Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Tài liệu bệnh tiêu chảy và các cách chữa trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.24 KB, 4 trang )

BỆNH TIÊU CHẢY
Bệnh nặng vì thiếu hiểu biết
Bác sĩ Nguyễn Đắc Thọ cho rằng, sai lầm mà mọi người thường mắc là sợ trẻ uống nhiều nước sẽ “chảy”
nhiều hơn, nhưng họ không biết tiêu chảy sẽ rất nguy hiểm nếu không được bù nước nhanh chóng.
Trường hợp cháu bé tử vong ở Q8 là ví dụ điển hình. Khi bé bị tiêu chảy, gia đình đã không cung cấp cho
bé một lượng nước để bù vào nước tiêu chảy, đến khi bé yếu mới đưa đến bệnh viện.
Một trường hợp khác: chị Phan Thị Ngàn, ở quận 8 (TP.HCM), có con bị tiêu chảy đang điều trị tại Khoa
Tiêu hóa - Bệnh viện Nhi đồng 1, khi thấy con bị tiêu chảy đã vội chạy ra quán giải khát cạnh nhà mua
nước ngọt, nước ép trái cây ngọt… cho con uống để… “cầm” tiêu chảy. Đến khi thấy con mình ngày càng
chảy nhiều hơn, đi tiêu ra phân xanh rêu, có đờm, nôn ói và nằm li bì chị mới đưa con đi bệnh viện điều trị.
Bác sĩ Hoàng Lê Phúc - Trưởng Khoa Tiêu hóa - Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, khi trẻ bị tiêu chảy, cho
uống nước giải khát, nước ép trái cây ngọt, các thức uống có cà phê sẽ làm cho bệnh xấu hơn.
Nên ăn ít uống nhiều
Theo bác sĩ Phúc, khi bị tiêu chảy nên cho trẻ “ăn ít uống nhiều”. Tránh thức ăn làm tiêu chảy nhiều hơn
như các loại đậu, bắp cải, giá...; các loại trái cây có bột như lê, đào, mận... mà nên cho trẻ uống nhiều
nước.
Do cơ thể trẻ thải ra quá nhiều nước nên cần uống để bù lại. Nếu không đủ lượng nước cần thiết, cơ thể
có thể bị khô và dẫn đến bệnh khác. Nước có tác dụng như chất súc rửa chất độc ra khỏi cơ thể.
Uống nhiều nước sẽ làm tiêu chảy nhiều hơn, nhưng bệnh sẽ mau khỏi hơn. Nhưng có một loại chất lỏng
tuyệt đối không nên uống là sữa, vì nó làm tiêu chảy nặng hơn.
Tại Bệnh viện Nhi đồng 1 và Nhi đồng 2 TP.HCM, số trẻ nhập viện bệnh tiêu chảy luôn chiếm khoảng 1/3
số giường bệnh nội trú. Bệnh thường khởi phát “đỉnh” vào tháng 3, 9, 10 hằng năm.
Ở tiêu chảy cấp thường mất nước nhiều nên trẻ thường nằm li bì hoặc hôn mê, mắt trũng, khát nhưng
không uống được hoặc uống rất ít. Trong tình huống này, việc cấp thiết nhất là bù ngay lượng nước cho
cơ thể trẻ, nếu trẻ không uống được thì bù nước bằng cách cho truyền tĩnh mạch với dung dịch Lactate
Ringer và đưa trẻ đến cơ sở y tế để cấp cứu.
“Theo số liệu của khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi Đồng 1, khoảng 3% số trẻ không nhập viện mà
có thể điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ sau khi khám”, bác sĩ Phúc cho biết.
Sữa mẹ vừa là thức ăn vừa là “nước” uống tốt. Bên cạnh đó nên cho trẻ uống thêm các loại nước
sau: nước canh, nước cháo, sữa đậu nành, sữa chua, nước trái cây như cam vắt (không thêm
hoặc thêm rất ít đường), nước dừa tươi, nước chín.


