Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

skkn biện pháp giúp học sinh học tốt môn tự nhiên xã hội lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.37 MB, 31 trang )

Biện pháp giúp học sinh học tốt môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1

PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong công cuộc xây dựng đất nước, để đưa đất nước sánh ngang tầm với
các nước tiên tiến ở khu vực cũng như trên thế giới, Đảng và Nhà nước ta đã rất
quan tâm đến giáo dục. Vì vậy, mà học sinh được giáo dục toàn diện và được
các cấp, các ngành, các tổ chức rất quan tâm.
Môn học Tự nhiên và Xã hội cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ
bản ban đầu về các sự vật - hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và các mối quan hệ
trong đời sống thực tế của con người xảy ra xung quanh các em. Bên cạnh các
môn học như Tốn, Tiếng Việt, mơn Tự Nhiên và Xã Hội trang bị cho các em
những kiến thức cơ bản của bậc học góp phần bồi dưỡng nhân cách tồn diện
của con người. Có thể nói mơn Tự nhiên và xã hội ở lớp 1 là nền móng để các
em học tốt các mơn có liên quan đến tự nhiên và xã hội ở các lớp cao hơn.
Để đáp ứng yêu cầu phát triển của nền Giáo Dục nước nhà, chương trình
giáo dục bậc Tiểu học đã thực hiện đổi mới nội dung chương trình dạy học ở các
lớp, các mơn học nói chung và mơn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 nói riêng.
Chương trình đã được xây dựng theo quan điểm tích hợp. Quan điểm này
hồn tồn phù hợp với qui luật nhận thức của con người. Từ trực quan sinh
động đến tư duy trừu tượng.
Tuy nhiên môn Tự nhiên và Xã hội chưa được sự quan tâm đúng mức của
mọi người. Một số giáo viên và phụ huynh có suy nghĩ rằng mơn Tự nhiên và xã
hội là “môn phụ” nên bị xem nhẹ. Do vậy, chưa tạo được hứng thú cho học sinh
trong q trình học mơn này. Dẫn đến sự tiếp thu kiến thức của học sinh cũng
hời hợt, hiệu quả giờ học chưa cao.
Là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy, tôi luôn trăn trở phải làm thế
nào để giúp các em yêu thích môn học và tạo hứng thú cho các em khi học mơn
Tự nhiên và Xã hội? Từ đó giúp các em nắm bắt kiến thức một cách chủ động,
tích cực. Những băn khoăn trên đã chính là lý do để tôi chọn đề tài: “Biện pháp
giúp học sinh học tốt môn Tự nhiên và xã hội ở lớp 1”.


II . MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Mơn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 1 cung cấp cho học sinh những kiến thức
cơ bản đầu tiên về con người và sức khỏe, các sự vật hiện tượng trong tự nhiên
và xã hội xung quanh cuộc sống của các em. Muốn học sinh tiếp thu được các
kiến thức đó thì cần tạo cho các em hứng thú học tập. Từ đó các em tiếp thu bài
học một cách nhanh nhất, nâng cao hiệu quả dạy học. Kích thích tính độc lập
chủ động sáng tạo trong việc lĩnh hội tri thức, tạo khơng khí sơi nổi trong giờ
học Tự nhiên và Xã hội.
1/30


Biện pháp giúp học sinh học tốt môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1. Phương pháp điều tra thực nghiệm
2. Phương pháp đối chiếu so sánh
3. Dạy thực nghiệm
4. Trao đổi, tọa đàm với đồng nghiệp
IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU :
- Chương trình Tự nhiên và Xã hội lớp 1
- Các phương pháp áp dụng vào dạy môn Tự nhiên và Xã hội.
- Thực trạng việc học môn Tự nhiên và Xã hội của lớp 1 ở trường tiểu học
hiện nay nói chung và học sinh lớp 1B do tơi chủ nhiệm nói riêng.

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN :
Mơn Tự nhiên và Xã hội là một môn học mang tính tích hợp cao. Tính
hợp ấy được thể hiện ở 3 điểm sau:
- Chương trình mơn Tự nhiên và Xã hội xem xét Tự nhiên - Con người Xã hội trong một thể thống nhất, có mối quan hệ qua lại và tác động lẫn nhau .
- Các kiến thức trong chương trình là kết quả của việc tích hợp kiến thức

của nhiều ngành khoa học như: Sinh học, Vật lí , Hóa học , Dân số …
- Chương trình có cấu trúc phù hợp với nhận thức của học sinh.
Chương trình có cấu trúc đồng tâm phát triển qua các lớp , mức độ kiến
thức được nâng dần lên .
Giai đoạn nhận thức cảm tính là giai đoạn mở đầu của q trình nhận
thức. Đó là giai đoạn mà con người trong hoạt động thực tiễn sử dụng các giác
quan để tiến hành phản ánh sự vật - hiện tượng khách quan mang tính cụ thể
sinh động, là bước khởi đầu và cũng là bàn đạp tạo đà cho nhận thức lý tính.
Như vậy, giúp học sinh có hứng thú học Tự nhiên và Xã hội ở lớp 1 tức là
chúng ta đã tạo nền móng khởi đầu cho sự phát triển nhận thức tri giác, chú ý, tư
duy của học sinh.
II. CƠ SỞ THỰC TẾ:
a.Thuận lợi :
* Giáo viên:

2/30


Biện pháp giúp học sinh học tốt môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
- Với chương trình hiện nay, giáo viên được hướng dẫn cách xây dựng
thiết kế bài học theo hướng đổi mới có phân chia từng hoạt động cụ thể, rõ ràng,
có chỉ dẫn các phương pháp theo từng chủ đề.
- Giáo viên được học tập chuyên đề do trường tổ chức. Học tập kinh
nghiệm các bạn đồng nghiệp …
* Học sinh :
- Nhiều em học sinh say mê học hỏi, tìm tịi, tìm hiểu thế giới Tự nhiên và
Xã hội và thế giới con người xung quanh. Điều đó mang lại những hiểu biết thực
tế cho các em về Tự nhiên và Xã hội.
b. Khó khăn:
* Giáo viên:

- Trong trường Tiểu học của chúng ta hiện nay, mặc dù thời gian biểu,
cũng như phân lượng thời gian số tiết cho các môn học rõ ràng, nhưng ở mơn Tự
nhiên và Xã hội nhiều giáo viên cịn coi là mơn phụ. Bởi vì khối lượng kiến thức
Tốn và Tiếng Việt rất nhiều nên Tự nhiên và Xã hội bị lấn lướt và cắt giảm thời
lượng.
- Một số giáo viên còn thiếu kinh nghiệm với cách tổ chức hoạt động tích
cực cho trị lĩnh hội kiến thức, hoặc có tổ chức thì cịn lúng túng, mất thời gian,
qua loa đại khái. Học sinh còn bỡ ngỡ, rụt rè chưa quen với các hoạt động mới
hoặc quá phấn khích gây mất trật tự trong lớp học.
- Cịn có giáo viên chưa coi trọng thiết bị dạy học của bộ mơn hoặc ngại
dùng, có chuẩn bị song thao tác cịn vụng về, lúng túng. Vì vậy khiến các em
khơng thích thú với môn học, hiệu quả giờ học không cao.
- Sự hiểu biết của một số giáo viên còn hạn chế, ít cập nhật thơng tin về sự
phát triển của khoa học kĩ thuật.
* Học sinh:
- Đối với học sinh ở vùng núi, nơng thơn ít có thời gian được đi tham
quan nên sự hiểu biết về vốn sống xã hội còn hạn chế.
- Ngược lại, học sinh ở thành thị ít được tiếp xúc với thiên nhiên nên vốn
hiểu biết về tự nhiên chưa tốt.
Chính vì vậy đổi mới phương pháp dạy học và làm thế nào để vận dụng
các phương pháp dạy học phù hợp cho từng nội dung kiến thức đang là vấn đề
nóng bỏng, bức xúc, cần thiết để giáo viên bắt nhịp với việc đổi mới chung của
ngành Giáo Dục. Và cũng chính là để học sinh chủ động trong học tập có
phương pháp, tự chiếm lĩnh, tự tìm kiến thức mới tốt nhất. Trở thành những
người năng động, sáng tạo, làm bước đà để học sinh thích ứng với sự phát triển
nhanh của Xã hội.
3/30


