Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Tour du lịch trải nghiệm làng quê, du lịch nông nghiệp, nông thôn tại làng Việt cổ Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.72 KB, 20 trang )

Bài tập thuyết trình: từ những ý tưởng của mình, anh (chị) hãy
xây dựng 1 sản phẩm du lịch mới. (thể hiện thơng qua 1 chương trình du
lịch trọn gói).
1. Tên tour: hương xưa làng cổ
Tour du lịch trải nghiệm làng quê, du lịch nông nghiệp, nông
thôn tại làng Việt cổ Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội.
2. Lợi ích của khách hàng:
Du lịch trải nghiệm làng quê với điểm nhấn: giúp du khách có
trải nghiệm, cảm nhận khơng gian làng quê cổ ở làng quê cổ. có thể trả
nghiệm những công việc của cư dân nông nghiệp, các nghề truyền thống
tại làng cổ Đường Lâm. Sau những ngày học, làm việc vất vả, mệt mỏi,
mọi người có một chuyến du lịch về Đường Lâm – một vùng quê cổ và
thanh bình.
Tại đây khách hàng được tham quan 1 trong số những di tích
lịch sử - văn hóa của văn hóa xứ Đồi.
Du khách cũng được tham gia trải nghiệm quá trình tạo ra sản
vật để hiểu về nguồn gốc và lịch sử văn hóa canh tác, sơ chế, chế biến và
q trình thương mại hóa sản phẩm. Nói cách khác các sản vật mang
tính văn hóa địa phương đã được các cộng đồng dân cư nông nghiệp của
các làng quê sản sinh ra theo dòng lịch sử tồn tại của mình và rất gắn kết
sâu sắc với thiên nhiên bản địa. Đó cịn là sản phẩm của trí tuệ và kinh
nghiệm của cả một cộng đồng nông nghiệp làng xóm đã tạo ra các làng
nơng nghiệp truyền thống với các sản phẩm nơng nghiệp đặc trưng của
mình.

3. Chương trình tour:
Chương trình du lịch: Hương xưa làng cổ.

1



Loại hình: Du lịch trải nghiệm làng quê với điểm nhấn: giúp du
khách có trải nghiệm, cảm nhận khơng gian làng quê cổ ở làng
quê cổ.
Điểm đến: làng cổ Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội.
Phương tiện: ô tô.
Thời gian: 2 ngày 1 đêm.
Thị trường khách: cả khách nước ngoài và người Việt Nam.
Nhưng chủ yếu là hướng tới thị trường khách du lịch nước ngoài.
Các điểm tham quan:
 Cổng làng Mơng Phụ, Xích Hậu, đình Mơng Phụ,
 Nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh, tham quan 1 số ngơi
nhà cổ tiêu biểu,
 Tham quan chùa Mía
 Thăm Đình thờ Phùng Hưng, đền và lăng Ngơ Quyền
Lộ trình:
Với mục đích cho du khách được trải nghiệm những cơng
việc của người dân Việt xưa, cơng ty tổ chức chương trình du lịch:
“Hương xưa làng cổ” với lịch trình như sau:

Thời gian
8h30

Nội dung chương trình
Hướng dẫn viên đón đồn tại khác sạn và di
chuyển bằng ô tô đến cổng làng Mông Phụ.
Du khách sẽ được tham quan các điểm: cổng
làng Mông Phụ, Xích Hậu, đình Mơng Phụ, nhà thờ
Thám hoa Giang Văn Minh, tham quan 1 số ngôi nhà cổ

2



Trưa
11h30
13h00
13h30

tiêu biểu, tham quan chùa Mía nơi lưu giữ 287 pho
tượng Phật lớn nhỏ với kiểu kiến trúc độc đáo, phong
phú và sinh động.
Từ chùa Mía lên xe đi thăm đình thờ Phùng
Hưng, đền và lăng Ngơ Quyền, rặng duối nghìn năm
tuổi – tương truyền nơi vua Ngơ Quyền đã buộc voi
chiến, ngựa chiến.
Ăn trưa tại nhà cổ
Nghỉ ngơi tại nhà cổ
Quý khách tập trung di chuển tới địa điểm gia
đình nghệ nhân làm sản phẩm truyền thống
Chia nhóm
Các nhóm tham gia học tập và trải nghiệm làm
sản phẩm truyền thống.
Nghệ nhân làm sản phẩm truyền thống, giới
thiệu các công cụ và nguyên liệu để chuẩn bị làm sản
phẩm truyền thống (chảo, bếp, má đánh bột, máy đánh
bột, các loại lá, mẹt, gáo, chum, nguyên liệu,…)
Nghệ nhân làm sản phẩm truyền thống, hướng
dẫn quy trình thực hiện làm sản phẩm.
Du khách lựa chọn một trong các hoạt động
trải nghiệm sau:
 Làm chè lam

 Làm bánh rán
 Làm chè kho
 Làm bánh gai
 Làm kẹo truyền thống lạc vừng
 Làm đậu phụ
 Làm bánh tẻ…
Khách du lịch cùng chế biến (đóng gói) và
thưởng thức sản phẩm đã thực hiện trải nghiệm cùng gia
3


đình nghệ nhân. Điều đặc biệt, khách du lịch có thể
mang sản phẩm do chính mình làm ra về làm quà.
Đặc biệt với những ngày áp tết, khách du lịch
được trải nghiệm gói bánh trưng, cùng với hoạt động
luộc bánh, vớt bánh trưng,…
Kết thúc chương trình trải nghiệm.
16h30
Khách về nghỉ ngơi và ăn tối
Khách tập trung tại sân nhà văn hóa thưởng
20h00
thức nghệ thuật truyền thống (chèo, tuồng,… )

