên 1 thị xã thuộc tỉnh Ninh Thuận. - Học sinh quan sát nêu độ cao, khoảng cách các con chữ trong từ ứng dụng. - Giáo viên viết mẫu - Học sinh viết bảng con.. Nhận xét. 1.3 Luyện viết câu ứng dụng - Học sinh đọc câu ứng dụng + Em hiểu câu ca dao nói gì? Giáo viên: Câu ca dao nói lên nổi nhọc nhằn của người nông dân, được đền đáp xứng đáng. - Học sinh nhận xét độ cao, khoảng cách các từ trong câu ứng dụng. - Học sinh viết bảng con: Rủ, Xem - Nhận xét  Hoạt động 2: Hướng dẫn viết vở -. Giáo viên cho học sinh quan sát vở viết mẫu.. -. Giáo viên nêu yêu cầu khi viết vở.. -. Học sinh viết vở theo yêu cầu.. -. Chấm điểm 1 số vở.- nhận xét. 4. Củng cố : - Nêu lại từ ứng dụng , câu cao trong bài - Về nhà viết phần ở nhà.. - Nhận xét tiết học.. ---------------------------------------------------------------------------------Lop3.net.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Mĩ thuật Tiết 24 : Vẽ tranh: ĐỀ TÀI TỰ DO I. Mục tiêu : - Học sinh làm quen với việc vẽ tranh đề tài tự do. - Học sinh tập vẽ tranh đề tài tự do. - Học sinh có thói quen tưởng tượng trong khi vẽ tranh. II. Đồ dùng dạy học : 1. Giáo viên :. - Tranh của họa sĩ và thiếu nhi - Tranh phong cảnh, lễ hội, dân gian.. 2. Học sinh :. - Vở tập vẽ. - Bút chì, tẩy, màu.. III. Các hoạt động dạy – học : 1. Ổn định 2. KTBC: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 3. Bài mới: Vẽ tranh: ĐỀ TÀI TỰ DO GV cho HS xem tranh và gợi ý : + Trong tranh có những hình ảnh gì ? Có những hoạt động nào ? + Các bức tranh dân gian Việt Nam vẽ về đề tài gì? Màu sắc trong tranh như thế nào? - GV tóm tắt : Trong cuộc sống có rất nhiều nội dung, đề tài vẽ tranh : + Vẽ tự do là vẽ theo ý thích, mỗi người có thể chọn cho mình một nội dung, một đề tài. + Vẽ tự do rất phong phú về đề tài nên có thể vẽ được nhiều tranh đẹp. * Hoạt động 1 : Tìm, chọn nội dung đề tài. - GV gợi ý về đề tài và cách khai thác để HS chọn : + Cảnh đẹp đất nước. + Các di tích lịch sử, di tích cách mạng, văn hóa. + Cảnh nông thôn, thành phố, miền núi, miền biển. + Thiếu nhi vui chơi. + Các trò chơi dân gian. + Lễ hội, học tập. + Sinh hoạt gia đình. * Hoạt động 2 : Cách vẽ tranh. - GV nêu câu hỏi gợi ý HS cách vẽ : + Tìm hình ảnh chính, hình ảnh phụ. + Tìm các hình dáng phù hợp với hoạt động. + Tìm thêm các chi tiết để bức tranh sinh động. Lop3.net.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> + Vẽ màu theo ý thích, có màu đậm, màu nhạt. + nên vẽ màu kín tranh. * Hoạt động 3 : Thực hành. - GV cho HS xem lại tranh. - Khi vẽ, GV đến từng bàn để : + Gợi ý HS cách vẽ. + Nhắc HS không nên vẽ giống nhau. - Gợi ý HS tìm màu : + Tôn trọng ý thích của HS. + Không yêu cầu HS vẽ màu đúng như màu thực của thiên nhiên. * Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá. - GV cùng HS nhận xét một số bài vẽ về : + Cách thể hiện nội dung đề tài. + Các hình ảnh (sinh động) + Màu sắc. - HS chọn các