Biện pháp giúp học sinh học tốt môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1

III. CƠ SỞ TÂM LÍ :
Lứa tuổi Tiểu học, cơ thể các em đang trong thời kỳ phát triển. Vì thế sức
dẻo dai của cơ thể còn thấp. Các em (đặc biệt học sinh lớp 1) không thể thực
hiện lâu một cử động đơn điệu, các em có nhu cầu được vận động.
Học sinh Tiểu học “Dễ nhớ - mau quên" mức tập trung ý chí của các em
cịn thấp. Vì vậy, người giáo viên phải tạo hứng thú học tập cho các em, làm cho
giờ học có những ấn tượng riêng biệt và phải thường xuyên được thực hành,
luyện tập.
Tâm lý trẻ từ 1 - 6 tuổi chưa được ổn định, giàu tình cảm, dễ xúc động,
bản tính tị mị, thích khám phá. Các em thích tiếp xúc với các sự vật - hiện
tượng nào đó nhất là những sự vật - hiện tượng gây cảm xúc mạnh. Tuy nhiên,
các em cũng chóng chán. Do vậy, trong dạy học giáo viên phải sử dụng nhiều đồ
dùng dạy học, tổ chức cho học sinh đi tham quan thực tế, tăng cường thực
hành… để cũng cố, khắc sâu kiến thức.
IV. VAI TRỊ CỦA MƠN TN-XH ĐỐI VỚI HS TIỂU HỌC
1. Đánh giá chung:
Tự nhiên và Xã hội là môn học cung cấp và trang bị cho học sinh những
kiến thức ban đầu cơ bản về Tự nhiên - Xã hội trong cuộc sống hằng ngày đang
diễn ra xung quanh các em. Giúp các em có một cách nhìn khoa học, phương
pháp tiếp cận khoa học phù hợp trình độ các em về cuộc sống xung quanh, tránh
cho học sinh những hiểu biết lan man, đại khái, hình thức tồn tại bên ngoài sự
vật hiện tượng.
Ngoài việc cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản về sức khỏe, con
người, về sự vật - hiện tượng đơn giản trong tự nhiên - xã hội, bộ môn Tự nhiên
và Xã hội cịn bước đầu hình thành cho các em các kỹ năng như:
- Tự chăm sóc cho bản thân, ứng xử và đưa ra các quyết định hợp lý trong
đời sống để phòng tránh một số bệnh tật, tai nạn.
- Quan sát, nhận xét, nêu thắc mắc, đặt câu hỏi, diễn đạt những hiểu biết
của mình (bằng lời nói hoặc hình vẽ) về các sự vật - hiện tượng đơn giản trong
tự nhiên, xã hội.

- Hình thành và phát triển ở học sinh những thái độ, hành vi như: có ý
thức thực hiện các quy tắc giữ gìn vệ sinh, an tồn cho bản thân, gia đình và
cộng đồng, yêu thiên nhiên, gia đình trường học, quê hương.
2. Vai trị mơn Tự nhiên và Xã hội lớp 1:
Tự nhiên và Xã hội lớp 1 cung cấp cho học sinh ba dòng kiến thức: Con
người và sức khỏe, Xã hội, Tự nhiên.

4/30


Biện pháp giúp học sinh học tốt môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
* Con người và sức khỏe: Giúp học sinh có những kiến thức cơ bản ban
đầu về cơ thể, giữ gìn vệ sinh thân thể, cách ăn ở, nghỉ ngơi, vui chơi điều độ, an
tồn phịng tránh bệnh tật. Biết chăm sóc răng miệng, bảo vệ tai mắt và cách
đánh răng, rửa mặt.
* Xã hội: Các em biết về các thành viên và mối quan hệ giữa các thành
viên trong gia đình, lớp học. Biết làm những cơng việc nhà, giữ an tồn trên
đường đi học và giữ gìn lớp học sạch sẽ.
* Tự nhiên: Học sinh có cơ hội hịa mình khám phá thiên nhiên, biết cấu
tạo và môi trường sống của 1 số cây, con phổ biến (cây rau, cây hoa, con cá, con
mèo,…) và một số hiện tượng tự nhiên (mưa, nắng, gió, thời tiết,…)
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN
I. THỰC TRẠNG:
Đã nhiều năm trực tiếp giảng dạy lớp 1. Tôi nhận thấy một số giờ Tự
nhiên và Xã hội diễn ra tẻ nhạt. Lớp học không sôi nổi, đôi khi rất trầm, các em
chán học và khơng thích thú khi đến giờ học này. Giờ Tự nhiên và Xã hội
thường bị cắt giảm thời lượng, các kiến thức truyền đạt đến học sinh một các
qua loa, đại khái.
Mỗi mơn học có một sắc thái riêng. Môn Tự nhiên và Xã hội cũng vậy.
Tuy bản chất là cung cấp những kiến thức tự nhiên, xã hội có xung quanh chúng

ta song sách giáo khoa Tự nhiên - Xã hội lớp 1 không đưa ra kiến thức có sẵn
mà là một hệ thống các hình ảnh và các lệnh yêu cầu học sinh thực hiện. Học
sinh muốn chiếm lĩnh tri thức không thể khác là thực hiện các lệnh đó. Vậy một
giờ học Tự nhiên và Xã hội ở lớp 1 được tiến hành ra sao?
Để thực hiện đề tài này, ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành điều tra tâm lí
của HS bằng phiếu trắc nghiệm sau:
PHIẾU TRẮC NGHIỆM
Giáo viên đọc để học sinh đánh dấu vào ô trống
Đánh dấu “x” vào ô vuông trước câu em cho là phù hợp với ý thích của
mình:
Em có thích học mơn Tự nhiên và Xã hội khơng? Có:
khơng:
KẾT QUẢ THU ĐƯỢC
Số lượng
Em có thích học mơn TN-XH khơng?
Có :
Khơng :
5/30

17
23

%
42,5 %
57,5 %


Biện pháp giúp học sinh học tốt môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
Sau khi thực hiện dạy học bài 3 : Nhận biết các vật xung quanh , tôi tiến
hành thực hiện phiếu điều tra với các nội dung sau:

PHIẾU ĐIỀU TRA KIẾN THỨC
Bài 3: Nhận biết các vật xung quanh
Hãy trả lời các câu hỏi sau: (Giáo viên hỏi vấn đáp)
- Chúng ta ngửi được mùi các vật xung quanh nhờ bộ phận nào?
- Nhờ đâu mà ta biết vật nóng hay lạnh ?
- Em nghĩ gì nếu một bạn bị hỏng mắt?
- Chúng ta nhận biết các vật xung quanh bằng những bộ phận nào của cơ thể?
Kết quả thu được
Số HS trả lời
Số HS trả lời
Số HS trả lời
đúng
đúng
đúng
Dưới 50%
Sĩ số
90-100%
70-80%
50-60%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
40
6
15 %

8
20 %
12
30 %
14
35 %
II. NHỮNG NGUYÊN NHÂN:
1. Nguyên nhân từ phía giáo viên:
- Một số giáo viên tiểu học chưa coi trọng giờ Tự nhiên và Xã hội. Giờ
dạy học Tự nhiên và Xã hội diễn ra trầm lắng. Nhiều khi còn bị cắt giảm thời
lượng cho các môn khác.
- Kiến thức Tự nhiên và Xã hội phong phú mà giáo viên còn ngại tìm hiểu
và vận dụng các phương pháp phù hợp với nội dung từng bài nên thường giảng
giải và nói nhiều, chưa phát huy tính tích cực, chủ động khám phá kiến thức của
học sinh. Trong giờ Tự nhiên và Xã hội, giáo viên còn áp đặt nhiều mà chưa để
các em tự phát hiện ra kiến thức. Cấu trúc nội dung bài trong sách giáo khoa lớp
1 rút ra từ tranh ảnh. Vì vậy nếu giáo viên khơng biết cách khai thác nội dung
tranh thì kiến thức cung cấp đến học sinh chưa đầy đủ, đồng thời tiến trình bài
giảng không logic, rời rạc, các em sẽ không biết được kiến thức nào cần khắc
sâu sau bài học.
- Giáo viên nhận thức được nhiệm vụ chính của dạy Tự nhiên và Xã hội,
nhưng đôi khi không chú ý động viên khuyến khích kịp thời.
- Khi có người dự giờ thì giáo viên cịn ít chú ý đến học sinh yếu vì đối
tượng này thường chậm, làm mất thời gian, làm giảm tiến độ của tiết dạy vì vậy
đối tượng học sinh chưa hiểu bài còn nhiều.

