Giáo án Mĩ thuật TUẦN 16
LỚP 1
Bài 16: VẼ HOẶC XÉ DÁN LỌ HOA
I. Mục tiêu:
1. HS cảm nhận được vẻ đẹp của 1 số lọ hoa.
2. Biết cách vẽ lọ hoa.
3. Vẽ được 1 lọ hoa đơn giản.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Một vài lọ hoa kiểu dáng khác nhau, chất liệu khác nhau..
Tranh, ảnh 1 số lọ hoa. Hình gợi ý cách vẽ lọ hoa.
Bài vẽ lọ hoa của HS cũ.
HS: Vỡ + chì + màu.
III. Các hoạt động dạy_học chủ yếu:
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra dụng cụ.
3. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. Vào bài.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
* Hoạt động 1: Giới thiệu các kiểu dáng lọ
hoa.
- GV giới thiệu 1 số lọ hoa khác nhau.
+ Hãy miêu tả hình dáng các lọ hoa?
+ Lọ hoa được trang trí ntn?
+ Lọ hoa được làm = chất liệu gì?
+ Chiếc lọ gồm có những bộ phận nào?
+ Chiếc lọ có tác dụng dùng để làm gì?
+ Em thích vẽ chiếc lọ nào nhất?
* Hoạt động 2: Cách vẽ lọ hoa:
- GV giới thiệu hình gợi ý cách vẽ và hướng dẫn.
+ Vẽ miệng lọ.
+ Vẽ nét cong thân lọ và cổ lọ.
+ Vẽ đáy lọ.
+ Vẽ hoàn chỉnh, chi tiết.
+ Vẽ trang trí lọ hoa
+ Vẽ thêm một số bông hoa cho sinh động hơn.
+ Vẽ màu theo ý thích.
- GV vẽ mẫu 1 lọ hoa ở bảng.
* Hoạt động 3: Thực hành:
- HS quan sát và trả lời
+ HS chọn chiếc lọ để vẽ.
- HS quan sát, theo dõi GV
hướng dẫn.
- HS quan sát GV vẽ mẫu.
Nguyễn Thị Thanh Thủy Trường Tiểu học Lê Văn Tám
Giáo án Mĩ thuật TUẦN 16
- GV giới thiệu 1 số bài vẽ lọ hoa của HS cũ.
- GV yêu cầu HS vẽ 1 lọ hoa vào vở.
- GV theo dõi gợi ý cách vẽ, vẽ theo trình tự đã
hướng dẫn. Vẽ lọ hoa vừa phần giấy qui định
không quá to cũng không quá nhỏ. Vẽ thân lọ
cho cân đối không méo mó không lệch…
- Gợi ý HS trang trí thân lọ, đáy lọ, cổ lọ cho
đẹp.
- Chọn vẽ 1 số loại hoa giống cũng như khác
nhau để lọ hoa phong phú hơn.
* Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- GV chọn chấm 1 số bài gợi ý HS nhận xét.
- GV nhận xét tuyên dương
- HS quan sát tham khảo.
- HS thực hành.
- HS trình bày sản phẩm
Nhận xét về về bố cục, hình dáng
lọ hoa, màu sắc...
- Phân loại bài.
4. Dặn dò: - Tập xé dán 1 lọ hoa.
- Quan sát ngôi nhà của em.
Nguyễn Thị Thanh Thủy Trường Tiểu học Lê Văn Tám
Giáo án Mĩ thuật TUẦN 16
LỚP 2
Bài 16: NẶN HOẶC VẼ, XÉ DÁN CON VẬT
I. Mục tiêu:
1. Hiểu cách vẽ con vật.
2. Biết cách vẽ con vật.
3. Vẽ được 1 con vật theo ý thích.
II. Đồ dùng dạy_học:
GV: Tranh ảnh 1 số con vật có hình dáng, màu sắc khác nhau.
Hình gợi ý cách vẽ con vật.
Bài vẽ con vật của HS cũ.
HS: Vỡ + chì + màu.
III. Các hoạt động dạy_học chủ yếu:
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra dụng cụ.
3. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. Vào bài.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
* Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.
- GV giới thiệu 1 số tranh ảnh con vật.
+ Em hãy gọi tên các con vật trên?
+ Em hãy mô tả hình dáng, màu sắc từng con
vật?
+ Con vật gồm có những bộ phận chính nào?
+ Em hãy kể thêm 1 số con vật mà em biết?
+ Theo em, em sẽ chọn vẽ con vật gì?Hãy miêu
tả đặc điểm, hình dáng màu sắc con vật đó?
