Tải bản đầy đủ (.doc) (169 trang)

Đối chiếu thuật ngữ hôn nhân và gia đình AnhViệt (qua Family Law Act của Anh và Luật Hôn nhân và Gia đình của Việt Nam)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (636.8 KB, 169 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ MINH TRANG

ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ
HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH ANH-VIỆT
(QUA FAMILY LAW ACT CỦA ANH VÀ
LUẬT HƠN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CỦA VIỆT NAM)

LUẬN ÁN TIẾN SỸ NGÔN NGỮ HỌC

Hà Nội - 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ MINH TRANG

ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ
HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH ANH-VIỆT
(QUA FAMILY LAW ACT CỦA ANH VÀ
LUẬT HƠN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CỦA VIỆT NAM)

Chun ngành: Ngơn ngữ học so sánh đối chiếu
Mã số
9222024


LUẬN ÁN TIẾN SỸ NGÔN NGỮ HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. NGUYỄN HỮU HOÀNH
2. GS.TS. NGUYỄN VĂN LỢI

Hà Nội – 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tư liệu
và số liệu trong luận án là trung thực. Đề tài nghiên cứu và các kết quả chưa
được ai công bố.
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Minh Trang


MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU

1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN

8


LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

8

1.1.1. Lịch sử nghiên cứu thuật ngữ học trên thế giới và tại Việt Nam

8

1.1.2. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ hơn nhân và gia đình

15

1.2. Cơ sở lý thuyết liên quan đến luận án

16

1.2.1. Một số vấn đề lý luận về thuật ngữ

16

1.2.2. Một số vấn đề về lý thuyết định danh ngôn ngữ

30

1.2.3. Một số vấn đề lý luận về ngôn ngữ học đối chiếu

33


1.3. Tiểu kết chương 1

37

Chương 2: ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA THUẬT NGỮ

39

HƠN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT
2.1. Nhận diện và xác lập danh sách thuật ngữ hơn nhân và gia đình

39

tiếng Anh và tiếng Việt
2.2. Đơn vị và phương thức cấu tạo từ trong tiếng Anh và tiếng Việt

40

2.2.1. Đơn vị và phương thức cấu tạo từ trong tiếng Anh

40

2.2.2. Đơn vị và phương thức cấu tạo từ trong tiếng Việt

42

2.3. Đơn vị cấu tạo thuật ngữ hơn nhân và gia đình tiếng Anh và tiếng Việt 44
2.4. Đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ hơn nhân và gia đình tiếng Anh và

45


tiếng Việt
2.4.1. Thuật ngữ hơn nhân và gia đình tiếng Anh và tiếng Việt xét từ

46

số lượng yếu tố thuật ngữ
2.4.2. Thuật ngữ hơn nhân và gia đình tiếng Anh và tiếng Việt xét từ

49

phương thức cấu tạo
2.4.3. Thuật ngữ hôn nhân gia đình tiếng Anh, tiếng Việt xét từ phương diện từ loại53


2.4.4. Mơ hình cấu tạo thuật ngữ hơn nhân gia đình tiếng Anh và tiếng Việt

56

2.5. Một số điểm tương đồng và khác biệt về cấu tạo giữa thuật ngữ hơn

65

nhân và gia đình tiếng Anh và tiếng Việt
2.5.1. Về số lượng yếu tố thuật ngữ

65

2.5.2. Về phương thức cấu tạo


67

2.5.3. Về phương diện từ loại

68

2.5.4. Về mơ hình cấu tạo

69

2.6. Tiểu kết chương 2

71

Chương 3: ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA THUẬT NGỮ

72

HƠN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT
3.1. Các con đường hình thành thuật ngữ trong tiếng Anh và tiếng Việt

72

3.1.1. Thuật ngữ hóa từ ngữ thông thường

73

3.1.2. Tạo thuật ngữ trên ngữ liệu vốn có

74


3.1.3. Vay mượn thuật ngữ nước ngồi

75

3.2. Con đường hình thành thuật ngữ hơn nhân và gia đình tiếng Anh

78

và tiếng Việt
3.2.1. Con đường hình thành thuật ngữ hơn nhân và gia đình tiếng Anh

78

3.2.2. Con đường hình thành thuật ngữ hơn nhân và gia đình tiếng Việt

80

3.3. Các tiểu hệ thống và các phạm trù ngữ nghĩa của thuật ngữ hơn

81

nhân và gia đình tiếng Anh và tiếng Việt trong Family Law Act
và Luật Hôn nhân và Gia đình
3.3.1. Các tiểu hệ thống của thuật ngữ hơn nhân và gia đình tiếng Anh và

82

tiếng Việt
3.3.2. Các phạm trù ngữ nghĩa của thuật ngữ hơn nhân và gia đình tiếng Anh


82

và tiếng Việt
3.4. Đặc điểm định danh thuật ngữ HNGĐ tiếng Anh và tiếng Việt

84

3.4.1. Các bậc định danh của thuật ngữ hơn nhân và gia đình tiếng Anh và

84

tiếng Việt


3.4.2. Mơ hình định danh các thuật ngữ hơn nhân và gia đình tiếng Anh và

85

tiếng Việt
3.5. Một số điểm tương đồng và khác biệt về đặc điểm ngữ nghĩa giữa

98

thuật ngữ hơn nhân và gia đình tiếng Anh và tiếng Việt
3.5.1. Về con đường hình thành

98

3.5.2. Về các phạm trù ngữ nghĩa


99

3.5.3. Về đặc trưng định danh

100

3.6. Tiểu kết chương 3

102

Chương 4: CHUYỂN DỊCH THUẬT NGỮ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

103

ANH - VIỆT VÀ VIỆC CHUẨN HĨA THUẬT NGỮ HƠN NHÂN
VÀ GIA ĐÌNH TIẾNG VIỆT
4.1. Một số vấn đề lý thuyết về dịch thuật và dịch thuật ngữ
4.1.1. Dịch thuật
4.1.2. Dịch thuật ngữ
4.1.3. Mối quan hệ giữa nghiên cứu đối chiếu và dịch thuật
4.2. Thực trạng chuyển dịch thuật ngữ hơn nhân và gia đình Anh - Việt
4.2.1. Các tương đương dịch thuật của các thuật ngữ hôn nhân và gia đình

