Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đất đai hàng hóa và vấn đề quản lý thị trường đất đai - Nguyễn Mạnh Khang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (368.69 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>ĐẤT ĐAI HÀNG HÓA VÀ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG ĐẤT ĐAI </b>


<i> </i> <i><b> Nguy</b><b>ễ</b><b>n M</b><b>ạ</b><b>nh Khang</b>1<b> </b></i>


Về khái niệm chung, các lý thuyết về kinh tế chính trị đã định nghĩa hàng
hóa là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người
được đem trao đổi hoặc đem bán. Hàng hóa có hai thuộc tính là giá trị sử dụng
(do lao động cụ thể tạo ra) và giá trị trao đổi (do lao động trừu tượng tạo ra). Từ
khái niệm chung đó, nếu xét cụ thể hơn trên khía cạnh pháp lý thì chúng ta có thể
nêu một khái niệm nữa là <i>hàng hóa là một loại tài sản riêng được người đang sở</i>


<i>hữu nó đưa ra trao đổi hoặc bán trên thị trường</i>. Nói một cách khác, điều kiện để


một sản phẩm trở thành hàng hóa khi các yếu tố vật chất (hữu hình hoặc vơ hình)
tạo nên sản phẩm là tài sản riêng của một cá nhân (hoặc pháp nhân) hoặc một sản
phẩm chỉ trở thành hàng hóa đưa ra trao đổi hoặc bán trên thị trường nếu người
bán nó có quyền sở hữu sản phẩm hoặc được sự ủy thác của người sở hữu sản
phẩm đó. Trong thực tế, một cơng trình tư nhân có thể là hàng hóa nếu người sở
hữu nó muốn chuyển đổi cho người khác, nhưng một cơng trình cơng cộng
khơng thể là hàng hóa vì đó là tài sản chung của cộng đồng.


Với quan niệm như nêu trên thì chúng ta có thể thấy rằng <i>đất đai</i> trở thành


<i>đất đai hàng hóa</i> khi đảm bảo hai điều kiện sau:


ƒ Điều kiện về vật chất: là một khu vực đất đai cụ thể có có diện tích, ranh
giới rõ ràng;


ƒ Điều kiện về pháp lý: là quyền “sở hữu” đối với khu vực đất đai đó.


Theo quan niệm chung, quyền sở hữu là sự kết hợp giữa quyền lợi và


nghĩa vụ phản ánh mối quan hệ giữa cá nhân với những vật thể mà cá nhân đó có
thể tựđịnh đoạt theo ý muốn của mình. Về quyền cá nhân đối với đất đai, lịch sử
phát triển xã hội loài người đã trải qua nhiều giai đoạn vận động, đấu tranh xung
quanh vấn đề này và thực tế đến tận ngày nay vẫn đang tồn tại hai hệ tư tưởng
khác nhau. Hệ tư tưởng tư bản chủ nghĩa thì cơng nhận quyền cá nhân đối với đất
đai là quyền sở hữu vì hai lý do là quyền sở hữu sẽ khuyến khích các chủ sở hữu
đất đai tìm mọi cách phát huy tiềm năng đất đai để tạo nên sự giàu có và sự vận
hành của thị trường trên cơ sở quyền sở hữu đất đai sẽ phân bổ một cách hiệu quả
mọi nguồn lực để tạo thêm nhiều của cải và điều kiện sống tốt hơn. Tuy nhiên, hệ
tư tưởng cộng sản chủ nghĩa thì cho rằng về bản chất, sở hữu cá nhân vềđất đai
mang tính không hợp pháp. Đất đai là tài nguyên quốc gia và chỉ có quyền sở
hữu được lựa chọn thơng qua đại diện là nhà nước sẽ đảm bảo giảm thiểu sự
thiếu công bằng về thu nhập và giúp tối đa hóa lợi ích.


