Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Tiểu luận Vai trò của Then trong đời sống của người Tày ở xã An Lạc, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.36 KB, 35 trang )

Phần 1:

MỤC LỤC

1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
Phần 2: Nội dung
Chương 1: Vài nét về Then, đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội và người Tày
ở xã An Lạc, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.
1.1. Vài nét về Then Tày
1.2. Đặc điểm tự nhiên
1.2.1. Vị trí địa lý
1.2.2. Địa hình
1.2.3. Khí hậu
1.2.4. Đất đai
1.2.5. Sơng ngịi
1.2.6. Thảm thực vật và hệ động vật
1.3. Người Tày ở xã An Lạc, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.
1.3.1. Lịch sử người Tày
1.3.2. Dân số và phân bố dân cư
1.3.3. Đặc điểm kinh tế truyền thống
1.3.4. Văn hóa vật thể
1.3.5. Văn hóa phi vật thể
Chương 2: Vai trị của Then Tày trong đời sống của người Tày xã An Lạc,
huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.
2.1. Thế giới đời sống của Then
2.1.1. Xuống Then
2.1.2. Các quá trình diễn ra trong nghiệp Then
2.2. Then với đời thường


2.2.1. Những mối quan hệ trong Then


2.2.2. Những kiêng kỵ
2.3. Then với nghiệp Then
2.3.1. Những mối quan hệ trong nghiệp Then
2.3.2. Những kiêng kỵ khi hành lễ
2.4. Vật thiêng của Then
2.4.1. Áo lễ
2.4.2. Mũ
2.4.3. Ấn
2.4.4. Đàn tính
2.4.5. Bộ nhạc ngựa
2.4.6. Bộ gieo quẻ âm dương và các vật thiêng khác
2.5. Thế giới tâm linh của đạo Then
2.5.1. Bàn thờ
2.5.2. Trạm Then
2.6. Giá trị của Then trong đời sống
2.6.1. Then và cây đàn tính
2.6.2. Then và làn điệu then
2.6.3. Then và những điệu múa thiêng
2.6.4. Then - Thầy lang có ma thuật
Chương 3: Những ảnh hưởng của Then đến đời sống tâm linh của người
Tày xã An Lạc, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang hiện nay, một số nhận xét,
giải pháp, kiến nghị.
3.1. Những ảnh hưởng của Then Tày đến người dân ở xã An Lạc
3.2. Nhận xét
3.3. Một số giải pháp
3.4. Kiến nghị
KẾT LUẬN



PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, 54 dân tộc anh em chung sống đan
xen lẫn nhau tạo nên một nền văn hóa đa dạng, nhiều màu sắc. Những nết đẹp
văn hóa ấy được thể hiện qua lối sống hàng ngày, những phong tục tập quán,
sinh hoạt trong cộng đồng hay những nhu cầu tâm linh của mỗi tộc người.
Then Tày đã ít nhiều thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của giới văn hóa
nghệ thuật nước ta. Then với mục đích phục vụ nhu cầu đời sống tinh thần của
bà con người Tày nói riêng và đồng bào dân tộc Tày - Nùng nói chung.
Là một sinh viên tơi chọn đề tài: "Vai trị của Then trong đời sống của
người Tày ở xã An Lạc, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang" làm bài nghiên cứu
của mình. Là một người được sinh ra và lớn lên tại địa phương ít nhiều cũng
hiểu được phong tục tập quán, lối sống, những giá trị văn hóa nơi đây nên chọn
nghiên cứu đề tài này tơi cũng muốn đóng góp những ý kiến, giải pháp góp
phần nhỏ bé vào việc bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của dân tộc Tày
nói riêng và các dân tộc thiểu số nói chung.
2. Mục đích nghiên cứu
Nội dung của đề tài nghiên cứu là: " Vai trò của Then trong đời sống của
người Tày ở xã An Lạc, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang".
Qua việc nghiên cứu đề tài với hy vọng tìm hiểu rõ hơn, sâu hơn về
những phong tục tập quán, tín ngưỡng tâm linh của dân tộc Tày. Trong quá trình
nghiên cứu bằng những khảo sát, thăm hỏi thực tế giúp người nghiên cứu hiểu
sâu hơn về giá trị tâm linh của Then cũng như vai trị của nó trong đời sống của
đồng bào Tày nơi đây.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu về nguồn gốc, giá trị của Then, vai
trò của Then trong đời sống tâm linh của người Tày ở xã An Lạc, huyện Sơn
Động, tỉnh Bắc Giang.



- Phạm vi nghiên cứu tập trung trên địa bàn xã An Lạc, huyện Sơn Động, tỉnh
Bắc Giang.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thực hiện đề tài là quan sát đối tượng nghiên cứu thông qua những
chuyến đi thực tế tập trung quan sát người làm Then, tìm hiểu đời sống của họ,
tiếp xúc trò chuyện với bản thân cũng như người trong gia đình họ. Thơng qua
đó làm sáng tỏ lịch sử đời sống của những người làm Then.
Phương pháp điền dã dân tộc học thể hiện trong quá trình khảo sát, phỏng vấn
sâu, chụp ảnh thực tế để hiểu biết rõ về đề tài nghiên cứu ở xã An Lạc, huyện
Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.

PHẦN 2: NỘI DUNG
Chương 1: Vài nét về Then Tày, đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội người
Tày xã An Lạc, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.
1.1. Vài nết về người Tày.


Trước hết ta cần hiểu Then Tày là gì, quan niệm của người Tày về Then.
Tuy còn tồn tại những quan niệm khác nhau có người cho rằng Then tồn tại như
một hình thức mê tín dị đoan nhảm nhí, lạc hậu, thậm chí cịn gây tốn kém về
tiền của. Đề tài này sẽ cố gắng nhìn nhận và phân tích Then từ bản chất tơn giáo
của nó.
Đa phần những người yêu thích Then đều cho rằng Then nghĩa là tiên ( là
người trời). Những người làm Then được trời ban cho sứ mạng giữ mối liên hệ
giúp người trần gian, họ cầu mong những điều may mắn tốt lành, cầu lộc, cầu
tài hoặc cầu tai qua nạn khỏi. Như vậy để tìm hiểu một cách đơn giản thì các
Then được trời giao cho sứ mạng để cứu dân độ thế, giúp cho nhân gian làm
việc thiện, tu tâm tích đức. Chính vì vậy người làm Then mang trên mình một

sứ mạng thiêng liêng, cao cả.
Tuy nhiên, Then thường không chỉ là một pháp sư, người có phép màu để
gặp gỡ được thế giới thần linh. Then còn là một người biểu diễn điệu hát lễ cùng
cây đàn tính. Nếu như không hiểu rõ về Then thường người ta chỉ hình dung
then như một làn điệu dân ca Tày hoặc là một người hành lễ tôn giáo cũng như
người hầu bóng trong tín ngưỡng của người Việt.
Then có khả năng liên hệ với thế giới thần linh khi thực hành lễ nhập Then thì
người làm Then chỉ như người truyền tải lại ý nguyện, lời nói của thần linh, lúc
đó người Then hồn tồn khơng biết gì. Ngồi ra cịn có những làn điệu "chầu
văn" do các cung văn thực hiện, Then cịn là một ca sỹ nhạc cơng, vừa đánh đàn
vừa hát, khi trực tiếp tiếp xúc và thưởng thức những điệu hát Then ấy rất dễ đi
vào lòng người, gây say mê, hứng khởi.
Về vấn đề nguồn gốc của Then cho đến nay trong giới nghiên cứu vẫn tồn
tại ba cách giải thích như sau:
Có ý kiến cho rằng Then có xuất xứ từ thời vua Lê, lại có ý kiến cho rằng
Then là một phường hát chuyên nghiệp của cung đình đặt ra. hay then là một
loại lễ ca gắn với một hình thức tơn giáo.
1.2. Đặc điểm tự nhiên


