Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thanh tra trên địa bàn tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 131 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHẠM XN HỒNG

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC
THANH TRA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

8340410

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Mai Lan Phương

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào, được thực hiện dựa trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thức
chuyên ngành, nghiên cứu khảo sát tình hình thực tiễn và dưới sự hướng dẫn khoa học
của TS. Mai Lan Phương.
Các số liệu, bảng biểu và những kết quả trong khóa luận là trung thực, xuất phát
tự thực tiễn và kinh nghiệm hiện có, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều ghi
rõ nguồn gốc.


Một lần nữa tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam đoan trên.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Tác giả luận văn

Phạm Xuân Hoàng

i


LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tốt nghiệp này tơi đã được thực hiện tại Trung tâm Thông tin Tư liệu
Thanh tra - Thanh tra tỉnh Phú Thọ. Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự
dạy bảo, hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý rất nhiệt tình của q thầy cô, bạn bè và các cô,
chú, anh, chị đồng nghiệp. Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới
những sự giúp đỡ quý báu đó.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc TS. Mai Lan Phương đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian
và tạo điều kiện cho tôi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, quý thầy cô khoa Kinh
tế và Phát triển Nông thôn, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã truyền đạt cho em
nhiều kiến thức quý báu trong suốt thời gian qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ, lãnh đạo và cán bộ Thanh tra tỉnh Phú
Thọ đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành

luận văn.
Trân trọng cám ơn./.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Tác giả luận văn

Phạm Xuân Hoàng

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................... vi
Danh mục bảng ...........................................................................................................vii
Danh mục hình, biểu đồ..............................................................................................viii
Trích yếu luận văn ........................................................ Error! Bookmark not defined.i
Thesis abstract ............................................................... Error! Bookmark not defined.
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1

1.2.


Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 3

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................ 3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 3

1.3.

Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.4.

Ý nghĩa đóng góp ............................................................................................ 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn .............................................................................. 5
2.1.


Cơ sở lý luận ................................................................................................... 5

2.1.1.

Một số khái niệm cơ bản .................................................................................. 5

2.1.2.

Đặc điểm của công tác thanh tra ...................................................................... 5

2.1.3.

Mục đích của thanh tra..................................................................................... 6

2.1.4.

Thanh tra hành chính và thanh tra chun ngành .............................................. 7

2.1.5.

Vai trị và chức năng, nhiệm vụ của thanh tra ................................................... 8

2.1.6.

Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thực hiện chức năng thanh
tra .................................................................................................................. 10

2.1.7.

Trình tự tiến hành một cuộc thanh tra............................................................. 16


2.1.8.

Nội dung nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng công tác thanh tra .......... 24

2.1.9.

Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác thanh tra tỉnh Phú Thọ ............................ 28

2.2.

Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 32

iii


2.2.1.

Kinh nghiệm và bài học kinh nghiệm của Thanh tra chính phủ về cơng tác
thanh tra ........................................................................................................ 32

2.2.2.

Một số bài học kinh nghiệm rút ra qua công tác thanh tra tại tỉnh Đồng Nai ... 34

2.2.3.

Một số kinh nghiệm trong xây dựng, thực hiện chương trình, kế hoạch
thanh tra tại tỉnh Vĩnh Phúc ........................................................................... 37


2.2.4.

Kinh nghiệm trong thực hiện kết luận thanh tra của Thanh tra thành phố
Hà Nội ........................................................................................................... 38

2.2.5.

Kinh nghiệm giám sát hoạt động Đoàn thanh tra đối của Thanh tra tỉnh
Lào cai........................................................................................................... 40

2.2.6.

Bài học kinh nghiệm cho công tác thanh tra tỉnh Phú Thọ .............................. 44

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 46
3.1.

Địa điểm nghiên cứu ...................................................................................... 46

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý ...................................................................... 46

3.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ .......................................................... 51

3.1.3.

Giới thiệu về thanh tra tỉnh Phú Thọ, cơ cấu tổ chức, bộ máy ngành thanh

tra ở tỉnh Phú Thọ .......................................................................................... 56

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 57

3.2.1.

Lý do chọn điểm nghiên cứu .......................................................................... 57

3.2.2.

Phương pháp thu thập thông tin ..................................................................... 58

3.2.3.

Phương pháp xử lý thông tin .......................................................................... 60

3.2.4.

Phương pháp phân tích thơng tin .................................................................... 61

3.2.5.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 61

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................. 63
4.1.

Thực trạng công tác thanh tra ......................................................................... 63


4.1.1.

Thực trạng thanh tra hành chính ..................................................................... 63

4.1.2.

Thực trạng thanh tra chuyên ngành ................................................................ 66

4.1.3.

Thực trạng thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về thanh tra, giải
quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng ..................................... 67

4.1.4.

Đánh giá chung .............................................................................................. 69

4.2.

Thực trạng giải pháp nâng cao chất lượng công tác thanh tra ......................... 70

4.2.1.

Thực trạng giải pháp nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch thanh tra ..... 70

4.2.2.

Thực trạng giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện kết luận thanh tra,
theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, xử lý sau thanh tra tại tỉnh Phú Thọ .................... 75


iv


4.2.3.

Thực trạng giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giám sát hoạt động Đoàn
thanh tra tại tỉnh Phú Thọ............................................................................... 80

4.3.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện giải pháp nâng cao chất
lượng công tác thanh tra trên Địa bàn tỉnh Phú Thọ........................................ 86

4.3.1.

