Tải bản đầy đủ (.docx) (92 trang)

(Luận văn thạc sĩ file word) Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực đấu thầu của Công ty cổ phần tư vấn xây dựng và thương mại Đức Tuệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (804.77 KB, 92 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự hướng dẫn
tận tình của thầy giáo PGS-TS Nguyễn Trọng Tư và những ý kiến về chuyên môn quý
báu của các thầy cô giáo trong khoa Cơng trình – Trường Đại học Thủy lợi cũng như
sự giúp đỡ của Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng và Thương mại Đức Tuệ. Tác giả
xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Trường Đại học Thủy lợi đã chỉ bảo hướng
dẫn khoa học tận tình và cơ quan cung cấp số liệu trong q trình học tập, nghiên cứu
hồn thành luận văn này.
Do thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên Luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, tác
giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của q thầy cơ và các bạn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thế Hiển

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của riêng cá nhân tôi.
Các số liệu và kết quả trong luận văn là hồn tồn trung thực và chưa được ai cơng bố
trong tất cả các cơng trình nào trước đây. Tất cả các trích dẫn đã được ghi rõ nguồn
gốc.
Hà Nội, ngày


tháng năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thế Hiển


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU CỦA DOANH NGHIỆP XÂY

DỰNG......................................................................................................... 4
1.1.

Tổng quan về đấu thầu ở Việt Nam trong thời gian qua.............................4

1.1.1.

Sự phát triển về công tác đấu thầu ở Việt Nam trong thời gian qua.....4

1.1.2.

Sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp xây dựng qua các thời kỳ
..............................................................................................................

6

1.1.3.


Sự cần thiết phải thực hiện đấu thầu trong xây dựng.........................11

1.1.4.

Cơ sở pháp lý trong công tác đấu thầu............................................... 13

1.2.

Đánh giá về công tác đấu thầu trong thời gian qua................................... 14

1.2.1.

Trình tự thực hiện đấu thầu trong xây dựng....................................... 14

1.2.2.

Tình hình thực hiện cơng tác đấu thầu thời gian qua.........................15

1.2.3.

Những kết quả đạt được trong đấu thầu xây dựng.............................19

1.3.

Một số tồn tại trong đấu thầu thời gian qua....................................... 20

Kết luận chương 1............................................................................................... 22
CHƯƠNG 2


CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC ĐẤU

THẦU XÂY DỰNG...............................................................................................23
2.1.

Đấu thầu xây dựng và cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng......................23

2.1.1.

Đặc điểm của đấu thầu xây dựng....................................................... 23

2.1.2.

Đặc điểm của cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng............................25

2.2.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về cạnh tranh trong đấu thầu hiện
hành.......................................................................................................... 28

2.3.

Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp
xây dựng...................................................................................................
29

2.3.1.

Chỉ tiêu số lượng cơng trình trúng thầu và giá trị trúng thầu hàng
năm29 2.3.2.

Năng lực tài chính..............................................................................30

2.3.3.

Kinh nghiệm và năng lực thi cơng..................................................... 30


2.3.4.

Chất lượng sản phẩm......................................................................... 31

2.3.5.
2.3.6.

Cơ sở vật chất.................................................................................... 31
Tiến độ thi công................................................................................. 32

2.3.7.

Chất lượng của môi trường sinh thái.................................................. 32

2.4.

Những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong đấu thầu của doanh
nghiệp xây dựng....................................................................................... 32

2.4.1.

Những nhân tố nội bộ của doanh nghiệp............................................ 32


2.4.2.

Những nhân tố bên ngoài của doanh nghiệp...................................... 38

Kết luận chương 2............................................................................................... 42
CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC
ĐẤU THẦU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG
MẠI ĐỨC TUỆ...................................................................................................... 43
3.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng và Thương mại Đức Tuệ....43
3.1.1.

Giới thiệu chung về Cơng ty.............................................................. 43

3.1.2.

Các ngành kinh doanh chính:............................................................. 43

3.1.3.

Bộ máy Tổ chức, nhiệm vụ của bộ máy Tổ chức............................... 44

3.1.4.

Định hướng phát triển của Công ty trong năm 2016..........................46

3.2. Công tác đấu thầu của Công ty trong những năm gần đây.......................................... 46
3.2.1.

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Cơng ty giai đoạn 2013-2015
............................................................................................................


3.2.2.

46

Tình hình đấu thầu của Cơng ty trong giai đoạn 2013-2015..............48

3.3. Phân tích năng lực cạnh tranh trong đấu thầu của Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng
và Thương mại Đức Tuệ.......................................................................................... 53
3.3.1.

Năng lực cạnh tranh về kinh nghiệm và chất lượng thi công.............53

3.3.2.

Năng lực cạnh tranh về nguồn nhân lực............................................. 54

3.3.3.

Năng lực cạnh tranh về tài chính........................................................ 56

3.3.4.

Năng lực cạnh tranh về máy móc thiết bị thi cơng............................. 58

3.3.5.

Năng lực cạnh tranh về thực hiện tiến độ thi cơng.............................60

3.4. Phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực đấu thầu của Công ty Cổ phần

Tư vấn Xây dựng và Thương mại Đức Tuệ............................................................. 60
3.4.1.

Phân tích những mặt tồn tại, hạn chế của Công ty.............................60


3.4.2. Đánh giá những cơ hội và thách thức đối với Công ty trong cạnh tranh64
3.5. Giải pháp tăng cường năng lực đấu thầu của Cơng ty................................................. 66
3.5.1.

Nhóm giải pháp nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của Công ty 66

3.5.2.

Nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hồ sơ dự thầu và kỹ thuật
đấu thầu của Cơng ty.......................................................................... 70

3.5.3.

Nhóm giải pháp về phương thức cạnh tranh, hỗ trợ cạnh tranh.........75

Kết luận chương 3............................................................................................... 77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................. 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 80


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1.

