Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản theo pháp luật hôn nhân và gia đình việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (967.69 KB, 72 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

DƢƠNG VIẾT CƢỜNG

XÁC ĐỊNH CHA, MẸ, CON TRONG TRƢỜNG HỢP
SINH CON BẰNG KỸ THUẬT HỖ TRỢ SINH SẢN
THEO PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

DƢƠNG VIẾT CƢỜNG

XÁC ĐỊNH CHA, MẸ, CON TRONG TRƢỜNG HỢP
SINH CON BẰNG KỸ THUẬT HỖ TRỢ SINH SẢN
THEO PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật dân sự và tố tụng dân sự
Mã số: 8380101.04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Lan

HÀ NỘI – 2020



LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tôi. Các số liệu và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính
xác và trung thực, theo đúng quy định. Những kết luận khoa học và luận văn
chƣa từng đƣợc ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào.
Tơi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luật văn
này.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Dƣơng Viết Cƣờng

i


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................................i
MỤC LỤC......................................................................................................................................ii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. SINH CON BẰNG KỸ THUẬT HỖ TRỢ SINH SẢN VÀ
PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ XÁC ĐỊNH CHA, MẸ, CON TRONG
TRƢỜNG HỢP ĐÓ .................................................................................................................. 7
1.1. Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản ..................................................................... 7
1.1.1. Khái niệm cha, mẹ, con ............................................................................................... 7
1.1.2. Khái niệm xác định cha, mẹ, con ............................................................................ 8
1.1.3. Một số kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cơ bản ............................................................... 11
1.1.4. Khái niệm sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản ......................................... 12
1.1.5. Điều kiện áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản....................................................... 15

1.1.6. Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo ..................................................................... 20
1.2. Nội dung pháp luật Việt Nam về xác định cha, mẹ, con trong trƣờng hợp
sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản ............................................................................ 27
1.2.1. Xác định cha, mẹ, con trong trƣờng hợp ngƣời phụ nữ độc thân, cặp vợ
chồng vô sinh mang thai cho mình ................................................................................... 27
1.2.2. Xác định cha, mẹ, con trong trƣờng hợp mang thai hộ ................................ 32
1.2.3. Thủ tục xác định cha, mẹ, con trong trƣờng hợp áp dụng kỹ thuật hỗ trợ
sinh sản ......................................................................................................................................... 34
Kết luận chƣơng 1 .................................................................................................................... 43
CHƢƠNG 2: THỰC TIỄN XÁC ĐỊNH CHA, MẸ, CON TRONG TRƢỜNG
HỢP SINH CON BẰNG KỸ THUẬT HỖ TRỢ SINH SẢN VÀ MỘT SỐ
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ................................................................... 44
2.1. Thực tiễn xác định cha, mẹ, con trong trƣờng hợp sinh con bằng kỹ thuật
hỗ trợ sinh sản............................................................................................................................ 44
2.1.1. Nhận xét chung ............................................................................................................. 44
2.1.2. Một số vụ việc cụ thể ................................................................................................. 51
2.2. Giải pháp ............................................................................................................................. 55

ii


Kết luận chƣơng 2 .................................................................................................................... 60
KẾT LUẬN ................................................................................................................................ 62
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 64

iii


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài
Gia đình có lịch sử từ rất sớm và đã trải qua một quá trình phát triển lâu
dài. Gia đình là tế bào của xã hội, ở đó, mối quan hệ gắn bó với nhau bởi tình
cảm, quan hệ hơn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dƣỡng. Các
chủ thể gắn bó một cách thƣờng xun, lâu dài, thậm chí suốt cả đời ngƣời về
tình cảm và nghĩa vụ. Quan hệ vợ và chồng, cha mẹ và con… là những quan
hệ tình cảm u thƣơng, chăm sóc nhƣ một điều tất yếu nhƣng cũng đầy ý
thức trách nhiệm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy tỷ lệ vô sinh ở các cặp vợ chồng
trên tồn thế giới trong đó có Việt Nam đang có xu hƣớng tăng cao vì các yếu
tố chủ quan cũng nhƣ khách quan khác nhau. Điều đó ảnh hƣởng đến quyền
đƣợc làm cha, làm mẹ của các cặp vợ chồng.
Mặt khác, cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, khoa học kỹ thuật
cũng có những bƣớc nhảy vọt trong từng lĩnh vực nhất là chăm sóc sức khỏe
và y tế. Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là một trong những thành tựu
đó, phƣơng pháp này đƣợc áp dụng ở rất nhiều nơi trên thế giới và bao gồm
cả Việt Nam, điều đó mang ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là vấn đề khá phức tạp, đặc biệt là
vấn đề xác định cha, mẹ, con bởi trên một khía cạnh nào đó nó đã làm thay
đổi những quan niệm truyền thống về quan hệ huyết thống giữa cha, mẹ và
con… Quan hệ cha, mẹ và con là cơ sở xác lập thực hiện các quy định về
nghĩa vụ và quyền nhân thân cũng nhƣ quyền tài sản, quyền và nghĩa vụ cấp
dƣỡng, thừa kế tài sản. Đồng thời đây cũng là cơ sở để giải quyết tranh chấp
phát sinh giữa các thành viên trong gia đình một cách hợp tình, hợp lý, nhanh
chóng và kịp thời. Chính vì vậy cần có hành lang pháp lý rõ ràng, cụ thể để có
thể giải quyết các quan hệ phát sinh trong vấn đề này.
1