Hệ thống văn bản pháp luật ............................................................................ 86

4.3.2.

Chất lượng cán bộ thực hiện công tác thanh tra .............................................. 88

4.3.2.

Mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan thanh tra với cơ quan Kiểm toán Nhà
nước .............................................................................................................. 98

4.4.

Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thanh tra trên Địa bàn tỉnh Phú

Thọ ................................................................................................................ 99

4.4.1.

Tăng cường đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thanh tra ................ 99

4.4.2.

Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch thanh tra ...................... 101

4.4.3.

Tiếp tục nâng cao chất lượng thực hiện kết luận thanh tra, xử lý sau thanh
tra ................................................................................................................ 102

4.4.4.

Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác giám sát hoạt động Đoàn thanh tra ............. 104

4.4.5.

Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan thanh tra với cơ quan
Kiểm toán Nhà nước .................................................................................... 105

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................. 107
5.1.

Kết luận ....................................................................................................... 107

5.2.


Kiến nghị ..................................................................................................... 108

Tài liệu tham khảo ..................................................................................................... 110

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

UBND

Ủy ban nhân dân

NSNN

Ngân sách nhà nước

KN

Khiếu nại

TC

Tố cáo

PCTN


Phòng, chống tham nhũng



Quyết định

KLTT

Kết luận thanh tra

HĐND

Hội đồng nhân dân

QSD

Quyền sử dụng

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Bảng thu thập thông tin thứ cấp .......................................................................... 58

Bảng 3.2.

Số lượng và cơ cấu các mẫu điều tra .................................................................. 60


Bảng 4.1.

Kết quả thanh tra hành chính .............................................................................. 63

Bảng 4.2.

Kết quả thanh tra lĩnh vực quản lý, thực hiện dự án đầu tư xây dựng
cơ bản .................................................................................................................. 64

Bảng 4.3.

Kết quả thanh tra lĩnh vực sử dụng tài chính, ngân sách ................................... 65

Bảng 4.4.

Kết quả thanh tra lĩnh vực đất đai ....................................................................... 65

Bảng 4.5.

Kết quả thanh tra chuyên ngành 2015-2017 ...................................................... 67

Bảng 4.6.

Kết quả thanh tra, kiểm tra trách nhiệm ............................................................. 68

Bảng 4.7.

Bảng theo dõi số cuộc trong Kế hoạch thanh tra chia theo hình thức thanh
tra ngành thanh tra tỉnh Phú Thọ ........................................................................ 73


Bảng 4.8.

Đánh giá của cán bộ về chất lượng lập kế hoạch thanh tra năm của cán bộ
thanh tra ............................................................................................................... 74

Bảng 4.9.

Đánh giá của cán bộ, công chức thanh tra về việc thực hiện kết luận, theo
dõi, đôn đốc, xử lý sau thanh tra ......................................................................... 79

Bảng 4.10.

Kết quả điều tra đánh giá về chất lượng hiệu quả giám sát hoạt động Đoàn
thanh tra ............................................................................................................... 84

Bảng 4.11.

Kết quả điều tra đánh giá năng lực giám sát hoạt động đoàn thanh tra ............ 85

Bảng 4.12.

Đánh giá của cán bộ, công chức ngành thanh tra về hệ thống văn bản pháp
luật đối với hoạt động thanh tra .......................................................................... 87

Bảng 4.13.

Chất lượng lực lượng cán bộ thanh tra tỉnh Phú Thọ ......................................... 89

Bảng 4.14.


Đánh giá về năng lực, phẩm chất cán bộ thanh tra ............................................ 95

Bảng 4.15.

Đánh giá của cán bộ, công chức ngành thanh tra trên các chỉ tiêu về tổ
chức, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ngành thanh tra................ 96

Bảng 4.16.

Đánh giá của cán bộ, công chức ngành thanh tra về chất lượng đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ ngành thanh tra............................................................................. 97

Bảng 4.17.

Đánh giá của cán bộ, công chức ngành thanh tra về mối quan hệ phối hợp
giữa cơ quan Thanh tra với cơ quan Kiểm Toán nhà nước ............................... 98

vii


DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 3.1.

Bản đồ hành chính tỉnh Phú Thọ ........................................................... 49

Biểu đồ 1.

Sơ đồ bộ máy các cơ quan thanh tra của tỉnh Phú Thọ .......................... 56


Biểu đồ 2.

Sơ đồ bộ máy cơ quan Thanh tra tỉnh Phú Thọ...................................... 56

Biểu đồ 4.1.

Thực trạng thanh tra hành chính 2015-2017 .......................................... 64

Biểu đồ 4.2.

Trình độ chun mơn của cán bộ thanh tra ............................................ 90

Biểu đồ 4.3.

Trình độ lý luận chính trị của cán bộ thanh tra ...................................... 91

Biểu đồ 4.4.