Khách du lịch có thể tham gia thường xuyên quanh năm
với hoạt động trải nghiệm làm nghề truyền thống.
Thời gian
8h30

11h30


Nội dung hoạt động
Quý khách tập trung tại địa điểm, tham gia học
tập và trải nghiệm nông nghiệp.
Người dân giới thiệu cho khách biết các công
cụ lao động (cuốc, cà, nơm, rá,…)
Người dân sẽ hướng dẫn quy trình thực hiện
trải nghiệm:
1.
Trồng rau – củ - quả:
Cùng làm đất, xới đất, trồng rau, tưới nước.
người nơng dân hướng dẫn cách chăm sóc và làm tơi
đất, cách hạn chế sâu bọ, làm cỏ,…
2.
Thu hoạch rau quả:
Các nhóm được phát rổ tre hoặc dụng cụ
chuyên dụng thu hoạch, phân loại rau - củ - quả, cách
thu hoạch, cách sơ chế theo hướng dẫn.
Khách du lịch có thể cùng chế biến và thưởng
thức sản phẩm đã thu hoạch được cùng gia đình người
dân. Cũng có thể mang sản phẩm do chính mình thu
hoạch về làm q.
Ăn trưa tại nhà cổ
4


13h30

16h00

Nghỉ ngơi tại nhà cổ

Hướng dẫn đưa đoàn tham quan trải nghiệm
hoạt động úp cá – nướng cá. Khách du lịch sẽ được
hướng dẫn và trải nghiệm cách úp nơm cá tại ao, kĩ
thuật để bắt được cá, nướng cá bằng rơm và thưởng
thức.
Kết thúc chương trình.
Xe đưa khách du lịch trở về khách sạn.
Hoạt động xảy ra theo mùa:
 Tát nước, cày bừa, cấy lúa: tháng 2, tháng 6 – 7
Thu hoạch: tháng 9 – 10
 Trồng rau:
Rau mồng tơi: tháng 3,4,5,6
Rau muống: tháng 2,3,4,5,6
Rau mùa đông (su hào, bắp cải, súp lơ): tháng 11,12
Ngô: tháng 1,2,7,8
Lạc: tháng 2,3,6


Chi phí:
Đối với hoạt động trải nghiệm (chưa bao gồm ăn, ở, phí tham
quan):
Khách VN: 50 000đ/khách/hoạt động trải nghiệm
Khách nước ngoài: 5USD/khách/hoạt động trải nghiệm.
(áp dụng với đoàn từ 10 khách trở lên)

Lưu ý:

5



Khách được lựa chọn các hoạt động để trải nghiệm. chương
trình có thể thay đổi theo thời điểm, số lượng khách và yêu cầu riêng
của từng đoàn.
4. Thuyết minh các điểm đến:
a.Cổng làng Mơng Phụ:
Có nhiều lối vào Làng cổ Đường Lâm, tuy nhiên cổng
làng Mông Phụ là cổng cổ còn lại duy nhất cho đến ngày nay. Ý thức
dựng làng, giữ làng để phát triển cho đời sau đã đi vào tâm thức người
dân qua bao thế hệ. Đó cũng là chủ đích của các bậc tiền bối của làng
Mơng Phụ xưa, ý thức đó được thể hiện qua việc chọn hướng đặt cổng
làng. Hướng Đông, nơi bắt nguồn ánh sáng của sự sống, nơi bắt đầu
cho cái mới, nơi đất nhiều nguồn sinh lực nhất, đã được ấn định làm vị
trí cho cổng làng. Cổng làng Mơng Phụ được xây dựng vào thời gian
đời vua Lê Thần Tông (1553), nó mở lối cho trục đường chính dẫn vào
làng. Cổng được làm theo kiểu “Thượng gia hạ mơn” có nghĩa là trên là
nhà, dưới là cổng. Cổng được xây bít đốc, có trụ đỡ mái và đầu nóc,
bên trong có khung gỗ, kèo, hồnh, rui, trên mái lợp ngói. Thượng
lương còn rõ dòng chữ khắc trên gỗ “Thế hữu hưng nghi đại”, nghĩa là
“Cuộc đời muốn được hưng thịnh cần phải thích nghi”. Tường của
cổng làng được làm bằng đá ong đào từ lịng đất, cát thì lấy trên gị
trong vùng rồi trộn vơi với mật, tạo thành hỗn hợp kết dính để xây
cổng. Tường xây đá ong trần chít mạch, khơng “đao, đấu, diềm, mái”.
Hai cánh cổng được làm bằng gỗ lim theo hình “cánh dế” dày chừng
bốn năm phân, xoay trên hai cối cổng bằng đá và hai bánh xe gỗ bọc
thép. Cổng làng xưa chỉ đủ cho vài người gánh lúa nghỉ ngơi, là chỗ trú
cho vài người đi tuần làng. Có thể nói, đây là nơi phân định khơng gian
lao động ở phía ngồi và khơng gian sinh sống phía trong Làng.
b. Đình Mơng Phụ:
Đình Mông Phụ được xây dựng trên một khu đất trung tâm và
cao nhất của làng, rộng khoảng 1.800 m². Mặt tiền Đại đình ngó

