Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Gián án Thiết bị dò đuờng và bắt mồi của con Dơi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.3 KB, 1 trang )

Thiết bị dò đuờng và bắt mồi của con Dơi

Con Dơi trong đêm tối có thể bắt được những con mồi đang
bay. Các nhà sinh vật học khẳng định, khả năng này của Dơi
không phải vì nó có đôi mắt tinh tường mà là xuất phát từ một
cơ sở vật lí.
Thực vậy, cơ sở vật lí thể hiện ở đây là khả năng phát ra sóng siêu âm và khả năng thu nhận sóng phản xạ
của sóng siêu âm đó.
Con dơi trong đêm tối có thể bắt được con mồi đang bay không phải là nhờ vào thị giác bởi vì sức nhìn của
nó rất kém, và cũng không phải dựa vào khứu giác mà là nhờ vào đôi tai rất thính của nó. Khi con dơi bay,
giống như một cái còi, mồm nó phát ra một sóng siêu âm, nhưng sóng siêu ama này tai người không thể
nghe được, nhưng con dơi lại nghe được rất rõ, thông qua tiếng vọng lại từ con mồi đang bay, nó có thể
biết con mồi đang ở chỗ nào. Nói thì có vẻ đơn giản như vậy, nhưng xét kỹ ra thì lại không dễ dàng. Con
dơi bay trong không trung, con mồi cũng đang bay, từ lúc con dơi phát ra tiếng kêu cho đến lúc nó nhận
được tiếng vọng lại chỉ là một chớp mắt, trong khoảng thời gian ngắn như vậy con dơi không những phải
biết được con mồi đang ở nơi nào mà còn phải biết được tốc độ và phương hướng bay của con mồi. Vậy
thì con dơi đã lợi dụng tiếng vọng lại như thế nào để phán đoán được tốc độ con mồi đang bay ?
Không biết bạn đã có kinh nghiệm này chưa, khi nghe một hồi còi tàu hoặc còi ô tô đang nhanh chóng lướt
qua bên người bạn sẽ thấy tiếng còi có thay đổi. Khi xe chạy về phía bạn, âm tần của tiếng còi rất cao, tốc
độ xe càng lớn âm tần càng cao, khi xe chạy cách xa bạn, âm tần của tiếng còi giảm xuống rất thấp, tốc độ
cách xa càng lớn, tiếng còi càng thấp, hiện tượng này được gọi là hiệu ứng Doppler. Khi đuổi bắt con mồi
đang bay con dơi đã lợi dụng hiệu ứng Doppler con mồi đang bay phản xạ tiếng vọng lại tương đương như
chiếc xe vừa bóp còi vừa chạy. Con dơi có thể thông qua sự thay đổi âm tần của tiếng vọng lại để phán
đoán tốc độ và hướng bay của con mồi. Ngoài con dơi ra, còn có cá voi, hải báo, cá vược và một số loại
chim cũng biết lợi dụng tiếng vọng để dò đường hoặc bắt mồi. Vì sao động vật có thể lợi dụng tai để dò
đường mà con người lại không thể học được bản lĩnh đó. Một nhà vật lý học kiêm kỹ sư điện tử người Thụy
Sĩ đã lần đầu tiên thiết kế thành công một loại máy dò đường siêu âm dùng cho người mù. Với sự giúp đỡ
của dụng cụ này, người mù có thể dùng tai thay mắt để dò đường. Máy dò đường là một chiếc kính đặc
biệt, trên gang kính lắp một dụng cụ tiếp nhận sóng siêu âm cực nhỏ. Trước tiên máy phát sóng siêu âm về
năm hướng khác nhau, sau đó tiếp nhận sóng vọng lại do phản xã khi gặp vật chướng ngại, sóng vọng lại
được đưa vào một máy tính điện tử rất nhỏ đặt ở túi người mù. Máy tính biến tình hình sóng vọng lại thành


tiếng nói của con người, thông qua tai nghe báo cho người mù biết rằng họ nên đi về phía trước hay là đi
vòng nhằm tránh vật chướng ngại trước mặt. Nếu vật chướng ngại trước mặt đang chuyển động - ví dụ
một chiếc xe đang chạy về phía người mù, máy tính còn có thể kịp thời báo cáo cho người mù nên tránh
như thế nào. Có thể nẩy ra ý tưởng, nếu đêm bộ máy này lắp vào ô tô thì không những nó có thể chỉ huy xe
chạy trong tình huống đêm tối không có đèn mà nó còn có thể nói những "góc chết" mà con người không
nhìn thấy cho lái xe biết. Nếu nâng cao được độ nhậy của nó lên nữa, nhiều tính năng của nó có thể vượt
xa con mắt người.

×