Ngạch thanh tra của cán bộ thanh tra tỉnh Phú Thọ ............................... 93

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Phạm Xn Hồng
Tên Luận văn: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thanh tra trên địa bàn tỉnh
Phú Thọ
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 8340410


Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng cơng tác thanh tra qua các năm, tìm ra các ưu điểm, hạn chế
còn tồn tại của ngành thanh tra tỉnh Phú Thọ nhằm đề xuất các giải pháp chủ yếu góp
phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Phương pháp nghiên cứu
Tiến hành điều tra, thu thập thông tin, tài liệu, số liệu liên quan về cơ sở lý luận
và thực tiễn về công tác quản lý nhà nước, công tác thanh tra qua sách, báo, mạng
internet, các tài liệu nghiên cứu của Trường cán bộ thanh tra, các đề tài khoa học cấp
tỉnh, cấp sở; các khóa luận tốt nghiệp và luận văn. Số liệu thứ cấp trong công tác thanh
tra được thu thập từ các báo cáo tổng kết hàng năm; số liệu thống kê, tổng hợp và các
Nghị quyết, Chị thị, Kế hoạch… từ Trung ương đến địa phương giai đoạn 2015-2017.
Số liệu sơ cấp thu thập qua tiến hành điều tra khảo sát, điều tra thông tin từ các cán bộ,
công chức đang công tác tại Thanh tra tỉnh Phú Thọ và điều tra khảo sát tại các đơn vị
đã được thanh tra.
Các thông tin thu thập được xử lý trực tiếp và thông qua công cụ Microsoft
Word và Microsoft Excel nhằm thuận tiện cho việc xử lý dữ liệu, thuận tiện cho q
trình trình bày thơng tin trong luận văn. Các thơng tin sơ cấp tìm hiểu qua điều tra khảo
sát trực tiếp được ghi âm lại, thống kê và kiểm tra lại các thông tin để phát hiện những
điểm bất cập, còn chưa hợp lý trong thực tế, thực tiễn. Qua các thông tin đánh giá, so
sánh chất lượng hoạt động thanh tra nhằm so sánh kết quả đạt được có các ưu, nhược
điểm, tồn tại, hạn chế của hoạt động thanh tra trên địa bàn tỉnh.
Kết quả chính và kết luận
Với mục tiêu của luận văn là tìm hiểu thực trạng cơng tác thanh tra qua thực
trạng các năm 2015-2017, tìm ra các ưu điểm, hạn chế còn tồn tại của ngành thanh tra
tỉnh Phú Thọ nhằm đề xuất các giải pháp chủ yếu góp phần nâng cao chất lượng, hiệu
quả công tác thanh tra trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Luận văn đã tập trung nghiên cứu các
vấn đề lý luận về hoạt động thanh tra: khái niệm về thanh tra, thanh tra hành chính,
thanh tra chuyên ngành; vai trò, chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc, mục đích của hoạt


ix


động thanh tra; tổ chức, quyền hạn của cơ quan thanh tra và trình tự tiến hành một cuộc
thanh tra. Nghiên cứu trên cơ sở thực tiễn, kinh nghiệm và một số bài học kinh nghiệm
của một số tỉnh, thành phố, rút ra các bài học kinh nghiệm cho công tác thanh tra tại tỉnh
Phú Thọ.
Nghiên cứu từ thực trạng công tác thanh tra tại tỉnh Phú Thọ bộc lộ một số hạn
chế từ số liệu thực tế và số liệu khảo sát nghiên cứu, có thể thấy cơng tác thanh tra ở
tỉnh Phú Thọ vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế như: hệ thống văn bản pháp luật, văn bản
hướng dẫn thi hành còn chưa đầy đủ, chưa cụ thể; việc thực hiện kết luận thanh tra, kiến
nghị xử lý sau thanh tra còn chậm trễ, chưa đạt yêu cầu; cơng tác giám sát hoạt động
Đồn thanh tra cịn chưa hiệu quả; công tác lập kế hoạch thanh tra cịn xảy ra chồng
chéo; chất lượng cán bộ, cơng chức làm cơng tác thanh tra cịn nhiều hạn chế:nhu cầu
đào tạo bồi dưỡng về trình độ chun mơn, trình độ lý luận chính trị, trình độ thanh tra
viên là rất lớn; mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan Thanh tra và cơ quan Kiểm toán Nhà
nước chưa rõ ràng, thiếu các văn bản quy định rõ ràng về quy chế phối hợp, chia sẻ
thông tin giữa các cơ quan thanh tra và cơ quan Kiểm toán Nhà nước nhất là công tác
xây dựng và triển khai việc thực hiện kế hoạch thanh tra, kế hoạch của Kiểm toán Nhà
nước nhằm hạn chế chồng chéo trong hoạt động kiểm tra, kiểm tốn. Để cơng tác thanh
tra trên địa bàn tỉnh Phú Thọ tiếp tục đáp ứng được yêu cầu, nâng cao hơn nữa về chất
lượng, hiệu quả trong các năm tiếp theo cần thực hiện những giải pháp sau: Tiếp tục
nâng cao chất lượng thực hiện kết luận thanh tra, xử lý sau thanh tra; Nâng cao hiệu quả
công tác giám sát hoạt động Đoàn thanh tra; Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa cơ
quan Thanh tra với cơ quan Kiểm toán Nhà nước; Tiếp tục nâng cao chất lượng công
tác lập kế hoạch thanh tra; Tăng cường đào tạo, nâng cao chất lượng lực lượng cán bộ
thanh tra.

x



THESIS ABSTRACT
Master candidate: Pham Xuan Hoang
Thesis title: Solutions to improve the quality of inspection in Phu Tho province.
Major: Economic Management