103
103
109
113
114
115


tiếng Anh xét về phương diện cấu tạo
4.2.2. Các tương đương dịch thuật của các thuật ngữ hôn nhân và gia đình

117

tiếng Anh xét về phương diện nội dung
4.2.3. Các tương đương dịch thuật của các thuật ngữ hơn nhân và gia đình

121

tiếng Anh xét về phương thức chuyển dịch
4.2.4. Nhận xét về thực trạng chuyển dịch thuật ngữ hơn nhân và gia đình từ

125

tiếng Anh sang tiếng Việt
4.2.5. Một số đề xuất trong chuyển dịch thuật ngữ hơn nhân và gia đình từ

128

tiếng Anh sang tiếng Việt
4.3. Vấn đề chuẩn hóa thuật ngữ hơn nhân và gia đình tiếng Việt
4.3.1. Khái niệm chuẩn và chuẩn hóa

131
132


4.3.2. Chuẩn hóa thuật ngữ


134

4.3.3. Thực trạng thuật ngữ hơn nhân và gia đình tiếng Việt chưa đạt chuẩn

136

4.3.4. Một số đề xuất chuẩn hóa thuật ngữ hơn nhân và gia đình tiếng Việt

137

chưa đạt chuẩn
4.4 Tiểu kết chương 4

141

KẾT LUẬN

143

DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ

147

TÀI LIỆU THAM KHẢO

148

PHỤ LỤC 1: Thuật ngữ hơn nhân và gia đình tiếng Anh và các tương đương
dịch thuật trong tiếng Việt

PHỤ LỤC 2: Danh sách các thuật ngữ tiếng Việt đề xuất chuẩn hóa


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

HNGĐ: Hơn nhân và gia đình
YTTN: Yếu tố thuật ngữ
TDDT: Tương đương dịch thuật
NXB: Nhà xuất bản
KHXH: Khoa học xã hội


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Số lượng YTTN trong thuật ngữ HNGĐ tiếng Anh có cấu tạo là
từ Bảng 2.2. Số lượng YTTN trong thuật ngữ HNGĐ tiếng Việt có cấu tạo
là từ Bảng 2.3. Số lượng YTTN trong thuật ngữ HNGĐ tiếng Anh có cấu tạo
là ngữ Bảng 2.4. Số lượng YTTN trong thuật ngữ HNGĐ tiếng Việt có cấu
tạo là ngữ Bảng 2.5: Thuật ngữ HNGĐ Anh là từ xét từ phương thức cấu tạo
Bảng 2.6: Thuật ngữ HNGĐ tiếng Anh là từ phái sinh xét từ phương thức cấu
tạo Bảng 2.7: Thuật ngữ HNGĐ tiếng Anh là từ ghép xét từ phương thức
cấu tạo Bảng 2.8: Thuật ngữ HNGĐ tiếng Anh là ngữ xét từ phương thức
cấu tạo Bảng 2.9: Thuật ngữ HNGĐ tiếng Việt là từ xét từ phương thức cấu
tạo Bảng 2.10: Thuật ngữ HNGĐ tiếng Việt là từ ghép xét từ phương thức
cấu tạo Bảng 2.11: Thuật ngữ HNGĐ tiếng Việt là ngữ xét từ phương thức
cấu tạo Bảng 2.12: Thuật ngữ HNGĐ tiếng Anh là từ xét từ phương diện từ
loại Bảng 2.13: Thuật ngữ HNGĐ tiếng Anh là ngữ xét từ phương diện từ
loại Bảng 2.14: Thuật ngữ HNGĐ tiếng Việt là từ xét từ phương diện từ loại
Bảng 2.15: Thuật ngữ HNGĐ tiếng Việt là ngữ xét từ phương diện từ loại
Bảng 2.16: Thuật ngữ HNGĐ Anh - Việt xét từ số lượng YTTN

Bảng 3.1: Các đặc trưng định danh thuật ngữ HNGĐ tiếng Anh
Bảng 3.2: Các đặc trưng định danh thuật ngữ HNGĐ tiếng Việt
Bảng 4.1. Tương đương dịch thuật tiếng Việt của thuật ngữ hơn nhân và
gia đình tiếng Anh từ phương diện hình thức
Bảng 4.2. Các trường hợp tương đương 1 thuật ngữ tiếng Anh/ nhiều
tương đương dịch thuật tiếng Việt
Bảng 4.3. Các trường hợp tương đương nhiều thuật ngữ tiếng Anh/ một
tương dịch thuật tiếng Việt

47
47
48
48
49
50
50
51
52
52
52
53
54
55
55
67
92
98
117
119
119



Bảng 4.4. Các trường hợp tương đương nhiều thuật ngữ tiếng Anh/

121

nhiều tương dịch thuật tiếng Việt
Bảng 4.5. Các tương đương dịch thuật của thuật ngữ HNGĐ tiếng Anh xét
từ phương diện nội dung

121


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Ngày nay, cùng với tiến trình tồn cầu hóa ở khắp nơi trên thế giới, Việt
Nam đã và đang nỗ lực để hòa nhập một cách sâu rộng vào cộng đồng quốc tế
nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện của đất nước. Trước u cầu của sự
nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đặc biệt là sự phát triển như vũ
bão của công nghệ, khoa học - kỹ thuật, như bất kỳ ngôn ngữ nào khác trên thế
giới, tiếng Việt cũng có sự phát triển mạnh mẽ, trước hết là trong lĩnh vực thuật
ngữ khoa học để đáp ứng nhu cầu của thời đại. Chính vì vậy, trong cuốn sách
Thuật ngữ học - những vấn đề lí luận và thực tiễn do Hà Quang Năng làm chủ
biên xuất bản năm 2012 các tác giả đã nhấn mạnh “xây dựng thuật ngữ khoa
học là cơng việc có tầm quan trọng đặc biệt trong công cuộc phát triển khoa
học và kỹ thuật của đất nước, có tác động to lớn đến sự phát triển nền giáo dục
của quốc gia.” [41,tr.7]. Vì lẽ đó, việc nghiên cứu về thuật ngữ đã lôi cuốn được
sự chú ý của nhiều nhà khoa học ở trong nước và thế giới.
So với hệ thống pháp luật của nhiều nước khác trên thế giới, có thể nói