6/30


Biện pháp giúp học sinh học tốt môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1

2. Nguyên nhân từ phía học sinh:
Lớp 1 là lớp đầu cấp, khi không hướng dẫn cách học, Các em sẽ không
hứng thú với môn học nên chỉ theo dõi một cách gượng ép, mà không tìm hiểu
kĩ nội dung bài học. Các kiến thức thực tế của học sinh hiện nay còn hạn chế.
Các em cịn bắt chước một cách tự nhiên chưa có ý thức tìm tịi khám phá và
sáng tạo.
Qua kết quả điều tra cho thấy, sau khi học bài xong học sinh nắm kiến
thức chưa cao. Vậy làm thế nào để giáo viên có thể khai thác hết nội dung kiến
thức và giúp cho học sinh nhớ hết những kiến thức cần cung cấp? Muốn vậy thì
người giáo viên cần có phương pháp để tạo cho học sinh hứng thú học tập. Đó
là vấn đề tơi muốn thể hiện trong đề tài này.
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP TIẾN HÀNH
Như chúng ta đã biết thành công trong giờ dạy gồm rất nhiều yếu tố cấu
thành. Để cho tiết học bớt căng thẳng đồng thời tạo sự thu hút đối với học sinh,
giúp các em tự giác, hứng thú với các hoạt động, tiếp thu tốt kiến thức bộ mơn,
tơi đã có những giải pháp sau:
I. TỔ CHỨC TỐT DẠY VÀ HỌC
Giáo viên cần nắm được mục tiêu đổi mới của môn học nhằm tăng cường
hoạt động học tập của cá nhân học sinh nên tổ chức dạy và học theo hướng sáng
tạo là trọng tâm của việc đổi mới. Vì vậy để đưa học sinh trở thành chủ thể nhận
thức, chủ động, tích cực tiếp thu kiến thức mới, giáo viên cần tổ chức các hoạt
động dẫn dắt học sinh chiếm lĩnh kiến thức mới theo hướng hoạt động tích cực
hóa. Muốn vậy người giáo viên cần xác định đúng tầm quan trọng của môn học,
ý nghĩa của môn học để đảm bảo các yêu cầu:
- Dạy đủ số tiết, số bài quy định.
- Dạy đủ thời gian, đi đúng quy trình đã thống nhất của một tiết dạy.
- Dạy đúng theo hướng đổi mới các phương pháp, tổ chức hoạt động học
tập để học sinh tích cực xây dựng bài tạo hứng thú học tập cho các em.
Khi tổ chức hoạt động học tập giáo viên cũng cần chú ý đến nghệ thuật
thu hút học sinh. Tạo ra động cơ thúc đẩy học tập như: tuyên dương, khen ngợi,

thưởng quà…. kịp thời. Kĩ thuật giao việc cho học sinh cũng cần phải khéo léo.
Mỗi câu hỏi đưa ra cần đảm bảo tính vừa sức, phù hợp. Làm sao để mỗi đối
tượng học sinh đều lĩnh hội được kiến thức bài học một các đầy đủ, sáng tạo.
Học sinh phải thấy được chính các em là người tìm ra kiến thức và có hứng thú
khi học tập.
7/30


Biện pháp giúp học sinh học tốt môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
II. LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÙ HỢP
Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng, do vậy người giáo viên
phải có sự lựa chọn kết hợp các phương pháp phù hợp với đặc trưng của từng
môn học, đặc biệt là môn Tự nhiên và Xã hội. Bên cạnh đó người giáo viên cần
căn cứ vào hồn cảnh, tình hình cụ thể của lớp học và đặc điểm tâm sinh lý của
học sinh để thay đổi hình thức học tập, tạo hứng thú cho học sinh. Nhằm giúp
học sinh tìm ra kiến thức bằng con đường ngắn nhất, nhanh nhất. Do vậy giáo
viên cần nắm vững và sử dụng thành thạo các phương pháp dạy học theo hướng
đổi mới kế thừa những phương pháp truyền thống, sử dụng đa dạng các hình
thức học tập để tiết dạy diễn ra một cách nhẹ nhàng, tự nhiên và có hiệu quả.
1. Phương pháp “Bàn tay nặn bột”
- Phương pháp “Bàn tay nặn bột” là một phương pháp dạy học mà trong
đó học sinh tiến hành các thao tác trí tuệ có sự hỗ trợ của một số dụng cụ và
những giác quan để nghiên cứu, tìm tịi, khám phá ra tri thức mới. Tất cả suy
nghĩ và kết quả được học sinh mô tả lại bằng chữ viết, lời nói, hình vẽ.
- Nói cách khác “Bàn tay nặn bột” là một phương pháp dạy học được tổ
chức nhằm giúp học sinh tự phát hiện ra tri thức khoa học. Trên cơ sở vận dụng
tất cả các giác quan, kinh nghiệm, tri thức cũ của mình và tham gia làm thực
nghiệm khoa học.
- Như vậy, phương pháp “Bàn tay nặn bột” đề cao vai trị chủ thể tích cực,
độc lập, sáng tạo của học sinh. Hình thành cho các em phương pháp học tập

đúng đắn. Các em học tập nhờ hành động, cuốn hút mình trong hành động. Các
em sẽ tiến bộ dần bằng cách tự nêu những thắc mắc, nghi vấn, hỏi đáp với bạn.
Trình bày quan điểm của mình đối lập với các quan điểm của người khác, tranh
luận, tạo ra mơi trường học tập tích cực.
- Trong phương pháp “Bàn tay nặn bột”, học sinh được thoải mái đưa ra
quan điểm của mình về sự vật, hiện tượng. Đó là những hiểu biết ban đầu của
học sinh. Những hiểu biết này có thể đúng, chưa đầy đủ, hoặc có thể sai, đơi khi
là ngây thơ, ngờ nghệch nhưng vẫn được tôn trọng, động viên và khích lệ. Khi
học sinh đưa ra biểu tượng ban đầu của mình về vấn đề đặt ra, giáo viên khơng
đưa ra lời nhận xét đúng, sai mà để các em tự nhận thấy được trong quá trình
kiểm tra giả thuyết.
Trong quá trình sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” để thực sự có
hiệu quả địi hỏi người giáo viên và học sinh cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Các em cần được quan sát một số sự vật, hiện tượng của thế giới thực
tại, gần gũi, dễ cảm nhận và tiến hành thực nghiệm về chúng.

8/30


Biện pháp giúp học sinh học tốt môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
- Trong quá trình học tập, các em tự lập luận và đưa ra các lý lẽ, thảo luận
những ý nghĩ và các kết quả đạt được trên cơ sở xây dựng kiến thức cho mình.
Một hoạt động mà hoàn toàn chỉ dựa trên sách vở là không đủ.
- Các hoạt động giáo viên đề ra cho học sinh được tổ chức trong các giờ
học nhằm đến một sự tiến bộ trong học tập. Các hoạt động này gắn với chương
trình và dành phần lớn quyền tự chủ cho học sinh.
- Mỗi học sinh có một quyển vở ghi chép thí nghiệm và các em trình bày
trong đó bằng ngơn ngữ của riêng mình.
- Mục tiêu chính là sự chiếm lĩnh dần dần các khái niệm khoa học và kĩ
thuật được thực hành, kèm theo sự vững vàng trong diễn đạt nói và viết.