Code: 8340410

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
Evaluating situation and analyzing factors that influence the quality of
inspection, and put forward several main solutions to improve the quality of inspection
in Phu Tho province.
Methods
Data collection method: Secondary data is collected through proclaimed
documents such as reports, statistical yearbook of the province; summary reports of the
departments, committees. Primary data is gathered from inspectors.
Method of analysis: there are several methods of analysis using in this study
such as descriptive analysis, partial analysis, comparative analysis.
Main findings and Conclusion
Evaluating situation the quality of the inspection in the period of 2015-2017,
showing the advantages and disadvantagrs of the inspection in Phu Tho province and
proposing the main solutions to improve the quality of inspection in Phu Tho province.
Firstly, the thesis focused on theoretical issues on inspection activities, such as: the
concept of inspection, administrative inspection, specialized inspection; roles, functions,
tasks, principles and purposes of inspecting; the organization and powers of the.
Secondly, learning from experiences of other provinces and cities, the research provides
lessons for the inspection in Phu Tho province.
The inspection has many restriction: lacking of the system of legal

documents; carring out inspection conclusions is delayed; Monitering the inspection
activities is not effective; planning of inspection is overlapping; The quality of the
inspector is limited; The demand for inspection training are very high; The
relationship between the Inspectorate and the State Audit is unclear, there are no
clearly defined regulations on coordination and sharing of information between
inspection agencies and audit agencies, especially on the formulation and
implementation of the inspection plan and the plan of the State Audit in order to
limit the overlap in inspection and audit activities.

xi


The inspection in Phu Tho province to continue to meet the requirements and to
improve quality and efficiency, in the following years the provincial inspectorate should
implement the following solutions: Continuously strengthening the implementation of
inspection conclusions, post-inspection recommendation; Enhancing the relationship
between the Inspectorate and the State Audit; Improving the effectiveness of
supervision activities on the inspection team, the quality of inspection planning, the
quality of inspection staff (by focusing on professional training).

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thanh tra là hoạt động không thể thiếu trong quản lý nhà nước, là một
khâu, là một giai đoạn của quản lý nhà nước. Thanh tra gắn liền với quản lý nhà
nước, đáp ứng yêu cầu và phục vụ mục tiêu quản lý nhà nước. Thực hiện có hiệu
lực và hiệu quả cơng tác thanh tra sẽ góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu
lực và hiệu quả quản lý hành chính nhà nước; bảo đảm trật tự, kỷ cương; bảo vệ

quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, cơ quan, tổ chức trong hoạt động quản
lý hành chính nhà nước.
Thanh tra góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà
nước; phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị
với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục, phòng ngừa, phát
hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực
hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực, góp phần nâng
cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước, bảo vệ lợi ích của nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân (Nguyễn Đức
Hạnh và cs., 2017)
Vị trí, vai trị quan trọng của cơng tác thanh tra được thể hiện trong
nhiều bài viết, bài nói, chỉ thị của Hồ Chủ Tịch ở nhiều lúc, nhiều nơi. Tại Hội
nghị tổng kết thanh tra toàn miền Bắc tháng 4 năm 1957, Hồ Chủ Tịch căn
dặn “cán bộ thanh tra giúp trên hiểu biết tình hình địa phương và cấp dưới,
đồng thời cũng giúp cho các cấp địa phương kịp thời sửa chữa, uốn nắn nếu
làm sai, hoặc làm chậm. Cho nên trách nhiệm của công tác thanh tra là quan
trọng”. Từ Hiến pháp năm 1946 với khái niệm “Ban kiểm soát ” của Ban
Thường vụ Nghị viện để kiểm sốt, phê bình Chính phủ đến Sắc lệnh số
64/SL thành lập “Ban Thanh tra đặc biệt” của Chính phủ; việc ghi nhận trong
Hiến pháp năm 1959 (Điều 76), Hiến pháp 1980 (Điều 107, 110), Hiến pháp
năm 1992 (Điều 112, 115, 116. 124) và Pháp lệnh thanh tra năm 1990, Luật
Thanh tra năm 2004, Luật Thanh tra năm 2010 là quá trình đúc kết kinh
nghiệm và dần tiến tới hồn chỉnh khái niệm thanh tra.
Trong những năm qua, cơng tác thanh tra luôn được Nhà nước ta chú
trọng, công tác thanh tra tại tỉnh Phú Thọ luôn được các cấp ủy Đảng, chính

