Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty tnhh đầu tư và sản xuất minh anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 129 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

BÙI HỒNG PHÚC

HỆ THỐNG KIỂM SỐT NỘI BỘ TẠI CƠNG TY
TNHH ĐẦU TƯ VÀ SẢN XUẤT MINH ANH

Chuyên ngành:

Kế toán

Mã số:

8340102

Người hướng dẫn khoa học.

PGS.TS. Đỗ Văn Viện

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của chính bản thân tơi. Tồn bộ
số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là hoàn toàn trung thực và chưa từng
được sử dụng trong bất kể một luận văn, một khóa luận được sử dụng để bảo vệ bất kỳ
một học hàm, học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã được
cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong khóa luận đều được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2018

Tác giả luận văn

Bùi Hoàng Phúc

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới PGS.TS. Đỗ Văn Viện đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn ..., Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận
tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức ... (cơ quan nơi thực
hiện đề tài) đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn
thành luận văn./.
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2018

Tác giả luận văn

Bùi Hoàng Phúc

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Dang mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục sơ đồ ............................................................................................................. viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract.................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2


1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 2

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của hệ thống kiểm soát nội bộ doanh
nghiệp ................................................................................................................. 3
2.1.

Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 3

2.1.1.

Khái niệm hệ thống kiểm soát nội bộ ................................................................. 3

2.1.2.

Vai trị của hệ thống kiểm sốt nội bộ ................................................................ 5


2.1.3.

Các bộ phận cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ ............................................. 6

2.1.4.

Thiết kế và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ .............................................. 18

2.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 24

2.2.1.

Kinh nghiệm kiếm soát nội bộ hiệu quả của DN các nước trên thế giới .......... 24

2.2.2.

Kinh nghiệm kiếm soát nội bộ hiệu quả của DN tại Việt Nam ........................ 24

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm về kiếm soát nội bộ hiệu quả cho Công ty TNHH
đầu tư và sản xuất Minh Anh ............................................................................ 25

2.3.

Một số cơng trình nghiên cứu liên quan ........................................................... 25


Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu ........................................... 27

iii


3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 27

3.1.1.

Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH đầu tư sản xuất
Minh Anh. ......................................................................................................... 27

3.1.2

Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý .................................................................... 28

3.1.3

Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH đầu tư và sản xuất
Minh Anh .......................................................................................................... 32

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 33

3.2.1.

Phương pháp thu thu thập số liệu ..................................................................... 33


3.2.2.

Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 34

3.2.3.

Phương pháp phân tích, đánh giá...................................................................... 35

Phần 4. Kết quả và thảo luận ...................................................................................... 36
4.1.

Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty TNHH đầu tư và sản
xuất Minh Anh .................................................................................................. 36

4.1.1.

Thực trạng về mơi trường kiểm sốt ................................................................ 36

4.1.2.

Thực trạng hoạt động kiểm sốt tại Cơng ty TNHH đầu tư và sản xuất
Minh Anh .......................................................................................................... 46

4.1.3.

Thực trạng hoạt động thông tin và truyền thông .............................................. 55

4.1.4.


Thực trạng hoạt động đánh giá rủi ro ............................................................... 60

4.1.5.

Thực trạng hoạt động giám sát ......................................................................... 61

4.2.

Đánh giá chung hệ thống kiểm sốt nội bộ tại cơng ty TNHH đầu tư và
sản xuất Minh Anh ............................................................................................ 62

4.2.1.

Kết quả đạt được ............................................................................................... 62

4.2.2.

Những hạn chế tồn tại ....................................................................................... 67

4.2.3.

Nguyên nhân của những hạn chế tồn tại ........................................................... 74

4.3.

Định hướng và giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ tại cơng ty
tnhh đầu tư và sản xuất minh anh đến năm 2022 ............................................. 75

4.3.1.


Định hướng phát triển công ty và định hướng hồn thiện hệ thống kiểm
sốt nội bộ tại Cơng ty ...................................................................................... 75

4.3.2.

Mục tiêu ............................................................................................................ 77

4.3.3.

Giải pháp hoàn thiện Hệ thống kiểm sốt nội bộ tại Cơng ty TNHH đầu
tư và sản xuất Minh Anh đến năm 2022 ........................................................... 77

4.3.2.

Hoàn thiện hoạt động kiểm soát ....................................................................... 82

iv


4.3.3.

Hồn thiện hệ thống thơng tin và truyền thơng ................................................ 90

4.3.4.

Hoàn thiện hoạt động đánh giá rủi ro ............................................................... 92

4.3.5.

Hoàn thiện hoạt động giám sát ........................................................................ 95


Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 97
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 97

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 98

Tài liệu tham khảo ...................................................................................................... 100
Phụ lục ........................................................................................................................ 102

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BCTC

Báo cáo tài chính

CTKT

Chứng từ kế tốn

DN


Doanh nghiệp

HTKSNB

Hệ thống kiểm sốt nội bộ

KSNB

Kiểm soát nội bộ

SKT

Sổ kế toán

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TKKT

Tài khoản kế toán

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

vi



DANG MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Tình hình tài chính của cơng ty TNHH đầu tư và sản xuấtMinh Anh 2015 2017 ........................................................................................................... 33

Bảng 4.1.

Tổng hợp kết quả điều tra về đặc thù quản lý ........................................... 38

Bảng 4.2.

Tổng hợp kết quả điều tra chính sách nhân sự .......................................... 42

Bảng 4.3.

Tổng hợp kết quả điều tra công tác kế hoạch ............................................ 45

Bảng 4.4.

Tổng hợp kết quả điều traHội đồng Quản trị và Ủy ban Kiểm toán ......... 45

Bảng 4.5.

Tổng hợp kết quả điều tra về một số hoạt động kiểm soát cơ bản ............ 46

Bảng 4.6.