An lạc là một xã vùng núi, vùng sâu, vùng xa thuộc xã đặc biệt khó khăn
của huyện Sơn Động, là xã có điều kiện tự nhiên khác biệt so với các xã trong
huyện - xã có chiều dài 22 km, chiều rộng 10 km, với tổng diện tích tự nhiên là
11. 946 ha. Trong đó diện tích đất canh tác nơng nghiệp chỉ có 450 ha, cịn lại là
diện tích rừng và đất rừng, trong đó có khu rừng đặc dụng Khe Rỗ hơn 7.000 ha
- rất giàu thảm động vật và thực vật, tài nguyên phong phú và đa dạng. Rừng
được bảo vệ nghiêm ngặt, quanh năm đều xanh tốt, giữ được nguồn gien động
thực vật quý hiếm và nguồn nước phục vụ cho ăn uống và sản xuất của 4 thơn
trong xã.
1.2.2. Vị trí địa lý

Xã An Lạc là xã đầu nguồn của huyện Sơn Động tiếp giáp với hai tỉnh
bạn đó là Lạng Sơn và Quảng Ninh.
- Phía Đơng giáp với xã Lâm Ca - nơng trường chè Thái Bình - huyện Đình Lập
- tỉnh Lạng Sơn.
- Phía Tây giáp với xã An Châu, An Lập, Lệ Viễn của huyện Sơn Động - Bắc
Giang.
- Phía Nam giáp với xã Lương Mông - Ba Chẽ - Quảng Ninh - giáp với xã
Dương Hưu, Long Sơn - Sơn Động - Bắc Giang.
- Phía Bắc giáp với xã Vân Sơn, Hữu Sản - Sơn Động - Bắc Giang. Do đặc thù
riêng biệt nên đường liên thôn liên xã đi lại gặp nhiều khó khăn vào mùa mưa lũ
thường bị chia cắt với các thơn do sơng suối.
1.2.2. Địa hình
Địa hình của xã An Lạc chủ yếu là đồi núi cao và dốc chiếm hầu hết diện
tích đất. Do đặc điểm địa hình trên đã ảnh hưởng rất lớn đến việc đi lại, vận
chuyển, sản xuất.
Tuy nhiên địa hình đồi núi thuận lợi cho phát triển đàn gia súc, khai thác
nguồn tài ngun vốn có.
1.2.3. Khí hậu


Do đặc điểm địa hình chủ yếu là đồi núi và rừng khí hậu của xã có điểm
khác biệt so với các nơi khác. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 24,6 oC; nhiệt độ
cao nhất là 37,50C, thấp nhất là 7oC. Tháng lạnh nhất trong năm là tháng 3.
Ngoài ra cịn chịu ảnh hưởng của gió tây nam khơ nóng, đơi khi xảy ra hiện
tượng lốc cục bộ và mưa đá, lũ quét vào mùa mưa bão tập trung vào các tháng
7, 8, 9.
1.2.4. Đất đai
Đất đai chủ yếu hình thành trên phức hệ trầm tích, gồm các loại đá mẹ
chính: sa thạch, phiến thạch, sét, cuội kết và phù sa cổ. Đất chủ yếu la đất ferarit
hình thành trên các loại đá có tầng đất trung bình cho đến dày, hàm lượng mùn

cao và rất giàu dinh dưỡng.
1.2.5. Sơng ngịi
Hệ thống sơng ngịi ở đây cũng khá đa dạng có một con sơng lớn là sơng
Lục Nam chảy qua và rất nhiều con suối nhỏ. Vào mùa mưa do hệ thống sông
suối tương đối nhiều nên thường xảy ra lũ quét ảnh hưởng lớn đến sản xuất
nông nghiệp. Về mặt tích cực sơng suối lại cung cấp một lượng lớn nước cho
sản xuất và sinh hoạt.
1.2.6. Thảm thực vật và hệ động vật
Do nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, đất đai, khí hậu thn
lợi cho các loại động, thực vật rừng ở đây sinh trưởng và phát triển nên quần thể
sinh vật ở đây rất phong phú và đa dạng. Có rừng tự nhiên Khe Rỗ thuộc loại
rừng nguyên sinh nhiệt đới, thường xanh với hai loại chính là: rừng rậm thường
xanh trên đỉnh núi, với 8 quần xã thực vật và rừng kín thường xanh hỗn hợp cây
lá rộng, lá kim á nhiệt đới núi thấp, và trên đỉnh núi cao có những loại cây: lim,
sến, táu, pơ mu,...
Động vật có sự đa dạng về loài, đa dạng về các chi, các họ động vật quý
hiếm. Hiện trong khu bảo tồn có 226 loài động vật thuộc 81 họ, 34 bộ, 4 lớp có
giá trị về nhiều mặt: kinh tế, bảo vệ mơi trường, bảo vệ nguồn gien.
1.3. Người Tày ở xã An Lạc, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.


1.3.1. Lịch sử người Tày
" Người Tày ở Việt Nam tự gọi là cần Tày. Các nhà dân tộc học cho biết,
đây là danh xưng phổ biến của nhiều dân tộc cùng ngôn ngữ đang sinh sống ở
Đông Nam Á và nam Trung Quốc chứ không riêng người Tày. Hầu hết các nhà
nghiên cứu đều cho rằng Tày và các biến âm của nó là Tai, Tải, Thai đều có
nghĩa là người tự do.
Các nhà dân tộc học đã khẳng định rằng, người Tày và người Nùng là
những cư dân có chung nguồn gốc, cùng thuộc khối Bách Việt đã được chứng
minh bởi nhiều nguồn tài liệu khác nhau như dân tộc học và sử học. Chúng ta

biết rằng người Tày (và cả người Nùng) ở Việt Nam có mối quan hệ tộc thuộc
gần gũi với người Choang - Đồng ở Trung Quốc.
Người Tày và người Nùng vẫn gọi nhau một cách thân mật là cần slửa khao
(người áo trắng, tức người Tày) và cần slửa đăm (người áo đen, tức người
Nùng). Điều đó cũng có nghĩa rằng, đã có thời, các dân tộc Tày và Nùng khơng
có sự phân biệt. Có thể các dân tộc này là hai bào tộc của một thị tộc lưỡng hợp,
sau sang Việt Nam mới tách ra thành hai dân tộc. Hiện tượng một cộng đồng
nguyên thủy sau này phát triển và tách thành hai hay nhiều tộc người khác nhau
cũng khá phổ biến trên thế giới.
Căn cứ vào các tư liệu khảo cổ học, ngơn ngữ học, tín ngưỡng dân gian,
v.v... các nhà dân tộc học xishuang banna đã khẳng định rằng, tổ tiên của các
dân tộc Tày - Thái hiện nay vốn sinh sống tại vùng Long Sơn, thuộc tỉnh Sơn
Đông. Họ cũng chính là chủ nhân của các di chỉ văn hóa mang tên Long Sơn rất
nổi tiếng mà các nhà khảo cổ học Trung Quốc mới phát hiện gần đây. Sau đó sự
bành trướng của các bộ tộc Hoa Hạ, họ đã phải thiên cư xuống phương nam và
Tây Nam. Bộ phận thiên di theo hướng nam đã qua Đại Văn Khẩu, Hợp Phì,
Lục An, Thanh Liên, Hà Mâu Độ, xuống Phúc Kiến, qua Quảng Đông và sang
Quảng Tây. Đến đâu họ cũng để lại những dấu ấn văn hóa mà ở đó các nhà khảo
cổ học đã tìm thấy những nét tương đồng trong sự phát triển.