* Tuy nhiên với học sinh lớp 1, các em chưa được học hết các vần, từ
trong Tiếng Việt nên chưa thể tự viết được các suy nghĩ của mình, giáo viên cần
tổ chức cho học sinh trình bày miệng hoặc vẽ ra giấy những hiểu biết ban đầu
của mình về sự vật, hiện tượng cần tìm hiểu.
Trên thực tế, phương pháp “Bàn tay nặn bột” khơng hồn tồn là mới đối
với các giáo viên. Về cơ bản, đây là phương pháp tổng hợp các phương pháp
dạy học trước đây mà giáo viên đã từng tiếp xúc như: phương pháp giảng dạy
giải quyết vấn đề, phương pháp dạy học tích cực… Nhưng dạy học theo phương
pháp này cần có nhiều thời gian hơn cho một tiết học. Vì vậy, giáo viên cần xây
dựng một chương trình và sắp xếp vào buổi học thứ hai trong ngày. Hoặc chỉ sử
dụng phương pháp này trong một hoạt động của tiết dạy.
VD1: Bài 25: Con cá (TN – XH lớp 1. Trang 49)
Sử dụng phương pháp Bàn tay nặn bột ở hoạt động 1:
Các bộ phận bên ngồi của con cá.
- Học sinh được tự hình dung để vẽ con cá với các bộ phận bên ngồi của
nó vào giấy hoặc bảng nhóm.
- Cá nhân hoặc đại diện nhóm lên trình bày những bộ phận của con cá mà
em hoặc các bạn vẽ được.
- Học sinh sẽ đề xuất phương án kiểm tra bằng nhiểu cách và cùng thống
nhất một cách tốt nhất (Ví dụ: quan sát con cá thật). Qua đó các em sẽ kiểm
chứng được kết quả hình dung của mình đã đúng và đầy đủ chưa và sửa chữa
vào cuối tiết học.

9/30


Biện pháp giúp học sinh học tốt môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1

Học sinh tự hình dung để vẽ các bộ phận của con cá
VD2: Bài 28: Con muỗi (TN – XH lớp 1. Trang 58)

Sử dụng phương pháp Bàn tay nặn bột ở hoạt động 1:
Nơi sống, tập tính, tác hại của con muỗi
- Học sinh sẽ thảo luận và ghi những hiểu biết của mình về nơi sống, tập
tính và tác hại của con muỗi vào bảng nhóm rồi cử đại diện lên trình bày.
- Giáo viên sẽ lắng nghe và sau khi giảng bài xong cho các em kiểm
chứng để thấy những hiểu biết của mình đã đúng chưa và từ đó tự sửa chữa.

10/30


Biện pháp giúp học sinh học tốt môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
Phương pháp “Bàn tay nặn bột” là một trong những phương pháp dạy
học tiên tiến. Phương pháp này giúp cho trẻ em tự phát hiện được vấn đề, có
nghĩa là nhu cầu học sẽ có thể xuất phát từ chính các em, có thể sáng tạo trong
hiện tại và trong tương lai. Phương pháp này phù hợp với đặc điểm tâm lí, đặc
điểm nhận thức của lứa tuổi Tiểu học. Giúp học sinh hứng thú học tập và tiếp
thu tốt kiến thức của môn học.
2. Phương pháp “Quan sát”
- Phương pháp quan sát là hình thức dạy học GV hướng dẫn học sinh cách
sử dụng các giác quan để tri giác trực tiếp, có mục đích các đối tượng trong Tự
nhiên- xã hội, nhằm tiếp nhận thơng tin mà khơng có sự can thiệp vào q trình
diễn biến của các sự vật, hiện tượng đó.
- Phương pháp quan sát được sử dụng phổ biến trong dạy học mơn Tự
nhiên và Xã hội.
- Q trình quan sát giúp học sinh nhận biết hình dạng, đặc điểm bên
ngồi của cơ thể người, cây cối, một số con vật và các hiện tượng đang diễn ra
trong môi trường tự nhiên trong cuộc sống hàng ngày.
- Sử dụng phương pháp quan sát tạo được hứng thú học tập cho học sinh,
phù hợp quá trình nhận thức học sinh tiểu học.
- Dạy học sử dụng phương pháp quan sát giúp giáo viên tiết kiệm lời

giảng kèm theo ví dụ minh họa làm cho bài giảng sinh động, cụ thể, hấp dẫn.
- Phương pháp quan sát dễ kết hợp các phương pháp khác như phương
pháp phân tích giảng giải, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp đàm
thoại,…làm cho bài giảng khơng nhàm chán.
- Tuy nhiên sử dụng phương pháp quan sát đòi hỏi cao sự kết hợp khéo
léo với các phương pháp và giáo viên phải quản lý tốt lớp học.
Tiến trình tổ chức quan sát
* Bước 1: Xác định mục đích quan sát
Trong một bài học, không phải mọi kiến thức cần lĩnh hội đều được rút ra
từ quan sát. Vì vậy, giáo viên cần xác định rõ việc tổ chức cho học sinh quan sát
nhằm đạt mục tiêu, kiến thức, kỹ năng nào?
* Bước 2: Lựa chọn đối tượng quan sát
Khi đã xác định được đối tượng quan sát, tuy theo từng nội dung học tập
mà giáo viên lựa chọn đối tượng quan sát phù hợp trình độ học sinh và điều kiện
của địa phương.
Đối tượng quan sát có thể là các sự vật hiện tượng, các mối quan hệ đang
diễn ra trong môi trường tự nhiên - xã hội hoặc các tranh ảnh, mơ hình, mẫu vật,
sơ đồ, …. Diễn tả các sự vật hiện tượng đó. Khi lựa chọn đối tượng quan sát
11/30


Biện pháp giúp học sinh học tốt môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
giáo viên nên ưu tiên lựa chọn các vật thật để giúp học sinh hình thành biểu
tượng sinh động.
VD1: Bài 23: Cây hoa ( TN-XH lớp 1. Trang 45 )
Đối tượng quan sát là các cây hoa trong vườn trường và cây hoa học sinh
mang đến lớp.
VD2: Bài 25: Con cá (TN - XH lớp 1. Trang 49)
Đối tượng quan sát là con cá thật học sinh hoặc giáo viên chuẩn bị.
Ngồi ra cịn quan sát tranh, ảnh con cá. Video con cá bơi và thở.

VD3: Bài 3 : Nhận biết các vật xung quanh ( TN-XH lớp 1. trang 8 )
Đối tượng quan sát là các đồ vật trong lớp học.
Khi khơng có điều kiện quan sát trực tiếp các sự vật - hiện tượng có thể tổ
chức cho học sinh quan sát qua tranh ảnh, mơ hình, …
VD4: Bài 20: An tồn trên đường đi học ( TN-XH lớp 1. Trang 42)
Đối tượng quan sát: Tranh ảnh chụp hoặc vẽ các cảnh trên đường đi học
có thể gây nguy hiểm hoặc cách tham gia giao thơng an tồn được phóng to.
Đối tượng của mơn Tự nhiên và Xã hội rất đa dạng, phong phú và gần gũi
với học sinh. Vì vậy, bên cạnh tranh ảnh, mẫu vật, mơ hình, …. Giáo viên cần sử
dụng khung cảnh thiên nhiên xung quanh gia đình, trường học và các hoạt động
sống ở địa phương để tạo cơ hội cho các em được quan sát trực tiếp.
VD: Bài 18, 19: Cuộc sống xung quanh ( TN-XH lớp 1. Trang 38)
Tổ chức cho học sinh quan sát cuộc sống ở địa phương vào buổi sáng
hoặc buổi chiều.
* Bước 3: Tổ chức và hướng dẫn học sinh quan sát
Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh quan sát theo các nhân, theo nhóm
hoặc cả lớp, điều này phụ thuộc vào số đồ dùng chuẩn bị được và khả năng quản
lý của giáo viên cũng như khả năng tự quản, hợp tác nhóm của học sinh.
Tuỳ theo mục đích và đối tượng quan sát, giáo viên hướng dẫn cho các em
sử dụng các giác quan để phán đoán, cảm nhận sự vật hiện tượng (mắt nhìn, tai
nghe, tay sờ, mũi ngửi…) thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập. Hệ thống câu hỏi,
bài tập được xây dựng dựa trên mục đích quan sát và trình độ hiểu biết của học
sinh nhằm: Hướng học sinh đến đối tượng quan sát
VD1: Bài 22: Cây rau (TN-XH lớp 1. Trang 45)
Giáo viên hướng học sinh hướng đến đối tượng quan sát thông qua các
câu hỏi:
+Tên cây rau?
+Nó được trồng ở đâu?
+ Chỉ ra các bộ phận : rể, thân, lá, …
+ Bộ phận nào ăn được?