2. Tình hình nghiên cứu
Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản không phải vấn đề khoa học quá

mới, tuy nhiên do sự hạn chế về điều kiện kinh tế - xã hội cũng nhƣ sự phát
triển của khoa học kỹ thuật mà việc áp dụng các phƣơng pháp khoa học kỹ
thuật tác động đến việc sinh con còn gặp nhiều khó khăn. Sinh con bằng kỹ
thuật hỗ trợ sinh sản là trƣờng hợp đòi hỏi kỹ thuật y khoa tiên tiến, chuyên
môn cao của đội ngũ bác sỹ và cơ sở vật chất đảm bảo. Năm 1998, sự ra đời
của ba đứa trẻ thụ tinh trong ống nghiệm ở bệnh viện phụ sản Từ Dũ đã đặt ra
những yêu cầu cấp thiết quy định điều chỉnh về việc sinh con bằng kỹ thuật
hỗ trợ sinh sản đặc biệt là quy định xác đinh cha, mẹ, con trong trƣờng hợp
sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 đã lần đầu tiên đề cập với thuật
ngữ “sinh con theo phƣơng pháp khoa học” tại Điều 63. Kể từ năm 2000 đến
nay, sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đƣợc quy định tại nhiều văn bản
khác nhau nhƣ Nghị định số 12/2003/NĐ-CP ngày 12/02/2003 của chính phủ
về việc về sinh con theo phƣơng pháp khoa học; Thông tƣ số
07/2003/TTBYT của bộ y tế ngày 28/5/2003 hƣớng dẫn thi hành Nghị định
số 12/2003/NĐ-CP ngày 12/02/2003 của chính phủ về sinh con theo phƣơng
pháp khoa học; Luật Hiến, ghép mô, bộ phận cơ thể ngƣời và hiến, lấy xác
năm 2006; Thời gian gần đây, Quốc hội thông qua Luật Hôn nhân và Gia đình
năm 2014, đồng thời Chính phủ ban hành Nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày
28/01/2015 về việc quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống
nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo; Thơng tƣ
57/2015/TT-BYT hƣớng dẫn Nghị định 10/2015/NĐ-CP quy định về sinh con
bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục
đích nhân đạo do Bộ trƣởng Bộ Y tế ban hành…

2


Về các bài viết, cơng trình nghiên cứu dƣới góc độ pháp lý có liên quan
đến vấn đề trƣờng hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bài viết của

Tiến sỹ Nguyễn Thị Lan đăng trên Tạp chí Luật học số 2/2003 với tựa đề
“Sinh con theo phương pháp khoa học và một số vấn đề pháp lý có liên quan”
là một trong những bài viết đầu tiên tại Việt Nam đề cập đến vấn đề này.
Trong đó có nêu lên nhiền khía cạnh pháp lý nhƣ phân tích điều kiện cho và
nhận tinh trùng, xác định quan hệ cha, mẹ, con trong trƣờng hợp sinh con theo
phƣơng pháp khoa học cũng nhƣ quy định pháp luật và bất cập của chế định
pháp luật này. Cho đến thời gian gần đây, Luật Hơn nhân và Gia đình 2014 đã
có hiệu lực quy định chi tiết hơn so với Luật hơn nhân và Gia đình năm 2000,
theo đó các cơng trình nghiên cứu về đã cho thấy tầm nhìn rộng hơn. Điển
hình nhƣ bài viết “Thụ tinh trong ống nghiệm và những vấn đề pháp lý phát
sinh” tạp chí Luật học số 02/2016 của Tiến sỹ Nguyễn Thị Lan, “Một số bất
cập trong các quy định về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo của Luật Hơn
nhân và gia đình 2014” Tạp chí Nhà nƣớc và Pháp Luật số 9/2016 của Tiến
sỹ Nguyễn Huy Cƣơng, bài đăng trên tạp chí Luật học số 1/2000 của bà
Nguyễn Thị Liên Hƣơng với tự đề “Thẩm quyền xác định cha, mẹ cho con”,
bài viết “Từ những quy định pháp luật về mang thai hộ quan niệm thế nào về
“Huyết thống” và “Mẹ”” đăng trên tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 09/2015
của ơng Nguyễn Văn Lâm… Các cơng trình nghiên cứu này phân tích đến
những thay đổi, bổ sung của quy định Pháp Luật, những quy định mang tính
tích cực, những quy định còn bất cập… Tuy nhiên, lƣợng bài viết, cơng trình
nghiên cứu liên quan đến vấn đề xác định cha, mẹ, con trong trƣờng hợp sinh
con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản còn hạn chế, chƣa tƣơng xứng với các khối
lƣợng lớn vấn đề pháp lý đặt ra. Các bài viết, nghiên cứu chủ yếu tập trung
vào vấn đề sinh con bằng phƣơng pháp mang thai hộ mà ít đề cập đến sinh

3


con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
Để làm rõ và sâu hơn nội dung quy định Pháp luật về xác định cha, mẹ,

con trong trƣờng hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, qua đó nhằm góp
phần phát hiện những hạn chế của pháp luật cũng nhƣ những khó khăn, vƣớng
mắc trong q trình thực thi ở Việt Nam. Từ đó, đề xuất, kiến nghị một số giải
pháp nhằm xây dựng hành lang pháp lý vững chắc, hoàn thiện hơn, nâng cao
hiệu quả áp dụng pháp luật ở nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay. Đó chính là lý
do tôi lựa chọn đề tài: “Xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con bằng
kỹ thuật hỗ trợ sinh sản theo pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam”
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích tổng qt: Luận văn nghiên cứu phân tích và làm rõ nội dung
quy định pháp luật về vấn đề xác định cha, mẹ, con trong trƣờng hợp sinh con
bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Các quy định đã cụ thể, chi tiết và sát thực tiễn
chƣa, thuận lợi và khó khăn nhƣ thế nào. Qua đó, đánh giá khả năng thực hiện
Pháp luật của các quy định, kiến nghị giải pháp để hồn thiện Pháp Luật.
Mục đích cụ thể: Với mục đích tổng quát nhƣ vậy, mục đích cụ thể
nghiên cứu đƣợc xác định những khía cạnh sau:
-