Quy trình tuyển dụng ................................................................................. 53

Bảng 4.7.


Tổng hợp kết quả điều tra về hệ thống thông tin và truyền thông ............ 56

Bảng 4.8.

Tổng hợp kết quả điều tra về hoạt động giám sát ...................................... 62

Bảng 4.9.

Tổng hợp kết quả điều tra Công tác kế hoạch ........................................... 69

Bảng 4.10. Tổng hợp kết quả điều tra hoạt động giám sát .......................................... 73
Bảng 4.11. Đề xuất quy trình tuyển dụng tại Cơng ty ................................................. 86
Bảng 4.12. Qui trình đánh giá cơng việc ..................................................................... 88

vii


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức Công ty TNHH đầu tư thương mại Minh Anh ..................... 28
Sơ đồ 3.2. Hoạt động mua hàng ...................................................................................... 48
Sơ đồ 4.1. Cơ cấu tổ chức đề xuất đối với Công ty ........................................................ 79

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả:Bùi Hồng Phúc
Tên luận văn: “Hệ thống kiểm sốt nội bộ tại Cơng ty TNHH đầu tư và sản xuất
Minh Anh”

Ngành:Kế toán

Mã số: 8340102

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về KSNB và hệ thống KSNB
trong doanh nghiệp.
- Phân tích, đánh giá thực trạng HTKSNB tại Công ty TNHH đầu tư và sản
xuất Minh Anh, Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến HTKSNB tại Cơng ty những
năm gần đây.
- Định hướng và đề xuất giải pháp hồn thiện hệ thống KSNB cho Cơng ty
TNHH đầu tư và sản xuất Minh Anh những năm tới.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài đã sử dụng các phương phá nghiên cứu sau: Phương pháp thu thập số liệu
gồm thu thập số liệu thứ cấp, thu thập số liệu sơ cấp; phương pháp xử lý số liệu; phương
pháp phân tích, đánh giágồm phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh,
phương pháp phân tích chi tiết.
Kết quả chính và kết luận
Hệ thống hoá và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống kiểm soát
nội bộ trong các doanh nghiệp. Phân tích các quan điểm khác nhau về hệ thống kiểm
sốt nội bộ, từ đó tổng qt đưa ra mơ hình tổ chức hệ thống KSNB làm khung lý thuyết
nghiên cứu hệ thống KSNB tại Công ty TNHH đầu tư và sản xuất Minh Anh.
Luận văn trình bày cụ thể thực trạng hệ thống kiểm sốt nội bộ bộ tại Công ty
TNHH đầu tư và sẩn xuất Minh Anh. Từ đó tiến hành phân tích, đánh giá rút ra được
những ưu điểm và những tồn tại cơ bản mà doanh nghiệp cần khắc phục và hoàn thiện
nhằm đảo bảo các mục tiêu của hệ thống kiểm soát nội bộ.
Luận văn đã nêu được đặc điểm chung về sản xuất kinh doanh, công tác quản lý
cũng như những thuận lợi và khó khăn thuộc về mơi trường kinh doanh có ảnh hưởng
đến việc thiết kế và vận hành hệ thống kiểm sốt nội bộ trong Cơng ty TNHH đầu tư và

sản xuất Minh Anh.

ix


Luận văn đã tìm ra nguyên nhân của các tồn tại về hệ thống kiểm sốt nội bộ tại
Cơng ty TNHH đầu tư và sẩn xuất Minh Anhlàm cơ sở cho việc đưa ra các nội dung
hoàn thiện.
Luận văn đã nêu lên phương hướng và sự cần thiết hoàn thiện hệ thống kiểm sốt
nội bộ trong Cơng ty TNHH đầu tư và sản xuất Minh Anh.
Luận văn đã đưa ra các nội dung hoàn thiện cụ thể về hệ thống kiểm soát nội bộ
theo từng yếu tố cấu thành HTKSNB tại Công ty TNHH đầu tư và sản xuất Minh Anh.
Luận văn cũng đưa ra được các điều kiện cơ bản về phía Nhà nước, các cơ quan
chức năng nhằm tạo những tiền đề, cơ sở giúp cho những nội dung hồn thiện có thể áp
dụng vào thực tế, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý, hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Bui Hoang Phuc
Thesis title: Internal control system at Minh Anh investment and production limited
liability company
Major:

Accounting

Code: 8340102


Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
Contribute to the systematization of theoretical and practical basis of the internal
control and the internal control system in the enterprise.
To analyze and evaluate the actual situationof the internal control systemat Minh
Anh investment and production limited liability company in recent years. To analyze
the factors that affect to the internal control systemat the company.
Orientate and propose solutions to improve the internal control systemat Minh
Anh investment and production limited liability company in the next years.
Materials and Methods
Topics used the following research methods: Methods of data collection
includesecondary data

collection, primary data

collection;

method

of data

processing;method of analysis and evaluation includemethod of descriptive statistics,
comparative method;method of detailed analysis.
Main findings and conclusions
Codified and clarified basic theoretical issues about internal control systems in
enterprises. Analyze different views of the internal control system, from which give the
model of the internal control system as the framework for studying the system of the
internal control system at Minh Anh Investment and Production Company Limited.
The thesis has presented specifically the state of the internal control system at
Minh Anh Investment and Production Co., Ltd. From there, it has analyzed and

evaluated the advantages and the basic shortcomings that enterprises needed to
overcome and perfect in order to affect the objectives of the internal control system.
The thesis has presented the general characteristics of production, business
and management as well as the advantages and disadvantages of the business
environment which affect the design and operation of the internal control system in the
Cong Minh Anh Investment and Production Co., Ltd.