Người Tày đã là một thành phần nguyên phát của dân tộc Việt Nam từ buổi đầu
dựng và giữ nước. Dẫn chứng cứ liệu trên đưa ra, để thấy rằng, người Tày nói
riêng, các dân tộc nhóm Tày - Thái nói chung, đã có mặt ở phạm vi lãnh thổ
nước ta từ rất lâu đời, có quan hệ mật thiết với người Việt và là một trong những
cư dân có công rất lớn trong việc dựng nước trong giai đoạn bình minh lịch sử".
( Văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc - )
1.3.2. Dân số và phân bố dân cư
Ước điều tra dân số 01/04/2009, dân số Bắc Giang có 1. 555. 720 người.
với mật độ dân số 407 người/km2 trên địa bàn tỉnh có 26 dân tộc anh em cùng

chung sống và dân tộc Tày có dân số đứng thứ 3 trong toàn tỉnh chiếm 2,6% tập
trung nhiều ở các huyện: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế. Dân số
người Tày là 1.190.342 người. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có khoảng
30 nghìn người dân tộc Tày sinh sống.
An Lạc là một xã có số người Tày cư trú đơng, chiếm 60% dân số. Người Tày ở
đây còn gọi là Tày đen ( Táy đăm ), Tày trắng ( Táy khao ). Người Tày chiếm
đông nhất là ở thôn Đồng Bài 100% người dân là dân tộc Tày, thôn Biểng, thôn
Mới,...
1.3.3. Đặc điểm kinh tế truyền thống
Người Tày là cư dân nông nghiệp có truyền thống làm ruộng nước, từ lâu
đời họ đã biết thâm canh, áp dụng rộng rãi các biện pháp thủy lợi như: đào
mương, đắp máng, đắp phai, làm cọn lấy nước tưới ruộng. Họ có tập qn đập
lúa ngồi đồng trên những máng gỗ mà họ co là lỏng rồi mới dùng dậu gánh
thóc về nhà. Ngồi lúa nước người Tày cịn trồng lúa khơ, hoa màu, cây ăn
quả,...
Chăn nuôi phát triển với nhiều loại gia súc, gia cầm: trâu, bị, ngựa, vịt,
ngan, gà,...gia súc, gia cầm hình thức chăn nuôi là thả rông cho đến nay vẫn khá
phổ biến. Các nghề thủ cơng gia đình và thủ cơng truyền thống vẫn được lưu
giữ.


Phương tiện vận chuyển: dùng dậu để gánh những thứ nhỏ gọn và những
thứ to, cồng kềnh thì dùng sức người hoặc trâu kéo.
Quan hệ xã hội: Chế độ quằng là hình thức tổ chức xã hội đặc thù theo
kiểu phong kiến mang tính chất quý tộc, thế tập, cha truyền con nối. Quằng là
người sở hữu toàn bộ ruộng đất, rừng núi, sơng suối,...vì thế có quyền chi phối
những người sống trên mảnh đất đó và bóc lột họ bằng ttoo lao dịch, phải cống
nạp. Chế độ quằng xuất hiện từ rất sớm và tồn tại dai dẳng đến cuối thế kỷ XIX
đầu thế kỷ XX.
Tổ chức gia đình: Tổ chức gia đình người Tày là gia đình nhỏ phụ

quyền. Trong mỗi gia đình thường có 3 - 4 thế hệ cùng chung sống. Vai trị của
người đàn ơng trong gia đình là rất lớn và là trụ cột của gia đình.
1.3.4. Văn hóa vật thể
Bản làng: Đồng bào Tày thường sống quần tụ thành từng bản. Mỗi bản
thường có từ hai mươi đến một trăm nóc nhà. Nhiều bản hợp lại thành một
mường tương đương với một xã. Bản của người Tày được xây dựng ở những
chân núi hoặc những nơi đất đai bằng phẳng ven suối, ven sơng, trên những
cánh đồng. Tính cộng đồng của bản xưa kia đóng một vai trị quan trọng trong
đời sống, đã để lại những thuần phong mỹ tục truyền thống của dân tộc Tày.
Nhà ở: Nhà sàn thể hiện nét độc đáo trong văn hóa dân tộc Tày. Ngơi nhà
sàn khơng chỉ là nơi cư ngụ truyền đời của gia đình, dòng họ người Tày mà còn
là nơi diễn ra các sinh hoạt văn hóa truyền thống.
Ngồi nhà sàn người Tày còn ở nhà nửa sàn, nhà trệt. Hiện nay do tiếp xúc giao
lưu văn hóa giữa các dân tộc nhất là dân tộc Kinh đã làm biến đổi nhiều về văn
hóa thể hiện thay vì ở nhà sàn, nhà trệt như ngày xưa người Tày làm nhà bằng
gạch ngói, xi măng, cát,...
Trang phục truyền thống: Trang phục của người Tày đơn giản là một sắc
chàm, những mẫu hình trang trí trên vải. Loại vải dệt hoa văn màu đen trên vải
nền trắng, họa tiết được kỷ hả hóa là chính để thích hợp với việc dệt khung dệt.


Bố cục họa tiết theo các ô quả trám là loại họa tiết cách điệu hóa hình
họa, hình ngọn rau bầu, bí, là loại cây liên quan đến nền văn hóa cổ, tín ngưỡng
của nhiều cư dân nơng nghiệp ở phía bắc nước ta.
1.3.5. Văn hóa phi vật thể
Tín ngưỡng: Người Tày thờ tổ tiên và bái vật giáo. Bàn thờ tổ tiên của
người Tày đặt chính giữa nhà và làm thành một khơng gian riêng, được cung
kính hết mực. Trong tôn giáo của người Tày, ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch là
ngày tảo mộ, ngày lễ quan trọng nhất của người Tày.
Ngôn ngữ: Người Tày sử dụng tiếng Tày trong giao tiếp hàng ngày.

Tiếng nói nhóm ngơn ngữ Tày - Thái (ngữ hệ Ka Đai).
Chữ Nôm Tày xây dựng trên mẫu tượng hình, gần giống như Nơm Việt ra đời
khoảng thế kỷ XV được dùng để ghi chép, truyện thơ, bài hát, bài cúng,...
Văn nghệ: Người Tày có nhiều làn điệu dân ca như: lượn, phong slư,
phuối pác, phuối rọi, vén eng,...là lối hát giao duyên phổ biến rộng rãi ở nhiều
vùng. người ta thường lượn trong hội Lồng Tồng, trong đám cưới mừng nhà
mới,...
Hát Then là loại hình văn nghệ độc đáo của dân tộc Tày phục vụ sinh
hoạt văn hóa mang tính chất tâm linh, tín ngưỡng có từ lâu đời của người Tày.
Bao gồm các loại Then: chữa bệnh, giải hạn, cúng mụ, kỳ yên trấn trạch, then
trong tang lễ,...