ra hướng Tây Nam.
6


Chưa biết chính xác năm xây dựng ngơi đình. Tuy nhiên, xét
về kiểu dáng kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc thì đình được làm vào
thời Lê trung hưng. Về sau, đình được tơn tạo, tu sửa vài lần; nhưng
vẫn giữ nguyên dạng kiến trúc, điêu khắc ở đầu thế kỷ 19. Trong số ấy,
theo tài liệu, thì năm 1858, dưới triều vua Tự Đức, đình được sửa chữa
lần thứ nhất[1]. Gần đây (2006 - 2008), đình cũng đã được tu sửa lớn [2].
Diện mạo của ngơi đình hiện nay được xây dựng theo kiểu chữ
"Công" (chữ Hán: 工), gồm Nghi mơn (cổng chính), sân đình, Tả Mạc
(nhà bên trái), Hữu mạc (nhà bên phải) và Đại đình (hay tịa Đại bái,
tức tịa đình chính). Ngồi ra, ở bên ngồi đình (phía tay phải từ đình
nhìn ra) có nhà Xích hậu. Đây là nơi tiếp khách, và là nơi chuẩn bị lễ
trước khi vào đình. Lược kể:
 Nghi mơn: gồm bốn trụ vuông xây gạch, hai trụ lớn và hai trụ
nhỏ. Bốn đầu trụ tạo tác lồng đền hình vng có chạm nổi tứ linh, trên
đỉnh hai trụ lớn có hai con sư tử ngồi nhìn ra phía giữa, đỉnh hai trụ nhỏ
đội hai bình hoa. Ba mặt trụ có các câu đối chữ Hán chạm nổi.
 Sân đình và Tả Hữu mạc: Sân đình rộng, lát gạch Bát Tràng,
hai bên có Tả Hữu mạc, mỗi nhà có năm gian nhỏ. Đây là nơi thờ tổ
tiên các dòng họ trong làng và người có cơng với làng…
 Đình chính: gọi là tòa Đại bái gồm năm gian hai chái. Hậu
cung (đình trong) là một tịa nhà nối ba gian giữa của đình ngồi kéo
dài ra phía sau như cán chày. Hai bên đình có hai cái giếng cổ (tục gọi
là hai mắt rồng). Mái đình hình võng nhẹ, lợp ngói mũi hài, hai đầu nóc
có chạm hình hai con rồng. Góc mái uốn ngược lên thành hình rồng.
Các vì kèo được thiết kế theo kiểu giá chiêng chồng rường, dựa trên
sáu hàng chân. Những đầu dư của các xà ở gian chính và những kẻ hiên

là những trọng điểm để trang trí. Những mơ típ trang trí
như rồng, hổ, cá, chim, hoa lá, mây,...đều được chạm nổi, chạm lộng
hoặc chạm ren. Đình chính khơng có tường vách ngăn che, tất cả đều
để trống, chỉ có một lan can có chấn song hình con tiện bao quanh ba
mặt đến tường của Hậu cung. Đình có sàn ở hai gian bên, ở gian giữa
có cửa võng hình lưỡng long chầu nguyệt sơn son thiếp vàng. Một ban
7


thờ lớn trang trí bằng tượng rồng, hổ phù ngậm chữ "Thọ" (chữ Hán:
工), mây... Hậu cung chỉ có sườn gỗ bào trơn, có tường xây kín ba mặt,
Bệ thờ đặt giữa Hậu cung, có ngai và bài vị thờ Tản Viên Sơn Thánh.
Thờ phụng, giá trị: Khánh đồng cổ ở trong đình
Trong đình thờ thần Tản Viên Sơn Thánh (tức thần Tản Viên),
là một trong bốn vị thánh bất tử của người Việt (Tứ bất tử), làm Thành
hoàng làng. Cùng với chùa Mía, đình Mơng Phụ là một cơng trình kiến
trúc có giá trị nghệ thuật ở làng cổ Đường Lâm. Trong nội thất của đình
hiện cịn bảo lưu được rất nhiều hiện vật quý báu có giá trị. Một trong
số ấy là bức hoành phi với 4 chữ Hán: "Dũng cảm cả tưởng" do
vua Thành Thái ban tặng cho làng sau một trận săn bắt cướp...
Đình Mơng Phụ đã được Bộ Thơng tin - Văn hóa (nay là Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa cấp
quốc gia năm 1984
c. Chùa Mía
Chùa Mía tên chữ là: Sùng Nghiêm tự, 工 工 工 đó là một ngơi
chùa ở xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội. Xưa kia,
vùng này là Cam Giá, tên Nơm là Mía, nên chùa này được quen gọi là
chùa Mía. Đây chính là ngôi chùa lưu giữ nhiều tượng nghệ thuật
nhất Việt Nam (287 tượng)
Lịch sử:

Ban đầu, chùa có quy mơ nhỏ, được xây dựng từ xa xưa.
Năm 1632, Phi tần trong phủ chúa Trịnh Tráng là Ngơ Thị Ngọc Diệu
(cịn có tên là Nguyễn Thị Ngọc Dong) thấy miếu bị hoang phế điêu
tàn nên đã cùng cha mẹ và người dân các làng thuộc tổng Cam Giá (tức
Tổng Mía) cùng nhau tơn tạo lại. Phi tần Ngọc Dong vốn là người làng
Nam Nguyễn (Nam An) trong Tổng Mía, nên được người mến mộ gọi
là "Bà Chúa Mía.", đồng thời đã tạc tượng đưa vào phối thờ ở chùa và
cịn có đền thờ riêng. Về sau chùa được tu bổ nhiều lần, song đến nay
quy mơ tơn tạo thời Bà chúa Mía dường như vẫn được bảo tồn nguyên
vẹn.
Kiến trúc
8


