Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học chương “dòng điện trong các môi trường” vật lí 11 nhằm phát triển năng lực tự học của học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.09 MB, 104 trang )

..

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TẠ THỊ VÂN

SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC
CHƯƠNG “DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC MƠI TRƯỜNG”
(VẬT LÍ 11) NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC
CỦA HỌC SINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TẠ THỊ VÂN

SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC
CHƯƠNG “DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC MƠI TRƯỜNG”
(VẬT LÍ 11) NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC
CỦA HỌC SINH
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học môn vật lý


Mã số: 60.14.01.11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Văn Khải

THÁI NGUYÊN - 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




LỜI CAM ĐOAN
Luận văn: Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học chương “Dịng điện trong các
mơi trường” (vật lí 11) nhằm phát triển năng lực tự học của học sinh được thực hiện
từ tháng 6 năm 2014 đến tháng 8 năm 2015.
Tôi xin cam đoan:
Luận văn sử dụng những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, các thông tin đã
được chọn lọc, phân tích, tổng hợp, xử lý và đưa vào luận văn đúng quy định.
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này hoàn toàn trung thực và chưa
từng được công bố, sử dụng trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào.
Thái Ngun, tháng 9 năm 2015
Tác giả

Tạ Thị Vân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

i





LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng đào tạo Sau đại học, Ban
chủ nhiệm, quý Thầy, Cơ giáo khoa Vật lí trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên và
quý Thầy, Cô giáo trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu cùng quý Thầy, Cô giáo tổ Vật lý
trường THPT Thái Nguyên, trường THPT Sông Công đã tạo điều kiện trong thời
gian thực nghiệm và hồn thành luận văn.
Đặc biệt tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo hướng dẫn:
PGS.TS. Nguyễn Văn Khải, người đã tận tình hướng dẫn trong suốt thời gian nghiên
cứu và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin cảm ơn tập thể lớp Cao học Vật lý khóa 21 đã giúp đỡ, đóng góp nhiều
ý kiến trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Cuối cùng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã
giúp đỡ, động viên tác giả hoàn thành luận văn này.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2015
Tác giả

Tạ Thị Vân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

ii





MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH, SƠ ĐỒ ..............................................v
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài....................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ..............................................................................................2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ........................................................................2
4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................2
6. Giả thuyết khoa học ...............................................................................................2
7. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................2
8. Những đóng góp của luận văn ................................................................................3
9. Cấu trúc của luận văn .............................................................................................3
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG BẢN
ĐỒ TƯ DUY THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC
CỦA HỌC SINH ...........................................................................................4
1.1. Tổng quan lịch sử các vấn đề nghiên cứu ............................................................4
1.1.1. Tổng quan nghiên cứu về năng lực và năng lực tự học .....................................4
1.1.2. Trong nước .......................................................................................................5
1.1.3. Tổng quan các đề tài nghiên cứu về dạy học chương “Dịng điện trong các
mơi trường” (vật lí 11) .....................................................................................8
1.2. Khái niệm năng lực. Năng lực tự học ..................................................................9
1.2.1. Khái niệm năng lực ..........................................................................................9
1.2.2. Khái niệm năng lực theo quan điểm khoa học sư phạm tích hợp ..................... 11
1.2.3. Năng lực tự học .............................................................................................. 12
1.3. Bản đồ tư duy ....................................................................................................18

1.3.1. Khái niệm bản đồ tư duy ................................................................................ 18
1.3.2. Cách đọc bản đồ tư duy .................................................................................. 19
1.3.3. Cách vẽ bản đồ tư duy .................................................................................... 20

iv


1.3.2. Vai trò của bản đồ tư duy trong phát triển năng lực tự học cho học sinh ................ 22
1.4. Một số biện pháp sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học vật lí theo hướng phát
triển năng lực tự học cho học sinh .................................................................22
1.4.1. Một số biện pháp ............................................................................................ 22
1.4.2. Tiến trình dạy học sử dụng bản đồ tư duy theo hướng phát triển năng lực tự
học của học sinh ............................................................................................ 25
1.5. Khảo sát thực trạng dạy học chương “Dịng điện trong các mơi trường” (vật
lí 11) cho theo quan điểm phát triển năng lực tự học...................................... 30
1.5.1. Mục đích khảo sát .......................................................................................... 30
1.5.2. Đối tượng và nội dung khảo sát ...................................................................... 31
1.5.3. Phương pháp khảo sát..................................................................................... 31
1.5.4. Kết quả khảo sát ............................................................................................. 31
Kết luận chương 1 ....................................................................................................35
Chương 2. SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY KHI DẠY HỌC CHƯƠNG
“DỊNG ĐIỆN TRONG CÁC MƠI TRƯỜNG” (VẬT LÍ 11) THEO
HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH .......... 36
2.1. Phân tích nội dung, mục tiêu dạy học chương “Dịng điện trong các mơi
trường” (vật lí 11) .......................................................................................... 36
2.1.1. Cấu trúc chương Dịng điện trong các mơi trường .......................................... 36
2.1.2. Vai trị, vị trí của chương “Dịng điện trong các môi trường”.......................... 37
2.1.3. Mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ cần đạt được của chương “Dòng điện
trong các mơi trường” .................................................................................... 37
2.2. Xây dựng tiến trình dạy học một số kiến thức chương “Dịng điện trong các