Nghiên cứu những vấn đề Lý luận khái quát chung về xác định cha,

mẹ, con trong trƣờng hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản nhƣ khái
niệm liên quan, điều kiện áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
- Phân tích đánh giá những quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình về xác
định cha, mẹ, con trong trƣờng hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Thủ
tục xác nhận cha, mẹ, con và giải quyết tranh chấp trong trƣờng hợp đó.
- Nghiên cứu thực trạng ở Việt Nam hiện nay để có thể đánh giá khả
năng thực hiện pháp luật của các quy định pháp luật trong thực tế, phân tích

4



một số vụ việc điển hình để từ đó đƣa ra những giải pháp để tháo gỡ vƣớng
mắc còn tồn tại.
3. Đối tƣợng và Phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận về xác định cha,
mẹ, con trong trƣờng hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản theo Pháp
Luật Việt Nam, thực trạng của vấn đề, những bất cập và khó khăn khi áp dụng
trên thực tiễn.
Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là một lĩnh vực rộng vừa liên
quan đến y học vừa liên quan đến Pháp luật. Tuy nhiên, trong luận văn này
chỉ nghiên cứu khía cạnh pháp lý liên quan, đặc biệt chỉ nghiên cứu đến
vấn đề xác định cha, mẹ, con trong trƣờng hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ
trợ sinh sản.
Phạm vi nghiên cứu của Luật văn là đề tài nghiên cứu toàn diện về cả lý
luận và thực tiễn về xác định cha, mẹ, con trong trƣờng hợp sinh con bằng kỹ
thuật hỗ trợ sinh sản. Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định của Luật
Hơn nhân và Gia đình năm 2014 và một số văn bản hƣớng dẫn liên quan đến
vấn đề xác định cha, mẹ, con trong trƣờng hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ
sinh sản. Luật văn khơng đề cập đến xác định cha, mẹ, con có yếu tố nƣớc
ngồi vì vấn đề này có thể tiếp thu từ các cơng trình khoa học pháp lý khác.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Để đảm bảo mục đích nghiên cứu cũng nhƣ hiệu quả trong đề tài nghiên
cứu, Luận văn đã sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu cơ bản. Cụ thể,
phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu sử dụng phƣơng pháp phân tích, so sánh,
liệt kê, tổng hợp, thống kê kết hợp lý luận và thực tiễn dựa trên nền tảng là
phƣơng pháp luận, nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
của chủ nghĩa Mac – Lênin để làm rõ đối tƣợng nghiên cứu đã đặt ra.
5


5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Luận văn góp phần làm sáng tỏ phƣơng diện lý luận trong khoa học
pháp lý của vấn đề xác định cha, mẹ, con trong trƣờng hợp sinh con bằng
kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Phân tích quy định Pháp luật và thực trạng Pháp
luật đối với vấn đề này, đƣa ra kiến nghị nhằm giải quyết những bất cập tồn
tại và quy chế xác định cha, mẹ, con trong trƣờng hợp sinh con bằng kỹ
thuật hỗ trợ sinh sản.
Ngoài ra, những giải pháp hoàn thiện Pháp luật là cơ sở quan trọng để
các cơ quan chức năng trong phạm vi, thẩm quyền của mình sửa đổi, bổ sung,
hồn thiện Pháp luật trong lĩnh vực tƣơng ứng. Bên cạnh đó, luận văn sẽ là tài
liệu tham khảo hữu ích khơng chỉ với đội ngũ giảng viên, sinh viên mà cịn có
giá trị đối với các cán bộ đang làm công tác hoạch định chính sách và xây
dựng Pháp luật về xác địh cha, mẹ, con ở Việt Nam.
6. Kết cấu của Luận văn
Ngoài Mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc
kết cấu thành hai chƣơng:
Chƣơng 1: Pháp luật Việt Nam về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
và xác định cha, mẹ con trong trƣờng hợp đó.
Chƣơng 2: Thực tiễn xác định cha, mẹ con trong trƣờng hợp sinh con
bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật.

6


CHƢƠNG 1. SINH CON BẰNG KỸ THUẬT HỖ TRỢ SINH SẢN VÀ
PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ XÁC ĐỊNH CHA, MẸ, CON TRONG
TRƢỜNG HỢP ĐÓ

1.1. Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
1.1.1. Khái niệm cha, mẹ, con
Cha, mẹ, con những khái niệm có sự liên kết mật thiết với nhau bởi nó

đƣợc hình thành trên cơ sở mối quan hệ cha, mẹ, con. Đó là sự tổng hịa về cả
sinh học, gia đình lẫn mặt pháp lý. Khi tồn tại khái niệm cha, mẹ, con đồng
nghĩa với sự cam kết chịu trách nhiệm về tất cả ý nghĩa xã hội và pháp lý kéo
theo. Khái niệm cha, mẹ, con đƣợc nghiên cứu dƣới hai góc độ: góc độ sinh
học – xã hội và góc độ pháp lý.
Dƣới góc độ sinh học – xã hội, cha, mẹ, con đƣợc định nghĩa nhƣ sau:
cha, mẹ đẻ trong quan hệ với con là ngƣời trực tiếp sinh ra con, có thể có hoặc
khơng có quan hệ huyết thống với ngƣời con; Con đẻ, trong quan hệ với cha
mẹ, là ngƣời đƣợc cha mẹ trực tiếp sinh ra, có thể có hoặc khơng có quan hệ
huyết thống với cha, mẹ. [21, tr.9]
Nhƣ vậy, đó là những khái niệm ln cùng tồn tại, có liên hệ không thể
tách rời. Khái niệm cha đẻ, mẹ đẻ và con đẻ ln gắn liền với q trình sinh
đẻ, từ việc thụ thai, mang thai và sinh con. Trƣớc đây, khi khoa học công
nghệ trong lĩnh vực y tế chƣa phát triển, luôn tồn tại quan điểm cho rằng khái
niệm cha, mẹ, con phải đảm bảo nguyên tắc quan hệ huyết thống trực hệ với
ngƣời con và cha, mẹ đẻ phải là ngƣời trực tiếp sinh ra con đẻ trong mọi
trƣờng hợp. Theo thời gian, lĩnh vực y tế ngày càng phát triển, việc tách và
nhận trứng, tinh trùng và noãn kết hợp với kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đã tạo ra
nhiều thay đổi trong việc sinh con và tƣ duy về mặt pháp lý.