12/30


Biện pháp giúp học sinh học tốt môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
VD2: Bài 25: Con cá (TN – XH lớp 1. Trang 49)
+ Chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của con cá?
+ Cá dùng bộ phận nào để bơi?
+ Miệng và mang cá thường làm động tác gì?
VD3: Bài 2: Chúng ta đang lớn (TN-XH lớp 1. Trang 6)
Qua việc quan sát các bức tranh trong sách giáo khoa, học sinh biết được
cơ thể chúng ta đang thay đổi như thế nào qua thời gian (chiều cao, cân nặng, sự
hiểu biết, ….) cùng với việc nhìn lại q trình phát triển của chính cơ thể các
em và các bạn trong lớp. Giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi:
+ Làm thế nào để biết cơ thể chúng ta đang lớn?
+ Các em thấy sự lớn lên của mỗi người có giống nhau khơng?
+ Vì sao lại như thế?
+ Làm thế nào để lớn nhanh?
Từ đó điều khiển tri giác và hướng dẫn tư duy học sinh theo hướng quan
sát cần thiết. Giúp học sinh phân tích, tổng hợp, khái quát những điều đã quan
sát, liên hệ với các đối tượng mà các em đã nhìn thấy rồi rút ra kết luận khách
quan, khoa học.
* Bước 4: Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả về đối tượng được quan sát

Học sinh báo cáo kết quả quan sát
Sau khi quan sát, thu thập thông tin, học sinh xử lý các thông tin thông qua
hoạt động (phân tích, đối chiếu, so sánh, tổng hợp, nhận xét, …) để rút ra kết
luận khoa học về các đối tượng.
13/30



Biện pháp giúp học sinh học tốt môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
Hình thức báo cáo có thể bằng lời, phiếu học tập, hay phương tiện dạy
học. Giáo viên tổ chức cho học sinh hoàn thiện các kiến thức, kỹ năng và bổ
sung các kiến thức cần thiết.
VD: Bài 29: Nhận biết cây cối và con vật (TN-XH lớp 1. Trang 60)
Sau khi quan sát cây cối trong vườn trường và các con vật, học sinh sẽ có
các thông tin: Các loại cây rau, cây hoa, cây gỗ, … với những đặc điểm phân
biệt và nhận diện chúng. Biết các con vật: cá, mèo, gà, muỗi, dán, ….với đặc
điểm về kích thước và hình dáng.
Qua phân tích, so sánh học sinh rút ra kết luận:
* Cây cối có nhiều loại như: Cây rau, cây hoa, cây gỗ, … Các loại cây này
có thể khác nhau về hình dạng, kích thước, nhưng chúng đều có rễ, thân, lá.
* Có nhiều loại động vật, chúng khác nhau về hình dạng, khích thước, mơi
trường sống … nhưng chúng đều có đầu, mình và cơ quan di chuyển. Có động
vật có ích và động vật có hại.
Giáo viên cần lưu ý để sử dụng phương pháp quan sát đúng lúc, đúng chỗ
sẽ phát huy được hiệu quả tốt nhất và giúp học sinh tiếp thu bài học một cách
chủ động nhất.
3. Phương pháp trò chơi học tập:
- Trò chơi học tập là một trong những phương pháp dạy học được sử dụng
trong môn Tự nhiên và xã hội ở bậc Tiểu học. Đối với học sinh lớp một với đặc
điểm tâm sinh lý lứa tuổi của các em thì trị chơi học tập là một trong những
phương pháp rất quan trọng giúp các em chiếm lĩnh được kiến thức mới.
- Vì vậy, có thể nói rằng trị chơi học tập có nội dung gắn với hoạt động
học tập của học sinh. Trong các tiết học môn Tự nhiên và xã hội, việc tổ chức
cho học sinh chơi vào bất kỳ phần nào của bài học đều rất quan trọng. vì chơi trị
chơi làm thay đổi hình thức học tập, làm cho lớp học thoải mái và dễ chịu hơn.
Lúc đó q trình học tập trở thành một hình thức vui chơi hấp dẫn làm cho học
sinh thấy vui, nhanh nhẹn và cởi mở hơn. Từ đó học sinh tiếp thu tự giác, tích
cực hơn và được củng cố hệ thống hóa kiến thức.

+ Ví dụ 1: Đối với chủ đề : “Con người và sức khỏe”.
Bài 1: Cơ thể chúng ta:
Chuẩn bị: Trước hết phải suy nghĩ và đưa trò chơi vào hoạt động 1 của
bài. Cần chuẩn bị trước tranh vẽ 2 học sinh ở trang 4 SGK Tự nhiên và xã hội.
Cách tiến hành:
- Trước hết treo tranh và nêu tên trò chơi: Ai nhanh hơn.
- Giáo viên phổ biến cách chơi cho học sinh: chia lớp làm 3 nhóm mỗi
nhóm thảo luận và suy nghĩ cử ra một bạn đại diện nhóm lên chơi.
14/30


Biện pháp giúp học sinh học tốt môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
- Phổ biến luật chơi: Nếu em nào trong 1 phút kể ra được đúng và nhiều
tên của các bộ phận trên cơ thể là người thắng cuộc.
- Từng học sinh được cử lần lượt lên bảng vừa chỉ vào hình và nói tên các
bộ phận của cơ thể. Kết thúc trò chơi giáo viên tuyên dương nhóm có bạn thắng
cuộc. Nếu học sinh chưa nêu hết các bộ phận trên cơ thể giáo viên bổ sung thêm.
+ Ví dụ 2: Đối với chủ đề “Xã Hội” Bài 12: Nhà ở.
Chuẩn bị: Suy nghĩ và đưa trò chơi vào hoạt động 2 của bài. Các tranh
hoặc ảnh chụp về các đồ dùng trong gia đình: Bàn, ghế, giường, tủ…
Cách tiến hành :
- Giáo viên nêu tên trị chơi: Dùng làm gì.
- Chia lớp làm 2 đội. Mỗi đội chọn ra 5 người chơi và xắp xếp theo hàng
dọc quay lên bảng, các em còn lại là cổ động viên cho đội mình.
- Yêu cầu 2 đội cùng nhìn vào 1 bức tranh trên màn hình, lần lượt từng
học sinh của mỗi đội phải chỉ vào hình, nêu tên gọi và chức năng của 1 đồ dùng
có trong tranh.
- Lưu ý: các em nói sau khơng được nói lại đồ dùng mà các bạn đã nói.
Khi học sinh nói đúng tên và cơng dụng của 1 hình thì được 1 điểm.
- HS bắt đầu chơi, cho học sinh “oẳn tù tì…” để chọn đội đi trước.

- Kết thúc trò chơi tuyên dương đội nào ghi được điểm nhiều hơn là đội
thắng cuộc.
+ Ví dụ 3: Đối với chủ đề “Tự nhiên”, Bài 23: Cây rau.
Chuẩn bị: Đưa trò chơi vào HĐ3 của bài, chuẩn bị 6 chiếc khăn sạch,
một số cây rau: rau cải, rau ngót, rau muống, rau mồng tơi…
Cách tiến hành:
- Nêu tên trò chơi: Đố bạn rau gì?
- Giáo viên chia lớp làm 6 nhóm.u cầu mỗi nhóm cử ra một bạn lên
chơi đốn xem đó là cây rau gì.
- Cho các em tham gia chơi xếp thành hàng ngang trước lớp.
Sau đó đưa cho mỗi em 1 chiếc khăn để bịt mắt và đưa cho mỗi bạn một
loại cây rau, yêu cầu các em dùng tay sờ và có thể ngắt lá để ngửi, đốn xem đó
là rau gì. Ai đốn nhanh và đúng là người thắng cuộc.
+ Ví dụ 4: Trong chủ đề “Tự nhiên”, Bài 25: Con cá
Chuẩn bị: Đưa trò chơi vào phần củng cố cuối bài, khi sử dụng giáo án
trình chiếu sẽ có các hộp bí mật. Mỗi hộp sẽ có các câu hỏi về tên các lồi cá…
Cách tiến hành:
- Nêu tên trò chơi: Giải cứu nàng tiên cá.