Doanh thu và lợi nhuận của Cơng ty........................................................47


Bảng 3.2.

Thu nhập bình qn đầu người................................................................47

Bảng 3.3.

Số lượng và giá trị các cơng trình trúng thầu giai đoạn 2013- 2015........48

Bảng 3.4.

Tỷ lệ các cơng trình trúng thầu giai đoạn 2013- 2015..............................48

Bảng 3.5.

Một số dự án dân dụng và nước đã thực hiện từ 2013-2015....................52

Bảng 3.6.

Bảng kê khai cán bộ cơng nhân của Cơng ty...........................................55

Bảng 3.7.

Tài sản có và tài sản nợ trong 3 năm tài chính.........................................57

Bảng 3.8.

Danh sách thiết bị thi công của Công ty..................................................58

Bảng 3.9.


Bảng thống kê một số cơng trình trượt thầu và ngun nhân..................61


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ADB

: Ngân hàng phát triển châu Á

AFTA

: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN

ASEAN

: Hiệp hội các quốc gia Đơng Nam

Á BXD
CP

: Bộ xây dựng
: Chính phủ

CHXHCN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
EP

: Thiết kế và cung cấp hàng

hóa EC


: Thiết kế và xây lắp

EPC

: Thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp

HĐBT : Hội đồng Bộ trưởng

PC
TPP

: Nghị định
: Cung cấp hàng hóa và xây lắp
: Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương

UBND

: Ủy ban nhân dân

VKH

: Vụ kế hoạch

WB

: Ngân hàng thế giới

WTO

: Tổ chức thương mại thế giới



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trải qua hơn 20 năm tiến hành đổi mới và phát triển, nền kinh tế thị trường đã mang
lại nhiều thành tựu to lớn đối với đất nước và con người Việt Nam. Bộ mặt đất nước
thay đổi rõ rệt, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được cải
thiện.
Sự phát triển của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện đang bước sang giai đoạn
mới. Việt Nam đã hội nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), tham gia Hiệp định
Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) các doanh nghiệp nước ngoài xuất hiện ngày
càng nhiều theo xu thế hội nhập, trong đó có những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực xây dựng. Năng lực của các doanh nghiệp trong nước nói chung và doanh nghiệp
xây dựng nói riêng cũng trở lên mạnh hơn sau q trình đổi mới, sắp xếp, cổ phần hóa.
Ngồi ra, cơng tác quản lý, giám sát của các Chủ đầu tư và các cơ quan quản lý Nhà
nước về xây dựng được tăng cường và xiết chặt sau một thời gian dài bị buông lỏng.
Các yêu cầu về kỹ thuật, các tiêu chuẩn chất lượng cũng được nâng cao hơn.
Tất cả những sự kiện trên dự báo mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xây dựng
sẽ quyết liệt hơn nữa. Do đó, để tồn tại và phát triển địi hỏi các doanh nghiệp phải
khơng ngừng tìm tịi các giải pháp để nâng cao năng lực để từ đó nâng cao khả năng
thắng lợi trong đấu thầu.
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng và Thương mại Đức Tuệ tư vấn và xây dựng các
cơng trình giao thơng, dân dụng, thủy lợi. Là một doanh nghiệp thành lâp và hoạt động
được 9 năm, Công ty đã tham gia đấu thầu và giành được một số cơng trình lớn, có
hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, cũng như mọi doanh nghiệp xây dựng khác, Công ty
cũng phải chịu sức ép cạnh tranh rất lớn từ các đối thủ đến từ trong nước và nước
ngồi.
Đó cũng chính là l ý do tác giả chọn đề tài “Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực đấu
thầu của Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng và Thương mại Đức Tuệ” làm đề Luận
1



văn tốt nghiệp cao học với hy vọng mở rộng khả năng hiểu biết của bản thân và mong
muốn góp phần nhỏ bé vào sự phát triển của Công ty.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Tìm giải pháp nâng cao năng lực đấu thầu nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao cho
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng và Thương mại Đức Tuệ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là công tác đấu thầu của Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng và
Thương mại Đức Tuệ
b. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu là công tác thi công xây dựng của Công ty Cổ phần Tư vấn Xây
dựng và Thương mại Đức Tuệ trong 3 năm 2013 đến 2015.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Cách tiếp cận:
- Tiếp cận và nghiên cứu các Luật đấu thầu;
- Tiếp cận lý luận của môn kinh tế chuyên ngành như: Phân tích hoạt động kinh tế
doanh nghiệp, Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng...;
- Tiếp cận công tác đấu thầu thực tế ở Việt Nam nói chung và công tác đấu thầu ở
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng và Thương mại Đức Tuệ nói riêng.
Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tổng quan;
- Vận dụng hệ thống Luật đấu thầu và các nghị định thông tư;
- Phương pháp điều tra khảo sát thu thập phân tích tổng hợp tài liệu;

9


- Phương pháp thống kê, phân tích và tham khảo ý kiến chuyên gia;

- Phương pháp quan sát khoa học và tiếp cận thực tế.