7


Dƣới góc độ pháp lý, tƣ cách là cha, là mẹ, là con chỉ đƣợc chính thức
thừa nhận thơng quan những thủ tục pháp lý nhất đinh. Vậy, cha đẻ, mẹ đẻ
trong mối quan hệ với con là ngƣời trực tiếp sinh ra, có quyền và nghĩa vụ
theo quy định của pháp luật. Con đẻ, trong mối quan hệ với cha, mẹ là
ngƣời đƣợc cha mẹ sinh ra, có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp
luật. [21, tr.9]
Với khái niệm con đƣợc nghiên cứu với tƣ cách là con trong giá thú, con

ngoài giá thú, con chung, con riêng. Theo đó, con trong giá thú là con của
những ngƣời là vợ chồng hợp pháp tức là con đƣợc sinh ra trong thời kỳ hơn
nhân hoặc ngƣời mẹ có thai trong thời kỳ hơn nhân thì chồng của mẹ đứa trẻ
là cha của đứa trẻ. Ngoài ra, khi cha, mẹ của đứa trẻ không thực hiện thủ tục
đăng ký kết hơn nhƣng đã đƣợc Tịa án cơng nhận hoặc gián tiếp cơng nhận
bằng một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật thì đứa trẻ đó vẫn đƣợc coi
là con trong giá thú. Con ngoài giá thú là con mà cha và mẹ nó khơng phải là
vợ chồng hợp pháp theo quy định của Pháp luật.
Khái niệm con chung và con riêng: “Con chung” của vợ chồng là con mà
vợ, chồng đƣợc xác định là cha, mẹ của ngƣời con đó. “Con riêng” là con của
một bên vợ, chồng trong mối quan hệ với ngƣời chồng hoặc ngƣời vợ của họ
[21, tr. 20]. Con chung và con riêng có thể là con trong giá thú hoặc ngồi giá
thú. Con riêng có thể là con đẻ hoặc là con nuôi.
1.1.2. Khái niệm xác định cha, mẹ, con
Theo từ điển Luật học xác định cha, mẹ cho con đƣợc hiểu là: “Định rõ
một ngƣời là cha hoặc một ngƣời là mẹ cho con trên cơ sở các quy định của
pháp luật”. Một số tài liệu khác cho rằng xác định con cho cha, mẹ là “Định
rõ một ngƣời là con của cha hoặc của mẹ trên cơ sở các quy định của pháp
luật”. Ở cả hai định nghĩa này, việc xác định cha, mẹ cho con hay xác định

8


con cho cha, mẹ đều dẫn đến một kết quả về mặt xã hội và pháp lý khi làm
phát sinh những hậu quả pháp lý về quyền và nghĩa vụ theo Pháp Luật nhƣ
nhau.
Tuy vậy, mối quan hệ giữa cha, mẹ và con là mối quan hệ hai chiều và
không thể tách rời, xác định cha, mẹ cho con cũng chính là xác định con cho
cha, mẹ. Sau khi xác định đƣợc ai là cha, mẹ hoặc ai là con cũng sẽ phát sinh
những quyền và nghĩa vụ theo pháp luật nhƣ nhau. Suy cho cùng xác định

cha, mẹ, con là việc xác nhận mối quan hệ huyết thống giữa cha, mẹ, con.
Quan hệ huyết thống không chỉ là cơ sở để xác định cha, mẹ, con mà còn là
cơ sở xác định nguồn gốc, dòng họ, gia phả với những giá trị văn hóa tinh
thần, đạo đức và truyền thống.
Theo từ điển Tiếng Việt “xác định là qua nghiên cứu, tìm tịi, biết đƣợc
rõ ràng, chính xác”, vậy xác định cha, mẹ cho con là việc nghiên cứu, tìm tịi
để tìm ra nguồn gốc của một con ngƣời một cách rõ ràng và chính xác. Nhƣ
vậy dƣới góc độ sinh học – xã hội: Xác định cha, mẹ, con là việc nghiên cứu,
tìm kiếm nhận diện mối quan hệ huyết thống giữa hai thế hệ kế tiếp nhau
thông qua sự kiện sinh đẻ. [21, tr.20]
Theo từ điển Luật học, dƣới góc độ sinh học – xã hội, có cái nhìn tƣơng
đối thuần túy với khái niệm xác định cha, mẹ cho con. Tuy nhiên, dƣới góc độ
pháp lý có nhiều cách nhìn nhận khác nhau liên quan đến khái niệm xác định
cha, mẹ cho con.
Với khía cạnh là một chế định pháp lý, xác định cha, mẹ, con là tổng hợp
các quy phạm pháp luật do Nhà nƣớc ban hành, quy định về quyền và nghĩa
vụ của các chủ thể, căn cứ và thủ tục pháp lý nhằm nhận diện một ngƣời cha,
một ngƣời mẹ, một ngƣời con có mối quan hệ huyết thống trực hệ [21, tr. 39].
Các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc xác định cha, mẹ, con luôn quy

9


định quyền và nghĩa vụ tƣơng ứng giữa các chủ thể, đảm bảo quyền xác định
cha, mẹ, con cho mỗi chủ thể, cũng nhƣ quy định nghĩa vụ của các chủ thể
phải tôn trọng quyền xác định cha, mẹ, con của ngƣời khác; các quy phạm
điều chỉnh việc xác định cha, mẹ, con thƣờng gắn bó mật thiết với quy phạm
đạo đức, phong tục tập quán. Khi thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong
việc xác định cha, mẹ con các chủ thể ln phải hƣớng tới vì lợi ích chung
của gia đình, đảm bảo việc xác định cha, mẹ, con theo đúng nghĩa của nó.