xi


The thesis has found the causes of the shortcomings of the internal control
system at Minh Anh Investment and Production Co., Ltd. as the basis for the content of
the completion.
The thesis has pointed out the direction and the need to improve the internal
control system in Minh Anh Investment and Production Company Limited.
The thesis has put forward specific contents on the internal control system
according to each element of the FSSP at Minh Anh Investment and Production
Company Limited.
The dissertation also has set out the basic conditions for the State and the
functional agencies to create the basics and bases for the perfect content can be applied
in practice, thereby it has contributed to the improve the effectiveness of management
and business efficiency of enterprises.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hiện nay, với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường tồn cầu, áp lực suy
thối và những khó khăn nhiều chiều từ nền kinh tế, các doanh nghiệp (DN) ngày

càng quan tâm nhiều hơn đến hệthống kiểm soát nội bộ (KSNB) nhằm giúp tổ chức
hạn chế những sự cố, mất mát, thiệt hại, và tăng hiệu quả hoạt động của tổ chức.
Đối với DN, hệ thống KSNB là phương sách quản lý hữu hiệu của các nhà
quản lý DN. Hệ thống này bao gồm các chính sách và thủ tục kiểm soát được
thiết kế nhằm đảm bảo cho DN đạt được các mục tiêu của mình. Trong thời kỳ
hiện đại, vai trị của hệ thống KSNB khơng chỉ dừng lại ở việc đảm bảo mà còn
mở rộng sang cả vai trò hỗ trợ và tạo giá trị gia tăng cho DN. Hệ thống KSNB có
ảnh hưởng tới lịng tin của các nhà đầu tư về sự tồn tại và phát triển của DN.
Công ty TNHH đầu tư và sản xuất Minh Anhlà doanh nghiệp được thành
lập năm 2009, chuyên phân phối, cung ứng, bn bán bình nước nóng
ARISTON, hàng gia dụng BLUESTONE cho các đại lý cấp 1 và hệ thống các
siêu thị uy tín tại Việt Nam như: Trần Anh, Mediamart, Nguyễn Kim, HC, Pico,
Vinmax, Vincom, Vinpro…. Tuy mới được thành lập nhưng Cơng ty ln có tốc
độ phát triển nhanh qua các năm: Nếu doanh thu năm 2010 chỉ mới đạt 30 tỷ
VNĐ thì đến 2013 đã tăng lên 50 tỷ VNĐ và đến năm 2016 đạt 100 tỷ VNĐ.
Việc tăng trưởng nhanh đối với một công ty nhỏ mới được thành lập luôn chứa
đựng nhiều yếu tố rủi ro. Do đó, đối với cơng ty Minh Anh, vấn đề an tồn trong
hoạt động ln được đặt lên hàng đầu. Hệ thống KSNB tại công ty đã được xây
dựng và tăng cường và bước đầu đã có vai trò hạn chế và ngăn ngừa rủi ro; ngăn
chặn sớm các gian lận, trộm cắp, tham nhũng, lợi dụng nguồn lực của DN; tạo
nên được sự minh bạch và hiệu quả trong công tác quản lý điều hành.
Từ thực tế đó, tơi lựa chọn nghiên cứu đề tài “ Hồn thiện hệ thống kiểm
sốt nội bộ tại Cơng ty TNHH đầu tư và sản xuất Minh Anh”làm nội dung
nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành kế toán.

1


1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung

Phân tích, đánh giá thực trạng HTKSNB tại công ty TNHH đầu tư và sản
xuất Minh Anh ; Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến HTKSNB tại công ty những
năm gần đây. Từ đó đề xuất giải pháp nhằm hồn thiện hệ thống KSNB cho công
ty đến năm 2022.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về KSNB và hệ thống
KSNB trong doanh nghiệp.
- Phân tích, đánh giá thực trạng HTKSNB tại cơng ty TNHH đầu tư và
sản xuất Minh Anh, Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến HTKSNB tại công ty
những năm gần đây.
- Định hướng và đề xuất giải pháp hồn thiện hệ thống KSNB cho cơng
ty TNHH đầu tư và sản xuất Minh Anhđến năm 2022.
1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Những lý luận và thực tiễn liên quan đến hệ thống kiểm sốt nội bộ tại
cơng ty.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: các vấn đề liên quan đến HTKSNB tại doanh nghiệp và
các giải pháp nhằm hoàn thiện HTKSNB tại công ty TNHH đầu tư và sản xuất
Minh Anh.
- Về không gian: nghiên cứu được thực hiện tại công ty TNHH đầu tư và
sản xuất Minh Anh.
- Về thời gian
+ Số liệuphục vụ nghiên cứu được thu thập trong 3 năm 2015-2017. Số
liệu điều tháng 12/2017.
+ Thời gian làm đề tài: 3/ 2017 đến 5/2018
+ Cácgiải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB cho công ty đến năm 2022.