Gác chuông của 3 gian làm theo kiểu chồng diêm 2 tầng 8
mái. Các góc mái đều gắn đao triện. Sàn nhà bằng gỗ, ở tầng gác có
hàng lan can tiện. Các ván long, xà nách đều được bào xoi cạnh và
chạm trang trí đề tài hoa lá. Trên gác treo một quả chuông đúc
năm Cảnh Hưng thứ 4 (1743) và một khánh đồng đúc năm Thiệu
Trị thứ 6 (1864).
Gần gác chng và cây đa cổ thụ là tịa bảo tháp Cửu phẩm
Liên Hoa cao 13 m thờ vọng Xá Lợi đức Phật.
Trong tiền đường, ở gian phải có tấm bia khắc năm 1634, nói
về việc trùng tu chùa năm 1632. Bia trang trí đẹp, cao hơn 1,6 m, rộng
1,2 m, dựng trên lưng một con rùa. Gian trái tiền đường có bàn thờ
chúa Liễu Hạnh. Sau tiền đường là chùa Trung, tiếp theo là chùa
Thượng - hậu đường. Có hai dãy hành lang nối chùa Trung và chùa
Thượng, bao quanh lấy Phật điện ở giữa.
Chùa Trung và chùa Thượng cịn giữ được bộ khung gỗ mà có
nhiều phần điêu khắc có từ thế kỷ 17. Chùa Mía khá nổi tiếng với số

lượng có ở đây: có đến 287 pho tượng lớn, nhỏ, trong đó có 6 pho
tượng đồng, 106 pho tượng gỗ và 174 pho tượng bằng đất luyện được
sơn son thếp vàng. Ở chùa Trung có hai pho tượng Hộ Pháp lớn và 8
pho tượng Kim Cương. Mỗi pho tượng là hình tượng một võ tướng
đang trong tư thế chuẩn bị chiến đấu để trừ tà bảo vệ phật pháp. Hình
khối, bố cục vững chắc, thân hình cân đối, đường nét thoải mái và
khỏe. Tại chùa Thượng, người ta còn thấy các động bằng đất đắp.
Trong và xung quanhcác động có khá nhiều tượng. Trong một động có
cả tượng Phật Thích Canhập Niết bàn. Pho tượng Tuyết Sơn cao 0,76 m
và Quan Âm Tống Tử cao 0,76 m ở đây cũng rất đẹp. Tượng Quan Âm
thường được gọi là tượng Bà Thị Kính. Tượng này diễn tả một người
phụ nữ thùy mị, có duyên, vẻ mặt hơi buồn nhưng rất hiền từ nhân hậu,
ẵm một đứa bé bụ bẫm kháu khỉnh. Đường nét chạm khắc mềm mại,
trau truốt.
Người làng Mía có câu ca dao về pho tượng:
Nổi danh chùa Mía làng ta,
Có pho Tống Tử Phật Bà Quan Âm
9


Với những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc độc
đáo, với quy mô bề thế và đẹp. Chùa Mía đã được Bộ Văn hóa - Thơng
tin xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật.
d. Nhà thờ thám hoa Giang văn Minh:
“Lễ nghĩa bách niênMông Phụ ấp
Phong thanh thiên cổ Thám hoa môn”
Tạm dịch là:
Lễ nghĩa trăm năm làng Mơng Phụ
Tiếng thơm nghìnthuở cửa Thám hoa
Đây chính là câu đối trong từ đường thờ cụ Thám hoa Giang

Văn Minh...Thám hoa Giang Văn Minh sinh vào giờ Tuất, ngày Nhâm
Ngọ, tức ngày 6/9 năm Quý Dậu 1573, tại làng Kẻ Mía, xã Mơng Phụ,
tổng Cam Giá, huyện Phúc Thọ, tỉnh Sơn Tây trước năm 1945), (nay
thuộc xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây , Hà Nội. Tương truyền thủa nhỏ
ông là bạn học với 2 người: Phùng Công Thế và Lã Cơng Thời. Hai
ơng này sau đó cũng đã thi đỗ đến bậc tiến sỹ vào năm Mậu Thìn, niên
hiệu Vĩnh Tộ thứ 10 (1628) đời vua Lê Thần Tơng. Giang Văn Minh dự
khoa thi đình và đỗ Đệ nhất giáp tiến sỹ cập đệ tam danh (khoa thi này
khơng có thi sinh đỗ Trạng ngun) nên ơng đã đỗ ở mức cao nhất, khi
bước sang tuổi 55. Sau đó, ơng được Triều đình tấn phong nhiều chức
quan và được cử đi trấn giữ, cai quản vùng đất Nghệ An, vào năm
1637.
Hiện nay, lăng mộ ông và quán Giang (nơi đặt thi hài) cùng
nhà thờ đều nằm ở địa phận thơn Mơng Phụ. Khu nhà thờ có diện tích
400 m2, được dựng theo hình chữ Nhị, bao gồm nhà Bái, Hậu đường
quay theo hướng đơng. Ngồi ra cịn có các hạng mục khác như: sân,
cổng, vườn, nét kiến trúc họa tiết trang trí hoa văn mang phong cách
thuộc niên đại triều Nguyễn. Trong nhà thờ còn lưu giữ một số di vật
quý như câu đối, bia đá, lư hương, đỉnh đồng.
Ngày 2/6 âm lịch (ngày giỗ ông) hàng năm, nhân dân và chính
quyền địa phương cùng con cháu họ Giang khắp nơi đều tề tựu về đây
để tưởng nhớ công lao to lớn của ông với dânvới nước.
10


Nằm trong trung tâm của quần thể di tích Làng cổ ở Đường
Lâm, di tích Nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh đang trở thành điểm
đến tham quan, tìm hiểu của nhiều du khách trong và ngồi nước. Di
tích là nơi linh thiêng ghi công trạng của Thám hoa và cũng là nơi
giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ.

Nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh được Nhà nước
xếp hạng Di tích lịch sử văn hố ngày 24/5/1991.
e. Đền thờ và lăng Ngô Quyền:
Xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây là nơi được mệnh danh là
vùng đất “địa linh nhân kiệt”. Đến làng quê yên ả này, du khách sẽ
được thăm đền thờ và lăng Ngô Quyền, di tích đã được Nhà nước xếp
hạng là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia, nơi thờ vị vua lừng danh
trong lịch sử dân tộc, người nổi tiếng với chiến thắng Bạch Đằng lịch
sử năm 938, đánh đuổi quân Nam Hán ra khỏi bờ cõi, mở ra một thời
đại mới, độc lập, tự chủ cho dân tộc Việt Nam.
Đền và lăng Ngô Quyền được xây dựng trên một đồi đất
cao, có tên là đồi Cấm, mặt hướng về phía đơng. Đền thờ được xây ở
phía trên, cách lăng khoảng 100m. Phía trước lăng là một cánh đồng
rộng nằm giữa 2 sườn đồi; một nguồn nước gọi là vũng Hùm chảy ra
sơng Tích; bên cạnh đó là đồi Hổ Gầm, tương truyền xưa là nơi thuở
nhỏ Ngô Quyền thường cùng bạn chăn trâu, cắt cỏ và tập luyện võ
nghệ. Đây có lẽ là vị trí đẹp nhất của ấp Đường Lâm xưa.
Đền thờ Ngô Quyền được xây dựng từ lâu đời và đã qua
nhiều lần trùng tu. Lần tu sửa gần đây nhất là vào thời Vua Tự Đức
(1848 – 1883). Đền có quy mơ khá khiêm tốn, gồm: Nghi Môn, Tả
Mạc, Hữu Mạc, Đại Bái (Tiền Đường) và Hậu Cung 1. Đền được xây
bằng gạch, lợp ngói mũi hài, có tường bao quanh. Đại Bái đền thờ là
một nếp nhà 5 gian, bộ khung bằng gỗ, được thể hiện chủ yếu thiên
về sự bền chắc, tôn nghiêm; gian giữa có treo bức hồnh phi đề bốn
chữ Hán “Tiền vương bất vong” (Vua Ngô Quyền sống mãi). Hiện
nay, Đại Bái còn được dùng làm phòng trưng bày về trận chiến thắng
11


trên sông Bạch Đằng và thân thế, sự nghiệp của Ngô Quyền. Hậu

Cung là một ngôi nhà dọc 3 gian, bộ khung nhà bằng gỗ được trang
trí hình rồng, hoa, lá... Gian giữa có đặt tượng thờ Ngơ Quyền .
Lăng mộ Vua Ngô Quyền được xây dựng năm Tự Đức
thứ 27 (1874) và trùng tu năm Minh Mệnh thứ 2 (1821). Lăng được
xây kiểu nhà bia có mái che, cao khoảng 1,5m. Giữa lăng là ngai,
trong có bia đá ghi bốn chữ Hán “Tiền Ngô Vương Lăng” (Lăng mộ
Vua Ngô Quyền). Đặc biệt, trong quần thể đền và lăng Ngô Quyền,
18 cây duối cổ - tương truyền là nơi Ngô Quyền buộc voi, ngựa - đã
được công nhận là “Cây di sản” cấp quốc gia.
Hàng năm cứ đến ngày 14 tháng 8 âm lịch (ngày giỗ Vua
Ngô Quyền) nhân dân trong vùng lại về đây để tưởng nhớ công ơn
của ông - vị vua “đã mở nước xưng vương”, kết thúc hơn 1.000 năm
Bắc thuộc, mở đầu một thời đại mới, độc lập, tự chủ cho lịch sử dân
tộc.
f) đền thờ Phùng Hưng
Vào nửa sau thế kỷ VIII, quyền thống trị của triều đình Trường
An đã bắt đầu suy yếu. Chiến tranh giữa "phiên trấn" và "triều đình" mà đỉnh cao là loạn An Sử - càng làm cho nhà Đường lụn bại. Uy quyền
của bọn tiết độ sứ và đô hộ ngày một tăng, chúng tự ý trưng thu thuế má.
Cao Chính Bình, hiệu úy châu Vũ Định (miền Việt Bắc), năm 767 giúp
kinh lược sứ An Nam Trương Bá Nghi đánh bại được cuộc xâm lược của
quân Chà Và (Java) ở Chu Diên, sau đó y được cử làm đơ hộ An Nam. Y
ra sức bịn rút của cải của nhân dân ta, đánh thuế rất nặng. Khoảng niên
hiệu Đại Lịch (766-779), chưa rõ đích xác vào năm nào, nhân lòng căm
phẫn của nhân dân, lợi dụng khi qn lính ở Tống Bình nổi loạn, người
hào trưởng đất Đường Lâm (nay là xã Đường Lâm, huyện Ba Vì, Hà
Nội) là Phùng Hưng đã phát động một cuộc khởi nghĩa lớn chống chính
quyền đơ hộ.
Sử liệu gốc ghi lại về Phùng Hưng không nhiều. Chỉ biết,
Phùng Hưng xuất thân từ dòng dõi cự tộc, hào trưởng đất Đường Lâm.
12