rằng hệ thống pháp luật của Việt Nam còn khá non trẻ. Để đẩy nhanh q trình
hội nhập và xây dựng thành cơng nhà nước pháp quyền, việc nghiên cứu hoàn
thiện hệ thống pháp luật là một nhiệm vụ vô cùng cấp bách và hết sức quan
trọng của nước ta hiện nay. Trong các ngành luật ở Việt Nam, luật Hôn nhân và
gia đình là một ngành luật có vai trị quan trọng đặc biệt. Nếu như các ngành
luật khác chỉ liên quan đến một số đối tượng nhất định (ví dụ luật hiến pháp
điều chỉnh các quan hệ cơ bản về tổ chức quyền lực nhà nước, về chế độ chính
trị, kinh tế, v.v.; luật kinh tế chỉ liên quan đến những cá nhân, tổ chức, đơn vị
kinh tế; luật lao động chỉ liên quan đến người lao động và sử dụng lao động,
v.v.) thì luật Hơn nhân và gia đình có liên quan đến tất cả mọi thành viên trong
xã hội khơng phân biệt độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, địa vị, tôn giáo, giàu
nghèo, v.v. Mặt khác, cùng với sự hịa nhập về mọi mặt, các quan hệ hơn nhân

11


và gia đình có yếu tố nước ngồi ngày càng trở nên phổ biến ở Việt Nam.
Những mối quan hệ đó có những tác động đáng kể đến đời sống gia đình - tế
bào của xã hội, đến đời sống kinh tế - xã hội của nhiều người dân cũng như của
xã hội Việt Nam. Thực tế này đòi hỏi những người trực tiếp tham gia hay liên
quan đến các mối quan hệ này cũng như những người công tác trong lĩnh vực
hơn nhân và gia đình phải có những hiểu biết thấu đáo về luật pháp và quy định
của các quốc gia trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Lẽ dĩ nhiên, yêu cầu trên
sẽ là bất khả thi nếu các văn bản luật không được chuyển dịch một cách chuẩn
xác giữa các ngôn ngữ. Trong chuyển dịch các văn bản khoa học như văn bản
luật, Newmark [116,tr.151] cho rằng chủ yếu dựa vào thuật ngữ dù thuật ngữ
chỉ chiếm khoảng từ 5% đến 10% nội dung văn bản khoa học.
Qua khảo sát ban đầu chúng tôi nhận thấy, các thuật ngữ hơn nhân và
gia đình tiếng Anh chưa được chuyển dịch một cách hệ thống sang tiếng Việt
mà mới chỉ nằm rải rác đâu đó trong các từ điển Anh - Việt. Thêm vào đó, một

số thuật ngữ của lĩnh vực hơn nhân gia đình được sử dụng trong các văn bản
pháp lý trong tiếng Việt chưa có tính hệ thống cao, cịn mang sắc thái miêu tả
chứ chưa có tính chất định danh; một số thuật ngữ có trong tiếng Anh và một
số ngơn ngữ khác nhưng chưa có trong tiếng Việt.
Vì vậy, việc nghiên cứu đối chiếu các đặc điểm của hệ thuật ngữ hôn
nhân gia đình trong tiếng Anh và tiếng Việt một cách bài bản nhằm chuyển
dịch một cách chính xác các thuật ngữ hơn nhân và gia đình từ tiếng Anh sang
tiếng Việt, chuẩn hóa hệ thống thuật ngữ trong luật và các văn bản liên quan
để góp phần hồn thiện hệ thống luật nói chung và luật hơn nhân gia đình nói
riêng đã trở nên hết sức cấp thiết. Tuy nhiên, cho đến nay, vấn đề này vẫn chưa
được các nhà nghiên cứu quan tâm.
Chọn đề tài nghiên cứu “Đối chiếu thuật ngữ hơn nhân và gia đình
Anh-Việt (qua Family Law Act của Anh và Luật Hơn nhân và Gia đình của
Việt Nam)”, chúng tơi muốn góp phần đáp ứng nhu cầu cấp thiết thực tế đặt ra.


2. Đối tượng, phạm vi và tư liệu nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là các thuật ngữ hơn nhân và gia đình
tiếng Anh và tiếng Việt thu thập trong các văn bản Family Law Act (Đạo luật
gia đình) của Anh và các văn bản Luật Hơn nhân và Gia đình của Việt Nam
cùng các văn bản, tài liệu liên quan trong tiếng Anh và tiếng Việt.
2.2. Phạm vi nghiên cứu

Luận án tập trung nghiên cứu đối chiếu các đặc điểm về cấu tạo và ngữ
nghĩa của thuật ngữ hơn nhân và gia đình tiếng Anh và tiếng Việt, thực trạng
chuyển dịch thuật ngữ hơn nhân và gia đình từ tiếng Anh sang tiếng Việt.
2.3. Tư liệu nghiên cứu


1190 thuật ngữ hôn nhân và gia đình tiếng Anh và 1175 thuật ngữ hơn
nhân và gia đình tiếng Việt được thu thập trong các văn bản Family Law Act
của Anh và Luật Hôn nhân và Gia đình của Việt Nam, cụ thể như sau:
1. UK Family Law Act 1986 - Stationary Office Limited, 1986
2. UK Family Law Act 1996 - Stationary Office Limited, 1996
3. Luật Hơn nhân và Gia đình năm 2000 - NXB Chính trị quốc gia, 2010
4. Luật Hơn nhân và Gia đình năm 2014 - NXB Lao động, 2014.

Trong số các luật trên, UK Family Law Act 1996 và Luật Hôn nhân và Gia
đình năm 2014 là các luật hiện đang có hiệu lực thi hành tại Anh và Việt Nam.
Ngoài ra, các thuật ngữ còn được thu thập từ các văn bản hướng dẫn thi
hành và các tài liệu liên quan đến các luật trên.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích hướng tới của luận án là:
- Làm rõ những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai hệ thuật ngữ hơn

nhân và gia đình Anh - Việt về đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa (trong đó tập
trung vào đặc điểm định danh).