Đối với nước ta, trong thời kỳ phát triển nền kinh tế kế hoạch hóa tập
trung theo mơ hình các nước XHCN Đơng Âu trước đây, chúng ta chưa có khái
niệm vềđất đai hàng hóa vì Hiến pháp quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do
nhà nước đại diện chủ sở hữu, khơng có khái niệm tư hữu vềđất đai. Trong giai
đoạn này, người sử dụng đất có <i>quyền sử dụng</i> đất nhưng khơng có quyền trao
đổi, mua bán đất đai. Vì vậy, đất đai khơng phải là hàng hóa và do đó khơng có
      


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

giao dịch về đất đai cũng như thị trường đất đai chính thức, tuy thực tế vẫn tồn
tại những giao dịch "ngầm". Kể từ khi thực hiện đường lối đổi mới theo Nghị
quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hóa
tập trung sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có
sự quản lý của nhà nước, hệ thống pháp luật của nước ta đã có những điều chỉnh
cơ bản để tạo điều kiện cho việc phát triển các loại thị trường thiết yếu. Đối với
pháp luật về đất đai, Luật Đất đai 1993 đã đưa ra quy định quan trọng mở rộng
thêm quyền về đất đai, trong đó ngoài quyền được <i>sử dụng đất</i> như trước đây,


người sử dụng đất cịn có các quyền <i>chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa </i>
<i>kế, thế chấp đất đai</i> (Điều 3, Luật đất đai 1993). Việc bổ sung quy định về các
quyền mang tính sở hữu như vậy là một dấu mốc quan trọng đưa đất đai trở thành
hàng hóa và tạo cơ sở cho việc hình thành, phát triển thị trường quyền sử dụng
đất và thị trường bất động sản ở nước ta.


Với quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là người đại diện
quản lý nên thị trường đất đai, được gọi là thị trường quyền sử dụng đất ở nước
ta bao gồm thị trường "sơ cấp" và thị trường "thứ cấp". Thị trường sơ cấp trong
thị trường quyền sử dụng đất được hiểu là thị trường giao dịch về đất đai giữa
Nhà nước với người được Nhà nước giao quyền sử dụng đất; thị trường thứ cấp
được hiểu là thị trường giao dịch giữa người đã được Nhà nước giao quyền sử
dụng đất với người có nhu cầu sử dụng lại. Hoạt động giao dịch vềđất đai trong
thị trường sơ cấp là các hoạt động giao dịch trong việc giao đất (không thu tiền
hoặc có thu tiền sử dụng đất cho dự án đầu tư theo giá thị trường hoặc qua đấu
giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất), cho thuê đất (thu tiền thuê
đất hàng năm theo bảng giá đất hay thu tiền một lần cho cả thời gian thuê theo
giá thị trường) và thu hồi đất (trả tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo giá
thị trường). Hoạt động giao dịch trong thị trường thứ cấp là hoạt động giao dịch
về chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê lại (theo giá thỏa thuận trên thị trường),
thế chấp và góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất đã được Nhà nước giao qua
thị trường sơ cấp.


Thị trường đất đai là một yếu tố quan trọng của thị trường bất động sản và
có ảnh hưởng tới sự phát triển của cả hệ thống thị trường. Vì vậy, quản lý thị
trường đất đai là một trong những nội dung quan trọng của quản lý nhà nước
trong nền kinh tế thị trường. Cũng nhưđối với bất kỳ thị trường nào, việc quản lý
thị trường đất đai được dựa trên cơ sở các nguyên lý chung về quản lý nhà nước
về kinh tế và theo quan điểm quản lý của từng quốc gia và trong từng giai đoạn
phát triển cụ thể. Về lý thuyết chung, khái niệm về quản lý nền kinh tế thị trường


đã được A. Smith, người đặt nền móng cho lý thuyết kinh tế thị trường hiện đại
đã đưa ra từ giữa thế kỷ XIII, theo đó nhà nước có vai trị thực hiện các chức
năng cơ bản là xây dựng một môi trường xã hội ổn định, đảm bảo quyền tự do
bình đẳng và cung cấp hàng hóa cơng cộng cho xã hội. Tuy nhiên, ơng cũng sử
dụng thuật ngữ<i>bàn tay vơ hình</i>để nhấn mạnh vai trị sàng lọc tự nhiên thơng qua
cạnh tranh tự do trên thị trường sẽ giúp tối đa hóa lợi ích và sự tổng hịa các lợi
ích cá nhân sẽ tạo nên lợi ích cho cả cộng đồng. Đã có nhiều trường phái lý
thuyết được tiếp tục phát triển trong các giai đoạn tiếp theo và đến khoảng giữa
thế kỷ XX có hai trường phái tiêu biểu có quan điểm đối lập nhau là trường phái