2



PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HỆ THỐNG
KIỂM SOÁT NỘI BỘ DOANH NGHIỆP
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Khái niệm hệ thống kiểm soát nội bộ
Mọi hoạt động trong đó có hoạt động kiểm sốt xuất hiện trong thực tế
đều là kết quả của nhu cầu nảy sinh khi một người bất kỳ ngồi lại và kiểm tra cái
anh ta đã làm. Khi đó, anh ta tự hỏi mình đã làm một việc như thế nào và nếu lại
làm việc đó thì có thể làm tốt hơn ra sao. Khi có một người thứ hai liên quan đến
nữa, chức năng đó được mở rộng thêm ra vì có thẩm tra hoạt động của người thứ
hai đó. Trong một doanh nghiệp, khối lượng các nghiệp vụ nhiều và phức tạp nên
người chủ sở hữu hay người quản lý cấp cao thực tế không dễ dàng tiếp xúc với
các nghiệp vụ đó để kiểm tra hiệu quả của các hoạt động một cách vừa ý được.
Với tính đa dạng của các loại hình doanh nghiệp như hiện nay, chủ sở hữu
có nhiều cách thức để đảm bảo tính hiệu lực và hiệu quả của doanh nghiệp. Ví
dụ, với loại hình cơng ty cổ phần (loại hình doanh nghiệp phổ biến), Đại hội
đồng cổ đông bầu ra Hội đồng quản trị để thay mặt cho các cổ đông để quyết
định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của cơng ty. Đối với cơng ty
cổ phần có trên 11 thành viên phải có Ban kiểm sốt để kiểm tra tính hợp lý, hợp
pháp trong điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Người quản lý được chủ sở hữu giao cho việc quản lý khối tài sản đảm
bảo mục tiêu đảm bảo tính hiệu lực và hiệu quả thơng qua bàn tay vơ hình trong
quản lý. Tính hiệu lực trong quản lý đó là việc đảm bảo những phương hướng,
mục tiêu, nguyên tắc, quy trình, thủ tục đã được đặt ra bởi nhà quản lý thì phải
được chấp hành. Tính hiệu quả đó là việc các chi phí bỏ ra thì phải đem lại kết
quả cao nhất. Hệ thống kiểm soát nội bộ của một doanh nghiệp được hình thành
như cơng cụ để thực hiện chức năng kiểm soát của các nhà quản lý.
Lịch sử cũng đã từng chứng kiến sự sụp đổ của hàng loạt các cơng ty cổ
phần có niêm yết ở Hoa Kỳ như Ngân hàng Continental Illinois National Bank &
Trust Co. (1984); Cơng ty Dầu khí Texaco Inc. (1987); Tập đồn Tài chính

Financial Corp. of America (1988),… Điều này đã cho thấy vai trị quan trọng
của hệ thống kiểm sốt nội bộ của doanh nghiệp.
Có nhiều quan điểm khác nhau đã được đưa ra về Hệ thống kiểm soát nội
bộ. Năm 1929, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Federal Reserve Bulletin) lần đầu

3


tiên đưa ra khái niệm về kiểm soát nội bộ và chính thức cơng nhận vai trị của hệ
thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp. Khái niệm kiểm soát nội bộ lúc này
được sử dụng trong các tài liệu kiểm toán và được hiểu đơn giản như là một biện
pháp giúp cho việc: bảo vệ tiền không bị các nhân viên gian lận, bảo vệ tài sản
không bị thất thốt, ghi chép kế tốn chính xác, tn thủ chính sách của nhà quản
lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Với sự sụp đổ hàng loạt của các tập đồn lớn do ảnh hưởng của quy mơ
các gian lận gây thiệt hại cho nền kinh tế, nhiều Ủy ban ra đời để khảo sát và tìm
cách khắc phục, ngăn chặn các gian lận. Ủy ban quốc gia về phịng chống gian
lận báo cáo tài chính Treadway Commission (National Commission on Financial
Reporting) được thành lập vào năm 1985 với mục tiêu hoạt động cơ bản là xác
định các yếu tố gian lận trên báo cáo tài chính và đưa ra các đề xuất để giảm
thiểu phạm vi ảnh hưởng của các gian lận đó đến kết xuất thơng tin.
Ủy ban các tổ chức đồng bảo trợ (COSO) là một Ủy ban gồm nhiều tổ
chức nghề nghiệp nhằm hỗ trợ cho Ủy ban Treadway như: Hiệp hội kế toán viên
cơng chứng Hoa Kỳ (AICPA), Hội Kế tốn Hoa Kỳ (AAA), Hiệp hội các nhà
quản trị tài chính (FEI), Hiệp hội kiểm toán viên nội bộ (IIA) và Hiệp hội kế toán
viên quản trị (IMA). Năm 1992, COSO đã đưa ra Báo cáo COSO về kiểm sốt
nội bộ trong đó nêu rõ “Hệ thống kiểm soát nội bộ là một quá trình bị chi phối
bởi ban giám đốc, nhà quản lý và các nhân viên của đơn vị, được thiết kế để
cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu về sự hữu hiệu và
hiệu quả của hoạt động, mục tiêu về sự tin cậy của báo cáo tài chính, mục tiêu về

sự tuân thủ các luật lệ và quy định”.
Hệ thống lý luận về kiểm soát nội bộ ở Việt Nam gắn liền với sự ra đời và
phát triển của hoạt động kiểm toán độc lập của Việt Nam. Theo chuẩn mực kiểm
toán VSA 400 “Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ” đã đưa ra định nghĩa về Hệ
thống kiểm soát nội bộ như sau: “Kiểm soát nội bộ là các quy định và các thủ tục
kiểm soát do đơn vị được kiểm toán xây dựng và áp dụng nhằm bảo đảm cho đơn
vị tuân thủ pháp luật và các quy định, để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và phát
hiện gian lận, sai sót; để lập báo cáo tài chính trung thực và hợp lý; nhằm bảo vệ,
quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản của đơn vị”.
Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về hệ thống kiểm sốt nội bộ
nhưng có thể thấy rằng quan điểm của Báo cáo COSO là đầy đủ và có hệ thống
nhất, Báo cáo COSO tạo lập một cơ sở lý thuyết rất cơ bản về kiểm soát nội bộ.

4


2.1.2. Vai trị của hệ thống kiểm sốt nội bộ
“Kiểm sốt nội bộ là một q trình”: tức là khẳng định kiểm sốt nội bộ
khơng phải là một sự kiện hay tình huống mà là một chuỗi các hoạt động hiện
diện rộng khắp trong doanh nghiệp. Kiểm soát nội bộ tỏ ra hữu hiệu nhất khi nó
được xây dựng như một phần cơ bản trong hoạt động của doanh nghiệp chứ
không phải là một sự bổ sung cho các hoạt động của doanh nghiệp hoặc là một
gánh nặng bị áp đặt bởi các cơ quan quản lý hay thủ tục hành chính. Kiểm sốt
nội bộ phải là một bộ phận giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình.
“Kiểm sốt nội bộ bị chi phối bởi con người trong doanh nghiệp” (bao
gồm ban giám đốc, nhà quản lý và các nhân viên). Con người đặt ra mục tiêu và
đưa cơ chế kiểm soát vào vận hành hướng tới các mục tiêu đã định. Ngược lại,
kiểm soát nội bộ cũng tác động đến hành vi của con người. Mỗi cá nhân có một
khả năng, suy nghĩ và ưu tiên khác nhau khi làm việc và họ không phải luôn luôn
hiểu rõ nhiệm vụ của mình cũng như trao đổi và hành động một cách nhất quán.