tranh đẹp và xếp loại theo ý mình. 4. Dặn dò : - HS về nhà xem lại các bài trang trí đường diềm, hình vuông. - Chuẩn bị bài “Vẽ trang trí : Vẽ tiếp họa tiết và vẽ màu vào hình chữ nhật”. ------------------------------------------------------------------------Thứ tư, ngày 20 tháng 2 năm 2013 Thể dục BÀI 47 : ÔN NHẢY DÂY KIỂU CHỤM HAI CHÂN TRÒ CHƠI “ NÉM TRÚNG ĐÍCH” I/ MỤC TIÊU - Biết cách nhảy dây kiểu chụm hai chân và thực hiện đúng cách so dây, chao dây, quay dây, động tác nhảy dây nhẹ nhàng. - Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi. II/ ĐỊA ĐIỂM , PHƯƠNG TIỆN _ Địa điểm : Trên sân trường _ Phương tiện : Còi , kẻ sân III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 1/ Phần mở đầu _ GV nhận lớp phổ biến nội dung , yêu cầu giờ học _ Đứng tại chỗ , vỗ tay và hát _ Đi đều 1-4 hàng dọc, khởi động các khớp Lop3.net.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> _ Trò chơi “ Kết bạn”. + GV hướng dẫn HS chơi. 2/ Phần cơ bản a/ Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân _ GV cho HS tập luyện theo tổ _ GV đến từng tổ nhắc nhở , sửa sai _ Cho HS thi đua xem ai nhảy được nhiều nhất _ GV nhận xét tuyên dương. b/ Trò chơi “ Ném trúng đích” _ GV nêu tên trò chơi _ GV nêu mục đích trò chơi: Tập trước động tác ngắm đích, ném và phối hợp với thân người, rồi mới tập động tác ném vào đích _ Cho HS chơi nháp _ Cho HS chơi thi đua _ GV nhận xét tuyên dương. 3/ Phần kết thúc _ Cho hs chạy chậm, thả lỏng _ Gv cùng HS hệ thống bài _ Nhận xét tiết học _ Chuẩn bị bài sau: Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân ------------------------------------------------------------------------Tập đọc Tiết 72: TIẾNG ĐÀN I/ MỤC TIÊU: - Đọc đúng rành mạch, biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ . Lop3.net.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> - Hiểu nội dung, ý nghĩa: Tiếng đàn của Thủy trong trẻo, hồn nhiên như tuổi thơ của em. Nó hòa nhịp với khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống xung quanh. - Trả lời được các câu hỏi sgk/ - HS biết lắng nghe , cảm nhận , chia sẻ ,bình luận . Yêu thích môn học II/ CHUẨN BỊ : - GV tranh minh họa , bảng phụ ghi đoạn văn để luyện đọc . III/ CÁC HOẠT ĐỘNG: 1. Ổn định : hát 2. Kiểm tra - Học sinh đọc bài và TLCH cuối bài: Đối đáp với vua - Nhận xét , ghi điểm. 3. Bài mới - Giới thiệu bài: Tiếng đàn  Hoạt động 1: Luyện đọc trơn - Giáo viên đọc toàn bài, với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, giàu tình cảm. - Học sinh đọc nối tiếp câu ( cả lớp ) + Luyện đọc lại các tiếng khó , dễ sai : ắc –sê , trắng trẻo , sẫm màu , khẽ rung , vi- ô – lông . Lưu ý: Học sinh đọc đúng từ: Vi-ô- lông , ắc – sê -Đọc đoạn : GV chia làm 2 đoạn . -HS đọc nối tiếp từng đoạn -Giáo viên giải thích từ ngữ. ( SGK / 54 ) -Học sinh đọc bài theo nhóm ( nhóm đôi ) -Thi đọc giữa các nhóm. ( 5, 6 nhóm ) -Cả lớp đọc ĐT toàn bài.  Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu ( hỏi đáp ) - Học sinh đọc thầm từng đoạn trả lời câu hỏi: + Thủy làm những gì để chuẩn bị vào phòng thi ? ( hỏi đáp ) + Những từ ngữ nào mêu tả âm thanh của cây đàn ? ( trao đổi nhóm đôi ) +HS đọc thầm đoạn 1 : Cử chỉ , nét mặt của Thủy khi kéo đàn thể hiện điều gì ? ( thảo luận cả lớp , trình bày 1 phút trước lớp ) + 1HS đọc to đoạn 2 : Thi đua tìm những chi tiết miêu tả khung cảnh thanh bình ngoài gian phòng như hòa với tiếng đàn ( 3 , 4 HS ) -. GV ,cả lớp nhận xét. -. GV chốt lại tuyên dương.  Hoạt động 3: Luyện đọc lại Lop3.net.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> - Học sinh luyện đọc lại đoạn 2. - Đọc cá nhân , nhóm đôi ( GV chú ý sửa sai những tiếng từ phát âm sai , ngừng nghĩ không đúng chỗ . - Thi đọc trước lớp - GV , cả lớp nhận xét , tuyên dương - 2 học sinh đọc lại cả bài. 4. Củng cố : - HS nêu nội dung bài( 2HS) - GV nhận xét , chốt lại - Về nhà rèn đọc lại bài , trả lời câu hỏi - Giáo viên nhận xét tiết học. -----------------------------------------------------------------------Toán Tiết 117 : LUYỆN TẬP CHUNG I/ MỤC TIÊU: - Biết , nhân chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số. - Vận dụng giải bài toán có hai phép tính. - HS có tư duy nhanh nhẹn . Cẩn thận trong tính toán. II/ CHUẨN BỊ : -GV các bảng phụ , bảng từ -HS bảng con , bảng nhóm III/ CÁC HOẠT ĐỘNG: 1. Ổn định : hát 2. Kiểm tra 3. Bài mới - Giới thiệu bài: Luyện tập chung Hoạt động 1: Củng cố cách nhân , chia số có ba bốn chữ số. Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu -. Học sinh làm bài vào bảng con , đính kết quả và nêu cách thực hiện .. -. HS nhận xét. -. GV chốt lại Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu – Đặt tính rồi tính. -. Học sinh làm vào vở ( côt a , b , c ). -. HS sửa bài ( 3HS ). -. Cột d / 3 HS thi đua , HS khác nhận xét. -. Giáo viên chốt lại Lop3.net.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Lưu ý: Chia lần lượt các lượt chia, mỗi lượt hạ xuống 1 số. Bài 4: Học sinh đọc đề toán , trao đổi nhóm đôi để xác định yêu cầu bài , trả lời câu hỏi GV . - HS nhắc lại qui tắc tính chu vi HCN ( 1 HS ) - GV gợi ý + Bài toán cho biết gì? + Tìm gì ? - Học sinh giải cá nhân vào vở , 1 HS đính bảng phụ , trình bày trước lớp . - HS nhận xét , GV chốt lại Bài giải Chiều dài sân vận động là : 95 x 3 = 285 ( m ) Chu vi sân vận động là : ( 285 + 95 ) x 2 = 760 ( m ) Đáp số : 760 ( m ) 4. Củng cố : - Nêu lại các bước giải toán có văn , qui tắc tính chu vi HCN ( 2 HS ) - Về nhà tăng cường luyện tập chia số , nhân số có 4 chữ số. - CBB: Làm quen chữ số la mã. - Giáo viên nhận xét tiết học. ------------------------------------------------------------------------Thứ năm, ngày 21 tháng 2 năm 2013 Âm nhạc Tiết 24: Ôn tập 2 bài hát: EM YÊU TRƯỜNG EM, CÙNG HÁT MÚA DƯỚI TRĂNG TẬP NHẬN BIẾT TÊN MỘT SỐ NỐT NHẠC TRÊN KHUÔNG I/ MỤC TIÊU :  Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của 2 bài hát.  