Với khía cạnh là một quan hệ pháp luật: Xác định cha, mẹ, con là các
quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tìm kiếm, nhận diện tƣ cách cha, mẹ,
con về mặt huyết thống của các chủ thể đƣợc các quy phạm pháp luật điều
chỉnh [21, tr.26].
Căn cứ vào tính chất của quan hệ pháp luật, việc xác định cha, mẹ, con
căn cứ vào ý chí của các chủ thể bao gồm quan hệ tự nguyện nhận cha, mẹ,
con đƣợc tiến hành tại cơ quan hành chính nhà nƣớc và quan hệ tranh chấp
xác định cha, mẹ, con đƣợc tiến hành tại cơ quan tƣ pháp; căn cứ vào hôn
nhân của cha, mẹ, khi cha mẹ có hơn nhân hợp pháp và khi cha mẹ khơng có
hơn nhân hợp pháp. Ở mỗi cách phân loại, mối quan hệ về xác định cha, mẹ,
con đều có những điểm tƣơng đồng và khác biệt nhất định. Mỗi chủ thể, tùy
theo tƣ cách của mình trong mối quan hệ, có quyền và nghĩa vụ nhất định để
nhận diện đúng tƣ cách cha, mẹ, con.
Với khía cạnh là một sự kiện pháp lý: Xác định cha, mẹ, con là sự
kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật giữa cha, mẹ và con về mặt
huyết thống. Sự kiện sinh đẻ là hành vi sinh con của ngƣời phụ nữ và hành
vi này phụ thuộc rất nhiều vào cơ chế phát triển tự nhiên của bào thai,
nhiều khi nằm ngồi sự kiểm sốt của ngƣời mẹ. Vì vậy, sự kiện sinh đẻ là
sự biến pháp lý tƣơng đối. Tuy nhiên, sự kiện sinh đẻ chỉ là một trong

10


những căn cứ để xác định tƣ cách cha, mẹ, con. Sự kiện sinh đẻ phải đi liền
với một loạt các hành vi pháp lý khác mới đủ cơ sở để xác định quan hệ
pháp luật giữa cha, mẹ, con nhƣ hành vi đăng ký khai sinh, một quyết định
hay một bản án có hiệu lực của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền cơng nhận
hoặc xác định tƣ cách cha, mẹ, con.
Tóm lại xác định cha, mẹ, con là khái niệm mang tình khái quát cao, thể
hiện mối liên hệ chặt chẽ giữa cha và con, mẹ và con trên cơ sở huyết thống

và sự kiện sinh đẻ. Đây cũng là cơ sở quan trọng để các chủ thể thực hiện
quyền và nghĩa vụ theo quy định của Pháp Luật về kết hôn, ly hôn, nuôi con,
thừa kế, giải quyết vụ việc có liên quan đến tố tụng Dân sự.
1.1.3. Một số kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cơ bản
1.1.3.1. Thụ tinh nhân tạo (IUI)
Thụ tinh nhân tạo (có thuật ngữ trong tiếng Anh là Intrauterine
Insemination - IUI) là thủ thuật bơm tinh trùng của chồng hoặc tinh trùng của
ngƣời cho tinh trùng vào tử cung của ngƣời phụ nữ có nhu cầu sinh con để tạo
phơi. Tham khảo ý kiến của các chuyên gia, thụ tinh nhân tạo hay còn gọi là
bơm tinh trùng vào buồng tử cung là một trong những biện pháp hỗ trợ sinh
sản hiệu quả cao hiện nay và trở thành lựa chọn của rất nhiều cặp vợ chồng vô
sinh hiếm muộn. [13]
Kỹ thuật thụ tinh nhân tạo là phƣơng pháp kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đƣa
số lƣợng tinh trùng đã lọc rửa, chọn lọc vào tử cung, theo nguyên tắc làm tăng
số lƣợng tinh trùng tiếp cận đoạn xa vòi trứng, nơi mà tinh trùng gặp nỗn và
diễn ra q trình thụ thai thành phôi. Đây là kỹ thuật tƣơng đối đơn giản, chi
phí khơng cao, có thể áp dụng rộng rãi. Kỹ thuật hỗ trợ sinh sản này nhằm hỗ
trợ cho những cặp vợ chồng hiếm muộn có thể có con, giúp tăng khả năng
đậu thai cho những cặp vợ chồng bị hiếm muộn do tinh trùng yếu, ít; cổ tử

11


cung yếu; lạc nội mạc tử cung nhẹ… hoặc vô sinh hiếm muộn không rõ
nguyên nhân.
1.1.3.2. Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF)
Thụ tinh trong ống nghiệm (có thuật ngữ trong tiếng Anh là In Vitro
fertilization – IVF). Theo Khoản 1, Điều 2, Nghị định 10/2015/NĐ-CP của
Chính Phủ quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và
điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo “Thụ tinh trong ống nghiệm là

sự kết hợp giữa noãn và tinh trùng trong ống nghiệm để tạo thành phôi”.
Kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm là kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đƣa tinh
trùng sau khi lọc rửa, chọn lọc đem kết hợp với nỗn ở bên ngồi cơ thể trong
dụng cụ y tế riêng biệt thay vì đƣa tinh trùng vào vịi trứng của ngƣời phụ nữ.
Hay nói cách khác, phƣơng pháp thụ tinh trong ống nghiệm là phƣơng pháp
mà trứng và tinh trùng đƣợc thụ tinh bên ngồi cổ tử cung của ngƣời phụ nữ.
Sau đó phơi hình thành và đƣợc chuyển trở lại buồng tử cung. Q trình phát
triển phơi và thai hồn tồn diễn ra bình thƣờng trong tử cung ngƣời mang
thai. Đây là kỹ thuật điều trị vô sinh – hiếm muộn trong các trƣờng hợp: Tắc
nghẽn ống dẫn trứng; lạc nội mạc tử cung; tinh trùng ít, yếu, dị dạng; xin
trứng… đây cũng là biện pháp đƣợc nhiều cặp vợ chồng vô sinh, phụ nữ độc
thân tìm đến và mang lại hiệu quả tƣơng đối cao.
1.1.4. Khái niệm sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
Để đƣa ra khái niệm sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, cần hiểu rõ
các khái niệm liên quan đƣợc tại Điều 2 Nghị định 10/2015/NĐ-CP Quy định
về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai
hộ vì mục đích nhân đạo:
- Thụ tinh trong ống nghiệm là sự kết hợp giữa noãn và tinh trùng trong
ống nghiệm để tạo thành phôi;