Kiểm soát nội bộ sẽ tạo ra ý thức kiểm soát ở mỗi cá nhân và hướng các hoạt
động của họ đến mục tiêu chung của tổ chức.
“Đảm bảo hợp lý”: kiểm soát nội bộ chỉ có thể cung cấp một sự đảm bảo
hợp lý cho ban giám đốc và nhà quản lý việc đạt được các mục tiêu của đơn vị.
Điều này là do những hạn chế tiềm tàng trong hệ thống kiểm soát nội bộ như: sai
lầm của con người, sự thông đồng của các cá nhân, sự lạm quyền của nhà quản lý
và do mối quan hệ giữa lợi ích và chi phí của việc thiết lập nên hệ thống kiểm
soát nội bộ.
“Các mục tiêu”: mỗi đơn vị đặt ra mục tiêu mà mình cần đạt tới bao gồm:
Thứ nhất là nhóm mục tiêu về hoạt động: nhấn mạnh đến sự hiệu lực và
hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực.
Thứ hai là nhóm mục tiêu về báo cáo tài chính: đơn vị phải đảm bảo tính
trung thực và đáng tin cậy của báo cáo tài chính mà mình cung cấp.
Thứ ba là nhóm mục tiêu về sự tuân thủ: đơn vị phải tuân thủ các luật lệ
và quy định.
Sự phân chia các nhóm mục tiêu như trên chỉ có tính tương đối vì một
mục tiêu cụ thể có thể liên quan đến 2 hoặc 3 nhóm trên. Sự phân chia này chủ
yếu dựa vào sự quan tâm của các nhóm đối tượng khác nhau đối với hệ thống
kiểm soát nội bộ của đơn vị; nhóm mục tiêu về hoạt động xuất phát từ yêu cầu

5


của cổ đơng, nhà đầu tư vả chủ nợ; nhóm mục tiêu về sự tuân thủ xuất phát từ
yêu cầu của các cơ quan quản lý.
2.1.3. Các bộ phận cấu thành hệ thống kiểm sốt nội bộ
2.1.3.1. Mơi trường kiểm sốt
Mơi trường kiểm sốt bao gồm tồn bộ các nhân tố bên trong và bên ngoài
đơn vị tác động đến việc thiết kế và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ của
doanh nghiệp. Bởi vậy, mơi trường kiểm sốt đóng vai trị là nhân tố nền tảng

trong hệ thống kiểm sốt nội bộ của doanh nghiệp.
Tính hiệu quả của hoạt động kiểm tra kiểm soát trong các hoạt động của
một tổ chức phụ thuộc chủ yếu vào các nhà quản lý của doanh nghiệp đó. Nếu
các nhà quản lý cho rằng cơng tác kiểm sốt là quan trọng và không thể thiếu
được đối với mọi hoạt động của đơn vị thì mọi thành viên của đơn vị đó sẽ có
nhận thức đúng đắn về hoạt động kiểm tra kiểm soát và tuân thủ mọi quy định
cũng như chế độ đề ra. Ngược lại, nếu hoạt động kiểm tra kiểm sốt bị coi nhẹ từ
phía các nhà quản lý thì chắc chắn các quy chế về kiểm soát nội bộ sẽ không
được vận hành một cách hiệu quả bởi các thành viên của doanh nghiệp.
Môi trƣờng bên trong
Nhân tố bên trong bao gồm: đặc thù về quản lý, cơ cấu tổ chức, chính sách
nhân sự, cơng tác kế hoạch, ủy ban kiểm sốt. Mơi trường bên ngồi, ví dụ như
chính sách của nhà nước, luật pháp…
Thứ nhất, các đặc thù về quản lý
Các quan điểm điều hành sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chính sách, chế độ,
các quy định và các thức tổ chức kiểm tra, kiểm soát trong doanh nghiệp. Bởi vì
chính các nhà quản lý và đặc biệt là các nhà quản lý cấp cao nhất sẽ phê chuẩn
các quyết định, chính sách và thủ tục kiểm sốt tại doanh nghiệp.
Triết lý về quản lý thể hiện qua quan điểm và nhận thức của nhà quản lý.
Phong cách điều hành thể hiện qua cá tính, tư cách và thái độ của nhà quản lý khi
điều hành doanh nghiệp. Một số nhà quản lý rất quan tâm đến việc báo cáo lợi
nhuận và chú trọng đến việc hoàn thành vượt mức kế hoạch. Họ hài lòng với hoạt
động kinh doanh có mức rủi ro cao nhưng thu được nhiều lợi nhuận. Ngược lại,
một số nhà quản lý khơng thích mạo hiểm. Trong điều hành doanh nghiệp, một
số nhà quản lý muốn phân chia quyền lực cho nhân viên, một số khác thì lại

6


không như thế.