* Hoạt động 2: Cách vẽ:
- GV giới thiệu hình gợi ý cách vẽ và yêu cầu HS
nêu cách vẽ con vật.
- GV chốt lại các bước vẽ.
- HS quan sát và trả lời
+ HS chọn con vật để vẽ và miêu
tả nó.
- Hs quan sát và nêu cách vẽ con
vật.
+ Vẽ các bộ phận chính đầu,
mình, trước.
+ Vẽ chân, đuôi.
+ Vẽ chi tiết mắt, mũi, miệng.
+ Vẽ thêm hình ảnh phụ có cây,
hoa … cho tranh sinh động.
+ Vẽ màu phù hợp có đậm nhạt.
- HS lắng nghe.
Nguyễn Thị Thanh Thủy Trường Tiểu học Lê Văn Tám
Giáo án Mĩ thuật TUẦN 16
- GV vẽ minh họa 1 con vật trên bảng.
* Hoạt động 3: Thực hành:
- GV giới thiệu 1 số bài vẽ con vật của HS cũ.
- GV yêu cầu HS vẽ 1 con vật vào vở.
- GV theo dõi gợi ý cách vẽ, nhắc HS vẽ theo
trình tự các bước đã hướng dẫn. Vẽ vừa phần
giấy không quá to cũng không quá nhỏ. Con vật
là hình ảnh chính nên vẽ to ngay chính giữa vẽ
thêm hình ảnh phụ ở xung quanh.
- Nhắc HS vẽ dáng con vật đang hoạt động đi,
chạy, nhảy …
- Vẽ màu đậm, nhạt, tươi sáng, không lem
* Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- GV chọn chấm 1 số bài, gợi ý HS nhận xét.
- GV nhận xét tuyên dương
- HS quan sát GV vẽ mẫu
- HS quan sát tham khảo.
- HS thực hành.
- HS trình bày sản phẩm
Nhận xét về bố cục, hình dáng,
màu sắc…
- Phân loại bài.
- Chọn bài đẹp nhất
4. Dặn dò: - Vẽ tranh con vật trên giấy A4.
- Chuẩn bị bài học sau.
Nguyễn Thị Thanh Thủy Trường Tiểu học Lê Văn Tám
Giáo án Mĩ thuật TUẦN 16
LỚP 3
Bài 16: VẼ TRANG TRÍ, VẼ MÀU VÀO HÌNH CÓ SẴN .
(Đấu vật - phỏng theo tranh dân gian Đông hồ)
I. Mục tiêu:
1. HS hiểu thêm về tranh dân gian Việt Nam.
2. Biết cách chọn màu, tô màu phù hợp.
3. Tô được màu vào hình vẽ sẵn.
II. Đồ dùng dạy_học:
- GV: Sưu tầm 1 số tranh dân gian.
Bài vẽ màu vào tranh đấu vật của HS cũ.
Đất nặn và một số dụng cụ khác.
- HS: Vỡ + chì + màu.
III. Các hoạt động dạy_học chủ yếu:
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra dụng cụ.
3. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. Vào bài.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
* Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.
- GV giới thiệu 1 số tranh dân gian và tóm tắt.
+ Tranh dân gian là các dòng tranh cổ truyền của
Việt Nam, có tính nghệ thuật độc đáo, đạm đà
bản sắc dân tộc, thường được vẽ, in bán vào dịp
tết còn gọi là tranh tết.
+ Tranh dân gian do nghệ nhân sáng tác và sản
xuất mang tính truyền nghề từ đời này qua đời
khác, nổi bậc nhất là dòng tranh Đông hồ ở tỉnh
Bắc Ninh.
+ Tranh dân gian có nhiều đề tài khác nhau như:
tranh SHXH, LĐSX, ngợi ca các Anh hùng dân
tộc, tranh châm biếm các thói hư tật xấu trong
đời sống cộng đồng, tranh thờ, tranh trang trí.
+ Em hãy kể 1 số tranh dân gian em biết?
* Hoạt động 2: Cách vẽ màu
- GV giới thiệu tranh Đấu vật .
+ Trong tranh có những hình ảnh gì?
- GV gợi ý cách vẽ màu vào người, khố, đai thắt
lưng, tràng pháo và bền. Có thể vẽ màu nền
- HS quan sát và lắng nghe GV
giới thiệu.
- HS quan sát tranh và trả lời
Nguyễn Thị Thanh Thủy Trường Tiểu học Lê Văn Tám