Chương 2: Vai trò của Then trong đời sống của người Tày xã An Lạc,
huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.
2.1. Thế giới đời sống của Then
Trong đời sống, sinh hoạt cũng như cơng việc hàng ngày của mình những
bà Then ông Then luôn tự mình thực hiện những kiêng kỵ, chuẩn mực và những
nghi thức, nghi lễ riêng mà những người bình thường khơng phải làm điều đó
thể hiện sự khác biệt giữa người làm Then với ngững người bình thường khơng
chỉ khi thực hành nghi lễ mà cịn trong đời sống thường nhật.
2.1.1. Xuống Then
"Xuống Then" được hiểu như một cụm từ để chỉ biểu hiện gia nhập vào
thế giới hành đạo, gọi là "ma Then". Khi ma Then bắt đầu nhập vào người được
lựa chọn thì người này trước sau gì cũng trở thành Then. Tuy nhiên khơng phải
ai cũng có thể được lựa chọn để trở thành Then. Những người được lựa chọn
phải có những tiêu chuẩn nhất định: người đó phải có căn Then; gia đình, dịng
họ phải có tẩu Then. Người có căn Then nghĩa là trời đã định người này phải trở
thành Then. Họ rất nhạy cảm, bóng vía của họ rất nhẹ nếu được xem Then ở đâu



đó thì họ rất dễ bị cuốn hút vào các việc múa chầu, xóc nhạc. Gia đình, dịng họ
có "tẩu Then" nghĩa là trước đấy trong dịng họ, gia đình đã có người làm Then.
Những người trở thành Then đã được tổ tiên, trời định kế nghiệp tổ tiên
để đi giúp dân, cứu người. Có một số mặc dù khơng muốn trở thành Then
nhưng do trời đã định, tổ tiên đã lựa chọn họ không thể lảng tránh nhiệm vụ của
mình. Nếu khơng làm theo cuộc đời họ sẽ gặp những khó khăn, khơng được n
ấm. Vì đã được lựa chọn nên tâm hòn của họ thường hướng về Then. Việc trở
thành Then thì khơng phân biệt nam hay nữ. Tuy nhiên các Then là nữ chiếm
phần đông hơn so với các Then là nam. Cụ thể ở xã An Lạc qua nhiều thăm hỏi
thực tế cho thấy số lượng Then là nữ đông hơn (5/7 người).
Nếu lựa chọn Then là con gái thì thường trở thành Then từ khi còn trẻ, việc đi
lấy chồng của họ đa phần là gặp khó khăn vì ít những người con trai hiểu và
thơng cảm cho họ. Tuy vậy có những trường hợp sau khi lấy chồng, có con cái
họ được đúc thành Then điều đó cũng gây ra khó khăn và đảo lộn cuộc sống gia
đình họ, người chồng, con cái, anh em chưa thực sự thông cảm và hiểu cho hoặc
cũng có những trường hợp khơng thể lập bàn thờ vì gia đình nhà chồng cấm,
cho là mê tín dị đoan hay bị ma quỷ nhập. Khi bị ma Then nhập họ bỗng trở nên
khác lạ, xưng hơ, nói năng, cử chỉ như một vị quan ra lệnh cho cấp dưới.
Trường hợp người bị ma Then nhập vào bất thình lình có thể do người nhà
khơng tin theo, hoặc người Then đã không thực hiện đúng những nguyên tắc,
kiêng kỵ Trong tức khắc họ rất khỏe có thể nhảy từ trên nóc nhà xuống cũng
khơng sao, hoặc tự dưng họ khơng nói năng, thưa gửi vì họ bị "cấm khẩu", hay
là nói nhảm nhí. Có thể nói đây là giai đoạn thử thách với một Then thực sự. Để
trở thành Then có thể "cứu nhân độ thế" họ đẫ phải trải qua khơng ít khó khăn,
nhiều khi cảm tưởng như mất đi mạng người (theo lời kể của bà Then Trần Thị
Nhất - xóm Nà Ĩ - xã An Lạc) họ thường có những hành động kỳ quặc: có thể
cho nén hương đang cháy vào miệng, giẫm lên đống lửa đang cháy, nhảy lên
bàn thờ,...Khi vượt qua những thử thách như vậy người được lựa chọn sẽ đi
nhận thầy dạy và bắt đầu học làm Then. Người thầy dạy tùy theo xem họ có hợp



với dịng Then của người được lựa chọn hay khơng, nếu hợp thì thầy đó sẽ lập
bàn thờ cho người được chọn và từ đó người Then sẽ tự mình đi "cứu nhân độ
thế" ở khắp nơi.
2.1.2. Các quá trình diễn ra trong nghiệp Then
Then cũng có thể được coi là một nghề, nhưng nó là một nghề đặc biệt.
Vì khơng phải ai cũng có thể trở thành Then. Người trở thành Then phải trải qua
một quá trình thử thách sau đó là học hỏi qua người thầy dạy mới có thể trở
thành Then.
Học nghề Then: Những người làm Then khi được hỏi về quá trình học nghề như
thế nào thì đa số đều trả lời là khơng phải học vì khi họ đã có căn Then, chỉ cần
ngồi trước bàn thờ thắp hương, trình tấu thì ma Then sẽ tự khắc nhập vào họ,
chỉ cho họ cách làm như thế nào.
Mỗi một Then đều có ít nhất là hai thầy dạy một người là Then được gọi là thầy
mẹ, một người là mo được gọi là thầy cha. Thầy mẹ phải có "ma Then" của
người học trị, người học trò được gọi là con sớ của người thầy và được thầy đặt
cho một cái tên mới. Tên này chỉ dùng để xưng danh trước Ngọc Hoàng và thần
linh, tên này thường được các Then giữ bí mật vì nếu cho biết tên tuổi khi đi
làm việc sẽ rất dễ bị những người xấu họ ghen tỵ với Then và họ làm cản trở
con đường lên thiên đình của Then.
Sau khi nhận được thầy dạy thì con sớ bước vào thời gian cấm cung trong vòng
40 ngày và phải tuân thủ một số kiêng kỵ như:
- Không được ra khỏi nhà một mình;
- Khơng bước về phía sau bàn thờ;
- Không ăn thịt, ăn mỡ;
- Không gặp mặt vợ hoặc chồng (nếu có).
Nếu họ vi phạm một trong các điều trên khơng chỉ khơng thành Then mà
cịn ảnh hưởng đến tính mạng vì bị ma Then bắt phạt.
Thời gian thử thách để trở thành Then là sự hướng dẫn trực tiếp của thầy dạy và