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

thuyết <i>kinh tế học vĩ mô tổng hợp</i> được dựa trên nền tảng lý thuyết kinh tế học
của J.M. Keynes là đề cao vai trò của nhà nước trong quản lý nền kinh tế vĩ mơ,
coi chính sách quản lý tổng cầu là phương tiện để giữổn định nền kinh tế vĩ mô,
hạn chế những sai lệch của thị trường tự do nhằm đạt được tăng trưởng kinh tế
tối ưu. Chính sách quản lý tổng cầu (chính sách Keynes) sử dụng hai phương tiện
chính là chính sách tài chính và chính sách tiền tệ. Trường phái lý thuyết <i>kinh tế</i>


<i>tự do mới</i> được hình thành từ lý thuyết kinh tế học tân cổđiển và chịu ảnh hưởng


của những tư tưởng tự do mới của F. Hayek theo xu hướng trọng cung. Trường
phái này nhấn mạnh việc tạo điều kiện nâng cao năng lực cung cấp của nền kinh
tế sẽ giúp nâng cao tốc độ tăng trưởng chung mà không gây ra áp lực lạm phát.
Trường phái này chủ trương thực hiện chính sách giảm thuếđể khuyến khích đầu
tư, tự do hóa kinh tế và xóa bỏ các trướng ngại đối với đầu tư tư nhân, chuyển
nguồn vốn đầu tư từ khu vực nhà nước sang khu vực tư nhân bằng cách tư nhân
hóa các tài sản cơng cộng và khuyến khích khu vực tư nhân tham gia cung cấp
hàng hóa cơng cộng... Trường phái <i>kinh tế tự do mới</i> có quan điểm phê phán
mạnh mẽ sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế thị trường, họ cho rằng nhà
nước vừa hình thành luật pháp lại vừa tham gia vào sản xuất sẽ làm cho việc
phân bổ nguồn lực xã hội không hợp lý, bộ máy quan liêu cồng kềnh và thiếu


trách nhiệm vừa làm lãng phí nguồn lực vừa tạo mơi trường cho những hành vi
tham nhũng, việc tập trung vào kinh tế nhà nước và hạn chế khuyến khích phát
triển khu vực tư nhân sẽ không phát huy được tiềm năng con người... Tuy nhiên,
từ thập niên 1970, lý thuyết của hai trường phái này đã không lý giải được một số
hiện tượng đình trệ kinh tế, thâm hụt kép... Vì vậy đã xuất hiện trường phái lý


thuyết <i>kinh tế học vĩ mô cổ</i> <i>điển mới</i> với quan điểm xây dựng học thuyết kinh tế


học vĩ mô trên nền tảng của kinh tế học vi mô tân cổ điển. Phái này chủ trương
việc thiết kế các chính sách kinh tế vĩ mơ phải nhằm mục đích tối đa hóa thỏa
dụng của cá nhân, tức là chính sách kinh tế vĩ mô phải phù hợp với các lợi ích và
quy luật của thị trường.


Từ những năm 80' của thế kỷ XX, tùy theo mức độ khác nhau, rất nhiều
quốc gia đã bắt đầu áp dụng cách tiếp cận mới trong quản lý nền kinh tế nhằm
dung hòa và phát huy được cảưu điểm của yếu tố thị trường và yếu tố nhà nước.
Thực tế những năm vừa qua, tốc độ phát triển nhanh chóng về quy mơ, phạm vi
hoạt động của nền kinh tế thị trường tự do và hậu quả của những đợt khủng
hoảng kinh tế trên phạm vi tồn cầu do thiếu kiểm sốt vĩ mơ đang tiếp tục có tác
động tới quan điểm quản lý kinh tế của các quốc gia theo xu hướng lý thuyết
kinh tế tự do mới, trong đó có nền kinh tế lớn nhất là nước Mỹ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

có thể xây dựng một mơ hình kinh tế hồn thiện, thực sự phù hợp với điều kiện,
hoàn cảnh và yêu cầu phát triển của đất nước cần địi hỏi một q trình nghiên cứu,
tổng kết và tiếp tục phát triển cả về lý luận và thực tiễn.