12


- Vơ sinh là tình trạng vợ chồng sau một năm chung sống có quan hệ tình
dục trung bình 2 - 3 lần/tuần, không sử dụng biện pháp tránh thai mà ngƣời
vợ vẫn khơng có thai;
- Nỗn là giao tử của nữ;
- Tinh trùng là giao tử của nam;
- Phôi là sản phẩm của q trình kết hợp giữa nỗn và tinh trùng;
- Phụ nữ độc thân là phụ nữ khơng có quan hệ hơn nhân hợp pháp theo

quy định của pháp luật;
- Ngƣời thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai
hộ bao gồm: Anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha;
anh, chị, em con chú, con bác, con cơ, con cậu, con dì của họ; anh rể, em rể,
chị dâu, em dâu của ngƣời cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ
khác cha với họ.
Dƣới góc độ y học, có nhiều định nghĩa kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Các kỹ
thuật hỗ trợ sinh sản là những kỹ thuật kết hợp giữa y học và sinh học, can
thiệp vào các bƣớc trong sinh lý sinh sản tự nhiên nhằm giúp làm tăng khả
năng sinh sản. [16] Hoặc các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là các phƣơng pháp giúp
đỡ và điều trị cho các cặp vợ chồng hiếm muộn, vô sinh bằng các thủ thuật y
học với sự can thiệp của cơ sở y tế có thẩm quyền.
Theo định nghĩa từ Đạo luật về Chứng chỉ và Mức thành cơng của các
phịng Y tế Hỗ trợ sinh sản (Hoa Kỳ), từ kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (tiếng Anh:
Assisted Reproductive Technology A.R.T) bao gồm tất cả các phƣơng pháp
chữa trị chứng vơ sinh trong đó có cả trứng lẫn tinh trùng đều đƣợc sử dụng.
[21, tr. 20]

13


Tuy nhiên, các định nghĩa nêu trên bộc lộ nhiều tồn tại thiếu sót vì các
kỹ thuật hỗ trợ sinh sản còn đƣợc sử dụng để giúp những ngƣời phụ nữ
sống độc thân, mong muốn có con mà khơng thuộc trƣờng hợp hiếm muộn
hay vơ sinh. Nói tóm lại, có thể hiểu sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
là việc sinh con thông qua biện pháp áp dụng những kỹ thuật y sinh học bởi
các cơ quan y tế có thẩm quyền để giúp các cặp vợ chồng hiếm muộn – vô
sinh hoặc những ngƣời phụ nữ sống độc thân thực hiện đƣợc mong muốn
có con của mình.
Dƣới góc độ pháp lý, khái niệm sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản

đƣợc quy định tại Khoản 21 Điều 3 Luật Hơn nhân và Gia đình năm 2014:
“Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là việc sinh con bằng kỹ thuật thụ
tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm”.
Việc sử dụng phƣơng pháp liệt kê để định nghĩa một khái niệm không
làm rõ đƣợc thế nào là “sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản” cũng chƣa nêu
ra những đặc điểm, đặc trƣng cụ thể của khái niệm này, dẫn tới nhiều thiếu sót
và khơng nhìn nhận đƣợc bản chất của vấn đề.
Dựa vào những đặc trƣng của sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
dƣới góc độ pháp lý, ta có thể đƣợc định nghĩa nhƣ sau: Sinh con bằng kỹ
thuật hỗ trợ sinh sản là việc sinh con có sự can thiệp của các kỹ thuật y sinh
học công nghệ cao trong trƣờng hợp quá trình mang thai tự nhiên của con
ngƣời bị hạn chế bởi những nguyên nhân khác nhau, đƣợc tiến hành trên cơ
sở quy định của Pháp luật nhằm đảm bảo việc thực hiện các quyền và nghĩa
vụ của các chủ thể.
Liên quan đến sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cịn có khái niệm
mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đƣợc quy định tại khoản 22 Điều 3 Luật
Hơn nhân và Gia đình năm 2014 theo đó “Mang thai hộ vì mục đích nhân

14


đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp
mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con
ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người
vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy
vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai
và sinh con.”
1.1.5. Điều kiện áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
1.1.5.1. Điều kiện về việc cho tinh trùng và cho noãn
Liên quan đến các trƣờng hợp cặp vợ chồng không thể tạo thành phôi do

bệnh tật hoặc khuyết tật về mặt sinh học hoặc trƣờng hợp ngƣời phụ nữ độc
thân muốn sinh con, việc thụ tinh nhân tạo và thụ tinh trong ống nghiệm có
thể sử dụng tinh trùng, nỗn của ngƣời cho tinh trùng, cho noãn. Việc cho tinh
trùng và cho noãn cũng đặt ra các điều kiện nhất định. Nghị định
10/2015/NĐ-CP của Chính Phủ quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh
trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đặt ra các
điều kiện về việc cho tinh trùng, cho noãn.
Ngƣời cho tinh trùng, cho noãn đƣợc khám và làm các xét nghiệm để
xác định: Không bị bệnh di truyền ảnh hƣởng đến thế hệ sau; không bị mắc
bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ đƣợc
hành vi của mình; khơng bị nhiễm HIV. Quy định này đảm bảo cho con đƣợc
sinh ra khỏe mạnh, và các ảnh hƣởng khác liên quan đến mặt di truyền.
Việc cho tinh trùng, cho noãn là sự tự nguyện, điều này đƣợc quy định
tại Điều 3 Nghị định 10/2015/NĐ-CP của Chính Phủ quy định về sinh con
bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục
đích nhân đạo, theo đó ngƣời cho tinh trùng, cho noãn là chủ thể tiến hành
theo nguyện vọng cá nhân theo nguyên tắc tự quyết định không bị áp đặt,