CHƯƠNG 1
XÂY DỰNG

TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU CỦA DOANH NGHIỆP

1.1. Tổng quan về đấu thầu ở Việt Nam trong thời gian qua
1.1.1. Sự phát triển về công tác đấu thầu ở Việt Nam trong thời gian qua
Trước đây, việc thực hiện đầu tư được thực hiện theo kế hoạch hàng năm thông qua kế
hoạch giao nhận thầu và như vậy khơng có đấu thầu để lựa chọn người thực hiện. Từ
những năm 1989-1990, khi nền kinh tế nước ta chuyển đổi sang cơ chế thị trường thì
vấn đề tổ chức đấu thầu là yêu cầu tất yếu. Trong “Điều lệ quản lý đầu tư và xây
dựng” ban hành kèm theo Nghị định số 385-HĐBT ngày 7/11/1990 của Hội đồng Bộ
trưởng, đã xác định đấu thầu là yêu cầu cần thiết đối với các cơng trình xây dựng cơ
bản trong thời kỳ hiện tại. Để chi tiết hoá việc tổ chức thực hiện đấu thầu trong xây
dựng đối với các dự án đầu tư, ngày 12/2/1990, Bộ Xây dựng có Quyết định số
24/BXD-VKT ban hành “Quy chế Đấu thầu trong xây dựng”.
Tiếp theo, ngày 30/3/1994 Bộ Xây dựng có Quyết định số 60/BXD-VKT ban hành
“Quy chế Đấu thầu xây lắp” thay cho “Quy chế Đấu thầu trong xây dựng” nêu trên.
Quy chế này được áp dụng cho các dự án đầu tư dùng vốn trong nước của các tổ chức
Nhà nước, song mới chỉ hạn chế trong lĩnh vực xây lắp và được thực hiện chủ yếu
trong ngành xây dựng. Đối với các dự án sử dụng vốn vay của các tổ chức tài trợ quốc
tế WB, ADB, …, việc đấu thầu được áp dụng theo quy định của nhà tài trợ. Đối với
việc nhập khẩu máy móc thiết bị, thực hiện theo Quyết định 91/TTg ngày13/11/1992
của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, các dự án có nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị
bằng nguồn vốn Nhà nước phải thực hiện thông qua đấu thầu, song chưa quy định cụ
thể về trình tự thực hiện đấu thầu.
Để quản lý đấu thầu các dự án đầu tư một cách thống nhất, trong đó bao gồm cả các

dự án sử dụng vốn vay nước ngồi, ngày 16/4/1991, Thủ tướng Chính phủ có Quyết
định số 183/TTg về việc thành lập Hội đồng xét thầu quốc gia để tư vấn cho Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt kết quả đấu thầu đối với các dự án có mức vốn từ 100 tỷ
đồng trở lên tương đương 10 triệu USD. Đối với các dự án còn lại, kết quả đấu


thầu do Bộ trưởng các Bộ, Chủ tịch UBND tỉnh và thành phố trực thuộc Trung
ương phê duyệt


trên cơ sở thẩm định của Hội đồng xét thầu cấp Bộ hoặc địa phương. Tuy nhiên, trong
Quyết định số 183/TTg nêu trên chỉ mới quy định về việc thẩm định và phê duyệt kết
quả đấu thầu mà khơng có quy định cụ thể về quy trình đấu thầu, cũng như các lĩnh
vực đấu thầu cụ thể như tư vấn, mua sắm hàng hoá, xây lắp.
Để quy định chi tiết đối với tất cả các lĩnh vực về đấu thầu và quản lý công tác đấu
thầu một cách thống nhất, năm 1994 Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ Kế hoạch
và đầu tư chủ trì soạn thảo trình Chính phủ ban hành “Quy chế Đấu thầu” áp dụng cho
các dự án đầu tư. Qua gần hai năm nghiên cứu với sự trợ giúp của các chuyên gia WB,
ADB thông qua Dự án Tăng cường năng lực đấu thầu. Bộ Kế hoạch và đầu tư đã hoàn
thành Dự thảo Nghị định của Chính phủ về việc ban hành Quy chế Đấu thầu. Ngày
16/7/1996, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị định số 43/CP ban
hành Quy chế Đấu thầu thực hiện trên phạm vi toàn quốc. Nội dung cơ bản của Quy
chế Đấu thầu bao gồm những quy định về thủ tục, trình tự tổ chức thực hiện đấu thầu
đối với các lĩnh vực tuyển chọn tư vấn, mua sắm hàng hoá và xây lắp thuộc các dự án
đầu tư.
Quy chế Đấu thầu ra đời đánh dấu một bước tiến mới trong công tác quản lý của nước
ta, nó tạo ra một hành lang pháp lý cho việc lựa chọn được các nhà thầu để thực hiện
các dự án đầu tư, đồng thời góp phần nâng cao vai trò của chủ đầu tư và tăng cường
trách nhiệm của nhà thầu. Thực hiện đấu thầu sẽ tạo được sự công bằng và cạnh tranh
giữa các nhà thầu, hạn chế tiêu cực trong việc lựa chọn đơn vị thực hiện và qua đó

giảm được chi phí đầu tư, mang lại hiệu quả cho dự án. Qua thực hiện đấu thầu, chủ
đầu tư có điều kiện lựa chọn được phương án có hiệu quả trong việc mua sắm hàng
hố, lựa chọn được nhà thầu có đủ kinh nghiệm và năng lực, có phương án kỹ thuật,
biện pháp thi cơng tốt để thực hiện dự án, đảm bảo chất lượng của cơng trình.
Các quy định về đấu thầu được xây dựng trên cơ sở tham khảo các quy định theo
thông lệ chung của quốc tế và thực tiễn quản lý của Việt Nam, nên ngay từ ban đầu khi
mới ban hành, Quy chế Đấu thầu đã đi vào cuộc sống. Tuy nhiên, đấu thầu là công
việc mới trong khi chúng ta mới chuyển sang cơ chế thị trường, cho nên vừa thực hiện
vừa phải nghiên cứu, chỉnh sửa các quy định về đấu thầu sao cho sát với thực tế hơn.
Thực tiễn trong những năm qua cho thấy, cứ bình quân khoảng 2 đến 3 năm, Chính