Qua lý thuyết và kinh nghiệm thực tếđã cho thấy quản lý nhà nước trong
nền kinh tế thị trường là một vấn đề tổng thể và bao hàm rất nhiều nội dung đan
xen, bổ trợ và không thể tách rời nhau. Tuy nhiên, nếu xét về biện pháp thực hiện
thì có thể nhìn nhận rằng quản lý nền kinh tế thị trường được thực hiện thông qua


biện pháp quản lý hành chính và quản lý thị trường. Có nhiều khái niệm về quản
lý hành chính và quản lý thị trường, nhưng về bản chất có thể hiểu quản lý hành
chính là quản lý các hoạt động kinh tế - xã hội trên góc độ tư pháp và quản lý thị
trường là quản lý các hoạt động kinh tế - xã hội theo các nguyên lý thị trường.
Nhà nước thực hiện quản lý hành chính bằng các cơng cụ hành chính (bộ máy
hành chính, quy định luật pháp), đồng thời thực hiện quản lý thị trường với vai
trò của <i>yếu tố</i> <i>thứ ba</i> để tác động tới hoạt động của hai <i>yếu tố trực tiếp</i> trên thị
trường (người mua và người bán) bằng các công cụ chính sách vĩ mơ (tài chính,
tiền tệ, cung - cầu...). Ngồi ra, quản lý thị trường có thể thực hiện thông qua
biện pháp <i>“can thiệp”</i> là đưa các doanh nghiệp nhà nước tham gia như một <i>yếu </i>
<i>tố trực tiếp</i> (người mua hoặc người bán) đểđiều tiết thị trường.


Về quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai ở nước ta những năm qua, sau
khi ban hành những quy định mở rộng thêm quyền vềđất đai cho người sử dụng
đất, Nhà nước đã tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan theo hướng
tạo điều kiện cho các hoạt động đầu tư phát triển để làm tăng hiệu quả sử dụng
đất, khuyến khích thị trường quyền sử dụng đất phát triển, tạo điều kiện đưa đất
đai phục vụ phát triển các ngành kinh tế xã hội và qua đó đã góp phần tích cực
vào việc đẩy nhanh q trình xây dựng, phát triển đồng bộ nền kinh tế thị trường
ở nước ta trong giai đoạn vừa qua. Tuy nhiên, cùng với tốc độ chuyển đổi nhanh
chóng của nền kinh tế thị trường, đất đai ngày càng thể hiện rõ vai trò là một yếu
tố sản xuất quan trọng và áp lực về nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội đã làm cho
các mối quan hệ kinh tế liên quan tới đất đai ngày càng trở nên phức tạp thì vấn
đề quản lý đất đai đã luôn trở thành một trong những vấn đề bức xúc của xã hội
trong những năm gần đây.


Việc Nhà nước cho thành lập Tổng cục Quản lý đất đai vào tháng 12/2008
và những kết quả hoạt động ban đầu của Tổng cục đã cho thấy sự thiết và tác
dụng quan trọng của việc tăng cường công tác quản lý nhà nước vềđất đai trong
nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, để có thể thực sự nâng cao chất lượng cơng tác


quản lý đất đai đáp ứng được yêu cầu phát triển trong thời kỳ mới, một số vấn đề
cơ bản có thể tiếp tục được đưa ra nghiên cứu, xem xét như sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