- Góp phần chuyển dịch một cách chuẩn xác thuật ngữ hơn nhân và gia

đình tiếng Anh trong các văn bản Family Law Act sang tiếng Việt (nhằm phục
vụ cho việc dạy học Tiếng Anh chuyên ngành và làm từ điển.)
- Góp phần chuẩn hóa thuật ngữ hơn nhân và gia đình tiếng Việt trong Luật

Hơn nhân và Gia đình.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu


Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án tập trung vào các nhiệm vụ sau:
-

Xây dựng cơ sở lý luận cho nghiên cứu

-

Xác lập danh sách thuật ngữ hơn nhân và gia đình tiếng Anh trong các

văn bản Family Law Act và tiếng Việt trong các văn bản Luật Hơn nhân và
Gia đình.
-

Phân tích, đối chiếu các đặc điểm về cấu trúc và ngữ nghĩa của thuật

ngữ hơn nhân và gia đình trong tiếng Anh và tiếng Việt.
-

Đề xuất phương hướng, biện pháp cụ thể trong chuyển dịch thuật ngữ

hơn nhân và gia đình tiếng Anh sang tiếng Việt.
-

Đề xuất phương hướng, biện pháp cụ thể để chuẩn hóa thuật ngữ hơn

nhân và gia đình tiếng Việt.
4. Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp và thủ

pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
4.1. Phương pháp miêu tả

Phương pháp miêu tả là hệ thống những thủ pháp nghiên cứu được vận
dụng để thể hiện đặc tính của các hiện tượng ngơn ngữ trong một giai đoạn phát
triển nào đó của nó. Đây là phương pháp phân tích đồng đại. Phương pháp này
có ý nghĩa to lớn đối với việc học tập và giảng dạy ngôn ngữ [11,tr.422].
Trong phương pháp này, chúng tôi sử dụng những thủ pháp nghiên cứu sau:
-

Thủ pháp phân tích theo thành tố trực tiếp: Thủ pháp này đã được nhiều

nhà khoa học vận dụng vào phân tích cấu trúc cú pháp và cấu trúc của từ.


Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng thủ pháp phân tích theo thành tố trực
tiếp để miêu tả cấu trúc của thuật ngữ hơn nhân gia đình trong tiếng Anh và
tiếng Việt, từ đó xác định các mơ hình cấu tạo của các thuật ngữ.
-

Thủ pháp thống kê: Thủ pháp này được sử dụng để tìm ra đặc trưng về

lượng của các hiện tượng ngôn ngữ. Thủ pháp thống kê được sử dụng trong
nghiên cứu này để miêu tả định lượng thuật ngữ hơn nhân gia đình trong hai
ngơn ngữ theo các tiêu chí cần thiết. Các kết quả thống kê sẽ được trình bày
dưới dạng bảng biểu để tiện cho việc theo dõi.
4.2. Phương pháp so sánh đối chiếu

Phương pháp này là một hệ thống các thủ pháp nghiên cứu khoa học, một
hệ thống phân tích được sử dụng để tìm ra cái chung và cái đặc thù trong các

ngôn ngữ được đối chiếu không phụ thuộc vào nguồn gốc của ngơn ngữ. Với
đặc thù của mình, phương pháp này đã được áp dụng nhiều trong dạy học
ngoại ngữ, biên - phiên dịch, biên soạn từ điển đối chiếu, v.v.
Các thuật ngữ hơn nhân và gia đình là một trường từ vựng - ngữ nghĩa, do
vậy thủ pháp đối chiếu trường từ vựng - ngữ nghĩa được chúng tôi sử dụng khi
đối chiếu hệ thống thuật ngữ hôn nhân và gia đình tiếng Anh với tiếng Việt.
4.3. Phương pháp dịch

Phương pháp này sẽ được sử dụng để xem xét tổng quát các cách thức dịch
các đơn vị ngôn ngữ từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Căn cứ vào đó,
chúng tơi sẽ khảo sát, nhận xét, đánh giá, đề xuất các phương pháp và cách
thức chuyển dịch thuật ngữ hơn nhân và gia đình từ tiếng Anh sang tiếng Việt.
Tóm lại, các phương pháp nghiên cứu trên sẽ được đồng thời sử dụng trong
quá trình thực hiện luận án. Các phương pháp này bổ sung, hỗ trợ cho nhau để
đem lại kết quả chính xác cho các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra.
5. Cái mới của luận án

Đến nay, việc nghiên cứu thuật ngữ học trên thế giới cũng như tại Việt
Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể với rất nhiều cơng trình nghiên cứu.


Có thể nói rằng, tại Việt Nam, việc ứng dụng những thành tựu và kết quả của
những cơng trình khoa học về lý thuyết thuật ngữ vào nghiên cứu các hệ thuật
ngữ của các ngành khoa học cụ thể không còn là một hướng đi mới. Tuy
nhiên, luận án này là cơng trình đầu tiên nghiên cứu đối chiếu một cách tồn
diện và chun sâu các thuật ngữ hơn nhân và gia đình tiếng Anh và tiếng Việt
trong các văn bản Family Law Act của Anh và Luật Hôn nhân và Gia đình của
Việt Nam từ góc độ ngơn ngữ học nhằm chuyển dịch chuẩn xác các thuật ngữ
hôn nhân và gia đình từ tiếng Anh sang tiếng Việt và chuẩn hóa các thuật ngữ
hơn nhân và gia đình tiếng Việt. Đây chính là điểm mới của luận án.

6. Những đóng góp của luận án

Luận án là cơng trình khoa học đầu tiên về đối chiếu thuật ngữ hôn nhân
và gia đình trong các văn bản Family Law Act của Anh và các văn bản Luật
Hơn nhân và Gia đình của Việt Nam. Theo đó, luận án có ý nghĩa lý luận và
thực tiễn cao.
6.1. Về mặt lý luận

Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ:
- Góp phần bổ sung và mở rộng các vấn đề lý luận về thuật ngữ học và

chuẩn hóa thuật ngữ trên cơ sở ngữ liệu thuật ngữ hơn nhân và gia đình tiếng
Anh và tiếng Việt.
- Góp phần bổ sung và hồn thiện lý thuyết về đối chiếu, lý thuyết dịch

thuật và dịch thuật ngữ trên cơ sở đối chiếu hai hệ thuật ngữ và khảo sát việc
chuyển dịch thuật ngữ hôn nhân và gia đình từ tiếng Anh sang tiếng Việt.
6.2. Về mặt thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ:
-

Giúp người đọc hiểu sâu sắc hơn đặc điểm của thuật ngữ hơn nhân và

gia đình tiếng Anh và tiếng Việt.
-

Là cơ sở để biên soạn từ điển thuật ngữ hôn nhân và gia đình Anh-Việt.