phủ lại ban hành Quy chế sửa đổi. Đó là Nghị định 93/CP ngày 23/8/1997 về sửa đổi,
bổ sung Quy chế Đấu thầu ban hành theo Nghị định 43/CP, tiếp theo là Nghị định
88/CP ban hành Quy chế Đấu thầu thay thế Quy chế Đấu thầuđã được ban hành theo
Nghị định 43/CP và NĐ 93/CP. Sau đó Quy chế Đấu thầu NĐ 88/CP lại tiếp tục được
hoàn chỉnh trên cơ sở sửa đổi, bổ sung một số điều được quy định tại Nghị định 14/CP
ngày 5/5/2000 và Nghị định 66/CP ngày 12/6/2003. Có thể nói, Quy chế Đấu thầu
hiện hành cùng với các văn bản hướng dẫn có liên quan đã là cơ sở pháp lý cho việc
thực hiện đấu thầu đơi với các dự án đầu tư nói chung và các dự án sử dụng vốn Nhà
nước nói riêng. Tuy nhiên, tính pháp lý chưa cao.
Ngày 29/11/2005, tại kỳ họp thứ 8, khoá XI Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã
thơng qua Luật Đấu thầu 61/2005/QH11 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/4/2006 được
xây dựng dựa trên Quy chế Đấu thầu hiện hành và dự thảo Pháp lệnh đấu thầu gồm 6
chương, 77 điều đều nhằm tăng cường tính cơng khai, minh bạch, tăng cường phân
cấp, đơn giản hoá thủ tục; từng bước khắc phục các tồn tại trong thực tiễn. Luật Đấu
thầu là văn bản pháp lý cao nhất, đầy đủ cho hoạt động đấu thầu trong cả nước.
Ngày 26/11/2013, Quốc hội Khóa XIII đã thơng qua Luật đấu thầu số 43/2013/QH13
có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2014, đồng thời ngày 26/6/2014, Chính phủ cũng đã
ban hành Nghị định số 63 /2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của

Luật đấu thấu về lựa chọn nhà thầu có hiệu lực ngày 15/08/2014 thay thế nghị định số
85/2009/NĐ - CP ngày 15/10/2009.
1.1.2. Sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp xây dựng qua các thời kỳ
Giai đoạn trước năm 1975
Ngày 29-4-1958, theo Nghị quyết của kì họp thứ VIII Quốc hội khố I do Chủ tịch Hồ
Chí Minh chủtọa đã quyết định thành lập Bộ Kiến trúc - nay là Bộ Xây dựng.
Sau khi thành lập, Lãnh đạo Bộ đã nhanh chóng kiện tồn tổ chức, xây dựng đội ngũ
CBCNV. Đã tổ chức thành lập các Công ty xây dựng khu vực như Công ty xây dựng
Hà Nội, Hải Phịng, ng Bí, Thái Ngun, Thanh Hố, Nam Định, Vinh; các cơng
trường trực thuộc và một số đơn vị chuyên sâu như Công ty Lắp máy, Công ty Thi
công cơ giới, Công ty Vận tải, các xí nghiệp sản xuất gạch ngói, khai thác đá cát sỏi...


trên cơ sở tuyển chọn lực lượng từ thanh niên xung phong, bộ đội chuyển ngành và lực
lượng xây dựng ở các địa phương.
Với lực lượng các Công ty xây dựng đã trực tiếp thi cơng hàng trăm cơng trình lớn,
nhỏ như xây dựng các nhà máy điện Lào Cai,Vinh, ng Bí, Ninh Bình, Thác Bà, các
cơng trình hố chất ở khu cơng nghiệp Việt Trì, khu Cao - Xà - Lá, khu gang thép Thái
Nguyên, Nhà máy Cơ khí trung quy mô, Phân lân Văn Điển, Phân đạm Hà Bắc, Bóng
đèn phích nước Rạng Đơng, Dệt 8-3, Dệt Minh Phương, Dệt Nam Định, Chè Phú Thọ,
Thiếc Tĩnh Túc, Cá hộp Hải Phòng, Gỗ diêm Cầu Đuống...; xây dựng các trường đại
học, trung học, bệnh viện, khách sạn kho tàng, các khu nhà ở và các cơng trình phúc
lợi, hạ tầng kĩ thuật.... Hầu hết những cơng trình này được hồn thành đúng tiến độ,
đưa vào sử dụng góp phần phát triển kinh tế - văn hoá và xã hội.
Giai đoạn 5 năm 1976 - 1980
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IV dưới sự chỉ đạo của Ngành xây dựng
các Cơng ty xây dựng đã nhanh chóng tổ chức, tập hợp sắp xếp và điều tiết lại lực
lượng xây dựng trong cả nước, hình thành bộ máy quản lý và các tổ chức xây dựng ở
phía Nam, tăng cường năng lực các tổ chức xây dựng ở phía Bắc để thực hiện nhiệm
vụ khơi phục nền kinh tế - xã hội, đồng thời tập trung thi công các cơng trình trọng

điểm của Nhà nước. Hàng loạt cơng trình quan trọng đã được khởi cơng xây dựng như
Thuỷ điện Hịa Bình, Trị An, Xi măng Hồng Thạch, Bỉm Sơn...
Tổng giá trị xây dựng trong 5 năm 1976-1980 đạt 7.638 triệu đồng theo giá năm 1980,
tăng 2,2 lần so với giai đoạn 1971 - 1975. Trong giai đoạn này, bình quân hàng năm
tăng 14% so với năm trước.
Giai đoạn 10 năm 1981 - 1990
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI các Nghị quyết của Trung ương, của
Chính phủ về những chủ trương và chính sách đổi mới, các doanh nghiệp xây dựng có
những chuyển biến quan trọng. Các đơn vị kinh tế cơ sở đã nâng cao ý thức tự chủ,
năng động, mở rộng sản xuất kinh doanh theo hướng đa dạng hoá sản phẩm gắn với
thị trường, tận dụng năng lực sẵn có, từng bước thoát ra khỏi lối làm ăn theo cơ chế
bao