chức và đội ngũ nhân viên. Đối với lĩnh vực đất đai, bộ máy quản lý đất đai của
nước ta đã trải qua quá trình 65 năm hình thành, hoạt động và phát triển cho đến
ngày nay và thực tế đã có nhiều đóng góp quan trọng trong cơng tác quản lý đất
đai và quá trình phát triển chung của đất nước. Tuy nhiên, với quy mơ phát triển
nhanh chóng của nền kinh tế thị trường và các mối quan hệ kinh tế xã hội liên
quan tới đất đai ngày càng trở nên phức tạp thì yêu cầu về công tác quản lý nhà
nước trong lĩnh vực đất đai cần tiếp tục điều chỉnh cả về quy mô và cách thức
quản lý. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bất cập trong sử dụng và quản
lý sử dụng đất đai trong thời gian qua, tuy nhiên có thể nhận thấy rằng một trong
những nguyên nhân quan trọng là do bộ máy quản lý hành chính đối với lĩnh vực
này trong một thời gian dài chưa được điều chỉnh phù hợp với yêu cầu và sự vận
động phát triển của nền kinh tế thị trường. Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu, đánh
giá một cách tổng thể vai trị, vị trí của đất đai trong nền kinh tế thị trường và các
yêu cầu quản lý để qua đó tiếp tục xem xét, hồn thiện bộ máy hành chính trong
quản lý đất đai là một trong những nội dung quan trọng để nâng cao chất lượng
công tác quản lý nhà nước vềđất đai trong thời gian tới. Ngoài việc xem xét hồn
thiện về cấp độ, quy mơ bộ máy tổ chức, nhân sự cho tương xứng với vai trò, vị
trí của đất đai trong nền kinh tế thì việc xem xét hoàn thiện về chức năng, nhiệm
vụ của bộ máy theo yêu cầu về quản lý ngành trong nền kinh tế thị trường là rất
cần thiết để gắn nhiệm vụ quản lý chuyên môn vềđất đai với nhiệm vụ quản lý
kinh tế về đất đai, tức là gắn công tác quản lý chuyên môn với mục tiêu quản lý
hiệu quả sử dụng đất một cách cân đối, hài hòa và đem lại hiệu quả kinh tế cao,
thực hiện mục tiêu kinh tế hóa cơng tác quản lý nguồn tài nguyên đất đai trong
nền kinh tế thị trường.


- <i>Thứ hai</i>: để thực hiện tốt vai trò quản lý thị trường như một <i>yếu tố thứ ba</i>



để điều chỉnh hoạt động của các yếu tố trực tiếp trên thị trường bằng các chính
sách kinh tế vĩ mơ thì chính sách tài chính vềđất đai của nhà nước cần được tiếp
tục hoàn thiện theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động đầu tư phát
triển để làm tăng hiệu quả sử dụng đất và khuyến khích đưa đất đai vào phục vụ
phát triển các ngành kinh tế - xã hội. Đểđảm bảo đáp ứng được yêu cầu quản lý
nền kinh tế theo mơ hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước
ta cũng như phù hợp với xu hướng quản lý chung của thế giới, việc áp dụng các
chính sách kinh tế vĩ mơ, trong đó có chính sách tài chính vềđất đai cần đảm bảo
hài hòa giữa yếu tố nhà nước và yếu tố thị trường, có nghĩa là vừa đảm bảo yêu
cầu quản lý vĩ mô để thực hiện mục tiêu xây dựng Chủ nghĩa xã hội vừa đảm bảo
lợi ích của các yếu tố trực tiếp tham gia thị trường - là những thành tố cơ bản tạo
nên lợi ích chung của nền kinh tế. Theo quy định hiện hành, nhà nước quy định
khung giá và ban hành bảng giá đất hàng năm để làm căn cứ xác định nghĩa vụ
tài chính cho các giao dịch về đất đai (trên <i>thị trường sơ cấp</i>). Tuy nhiên, luật
pháp cũng quy định tại thời điểm thực hiện các giao dịch về đất đai thì việc xác
định nghĩa vụ tài chính đối với các giao dịch trên <i>thị trường sơ cấp</i> lại căn cứ vào
giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trong điều kiện bình thường (trên


<i>thị trường thứ cấp</i>); bộ máy quản lý của Nhà nước chỉ thực hiện việc xác định giá


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

quyết định giá cả. Bản thân lý thuyết này vẫn có nhiều ưu điểm và hiện đang
được áp dụng tại nhiều quốc gia có nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, trong điều
kiện thị trường đất đai khơng hồn hảo như ở nước ta, khi mà giá đất trên thị
trường tự do (<i>thị trường thứ cấp</i>) không phản ánh đúng giá trị sử dụng thực tế
tương ứng với mức độ phát triển của nền kinh tế thì việc áp dụng lý thuyết đó cần
được xem xét một cách thận trọng để tránh làm cho giá thị trường tiếp tục bị sai
lệch. Mặt khác, do hàng hóa đất đai mang tính đơn nhất và đặc điểm của thị
trường đất đai là phi tập trung, khơng có một danh mục tham khảo có hệ thống và
đủ tin cậy nên việc xác định giá thị trường và quản lý việc định giá thị trường là
một vấn đề không đơn giản. Việc giá cả không phản ánh đúng giá trị thực tế và