Để đánh giá về các đặc thù về quản lý, người ta thường dựa vào các tiêu
chí như: mức độ rủi ro kinh doanh mà nhà quản lý có thể chấp nhận (Mạo hiểm
hay thận trọng); sự tiếp xúc giữa nhà quản trị cấp cao và người quản lý điều
hành, đặc biệt trong điều kiện cách trở về không gian; thái độ và hành động đối
với việc lập báo cáo tài chính bao gồm những khuynh hướng khác nhau trong kế
toán, áp dụng những nguyên tắc kế toán, mức độ khai báo thơng tin trên báo cáo
tài chính và kể cả quan điểm về việc gian lận và giả mạo chứng từ sổ sách.
Thứ hai, cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức được xây dựng hợp lý trong doanh nghiệp sẽ góp phần tạo
ra mơi trường kiểm sốt tốt. Cơ cấu tổ chức hợp lý đảm bảo một hệ thống xuyên
suốt từ trên xuống dưới trong việc ban hành các quyết định, triển khai các quyết
định cũng như kiểm tra, giam sát việc thực hiện các quyết định đó trong doanh
nghiệp. Một cơ cấu tổ chức hợp lý cịn góp phần ngăn ngừa có hiệu quả các hành
vi gian lận và sai sót trong hoạt động tài chính kế toán của doanh nghiệp.
Để đánh giá về cơ cấu tổ chức, cần dựa vào các tiêu chí: sự thích hợp của
cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp và khả năng cung cấp các thông tin cần thiết
của nhà quản lý; mức độ phù hợp giữa trách nhiệm theo cơ cấu tổ chức với nhận
thức của những người quản lý về nhiệm vụ đó; khả năng đáp ứng về kiến thức,
kinh nghiệm đối với nhiệm vụ được giao của các nhà quản lý;
Thứ ba, chính sách nhân sự
Chính sách nhân sự là các chính sách và các quy định liên quan đến việc
tuyển dụng, huấn luyện, đánh giá, bổ nhiệm, khen thưởng hay kỷ luật nhân viên.
Nó có ảnh hưởng quan trọng đến việc hạn chế rủi ro của kiểm sốt nội bộ. Các
chính sách kiểm sốt phụ trợ cũng không kém phần quan trọng như định kỳ thay
đổi nhiệm vụ của nhân viên để tránh và phát hiện gian lận, sai sót có thể xảy ra.
Nhà quản lý cần phải thiết lập các chương trình động viên khuyến khích bằng các
hình thức khen thưởng và nâng cao mức khuyến khích cho các hoạt động tốt, nổi
bật. Đồng thời các hình thức kỷ luật nghiêm khắc cho các hành vi vi phạm cũng
cần được các nhà quản lý quan tâm.
Khi đánh giá về chính sách nhân sự, cần dựa vào các tiêu chí: chính sách

và thủ tục cho việc tuyển dụng, huấn luyện, đề bạt và trợ cấp phù hợp cho nhân
viên; có biện pháp điều chỉnh thích hợp cho sự khác biệt giữa chính sách nhân sự

7


với các chính sách và thủ tục kinh doanh; cần kiểm tra và lựa chọn các ứng viên
có trình độ, năng lực và kinh nghiệm phù hợp; mức độ phù hợp giữa sự duy trì
nhân viên, tiêu chuẩn đề bạt, kỹ thuật đánh giá khả năng làm việc, mối quan hệ
về nguyên tắc đạo đức và các hành vi khác.
Thứ tư, công tác kế hoạch
Hệ thống kế hoạch và dự toán bao gồm các kế hoạch sản xuất, tiêu thụ,
thu chi quỹ, kế hoạch hay dự toán đầu tư, sửa chữa tài sản cố định, đặc biệt là kế
hoạch tài chính gồm ước tính cân đối tình hình tài chính, kết quả hoạt động và sự
luân chuyển tiền trong tương lai là những nhân tố quan trọng trong môi trường
kiểm soát. Nếu việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch được tiến hành khoa học
và nghiêm túc thì hệ thống kế hoạch và dự tốn sẽ trở thành cơng cụ kiểm sốt
hữu hiệu. Vì vậy, trong thực tế các nhà quản lý thường quan tâm xem xét tiến độ
thực hiện kế hoạch, theo dõi những nhân tố ảnh hưởng đến kế hoạch đã lập nhằm
phát hiện ra những vấn đề bất thường và xử lý điều chỉnh kịp thời.
Thứ năm, Hội đồng Quản trị và Ủy ban Kiểm toán
Hội đồng Quản trị và Ủy ban Kiểm toán là những thành viên có kinh
nghiệm, uy tín trong doanh nghiệp. Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản
trị, gồm những thành viên trong và ngoài Hội đồng quản trị nhưng không tham
gia vào việc điều hành doanh nghiệp.
Ủy ban kiểm tốn có thể có những đóng góp quan trọng cho việc thực hiện
các mục tiêu của doanh nghiệp thông qua việc kiểm tra các hoạt động tuân thủ
luật pháp, giám sát việc lập báo cáo tài chính.
Khi đánh giá cần xét đến các tiêu chí sau: tồn tại độc lập đối với Ban giám
đốc; các cuộc họp thường xuyên và khơng thường xun với các bộ phận liên

quan như Phịng Tài chính, phịng kế tốn, kiểm tốn viên nội bộ và kiểm toán
viên độc lâp; sự đầy đủ và kịp thời của các thông tin được cung cấp đến Hội đồng
quản trị và của Ủy ban kiểm toán để giám sát các mục tiêu và chiến lược của nhà
quản lý; kết quả hoạt động và tình hình tài chính của doanh nghiệp; điều khoản
của các hợp đồng quan trọng; sự đầy đủ và kịp thời của báo cáo đến Hội đồng
quản trị và Ủy ban kiểm tốn về các thơng tin “nhạy cảm”, việc điều tra và xử lý.
Ở Việt Nam, Luật doanh nghiệp quy định một số loại hình cơng ty phải có
Ban kiểm sốt trực thuộc Đại hội đồng cổ đơng và đóng vai trị tương tự như Ủy
ban Kiểm toán.