mơi trường” (vật lí 11) theo hướng phát triển năng lực tự học cho học sinh ...38
2.3. Sử dụng bản đồ tư duy trong Tổ chức bài học luyện tập, hệ thống hóa kiến
thức theo định hướng phát triển năng lực tự học cho học sinh........................ 38
2.4. Hướng dẫn học sinh sử dụng bản đồ tư duy khi tự học ở nhà ............................. 39
2.5. Xây dựng công cụ đánh giá năng lực tự học khi dạy học chương “Dịng điện
trong các mơi trường” cho HS ....................................................................... 39
2.5.1. Xây dựng công cụ đánh giá năng lực tự học trên lớp của học sinh .................. 39
2.5.2. Xây dựng công cụ đánh giá năng lực tự học ở nhà của học sinh ..................... 39
Kết luận chương 2 ....................................................................................................63

v


Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .............................................................. 64
3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm .............................................. 64
3.1.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm ............................................................... 64
3.1.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm ............................................................... 64
3.2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu .............................................................. 64
3.2.1. Đối tượng của thực nghiệm sư phạm .............................................................. 64
3.2.2. Phương pháp thực nghiêm sư phạm ................................................................ 65
3.3. Chuẩn bị cho thực nghiệm ................................................................................. 65
3.3.1. Chọn lớp thực nghiệm và đối chứng ............................................................... 65
3.3.2. Các bài thực nghiệm ....................................................................................... 65
3.3.3. Giáo viên cộng tác thực nghiệm .....................................................................66
3.4. Phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm ...................................................... 66
3.4.1. Căn cứ để đánh giá kết quả TNSP ..................................................................66
3.4.2. Đánh giá và xếp loại ....................................................................................... 67
3.4.3. Khống chế các tác động ảnh hưởng đến kết quả thực nghiệm ......................... 67
3.5. Tiến hành TNSP và xử lí kết quả ....................................................................... 67
3.5.1. Yêu cầu chung về xử lí kết quả TNSP ............................................................ 67

3.5.2. Kết quả thực nghiệm sư phạm ........................................................................ 69
3.6. Đánh giá chung về TNSP .................................................................................. 75
Kết luận chương 3 ....................................................................................................77
KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................................. 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 80
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 83

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ

ĐC

Đối chứng

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

THPT
TN


Trung học phổ thông
Thực nghiệm

TNSP

Thực nghiệm sư phạm

BĐTD

Bản đồ tư duy

SGK

Sách giáo khoa

PPDH

Phương pháp dạy học

TLTK

Tài liệu tham khảo

PP

Phương pháp

iv



DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH, SƠ ĐỒ
Bảng:
Bảng 3.1:

Đặc điểm chất lượng học tập của các lớp ĐC và TN ............................. 65

Bảng 3.2:

Bảng thống kê kết quả bài kiểm tra ....................................................... 70

Bảng 3.3:

Xếp loại điểm kiểm tra .......................................................................... 71

Bảng 3.4:

Bảng phân bố tần suất ........................................................................... 72

Bảng 3.5:

Bảng lũy tích hội tụ ............................................................................... 73

Bảng 3.6:

Bảng tổng hợp các tham số thống kê ..................................................... 74

Biểu đồ:
Biểu đồ 3.1:

Biểu đồ xếp loại kiểm tra .................................................................. 71


Biểu đồ 3.2:

Đồ thị phân bố tần suất ..................................................................... 72

Biểu đồ 3.3:

Đồ thị lũy tích hội tụ ......................................................................... 73

Hình:
Hình 1.1:

Cấu trúc của BĐTD ..................................................................................... 19

Hình 1.2:

Cách đọc bản đồ tư duy ............................................................................... 20

Hình 1.3:

Cách vẽ bản đồ tư duy ................................................................................. 21

Hình 2.1:

Cấu trúc nội dung chương Dịng điện trong các môi trường ......................... 36

v


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Đất nước ta đang trong q trình xây dựng để hồn thành cuộc cách mạng
cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa. Để nhanh chóng phát triển kinh tế và hội nhập với
thế giới, chúng ta cần có đội ngũ những người lao động, những cán bộ khoa học kỹ
thuật có trình độ kỹ thuật cao, có khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn và độc
lập giải quyết vấn đề. Chính vì thế, vấn đề giáo dục và đào tạo đang rất được chú
trọng trong giai đoạn hiện nay.
Trong những năm gần đây, việc đổi mới công tác giáo dục diễn ra rất sôi động
trên thế giới và ở nước ta. Sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước địi hỏi
ngành giáo dục phải đổi mới một cách mạnh mẽ, sâu sắc, toàn diện. Đổi mới phương
pháp dạy học (PPDH) là một trong những mục tiêu lớn được ngành giáo dục và đào
tạo đặt ra trong giai đoạn hiện nay. Điều này đã được khẳng định trong các nghị
quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII, VIII và được thể chế hóa
thành Luật giáo dục.
Trong Luật giáo dục (ban hành năm 2005), điều 28 nêu rõ: “Phương pháp
giáo dục phổ thơng phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học
sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự
học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực
tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú cho học sinh” [18].
Ban chấp hành Trung ương 8 khóa XI Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo Việt nam đã chỉ rõ mục tiêu với giáo dục phổ thông: “Nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống,
ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời” [2].
Trong những định hướng ấy thì việc phát huy tính năng lực tự học của học
sinh là cơ bản, nó làm cơ sở để thực hiện những định hướng tiếp theo. Đó cũng chính
là mục tiêu chính trong việc đổi mới phương pháp dạy học của nước ta hiện nay.
Chính vì lý do trên mà tôi chọn đề tài: Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học
chương “Dịng điện trong các mơi trường” (vật lí 11) nhằm phát triển năng lực tự
học của học sinh.


1


2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu vận dụng lí luận về bản đồ tư duy và phát triển năng lực vào tổ
chức các hoạt động dạy học chương “Dòng điện trong các mơi trường” (vật lí 11)
nhằm phát triển năng lực tự học của học sinh.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể: Quá trình dạy học vật lý ở trường THPT.
- Đối tượng: Quá trình dạy học các kiến thức về chương “Dịng điện trong các
mơi trường” (vật lí 11).
4. Phạm vi nghiên cứu
- Tổ chức hoạt động dạy học các kiến thức về chương “Dòng điện trong các
mơi trường” (vật lí 11) theo hướng phát triển năng lực tự học của học sinh.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
- Phương pháp thống kê toán học.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu vận dụng bản đồ tư duy vào tổ chức dạy học các kiến thức chương “Dịng
điện trong các mơi trường” (vật lí 11) phù hợp với lí luận dạy học hiện đại thì sẽ nâng
cao được năng lực tự học của học sinh, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học
vật lí.
7. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển năng lực tự học, bản đồ tư duy và phương
pháp vận dụng bản đồ tư duy theo hướng phát triển năng lực tự học của học sinh.
- Nghiên cứu sách giáo khoa Vật lý 11 chương “Dịng điện trong các mơi trường”.
- Tìm hiểu thực trạng dạy học các kiến thức về “Dòng điện trong các môi

trường” của học sinh lớp 11 theo quan điểm phát triển năng lực tự học.
- Soạn thảo tiến trình dạy học sử dụng bản đồ tư duy theo hướng phát triển
năng lực tự học của học sinh.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường nhằm kiểm tra giả thuyết khoa học
của đề tài, đồng thời xác định mức độ phù hợp, tính khả thi và hiệu quả của tiến trình
dạy học đã xây dựng.
2


8. Những đóng góp của lup thực nghiệm ( X ) và lớp đối chứng (Y ) .
- Lập bảng xếp loại bài kiểm tra, vẽ biểu đồ xếp loại điểm kiểm tra để so sánh
kết quả học tập giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
- Lập bảng phân phối tần suất, vẽ đường biểu diễn sự phân phối tần suất của
nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng qua mỗi lần kiểm tra để so sánh kết quả học
tập giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng.
- Tính tốn thông số thống kê theo các công thức sau:
+ Điểm trung bình cộng là tham số đặc trưng cho sự tập trung của số liệu
Lớp thực nghiệm: X 

n X
i

i

nTN

(Với Xi là điểm số, ni là số HS đạt điểm Xi, nTN là số HS dự kiểm tra)
Lớp đối chứng: Y 

n Y

i

i

n DC

+ Phương sai S2 và độ lệch chuẩn  là tham số đặc trưng cho mức độ phân tán
của các số liệu quanh giá trị trung bình cộng:
Phương sai nhóm thực nghiệm: S
Phương sai nhóm đối chứng: S

2
DC

2
TN

 n (X

i

i

 X )2

nTN  1

 n (Y

i


i

 Y )2

n DC  1

2
 DC  S DC

2
Độ lệch chuẩn:  TN  STN
;