việc định giá đất khơng chính xác sẽ có tác động tiêu cực tới các hoạt động giao
dịch trên <i>thị trường sơ cấp</i> và gây ảnh hưởng tới việc thực hiện mục tiêu quản lý
là khuyến khích các hoạt động đầu tư vào đất đai.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

giá đất do nhà nước xác định trên thị trường sơ cấp nên việc xác định mức thuế
có thể thực hiện theo một công thức hợp lý để vừa đảm bảo lợi ích của nhà đầu
tư, vừa khắc phục được hạn chế của cơ chế "một giá" (bảng giá đất thấp hơn giá
trị thực). Việc kết hợp và thực hiện tốt hai nội dung quản lý tài chính trên thị
trường sơ cấp và thị trường thứ cấp sẽ giúp môi trường đầu tưđược minh bạch và
đảm bảo giải quyết hài hịa lợi ích giữa nhà đầu tư và nhà nước. Đối với các hoạt
động giao dịch đất đai trên thị trường sơ cấp để làm mặt bằng sản xuất kinh
doanh (không kinh doanh trực tiếp từđất đai) thì sự chênh lệch giữa bảng giá đất
với giá trị thực sẽ không ảnh hưởng trực tiếp tới thị trường đất đai; trường hợp
bảng giá đất có sự chênh lệch thấp hơn giá trị thực thì tác động của nó cũng
mang tính tích cực cho hoạt động chung của hệ thống thị trường vì làm giảm giá
thành sản xuất.


- <i>Thứ ba</i>: một trong những nội dung quan trong nữa của công tác quản lý
nhà nước về đất đai là thực hiện các biện pháp cân đối <i>cung - cầu</i> vềđất đai để
đáp ứng nhu cầu phát triển và điều tiết giá cả thị trường. Để thực hiện được điều
này, Nhà nước cần tiếp tục tập trung triển khai công tác quy hoạch sử dụng đất,
quy hoạch đô thị, quy hoạch vùng dài hạn đểđịnh hướng phân bố lao động, phân
bố phát triển các ngành kinh tế một cách phù hợp, làm giảm như cầu sử dụng đất
tập trung tại các lõi đô thị; đồng thời đẩy mạnh triển khai hoạt động đầu tư phát
triển quỹ đất theo quy hoạch để tăng cung về đất cho thị trường. Việc điều tiết


<i>cung - cầu</i> về đất đai sẽ là một biện pháp quan trọng để chủđộng kiểm soát giá


đất thị trường ở mức độ phù hợp, đáp ứng yêu cầu thực hiện mục tiêu thúc đẩy
phát triển các ngành kinh tế xã hội để tạo ra nhiều thặng dư cho nền kinh tế.



- <i>Thứ tư</i>: để tiếp tục tạo điều kiện phát triển thị trường đất đai, vấn đề xem
xét mở rộng quyền của người sử dụng đất đã được đề cập tại nhiều hội nghị. Với
các quy định mở rộng về quyền sử dụng đất hiện hành và quy định về giá đất để
tính bồi thường khi nhà nước thu hồi đất được xác định theo giá thị trường tại
thời điểm thu hồi đất (<i>Điều 11, Nghị</i> <i>định 69/2009/NĐ-CP</i>) thì có thể thấy rằng
về bản chất, khái niệm <i>"quyền sử dụng đất"</i> ở nước ta hầu như khơng cịn khác
biệt với <i>"quyền sở hữu đất"</i>ở các nước tư bản chủ nghĩa.


Mặc dù việc công nhận quyền sở hữu vềđất đai là một vấn đề lớn và nhạy
cảm về chính trị, nhưng trên khía cạnh kinh tế thì sự cơng nhận quyền sở hữu cá
nhân về đất đai sẽ giúp làm tăng tính pháp lý trong các hoạt động giao dịch về
đất đai. Với nền tảng chính trị và đường lối phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta, việc xem xét công nhận <i>quyền sở hữu đất ở</i>


<i>theo hạn mức giao đất</i> có thểđược đưa ra nghiên cứu, xem xét vì sẽ có tác động


</div>

<!--links-->

×