15/30


Biện pháp giúp học sinh học tốt môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
- Hướng dẫn chơi: Muốn giải cứu nàng tiên cá thì học sinh cần mở những
chiếc hộp và trả lời câu hỏi về các loài cá . Khi mở đến chiếc hộp cuối cùng thì
nàng tiên cá sẽ được thả.
- Từng học sinh xung phong mở hộp bí mật và trả lời câu hỏi trong mỗi
chiếc hộp. Nếu trả lời đúng câu hỏi thì chiếc hộp sẽ biến mất. Học sinh khác mở
hộp tiếp theo đến hộp cuối cùng thì trị chơi kết thúc.
- Nhận xét và khen ngợi cả lớp.

Qua trị chơi khơng những tạo được khơng khí hứng thú, sơi nổi trong giờ
học mà học sinh còn tiếp thu, củng cố được những kiến thức và khắc sâu nội
dung bài học.
4. Phương pháp hỏi đáp:
- Là phương pháp trong đó việc đối thoại giữa giáo viên và học sinh được
tiến hành trên cơ sở hệ thống câu hỏi nhằm tìm ra những kiến thức.
- Nó có tác dụng tốt đối với việc huy động vốn tri thức và kinh nghiệm đã
có ở học sinh vào việc tìm tịi kiến thức mới, đồng thời khơi dậy ở học sinh tính
tích cực suy nghĩ.
- Đối với môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 phương pháp hỏi đáp cũng là
phương pháp giúp cho học sinh có hứng thú trong việc học tập. Thông qua câu
hỏi của giáo viên, học sinh suy nghĩ tìm tịi và trả lời cũng đã giúp cho các em
bước đầu hình thành tư duy trừu tượng.
- VD1: Khi dạy bài “Con cá”.
Tôi đưa ra một số câu hỏi gợi ý cho các em trình bày:
+ Cá sống ở đâu?
+ Hãy kể tên các loại cá mà con biết?
+ Hãy nói tên các bộ phận của cá?
+ Con thích những món ăn nào được chế biến từ cá?...
- VD2. bài 12: Nhà ở (trang 26).
+ Hãy kể về nhà ở của con?
+ Trong nhà con có những đồ dùng gì?
+ Con đã làm gì để nhà mình sạch sẽ, gọn gàng? …
Khi nghe học sinh trả lời các câu hỏi, giáo viên sẽ sửa cho học sinh không
những về kiến thức của môn Tự nhiên và Xã hội, mà con sửa cho học sinh cách
trả lời thành câu, cách dùng từ ngữ cho đúng nghĩa…Từ đó giúp học sinh càng
hồn thiện hơn.
5. Phương pháp thảo luận nhóm
Đây cũng là phương pháp quan trọng giúp các em học tập tốt. Bởi vì: hoạt
động nhóm giúp cho học sinh tự tin, có nhiều cơ hội khám phá, diễn đạt ý tưởng

16/30


Biện pháp giúp học sinh học tốt môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
của mình cho các bạn trong nhóm. Từ hoạt động nhóm HS có thể hỏi lẫn nhau
điều đó giúp cho các em phát triển kỹ năng giao tiếp. Tuy nhiên cần chú trọng
đến cách chia nhóm. Giáo viên cần thường xuyên thay đổi cách chia nhóm.
(Nhóm đơi, nhóm 4, hoặc nhóm 6). Trong mỗi nhóm cần có đủ các đối tượng
học sinh đề các em giúp đỡ lẫn nhau. Trong q trình hoạt động nhóm, giáo viên
cần theo dõi và hỗ trợ các em kịp thời.
VD1: Bài 18, 19: Cuộc sống xung quanh ( TN-XH lớp 1. Trang 38)
- Học sinh thảo luận nhóm đơi:
Kể về cuộc sống xung quanh nơi em sinh sống?
- Mỗi học sinh trong nhóm sẽ có ý kiến về việc làm, đời sống sinh hoạt
của người dân nơi các em sinh sống.
- Giáo viên bao quát thấy em nào chưa nêu được ý kiến riêng thì có thể
đến giúp đỡ, gợi ý bằng các câu hỏi phụ.
- Nhóm trưởng tổng hợp và lên trình bày kết quả thảo luận.
VD2: Bài 25: Con cá (TN - XH lớp 1. Trang 49)
- Học sinh được thảo luận nhóm 4: Nêu các ích lợi của cá?
- Các em trong nhóm đều được đưa ra những ý kiến riêng của mình về ích
lợi của con cá.
- Khi nhóm trưởng tổng hợp, trình bày trước lớp, giáo viên sẽ lắng nghe
và tổng hợp bằng cách cho học sinh xem video có hình ảnh và thuyết minh về
lợi ích của con cá. Học sinh sẽ tự bổ sung vào kiến thức của mình những hiểu
biết trong tự nhiên và xã hội.
Phương pháp thảo luận nhóm được sử dụng kết hợp với các phương pháp
khác trong một hoạt động hoặc trong một bài học, làm cho hình thức học tập
thêm phong phú. Giúp học sinh được chủ động, sáng tạo và tiếp thu kiến thức
tích cực hơn và thu được kết quả tốt nhất.

III. SỬ DỤNG HIỆU QUẢ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Việc sử dụng đồ dùng dạy học là rất quan trọng đối với tất cả các môn
học. Đồ dùng dạy học góp phần quyết định thành cơng cho một tiết dạy. Vì vậy
trước hết người giáo viên cần chuẩn bị đầy đủ đồ dùng phục vụ cho tiết dạy của
mình. Giáo viên cần có phương pháp sử dụng thích hợp với mỗi loại thiết bị dạy
học. Sử dụng thiết bị dạy học như một nguồn cung cấp kiến thức chứ không phải
để minh họa cho bài học, làm đẹp cho giờ học. Ngày nay việc đưa công nghệ
thông tin vào giảng dạy là thuận lợi lớn cho mỗi tiết dạy. Vì vậy để làm được
những tiết giáo án điện tử thành cơng, người giáo viên cần tìm tòi, sáng tạo, sưu
tầm tranh ảnh trong thực tế để đưa vào bài giảng những hình ảnh đẹp nhất.
17/30


Biện pháp giúp học sinh học tốt môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
Khi sử dụng đồ dùng dạy học cần lưu ý một số điểm sau:
- Lựa chọn đồ dùng dạy học phù hợp với nội dung bài học.
- Cần nghiên cứu, sử dụng thành thạo các loại đồ dùng.
- Lựa chọn đúng thời điểm phù hợp để đưa ra từng loại đồ dùng.
- Cần huy động tối đa những đồ dùng học tập học sinh có thể chuẩn bị
được để phục vụ cho các hoạt động tập thể như tranh ảnh, vật thật.
- Học sinh cần chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng học tập mà giáo viên đã giao
cho để tham gia xây dựng bài học một cách hiệu quả.
VD: Bài Cây rau (TN và XH lớp 1 - trang 45)
Để tìm hiểu cây sống ở đâu?
Cây rau thật rất dễ kiếm nên Học sinh chuẩn bị cây rau nhiều loại với nơi
sống khác nhau (trên cạn, dưới nước…) Giáo viên ngoài việc chuẩn bị cây rau
thật, cịn có các hình ảnh cây rau đa dạng khi sử dụng cơng nghệ thơng tin, từ đó
sẽ dễ dàng cho việc tìm hiểu kiến thức.
Hoặc bài : Con cá (TN và XH lớp 1 - trang 52)
Để tìm hiểu tên các loài cá và nơi sống của chúng?

Học sinh chuẩn bị con cá thật với nhiều loại khác nhau và tranh ảnh về
các lồi cá ở mơi trường sống khác nhau.
Giáo viên nhờ có cơng nghệ thơng tin đưa hình ảnh các lồi cá đa dạng về
màu sắc, hình dáng kích thước và đa dạng về nơi sống sẽ làm tiết học phong phú
và tạo hứng thú học tập cho các em.
IV. PHỐI HỢP VỚI CÁC MÔN HỌC KHÁC
Trong trường Tiểu học các mơn học có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau, môn nọ
là nền tảng để học tốt môn kia. Môn Tự nhiên và Xã hội là tư liệu phục vụ cho
bài học, chúng là thực tế về Tự nhiên Xã hội và con người quanh các em. Vì vậy
trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần phải tích hợp các kiến thức của mơn học
liên quan như: Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội… để giúp học sinh có
thêm kiến thức thu nhập thực tế vận dụng vào bài học.
VD: Trong môn Đạo đức các em được học bài 4: “Gia đình em”, các em
đã biết được các thành viên trong gia đình. Biết được sự quan tâm của mọi
người trong gia đình với nhau
Khi học Tự nhiên Xã hội bài 11 “Gia đình”, học sinh sẽ vận dụng kiến
thức về gia đình đã học trong môn Đạo đức để trả lời câu hỏi: Hãy kể về
những người trong gia đình bạn? Từ đó học sinh sẽ liên hệ sự quan tâm của
các thành viên trong mình.