-


Góp phần hồn thiện các thuật ngữ hơn nhân và gia đình tiếng Việt.


-

Là tài liệu tham khảo hữu ích cho việc giảng dạy, dịch thuật, biên soạn

các giáo trình - đặc biệt là giáo trình tiếng Anh chun ngành hơn nhân và gia
đình; là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu về thuật ngữ học.
7. Bố cục luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận án gồm 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận liên
quan đến luận án: khái quát tình hình nghiên cứu thuật ngữ học và thuật ngữ
hôn nhân và gia đình trên thế giới và tại Việt Nam, trình bày một số vấn đề lý
luận chung về thuật ngữ, ngôn ngữ học đối chiếu, định danh ngôn ngữ.
Chương 2: Đối chiếu đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ hôn nhân và gia
đình tiếng Anh và tiếng Việt với các nội dung: nhận diện và xác lập danh sách
thuật ngữ hôn nhân và gia đình tiếng Anh và tiếng Việt, đơn vị và phương thức
cấu tạo từ tiếng Anh và tiếng Việt, đơn vị cấu tạo thuật ngữ hôn nhân và gia
đình tiếng Anh và tiếng Việt, đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ hơn nhân và gia
đình tiếng Anh và tiếng Việt trên các phương diện: số lượng yếu tố cấu tạo,
phương thức cấu tạo, đặc trưng từ loại, mô hình cấu tạo.
Chương 3: Đối chiếu đặc điểm ngữ nghĩa của thuật ngữ hơn nhân và
gia đình tiếng Anh và tiếng Việt với các nội dung: đối chiếu con đường hình
thành, các pham trù ngữ nghĩa và đặc điểm định danh của thuật ngữ hơn nhân
và gia đình tiếng Anh và tiếng Việt.
Chương 4: Chuyển dịch thuật ngữ hôn nhân và gia đình Anh-Việt và

việc chuẩn hóa thuật ngữ hơn nhân và gia đình tiếng Việt với hai nội dung
chính là: khảo sát, đánh giá về các tương đương dịch thuật tiếng Việt của các
thuật ngữ hôn nhân và gia đình tiếng Anh, đưa ra các đề xuất để chuẩn hóa
việc chuyển dịch thuật ngữ hơn nhân và gia đình từ tiếng Anh sang tiếng Việt
và đề xuất các phương án chuẩn hóa các thuật ngữ hơn nhân và gia đình tiếng
Việt chưa đạt chuẩn.


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
Trong chương này, chúng tôi khái quát những nét chính trong lịch sử
nghiên cứu thuật ngữ học trên thế giới và tại Việt Nam cũng như tình hình
nghiên cứu thuật ngữ hơn nhân và gia đình trong tiếng Anh và tiếng Việt. Những
cơ sở lý luận làm nền tảng cho nghiên cứu như những vấn đề lý luận về thuật
ngữ, ngôn ngữ học đối chiếu, định danh ngơn ngữ cũng được trình bày cụ thể.
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Sự hình thành và ra đời của thuật ngữ học vừa mang tính tự sinh giống
như sự ra đời của công nghệ lại vừa mang tính lý thuyết giống như động lực
đằng sau sự ra đời của khoa học. Với tư cách là một công cụ hữu ích phục vụ
cho việc truyền bá kiến thức và sự lớn mạnh của công nghệ và truyền thông,
thuật ngữ học xuất hiện từ rất sớm, vào khoảng thế kỉ XVIII. Tuy nhiên, phải
đến tận thể kỉ XX thì vị thế của thuật ngữ học mới được thừa nhận và thuật
ngữ mới được nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống.
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu thuật ngữ học trên thế giới và tại Việt Nam
1.1.1.1. Trên thế giới

Trong giai đoạn thế kỉ XVIII, XIX, các nhà khoa học ở các lĩnh vực là
những người đi đầu trong việc xây dựng thuật ngữ bởi những thuật ngữ này

được xây dựng dựa trên các đặc thù về chuyên môn và phục vụ cho công việc
của họ. Các nhà khoa học như Lavoisier và Berthollet, Linné với các nghiên
cứu về hóa học hay thực vật học và động vật học vào thế kỉ XVIII là những thí
dụ điển hình cho sự quan tâm với việc đặt tên cho các khái niệm khoa học.
Sang đến thế kỉ XIX, do việc quốc tế hóa khoa học, hệ thống thuật ngữ thống
nhất cho tất cả các nhà khoa học trên thế giới sử dụng trong các lĩnh vực
tương ứng trở nên hết sức cần thiết. Nhu cầu này đã được các nhà thực vật