Đường Lâm xưa kia vốn là vùng đồi gò và rừng cây rậm rạp, thú vật dữ
tợn thường hay lui tới, nên nơi đây tục gọi là Đường Lâm hay Cam Lâm.
Phùng Hưng có tên tự là Cơng Phấn, cháu 7 đời của Phùng Tói
Cái - người đã từng vào trong cung nhà Đường Cao Tổ, đời Đường Vũ
Đức (618-626) dự yến tiệc và làm quan lang ở đất Đường Lâm. Bố của
Phùng Hưng là Phùng Hạp Khanh - một người hiền tài đức độ. Khoảng
năm Nhâm Tuất (722) đời Đường Khai Nguyên, ông đã tham gia cuộc
khởi nghĩa của Mai Thúc Loan. Sau đó, ơng trở về q chăm chú cơng
việc điền viên, trở nên giàu có, trong nhà ni nơ tỳ có đến hàng nghìn
người (theo bia Quảng Bá).
Theo sự tích, Phùng Hạp Khanh có một người vợ họ Sử. Ông
bà sinh một lần được ba người con trai khơi ngơ khác thường, lớn lên ai
cũng có sức khỏe, có thể kéo trâu, quật hổ. Anh cả là Phùng Hưng, em
thứ 2 là Phùng Hải (tự là Tư Hào) và em út là Phùng Dĩnh (tự là Danh
Đạt). Đến năm ba anh em 18 tuổi thì bố mẹ đều mất.
Cho tới nay về ngày sinh và ngày mất của Phùng Hưng vẫn
chưa rõ. Một nguồn dã sử cho biết Phùng Hưng sinh ngày 25 tháng 11
năm Canh Tý (760) (tức 5-1-761) và chết ngày 13 tháng 8 năm Nhâm
Ngọ (tức 13-9-802), thọ 41 tuổi. Trong ba anh em, anh cả Phùng Hưng
là người có sức khỏe và khí phách đặc biệt. Ông được sử sách và truyền
thuyết dân gian lưu truyền về tài đánh trâu, quật hổ ở đất Đường Lâm.
Có lần ơng đánh được 2 con trâu mộng đang húc nhau, dân làng ai cũng
thán phục. Lần khác lại trừ được hổ dữ, bằng mưu kế, đem lại bình n
cho làng xóm mà cho tới giờ nhân dân Đường Lâm cịn lưu truyền về
câu chuyện đó.
Phùng Hưng còn là vị anh hùng đầu tiên trong những người con
ưu tú của đất Đường Lâm. Và Phùng Hưng cũng là người anh hùng đầu
tiên đã đánh chiếm lại thành Tống Bình (Hà Nội), trị sở của chính quyền

đơ hộ lúc đó và xây dựng nền tự chủ trong khoảng gần chục năm.
Thoạt kỳ thủy, anh em họ Phùng nổi dậy làm chủ Đường Lâm
rồi nghĩa quân tiến lên đánh chiếm được cả một miền rộng lớn quanh
13


vùng thuộc Phong Châu, xây dựng thành căn cứ chống giặc. Phùng
Hưng xưng là: Đô Quân; Phùng Hải xưng là Đô Bảo và Phùng Dĩnh
xưng là Đô Tổng, chia quân đi trấn giữ những nơi hiểm yếu. Cao Chính
Bình đem quân đi đàn áp nhưng chưa phân thắng bại. Tình hình diễn ra
như vậy hơn 20 năm.
Năm Tân Mùi 791, mùa hạ, tháng 4, Phùng Hưng cùng các
tướng lĩnh đem quân vây đánh thành Tống Bình. Quân của Phùng Hưng
chia làm 5 đạo do các tướng Phùng Hải, Phùng Dĩnh, Đỗ Anh Hàn, Bồ
Phá Cần và chủ tướng Phùng Hưng tiến cơng vây thành. Qn của Cao
Chính Bình (khoảng hơn 4 vạn bia Quảng Bá) đem ra chống cự. Cuộc
chiến đấu diễn ra quyết liệt trong khoảng 7 ngày, quân địch chết nhiều,
Cao Chính Bình phải vào cố thủ trong thành, lo sợ cuối cùng bị ốm rồi
chết. Phùng Hưng chiếm lĩnh thành trì và vào phủ Đơ hộ, coi chính sự
đất nước được 7 năm thì mất. Rất tiếc trong 7 năm ấy, sử sách không để
lại một nguồn tài liệu nào về ông. Sau khi mất, con trai ông là Phùng An
lên nối ngôi, dâng tôn hiệu cha là Bố Cái Đại Vương. An nối nghiệp
được hai năm thì chính quyền lại rơi vào tay giặc. Nền tự chủ vừa mới
xây dựng, chỉ tồn tại vẻn vẹn trên dưới 9 năm.
Sử liệu và truyền thuyết dân gian ở vùng Đường Lâm kể lại
rằng: Phùng Hưng chết rồi rất hiển linh, thường hiện hình trong dân
gian, giúp dân trong lúc hoạn nạn. Dân làng cho là linh ứng, lập miếu để
thờ tự tại Đường Lâm. Tương truyền sau này, Phùng Hưng cịn hiển linh
giúp Ngơ Quyền đánh thắng giặc ở sông Bạch Đằng. Thấy vậy, Ngô
Quyền cho lập đền thờ quy mô to lớn hơn trước. Sự ngưỡng mộ đối với