cấp trong sản xuất kinh doanh và coi trọng hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị
trường.
Trong lĩnh vực xây dựng công nghiệp, dân dụng bước đầu thực hiện theo phương
thức đấu thầu theo Nghị định số 385-HĐBT ngày 7/11/1990 của Hội đồng Bộ trưởng,
mặc dù đang còn sơ khai. Tuy vậy đã có tác dụng tích cực thúc đẩy các doanh nghiệp
xây dựng chú ý sắp xếp lại lực lượng lao động, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kĩ
thuật, máy móc thi cơng để nâng cao chất lượng cơng trình và hiệu quả xây dựng.
Giai đoạn 5 năm 1991-1995
Quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII về chiến lược ổn định phát
triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 và các mục tiêu đề ra trong kế hoạch 5 năm 1991 1995, các doanh nghiệp xây dựng đã có nhiều nỗ lực, tạo được bước ngoặt quan trọng
và đúng hướng trong nhiệm vụ phát triển ngành, góp phân tích cực thực hiện nhiệm vụ
phát triển kinh tế-xã hội của cả nước.
Trong lĩnh vực xây dựng công nghiệp, dân dụng: Cácđơn vị xây dựng được tổ chức
sắp xếp lại theo chủ trương của Nhà nước thông qua việc thực hiện Nghị định 388
HĐBT ngày 20 tháng 11 năm 1991 và ngày 30/3/1994 Bộ Xây dựng có Quyết định số
60/BXD-VKT đã nhanh chóng ổn định tổ chức sản xuất, hình thành các doanh nghiệp

xây dựng mạnh, tập trung đầu tư nâng cao năng lực thi cơng, đã khẳng định được vai
trị chủ đạo trong cơ chế thị trường.
Giai đoạn 5 năm 1996 – 2000
Sau 10 năm đổi mới, các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng đã tạo được thế và lực
để bước vào thời kì thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hố theo Nghị quyết Đại hội
Đảng lần thứ VIII đề ra. Ngày 16/7/1996, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
đã ký Nghị định số 43/CP ban hành Quy chế Đấu thầu thực hiện trên phạm vi toàn
quốc. Đây là giai đoạn có nhiều chuyển biến về chất trong sự phát triển của Ngành xây
dựng nói chung và các doanh nghiệp xây dựng nói riêng.
Trong lĩnh vực xây dựng, việc đổi mới cơ chế quản lí đầu tư và xây dựng theo hướng
phân định rõ quản lí nhà nước và quản lí sản xuất kinh doanh, giảm sự can thiệp trực


tiếp của cơ quan hành chính nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp, tăng tính chủ động sáng tạo của các thành phần kinh tế trong xây dựng,
cạnh tranh để thúc đẩy phát triển và đổi mới công nghệ.
Từ năm 1996 đến năm 2000 lĩnh vực xây dựng có tốc độ tăng trưởng bình qn
11%/năm. Bộ Xây dựng có 14 tổng Cơng ty và nhiều cơng ty trực thuộc. Thời kì này
các cơng trình lớn về hạ tầng, công nghiệp, dân dụng đã được tập trung xây dựng với
tốc độ thi công nhanh gấp 2-3 lần so với thời kì 1991 - 1995. Các cơng trình điện lớn
như Yaly, Sơng Hinh, Phú Mỹ, Phả Lại 2; các cơng trình xi măng nhưBút Sơn, Nghi
Sơn, Hồng Mai đã và đang được xây dựng, bước đầu đi vào sản xuất.
Các doanh nghiệp tư vấn đã trở thành lực lượng có vai trị khơng nhỏ trong sự phát
triển của Ngành xây dựng. Nó khơng chỉ là những đơn vị hoạt động nghề nghiệp mà
còn là đòn bẩy mang lại hiệu quả kinh tế kĩ thuật cao cho xã hội. Năm 2000 tồn quốc
có khoảng 650 doanh nghiệp tư vấn, trong đó có khoảng 445 doanh nghiệp nhà nước,
thu hút hàng vạn kiến trúc sư, kĩ sư, chuyên gia các chuyên ngành, các nhà khoa học,
cán bộ quản lí. Đội ngũ lớn mạnh nhanh chóng, đã đảm nhận được nhiều việc mà
trước đây đòi hỏi phải thuê chuyên gia nước ngoài.
Giai đoạn từ năm 2000 đến nay

Từ năm 2001 đến nay, cùng với nền kinh tế cả nước trên đà phát triển mạnh và hội
nhập sâu hơn, rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Các doanh nghiệp xây
dựng ở Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể theo hướng hiện đại, cả trong lĩnh
vực xây dựng cơng trình, vật liệu xây dựng, kiến trúc và quy hoạch xây dựng, phát
triển đô thị và nhà ở; năng lực xây dựng cơng trình có nhiều tiến bộ, đáp ứng ngày
càng tốt hơn nhu cầu về xây dựng, kể cả những cơng trình quy mơ lớn, địi hỏi chất
lượng cao, cơng nghệhiện đại ởtrong và ngồi nước.
Ngày 29/11/2005, tại kỳ họp thứ 8, khoá XI Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã
thông qua Luật Đấu thầu 61/2005/QH11 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/4/2006 nhằm
tăng cường tính cơng khai, minh bạch, tăng cường phân cấp, đơn giản hoá thủ tục;
từng bước khắc phục các tồn tại trong thực tiễn. Ngày 26/11/2013, Quốc hội Khóa
XIII đã thơng qua Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 có hiệu lực thi hành từ ngày