15


cƣỡng ép, đe dọa, lừa dối, chịu sự tác động từ ngƣời khác. Sự tự do cam kết,
thỏa thuận đƣợc pháp luật bảo đảm thực hiện khi những cam kết, thỏa thuận
đó khơng vi phạm điều cấm của Pháp luật và không trái đạo đức xã hội. Và
việc cho tinh trùng, cho noãn chỉ đƣợc tiến hành tại một cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh đƣợc Bộ Y tế công nhận đƣợc thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống
nghiệm. Đó là sự quản lý nhà nƣớc về vấn đề sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ
sinh sản, đồng thời đảm bảo về mặt y tế, tránh dẫn đến những hậu quả không
mong muốn khi tiến hành tại các cơ sở y tế không đảm bảo cơ sở vật chất và
nhân lực.

Nguyên tắc vô danh đƣợc áp dụng đối với ngƣời cho tinh trùng, cho
noãn. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khơng đƣợc cung cấp tên, tuổi, địa chỉ và
hình ảnh của ngƣời cho tinh trùng. Ngoài ra, ngƣời cho tinh trùng, cho nỗn
cũng đƣợc đảm bảo giữ bí mật về tình trạng sức khỏe, các thơng tin riêng tƣ
khác. Bảo mật thông tin là nghĩa vụ bắt buộc đối với các cơ sở y tế thực hiện
các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Nguyên tắc này đảm bảo không gây áp lực không
cần thiết về cả tinh thần lẫn vật chất từ phía ngƣời cho tinh trùng, cho nỗn.
Quy định này cũng bảo đảm ổn định các mối quan hệ xã hội, tránh các trƣờng
hợp ngƣời cho tinh trùng, cho nỗn địi lại con. Tuy nhiên, vẫn phải lƣu ý một
số đặc điểm, yếu tố chủng tộc để tránh trƣờng hợp các con sau này của ngƣời
đƣợc sinh ra kết hơn cùng huyết thống.
Tinh trùng, nỗn của ngƣời cho chỉ đƣợc sử dụng cho một ngƣời, nếu
không sinh con thành công mới sử dụng cho ngƣời khác. Trƣờng hợp sinh con
thành cơng thì tinh trùng, nỗn chƣa sử dụng hết phải đƣợc hủy hoặc hiến
tặng cho cơ sở làm nghiên cứu khoa học. Điều này hạn chế tình trạng những
đứa trẻ cùng huyết thống trực hệ nhƣng lại có bố mẹ pháp lý khác nhau.

16


1.1.5.2. Điều kiện về việc nhận tinh trùng, nhận noãn và nhận phôi
Song song với điều kiện về việc cho tinh trùng, cho nỗn, Nghị định
10/2015/NĐ-CP của Chính Phủ quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh
trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo cũng đặt ra
các điều kiện về việc nhận tinh trùng, nhận nỗn, nhận phơi.
Ngƣời đƣợc phép nhận tinh trùng phải là trƣờng hợp ngƣời vợ trong cặp
vợ chồng đang điều trị vô sinh mà nguyên nhân vô sinh là do ngƣời chồng
hoặc trƣờng hợp ngƣời phụ nữ độc thân có nhu cầu sinh con và nỗn của họ
bảo đảm chất lƣợng để thụ thai. Khái niệm Vô sinh đƣợc quy định tại Điều 2
Nghị định 10/2015/NĐ-CP của Chính Phủ quy định về sinh con bằng kỹ thuật

thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
theo đó “vơ sinh” được hiểu là tình trạng vợ chồng sau một năm chung sống
có quan hệ tình dục trung bình 2 - 3 lần/tuần, khơng sử dụng biện pháp tránh
thai mà người vợ vẫn không có thai” . Vợ chồng đang điều trị vơ sinh phải là
vợ chồng hợp pháp, đó là cơ sở pháp lý ràng buộc trách nhiệm giữa các bên
trong quá trình sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và những đứa con trong
tƣơng lai. Trƣờng hợp nhận tinh trùng là ngƣời phụ nữ độc thân có nhu cầu
sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì khơng nhất thiết phải đáp ứng điều
kiện là ngƣời bị vô sinh. Tuy nhiên chỉ có thể đƣợc nhận tinh trùng nếu nỗn
của họ đảm bảo chất lƣợng để thụ thai. Ngồi nhận tinh trùng, ngƣời phụ nữ
độc thân cũng có thể nhận phơi nếu họ khơng có nỗn hoặc nỗn khơng đảm
bảo chất lƣợng để thụ thai.
Ngƣời nhận noãn phải là ngƣời Việt Nam hoặc ngƣời gốc Việt Nam và
là ngƣời vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà ngun nhân vơ sinh
là do ngƣời vợ khơng có nỗn hoặc nỗn khơng bảo đảm chất lƣợng để thụ
thai. Nhƣ vậy, cặp vợ chồng vơ sinh ngƣời nƣớc ngồi, ngƣời phụ nữ độc thân