sự hỗ trợ của một số sức mạnh vơ hình: ma Then, phép thuật, học đàn, học hát,


những kiêng kỵ và quá trình khi hành lễ. Khi kết thúc 40 ngày, con sớ phải trải
qua một cuộc kiểm tra, đánh giá của thầy dạy nếu đạt thì con sớ sẽ trở lại cuộc
sống bình thường và được thầy dạy chính thức lập một bàn thờ bên dưới bàn thờ
tướng trong gia đình, gọi là bàn thờ Then cho con sớ của mình.
Qua thời gian hành nghề Then của mình nếu người Then đạt những tiêu chuẩn
nhất định thì sẽ được thăng cấp dần.
2.2. Then với đời thường
2.2.1. Những mối quan hệ
Then vẫn thuộc về một gia đình, dòng họ và một cộng đồng nhất định.
Then cũng được cha mẹ sinh ra như những người bình thường. Do vậy quan hệ
giữa Then và gia đình là quan hệ ruột thịt Then có nghĩa vụ chăm sóc và ni
dưỡng cha mẹ như những người bình thường.
Trong mối quan hệ giữa Then với vợ hoặc chồng và con cái trong gia đình. Họ
là những người mẹ, người cha chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy bảo con khôn lớn,
chăm lo, vun đắp cho hạnh phúc gia đình. Điều này cho thấy giũa Then với
những người xung quanh cũng khơng có sự khác biệt gì. Tuy nhiên trong gia
đình có vợ hoặc chồng làm Then thì người cịn lại có phần vất vả hơn so với
những gia đình khơng có người làm Then vì đơi khi Then đi vắng chồng hoặc
vợ phải ở nhà quán xuyến, đảm đang chăm lo việc nhà, chăm sóc con cái.
Khơng phải Then nào cũng được ủng hộ từ phía gia đình. Bà Then K tâm sự từ
lúc bà trở thành Then đến giờ chồng bà luôn coi bà là người khơng bình thường
từ đó ơng nhà suốt ngày tụ tập uống rượu với bạn bè, lúc nào cũng trong tình
trạng say xỉn rồi chửi mắng vợ con là "đồ vơ tích sự" cho nên tinh thần của bà
khơng được thoải mái. Bà nói: " vì đã được ông trời lựa chọn làm nghề Then
nên tôi phải theo". Bà thường xuyên phải đi vắng nên việc nhà, con cái khơng
có ai qn xuyến, chăm lo, cuộc sống gia đình trở nên bất hịa.
Trong bữa ăn hàng ngày thì giữa Then và những người bình thường cũng có sự

khác biệt, khi xới cơm phải xới cho Then trước và các thành viên khác không
được ăn cơm trước Then.


Mối quan hệ giữa Then với họ hàng, làng xóm cũng có sự khác biệt. Những
người tin theo Then họ đều có thái độ kính trọng Then vì trong suy nghĩ của họ
Then được trời giao phó co nhiệm vụ đi cứu nhân độ thế, luôn giúp đỡ những
người gặp khó khăn, ốm đau, bệnh tật. Chính vì thế họ ln được đón nhận tình
cảm u mến từ phía những người xung quanh. Khi tham dự bữa cỗ hay tiệc
tùng người chủ nhà luôn sắp xếp cho Then ngồi những vị trí sang trọng và mâm
có đó có người chủ nhà, người trưởng họ, người lớn tuổi để họ trò chun, vui
tươi, kính mến Then.
Từ những dẫn chứng, tìm hiểu phần trên cho thấy rõ ràng mối quan hệ giữa
Then với gia đình, dịng họ, hàng xóm có sự khác biệt.
2.2.2. Những kiêng kỵ
Quá trình từ một người bình thường trở thành Then đã rất khó khăn vì
phải trải qua những thử thách gian nan thậm chí rất nguy hiểm như ở phần
"xuống Then" đã nhắc đến mà ngay cả khi đã trở thành Then rồi cũng rất vất vả.
Bởi vì kho đó người Then phải kiêng kỵ rất nhiều thứ. Không chỉ lúc đi hành lễ
mà ngay cả trong cuộc sống đời thường họ vẫn phải thực hiện những kiêng kỵ
mà bắt buộc những người Then không được mắc phải. Những người làm Then
phải kiêng kỵ trong ăn uống, mặc, ở và quan hệ vợ chồng (nếu có).
Đa số những người Then đều khá kỹ tính trong ăn uống. Then không bao giờ ăn
những thứ người khác đã ăn cũng giống như một trong 10 điều kiêng kỵ, điều
cấm của Phật giáo đó là "khơng sát sinh" chính vì vậy Then không bao giờ tự
tay giết thịt gia súc, gia cầm. Các Then không ăn thịt những con vật đã chết và
phải kiêng ăn thịt chó, thịt trâu, thịt bị và thịt rắn. Nếu như khơng may, vơ tình
ăn phải thịt những động vật trên bị thần linh trách phạt. Nếu gặp trường hợp như
vậy người nhà phải biết thắp hương, khấn vái, cầu xin thần linh bỏ qua. Và giải
uế bằng nước gừng tươi với lá chanh, vẩy lên người vì Then quan niệm những

con vật mà họ phải kiêng kỵ là " bẩn ", " uế tạp " cho nên họ phải giải uế bằng
cách đó. Chính vì phải kiêng kỵ rất nhiều thứ như vậy nên các Then rất ngại đi


tham dự những đám cỗ, hoặc nơi đông người. Đa số họ để người nhà mình đi
hoặc nếu trong trường hợp bất đắc dĩ thì họ phải đi.
Trong lĩnh vực ở, mặc, các Then luôn phải chú ý ăn mặc gọn gàng, đồ
dùng của Then không được để lẫn với các thành viên khác trong gia đình.
Trong quan hệ vợ chồng của Then: phải kiêng quan hệ vợ chồng trước và sau
khi đi làm các lễ lớn. Ngoài ra các Then còn phải kiêng kỵ những ngày
1,14,15,30 âm lịch hàng tháng đó là các ngày mà các Then khơng đi xa hành lễ
mà chỉ ở nhà thắp hương, cầu cho những người con sớ, con hương đã tin và theo
các Then. Nếu như không thực hiện kiêng kỵ trong những ngày trên thì cả Then
và vợ hoặc chồng Then đều bị ma Then trách phạt.
Qua những kiêng kỵ mà người làm Then phải thực hiện trên cho ta thấy sự khác
biệt giữa các Then và những người bình thường họ phai thực hiện nhũng kiêng
ky rất nghiêm ngặt. Và qua những kiêng kỵ đó cịn phản ánh niềm tin tơn giáo,
Then với tư cách là một người hành nghề tôn giáo ln có sự khác biệt với
những người xung quanh.
2.3. Then với nghiệp Then
2.3.1. Những mối quan hệ trong nghiệp Then
Cũng như bản thân mỗi chúng ta không ai tự lớn lên và trưởng thành mà
không qua bàn tay chăm sóc của cha mẹ. Với Then cũng vậy trong cuộc đời làm
Then của mình. Then phải có thầy mẹ, thầy cha dìu dắt Then ngay từ khi mới
chập chững bước vào nghề. Chính vì vậy mối quan hệ giữa Then với thầy mẹ,
thầy cha rất đặc biệt.
Để tỏ lòng hiếu thảo, biết ơn của mình vào những ngày lễ tết lớn. Các
Then chuẩn bị bánh trái, gà, vịt, cùng một lít rượu để đi chơi nhà thầy. Trong
suy nghĩ của Then ln cho rằng nhờ có cơng lao của "cha, mẹ " đã dạy dỗ, giúp
đỡ nên họ mới có được ngày hôm nay.