Ngoài ra, dùng dung dịch Oresol, có tác dụng cầm tiêu chảy, bù lại lượng nước và các chất điện
giải (muối) bị mất qua phân. Về thực phẩm, nên cho trẻ ăn thức ăn nấu nhừ và ăn thêm trái cây
tươi như chuối, nho, cam, xoài, mãng cầu…
Cách chữa trị
Quả ổi xanh có hàm lượng tanin cao nên có tác dụng cầm tiêu chảy (dùng khi bình thường
dễ gây táo bón). Ổi xanh cũng có thể giải độc ba đậu và các chất độc khác gây tiêu chảy.
Các bộ phận của cây ổi đều là những vị thuốc dân gian có tác dụng chữa bệnh tốt.
Búp ổi: Có tác dụng làm săn, cầm máu. Khi bị đau bụng, đi ngoài, lấy 5-7 búp ổi, rửa sạch, nhai
với vài hạt muối, nuốt nước, ngày 2-3 lần. Có thể phối hợp với các vị thuốc khác:
- Chữa tiêu chảy: Búp ổi 20 g sao qua; vỏ quýt khô 10 g; gừng nướng chín 10 g. Tất cả cắt nhỏ,
sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống làm 2 lần trong ngày. Hoặc búp ổi 20 g, củ sả 16 g, củ riềng
8 g. Thái nhỏ, sao qua, sắc lấy nước đặc uống.
Lá ổi: Được dùng rất phổ biến để chữa đau bụng, tiêu chảy, nhất là ở trẻ nhỏ. Khi dùng, lấy lá ổi
20 g phối hợp với vỏ quả bòng 20 g, phơi khô; lá chè tươi 10 g; gừng tươi 2 lát. Sắc uống.
Dùng ngoài, lấy lá ổi băm nhỏ, nấu nước tắm hằng ngày chữa rôm sảy, lở ngứa. Nước sắc đặc của
lá ổi dùng rửa vết thương phần mềm, vết loét, làm sạch mủ, mất mùi hôi, làm tổ chức hạt phát
triển tốt. Cao đặc lá ổi bôi lên vết bỏng có tác dụng nhanh chóng tạo màng che phủ, làm se khô vết
thương.
Quả ổi: Ngoài tác dụng chữa tiêu chảy, ổi còn tốt cho người bị tiểu đường. Các nhà khoa học đã
cho những người bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin uống dịch ép quả ổi, kết quả cho thấy
dịch ép này có tác dụng hạ đường máu rõ rệt.
Qua nhiều lần thử nghiệm, một bác sĩ người Ấn Độ nhận thấy việc dùng thường xuyên hằng ngày
một lượng ổi chín khoảng 500 g sẽ làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch, giảm cholesterol trong máu
và hạ huyết áp (nhất là loại ổi da sần và ruột màu đỏ)
Cách trị bệnh tiêu chảy
04-11-2008 01:47:14
Sau những ngày nước ngập, nguồn nước bị ô nhiễm rất dễ bùng phát dịch tiêu chảy.
Dưới đây là một số "kế sách" giúp bạn điều trị căn bệnh này
Thêm vào đó, bạn cũng có thể áp dụng những bài thuốc đơn giản sau khi bị chứng tiêu chảy
"viếng thăm".


Nguyên nhân.
- Do stress và căng thẳng.
- Nhiễm khuẩn bởi vi rút hay vi khuẩn.
- Ăn phải thức ăn ôi thiu.
- Do phải chung sống và sử dụng nguồn nước bị nhiễm khuẩn.
- Uống quá nhiều rượu.
- Do ảnh hưởng những mặt trái của các loại thuốc sử dụng.
Mẹo nhỏ mách bạn.
- Pha lẫn nước ép trái lựu với 1 cốc nước mía và uống thành 4 lần trong ngày.
- Chỉ đơn giản mỗi ngày uống một cốc nước ép lựu chia thành 3 - 4 lần mỗi ngày.
- Dùng 1/2 cốc nước ép bạc hà để uống sau cứ mỗi 2 giờ một lần.
- Cố gắng loại bỏ stress và lo lắng, vì chúng chính là thủ phạm gây ra chứng bệnh tiêu chảy. Thay
vào đó, bạn nên tìm những trò tiêu khiển để giảm căng thẳng.
- Ninh nhừ một củ carot, sau đó nghiến nát, và ăn mỗi thìa cà rốt ninh nhừ này trong vòng 15 phút.