01/7/2014, đồng thời ngày 26/6/2014, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 63
/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thấu về lựa chọn nhà
thầu có hiệu lực ngày 15/08/2014 thay thế nghị định số 85/2009/NĐ - CP ngày
15/10/2009. Hệ thống văn bản luật mới đã giúp nhiều doanh nghiệp có điều tiếp cận
nhanh với công nghệ xây dựng mới, trang bị thêm nhiều thiết bị hiện đại, từng bước
đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý, tư vấn, thi công xây dựng những cơng
trình quy mơ lớn, hiện đại. Lực lượng thi cơng cầu đường, cơng trình ngầm của các
doanh nghiệp xây dựng đã có sự phát triển vượt bậc về trình độ cơng nghệ tiên tiến,
hiện đại và năng suất lao động. Đến nay, các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam đã làm
chủ công nghệ thiết kế, thi công các cơng trình cao tầng, cơng trình nhịp lớn, cơng
trình ngầm, cơng trình trên nền địa chất phức tạp. Năng lực quản lý, kể cả quản lý hợp
đồng tổng thầu EPC, quản lý đầu tư theo hình thức BOT, BT, BOO các cơng trình xây
dựng có tiến bộ vượt bậc. Các doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng hoặc nhận thầu xây
dựng ở hầu hết các cơng trình trọng điểm Nhà nước, các cơng trình quan trọng của
quốc gia, của các Bộ, ngành, địa phương, của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
hoặc của Việt Nam đầu tư ra nước ngồi, đó là những cơng trình nhà cao tầng tại các

khu đô thị mới như Linh Đàm, Trung Hịa - Nhân Chính, Mỹ Đình... các nhà thi đấu
thế thao, cơng trình hầm đèo Ngang, hầm ngầm nhà cao tầng; Trung tâm Hội nghị
quốc gia, Cơng trình khí điện đạm Cà Mau, Khu công nghiệp lọc dầu Dung Quất, Nhà
Quốc hội, Thủy điện Sơn La, Lai Châu... Trong đó đáng chú ý là cơng trình Thủy điện
Sơn La đã hoàn thành, về trước ti ến độ 03 năm, đã làm lợi cho đất nước khoảng 500
triệu USD mỗi năm.
Điểm nổi bật của các doanh nghiệp ngành Xây dựng trong thời kỳ qua là tư duy nhạy
bén, chủ động, sáng tạo, tiếp cận và hòa nhập nhanh với cơ chế thị trường, chú trọng
chuyển dịch cơ cấu sản phẩm, thực hiện phương châm: đa dạng hóa sản phẩm, dịch
vụ; đa phương hóa quan hệ và đa dạng hóa sở hữu. Đã huy động nhiều nguồn lực để
đầu tư phát triển, ít lệ thuộc vào ngân sách Nhà nước, do vậy các doanh nghiệp của
ngành phát triển nhanh, đã có sự thay đổi căn bản về chất, đã vươn lên trưởng thành từ
"nhà thầu" trở thành "tổng thầu", từ chỗ "làm th" là chính, thì nay doanh nghiệp đã
đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu, chủ động vươn lên thành các "chủ đầu tư" của nhiều dự
án lớn, đóng góp những cơng trình quan trọng cho đất nước.


Bên cạnh đó Bộ Xây dựng đã tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn bồi dưỡng các kiến
thức quản lý hành chính nhà nước, các lớp chính trị cao cấp, các lớp nâng cao trình độ
ngoại ngữ cho cán bộ công chức thuộc khối cơ quan nhà nước thuộc Bộ; mở các lớp
đào tạo quản lý dự án đầu tư; các lớp tư vấn kiến thức định giá bất động; tư vấn giám
sát; đặc biệt đang triển khai mở các lớp đào tạo đấu thầu, bồi dưỡng nguồn lực cho các
doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Lĩnh vực hợp tác quốc tế tiếp tục được mở rộng và sự kiện nổi bật là cuối năm 2015
cộng đồng kinh tế ASEAN (ACE) được hình thành, các hiệp định thương mại tự do
thế hệ mới được ký kết giữa các doanh nghiệp xây dựng trong nước đứng trước áp lực
cạnh tranh rất lớn, nhưng những cơ hội đến với các nhà thầu sẽ nhiều hơn và hấp dẫn
hơn bao giờ hết.
Không chỉ vậy ngày 04/2/2016, Bộ trưởng 12 quốc gia thành viên trong đó có Việt
Nam vừa ký kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) - một trong những

thỏa thuận thương mại đa quốc gia lớn nhất từ trước đến nay. Đây là cơ hội rất lớn
giúp các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng có thêm các cơ hội tiếp cận với các
nhà thầu nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trình độ cán bộ cơng nhân viên
và tìm hiểu các cơng nghệ thi cơng tiên tiến.
1.1.3. Sự cần thiết phải thực hiện đấu thầu trong xây dựng
Việc xây dựng cơng trình là một trong những khâu quan trọng của một dự án, để xây
dựng được một cơng trình đáp ứng tốt các địi hỏi về kỹ thuật, chất lượng, thời gian
thực hiện, tiết kiệm chi phí và hạn chế tới mức thấp nhất những tranh chấp có thể gây
thiệt hại về vật chất hoặc về uy tín của các bên hữu quan.
Đối với các dự án lớn, phức tạp, dự án của các Công ty nhiềuChủ sở hữu và đặc biệt là
các dự án thuộc khu vực Nhà nước, dự án có sự tài trợ của Quốc tế thì việc xây dựng
cơng trình qua đấu thầu là cách duy nhất để tránh những sơ hở, sai lầm có thể gây thiệt
hại về vật chất và uy tín cho các bên có liên quan.
Cần phải nhìn nhận một cách đúng đắn rằng đấu thầu là một phương pháp hình thành
từ sự kết hợp nhuần nhuyễn và tinh tế giữa các yếu tố pháp lý, kỹ thuật và tài chính
với các nguyên lý của khoa học quản lý tổ chức, với tính chất là một phương pháp
phổ