1


quyền các cấp, các ngành quan tâm, được triển khai thường xuyên và đã đạt được

những kết quả nhất định. Thanh tra là chức năng thiết yếu của quản lý Nhà nước,
hoạt động thanh tra luôn gắn liền với chủ thể quản lý, vì vậy, hình thức nhà nước
nào - hình thái xã hội nào cũng cần đến hoạt động thanh tra. Thanh tra các cấp,
các ngành đã chủ động tham mưu với thủ trưởng cơ quan cùng cấp triển khai
thực hiện và hoàn thành 100% kế hoạch thanh tra được đề ra, triển khai các cuộc
thanh tra tại các đơn vị trên các lĩnh vực quản lý nhà nước về sử dụng tài chính,
ngân sách, sử dụng đất đai, thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ bản, thực hiện
các dự án phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện tốt việc công khai các kết luận
thanh tra; tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc các đơn vị có vi phạm thực hiện
các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra, từ đó nâng cao tỷ lệ thu
hồi sau thanh tra.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác thanh tra ở tỉnh
trong thời gian qua vẫn còn tồn tại một số hạn chế, còn chưa đáp ứng được yêu
cầu đề ra. Những vấn đề liên quan đến chất lượng công tác thanh tra trong tỉnh
bao gồm: hiệu quả sau thanh tra chưa cao, kết luận thanh tra có cuộc cịn chung
chung chưa chỉ rõ sai phạm của đơn vị được thanh tra, tiến độ thực hiện một số
cuộc thanh tra còn kéo dài; một số cán bộ thanh tra còn chưa đáp ứng được yêu
cầu về trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức và bản lĩnh chính trị
trong thực hiện nhiệm vụ được giao; hoạt động thanh tra còn xuất hiện chồng
chéo, trùng lặp về phạm vi và đối tượng dẫn đến còn hạn chế về chất lượng công
tác thanh tra trên địa bàn tỉnh.
Xuất phát từ thực trạng và những vấn đề như trên, cần phải đánh giá trung
thực tình hình thực tiễn của cơng tác thanh tra tỉnh Phú Thọ trong thời gian vừa
qua, những vướng mắc đang đặt ra về tổ chức và hoạt động của hoạt động thanh
tra hiện nay để định hướng và đề ra những giải pháp thiết thực giúp hoạt động
thanh tra đáp ứng yêu cầu, nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác thanh
tra trong những năm tiếp theo là vô cùng cần thiết cần thiết. Là một cán bộ đang
công tác trong ngành Thanh tra tỉnh Phú Thọ và là học sinh của Trường Học viện
Nông nghiệp Việt Nam, qua kiến thức đã được học và kinh nghiệm qua công tác
thực tế, em xin lựa chọn đề tài: "Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thanh

tra trên địa bàn tỉnh Phú Thọ" để nghiên cứu làm luận văn thạc sỹ chuyên
ngành Quản lý kinh tế.

2


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu thực trạng cơng tác thanh tra qua các năm, tìm ra các ưu điểm,
hạn chế còn tồn tại của ngành thanh tra tỉnh Phú Thọ nhằm đề xuất các giải pháp
chủ yếu góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả cơng tác thanh tra trên địa bàn
tỉnh Phú Thọ.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn của Thanh tra nhà
nước, thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành;
- Đánh giá thực trạng công tác thanh tra và các giải pháp nâng cao chất
lượng công tác thanh tra trên địa bàn tỉnh Phú Thọ;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện giải pháp nâng cao chất
lương công tác thanh tra trên địa bàn tỉnh Phú Thọ;
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện, nâng cao chất lượng
công tác thanh tra trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về công tác thanh tra của ngành thanh tra trên địa
bàn tỉnh Phú Thọ.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi về nội dung
Luận văn này tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận về hoạt động thanh
tra: thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành; thực trạng hoạt động của
ngành thanh tra tỉnh Phú Thọ qua các năm gần đây; từ đó đưa ra một số giải pháp

nhằm nâng cao chất lượng công tác thanh tra trên địa bàn tỉnh.
1.3.2.2. Phạm vi về không gian
Nghiên cứu của Luận văn được tiến hành tại tỉnh Phú Thọ. Tỉnh Phú Thọ
bao gồm 13 huyện, thành, thị; 23 sở, ban, ngành.
1.3.2.3. Phạm vi về thời gian
Nghiên cứu được thực hiện từ ngày 11/10/2017.
Nguồn số liệu thứ cấp được thu thâp trong tài liệu 3 năm từ năm 2015 đến
hết năm 2017.

3


Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập từ ngày 11/10/2017.
1.4. Ý NGHĨA ĐÓNG GÓP
Luận văn đã đánh giá thực trạng cơng tác thanh tra và phân tích các yếu tố
ảnh hưởng đến thực hiện giải pháp nâng cao chất lượng công tác thanh tra trên
địa bàn tỉnh Phú Thọ. Từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hồn thiện,
nâng cao chất lượng cơng tác thanh tra trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
Thanh tra (tiếng anh là Inspect) xuất phát từ nguồn gốc La tinh (Inspectare)
có nghĩa là “nhìn vào bên trong”, chỉ một sự kiểm tra, xem xét từ bên ngoài đối với
hoạt động của một số đối tượng nhất định.
Theo từ điển Tiếng Việt (2003) “thanh tra là kiểm soát, xem xét tại chỗ việc
làm của địa phương, cơ quan, xí nghiệp”. Với nghĩa này, thanh tra bao hàm nghĩa