17


là ngƣời nƣớc ngoài chỉ đƣợc nhận tinh trùng mà khơng đƣợc nhận nỗn. Tuy
cịn hạn chế nhƣng đó cũng là quy định sửa đổi so với trƣớc đây (không cho
phép thực hiện cho, nhận noãn; cho, nhận tinh trùng; cho, nhận phơi đối với
ngƣời nƣớc ngồi) điều đó đã mở rộng đối tƣợng áp dụng của Luật, đảm bảo
quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể là ngƣời nƣớc ngoài.
Ngƣời vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh chỉ đƣợc nhận phôi
trong trƣờng hợp nguyên nhân vô sinh là do cả ngƣời vợ và ngƣời chồng hoặc
vợ chồng đã thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm nhƣng bị thất bại.
Trƣờng hợp chỉ noãn của ngƣời vợ hoặc tinh trùng của ngƣời chồng khơng có
hoặc khơng đảm bảo chất lƣợng thụ thai thì chỉ có thể nhận tinh trùng hoặc

nhận noãn tƣơng ứng với vấn đề sức khỏe sinh sản gặp phải.
Ngƣời nhận tinh trùng, nhận nỗn, nhận phơi phải có đủ sức khỏe để
thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai và sinh con; không
đang mắc các bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục, nhiễm HIV, bệnh truyền
nhiễm thuộc nhóm A, B; không bị bệnh di truyền ảnh hƣởng đến thế hệ sau,
không bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức,
làm chủ đƣợc hành vi của mình. Quy định này là cần thiết nhằm đảm bảo sức
khỏe cho cả ngƣời nhận tinh trùng, nhận noãn, nhận phơi và cho đứa trẻ trong
q trình thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đến khi đứa trẻ đƣợc sinh ra và
ảnh hƣởng đến mặt di truyền về sau.
Tƣơng tự nhƣ nguyên tắc vô danh trong việc cho tinh trùng, cho nỗn,
việc nhận tinh trùng, nhận phơi tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không đƣợc
cung cấp tên, tuổi, địa chỉ và hình ảnh của ngƣời nhận tinh trùng, nhận phôi.
Nguyên tắc vô danh trong việc cho và nhận giao tử cũng nhƣ nhận phơi
có mối liên hệ mật thiết với việc xác định quan hệ cha, mẹ con cái. Luật pháp
đã thiết lập một kiểu quan hệ cha mẹ con cái mang tính xã hội dựa trên mong

18


muốn riêng. Nguyên tắc vô danh cho phép đơn giản hóa các thiết lập nhƣ vậy.
Dĩ nhiên cũng có một vấn đề đặt ra là vấn đề quyền của đứa trẻ đƣợc biết đến
nguồn gốc của mình. [23, tr. 17]
Mặt khác, theo Điều 6 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể ngƣời và
hiến, lấy xác năm 2006, có quy định về Quyền hiến, nhận tinh trùng, nỗn,
phơi trong thụ tinh nhân tạo “Nam từ đủ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ đủ mười
tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến, nhận tinh
trùng, nỗn, phơi trong thụ tinh nhân tạo theo quy định của pháp luật”. Với
quy định này ngƣời cho, nhận tinh trùng, nỗn, phơi, phải là cá nhân có đầy
đủ năng lực hành vi dân sự thì có quyền thể hiện ý chí trong việc hiến tinh

trùng. Quy định về điều kiện của chủ thể trong việc cho tinh trùng, cho nỗn,
nhận tinh trùng, nhận nỗn, nhận phơi đã loại trừ những cá nhân khơng có đầy
đủ năng lực hành vi dân sự, bị mất năng lực hành vi dân sự, ngƣời có khó
khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, có năng lực hành vi dân sự hạn chế.
Thêm vào đó ngƣời cho và nhận cịn phải đạt độ tuổi tối thiểu theo quy định
của pháp luật đối với nam từ đủ 20 tuổi mới có quyền hiến tinh trùng.
1.1.5.3. Một số nguyên t c áp dụng trong trường hợp người gửi tinh trùng
vào ngân hàng tinh trùng, người nhận tinh trùng
Dù pháp luật hiện hành không quy định cụ thể đối với trƣờng hợp ngƣời
có nguyện vọng lƣu giữ tinh trùng cá nhân. Nhƣng có thể hiểu, đó phải là
ngƣời có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có tồn quyền trong việc xác lập,
thực hiện các giao dịch dân sự vì lợi ích của mình hoặc vì lợi ích của chủ thể
khác và có nghĩa vụ thực hiện các giao dịch mà mình xác lập. Nhƣ vậy,
ngƣời từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì có quyền lƣu
giữ tinh trùng của mình.

19


Tuy nhiên, nghiên cứu quy định tại khoản 4 Điều 21 Bộ luật Dân sự
năm 2015: “Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình
xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất
động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của
luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý”. Việc một ngƣời tự
nguyện lƣu giữ tinh trùng của chính mình tại ngân hàng tinh trùng, là “giao
dịch” hồn tồn mang tính tự nguyện, khơng vi phạm vào điều cấm của pháp
luật, mặc dù ở lứa tuổi từ đủ 15 đến dƣới 18 tuổi pháp luật chƣa công nhận họ
có đầy đủ sức khỏe sinh sản, nhƣng thực tiễn cho thấy, nhiều trƣờng hợp
ngƣời nam, cơ thể có sự phát triển sớm nên việc lấy tinh trùng ra khỏi cơ thể
họ là điều khơng khó. Hơn nữa, họ muốn lƣu giữ tinh trùng của chính mình

chỉ để đề phịng bất trắc xảy ra mà thơi.
1.1.6. Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
1.1.6.1. Điều kiện đối với các bên chủ thể trong việc mang thai hộ
* Điều kiện đối với bên nhờ mang thai hộ
Điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đƣợc quy định tại Điều 95
Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014 và đƣợc hƣớng dẫn tại Nghị định
10/2015/NĐ-CP của Chính Phủ quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh
trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Khơng
phải ngƣời nào cũng có quyền nhờ mang thai hộ và không phải ngƣời nào
cũng quyền nhận mang thai hộ. Theo Pháp luật Việt Nam, nhóm chủ thể có
quyền nhờ mang thai hộ chỉ có hai trƣờng hợp.
Một là do những dị tật của tử cung, mặc dù trứng vẫn khỏe mạnh nhƣng
có dị tật về tử cung không thể mang thai và sinh sản tự nhiên đƣợc. Những
khiếm khuyết về tử cung có thể khiến nhóm ngƣời này không thể mang thai.
Tất cả các bất thƣờng ở tử cung đều có nguy cơ cao dẫn đến khó thụ thai tự

20


×