Việc đi lễ các Then thầy cũng là ý nguyện của trời nếu các Then khơng có lịng
biết ơn đến thầy cha, thầy mẹ thì họ sẽ không được hưởng lộc, hưởng phúc và
gặp những vận hạn.


Khi đi hành lễ giúp dân về các Then thường mang về nhiều lễ vật mà
người nhà họ đã chuẩn bị cho việc làm lễ, kèm theo một số tiền nào đó (tùy theo
tâm đức của mỗi gia đình) mà số tiền hoặc lễ vật khác nhau. Và Then phải đặt lễ
lên bàn thờ trình các quan, thiên binh, thiên tướng trên trời đã giúp các Then "
cứu nhân độ thế " sau đó mới được sử dụng. Điều kiêng kỵ nên tránh là các
Then không được tùy tiện mang lễ đi bán như vậy sẽ khơng có phúc có lộc.
Trở lại với mối quan hệ giữa người thầy dạy và Then. Mối quan hệ của Then
với họ không chỉ tồn tại khi thầy mẹ, thầy cha còn sống mà ngay cả khi họ đã
qua đời, Then cần duy trì mối quan hệ ấy. Then vẫn đi lễ thầy hàng năm, vẫn xin
phép để thực hiện các công việc của mình thơng qua thắp hương để trình báo,
hỏi han thầy.
Khơng chỉ dừng lại ở mối quan hệ giữa Then và thầy dạy, trong nghiệp
Then của mình các Then cịn có mối quan hệ với nhau có thể nói đó là quan hệ
đồng nghiệp. Có thể các Then đó có cùng thầy dạy. Nếu như Then nào được học
trước thì sẽ làm anh hoặc chị, và giữa các Then luôn phải giữ thông tin để liên
lạc và giúp đỡ nhau khi cần. Ví dụ như: Then tổ chức lễ lớn cần đến sự giúp đỡ
của các anh chị em cùng dòng Then với nhau thì việc sẽ nhanh chóng và dễ
dàng hơn. Nó ln là mối quan hệ tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc.
Từ mối quan hệ đồng nghiệp cũng làm cho mối quan hệ gia đình giữa các Then
có sự gần gũi, thân thiết hơn, gắn bó với nhau hơn. Nếu như trong gia đình của
các Then có việc lớn như: đám cưới, đám tang, mừng thọ,...thì gia đình các
Then khác đều có mặt để tham dự, hoặc giúp nhau.
Tóm lại những mối quan hệ trong nghiệp Then rất phong phú và đa dạng. Trong
những mối quan hệ đó ln có những mặt tích cực và mặt trái của nó.
2.3.2. Những kiêng kỵ khi hành lễ

Trong thời gian tổ chức các buổi lễ lớn việc thực hiện các kiêng kỵ khơng
chỉ mình Then mà bao gồm những người giúp việc cho Then, những người tham
dự.


Then thường đi hành lễ vào các tháng 1,2,10,11,12 âm lịch. Các tháng
cịn lại Then kiêng khơng đi làm lễ vì Then cho rằng đó là mùa nước đục nên họ
không làm được các lễ như: giải hạn cầu an cho người khác. Mùa nước đục,
nước sông suối to nên các tướng, binh gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại và
việc làm lễ của họ sẽ không được trọn vẹn.
Ngoài ra kiêng kỵ trong hành lễ cũng khá phức tạp. Những kiêng kỵ này bắt đầu
từ trước khi buổi lễ diễn ra và kéo dài sau đó. Họ phải thực hiện các kiêng kỵ
như:
- Không ăn mỡ;
- Kiêng không đến các đám ma;
- Kiêng không đi thăm phụ nữ đẻ;
- Kiêng khơng quan hệ tình dục.
Then tin rằng nếu không thực hiện được nghiêm túc những kiêng kỵ như
vậy sẽ khơng đến được với thế giới của thiên đình mà cịn bị ma Then trừng
phạt.
Về phía những người tham dự nếu là phụ nữ đang có bầu hoặc đang trong
thời kỳ kinh nguyệt thì phải kiêng khơng được ngồi vào chiếu, nơi các Then
đang ngồi hành lễ. Vì các Then cho rằng nếu khơng làm như vậy thì hành trình
của Then sẽ gặp khó khăn, phép thuật bị giảm bớt,...Phụ nữ đang mang bầu và
trong thời kỳ kinh nguyệt bị coi là uế tạp, sự có mặt của họ sẽ phá vỡ sự linh
thiêng.
Về phía người giúp việc cho Then họ cũng phải thực một số kiêng kỵ
như: phải ăn chay trong ba ngày lễ, phải châm hương ở dưới bếp rồi mới thắp
lên bàn thờ để tránh cho việc Then buồn ngủ khi hành lễ.
2.4. Vật thiêng của Then

Vật thiêng của Then bao gồm: áo lễ, mũ, ấn, đàn tính, bợ nhạc ngựa (bộ
mạ), bộ gieo quẻ âm dương và các vật thiêng khác những thứ đó phải được thầy
dạy luyện phép thuật vào, phải được cất giữ cẩn thận không được tùy tiện bỏ đi.


Vật thiêng không được đem cho hoặc bán cho người khác như vậy sẽ bị thần
linh trách phạt.
2.4.1. Áo lễ
Áo lễ của Then là loại áo dài của phụ nữ Tày, cổ áo là một vòng tròn, cài
cúc ở nách. Từ ngực trở xuống khâu hai bên mép lại, vạt áo trước liền với vạt áo
sau. Tay áo được cắt liền với vai áo. Áo dài từ 1,2 - 1,3 m; rộng 50 - 55 cm, ống
tay rộng 18 - 20 cm.
Màu sắc áo của các Then có sự khác nhau như: Chàm, đỏ, vàng, tím, trắng. Áo
được may bằng chất liệu là vải chàm, vải lụa hoặc vải siu. Khác với thầy Mo áo
lễ của Then không được trang trí bằng các hoa văn, nó cúng khơng phân biệt áo
lễ cho Then nữ, Then nam. Áo lễ ngày thường được cất giữ cẩn thận, đựng
trong một túi vải riêng, treo ở một nơi linh thiêng. Áo lễ sẽ theo Then đi khắp
nơi thậm chí khi người Then đó mất cũng mang theo.
2.4.2. Mũ
Mũ của Then khá đơn giản về kiểu dáng, mũ gồm hai mảnh bìa cứng ln
được bọc vải màu chàm hoặc màu đen. Khi được gấp lại mũ là hình tứ giác cân,
phía trên là ba đầu nhọn, đầu nhọn ở giữa cao hơn một chút. Hoa văn trang trí ở
phần phía trước và sau mũ hồn tồn giống nhau, hoa văn trang trí rất phong
phú.
Đằng trước mũ, người ta đính hai sợi tua trang trí bằng vải hình lệnh bài, rủ
xuống hai bên má người đội. Còn sau mũ được gắn những sợi dây dài gần tới cổ
chân người đội. Đó là sợi dây được trang trí bằng cách thêu hoa văn hình chim,
phượng hoặc ghép nhiều vải màu trông rất đẹp mắt.
Mũ Then được thầy dạy chỉ bảo cách làm và luyện phép lên đó. Nó được bảo
quản trong một túi đựng riêng và được treo bên cạnh túi đựng áo lễ.

