Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Giáo án môn học Vật lí 6 - Tiết 28, tiết 29

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.65 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tiết 28 S: / /2011 G: / 2011. SỰ NÓNG CHẢY VÀ SỰ ĐÔNG ĐẶC. I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức : Nhận biết và phát biểu được những đặc điểm cơ bản của sự nóng chảy. 2. Kỹ năng : Vận dụng được kiến thức trên để giải thích một số hiện tượng đơn giản. 3. Thái độ : Bước đầu biết khai thác bảng ghi kết quả thí nghiệm, cụ thể là từ bảng này biết vẽ đường biểu diễn và từ đường biểu diễn biết rút ra những kết luận cần thiết. II. CHUẨN BỊ: 1. GV: Chuẩn bị đồ dùng cho cả lớp - Giá đỡ thí nghiệm 1 cái. - Kiềng và lươí đốt. - Kẹp vạn năng và cốc đốt. - Nhiệt kế thuỷ ngân. - ống nghiêm và băng phiến. - Đèn cồn và bảng kẻ ô ly. 2. HS : Cá nhân học sinh chuẩn bị thước kẻ thẳng III. HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ. NỘI DUNG. Hoạt động 1. Nêu vấn đề.(2p) GV: nêu vấn đề theo phần mở bài trong SGK. HS: nhận biết vấn đề cần tìm hiểu của bài. Hoạt động 2. Giới thiệu thí nghiệm về sự nóng chảy.(5p) GV: hướng dẫn h/s cách lắp ráp thí nghiệm, giới thiệu chức năng của từng dụng cụ dùng trong thí nghiệm. HS: tìm hiểu cách lắp ráp thí nghiệm( Không làm thí nghiệm). Hoạt động 3. Phân tích kết quả thí nghiệm.(29p) I. Sự nóng chảy. GV: hướng dẫn h/s phân tích kết quả thí nghiệm 1. Phân tích kết quả thí bảng 24.1. nghiệm. GV: hướng dẫn h/s vẽ đường biểu diễn sự thay đổi + Đồ thị biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến trên bảng kẻ ô vuông.GV hướng dẫn theo các bước: nhiệt độ của băng phiến. + Cách vẽ các trục thời gian và nhiệt độ. + Cách biểu diễn các giá trị trên trục. + Cách xác định 1 điểm biểu diễn trên trục. + Cách nối các điểm thành đường biểu diễn. Lop6.net.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> HS: Vẽ đường biểu diễn trên giấy ô ly theo các bước và theo sự hướng dẫn của giáo viên. GV: quan sát, theo dõi hướng dẫn h/s vẽ nếu h/s gặp khó khăn. GV: yêu cầu h/s xét biểu đồ và trả lời các câu hỏi C1, C2, C3, C4. HS: thảo luận và trả lời các câu hỏi trong mục phân tích kết quả thí nghiệm. GV: quan sát, theo dõi hướng dẫn h/s trả lời nếu h/s gặp khó khăn.. C1. Tăng dần. Đoạn thẳng nằm nghiêng. C2. 80 0 C. Rắn và lỏng. C3. Không. Đoạn thẳng nằm ngang. C4. Tăng. Đoạn thẳng nằm nghiêng.. Hoạt động 4. Rút ra kết luận.(5p) GV: yêu cầu h/s vận dụng các kiến thức và hoàn 2. Rút ra kết luận. thành phần vận dụng. HS: vận dụng, thảo luận và hoàn thành C5. GV: hướng dẫn h/s nếu h/s gặp khó khăn. C5. + Băng phiến nóng chảy ở 80 0 C nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy của băng phiến. + Trong thời gian nóng chảy, nhệt độ của băng phiến không thay đổi. 4. Củng cố: (2p) - GV hệ thống và chốt lại nội dung quan trọng của bài cho h/s. - Nhận xét giờ học và khả năng vẽ đồ thị của h/s. 5. Hướng dẫn về nhà: (2p) - Học bài theo vở và SGK. - Làm các bài tập trong SBT. - Chuẩn bị cho bài sự đông đặc. ======================&====================. Lop6.net.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Tiết 29 SỰ NÓNG CHẢY VÀ SỰ ĐÔNG ĐẶC ( Tiếp ) S: / /2011 G: / /2011 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Nhận biết được đông đặc là quá trình ngược của nóng chảy và những đặc điểm của quá trình này. 2. Kỹ năng: Vận dụng được kiến thức trên để giải thích một số hiện tượng đơn giản. 3. Thái độ : Nghiêm túc nghiên cứu bài vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. II. CHUẨN BỊ: 1. GV: Chuẩn 1 bộ đồ dùng cho cả lớp: - Giá đỡ thí nghiệm; Kiềng và lưới đốt; Kẹp vạn năng và cốc đốt. - Nhiệt kế thuỷ ngân; ống nghiệm và băng phiến; đèn cồn và bảng kẻ ô ly. 2. HS: Cá nhân đọc trước bài 25. III. HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức: : 2. Kiểm tra bài cũ: (5p) Nêu kết luận về sự nóng chảy của băng phiến? Vận dụng làm bài 24- 25.1 SBT? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ. Hoạt động 1.Tìm hiểu về sự đông đặc.(3p) GV: nêu câu hỏi: Với thí nghiệm của bài trước, thổi tắt ngọn lửa đèn cồn thì có hiện tượng gì xảy ra? HS: dự đoán kết quả thí nghiệm. Hoạt động 2. Giới thiệu thí nghiệm về sự đông đặc.(5p) GV: hướng dẫn h/s cách lắp ráp thí nghiệm, giới thiệu chức năng của từng dụng cụ dùng trong thí nghiệm (Thực hiện trong tiết 28). HS: tìm hiểu cách lắp ráp thí nghiệm( Không làm thí nghiệm). Hoạt động 3. Phân tích kết quả thí nghiệm.(16p) GV: hướng dẫn h/s phân tích kết quả thí nghiệm bảng 25.1. GV: hướng dẫn h/s vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến trên bảng kẻ ô vuông. HS: nhớ lại cách vẽ của bài trước, vận dụng vẽ đường biểu diễn cho sự đông đặc. GV: quan sát và chỉnh sửa cho hs nếu hs vẽ sai. Vẽ đường nằm ngang bằng mực khác mầu để thể hiện sự đông đặc của băng phiến. Lop6.net. VẬN DỤNG. II. Sự đông đặc. 1. Dự đoán.. 2. Phân tích kết quả thí nghiệm. + Đồ thị biểu diễn sự ngưng tụ:.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> GV: yêu cầu hs xét biểu đồ và trả lời các câu hỏi C1, C2, C3. HS: thảo luận và trả lời các câu hỏi trong mục phân tích kết quả thí nghiệm. GV: quan sát, theo dõi hướng dẫn h/s trả lời nếu h/s gặp khó khăn. GV: yêu cầu hs tìm hiểu thêm về nhiệt độ nóng chảy của một số chất qua bảng 25.2.. C1. 80 0 C. C2. + Đường biểu diễn từ phút thứ 0 đến phút thứ 4 là đoạn thẳng nằm nghiêng. + Đường biểu diễn từ phút thứ 4 đến phút thứ 7 là đoạn thẳng nằm ngang. + Đường biểu diễn từ phút thứ 7 đến phút thứ 15 là đoạn thẳng nằm nghiêng. C3. + Giảm. + Không thay đổi. + Giảm. 3. Rút ra kết luận.. Hoạt động 4. Rút ra kết luận.(4p) GV: yêu cầu hs vận dụng các kiến thức và hoàn thành phần vận dụng. HS: vận dụng, thảo luận và hoàn thành C4. C4. GV: hướng dẫn hs nếu hs gặp khó khăn. + Băng phiến đông đặc ở 80 0 C. Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ đông đặc của băng phiến. Nhiệt độ đông đặc bằng nhiệt độ nóng chảy. + Trong thời gian đông đặc, nhiệt độ của băng phiến không thay đổi. Hoạt động 5. Vận dụng.(7p) III. Vận dụng. GV: yêu cầu h/s trả lời các câu hỏi trong C5.Nước đá. Từ phút 0 đến phút 1 phần vận dụng. nhiệt độ của nước đá tăng dần từ -4 0 C HS: vận dụng các kiến thức của bài, thảo đến 0 0 C. Từ phút thứ 1 đến phút thứ luận và trả lời các câu hỏi vận dụng. 4, nước đá nóng chảy, nhiệt độ không GV: theo dõi, giúp h/s nếu h/s gặp khó thay đổi. Từ phút thứ 4 đến phút thứ 7, khăn. nhiệt độ của nước tăng dần. C6. + Đồng nóng chảy: Từ thể rắn sang lỏng, khi nung trong lò đúc. + Đồng lỏng đông đặc:Từ thể lỏng sang thể rắn, khi nguội trong khuôn đúc. C7. Vì nhiệt độ này là xác định và không đổi trong quá trình nước đá đang tan. GV: yêu cầu hs đọc và học thuộc phần ghi * Ghi nhớ: SGK nhớ. 4. Củng cố: GV hệ thống nội dung chính của toàn bộ bài 24, 25. Nhận xét giờ học. Ý thức chuẩn bị bài của hs khi ở nhà và đến lớp. 5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài theo vở và SGK. - Làm các bài 24- 25.2 đến 24- 25.8 SBT. - Bài tập 24 – 25.3 So sánh nhiệt độ của rượu với nhiệt độ của khí quyển - Chuẩn bị kiến thức bài 26 Sự bay hơi và sự ngưng tụ. Lop6.net.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Lop6.net.

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

×