người anh hùng dân tộc họ Phùng còn thể hiện ở việc lập đền thờ phụng
của nhân dân như ở đình Quảng Bá (Hà Nội), đình Triều Khúc (Hà Tây),
thờ ở lăng Đại áng, Phương Trung, Hoạch An, phủ Thanh Oai (Hà
Tây),v.v. Trong đó, đình thờ ở làng Cam Lâm - xã Đường Lâm - thị xã
Sơn Tây có quy mô bề thế nhất. Hiện chưa rõ niên đại xây dựng nhưng
các triều đại phong kiến đã có nhiều sắc phong ghi nhận công lao của
Ngài như các năm: Trung Hưng thứ nhất (1285), Trung Hưng thứ 3
(1287), Hưng Long (1312). Việc ngơi đình có hình dáng như ngày nay là
do có một đợt trùng tu lớn vào năm 1889 (đời Thành Thái). Tấm bia
14


Phùng tự bi ký ở đình Đồi Giáp được tạc vào năm Hồng Đức thứ 4
(1473) đã chép lại rất nhiều thông tin liên quan đến cuộc đời, sự nghiệp
của Ngài. Đền chính thờ Ngài ngày nay mang dáng dấp kiến trúc đời nhà
Nguyễn vào những năm đầu thế kỷ XX gồm các hạng mục cơng trình
như: Tả - Hữu Mạc, Đại Bái, Hậu Cung. Một số hoa văn, linh vật được
trang trí trong đình như: bờ nóc, đầu xà, điểm nối giữa các bộ vì, kèo,
cột. Tượng Ngài được an toạ ở Hậu Cung, xung quanh đền có một số
cây lấy gỗ, ăn quả đã có niên đại lâu đời như: lim, nhãn, đa. Khu vực
thôn Cam Lâm vẫn cịn địa danh đồi Hổ Gầm, thơn Đồi Giáp có gò Bố
Về - nơi gắn liền với thân thế, sự nghiệp của Bố Cái Đại Vương.
Ngày 8 tháng Giêng âm lịch hàng năm, nhân dân Đường Lâm
và con cháu họ Phùng, du khách thập phương lại hội tụ về đây để tỏ lịng
thành kính đối với ơng.
5. Mức giá:

Mức giá cố định:
Mức giá với đồn 15 người:
- Xe ơ tơ: 2.000.000đ/đoàn

- Ăn (1 sáng + 2 trưa + 1 tối) cho 2 ngày: 450.000đ/người
15 người: 450 000 x 15 = 6.750.000đ
- Vé vào: 20.000đ/người
15 người: 20 000 x 15 = 300.000đ
- Ở: + với khách Việt: 50 000đ/đêm
15 người: 50 000 x 15 = 750 000đ
+ với khách nước ngoài: 100 000đ/đêm
15 người: 100 000 x 15 = 1 500 000đ
- Tiền thuê hướng dẫn viên:
Với khách Việt: 500 000đ/ngày
Với khách nước ngồi: 700 000đ/ ngày
 Tổng chi phí: Với khách Việt: 10 800 000đ => 1 khách:
720 000đ
Với khách nước ngoài: 11 950 000đ => 1 khách: 797
000 đ
15



Với những chi phí phát sinh, tham gia các trải nghiệm,
du khách tự chi trả, chứ khơng được tính trong mức giá cố định.
Các chi phí như phí các đợt trải nghiệm thì q khách tự chi
trả.
Với chi phí: Khách VN: 50 000đ/khách/hoạt động trải nghiệm
Khách nước ngoài: 5USD/khách/hoạt động trải nghiệm.
Giá trọn gói:
(giá trên áp dụng cho đồn từ 15 khách trở lên)

Người lớn


Trẻ em
(dưới 2 tuổi)

Khách Việt: 720 000đ
Khách nước ngồi:
Miễn phí
797 000 đ

Trẻ em
(từ 2 – 5 tuổi)

Trẻ em
(từ 6 – 11
tuổi)

250 000đ

380 000đ

Giá tour bao gồm:
1. Vận chuyển bằng xe máy lạnh 29oC má lạnh đời mới theo
chương trình.
2. Ăn uống: 1 bữa sáng + 2 bữa trưa + 1 bữa tối.
3. Ở: cũng ở và trải nghiệm với cuộc sống cư dân tại ngôi làng
cổ.
4. Hướng dẫn viên nhiệt tình, kinh nghiệm theo chương trình.
5. Phí tham quan.
7. Ý tưởng marketing sản phẩm.
a. phân tích thị trường mục tiêu, lợi thế cạnh tranh.
Đối tượng mà chương trình hướng đến là cả khách nội địa và

khách nước ngoài. Tuy nhiên định hướng hướng tới những khách hàng
trung, thượng lưu, khơng hẳn q giàu có.