học, động vật học và các nhà hóa học đề cập đến một cách rõ ràng trong các
cuộc gặp mang tính quốc tế vào các năm 1876, 1889 và 1892. Tuy nhiên,
trong giai đoạn này, các nhà khoa học mới chỉ quan tâm đến sự đa dạng về
hình thức của thuật ngữ và mối quan hệ giữa hình thức và khái niệm chứ họ
chưa quan tâm đến bản chất của khái niệm cũng như các cơ sở để tạo lập các
thuật ngữ khoa học mới.
Đến những năm 30 của thế kỉ XX, thuật ngữ bắt đầu khẳng định được vị
thế của mình. Trước sự phát triển mạnh mẽ về khoa học kỹ thuật, các kỹ sư và
các kỹ thuật viên cũng tham gia vào quá trình xây dựng thuật ngữ để thống
nhất các thuật ngữ được sử dụng. Nổi bật trong giai đoạn này là các nghiên
cứu của tác giả người Áo Eugen Wuster. Wuster đã chỉ ra 4 học giả mà ông
cho là những người cha tinh thần của lý thuyết về thuật ngữ học là: “Alfred
Schlomann người Đức - người đầu tiên xem xét bản chất hệ thống của thuật
ngữ, nhà ngôn ngữ học người Thụy Sỹ F. De Saussure - người đầu tiên đưa ra
bản chất hệ thống của ngôn ngữ, E.Dresen người Nga - người đi đầu trong
việc đề cao tầm quan trọng của chuẩn hóa, và học giả người Anh đến từ tổ
chức UNESCO J.E. Holmstrom - người có ảnh hưởng mạnh mẽ trong việc
phổ biến ngành thuật ngữ học trên phạm vi quốc tế.” [Dẫn theo 92,tr.5]. Ông
đã đưa ra ý tưởng về hệ thống hóa các phương pháp nghiên cứu thuật ngữ học,
đưa ra các nguyên tắc nghiên cứu thuật ngữ và vạch ra các điểm chính trong
phương pháp xử lý số liệu về thuật ngữ. Với những ý tưởng trên, ông được coi

là cha đẻ của bộ môn thuật ngữ học. Những nghiên cứu của ông là tiền đề
quan trọng cho sự phát triển của thuật ngữ học hiện đại và đã dẫn đến sự ra
đời của 3 trường phái thuật ngữ học cổ điển là trường phái thuật ngữ học Áo
(Viên), Liên Xô và Séc (Praha).
Trường phái thuật ngữ học Áo: Người sáng lập và là đại diện tiêu biểu
nhất cho trường phái thuật ngữ học này chính là Eugen Wuster. Các học giả
của trường phái này đã phát triển một hệ thống các nguyên tắc và phương


pháp làm nền tảng cho phần lớn các nghiên cứu về mặt lý thuyết cũng như
công tác thuật ngữ học hiện đại. Một đặc điểm nổi bật của trường phái này là
nó tập trung vào các khái niệm và tập trung vào chuẩn hóa các thuật ngữ và
khái niệm. Nhiều nước ở trung và bắc Âu nghiên cứu thuật ngữ học theo
đường hướng này và các chuyên gia về các lĩnh vực cụ thể sẽ chịu trách nhiệm
về các thuật ngữ chuyên ngành.
Trường phái thuật ngữ học Liên Xô: Ảnh hưởng bởi Wuster nên trường
phái này cũng chủ yếu nghiên cứu chuẩn hóa các khái niệm và thuật ngữ theo
những vấn đề liên quan tới chủ nghĩa đa ngôn ngữ ở Liên bang Xô Viết trước
đây. Trường phái thuật ngữ học Liên Xô đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển.
Giai đoạn chuẩn bị (1780 - cuối những năm 1920) được đánh dấu bằng việc
dịch thuật ngữ và biên soạn từ điển thuật ngữ học vào năm 1780. Đây là giai
đoạn lựa chọn và xử lý sơ bộ các thuật ngữ, đồng thời các khái niệm liên quan
được xác định. Giai đoạn thứ nhất (từ 1930 đến 1960) chứng kiến sự ra đời
của nhiều lý thuyết cũng như các hoạt động thực tiễn về thuật ngữ học. Hai đại
diện tiêu biểu của thời kỳ này là D.S. Lotte và E.K.Drezen - những người đã
đưa “cách tiếp cận kĩ nghệ vào thuật ngữ học” [41,tr.13]. Bên cạnh 2 đại diện
này, các học giả như A.A. Reformatskij và G.O.Vinokur cũng có những đóng
góp to lớn. Giai đoạn thứ 2 (từ 1970 đến 1990) được đánh dấu bằng việc thuật
ngữ học trở thành một khoa học độc lập và sự ra đời của các ủy ban thuật ngữ,
các bài báo, luận án và hàng nghìn từ điển thuật ngữ ở các lĩnh vực. Đây là

thời kỳ bùng nổ công tác nghiên cứu thuật ngữ ở Liên Xô với các học giả nổi
tiếng như: L.N. Beljaeva, A.S.Gerd, B.N.Golovin, v.v. Tuy nhiên, do Liên Xô
sụp đổ nên giai đoạn thứ 3 từ thập niên cuối của thế kỉ XX chứng kiến nhiều
khủng hoảng, thay đổi trong công tác nghiên cứu thuật ngữ.
Trường phái thuật ngữ học Séc: Hình thành như một kết quả tất yếu của
đường hướng ngôn ngữ chức năng của trường phái ngôn ngữ Praha, trường phái
này chủ yếu miêu tả đặc điểm về cấu tạo và chức năng của ngôn ngữ chuyên


ngành mà thuật ngữ là một bộ phận quan trọng. Các học giả của trường phái
này quan niệm ngôn ngữ chuyên ngành là một loại “văn phong đặc biệt”, tồn
tại song song với các loại văn phong khác như văn phong văn học, văn phong
báo chí hay văn phong hội thoại. Theo họ, thuật ngữ là các đơn vị tạo nên văn
phong nghề nghiệp mang tính chức năng. Với đại diện tiêu biểu là L.Drodz,
trường phái này đặc biệt quan tâm đến chuẩn hóa ngơn ngữ và thuật ngữ.
Có thể nhận thấy, ba trường phái thuật ngữ học trên đã định hình các cơ
sở lý thuyết của thuật ngữ học và các nguyên tắc mang tính phương pháp chi
phối việc ứng dụng của thuật ngữ học.
Gần đây rất nhiều học giả như Juan C. Sager, Peter Weissenhofer, Britta
Zawada và Piet Swanepoel, M. Teresa Cabré, Ingrid Meyer, Kyo Kageura,
Rita Temmerman, v.v. trong các nghiên cứu của mình đã chỉ ra những hạn chế
của ba trường phái thuật ngữ học trên, đặc biệt là những quan điểm của trường
phái thuật ngữ học Áo. Họ gọi các trường phái này là thuật ngữ học truyền
thống và đưa ra những luận điểm ngược với các nguyên tắc mà thuật ngữ học
truyền thống đã đưa ra.
Nếu thuật ngữ học truyền thống coi thuật ngữ học là một khoa học độc
lập và đưa ra năm nguyên tắc căn bản trong công tác thuật ngữ: 1) thuật ngữ
học bắt nguồn từ khái niệm mà không quan tâm đến ngôn ngữ; 2) một khái
niệm là rõ ràng và có thể có một vị trí trong hệ thống các khái niệm mang tính
logic học hoặc bản thể học; 3) một khái niệm được định nghĩa một cách lý

