Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Giáo án Ngữ văn 9 - Trường THCS Đạ Long - Tuần 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.92 KB, 13 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Giáo án Ngữ văn 9 Tuần : 10 Tiết PPCT: 46. Trường THCS Đạ Long Ngày soạn: 28/10/2012 Ngày dạy: 31/10/2012. KIỂM TRA TRUYỆN TRUNG ĐẠI I. MỤC ĐÍCH KIỂM TRA: Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức và kỹ năng cơ bản về truyện trung đại Việt Nam về thể loại, giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm tiêu biểu với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức kiểm tra trắc nghiệm kết hợp với tự luận. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: - Hình thức: Trắc nghiệm kết hợp tự luận. - Cách tổ chức kiểm tra: + Cho học sinh làm kiểm tra phần trắc nghiệm: 15 phút + Cho học sinh làm kiểm tra phần tự luận: 30 phút III. THIẾT LẬP MA TRẬN: - Liệt kê các chuẩn kiến thức, kỹ năng của phần văn học trung đại tích hợp tiếng Việt - Chọn các nội dung cần kiểm tra, đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra. - Xác định khung ma trận. Cấp độ. Nhận biết. Thông hiểu. Vận dụng. Cộng Tên TNKQ TL TNKQ TL Cấp độ thấp Cấp độ cao Chủ đề Chủ đề 1: Nhận biết nhân Hiểu nội dung, nghĩa Chuyện người … vật, thể loại của tác phẩm văn của từ và Truyện Kiều nghệ thuật Hoàng Lê nhất… học Truyện Lục Vân văn bản Tiên Số câu: 6 Số câu: 6 Số câu: 3 Số câu:3 Số điểm: 3,0 Số điểm: 3 Số điểm: 1.5 Số điểm: 1.5 Tỉ lệ 30% Tỉ lệ 30% Chủ đề 2: Nêu vị trí và ý Tạo lập đoạn văn nghĩa đoạn trích phân tích, về nhân Truyện Kiều Lục Vân Tiên vật Truyện Lục Vân cứu Kiều Tiên Nguyệt Nga Số câu: 2 Số câu: 2 Số câu: 1 Số câu: 1 Số điểm: 7 Số điểm: 7 Số điểm: 2 Số điểm: 5 Tỉ lệ 70% Tỉ lệ 70% Tổng số câu: 8 Số câu: 3 Số câu: 3 Số câu: 2 Số câu: 8 Tổng số điểm: 10 Số điểm: 1.5 Số điểm: 1.5 Số điểm: 7 Số điểm: 10 Tỉ lệ 100% 15% 15% 70% Tỉ lệ 100% IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA: A. TRẮC NGHIỆM (3.0 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng: Câu 1: Bắc Bình Vương là ai trong triều đại Tây Sơn ? A. Nguyễn Lữ C. Nguyễn Thiếp B. Nguyễn Nhạc D. Nguyễn Huệ. Câu 2: Truyện “Lục Vân Tiên” – Nguyễn Đình Chiểu thuộc thể loại gì? A. Truyện thơ Nôm C. Truyện dân gian B. Truyện truyền kì D. Truyện thơ quốc ngữ. Giáo viên: Trương Thị Giang. Lop7.net. Năm học 2012-2013.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Giáo án Ngữ văn 9 Trường THCS Đạ Long Câu 3: Nhận định nào đúng nhất với văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ ? A. Tố cáo chiến tranh phong kiến phi nghĩa đã dẫn đến nỗi oan của Vũ Nương B. Hiện thực về số phận của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ cũ và vẻ đẹp truyền thống của họ C. Niềm thương cảm với số phận người phụ nữ và khẳng định công lí, chính nghĩa D. Niềm thương cảm với số phận người phụ nữ và khẳng định tài, trí của họ. Câu 4: “Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang Hoa cười ngọc thốt đoan trang…” Hai câu thơ trên đặc tả vẻ đẹp nhân vật nào trong Truyện Kiều – Nguyễn Du? A. Thúy Kiều C. Thúy Vân B. Đạm Tiên D. Cả hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân. Câu 5: Ý nào nói không đúng về nghệ thuật tả người trong Truyện Kiều của Nguyễn Du? A. Khắc họa nhân vật bằng biện pháp nghệ thuật ước lệ, tượng trưng B. Thông qua miêu tả ngoại hình, ngôn ngữ, cử chỉ, điệu bộ của nhân vật C. Miêu tả đời sống nội tâm nhân vật thông qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm và nghệ thuật vịnh cảnh ngụ tình đặc sắc D. Luôn đặt nhân vật vào khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp bằng biện pháp nghệ thuật tả cảnh. Câu 6: “Làn thu thủy, nét xuân sơn. Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh” (trích Truyện Kiều – Nguyễn Du) Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng ở hai câu thơ trên? A. Ước lệ - tượng trưng, nói quá, nhân hóa B. Ước lệ - tượng trưng, nói quá, điệp ngữ C. Ước lệ - tượng trưng, nói quá, hoán dụ D. Ước lệ - tượng trưng, nói quá, so sánh. B. TỰ LUẬN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Nêu vị trí đoạn trích và ý nghĩa văn bản “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” ? Câu 2 (5.0 điểm) Tâm trạng nhân vật Thúy Kiều qua tám câu thơ cuối qua đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” – Nguyễn Du? V. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM: A. TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm): Mỗi ý đúng được 0,5 điểm. CÂU 1 2 3 4 5 6 ĐÁP ÁN. D. A. B. C. D. A. B. TỰ LUẬN ( 7.0 điểm) Câu Hướng dẫn chấm Điểm Câu 1 - Vị trí: Đoạn trích thuộc phần đầu truyện Lục Vân Tiên 0.5 điểm - Ý nghĩa văn bản: Ca ngợi vẻ đẹp của hai nhân vật , Kiều Nguyệt Nga và khát vọng hành đạo cứu đời của tác giả. 1.5 điểm Câu 2 a. Yêu cầu chung: - Bài làm của học sinh cần đảm bảo bố cục rõ ràng; trình bày dưới dạng đoạn văn; nắm vững phương pháp làm bài văn phân tích nghệ thuật và nội dung, trích dẫn 0.5 điểm thơ - Bài làm đảm bảo chữ viết sạch đẹp, rõ ràng, đúng ngữ pháp, đúng chính tả, lời văn trong sáng. b. Yêu cầu cụ thể: Hs phân tích tâm trạng Thúy Kiều qua 8 câu thơ cuối cũng là 4.5 điểm bức tranh tâm cảnh kết hợp việc phân tích nghệ thuật và nội dung - Đó là tâm trạng buồn, cô đơn, tuyệt vọng, bế tắc…nghệ thuật vịnh cảnh ngụ tình, ngôn ngữ độc thoại nội tâm…. * Lưu ý: Trên đây là những định hướng mang tính chất khái quát. Trong quá trình chấm, giáo viên cần căn cứ vào tình hình bài làm cụ thể của học sinh để đánh giá phù hợp, tôn trọng sự sáng tạo của các em. IV. XEM XÉT LẠI VIỆC BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA …………………………………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………………………. Giáo viên: Trương Thị Giang. Lop7.net. Năm học 2012-2013.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Giáo án Ngữ văn 9 Tuần : 10 Tiết PPCT: 47. Trường THCS Đạ Long Ngày soạn: 28/10/2012 Ngày dạy: 31/10/2012. Văn bản: BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH Phạm Tiến Duật A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Thấy được vẻ đẹp của hình tượng người chiến sĩ lái xe Trường Sơn những năm tháng đánh Mĩ ác liệt và chất giọng hóm hỉnh, trẻ trung trong một bài thơ của Phạm Tiến Duật. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức: - Những hiểu biết bước đầu về nhà thơ Phạm Tiến Duật. - Đặc điểm thơ Phạm Tiến Duật qua một sáng tác cụ thể: giàu chất hiện thực và tràn đầy cảm hứng lãng mạn. - Hiện thực cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước được phản ánh trong tác phẩm; vẻ đẹp hiên ngang, dũng cảm, tràn đầy niềm lạc quan cách mạng…của những con người đã làm nên con đường Trường Sơn huyền thoại được khắc họa trong bài thơ. 2. Kỹ năng: - Đọc – hiểu một bài thơ hiện đại - Phân tích được vẻ đẹp hình tượng người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong bài thơ. - Cảm nhận được giá trị ngôn ngữ, hình ảnh độc đáo trong bài thơ. 3. Thái độ: - Giáo dục HS tình cảm trân trọng hình ảnh những người lính trong chiến đấu. C. PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp giải thích minh họa, phân tích, bình giảng, trực quan. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: Kiểm diện Hs 9A2: Sĩ số ……Vắng: ……(P:…………..; KP:…………..) 2. Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc lòng bài thơ “ Đồng chí” - Nêu cảm nhận của em về tình đồng chí đồng đội của những người lính trong kháng chiến chống Pháp. 3. Bài mới: GV cho HS nghe bài hát “ Chào em cô gái Lam Hồng”và vào bài: “Xe ta bon trên những dặm đường Giữa làng quê ta băng qua bao suối đèo đồi nương Mà xe ta bon ra chiến trường…” Nghe những khúc hát này, chắc hẳn không ai có thể quên được những tháng năm hào hùng cả nước ta tham gia đánh Mỹ. Những cánh rừng Trường Sơn khốc liệt phải hứng chịu hàng ngàn, hàng vạn tấn bom…lớp lớp thế hệ thanh niên lên đường tòng quân. Trong đó Phạm Tiến Duật nổi lên như một nhà thơ chiến sĩ của những chàng lái xe dũng cảm, những cô thanh niên xung phong xinh xắn, tươi trẻ. “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” đã góp một tiếng nói nghệ thuật mới mẻ về đề tài thế hệ trẻ chống Mỹ cứu nước HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS GIỚI THIỆU CHUNG GV: Hãy giới thiệu về tác giả Phạm Tiến Duật? Hoàn cảnh ra đời, thể thơ? HS suy nghĩ và trả lời GV: Thời điểm này cuộc kháng chiến chống Mỹ đang bước vào giai đoạn khốc liệt nhất trên tuyến đường mòn Hồ Chí Minh có hệ thống những * Bài thơ được tặng giải nhất cuộc thi thơ do Báo Văn nghệ (1969 – 1970) tổ chức.. Giáo viên: Trương Thị Giang. Lop7.net. NỘI DUNG BÀI DẠY I. GIỚI THIỆU CHUNG: 1. Tác giả: Phạm Tiến Duật (1941- 2007) - Phạm Tiến Duật (1941 – 2007) - Quê: Thanh Ba – Phú Thọ - Là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. - Thơ ông tập trung vào thế hệ trẻ trong kháng chiến trên đường Trường Sơn. 2.Tác phẩm: a. Xuất xứ: Bài thơ được viết vào năm 1969, in trong tập “Vầng trăng quầng lửa”, được giải nhất báo Văn nghệ 1969 Năm học 2012-2013.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Giáo án Ngữ văn 9. Trường THCS Đạ Long. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN GV hướng dẫn HS cách đọc và tìm hiểu từ khó. 2 HS đọc -> Nhận xét GV: Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? Bố cục bài thơ? HS: Thể thơ câu dài, nhịp điệu linh hoạt như văn xuôi, ít vần GV: Nhan đề bài thơ có gì khác lạ? Bài thơ có mấy hình ảnh đựơc khắc họa? Vậy có thể chia đoạn bài thơ theo hai hình ảnh này được không? HS: suy nghĩ và trả lời - Nhan đề làm nổi bật một hình ảnh rất độc đáo của toàn bài và đó là hình ảnh hiếm gặp trong thơ - hình ảnh những chiếc xe không kính. - Vẻ khác lạ còn ở hai chữ “ bài thơ” tưởng như rất thừa nhưng là sự khẳng định chất thơ của hiện thực, của tuổi trẻ hiên ngang, dũng cảm, vượt lên nhiều thiếu thốn, hiểm nguy của chiến tranh. GV: Tìm những câu thơ trực tiếp miêu tả hình ảnh những chiếc xe? GV: Những chiếc xe không kính còn được miêu tả cụ thể hơn qua những câu thơ nào? Hai câu thơ này có giọng điệu thư thế nào? Mục đích của tác giả là gì? GV: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả những chiếc xe? Tác dụng? GV: Miêu tả hình ảnh những chiếc xe bị hư hỏng đến mức trần trụi thế này, tác giả muốn nói điều gì về chiến tranh? Sự khốc liệt của chiến tranh ở Trường Sơn. GV: Lý do nào khiến những chiếc xe như thế này vẫn tiến về phía trước? GV bình: Xưa nay hình ảnh thơ thường được miêu tả mĩ lệ hoá mang ý nghĩa tượng trưng hơn tả thực như cỗ xe tam mã, chiếc xe trong “bài ca lái xe đêm’ của Tố Hữu, Tiếng hát Con tàu của Chế Lan Viên, đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận. Hình ảnh những chiếc xe không kính