biến có hiệu quả cao, đấu thầu ngày càng được nhìn nhận như một điều kiện thiết yếu
để đảm bảo thành công cho các Nhà đầu tư dù họ thuộc khu vực Nhà nước hay tư
nhân, dù họ đầu tư ở trong nước hay nước ngoài.
Như vậy đấu thầu là việc rất cần thiết với nền kinh tế của đất nước nó mang lại lợi ích
thiết thực đối chủ đầu tư, nhà thầu và nhà nước.
1.1.3.1. Đối với chủ đầu tư
Đấu thầu giúp chủ đầu tư lựa chọn được đối tác phù hợp nhất.
Thông qua hoạt động đấu thầu xây, chủ đầu tư sẽ tìm được các nhà thầu hợp lý nhất và
có khả năng đáp ứng tốt nhất các yêu cầu đã đặt ra. Thực hiện có hiệu quả u cầu về
chất lượng cơng trình tiết kiệm được vốn đầu tư, bảo đảm tiến độ xây dựng cơng
trình.Thơng qua đấu thầu và kết quả hoạt động giao nhận thầu của chủ đầu tư sẽ tăng

cường được hiệu quả quản lý vốn đầu tư, tránh tình trạng thất thốtlãng phí vốn đầu tư
ở tất cả các khâu của quá trình đầu tư thực hiện dự án.
Đấu thầu sẽ giúp chủ đầu tư đảm bảo quyền chủ động, giải quyết được tận gốc sự phụ
thuộc vào nhà thầu nếu chỉ có nhà thầu duy nhất.
Tạo mơi trường cạnh tranh bình đẳng, công khai và minh bạch giữa các doanh nghiệp
xây dựng trong q trình đấu thầu.
Ngồi ra đấu thầu là cơ hội để chủ đầu tư nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ
kinh tế kỹ thuật của chính các chủ đầu tư trong quá trình đấu thầu.

1.1.3.2. Đối với nhà thầu
Các nhà thầu tham dự đấu thầu và hướng tới mục tiêu thắng thầu, các nhà thầu phải tự
hồn thiện mình trên tất cả phương diện. Muốn tham gia đấu thầu thì nhà thầu phải có
uy tín nhất định trên thị trường nhà thầu phải chọn trọng điểm để đầu tư về các mặt kỹ
thuật, công nghệ và lao động. Như vậy khi tham gia đấu thầu nhà thầu xây dựng có thể
thấy được khả năng và năng lực của mình so với đối thủ như thế nào để có biện pháp


duy trì và nâng cao hơn nữa năng lực của mình. Từ đó nâng cao uy tín của của nhà
thầu, vị thế của nhà thầu ngày càng được cải thiện.
Nhờ ngun tắc cơng khai và bình đẳng trong đấu thầu: Các nhà thầu đấu thầu cạnh
tranh bình đẳng trên thương trường, các nhà thầu phải phát huy tối đa tính chủ động
trong việc tìm kiếm các cơ hội tham dự đấu thầu và kí kết hợp đồng (khi trúng thầu)
tạo công ăn việc làm cho người lao động, phát triển sản xuất kinh doanh.
Nhờ đấu thầu, các nhà thầu phải đầu tư có trọng điểm nhằm nâng cao năng lực cơng
nghệ và kỹ thuật của mình. Từ đó sẽ nâng cao năng lực của doanh nghiệp trong tham
gia đấu thầu.
Để đạt mục tiêu thắng thầu, các doanh nghiệp xây dựng phải tự hoàn thiện các mặt
quản lý, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý trong tham gia đấu thầu và thực
hiện cơng trình đã thắng thầu.
Thơng qua phương thức đấu thầu, các nhà thầu xây dựng sẽ tự nâng cao hiệu quả công

tác quản trị chi phí, quản lý tài chính, thúc đẩy nâng cao hiệu quả kinh tế khi giá bỏ
thầu thấp nhưng vẫn thu được lợi nhuận.
Khi tham gia đấu thầu nhiều và thắng thầu, nhà thầu xây dựng tạo thêm mối quan hệ
với các chủ đầu tư, cơ quan nhà nước, tạo sự gắn kết giữa người lao động với nhà thầu
đây là những tiền đề cơ bản của sự phát triển bền vững của nhà thầu.
1.1.3.3. Đối với nhà nước
Đấu thầu xây lắp góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý nhà nước về đầu tư và
xây dựng, xây dựng các chính sách quản lý ngành tốt hơn. Bên cạnh đó giúp giảm lạm
phát tiết kiệm cho ngân sách, hạn chế và loại trừ các tình trạng như thất thốt lãng phí
vốn đầu tư và các hiện tượng tiêu cực khác trong xây dựng cơ bản.
1.1.4. Cơ sở pháp lý trong công tác đấu thầu
Luật đấu thầu năm 2013 quy định quản lý nhà nước về đấu thầu, các hoạt động đấu
thầu, bao gồm:


Lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tưvấn, hàng hóa, xây lắp đối
với:
1. Dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn nhà nước của cơ quan nhà nước, tổ chức chính
trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị xã hội-nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp
công lập;
2. Dự án đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước;
3. Dự án đầu tư phát triển có sử dụng vốn nhà nước, vốn doanh nghiệp nhà nước từ 30%
trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án [8].
1.2. Đánh giá về công tác đấu thầu trong thời gian qua.
1.2.1. Trình tự thực hiện đấu thầu trong xây dựng
Trình tự thực hiện đấu thầu trong xây dựng thường theo các bước sau đây:
Trong quá trình thực hiện đấu thầu trong xây dựng quy định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm
quyền hạn của các bên chủđầu tư, tổ chức thực hiện đấu thầu, cơ quan có thẩm quyền,
nhà thầu trong quá trình thực hiện đấu thầu.



bên mời thầu

cơ quan có thẩm quyền

nhà thầu

1.2.2. Tỡnh hỡnh thực hiện công tác đấu thầu thời gian qua
1.2.2.1. Phổ biến pháp luật về đấu thầu:
Việc phổ biến kiến thức pháp luật về đấu thầu, cụ thể là Luật đấu thầu số
43/2013/QH13 được Quốc hội Khóa XIII thơng qua ngày 26/11/2013; Nghị định số
63/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thấu về lựa chọn
nhà thầu có hiệu lực ngày 15/08/2014 thay thế nghị định số 85/2009/NĐ - CP ngày
15/10/2009 và văn bản hướng dẫn liên quan đến công tác đấu thầu do Bộ Kế hoạch và
Đầu tư ban hành đã được Bộ Xây dựng liên tục cập nhập thông qua Websitecủa Bộ
Xây dựng.