Tập biểu diễn bài hát.  HS khá, giỏi: Biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca của 2 bài hát. Biết gọi tên nốt, kết hợp hình nốt trên khuông nhạc. II/ CHUẨN BỊ:  Nhạc cụ gõ đệm. III/ LÊN LỚP : 1. Ổn định. 2. KTBC: Gọi 2,3 HS hát lại bài hát “cùng hát múa dưới trăng ” Lop3.net.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> 3. Bài mới: ôn tập 2 bài hát: em yêu trường em, cùng hát múa dưới trăng Tập nhận biết tên một số nốt nhạc trên khuông - GV ghi tựa bài lên bảng. Hai HS nhắc lại tựa bài.  Hoạt động 1: Ôn tập 2 bài hát: Em yêu trường em, Cùng múa hát dưới trăng. - Mỗi nhóm sẽ trình bày hai bài hát. - Các nhóm tự chọn một bài hát đã học và lên trình bày trước lớp. - Khi trình bày bài hát, các em có thể vận động phụ hoạ hoặc dùng nhạc cụ tự gõ đệm theo phách, theo nhịp. - Trình bày theo tổ, tổ trưởng sẽ chọn bài hát và bắt nhịp cho các bạn cùng trình bày. - Khi trình bày bài hát, các em có thể vận động phụ hoạ hoặc dùng nhạc cụ tự gõ đệm theo phách, theo nhịp.  Hoạt động 2: Tập nhận biết tên một số nốt nhạc trên khuông. - GV treo bảng phụ có khuông nhạc, khoá Son và nốt nhạc. - GV chỉ vào một vài dòng và khe, yêu cầu HS đọc tên những dòng, khe đó. - Viết chữ Rê,Pha, La lên bảng và hỏi: Em nào xung phong nhắc lại vị trí của nốt Rê, Pha, La? - GV viết nốt Son trắng lên khuông nhạc và nói: Chúng ta tô đen thân nốt thành nốt Son đen, thêm dấu móc vào, thành nốt Son móc đơn , thêm dấu móc nữa, thành nốt Son móc kép. - GV kẻ hai khuông nhạc lên bảng, mời HS xung phong lên viết những nốt nhạc sau: Son đen: Pha móc đơn; Mi móc kép, Rê móc kép; Đồ đen. 4. Củng cố- Dặn dò. - Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học - Chuẩn bị: Học hát: Chị Ong Nâu và em bé. – Đọc thuộc lời bài hát ---------------------------------------------------------------------------------Chính tả Tiết 47: ĐỐI ĐÁP VỚI VUA I/ MỤC TIÊU: - Nghe viết đúng bài chính ta “ Đối đáp với vua ” ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - Làm đúng bài tập 2a, 3b. - HS hoàn thành nhiệm vụ , cẩn thận II/ CHUẨN BỊ : -GV các bảng phụ , bảng từ III/ CÁC HOẠT ĐỘNG: 1. Ổn định : hát 2. Kiểm tra Lop3.net.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> - Học sinh viết bảng con từ ngữ viết sai - Kiểm tra tập chấm điểm. - Nhận xét 3. Bài mới - Giới thiệu bài: Nghe – viết: Đối đáp với vua  Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe viết -Giáo viên đọc lần 1 -2 học sinh đọc lại, giáo viên hỏi: + Hai vế đối trong đoạn chính tả được viết như thế nào? + Tìm chữ viết hoa trong bài? Học sinh đọc câu tìm từ khó viết bảng con: - Từ khó: đuổi nhau, tức cảnh, nghĩ ngợi, Bá Quát. -Giáo viên đọc bài lần 2 -Giáo viên đọc, học sinh viết vào vở. -Soát lỗi, chấm chữa bài.. -Giáo viên – nhận xét.  Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập Bài 2: Giáo viên lựa chọn bài 2a - Học sinh nêu yêu cầu bài. - Học sinh làm bài cá nhân vào vở. - 4 học sinh sửa bài. - Giáo viên nhận xét- chốt ý. Bài 3: Giáo viên chọn phần b -Học sinh làm bài nhóm 4 ( nhóm cố định ) -2 nhóm thi đua tiếp sức , nhóm khác nhận xét -Giáo viên chốt ý- nhận xét – tuyên dương. 4. Củng cố : - Thi viết đúng nhanh , đẹp : Cao Bá Quát ( 3 HS ) - Về nhà sửa lỗi chính tả. - Giáo viên nhận xét tiết học. ------------------------------------------------------------------------------------Toán Tiết 118: LÀM QUEN VỚI SỐ LA MÃ I/ MỤC TIÊU: - Bước đầu làm quen với chữ số La Mã. Bài 1,2,3 ( a ) 4. - Nhận biết được các chữ số La Mã từ I đến XII ( để xem được đồng hồ) ; số XX, XXI ( đọc và viết thế kỉ XX, thế kỉ XXI ) Lop3.net.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> - HS có tư duy nhanh nhẹn , tích cực trong học tập . II/ CHUẨN BỊ : -Mô hình đồng hồ ghi số La Mã , bảng từ -HS bảng con , bảng nhóm III/ CÁC HOẠT ĐỘNG 1. Ổn định : hát 2. Kiểm tra - 2 học sinh thực hiện bảng 9845 : 6. 1089 x 3. - Nhận xét 3. Bài mới - Giới thiệu bài: Làm quen với số La mã  Hoạt động 1: Giới thiệu về chữ số La Mã - Giáo viên viết bảng: I, V , X giới thiệu cho học sinh. - Học sinh đọc các chữ số La Mã: I, V , X - Giáo viên: ghép hai chữ số I với nhau ta được chữ số II đọc là hai. - Ghép ba chữ số I ta được mấy? - Đây là chữ số V ( năm ) ghép bên trái 1 chữ số I ta được số nhỏ hơn V đó là số IV đọc là bốn. - Cùng chữ số V , viết thêm I vào bên phải chữ số V, ta được VI đọc là sáu. - Giáo viên giới thiệu chữ số, VII, VIII, XI, XII tương tự như trên. - Học sinh đọc lại các chữ số La Mã: I, II, III, IV, V, VI, VII, VIII, IX, X, XI, XII, XX, XXI.  Hoạt động 2: Thực hành Bài 1: Đọc các số viết bằng chữ số La Mã Giáo viên gọi học sinh đọc nối tiếp các chữ số La mã theo thứ tự xuôi ngược, bất kì. - Nhận xét Bài 2: Học sinh đọc yêu cầu bài. ( Đồng hồ chỉ mấy giờ ? ) - Giáo viên treo mặt đồng hồ ghi bằng chữ số la Mã xoay kim đồng hồ đến vị trí giờ đúng. Học sinh thi đua đọc giờ trên đồng hồ. - HS xung phong trả lời ( 6 giờ , 12 giờ , 3 giờ ) - HS nhận xét , GV chốt lại Bài 3: Học sinh đọc yêu cầu -Học sinh tự làm nháp ( phần a ) -2 học sinh sửa bài ( thi đua ) , HS khác Lop3.net.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> -Nhận xét Bài 4: Học sinh nêu yêu cầu -Học sinh viết các số La Mã vào vở -1 HS lên bảng thực hiện , HS nhận xét -GV chốt lại -Học sinh đọc lại cá nhân, đồng thanh 4. Củng cố : - Nêu lại nội dung bài - Về luyện đọc, viết các chữ số La Mã. - Nhận xét tiết học. Chuẩn bị : Luyện tập --------------------------------------------------------------------------------------Đạo đức Tiết 24: TÔN TRỌNG ĐÁM TANG (T.2). I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT : - Biết được những việc cần làm khi gặp đám tang . - Bước đầu biết cảm thông với những đau thương, mất mát người thân của người khác. * KNS:Kĩ năng thể hiện sự cảm thông trước sự đau buồn của người khác.; Kĩ năng ứng xử phù hợp khi gặp đám tang. II.