+ Hệ số biến thiên V chỉ mức độ phân tán của các số liệu:
VTN 

 TN
X

VDC 

100 %;

+ Sai số tiêu chuẩn: mTN 

 TN
nTN

mĐC 


;

 DC
Y

100 %

 DC
nDC

Bảng 3.2: Bảng thống kê kết quả bài kiểm tra
Nhóm

Số HS đạt điểm Xi (Yi)

Tổng số
HS

1

2

3

4

5

6


7

8

9

10

TB

TN

90

0

1

3

5

11

20

25

14


8

3

6,61

ĐC

92

1

3

6

11

18

23

17

8

4

1


5,72

70


Bảng 3.3: Xếp loại điểm kiểm tra
Kém

Yếu

TBình

Khá

Giỏi

0→2

3→4

5→6

7→8

9 → 10

90

1


8

31

39

11

%

1,11

8,89

34,44

43,33

12,23

92

4

17

41

25


5

%

4,34

18,49

44,57

27,17

5,43

Nhóm

Số HS

Thực
nghiệm
Đối chứng

Biểu đồ 3.1: Biểu đồ xếp loại kiểm tra

71


Bảng 3.4: Bảng phân bố tần suất
Điểm


Lớp đối chứng

Lớp thực nghiệm

xi(yi)

ni

W(%)

ni ( x  X )2

ni

W(%)

ni ( y  Y )2

0

0

0

0

0

0


0

1

0

0

0

1

1.1

22.1

2

1

1.1

21.2

3

3.3

41.1


3

3

3.3

38.9

6

6.5

43.7

4

5

5.6

33.8

11

12.0

31.8

5


11

12.2

28.2

18

20.0

8.8

6

20

22.2

7.2

23

25

2.1

7

25


27.8

4.0

17

18.5

28.7

8

14

15.6

27.4

8

8.7

42.3

9

8

8.9


46.1

4

3.8

43.6

10

3

3.3

34.7

1

1.1

18.5

Tổng

90

100

241.5


92

100

282.7

Biểu đồ 3.2: Đồ thị phân bố tần suất

72


Bảng 3.5: Bảng lũy tích hội tụ
Nhóm

Số % HS đạt điểm Xi trở xuống

n

0

1

2

3

4
10


5

6

7

8

9

10

TN

90 0

0

1.1

4.4

22.2 44.4 72.2 87.8 96.7 100

ĐC

92 0

1.1


4.4

10.9 22.9 42.9 67.9 86.4 95.1 98.9 100

Biểu đồ 3.3: Đồ thị lũy tích hội tụ
Tính các tham số thống kê- bài kiểm tra 45 phút
+ Điểm trung bình
X 

 ni xi
 6, 61
nTN

Y

 ni yi
 5, 72
nDC

+ Phương sai của nhóm thực nghiê ̣m và đối chứng:
2
TN

S

 ni ( xi  X )2

 2.71 ;
nTN  1


S

2
DC

 ni ( yi  Y )2

 3.11
nDC  1

+ Độ lệch chuẩn:
2
TN = STN
= 1,65;

2
DC = SDC
= 1,76;

+ Hệ số biến thiên:
VTN =
VDC =

 TN
X

100% = 24,96%;

 DC
100% = 30,77%.

Y

73


+ Hệ số Student:
ttt =

X Y
S

nDC nTN
 3,52
nDC  nTN

Với S được tính từ cơng thức:
S

2
2
(nTN  1) STN
 (nDC  1) S DC
 1,707
nTN  nDC  2

Bảng 3.6: Bảng tổng hợp các tham số thống kê
Tổng số

Điểm TB


HS

cộng

Thực nghiệm

90

Đối chứng

92

Nhóm

S2



V%

6.61

2,71

1,65

24,96%

5.72


3,11

1,76

30,77%

Dựa vào bảng xếp loại điểm kiểm tra (bảng 3.3), bảng tổng hợp các tham số
thống kê (bảng 3.6), đồ thị phân bố tần suất (đồ thị 3.4), đồ thị tần số lũy tích hội tụ
lùi (đồ thị 3.5), chúng tơi có một số nhận xét như sau:
- Điểm trung bình kiểm tra của HS lớp TN (6,61) cao hơn so với HS ở lớp ĐC
(5,72). Độ lệch chuẩn  có giá trị tương đối nhỏ nên số liệu thu được ít phân tán, do
đó trị trung bình có độ tin cậy cao. VTNtrung bình cộng ở nhóm TN nhỏ hơn nhóm ĐC.
- Tỉ lệ HS đạt loại yếu, kém của nhóm TN giảm nhiều so với nhóm ĐC. Ngược
lại, tỉ lệ HS đạt loại khá, giỏi của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC.
- Đường lũy tích ứng với lớp TN nằm phía dưới và về phía bên phải đường lũy
tích ứng với lớp ĐC.
Như vậy kết quả học tập của nhóm TN cao hơn kết quả học tập của nhóm ĐC.
Tuy nhiên kết quả trên đây có thể do ngẫu nhiên mà có. Vì vậy để độ tin cậy cao hơn
chúng tôi đã tiến hành kiểm định giả thuyết thống kê.
* Kiểm định giả thuyết thống kê:
Để kết luận kết quả học tập của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC là do ngẫu nhiên
hay do việc áp dụng PPDH TN đã mang lại, chúng tơi tiếp tục phân tích số liệu bằng
phương pháp kiểm định giả thuyết thống kê.