Công tác giáo dục kiến thức pháp luật về đấu thầu và nghiệp vụ đấu thầu đã được các
trường đại học, cao đẳng và các Ban quản lý dự án đặc biệt quan tâm nhất là với các
cán bộ trực tiếp liên quan đến cơng tác đấu thầu. Ngồi ra, Học viện Cán bộ quản lý
Xây dựng và Đô thị, Viện Kinh tế xây dựng và một số đơn vị thuộc Bộ Xây dựng cũng
thường xuyên tổchức các lớp học về nghiệp vụ đấu thầu cho các cán bộ thuộc các đơn
vị của Bộ Xây dựng và các đơn vị ngoài. Riêng năm 2014, Học viện Cán bộ quản lý
Xây dựng và Đô thị đã đào tạo và cấp chứng chỉ được 605 học viên thông qua 19 lớp
đào tạo ngắn hạn về quản lý đấu thầu, Viện Kinh tế Xây dựng tổ chức 02 khoá đào tạo,
cấp chứng chỉ cho 31 học viên [11].
1.2.2.2. Thực hiện phân cấp trong đấu thầu
Trong những năm gần đây kết quả, sự kiện nổi bật là năm 2014 Bộ Xây dựng đã tập
trung hồn thành, trình và được Quốc hội thơng qua 03 dự án Luật: Luật Xây dựng số

50/2014/QH13 (thay thế cho Luật Xây dựng số 13/2003/QH11 và có hiệu lực từ
01/01/2015); Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 (thay thế cho Luật Nhà ở số
56/2005/QH11 và có hiệu lực từ 01/7/2015); Luật Kinh doanh bất động sản số
66/2014/QH13 (thay thế cho Luật Kinh doanh bất động sản số 63/2006/QH11 và có
hiệu lực từ 01/7/2015). Việc Quốc hội thông qua 03 Luật nêu trên đãđánh dấu mốc
quan trọng trong q trình xây dựng, hồn thiện hệ thống thể chế, pháp luật ngành Xây
dựng, qua đãgóp phần quan trọng nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của
Ngành, tăng cường quản lý chất lượng cơng trình, chống tham nhũng, thất thốt, lãng
phí trong đầu tư xây dựng.
Thêm vào đó, quán triệt theo tinh thần của Luật đấu thầu số 43/2013/QH13; Nghị định
63/2014/NĐ-CP, Bộ Xây dựng đã tổ chức phân cấp, phân quyền triệt để trong đấu thầu
nhưng vẫn tuân thủ Luật và các Nghị định về đấu thầu. Bộ chỉ phê duyệt kế hoạch lựa
chọn nhà thầu, tổ chức kiểm tra, giám sát, theo dõi công tác đấu thầu, thực hiện hợp
đồng; các bước còn lại như phê duyệt hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu và xử
lý các tình huống phát sinh trong đấu thầu giao chủ đầu tư quyết định theo quy định
[11].


1.2.2.3. Tình hình thực hiện Chỉ thị 494/CT-TTg ngày 20/4/2010 và Chỉ thị
734/CT- TTg ngày 17/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ
Thực hiện Chỉ thị 494/CT-TTg ngày 20/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc sử
dụng vật tư, hàng hóa sản xuất trong nước trong công tác đấu thầu các dự án sử dụng
vốn nhà nước. Bộ Xây dựng đã quán triệt các đơn vị thuộc Bộ nghiêmtúc thực hiện
tinh thần của Chỉ thị nêu trên, cụ thể như:
- Các gói thầu được phân chia với quy mô hợp lý, phù hợp với điều kiện năng lực của
nhà thầu trongnước, đảm bảo các điều kiện cạnh tranh tối đa cho các doanh nghiệp
trong nước, tạo công ăn việc làm cho lao động trong nước;
- Các vật tư, thiết bị đều được sản xuất trong nước, chỉ mua sắm từ nước ngoài khi
trong nước khơng đáp ứng được u cầu của gói thầu hoặc trong nước chưa đủ khả
năng sản xuất. Ngoài ra, các đơn vị cũng chủ động ưu tiên sử dụng vật tư, vật liệu do

các đơn vị thuộc Bộ sản xuất nhằm tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho các đơn vị
thành viên, tối đa hóa hiệu quả nội lực của các đơn vị;
- Khi tổ chức lựa chọn nhà thầu, trong hồ sơ mời thầu và hồ sơ yêu cầuđều đưa ra quy
định chào thầu bằng đồng Việt Nam đối với các chi phí trong nước;
- Khi lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không cho phép sử dụng lao động nước ngoài
khi lao động trong nước đủ khả năng đáp ứng được yêu cầu thực hiện gói thầu.
Thực hiện Chỉ thị 734/CT-TTg ngày 17/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn
chỉnh cơng tác quản lý đối với các gói thầu EPC , Bộ Xây dựng đã thực hiện các nội
dung sau:
- Thực hiện chức năng quản lý ngành của Bộ Xây dựng, Bộ tiếp tục hồn thiện hệ
thống cơ chế chính sách về quản lý đầu tư xây dựng, tập trung rà soát, sửa đổi, bổ
sung một số quy định có liên quan về chế tài xử lý vi phạm hợp đồng, quản lý nhà
thầu nước ngoài trong hoạt động xâydựng tại Việt Nam như: Trình Chính phủ ban
hành Nghị định 207/2013/NĐ-CP ngày 11/12/2013 về sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định 48/2010/NĐ-CP ngày 07/05/2010 của Chính phủ về hợp đồng trong
hoạt động xây dựng; Đang trình Chính phủ phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng,
đầu tư


×