tưởng trong một định nghĩa định trước; 4) một khái niệm được một thuật ngữ
miêu tả và một thuật ngữ chỉ biểu hiện một khái niệm; 5) việc phân công khái
niệm/thuật ngữ là cố định [131,tr.16], thì trong các cơng trình nghiên cứu của
mình các tác giả trên đã đưa ra những luận điểm phản bác lại.
Trong cuốn sách A pratical course in Terminology Processing, Sager
khơng đồng tình với việc cho rằng thuật ngữ học là một môn khoa học độc
lập [127,tr.1]. Ông cũng phản bác lại một số nguyên tắc của thuật ngữ học


truyền thống. Ơng cho rằng khơng thể tách thuật ngữ ra khỏi ngôn ngữ mà
thuật ngữ phải được nghiên cứu trong các văn bản hay trong giao tiếp.
Theo trường phái thuật ngữ học Áo, cơ sở cho giao tiếp hiệu quả và rõ
ràng là những thuật ngữ đơn nghĩa và tường minh. Trong cuốn Conceptology
in Terminology Theory, Semantics and Word Formation, Peter Weissenhofer
lại cho rằng tùy thuộc vào bản chất của lĩnh vực đang được nói đến, các tiêu
chuẩn hay yêu cầu cho các thuật ngữ tường minh có thể khác biệt. [134,tr.35]
Trong bài báo On Diversity and Terminology (1995), Cabré đã nghi ngờ
giá trị của lý thuyết truyền thống về thuật ngữ học. Bà cho rằng mục tiêu có
được các thuật ngữ khoa học thống nhất hồn tồn có lẽ là không tưởng và
không thể đạt được. [93,tr.14].
Ingrid Meyer đưa ra một số luận điểm trong đó nổi bật là luận điểm cho
rằng định nghĩa định trước chỉ đưa ra những đặc điểm cần và đủ để một
chuyên gia (những người hiểu sâu về lĩnh vực) có thể xác định được cái được
nói đến với tư cách là một ví dụ trong một phạm trù, cịn những người khác
(những người khơng hiểu thuật ngữ đó) cần nhiều thơng tin hơn. [115,tr.15].
Cùng các quan điểm trên, Kyo Kageura cho rằng không thể tách thuật
ngữ ra khỏi ngôn ngữ bởi ý nghĩa thường được coi là một thuộc tính của hệ
thống ngơn ngữ. Ơng lập luận rằng nếu ai đó đồng ý thay “khái niệm” bằng “ý
nghĩa” trong mối quan hệ thuật ngữ - khái niệm thì khơng có lý do gì tách biệt
thuật ngữ học ra khỏi ngơn ngữ học. Ông cho rằng thuật ngữ học nên được đặt

trong ngôn ngữ học bởi những nghiên cứu về thuật ngữ học của nhiều ngôn
ngữ khác nhau sẽ đem đến những hiểu biết sâu rộng hơn về những nguyên tắc
của ngữ nghĩa học trong ngôn ngữ. [108,tr.253].
Cùng với những lập luận trên, Cabré [93], Zawada & Swanepoel [137],
Temmerman [131] cũng cho rằng một số hiện tượng của thuật ngữ học có thể
được miêu tả một cách rõ ràng hơn bằng cách sử dụng những cấu trúc khái
niệm vững chắc hơn như là lý thuyết điển mẫu.


Có thể thấy rằng thuật ngữ học nhận được sự quan tâm nghiên cứu sâu
rộng của tất cả các nhà khoa học, nhất là các nhà ngôn ngữ học trên thế giới.
Rất nhiều các cuộc hội thảo, thảo luận, các diễn đàn trên phạm vi toàn cầu đã
được tổ chức như: Hội thảo quốc tế về thuật ngữ và ngữ nghĩa học từ vựng (tổ
chức lần đầu năm 2009 ở Canada), Hội thảo quốc tế về thuật ngữ âm nhạc và
khoa học nhân văn (tổ chức tại Croatia tháng 5/2018), Hội thảo quốc tế lần
thứ 11 về thuật ngữ học và bản thể học (tổ chức tại Pháp tháng 6/2018), v.v.
1.1.1.2. Tại Việt Nam

Ở Việt Nam, hệ thống thuật ngữ khoa học bắt đầu hình thành vào đầu
thế kỷ XX với một số ít thuật ngữ xuất hiện trong một số lĩnh vực hẹp.
Đến những năm 30 của thế kỉ XX, với phong trào đấu tranh vì tiếng nói,
chữ viết, thống nhất và làm giàu tiếng nói, thuật ngữ học đã có bước phát triển
mới. Hệ thuật ngữ phát triển trước tiên là hệ thuật ngữ khoa học xã hội. Tiếp
đến là hệ thuật ngữ các ngành khoa học khác như khoa học kĩ thuật, v.v.
Với cơng trình Danh từ khoa học (phần Tốn, Lí, Cơ) được in lần đầu
tại Sài Gịn năm 1942, giáo sư Hồng Xn Hãn là người đi đầu trong việc
xây dựng hệ thống thuật ngữ khoa học tiếng Việt. Trong cơng trình này, ơng đã
đưa ra và bàn về các đặc điểm của danh từ khoa học. Đặc biệt, ông đã đưa ra 8
yêu cầu khi đặt một danh từ khoa học mới trong tiếng Việt. Từ ảnh hưởng của
cơng trình của Hồng Xn Hãn, một số nhà trí thức ở các lĩnh vực cũng bắt