74


- Các giả thuyết thống kê:
Giả thuyết H0: Sự khác nhau giữa X và Y là khơng có ý nghĩa thống kê (Hai

PPDH cho kết quả ngẫu nhiên không thực chất).
Giả thuyết H1: Sự khác nhau giữa X và Y là có ý nghĩa thống kê (Phương
pháp ở nhóm thực nghiệm thực sự tốt hơn ở lớp đối chứng).
Để kiểm định các giả thuyết trên cần tính hệ số student: Là hệ số kiểm tra sự
tồn tại của hệ số tương quan
t tt 

2
2
(nTN  1) S TN
 (n DC  1) S DC
( X  Y ) nTN .n DC
(1); với: S 
nTN  n DC  2
S
nTN  n DC

Với: Xi là các giá trị điểm của nhóm thực nghiệm
Yi là các giá trị điểm của nhóm đối chứng
nTN (nDC) là số HS nhóm thực nghiệm (đối chứng)
ni là số HS đạt điểm kiểm tra X i (Yi) ở nhóm thực nghiệm (đối chứng)
Sau khi tính được t, ta so sánh nó với giá trị tới hạn tα được tra trong bảng
Student ứng với mức ý nghĩa α và bậc tự do k  nTN  nDC  2
Nếu t ≥ tα thì bác bỏ giả thuyết 1, chấp nhận giả thuyết 2.
Nếu t ≤ tα thì bác bỏ giả thuyết 2, chấp nhận giả thuyết 1.
Sử dụng công thức (1) với các số liệu:
2
 2, 71
X  6, 61 ; nTN  90 STN


2
 3,11
Y  5, 72 ; nDC  92 ; S DC

 Thu được kết quả: S=1,71; ttt = 3,52
Tra bảng phân phối Student với mức ý nghĩa α = 0,05 và bậc tự do k với
k  nTN  nDC  2  180 ta có tk,(α) = t(∞;0,05) = 1,61.

Như vậy ttt > tα với độ tin cậy 95%. Chứng tỏ sự khác nhau giữa X và Y trong
điểm kiểm tra là có ý nghĩa.
Từ những kết quả trên cho thấy: Điểm trung bình của bài kiểm tra ở nhóm TN
cao hơn so với nhóm ĐC. Điều đó có nghĩa là tiến trình dạy học theo phương pháp
thực nghiệm mang lại hiệu quả cao hơn tiến trình dạy học thơng thường.
3.6. Đánh giá chung về TNSP
Qua việc tổ chức, theo dõi và phân tích diễn biến các bài kiểm tra TNSP,
trao đổi với GV và HS tại các trường thực nghiệm, đánh giá kết quả lĩnh hội tri
75


thức của HS qua bài kiểm tra 45 phút có thực hiện PP tự nghiên cứu cho phép
chúng tôi nhận định:
- Mức độ hứng thú, tích cực, tự lực trong hoạt động nhận thức của HS nhóm
thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng.
- HS ở nhóm thực nghiệm đã vận dụng kiến thức vào giải thích các hiện tượng
diễn ra trong tự nhiên, trong cuộc sống. Vì vậy kích thích hơn sự ham muốn tìm tịi
kiến thức khoa học.
- HS ở nhóm thực nghiệm tích cực học tập, khả năng tự học ở trên trên lớp cũng
như ở nhà hiệu quả hơn HS ở lớp đối chứng, từ đó ta thấy chất lượng nắm vững kiến
thức của HS ở nhóm thực nghiệm tốt hơn HS ở nhóm đối chứng.
- Các tham số thống kê: Phương sai (S2), độ lệch chuẩn (), hệ số biến thiên

của nhóm thực nghiệm nhỏ hơn nhóm đối chứng. Nghĩa là độ phân tán về điểm số
xung quanh giá trị trung bình của nhóm đối chứng là nhỏ.
- Hệ số Student theo tính tốn có giá trị lớn hơn các giá trị t(n,) tra trong bảng
phân phối Student. Điều này khẳng định điểm số thực nghiệm của nhóm thực nghiệm
hồn tồn có nghĩa chứ khơng phải là ngẫu nhiên.
Đường biểu diễn sự phân phối tần suất trong bài kiểm tra 45 phút của nhóm
thực nghiệm nằm về bên phải và dịch chuyển theo chiều tăng của điểm số X so với
nhóm đối chứng, chứng tỏ chất lượng học tập của nhóm thực nghiệm tốt hơn nhóm
đối chứng.