kiểm soát nhằm “xem xét và phát hiện ngăn chặn những gì trái với quy định”. Thanh
tra thường đi kèm với một chủ thể nhất định: người làm nhiệm vụ thanh tra, đoàn
thanh tra, và được đặt trong phạm vi quyền hạn của chủ thể nhất định.
Luật Thanh tra 2010 quy định: “Thanh tra Nhà nước là hoạt động xem xét,
đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn
của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính
và thanh tra chuyên ngành”.
Như vậy, thanh tra là một chức năng thiết yếu của quản lý Nhà nước, là
hoạt động kiểm tra, xem xét việc làm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân;
thường được thực hiện bởi một cơ quan chuyên trách theo một trình tự, thủ tục
do pháp luật quy định, nhằm kết luận đúng, sai, đánh giá ưu điểm, khuyết điểm,
phát huy nhân tố tích cực, phịng ngừa, xử lý các vi phạm, góp phần hồn thiện
cơ chế quản lý, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà
nước, các quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân.
2.1.2. Đặc điểm của công tác thanh tra
Thứ nhất, thanh tra luôn gắn với quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu và
phục vụ mục tiêu quản lý nhà nước. Với tư cách là một chức năng, là một giai
đoạn của chu trình quản lý nhà nước, thanh tra gắn liền với quản lý nhà nước.
Quản lý nhà nước và thanh tra có cái chung là sử dụng quyền lực nhà nước thực
hiện sự tác động lên đối tượng bị quản lý, góp phần điều chỉnh các cách thức,
phương pháp quản lý của chủ thể quản lý. Một thể chế hành chính và cơ chế quản
lý nhà nước sẽ khơng đầy đủ nếu thiếu thanh tra. Quản lý nhà nước và thanh tra
có mối quan hệ vơ cùng mật thiết với nhau. Lê nin đã nói: Nhà nước sẽ hạn chế

5


được nguy cơ tham nhũng, tệ quan liêu, tăng cường được kỷ cương xã hội khi thực
hiện tốt công tác thanh tra, kiểm soát (Nguyễn Đức Hạnh và cs., 2017).

Thứ hai, thanh tra ln mang tính quyền lực nhà nước. Tính quyền lực
của hoạt động thanh tra có mối liên hệ chặt chẽ với tính quyền uy - phục tùng của
quản lý nhà nước. Là một chức năng của quản lý nhà nước, thanh tra phải thể
hiện như một tác động tích cực nhằm thực hiện quyền lực nhà nước của chủ thể
quản lý đối với đối tượng quản lý. Tính quyền lực nhà nước của hoạt động thanh
tra thể hiện ở chỗ các cơ quan thanh tra đều có quyền hạn được xác định và khả
năng thực hiện quyền hạn đó, cụ thể ở những mặt sau: Ra quyết định bắt buộc thi
hành đối với các đối tượng bị thanh tra trong việc sửa chữa những thiếu sót đã bị
phát hiện; trong một số trường hợp có thể trực tiếp sử dụng các biện pháp mang
tính cưỡng chế nhà nước; yêu cầu cấp có thẩm quyền giải quyết đề nghị của
thanh tra, yêu cầu truy cứu trách nhiệm đối với những người có lỗi gây ra những
vi phạm được phát hiện, kể cả việc chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để truy tố
trước pháp luật (Nguyễn Đức Hạnh và cs., 2017).
Thứ ba, thanh tra mang tính khách quan và độc lập tương đối.
Tính khách quan của hoạt động thanh tra được biểu hiện ở chỗ mọi hoạt
động thanh tra đều phải tuân theo pháp luật, đảm bảo hoạt động thanh tra được
minh bạch, khách quan, công bằng. Cơ quan thanh tra tự mình tổ chức các cuộc
thanh tra trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội theo thẩm quyền được pháp luật quy
định. Cơ quan thanh tra ra các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý theo cơ sở
pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định thanh tra của mình (Nguyễn Đức
Hạnh và cs., 2017).
Tính độc lập tương đối của các cơ quan thanh tra thể hiện ở việc các cơ
quan thanh tra thuộc hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước, chịu sự chỉ đạo
trực tiếp của thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước về chương trình, kế hoạch
thanh tra, biên chế, cơ sở vật chất và phương tiện hoạt động. Mặt khác, các cơ
quan thanh tra cũng phải chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan thanh tra cấp
trên về tổ chức, nghiệp vụ và nhiệm vụ.
2.1.3. Mục đích của thanh tra
Mục đích cơng tác thanh tra được quy định tại Điều 2, Luật Thanh tra
2010, cụ thể như sau:

Mục đích hoạt động thanh tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý,

6


chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện
pháp khắc phục; phịng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp
cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân
tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước;
bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá
nhân. Công tác thanh tra không chỉ nhằm phát hiện và xử lý những vi phạm pháp
luật mà còn giúp cơ quan quản lý Nhà nước đánh giá sự phù hợp với thực tiễn
cuộc sống, có khiếm khuyết, sai sót gì dễ dẫn đến sự vi phạm để kịp thời sửa đổi,
bổ sung nhằm khắc phục những khiếm khuyết đấy.
Hoạt động thanh tra giúp phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm
pháp luật. Thanh tra là hoạt động thường xuyên cơ quan quản lý nhà nước nhằm bảo
đảm cho các quyết định quản lý được chấp hành bảo đảm mọi hoạt động của cơ quan
tổ chức, cá nhân tuân thủ những quy định của pháp luật. Chính tính chất thường
xuyên của hoạt động thanh tra đã có tác dụng phịng ngừa các phạm vi phạm pháp
luật trong quá trình thực thi pháp luật do các cuộc thanh tra thường chỉ rõ những sai
phạm, lệch lạc cần phải chấn chỉnh trong hoạt động của đối tượng thanh tra, kể cả
những việc chưa xảy ra nhưng đang có nguy cơ hoặc dấu hiệu của sự vi phạm.
2.1.4. Thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành
● Thanh tra hành chính
Tại khoản 2, Điều 3, Luật Thanh tra năm 2010 nêu: "Thanh tra hành chính
là hoạt động thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với cơ
quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật,
nhiệm vụ, quyền hạn được giao".
● Thanh tra chuyên ngành
Tại khoản 3, Điều 3, Luật Thanh tra năm 2010 nêu: “Thanh tra chuyên

ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh
vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành,
quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó”.
● Phân biệt thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành
- Về khái niệm :
Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện

7


chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao của cơ quan, tổ chức và cá
nhân trực thuộc.
Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc
chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc
quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó.
- Về thẩm quyền ra quyết định :
Thẩm quyền ra quyết định thanh tra hành chính là Thủ trưởng cơ quan
thanh tra nhà nước, trong trường hợp cần thiết, Thủ trưởng cơ quan hành chính
nhà nước cũng có thể ra quyết định và thành lập Đoàn thanh tra.
Thẩm quyền ra quyết định thanh tra chuyên ngành là Chánh Thanh tra
bộ, Chánh Thanh tra sở, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng
thanh tra chuyên ngành ra quyết định thanh tra, trong trường hợp xét thấy cần
thiết, Bộ trưởng, Giám đốc sở cũng có thể ra quyết định thanh tra và thành lập
Đoàn thanh tra.
- Về đối tượng:
Đối tượng của của hoạt động thanh tra hành chính là cá nhân, cơ quan, tổ
chức phải có quan hệ về mặt tổ chức với cơ quan quản lý; là các cơ quan, tổ
chức, cá nhân trực thuộc. Chẳng hạn như bộ, cơ quan ngang bộ tiến hành hoạt

động thanh tra đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị chịu sự quản lý trực tiếp của
bộ, cơ quan ngang bộ; Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
tiến hành thanh tra đối với các sở, ngành cấp tỉnh v.v.... Còn đối tượng của hoạt
động thanh tra chuyên ngành là tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện
hoạt động thuộc thẩm quyền quản lý ngành, lĩnh vực, chuyên môn thuộc phạm vi
quản lý của ngành, lĩnh vực mà cơ quan thanh tra đó phụ trách.
2.1.5. Vai trị và chức năng, nhiệm vụ của thanh tra
2.1.5.1. Vai trò của thanh tra thể hiện qua những điểm sau
- Thanh tra là một trong những phương thức phòng ngừa, phát hiện và xử
lý các hành vi vi phạm pháp luật. Công tác thanh tra góp phần phát hiện và xử lý
các hành thiếu trách nhiệm, quan liêu, lãng phí, chống tham nhũng trong đội ngũ
cán bộ. Kịp thời xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm phát luật sẽ có tác dụng
hạn chế, răn đe, hạn chế sự vi phạm pháp luật.

8


- Thanh tra góp phần hồn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật. Qua thực
tiễn hoạt động của mình, các cơ quan thanh tra phát hiện những sơ hở trong cơ
chế chính sách, pháp luật, hạn chế hành vi tham nhũng, lãng phí, gian lận và các
hành vi vi phạm pháp luật khác. Giúp khắc phục kẽ hở của chính sách, pháp luật,
hướng vào việc phòng ngừa, dự báo các hành vi vi phạm pháp luật sẽ xảy ra.
- Thanh tra góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Cơng tác thanh
tra có vai trị quan trọng, là một bộ phận của cơ quan quản lý nhà nước. Thanh tra
giúp cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng pháp luật.
2.1.5.2. Chức năng, nhiệm vụ
Theo Điều 2, Luật Thanh tra năm 2010, hoạt động thanh tra có mục đích
là nhằm phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để
kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục; phòng
ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá

nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần
nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và
lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Để thực hiện các chức năng đó, các cơ quan thanh tra nhà nước có nhiệm
vụ hướng vào các nội dung như sau:
- Thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật, việc thực hiện chức năng,
nhiệm vụ và trách nhiệm thi hành công vụ cơ quan nhà nước. Thông qua hoạt động
này, thanh tra góp phần quan trọng vào việc làm trong sạch bộ máy nhà nước, phát
hiện và ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ nhà nước.
- Thanh tra việc chấp hành pháp luật về quản lý theo ngành, lĩnh vực của
mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Thanh tra trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu
nại, tố cáo; thanh tra trách nhiệm thực hiện cơng tác phịng, chống tham nhũng
của thủ trưởng cơ quan hành chính. Thơng qua đó, góp phần tăng cường tính kỷ
luật trong quản lý nhà nước, thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa và góp phần vào
cơng tác phòng, chống tham nhũng.
- Thanh tra các hoạt động quản lý kinh tế, quản lý xã hội của các cơ quan
nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, các đơn vị lực lượng vũ trang, hoạt động
của các doanh nghiệp, các đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác có sử dụng vốn và
tài sản của Nhà nước. Thơng qua đó, góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh

9


phòng chống tham nhũng và các hành vi tiêu cực trong hoạt động phát triển kinh
tế - xã hội.
- Thực hiện vai trị trong tiếp cơng dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và
phòng chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về Luật Tiếp công dân,
Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và Luật Phòng, chống tham nhũng.
2.1.6. Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thực hiện chức năng

thanh tra
Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thanh tra nhà nước
+ Thanh tra Chính phủ:
Theo Điều 14, Luật Thanh tra năm 2010, Thanh tra Chính phủ là cơ quan
ngang Bộ của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác
thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi
cả nước; thực hiện hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng,
chống tham nhũng trong phạm vi cả nước; thực hiện hoạt động thanh tra, giải
quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ có Tổng Thanh tra Chính phủ,
các Phó Tổng Thanh tra Chính phủ, thanh tra viên và cán bộ, công chức, viên
chức. Tổng Thanh tra Chính phủ là thành viên Chính phủ, là người đứng đầu
ngành Thanh tra. Tổng Thanh tra Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội,
Thủ tướng Chính phủ về cơng tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và
phòng, chống tham nhũng. Phó Tổng thanh tra Chính phủ giúp Tổng Thanh tra
Chính phủ thực hiện nhiệm vụ theo sự phân cơng của Tổng Thanh tra Chính phủ.
Thanh tra Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị
định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ.
+ Thanh tra bộ:
Thanh tra bộ là cơ quan của Bộ, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công
tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phịng, chống tham nhũng; tiến hành
thanh tra hành chính đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của
Bộ; tiến hành thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc
phạm vi quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực của Bộ; giải quyết khiếu nại, tố
cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
Thanh tra bộ có Chánh Thanh tra, Phó Chánh thanh tra và thanh tra viên.

10



Chánh thanh tra bộ do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống
nhất với Tổng Thanh tra Chính Phủ.
Phó Chánh thanh tra bộ do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức
theo đề nghị của Chánh thanh tra bộ. Phó Chánh thanh tra bộ giúp CHánh Thanh
tra bộ thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh thanh tra bộ; giúp Chánh
thanh tra bộ phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm
trước pháp luật và trước Chánh thanh tra bộ về thực hiện nhiệm vụ được giao. Cơ
cấu tổ chức của Thanh tra bộ có các phịng nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ
được giao. Thanh tra bộ có con dấu và tài khoản riêng.
Về mặt hoạt động, Thanh tra bộ chịu sự chỉ đạo, điều hành của Bộ trưởng
và chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về tổ chức, nghiệp vụ của Thanh tra
Chính phủ.
Theo Luật Thanh tra năm 2010, Thanh tra bộ có nhiệm vụ, quyền hạn:
Để giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước của Bộ trong
phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Thanh tra bộ có nhiệm vụ, quyền hạn:
xây dựng kế hoạch thanh tra trình Bộ trưởng phê duyệt; tổ chức thực hiện kế
hoạch thanh tra thuộc trách nhiệm của Thanh tra bộ; hướng dẫn, theo dõi, đôn
đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thanh tra thuộc trách nhiệm của cơ quan
được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ; hướng dẫn
nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan được giao thực hiện chức năng
thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ, Thanh tra sở; hướng dẫn, kiểm tra cơ quan,
đơn vị thuộc Bộ thực hiện quy định của pháp luật về thanh tra; yêu cầu thủ
trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ
báo cáo kết quả về công tác thanh tra, tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác
thanh tra thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra
việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Bộ trưởng,
Thanh tra bộ.
Trong hoạt động thanh tra, Thanh tra bộ có nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra
việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ
chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ; thanh tra đối với doanh

nghiệp nhà nước do Bộ trưởng quyết dịnh thành lập; thanh tra việc chấp hành
pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý
ngành, lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước

11


của ngành, lĩnh vực do Bộ phụ trách; kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết
luận thanhtra và quyết định xử lý sau thanh tra của thủ trưởng cơ quan được giao
thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh đối với vụ việc thuộc ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ khi cần
thiết; thanh tra vụ việc khác do Bộ trưởng giao; thực hiện nhiệm vụ giải quyết
khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo; thực hiện
nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về phòng, chống
tham nhũng.
Theo Nghị định số 86/2011/NĐ - CP ngày 22/9/2011 của Thanh tra Chính
phủ, Thanh tra bộ cịn có một số nhiệm vụ: hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc
xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch thanh tra của cơ quan được giao
thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ; tổ chức tập huấn nghiệp
vụ thanh tra chuyên ngànhcho thanh tra viên, công chức được giao thực hiện
nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành và công chức làm cơng tác thanh tra thuộc Bộ,
ngành mình; tun truyền, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc cơ quan, đơn vị thuộc
quyền quản lý của Bộ thực hiện các quy định pháp luật về thanh tra; tổng kết, rút
kinh nghiệm về công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
+ Thanh tra tỉnh
Theo Luật Thanh tra năm 2010, Thanh tra tỉnh là cơ quan chuyên môn
thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp
quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng,
chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
Thanh tra tỉnh có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và thanh tra viên

và cán bộ, công chức, viên chức. Chánh Thanh tra tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cùng cấp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng
Thanh tra Chính phủ. Phó Chánh Thanh tra tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh Thanh tra
tỉnh. Phó Chánh thanh tra tỉnh giúp Chánh Thanh tra tỉnh thực hiện nhiệm vụ
theo sự phân công của Chánh Thanh tra tỉnh; giúp Chánh Thanh tra tỉnh phụ
trách một hoặc một số lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước pháp luật,
trước Chánh Thanh tra tỉnh về việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
Cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh có văn phịng, các phịng nghiệp vụ để
thực hiện nhiệm vụ được giao. Thanh tra tỉnh có con dấu và tài khoản riêng.

12


×