Mũ Then có quy định sử dụng riêng, chỉ sử dụng trong những buổi lễ lớn. Nó
thường đi với các loại áo màu vàng hoặc đỏ và không bao giờ đi với áo lễ màu
đen hoặc màu tím.
2.4.3. Ấn


Ấn của Then có hình vng, mỗi cạnh dài khoảng 5 cm, được làm bằng
kim loại. Then luôn đem theo ấn bên mình mỗi khi hành lễ.
Ấn then gồm ba loại: Ấn Ngọc Hoàng, ấn Ngọc Lợi, ấn Tam Bảo. Then có được
những ấn trên do nhiều cách. Có thể do thầy cha cấp, hoặc do nhặt được. Mỗi
Then đều có 1,2 hoặc 3 chiếc ấn. Họ giải thích rằng có được bao nhiêu chiếc ấn
và loại ấn nào là tùy thuộc vào ngày tháng năm sinh của mỗi Then.
Trong 3 loại ấn trên thì ấn Ngọc Hồng là loại ấn cao nhất, ấn Ngọc Hoàng phải
được đặt ở nơi bát hương thờ Tướng. Các Then không được tùy tiện đem ra sử
dụng và thường chỉ được sử dụng trong các buổi lễ lớn. Còn ấn Ngọc Lợi và ấn
Tam Bảo thường được để ở nơi bàn thờ Then. Chúng được các Then sử dụng
thường xuyên hơn. Các Then khi đi hành lễ đều mang theo. Đối với mỗi Then,
ấn được coi là vật linh thiêng và không bao giờ họ tùy tiện đem cho người khác.
2.4.4. Đàn tính
Cấu tạo của cây đàn tính gồm ba phần chính:
+ Hộp đàn: Hộp đàn hình trịn có đường kính từ 20 - 25 cm, hộp đàn
thường được làm bằng vỏ quả bầu khô.
+ Cần đàn: Được làm bằng những loại gỗ cứng như gỗ nghiến, gỗ khảo
quang, độ dài của nó tùy thuộc vào người sử dụng.
+ Đầu đàn được nối liền với cần đàn, có thể được chạm khắc thành hình
rồng, hình hoa chuối, hình lệnh bài... đầu đàn có hình rồng là phổ biến hơn cả.
Đàn tính là một loại nhạc cụ có thể giúp Then trong việc giao tiếp với thế
giới thẩn linh. Đàn tính được bảo quản cẩn thận trong túi vải, treo cạnh bàn thờ.
Khi Then qua đời đàn tính được truyền lại cho người kế nghiệp của Then. Nó
khơng được đem bán hay tùy tiện cho người khác.

2.4.5. Bộ nhạc ngựa ( bộ mạ)
Bộ nhạc xóc của Then được làm bằng đồng đỏ hoặc đồng vàng. Nó bao
gồm nhiều chuỗi hợp lại. mỗi chuỗi đượ kết bởi nhiều vịng trịn nhỏ, có đường
kính từ 1,4 - 2 cm.


Mỗi bộ nhạc xóc có thể có từ 3 đến 12 chuỗi. Bộ xóc nhạc của Then có
thể là do kế thừa hoặc đi mua.
Nhưng nếu là đi mua về Then phải có nghi lễ cúng trình bộ nhạc trước
bàn thờ tổ tiên và thờ Tướng. Sau buổi lễ đó bộ nhạc trở thành vật biểu tượng
cho lực lượng âm bình của nhà Then.
Trong những buỗi lễ làm Then, bộ nhạc xóc được chăm sóc rất kĩ. Trước khi bắt
đầu buổi lễ cũng như sau khi nghỉ giải lao, bộ nhạc xóc được rửa qua rượu và
được lau cho thật khô thật sạch. Người ta gọi đây là nghi thức "áp mạ" (tắm
ngựa). Nghi thức được thực hiện với ý nghĩa sẽ giúp cho ngựa nhà Then đi
nhanh hơn. Trong khi hành lễ các Then khơng bao giờ xóc trực tiếp xuống chiếu
mà xóc qua một tấm vải đệm hoặc bằng hình chữ nhật.
2.4.6. Bộ gieo quẻ âm dương và các vật thiêng khác.
Bộ này gồm hai miếng gỗ nhỏ. Vốn là hai nửa của một thanh gỗ được đẽo
gọt nhẵn nhụi, có kích thước dài 5 cm rộng 1,5 cm. Khi gieo quẻ Then chập hai
miếng gỗ vào nhau, sau đó thả xuống. Nếu một trong hai úp hoặc ngửa thì được
coi là tốt, nghĩa là các quan đã đồng ý. Ngược lại cả hai thanh gỗ đều úp hoặc
ngửa thì các quan khơng hài lịng hoặc khơng đồng ý những lúc gieo quẻ âm
dương không thành công như vậy thì các quan làm việc rất khó khăn họ phải
khấn, lạy, hoặc tấu xin các quan để mọi việc diễn ra được suôn sẻ hơn. Như vậy
gieo quẻ âm dương là vật trung gian để nối sợi dây liên hệ giữa hai thế giới.
Ngoài áo, mũ và các đạo cụ của Then như vừa trình bày cịn có các loại
đạo cụ khác là quạt giấy và chiếc chuông nhỏ bằng đồng. Trong khi hành lễ,
quạt được coi là công cụ để thể hiện quyền uy, còn chiếc gương nhỏ là tín hiệu
của các vị thần linh.

2.5. Thế giới tâm linh của đạo Then
2.5.1. Bàn thờ
Bàn thờ luôn được coi là khơng gian linh thiêng trong gia đình, thường
được đặt ở gian giữa của ngôi nhà, đúng ở giữa cửa có thể nhìn thấy. Xuất phát
từ sự linh thiêng của nó nên người Tày thường có những kiêng kỵ như: không ai


được phép đặt những thứ như: thịt trâu, thịt bò, thịt chó vào nơi thờ tự, cơ dâu
mới khi đã chót có bầu trước cùng khơng được cúi đầu trước bàn thờ. Trong
những ngày bình thường, bàn thờ được che bằng một bức màn vải, chỉ những
ngày rằm, mùng một, lễ tết hay có người đến xem bói tại nhà tấm rèm đó mới
được mở ra.
Tầng 1 của bàn thờ là tầng ma Then, tầng 2 là tầng thờ tướng và tổ tiên. Sau đó
là tầng thờ bà mụ của đứa cháu nhỏ trong gia đình.
2.5.2. Trạm Then
Trạm Then được làm tương tự như gác để thóc nếp của người Tày. Đó là
đoạn tre được buộc lại với nhau thành những ô vuông, chiều dài, chiều rộng của
trạm không cố định, tùy thuộc vào không gian của ngôi nhà.
2.6. Giá trị của Then trong đời sống
Trong đời sống hàng ngày Then giữ một vai trò hết sức quan trọng và như
một bảo trợ tinh thần cho người dân. Ngoài vai trò là một thầy thuốc chữa bệnh,
Then còn là một người nghệ sỹ dân gian. Họ biết đàn, biết hát và múa bài ca
nghi lễ của dân tộc.
2.6.1. Then và cây đàn tính
Khi đi hành lễ dù ở xa hay ở gần Then đều phải mang theo đàn. Chính vì
vậy đàn tính và Then ln gắn bó với nhau. Khi hành lễ Then thường ngồi đánh
đàn, hai chân khoanh lại, cần đàn được đặt trên đùi bên phải, mặt đàn hướng về
phía trước, cánh tay dựa trên bầu đàn và ngón tay phải di chuyển trên dây đàn.
Với người nghệ sỹ tài hoa này, kỹ thuật biểu hiện của cây đàn đã được khai
thác, vận dụng một cách khá sinh động và phong phú. Khi tiếng đàn kết hợp với