8


Mơi trƣờng bên ngồi
Mỗi tổ chức cùng các nguồn lực của mình vận hành trong một mơi trường
hết sức phức tạp là vì có nhiều nhân tố gây tác dụng của mơi trường. Những nhân
tố đó có thể thuộc về kinh tế, cạnh tranh, cơng nghệ, chính trị và xã hội.
Thứ nhất, nhân tố kinh tế
Một bộ phận lớn của mơi trường có liên quan đến nhiều nhân tố kinh tế
khác nhau. Trước hết là mọi mặt của hiện trạng kinh tế chịu ảnh hưởng của tình
hình thế giới, đất nước và các vùng lãnh thổ. Trong khn khổ đó, có những
nhân tố đặc thù có liên quan đến sản phẩm và dịch vụ của một công ty nhất định.
Ai dùng sản phẩm và vì sao? “Cầu” đối với các nhu cầu khác mạnh như thế nào?
Ở đâu có người tiêu thụ sản phẩm? Họ có khả năng mua sản phẩm như thế nào?
Mặt khác, sau đó có những nhân tố liên quan đến “cung” sản phẩm, dịch vụ. Ở
đâu có vật liệu và dịch vụ cần thiết để làm ra sản phẩm nói trên và các vật liệu
cũng như dịch vụ này có dễ kiếm khơng? Loại phương tiện máy móc thiết bị sản
nào để sản xuất và loại dây chuyền nào cần đến? Những yêu cầu gì về vốn?
Thứ hai, nhân tố cạnh tranh
Cùng với các khía cạnh kinh tế vừa đề cập là tình hình cạnh tranh hiện taị.

Ai là đối thủ cạnh tranh? Số lượng đối thủ này? Họ có quan hệ với cơng ty nhiều
hay it? Các thế mạnh cạnh tranh của họ là gì? Những nhân tố đó kết hợp lại để
xác định tính chất của môi trường cạnh tranh ảnh hưởng đến ngành kinh doanh
nói chung và trực tếp đến từng doanh nghiệp. Quan hệ cạnh tranh thường có
nhiều quy mơ.
Thứ ba, nhân tố công nghệ
Tất cả các doanh nghiệp, do bản chất loại hình kinh doanh của họ và
ngành kinh doanh họ hoạt động đều phụ thuộc vào nhân tố công nghệ theo cách
thức riêng của họ.
Thứ tư, nhân tố chính trị
Mặt chính trị của mơi trường đề cập đến phạm vi mà luật pháp và quy
định của nhà nước có tác động quan trọng đến hoạt động của doanh nghiệp. Ví
dụ, ảnh hưởng của các chính sách thắt chặt tiền tệ, tín dụng trong giai đoạn vừa
qua đã ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động của hầu hết các doanh nghiệp.
Thứ năm, nhân tố xã hội

9


Đằng sau luật pháp hiện hành là lực lượng xã hội được biểu lộ thơng qua
q trình chính trị và sau đó trong một số trường hợp là sự hiệu lực hóa luật
pháp. Thái độ và quan điểm của xã hội cũng tạo ra sức mạnh quan trọng thuộc
môi trường. Cho nên ngày càng đòi hỏi các tổ chức kinh doanh phải có trách
nhiệm xã hội cao hơn.
2.1.3.2. Đánh giá rủi ro
Trên cơ sở mơi trường kiểm sốt thực tế với các yếu tố nội tại cũng như
bên ngoài, doanh nghiệp cần phân tích và đánh giá những rủi ro ảnh hưởng tới
khả năng hoàn thành những mục tiêu chủ yếu. Một loại rủi ro được xác định, ban
giám đốc sẽ xem xét những dấu hiệu sự tồn tại của chúng và quản lý chúng như
thế nào. Doanh nghiệp có thể xây dựng kế hoạch, chương trình hoặc đề xuất các

công việc để xác định các loại rủi ro cụ thể hoặc có thể quyết định chấp nhận rủi
ro bởi vì yếu tố chi phí hoặc những xem xét khác.
Rủi ro là những nguy cơ làm cho mục tiêu của tổ chức không được thực
hiện. Kinh doanh là chấp nhận rủi ro. Dù cho quy mơ, cấu trúc, loại hình hay vị
trí địa lý khác nhau, mọi tổ chức đều có rủi ro. Rủi ro phát sinh từ các nguồn bên
ngoài lẫn bên trong của tổ chức, nên cần phải đánh giá và phân tích rủi ro, kể cả
các rủi ro hiện hữu lẫn tiềm ẩn.
Một sự kiện chỉ được xem là rủi ro nếu nó đe dọa việc đạt được các mục
tiêu của doanh nghiệp. Do đó, mục tiêu phải được đề ra thì nhà quản lý mới có
thể nhận dạng rủi ro và có những hành động cần thiết để quản lý chúng. Có ba
loại mục tiêu chủ yếu:
Thứ nhất, mục tiêu hoạt động:Liên quan đến tính có hiệu lực và hiệu quả
của các hoạt động trong doanh nghiệp. Nó bao gồm các mục tiêu về phương thức
thực hiện, lợi nhuận và bảo vệ tài sản. Mục tiêu hoạt động sẽ thay đổi tùy thuộc
vào cơ cấu và cách thức thực hiện.
Thứ hai, mục tiêu báo cáo tài chính: Đảm bảo độ tin cậy của các thơng tin
cơng khai trên báo cáo tài chính.
Thứ ba, mục tiêu về tính tuân thủ: Đảm bảo tuân thủ các quy định, các
ngun tắc mang tính pháp lý.
Mỗi tình huống khác nhau của một hoạt động sẽ liên quan đến một hoặc
nhiều mục tiêu. Các mục tiêu trong một tổ chức được thực hiện và liên kết với
nhau. Mục tiêu phải được triển khai một cách nhất quán và phổ biến đến mọi bộ