76


Kết luận chương 3
Thông qua việc tổ chức TNSP, quan sát thực tiễn diễn biến của quá trình dạy
học, phỏng vấn HS và GV tại trường tiến hành thực nghiệm, cùng với việc xử lý kết
quả bài kiểm tra bằng phương pháp thống kê tốn học, có thể rút ra được những kết
luận sau:
- Về mặt định tính: Hoạt động học tập của HS ở các lớp thực nghiệm tích cực
hơn hẳn so với ở các lớp đối chứng. Điều này được thể hiện thông qua một số dấu
hiệu như:
+ Khơng khí học tập của HS ở lớp TN sơi nổi, hào hứng hơn so ở với lớp ĐC.
+ HS ở lớp TN tích cực tham gia xây dựng bài hơn, và chất lượng các câu trả
lời của HS ở lớp TN cũng tốt hơn so với HS ở lớp ĐC.
- Về mặt định lượng: Qua phân tích kết quả bài kiểm tra, có thể nhận thấy
chất lượng nắm vững kiến thức của HS ở nhóm thực nghiệm tăng rõ rệt so với nhóm
đối chứng.
Như vậy có thể kết luận: Tiến trình dạy học chương “Dịng điện trong các mơi
trường”-Vật lí 11 được soạn thảo theo hướng phát triển năng lực tự học của HS với
sự hỗ trợ của BĐTD mà chúng tôi đề xuất là khả thi, phát huy được tính tích cực hoạt

động nhận tức của HS, qua đó nâng cao năng lực tự học của HS trong dạy học Vật lí
ở trường THPT.

77


KẾT LUẬN CHUNG
Từ những kết quả nghiên cứu ở trên, căn cứ với mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
mà đề tài đã đặt ra chúng tôi nhận thấy đã đạt được những kết quả sau:
1. Góp phần làm phong phú thêm cơ sở lí luận và thực tiễn của việc phát triển
năng lực tự học của HS trong dạy học Vật lí với sự hỗ trợ của BĐTD. Cụ thể là:
- Làm rõ các khái niệm năng lực, năng lực tự học, cấu trúc của năng lực tự
học, các biện pháp sử dụng BĐTD nhằm phát triển năng lực tự học của HS. Tiến
trình dạy học nhằm phát triển năng lực tự học của HS với sự hỗ trợ của BĐTD khi
dạy học chương “Dịng điện trong các mơi trường” trong chương trình Vật lí 11.
- Làm rõ được khái niệm, cách đọc, cách vẽ, vai trò của BĐTD trong phát triển
năng lực tự học của HS trong dạy học Vật lí.
- Đã nghiên cứu, điều tra thực trạng việc phát huy tính tích cực nhận thức cho HS
với sự hỗ trợ của PTDH hiện đại và BĐTD ở một số trường trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
2. Đưa ra được một số định hướng trong việc tổ chức hoạt động nhận thức với
sự hỗ trợ BĐTD để phát triển năng lực tụ học của học sinh.
3. Đề xuất được quy trình soạn thảo tiến trình dạy học chương “Dịng điện trong
các mơi trường ” - Vật lí 11 theo hướng phát triển năng lực tự học của HS với sự hỗ
trợ của BĐTD.
4. Trên cơ sở quy trình soạn thảo tiến trình dạy học đã đề xuất, chúng tơi đã tiến
hành soạn thảo một số giáo án cụ thể trong chương “Dịng điện trong các mơi
trường” - Vật lí 11.
5. Đã tiến hành thực nghiệm sư phạm tại trường THPT Thái Ngun và THPT
Sơng Cơng để kiểm tra tính khả thi của các tiến trình dạy học đã được soạn thảo ở
trên. Qua việc phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm cho thấy các tiến trình dạy học

mà chúng tơi đã thiết kế có khả năng phát triển năng lực tự học của HS, qua đó góp
phần nâng cao chất lượng nắm vững kiến thức cho HS.
Như vậy, với những kết quả đã đạt được ở trên có thể khẳng định đề tài đã
hoàn thành được mục tiêu đề ra.
Tuy nhiên, chúng tôi cũng nhận thấy đề tài vẫn cịn hạn chế đó là:
Hiện nay việc dạy học có sự hỗ trợ của BĐTD đã được tập huấn và triển khai
nhiều ở cấp THCS, còn ở cấp THPT giáo viên cúng mới được tiếp xúc, nên việc áp
dụng thực hiện chưa được có hiệu quả cao. Do đó trong quá trình tự nghiên cứu và
78