tiếng hát gợi cho ta cảm giác đó như là những nghệ nhân thực thụ đang biểu
diễn. Chỉ khác ở chỗ nó có ý nghĩa thiêng liêng hơn. Cây đàn của Then được coi
như một công cụ để liên hệ với thế giới siêu linh. Tiếng đàn khi réo rắt, nỉ non,
thể hiện cảnh thúc giục quân binh lên đường theo Then mở cuộc hành trình lên
trời, nhiều khi cũng êm dịu trong sự mềm mại uyển chuyển của các cô gái trong
điệu múa chầu trên thiên đình. Tiếng đàn có một sức cuốn hút người nghe Then


nó giống như một hình thức phù họa cho những nghi thức trong Then. Để có
được những làn điệu Then mượt mà đến thế người nghệ sỹ dân gian ấy đã trải
qua học hỏi, tập luyện thường xuyên trong suốt thời gian học nghề cũng như sau
khi đã thành nghề và khi tự mình đi hành lễ họ vẫn khơng ngừng luyện tập. Cây
đàn của Then được dân gian gắn với một nguồn gốc đặc biệt:
Truyền thuyết kể rằng ngày xưa vào thời kỳ đất nước loạn lạc, ngoại
bang xâm chiếm, nhân dân bị bóc lột, phải chạy trốn tìm nơi ẩn náu. Trong
những người đó, có một gia đình gồm hai vợ chồng và một bé gái 6,7 tháng
tuổi. Chẳng may lúc đang chạy loạn thì người chồng bị chết. Người vợ không
thể vừa bồng con vừa chạy, chị giấu đứa bé vào bụi cây, định chờ khi giặc đi
khỏi sẽ quay lại đón con. Nhưng chị vừa giấu con xong, chưa kịp chạy thốt thì
bị giặc giết hại. Đợt chạy loạn kết thúc, mọi người quay trở lại để tìm đị đạc và
người thân của họ. Trong số những người sống sót ấy có một người đànbà quay
lại tìn xác chồng. Bà này là hàng xóm của gia đình dứa trẻ, bà thấy tội nghiệp
cho hồn cảnh đứa bé, đã đem nó về ni. Hơn chục năm sau, đứa bé lớn dần
và trở thành một cô gái xinh đẹp. Bà gả cô cho một anh chàng tốt bụng ở trong
làng cũng có hồn cảnh như cơ, mồ cơi từ nhỏ, nhưng cưới nhau chưa được
bao lâu, chồng cô bị bệnh và qua đời. Cô gái rất đau buồn, mặc dù những
người hàng xóm của cơ ln an ủi động viên, nhưng trong lịng cơ khơng lúc
nào ngi ngoai nỗi buồn.
Rồi một ngày nọ cô gái nằm mơ thấy một người cho ba hạt quả và cô cất ba hạt
quả dó vào trong hịm. Tỉnh dậy cơ thấy ba hạt quả vẫn ở trong đó. Cơ gái

khơng biết hạt gì nhưng cơ vẫn bí mật đem trồng hai hạt, cịn một hạt cơ dự
định để nếu hai hạt kia không mọc cô mới trồng tiếp hạt cuối cùng. Hàng ngày,
cơ lủi thủi một mình chăm sóc hạt cây. Một thời gian sau hai hạt cây đã khơng
phụ lịng cơ gái. Chúng mọc thành hai cây khỏe mạnh, một cây khảo quang,
còn một cây là cây bầu. Do mải chăm cây nên cô quên mất hạt thứ ba. Cho đén
một hơm mở hịm, cơ thấy hạt quả cuối cùng đã bị thối và biến thành một con
sâu. Cô gái không nỡ đem giết con sâu đó vì cơ thấy thương và cô quyết định để


lại nuôi. Cô chọn các loại cây không đắng trong rừng cho sâu ăn, duy chỉ có lá
dâu là sâu thích ăn hơn cả. Con sâu ấy chính là con tằm ngày nay.
Ngày qua ngày, cây gỗ đã lớn, quả bầu đã già và sâu cũng đã cho tơ, nhưng
còn nỗi buồn trong lịng cơ thì vẫn khơng ngi. Thế rồi một đem đẹp trời, cô
lại mơ thấy người cho hạt. Người đó nói trời động lịng thương cơ nên cho hạt,
cơ hãy lấy những thứ từ hạt cây đó chế thành đàn, nỗi buồn của cô sẽ vơi đi và
cơ hãy đem tiếng đàn đó đi gẩy cho mọi người, giúp mọi người giải thốt khỏi
nỗi buồn.
...Cơ gái từ đó thành "cứu khổ cứu nạn" và cùng cây đàn đi khắp nơi cứu giúp
mọi người.
Qua đây ta thấy rằng, Then không chỉ là một người hành nghề tôn giáo,
một pháp sư mà trước hết Then là một nhạc công dân gian bảo tồn, giữ gìn bản
nhạc nghi lễ. Mà Then Tày cũng là một giá trị văn hóa của dân tộc cần được bảo
tồn và phát huy.
2.6.2. Then và làn điệu Then
Hát Then là một thể loại dân ca trữ tình của người Tày nói riêng và người
Tày - Nùng nói chung. Nhưng khác với Slượn và Sli ở chỗ nội dung các bài hát
Then được các nghệ sỹ dân gian trình bày tại các buổi lễ tơn giáo, trong một
không gian linh thiêng với các nghi thức nghi lễ nhất định. Gắn với lời Then,
giai điệu Then là những biểu tượng tơn giáo. Lời ca khi thì diễn tả cảnh giàu
sang đẹp đẽ chốn thiên đình, hoặc có khi lại diễn tả cảnh quan quân nhà Then

với những lực lượng ngăn trở cuộc hành trình lên cõi siêu linh của Then như:
hát "qua biển", "săn bắt hươu nai", "bắt ve", "đánh yêu linh". Ở "qua biển" nội
dung lời hát diễn tả một cuộc hành trình vượt biển đầy khó khăn vất vả. Với giai
điệu hùng dũng, khỏe khoắn các Then diễn tả lại cảnh đánh nhau với thuồng
luồng, cảnh vượt qua những hịn đảo có thú dữ. Trong "săn bắt hươu nai", lời
hát diễn tả cảnh vào rừng bắt hươu nai, cảnh mẹ con nhà hươu nai chia tay khi
biết chắc khơng thốt khỏi cửa tử, "bắt ve" lại diễn tả đoàn quân đi qua rừng ve,
tiếng ve làm nhụt chí cảnh tiến bước của đồn qn binh. Then sai bắt ve còn ve


×