- Súp khoai tây cũng là một món ăn rất thích hợp trong khi "ứng phó" với chứng tiêu chảy. Các
chuyên gia khuyên bạn nên ăn mỗi ngày từ 3 - 4 bát súp khoai tây.
- Sữa chua không chỉ là một loại thần dược làm đẹp, mà trong sữa chua còn có chứa hàng triêu vi
khuẩn lên men, cực kỳ tốt cho tiêu hoá của bạn. Vì thế chỉ đơn giản bằng việc bổ sung sữa chua
vào chế độ ăn uống thường ngày cũng sẽ giúp bạn nhanh chóng cải thiện tình hình.
- Nghệ cũng được xem như một "vị thuốc" có khả năng "trị" chứng tiêu chảy.
- Hãy uống một cốc trà hay cà phê đặc, sẽ giúp bạn nhanh chóng cải thiện tình hình.
- Trà gừng sẽ giúp bạn giảm cảm giác đau đớn khi bị chứng tiêu chảy hoành hành.
- Nấu 1/2 chén gạo với 4 cốc nước và 2 thìa bột gừng, có thêm một chút muối. Thêm 1/ 2 cốc nước
lựu ép khi cháo còn nóng. Món ăn này sẽ nhanh chóng giúp bạn "thoát" khỏi tình trạng bị khử
nước trong cơ thể và cung cấp năng lượng nhanh chóng
- Món súp với nguyên liệu chính là carốt cũng là một món ăn không chỉ bổ mắt mà còn giúp bạn
chữa trị chứng tiêu chảy.
- Nên uống nhiều nước. Đây là việc quan trọng nhất trong thời gian này. Cơ thể bạn tống ra quá

nhiều nước do tiêu chảy, cần được bồi đắp lại. Nếu không đủ lượng nước cần thiết, cơ thể có thể
bị khô đi và dẫn đến những bệnh khác. Ngoài ra, nước có tác dụng như một chất súc rửa chất độc
ra khỏi cơ thể bạn.
- Tránh một số thức ăn làm tiêu chảy nhiều hơn như các loại đậu, bắp cải, giá... Nên tránh những
loại cám, khoai, ngũ cốc; ngay cả lúa gạo cũng không nên ăn nhiều quá .
Nhìn chung, khi bị tiêu chảy, bạn nên ăn ít và uống nhiều. Trường hợp sợ đuối sức vì không có
chất bổ, có thể ăn những loại canh, súp có màu trong như xúp gà, nước phở.
Phòng bệnh
- Ăn chín, uống sôi, không ăn rau sống, gỏi cá hải sản, mắm tôm...;
- Rửa tay với xà phòng diệt khuẩn, sạch sẽ trước khi ăn, khi chế biến thực phẩm và sau khi đi vệ
sinh;
- Bảo vệ nguồn nước sạch, sử dụng nước sạch để nấu ăn (nếu không có nước máy phải dùng
cloramin B để khử khuẩn).
Lưu ý: Bệnh tiêu chảy rất hay lây. Người bị tiêu chảy không nên nấu nướng vì vi trùng, vi khuẩn
hoặc chất độc có thể bám vào thức ăn, gây truyền nhiễm cho người khác.
Ngoài ra, bạn cần đặc biệt lưu ý, nếu đã thử nhiều cách mà chứng bệnh tiêu chảy không có xu
hướng thuyên giảm, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để kịp thời được điều trị trước khi quá
muộn.

×