18/30


Biện pháp giúp học sinh học tốt môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
Đến bài 13: Công việc ở nhà, học sinh sẽ dễ dàng nêu được các việc làm
của mỗi thành viên trong gia đình để giúp đỡ nhau, biết liên hệ để giúp đỡ bố mẹ
những công việc vừa sức…
- Hoặc trong Môn Học vần khi học từ “cá ngừ”, giáo viên đưa tranh,
giảng từ và cho học sinh biết cá ngừ là cá nước mặn sống ở biển.
học từ “Vó bè” giáo viên đã giảng về cách bắt cá bằng vó bè…

Đến khi học bài Con cá (TN và XH lớp 1 - trang 52) học sinh sẽ vận
dụng những kiến thức đó để thi kể tên các loài cá, nơi sống của chúng và cách
đánh bắt cá…
Tóm lại, nhờ phối hợp tốt Tự nhiên Xã hội với các môn học khác mà đã
bổ sung kiến thức cho học sinh trong quá trình học tập. Học sinh tích cực học
tập hơn, có nhiều hứng thú say mê khám phá kiến thức của bài học.
V. TĂNG CƯỜNG BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC THỰC TẾ CHO GIÁO
VIÊN VÀ HỌC SINH
Tự nhiên và Xã hội là môn học mang trong mình nhiều kiến thức thực tế
hết sức phong phú và gần gũi với thế giới Tự nhiên, xã hội và con người. Vì vậy
tăng cường bồi dưỡng vốn kiến thức thực tế cho giáo viên, học sinh là việc làm
quan trọng đóng góp vào thành cơng trong cơng việc đổi mới phương pháp dạy
học để có kết quả học tập tốt trong mơn Tự nhiên và Xã hội nói riêng và các
mơn học khác nói chung.
* Đối với giáo viên: Thực tế cuộc sống rất phong phú, đòi hỏi mỗi người
giáo viên cần phải không ngừng học hỏi và bồi dưỡng vốn hiểu biết cho bản
thân. Hành trang kiến thức của giáo viên cần được cập nhật và hoàn thiện cùng
với sự phát triển của xã hội. Hiện nay, có rất nhiều nguồn kiến thức mà chúng ta
có thể học hỏi như trên sách báo, tạp trí, trên mạng Internet…, Ngoài ra mỗi
giáo viên cần học hỏi ở đồng nghiệp, ở mọi người xung quanh. Ban giám hiệu
nhà trường đã tổ chức cho các tổ khối chuyên môn sinh hoạt theo định kỳ để
giáo viên cùng nghiên cứu các bài khó, tiết khó. Từ đó giáo viên tự đúc kết cho
mình những kiến thức trong giảng dạy.
* Đối với học sinh: Cần tạo cho học sinh thói quen quan sát thế giới xung
quanh như: Tổ chức các buổi học ngoại khóa. Tổ chức cho các em đi tham quan
những di tích và những làng nghề ở địa phương. Khi giao việc chuẩn bị bài ở
nhà, giáo viên cần hướng các em tới các đối tượng quan sát cụ thể như quan sát
con vật và nêu các bộ phận của chúng, quan sát các nghề ở địa phương, quan sát
bầu trời ở từng thời điểm khác nhau… Từ đó giúp học sinh có thêm những kiến
thức thực tế cần thiết.

19/30


Biện pháp giúp học sinh học tốt môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
Tóm lại, để tăng cường hoạt động của học sinh, thực hiện tốt phương
pháp dạy học và nâng cao chất lượng dạy và học môn Tự nhiên và Xã hội cần
phải có sự kết hợp các biện pháp nêu trên. Người giáo viên cần có sự gắn kết,
sâu chuỗi nhịp nhàng giữa các hoạt động của thầy và trò. Định hướng cho học
sinh con đường tự lĩnh hội, tự phát hiện ra kiến thức.
Tất cả các biện pháp nêu trên nhằm đạt tới mục đích cuối cùng là sau khi
học xong mỗi tiết Tự nhiên và Xã hội nói riêng và hồn thành chương trình bậc
tiểu học nói chung, học sinh tích lũy được vốn hiểu biết về Tự nhiên và Xã hội,
về các cơ quan trong cơ thể con người và tác dụng của chúng, ý thức được trách
nhiệm của bản thân với gia đình và mọi người xung quanh, yêu thiên nhiên đất
nước và bảo vệ môi trường sống.

Học sinh hăng hái phát biểu bài trong giờ TN & XH

20/30


Biện pháp giúp học sinh học tốt môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
GIÁO ÁN MINH HỌA
Dưới đây là minh họa một Kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên và Xã hội đã
áp dụng các biện pháp đã nêu ở trên và đã đạt được hiệu quả tốt.
MÔN: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
BÀI 25: Con cá (trang 52)
I. MỤC ĐÍCH – U CẦU:
- Kể tên và nêu ích lợi của con cá.
- Chỉ được các bộ phận bên ngoài của con cá trên hình vẽ hay vật thật

- Kể tên một số loại các sống ở nước ngọt va nước mặn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
* Giáo viên:
- Giáo án trình chiếu powerpoint với các tranh ảnh và video về hoạt động
của con cá.
- Các bình có cá thật gồm: cá vàng, cá chép, cá trôi, cá mè…
- Sách giáo khoa, sách giáo viên Tự nhiên và Xã hội lớp 1.
* Học sinh:
- Bút màu, giấy vẽ, sách giáo khoa Tự nhiên và Xã hội lớp 1
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Thời
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
gian
1. Bài cũ: Hôm trước cô đã dạy các con bài
3’
Cây gỗ, cơ trị mình cùng ơn lại bài cũ nào!
- Hãy kể tên bộ phận chính của cây gỗ?
- Cây gỗ có lợi ích gì?
- HS trả lời
+ GV nhận xét, khen.
Chuyển ý: Trong chủ điểm Tự nhiên, các - Lắng nghe
con đã được tìm hiểu về cây rau, cây hoa,
cây gỗ. Bài hơm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về - Hát và làm một số động
con vật. Trước khi vào bài mới cô cùng các tác vận động qua bài: Cá
con sẽ khởi động qua bài hát bài: Cá vàng vàng bơi.
bơi.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
2’

- Hỏi: Bài hát vừa rồi nói đến con vật nào?
- Trả lời: Con cá
- Đúng rơi! Vậy cá có những bộ phận nào?
Nó sống ở đâu và có lợi ích gì? Hơm nay cơ
cùng các con sẽ tìm hiểu qua bài: Con cá
- Nhắc lại tên bài: Con cá
21/30


Biện pháp giúp học sinh học tốt môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1

8’

- GV ghi bảng: Con cá (trang 52)
* Hỏi: Bạn nào trong lớp ta đã biết con cá,
giơ tay cô xem nào?
- GV: Rất nhiều bạn trong lớp mình đã biết
về con cá. Vậy con cá có những bộ phận gì?
Chúng ta cùng tìm hiểu qua hoạt động 1
a. Hoạt động 1: Các bộ phận bên ngoài
của cá.
- Các con hãy nhớ lại xem con cá có những
bộ phận nào và vẽ hoặc viết tên các bộ phận
của cá vào bảng nhóm trong thời gian 2
phút.
- Cơ thấy các nhóm đã hoạt động rất tích
cực và hình dung con cá có nhiều bộ phận
khác nhau. Vậy các con hãy nghĩ xem làm
thế nào để kiểm tra xem các nhóm đã hình
dung đúng các bộ phận của con cá chưa?