16


Do chưa từng có các cơng ty du lịch phân phối sản phẩm này tới
với khách du lịch. Mặc dù hình thức du lịch nơng nghiệp, nơng thơn
đã được tổ chức ở nhiều nơi, song hình thức này lại chưa được áp
dụng, phổ biến rộng rãi ở làng cổ Đường Lâm. Cơng ty có thể chào
bán chương trình với một số lượng lớn những khách hàng. Chương
trình có thị trường khách rất tiềm năng, mức độ cạnh tranh lại thấp.
Đây có thể coi là một sản phẩm rất có tiềm năng để đưa ra thị trường.
b. Chiến lược sử dụng: giá, phân phối, xúc tiến
- Chiến lược sử dụng giá: giá của chương trình có những chính sách
riêng, áp dụng cho những khách hàng khác nhau (có mức giá cho
khách hàng trong nước và khách nước ngồi), có những hình thức
ưu đãi, khuyến mãi với những đối tượng khách hàng thân thiết,…
- Chiến lược phân phối: Các thành viên trong kênh phân phối là các
trung gian trực tiếp tham gia đàm phán phân chia nhiệm vụ, công
việc phân phối.
 Nhà sản xuất/cung ứng.
 Trung gian bán buôn
 Trung gian bán lẻ
 Người tiêu dùng
- Kế hoạch xúc tiến: tiến hành các chính sách xúc tiến hỗn hợp
(quảng cáo, khuyến mại, bán hàng cá nhân, marketing trực tiếp và
các chính sách PR)
c. Kế hoạch quảng cáo, khuyến mãi
 Kế hoạch quảng cáo:

- Quảng cáo trên Internet thông qua những trang web của công ty,
các mạng xã hội: facebook, zalo, twitter, gmail… Cịn có thể gửi

17


vào các hòm email để quảng cáo, hay gọi là thư rác. Hay các
đoạn phim quảng cáo trên các trang mạng. Ngày nay Internet rất
phổ cập đến nhiều gia đình, đó là một lợi thế để các doanh nghiệp
khai thác quảng cáo sản phẩm và thương hiệu ở các mạng trên
Internet.
- Báo chí, tạp chí: có rất nhiều thể loại: báo hàng ngày, hàng tuần,
các chuyên san báo về du lịch, văn hóa,…
- Quảng cáo ngồi trời: là hình thức quảng cáo lâu đời nhất. Phương
tiện quảng cáo ngoài trời hiện đại có nhiều loại như áp phích, bảng
yết thị, panô, các biển quảng cáo bên đường, quảng cáo trên các
phương tiện giao thông và quảng cáo tại các điểm.
Quảng cáo ngồi đường: hình thức chủ yếu của quảng cáo ngồi
đường là quảng cáo trên hệ thống giao thơng cơng cộng (trên các
phương tiện hay tại địa điểm đỗ, dừng của các phương tiện đó).
- Quảng cáo tại các điểm bán hàng: đây là một hình thức xúc tiến
và quảng cáo. Nó là khâu cuối cùng ảnh hưởng tới quyết định
mua hàng của khách hàng. Quảng cáo ở điểm bán hàng rất có
hiệu quả đối với những sản phẩm mà việc mua hàng mang tính
chất tuỳ hứng, tạo khả năng cho sự lựa chọn giữa các mác, nhãn
hiệu sản phẩm khác nhau của khách hàng. Quảng cáo tại các
điểm bán có vai trị rất quan trọng đặc biệt đối với các sản phẩm
mới và hình thức bán hàng tự động. Hiệu quả của một nội dung
quảng cáo dù đã được nhà sản xuất quảng cáo trên các phương
tiện in ấn, và truyền tin, vẫn có thể cần thiết phải nhắc nhở

người mua vào lúc cuối cùng trước khi hành động mua hàng.
-

Quảng cáo qua bưu điện: Gửi thư đến nhà các khách hàng kèm
theo thông tin giới thiệu về công ty và sản phẩm. Chi phí khá rẻ,
18


nhưng tác dụng thấp vì mỗi thư chỉ tác động được đến 1 gia
đình.
- Quảng cáo qua ấn phẩm danh bạ doanh nghiệp: là những ấn
phẩm phát rộng rãi đến người tiêu dùng.
- Quảng cáo trên bao bì sản phẩm.
- Quảng cáo truyền miệng: thông qua đội ngũ nhân viên đi tun
truyền.
Tờ rơi là hình thức cơng ty thường dùng, cho đội ngũ nhân viên
tiếp thị đi đến các ngã tư, nơi công cộng phát giấy in giới thiệu về sản
phẩm và địa chỉ cung cấp.
Quảng cáo qua các chương trình giới thiệu sản phẩm tại các nơi
cơng cộng, các hội chợ du lịch,…
- Quảng cáo SMS: thông qua các hãng viễn thông, gửi tin nhắn đến
các khách hàng giới thiệu về sản phẩm, chương trình khuyến mại...
mà cơng ty đang áp dụng.

 Kế hoạch khuyến mãi:
- Khuyến mãi qua việc nếu mua tour thì khách hàng có thể được
tặng voucher giảm 10% khi mua các tour sau của công ty, hay
giảm giá vé máy bay...
- Giảm giá tour với những ngày lễ, hay tặng những món quà nhỏ
mang biểu tượng của vùng quê, tuy giá trị ko cao nhưng đối với

khách hàng lại có ý nghĩa và thích thú.
- Có những món quà, bữa tiệc sinh nhật nhỏ dành cho khách hàng
nếu vào đúng dịp sinh nhật của khách,…
19


- …

Dự trù kinh phí cho quảng cáo: 80 triệu cho các hoạt
động quảng cáo trên Internet, các báo tạp chí và truyền hình.
Đồng thời cũng với Ban quản lí các di tích, dân cư địa
phương xây dựng, tạo dựng mơi trường thuận lợi nhất để có
điều kiện tốt đón tiếp khách du lịch.

20



×