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: - GV: Các tình huống, VBT - HS: VBT, thẻ III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Bài cũ: Tôn trọng đám tang (tiết 1) - GV gọi HS trả lời. + Vì sao phải tôn trọng đám tang? + Nêu những hành vi đúng, sai khi gặp đám tang? - Nhận xét ghi điểm. 2.Bài mới: Tôn trọng đám tang (tiết 2) * Hoạt động 1 : HS biết trình bày những quan điểm đúng về cách ứng xử khi gặp đám tang và biết bảo vệ ý kiến của mình. Bày tỏ ý kiến. - GV đọc từng ý kiến ở bài tập 4: a/ Chỉ cần tôn trọng đám tang của những người mình quen biết. b/ Tôn trọng đám tang là tôn trọng người đã khuất, tôn trọng gia đình họ và những người cùng đi đưa tang. Lop3.net.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> c/ Tôn trọng đám tang là biểu hiện của nếp sống văn hóa. - Sau mỗi ý kiến HS dùng thẻ để đưa ra ý kiến, thảo luận về lí do tán thành, không tán thành hoặc lưỡng lự rồi giơ thẻ theo qui định. Kết luận : - Nên tán thành với các ý kiến b, c. - Không tán thành ý kiến a. Hoạt động 2 : HS biết lựa chọn cách xử lí đúng trong các tình huống gặp đám tang. Xử lí tình huống. - Chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu, giao việc. -Tình huống a: em nhìn thấy bạn đeo băng tang đi sau xe tang. -Tình huống b : Bên nhà hàng xóm có tang. -Tình huống c : Gia đình bạn học cùng lớp có tang. -Tình huống d: Em nhìn thấy mấy bạn nhỏ chạy theo xem 1 đám tang, cười nói, chỉ trỏ. - Cho đại diện các nhóm trình bày. Kết luận: Nên thông cảm chia buồn cùng với những người có người thân mất, khuyên các bạn không nên có những hành vi không đúng khi gặp đám tang. Hoạt động 3 : Củng cố bài Mục tiêu: Biết tự đánh giá cách cư xử của bản thân khi gặp đám tang GV yêu cầu hs tự liên hệ sau đó trình bày trước lớp. -Nên: nhường đường, ngả mũ nón, chia buồn với người thân của người đã khuất ... -Không nên: chỉ trỏ, cười đùa, chạy theo xem, bóp còi xe xin đường, luồn lách vượt lên phía trước ... Kết luận: Nhận xét,tuyên dương những hs có hành vi đúng. 3. Dặn dò. - Hôm nay ta học bài gì ? - Cần phải tôn trọng đám tang không nên làm gì xúc phạm đến tang lễ. - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị: Tôn trọng thư từ và tài sản của người khác – Xem trước các bài tập sgk -----------------------------------------------------------------------------------Luyện từ và câu Tiết 24. TỪ NGỮ VỀ NGHỆ THUẬT. DẤU PHẨY. I/ MỤC TIÊU: - Nêu được 1 số từ ngữ về nghệ thuật. - Biết đặt đúng dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn ngắn. - HS có tư duy sáng tạo , tích cực . II/ CHUẨN BỊ : - GV các bảng phụ , bảng từ . Tranh sưu tầm về nghệ thuật III/ CÁC HOẠT ĐỘNG: 1. Ổn định : hát 2. Kiểm tra Lop3.net.

<span class='text_page_counter'>(21)</span>

×