Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.75 KB, 3 trang )
Ngày soạn:20/10/10 Ngày
dạy:22/10/10
Tuần9Tiết 8: §7. ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG
I - MỤC TIÊU
1Kiến thức: - Biết được độ dài đoạn thẳng, biết cách so sánh hai đoạn thẳng
với nhau.
2Kĩ năng: - Đo được độ dài đoạn thẳng; so sánh được hai đoạn thẳng.
3Thái độ:- Rèn tính cẩn thận chính xác, áp dụng kiến thức vào thực tế.
II – CHUẨN BỊ
GV: thước thẳng có chia khoảng, thước dây, thước xích, thước gấp.
HS: thước kẻ, thước chia độ.
Phương pháp :nêu vấn đề,gợi mở.trực quan.
III – TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Kiểm tra bài cũ:
Bài tập KT: Lấy ba điểm A, B, C không thẳng hàng. Hãy vẽ tia AB và
AC, sau đó vẽ tia Ax cắt đoạn thẳng BC tại K nằm giữa hai điểm B và C.
Gọi HS lên bảng vẽ hình – nhận xét – cho điểm.
2. Bài mới:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng
*H Đ1: Đo đoạn thẳng
+ Vẽ đoạn thẳng AB.
–Muốn biết AB dài bao nhiêu
cm ta làm như thế nào?
+ Y/c HS đọc bài và nêu cách
đo – tiến hành đo độ dài đoạn
thẳng.
– Độ dài của AB và CD có
giống nhau không?
+ Giới thiệu về khoảng cách.
Hai điểm trùng nhau thì
khoảng cách bằng bao nhiêu?