TNSP, chúng tơi có thể sẽ chưa khai thác được hết các ưu điểm của BĐTD để phát
huy cao nhất năng lực tự học của HS.
Một số ý kiến đề xuất
Để việc vận dụng kết quả nghiên cứu của đề tài vào thực tế giảng dạy ở các
trường THPT có hiệu quả, chúng tơi có một số ý kiến đề xuất sau:
- Tăng cường đầu tư trang thiết bị đa phương tiện, thiết bị thí nghiệm đồng bộ,
chính xác để GV có đủ điều kiện cho việc áp dụng các PP dạy học.
- Đối với GV, cần tự nghiên cứu thêm về các phương pháp dạy học mới, tự bồi
dưỡng thêm năng lực tự học và làm thế nào để dạy học theo hướng phát triển năng
lực tự học của HS, cần soạn thảo, thiết kế nhiều hơn các giáo án nhằm phát triển năng
lực tự học của HS, dần thay thế các giáo án cũ, việc dạy học sao cho phát triển năng
lực tự học, tự nghiên cứu của HS là rất khả thi và GV cần ưu tiên nghiên cứu và áp
dụng hàng đầu.
Hướng phát triển của luận văn
- Mở rộng phạm vi nghiên cứu cho các chương, các phần khác trong chương
trình vật lý phổ thơng.
- Mở rộng phạm vi nghiên cứu, sử dụng cho các tiết dạy khác như tiết bài tập,
tiết thực hành, cần có những giờ học tự học hiệu quả.


79


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

/>gi%C3%A1o_d%E1%BB%A5c_%C4%91%E1%BB%8Bnh_h%C6%B0%E1%B
B%9Bng_ph%C3%A1t_tri%E1%BB%83n_n%C4%83ng_l%E1%BB%B1c

2.

Ban Chấp hành Trung ương 8 khóa XI (4/11/2013), (Nghị quyết số 29-NQ/TW)
về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH
trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.

3.

Bộ Chính Trị (11/1/1979), Nghị quyết số 14-NQ/TW “về cải cách giáo dục, tại
Đại hội V của Đảng.

4.

Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (1995), 50 năm phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo,
Nxb Giáo Dục.

5.

Bộ giáo dục đào tạo, Chuẩn kiến thức, Kỹ năng Vật lý lớp 11.

6.


Bộ GD&ĐT (2014), Tài liệu tập huấn, Hướng dẫn dạy học và kiểm tra đánh giá
theo định hướng phát triển năng lực học sinh cấp THPT môn vật lý.

7.

Phạm Thị Châm (2014), Xây dựng, sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn theo
modun chương "Động lực học chất điểm" VL10 CB góp phần bồi dưỡng năng
lực tự học cho HS THPT, Đại học Sư Phạm Thái Nguyên.

8.

Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy (2011), Dạy tốt - học tốt các môn học
bằng BĐTD, Nxb giáo dục Việt Nam.

9.

Phạm Văn Đồng (1999), Về vấn đề giáo dục - đào tạo, Nxb Chính trị quốc gia.

10. Exipov B.P (1977), Những cơ sở lí luận dạy học, tập 1, Nxb Giáo Dục.
11. Nguyễn Xuân Hà (2013), Hướng dẫn học sinh ơn tập kiến thức chương “Chất
khí” và “Cơ sở nhiệt động lự học” vật lý 10 với sự hỗ trợ của bản đồ tư duy,
Đại học Sư Phạm Thái Nguyên.
12. Nguyễn Văn Hộ (2002), Lý luận dạy học, Nxb Giáo dục.
13. Lưu Thị Thu Hòa (2014), Phát huy tính tích cực nhận thưc cho HS qua dạy học
chương "Sóng ánh sáng" VL 12 cơ bản với sự hỗ trợ của phương tiện dạy học
và bản đồ tư duy, Đại học Sư Phạm Thái Nguyên.
14. Nguyễn Thị Thu Hoài (2012), Phối hợp phương pháp thực nghiệm và phương
pháp mô hình khi dạy một số kiến thức về dịng điện trong các môi trường (Vật
lý 11) theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trường THPT

Dân tộc nội trú, Đại học Sư Phạm Thái Nguyên.