đầu nghiên cứu về thuật ngữ và cho ra đời những tập thuật ngữ đối chiếu như:
Danh từ thực vật (Nguyễn Hữu Quán, Lê Văn Căn - 1945), Danh từ khoa học phần vạn vật học (Đào Văn Tiến - 1945), v.v.
Đến những năm 60 và 70 của thế kỷ XX, nhằm đáp ứng yêu cầu của các
cuộc cách mạng tư tưởng văn hóa và cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, hệ
thống thuật ngữ khoa học tiếng Việt có sự phát triển nhanh chóng. Sau sự ra
đời của Quy tắc phiên thuật ngữ khoa học nước ngoài (gốc Ấn - Âu) ra tiếng
Việt (Viện Khoa học xã hội Việt Nam công bố tháng 6 - 1966), công tác xây


dựng thuật ngữ đã có sự phát triển vượt bậc thể hiện qua hàng loạt các cơng trình
nghiên cứu mang tính lý luận như: Xây dựng hệ thuật ngữ khoa học bằng tiếng
Việt/ Tiếng Việt và dạy đại học bằng tiếng Việt (Lê Khả Kế, 1967), Về công tác
biên soạn từ điển thuật ngữ của ta hiện nay (Đức Kỳ, 1973), Vấn đề xây dựng
thuật ngữ khoa học (Lưu Vân Lăng, 1977); hay những cơng trình mang tính thực
tiễn như: Từ điển Pháp-Việt pháp- chính-kinh-tài-xã hội (Vũ Văn Mẫu -1970), Từ
điển thuật ngữ luật học Nga-Trung-Pháp-Việt (Vũ Đình Hịe -1971), Từ điển AnhViệt (1975), v.v. Cùng với đó, nhiều hội nghị về chuẩn mực hóa chính tả và thuật
ngữ đã được tổ chức nhằm thống nhất các thuật ngữ khoa học tiếng Việt: Hội
nghị tại Hà Nội (7/1978), Huế (8/1978), Thành phố Hồ Chí Minh (10/1978), v.v.
Ở thời kỳ này, vấn đề xây dựng và chuẩn hóa thuật ngữ khoa học được quan tâm
nhất.
Từ sau năm 1985 đến cuối thế kỉ XX, các thuật ngữ ở hầu hết lĩnh vực
được chú trọng nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện để thúc đẩy sự phát triển về mọi
mặt của đất nước, đáp ứng nhu cầu hợp tác quốc tế về chất lẫn về lượng. Đến nay,
các nhà khoa học đã xây dựng được các từ điển thuật ngữ (đơn ngữ, đối chiếu,
song ngữ, v.v) ở hầu hết các lĩnh vực khác nhau trong xã hội.
Cùng với xây dựng từ điển, các nghiên cứu khác về lý luận, thực tiễn xây
dựng thuật ngữ (có nghiên cứu, đối chiếu với các thuật ngữ tương đương ở các
thứ tiếng khác) được thực hiện để ngày càng chuẩn hóa, thống nhất các thuật ngữ
ở các ngành. Nhiều cơng trình nghiên cứu mang tính tổng kết hay chuyên sâu đã
được thực hiện như: Chuẩn hóa thuật ngữ nhìn từ bối cảnh xã hội (Nguyễn Văn

Khang, 2000), Những vấn đề lí luận và thực tiễn trong thuật ngữ học ở Cộng hòa
Liên bang Nga (Nguyễn Văn Lợi, 2012 trong [41]), v.v.
Trong xu thế hội nhập, hướng nghiên cứu mới đã được nhiều học giả quan
tâm: nghiên cứu về thuật ngữ của một ngành cụ thể để đề xuất những giải pháp
chỉnh lý, thống nhất, chuẩn hóa hay chuyển dịch các thuật ngữ đó. Đây là hướng
đi phù hợp với thực tế bởi mỗi hệ thống thuật ngữ chuyên ngành lại có đặc điểm
riêng và cần những nghiên cứu độc lập.


Có thể nói cơng trình nghiên cứu hệ thuật ngữ quân sự tiếng Việt vào
năm 1991 của Vũ Quang Hào là cơng trình mở đường cho hướng nghiên cứu
này. Tác giả không chỉ dừng lại ở các vấn đề lý luận chung mà đã áp dụng
những lý luận đó vào thực tế để đưa ra những đóng góp xác đáng cho việc xây
dựng, thống nhất và chuẩn hóa một hệ thuật ngữ cụ thể.
Đến nay, một số nghiên cứu theo hướng này đã được thực hiện như:
Khảo sát thuật ngữ y học tiếng Anh và cách phiên chuyển sang tiếng Việt
(Vương Thu Minh - 2005), Đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa thuật ngữ luật sở
hữu trí tuệ tiếng Việt (Mai Thị Loan - 2012), Đối chiếu thuật ngữ âm nhạc Việt
- Anh (Nguyễn Thanh Dung - 2017), Đối chiếu thuật ngữ hành chính Việt-Anh
(Vũ Thị Yến Nga - 2018), v.v. Các tác giả đã hệ thống hóa các quan điểm lý
luận trong nghiên cứu thuật ngữ, mơ hình hóa các kiểu cấu tạo của một hệ
thuật ngữ cụ thể, phân tích đặc điểm ngữ nghĩa của hệ thuật ngữ đó hay đối
chiếu đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của cùng một hệ thuật ngữ ở hai ngôn
ngữ khác nhau. Các tác giả thường áp dụng lý thuyết định danh để nghiên cứu,
khảo sát đặc điểm của các hệ thuật ngữ.
Tóm lại, tuy ra đời và phát triển sau so với các nước khác trên thế giới
nhưng việc nghiên cứu thuật ngữ học ở Việt Nam phát triển nhanh chóng, đóng
góp khơng nhỏ vào q trình chuẩn hóa tiếng Việt nói riêng và đóng góp vào
cơng tác nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới nói chung. Những cơng trình nghiên
cứu có chất lượng về mặt lý thuyết cũng như các cơng trình mang tính thực tiễn,

ứng dụng cao đã góp phần thúc đẩy q trình phát triển, cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước và hịa nhập sâu rộng vào cộng đồng quốc tế.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ hơn nhân và gia đình
1.1.2.1. Trong tiếng Anh

Cùng với sự phát triển của tiếng Anh chuyên ngành phục vụ cho các
ngành khoa học cụ thể, các thuật ngữ chuyên môn trong tiếng Anh cũng được
chú trọng nghiên cứu.


×