10


phận trong doanh nghiệp. Người quản lý và nhân viên thực hiện cần hỗ trợ lẫn
nhau để hiểu được kết quả cần phải đạt được, vì vấn đề cơ bản trong kiểm soát
nội bộ là quản lý mục tiêu.
Trên cơ sở mơi trường kiểm sốt hiện tại, để đối phó với những rủi ro như

kinh doanh thua lỗ, vi phạm pháp luật, báo cáo tài chính khơng trung thực, tài sản
bị tham ô, đánh cắp…, doanh nghiệp phải đề ra đánh giá được những rủi ro có
thể xảy ra để từ đó đề ra những quy định, chính sách để điều hành hoạt động sản
xuất kinh doanh phù hợp. Bởi vậy, đánh giá rủi ro đóng vai trị cơ sở để xây dựng
các quy định, chính sách kiểm sốt nội bộ. Các loại rủi ro có thể xảy ra với doanh
nghiệp bao gồm:
Thứ nhất, rủi ro hoạt động
Rủi ro hoạt động là loại rủi ro xảy ra trong doanh nghiệp có liên quan đến:
Nguồn lực, sự kiện, đối tượng. Các rủi ro hoạt động xảy ra thông thường là do
việc thực hiện không hữu hiệu, không hiệu quả và không tuân thủ như: nghiệp
vụ, hoạt động không được xét duyệt; nghiệp vụ đã xét duyệt nhưng không được
thực hiện, hoặc thực hiện nhiều lần (bị trùng lắp); sai sót đối tượng liên quan; sử
dụng sai sót nguồn lực (Sai sản phẩm, số lượng, giá …); mất mát tài sản, thiếu
hụt tài sản.
Thứ hai, rủi ro xử lý thông tin
Là loại rủi ro xảy ra trong doanh nghiệp có liên quan đến việc ghi nhận
thông tin, xử lý thông tin, cung cấp kết xuất. Các rủi ro xử lý thông tin thường có
ngun nhân từ q trình ghi chép, nhập liệu như: thiếu hoặc không ghi chép,
không nhập liệu nghiệp vụ hoặc và nhập trùng lắp các nghiệp vụ; ghi sai nguồn
lực (Loại sản phẩm, số lượng, giá cả sản phẩm); ghi sai các đối tượng liên quan
hoặc quá trình xử lý, cập nhật và cung cấp như không cập nhật hoặc cập nhật
nhiều lần; cập nhật không đúng thời điểm; cập nhật sai đối tượng, nguồn lực liên
quan; cung cấp thông tin sai đối tượng, thời điểm…
Thứ ba, rủi ro nguồn lực hệ thống
Là các rủi ro xảy ra trong doanh nghiệp có liên quan đến việc phát
triển, sử dụng và bảo quản hệ thống thông tin. Rủi ro nguồn lực hệ thống xảy
ra do: Thời gian kéo dài, chi phí cao, hệ thống khơng đạt u cầu, thất bại;
khơng đúng đối tượng sử dụng, sử dụng sai chức năng…; hư hỏng hệ thống,
mất mát dữ liệu…


11


2.1.3.3. Thơng tin và truyền thơng
Nhà quản lý chỉ có thể đưa ra những quyết định phù hợp trong quản trị và
trong kiểm soát các hoạt động của doanh nghiệp cũng như lập báo cáo tài chính
đáng tin cậy khi dựa trên cơ sở hệ thống thông tin hiệu quả bao gồm cả hệ thống
kế tốn. Bên cạnh đó, hoạt động truyền thông liên quan đến việc cung cấp một sự
hiểu biết rõ ràng đối với các quy định và trách nhiệm của mỗi cá nhân. Các kế
hoạch, các hoạt động kiểm soát phải được báo cáo lên cấp trên, chuyển từ trên
xuống dưới, ngang hàng, ngang cấp trong một doanh nghiệp.
Thông tin và truyền thông gồm hai thành phần gắn kết với nhau. Đó là hệ
thống thu nhận, xử lý, ghi chép thông tin và hệ thống báo cáo thơng tin bên trong
nội bộ và bên ngồi.
Thơng tin
Để xử lý thơng tin trong doanh nghiệp cần có hệ thống thông tin với các
đặc điểm:
Thứ nhất, thông tin được thu nhập, xử lý bởi hệ thống thơng tin. Thơng tin
có thể chính thức hoặc khơng chính thức. Ví dụ, qua đàm phán với khách hàng,
nhà cung cấp hoặc nhân viên, nhà quản lý có thể nhận ra được những rủi ro hoặc
cơ hội cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Thứ hai, Hệ thống thông tin không chỉ nhận dạng, nắm bắt các thơng tin
cần thiết về tài chính, phi tài chính mà nó cịn đánh giá và báo cáo về những
thơng tin đó theo một trình tự để việc quản lý các hoạt động của doanh nghiệp có
hiệu quả.
Thứ ba, hệ thống thơng tin thích hợp bao gồm các thông tin về ngành sản
xuất kinh doanh, thông tin kinh tế và những thơng tin có liên quan khác từ bên
ngoài và bên trong doanh nghiệp.
Thứ tư, hệ thống kế tốn là hệ thống thơng tin chủ yếu trong doanh nghiệp
bao gồm hệ thống chứng từ kế toán, hệ thống sổ kế toán, hệ thống tài khoản kế

toán và hệ thống bảng tổng hợp, cân đối kế tốn. Trong đó, q trình lập và ln
chuyển chứng từ đóng vai trị quan trọng trong cơng tác kiểm sốt nội bộ của
doanh nghiệp.
Mục đích của một hệ thống kế tốn của doanh nghiệp là sự nhận biết, thu
thập, phân loại, ghi sổ và báo cáo các nghiệp vụ kinh tế tài chính của doanh
nghiệp đó, thảo mãn chức năng thơng tin và kiểm tra của hoạt động kế toán. Một

12


×