- Các bạn đã đưa ra nhiều cách kiểm tra rất
đúng. Cô cùng các con sẽ thống nhất cách
tốt nhất là: Quan sát con cá thật.
- GV phát cho mỗi nhóm 1 bình cá. u
cầu: Các con sẽ quan sát con cá , thảo luận
nhóm
+ Chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của
con cá (thời gian 1 phút.)
- GV bấm hình ảnh con cá chép lên màn
hình: Cơ có hình ảnh con cá chép, mời đại
diện nhóm lên chỉ và nêu các bộ phận của
con cá.
- Gv chỉ vào hình con cá (bấm tên các bộ
phận) nêu:
Cá có các bộ phận chính là: đầu, mình,
đi và các vây.
- Các con hãy quan sát tiếp con cá (thời gian
1 phút) và thảo luận:
+ Cá dùng bộ phận nào để bơi?
+ Miệng và mang của nó thường làm động
22/30

- Giơ tay

- Nhắc lại hoạt động 1.
- HS vẽ con cá vào bảng
nhóm
- Đại diện mang bảng nhóm
lên dán và trình bày kết quả:
- nêu các cách kiểm tra

(Con hỏi bố, mẹ. Con sang
nhà ông để xem con cá thật.
Con xem trên mạng…)

- HS hoạt động nhóm 1 phút
(chỉ và nêu tên bộ phận của
con cá)

- Gọi đại diện nhóm lên
trình bày ý kiến
- Các nhóm khác nhận xét,
bổ sung.

- Nhắc lại.
- Quan sát con cá và thảo
luận nhóm theo câu hỏi gợi
ý.


Biện pháp giúp học sinh học tốt môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1

7’

tác gì?
- GV cho HS xem video cá bơi và cá thở,
kết hợp giảng:
Cá bơi bằng cách uốn mình và vẫy đi để
di chuyển. Cá sử dụng vây để giữ thăng
bằng. Cá thở bằng mang. (Cá há miệng để
cho nước chảy vào, khi cá ngậm miệng lại,

nước chảy ra qua mang. Ô xi tan trong
nước được đưa vào máu cá qua các lá
mang. Cá dùng ô xi để thở).
- Xem tranh mang cá và giới thiệu: Đây là
mang cá, bên trong có các lá mang mỏng ,
màu đỏ giúp cá hấp thụ ô xi tan trong nước
để thở.
* Cá có rất nhiều lồi khác nhau. Cơ trị
mình sẽ tìm hiểu tiếp các lồi cá và nơi sống
của chúng qua hoạt động 2 - ghi bảng.
b. Hoạt động 2: Một số loài cá và nơi sống
của chúng
- Con cá các con vừa xem trong đoạn phim
đó là các rồng đấy. Cá rồng sống ở sơng, nó
rất đẹp nên người ta mang về nuôi làm cảnh.
- Vậy các nhóm hãy cho cơ biết tên con cá
của nhóm mình?
- Hãy suy nghĩ và thi kể nối tiếp tên một số
loài cá khác và cho biết nơi sống của
chúng?
- Các con đã kể được tên rất nhiều loài cá và
đã biết cá sống ở ao, ở hồ, ở biển, ở sơng, ở
suối… đó là mơi trường nước. (kết hợp xem
ảnh).
Vậy cá sống ở dưới nước
+ Các loài cá sống ở ao, hồ, sông, suối …
gọi là cá nước ngọt (xem hình ảnh cá nước
ngọt)
+ Các lồi cá sống ở biển cả gọi là cá nước
mặn (xem hình ảnh cá nước mặn)

23/30

- Lắng nghe

- Lắng nghe

- Nhắc lại hoạt động 2.
- Lần lượt 4 đại diện nhóm
nêu tên con cá của nhóm
- Thi kể nối tiếp tên và nơi
sống của con cá.

HS nhắc lại

- Lắng nghe và quan sát
tranh trên màn hình.


Biện pháp giúp học sinh học tốt môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
+ ở những vùng cửa sông giáp với biển,
nước ở đây pha lẫn nước ngọt và nước mặn
gọi là nước lợ. Những loài các sống ở đây
gọi là cá nước lợ (xem hình ảnh cá nước lợ)
- Cá sống ở dưới nước. Nếu khơng có nước,
cá có sống được khơng? Nếu nước bị bẩn,
bị ơ nhiễm thì sẽ có hại gì đến đời sống của
cá?
- Vậy các con phải làm gì để góp phần bảo
vệ mơi trường sống cho cá?
Giải lao

(Xem hình ảnh một số lồi cá trên video)

6’

* Cá sống ở dưới nước, bằng cách nào để
bắt được cá. Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu
một số cách đánh bắt cá - ghi:
c Hoạt động 3: Cách đánh bắt cá.
- Yêu cầu HS quan sát Tranh trang 53 SGK,
Con thấy người dân trong tranh đang bắt cá
bằng cách nào?
- Bấm màn hình: Cơ cũng có bức tranh như
sách của các con, mời các con cùng quan sát
và trả lời
+ Giảng: Vó là dụng cụ bắt cá được làm
bằng vải mỏng hoặc lưới có bốn góc buộc
vào gọng để kéo lên.
- Hãy kể các cách bắt cá khác mà con biết?
KL: Có nhiều cách đánh bắt cá khác nhau
như: kéo lưới, úp cá, câu cá, quăng chài kéo
cá…Ngày nay có nhiều cách đánh bắt cá
hiện đại như kéo lưới bằng tàu, thuyền trên
sông, trên biển, bắt được cá to và nhiều cá
mang lại lợi ích lớn cho con người
- Tuy nhiên chúng ta cũng không nên bắt cá
bằng điện, nổ mìn vì như thế sẽ làm chết
hàng loạt và chết nhiều loại sinh vật có lợi
khác ở dưới nước, có hại cho mơi trường.
24/30


- Trả lời.
- Liên hệ: Không nên vứt
rác thải xuống ao, hồ.
Không xả nước bẩn xuống
sông, suối. Nhắc nhở mọi
người cùng giữ sạch môi
trường

- Quan sát tranh và trả lời

- Lắng nghe
- HS kể thêm một số cách
đánh bắt cá khác…
- Lắng nghe


Biện pháp giúp học sinh học tốt môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1

6’

3’

* Chúng ta đánh bắt cá để phục vụ đời sống,
vậy cá có lợi ích gì. chúng ta tìm hiểu tiếp.
d. Hoạt động 4: ích lợi của cá
- u cầu thảo luận nhóm đơi, trả lời câu
hỏi: Cá có ích lợi gì?
- Thảo luận chung:
+ Con biết những món ăn nào chế biến từ cá?
+ Ăn cá rất ngon và bổ nhưng khi ăn cá các

con cần chú ý điều gì?
- Để biết rõ thêm về ích lợi của cá, cô mời
các con cùng xem phim.
- Liên hệ: Nước ta có nhiều sơng suối, kênh
rạch . Có đường bờ biển dài từ Bắc vào
Nam. Hàng năm, Biển đã cho ta hàng nghìn
tấn cá, đem lại nguồn thu lớn cho đất nước.
Biển quý như vàng bạc. Các con còn nhỏ,
cần cố gắng học giỏi, rèn luyện sức khỏe để
sau này lớn lên góp phần bảo vệ quê hương
đất nước. Bảo vệ vùng biển đảo của đất
nước nhé.
- Các con đã học bài rất tốt, cô sẽ cho các
con chơi trò chơi.
* Trò chơi: Giải cứu nàng tiên cá.
- HD cách chơi: Có một nàng tiên cá đi dạo
chơi, chẳng may bị một mụ phù thủy bắt
được và nhốt nàng vào chiếc hộp. Mụ ta
nói: Nếu ai muốn cứu nàng tiên cá thì hãy
mở những chiếc hộp này và trả lời câu hỏi
của ta. Các con đã sẵn sàng cứu nàng tiên cá
chưa?
Cá gì to nhất biển khơi
Trên lưng vịi nước phun chơi tháng ngày
Cá gì ở biển rõ ràng
Tên gọi giống lợn, khôn ngoan tuyệt vời
Nhiều khi giữa biển cứu người
Chẳng như cá mập là loài ác ngư?
25/30


- Thảo luận nhóm đơi
- Đại diện nhóm lên trả lời
- Trả lời

- Xem video có lời giới
thiệu ích lợi của cá.

- Lắng nghe

- Nghe hướng dẫn luật chơi

- Tham gia chơi.
Lựa chọn hộp để trả lời câu
đố có trong mỗi chiếc hộp
(cá voi, cá heo, cá mực, cá
bống)


×