80


15. Jacques Delors, Học tập một kho báu tiềm ẩn, Trịnh Đức Thắng dịch, hiệu đính
Vũ Văn Tảo Báo Cáo gửi Unesco của hội đồng quốc tế về giáo dục thế kỉ XXI,
Nxb Giáo dục.
16. Nguyễn Công Khanh - Giám đốc trung tâm ĐBCLGD&KT (2012), Kiểm tra
đánh giá học sinh phổ thông theo cách tiếp cận năng, Trường Đại học sư phạm
Hà Nội.
17. Trịnh Ngọc Linh (2012), Phát huy tính tích cực nhận thức cho HS THPT qua
dạy chương “Dịng điện không đổi” Vật lý lớp 11 NC với sự hỗ trợ của phần
mềm dạy học và BĐTD, Đại học Sư Phạm Thái Nguyên.
18. Luật Giáo dục (2005), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. Hoàng Hữu Niềm (2001), Phương pháp hướng dẫn tự học phần cơ sở di truyền
học cho các học viên tại các trung tâm giáo dục thường xuyên, Luận án tiến sĩ
khoa học giáo duc, Hà Nội.
20. Hà Thế Ngữ, Nguyễn Đăng Tiến, Bùi Đức Thiệp sưu tầm (1990), Hồ Chí Minh
về vấn đề giáo dục, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.
21. Patrice Pel, Tự đào tạo để dạy học, Nguyễn Kỳ dịch (1993), Nxb Giáo Dục.
22. Bùi Văn Phú (2014), Tổ chức dạy học nêu và giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ
của bản đồ tư duy chương “Dịng điện trong các mơi trường” (Vật lý 11) cho
HS THPT miền núi, Đại học Sư Phạm Thái Ngun.
23. Nguyễn Cảnh Tồn (1997), Q trình dạy tự học, Nxb Giáo Dục.
24. Tony Buzan (2008), Lập bản đồ tư duy, Nxb Lao động-Xã hội, Hà Nội.
25. Tony Buzan (2008), Sơ đồ tư duy, Nxb Tổng hợp, TP.Hồ Chí Minh.
26. Tony Buzan (2007), Hướng dẫn sử dụng bản đồ tư duy, Nxb Từ điển bách khoa,
Hà Nội.
27. Đinh Gia Trinh (1994), “Học lấy và học ở nhà trường”, Báo Thanh Nghị, số 95.

28. Phạm Thị Hồng Tú (2008), Đề tài: Một số biện pháp nâng cao năng lực tự học
môn sinh học 10 cho học sinh trường Phổ thông dân tộc nội trú, Đại học Sư phạm
Thái Nguyên.
29.

Thái Duy Tuyên (2008), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, Nxb Giáo dục.

30. Thái Duy Tuyên (1999), Những vấn đề cơ bản của giáo dục dạy học hiện đại,
Nxb Giáo dục.

81


31. Trần Đức Vượng, Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thuỷ, Vương Thị Phương Hạnh
(2012), Tài liệu đổi mới phương pháp dạy học và sáng tạo với bản đồ tư duy,
Nxb Giáo dục Việt Nam.
32. XAVIER ROEGIERS (1995), Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát
triển các năng lực ở nhà trường (Người dịch: Đào Trọng Quang, Nguyễn Ngọc
Nhị), Nxb Giáo Dục.
33. Vũ Hải Yến (2011), Xây dựng tiến trình dạy học một số bài chương “Dịng điện
trong các mơi trường” (Vật lý 11 Cơ bản) góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục kĩ thuật tổng hợp cho học sinh, Đại học Sư Phạm Thái Nguyên.

82


PHỤ LỤC
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM
PHIẾU PHỎNG VẤN GIÁO VIÊN VẬT LÍ

(Phiếu phỏng vấn phục vụ nghiên cứu khoa học
khơng có mục đích đánh giá giáo viên)
1. Thơng tin cá nhân:
Họ, tên:…………………………………......................................................
Đơn vị công tác:………………………………………………………
Số năm giảng dạy Vật lý ở trường THPT:.........năm
Xin đồng chí vui lịng cho biết ý kiến về các vấn đề sau:
1. Đồng chí hãy cho biết đã tham gia lớp tập huấn về dạy học với sự hỗ trợ của
bản đồ tư duy chưa?
- Đã tham gia lớp bồi dưỡng
- Chưa được bồi dưỡng
2. Đồng chí hãy cho biết có thường xun dùng bản đồ tư duy để hỗ trợ cho việc
dạy học?
Thường xun dùng

Đơi khi dùng

Khơng dùng

3. Theo đồng chí thì thái độ của học sinh khi học chương “Dòng điện trong các
mơi trường”?
Thích học

Bình thường

Khơng thích

4. Đồng chí hãy đánh giá phần lớn năng lực tự học của học sinh?
Tốt


Khá

Trung bình

Yếu

5. Trong q trình dạy học vật ly đồng chí có:
- Đổi mới phương pháp, vận dụng các phương pháp dạy học hiện đại có sự hỗ trợ
của cơng nghệ thơng tin?
Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Không bao giờ

- Vận dụng các phương pháp tích cực nhằm phát triển các năng lực cho học sinh?
Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Không bao giờ


×