vốn không hiếm trong chiến tranh, nhưng phải có hồn thơ nhạy cảm với nét ngang tàng, tinh nghịch như Phạm Tiến Duật mới nhận ra được và đưa nó vào thành hình tượng thơ độc đáo của chiến tranh chống Mĩ ác liệt trên tuyến đường Trường Sơn đầy bom đạn. GV: Tư thế của người lính lái xe được miêu tả qua câu thơ nào? Nhận xét về dấu hiệu nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ này? GV: Nhà thơ muốn diễn tả tư thế như thế nào của người lính? (bình tĩnh, tự tin, hiên ngang) GV: Lái những chiếc xe không kính, người lính gặp phải những khó khăn nào? GV: Nhận xét về biện pháp nghệ thuật sử dụng trong những câu thơ này? Tác dụng? GV: Gió, bụi, mưa tác động như thế nào đến người lái xe? GV: Trước những khó khăn này, người lính có thái độ và hành động thế nào? GV: Cách diễn đạt như thế này cho em biết gì về tinh thần của người lính? GV: Tìm câu thơ thể hiện tình đồng đội giữa những người Giáo viên: Trương Thị Giang. Lop7.net. b. Thể thơ: tự do II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: 1.Đọc – Tìm hiểu từ khó: 2.Tìm hiểu văn bản: a. Bố cục: - 7 khổ thơ: xoay quanh và làm nổi bật chủ đề: hiện thực khốc liệt của chiến tranh và sức mạnh của những người chiến sĩ lái xe trên Trường Sơn thời chống Mĩ b. Phân tích: b1. Nhan đề bài thơ: Bài thơ về tiểu đội xe không kính -> Thể hiện chất thơ vút lên từ trong cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh b2. Hiện thực khốc liệt của chiến tranh * Hình ảnh những chiếc xe không kính - Không có kính không … có kính. Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi. -> Giải thích, thanh minh lý do khiến xe không kính. - Bom giật, bom rung - Hình ảnh những chiếc xe không kính + Không có đèn + Không có mui xe + Thùng xe xước  Liệt kê, câu thơ gần văn xuôi, giọng ngang tàng, lý sự với những động từ mạnh: Hình tượng thơ mới lạ và độc đáo Bút pháp tả thực, giải thích lý do của những chiếc xe không có kính, nói lên hiện thực khốc liệt của chiến tranh b3.Sức mạnh tinh thần của những người chiến sĩ lái xe: - Tư thế: Ung dung buồng lái ta ngồi. Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng -> Đảo ngữ, điệp ngữ, so sánh: tư thế ung dung, hiên ngang, coi thường hiểm nguy. …Nhìn thấy gió xoa mắt đắng …Bụi phun tóc trắng ....Mưa tuôn mưa xối -> So sánh, động từ mạnh. Khó khăn chồng chất bởi điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Ừ thì có bụi. Ừ thì ướt áo. Chưa cần rửa. Chưa cần thay. Phì phèo châm điếu thuốc/ cười ha ha. Lái trăm cây số nữa/ khô mau thôi -> Tinh thần lạc quan, yêu đời vượt lên mọi gian khổ khó khăn. ….Không có kính, không có đèn Không có mui, thùng xe có xước Năm học 2012-2013.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Giáo án Ngữ văn 9. Trường THCS Đạ Long. lính? …Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới. Bắt tay nhau qua Xe vẫn chạy vì miền Nam cửa kính vỡ rồi…Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy… Chỉ cần trong xe có một trái tim GV: Nhận xét về hình ảnh thơ được sử dụng và tác dụng của -> Không vật chất - Có tinh thần (Đối nó? Hình ảnh thơ chân thực gợi tả tình đồng đội gắn bó thân lập: nhiều- một) - "Xe vẫn chạy vì miền Nam phía thiết. trước....Chỉ cần ...... có một trái tim" GV: Nhà thơ đã lý giải những phẩm chất trên đây của người - Hình ảnh hoán dụ “trái tim”-> Trái tim lính qua câu thơ nào? yêu nước, lòng dũng cảm, ý chí vì sự GV: So sánh hai cặp câu thơ để phát hiện ra biện pháp nghệ thống nhất của dân tộc. thuật được sử dụng? Thảo luận nhóm – 4 phút -> Khẳng định quyết tâm giải phóng miền Nam không lay chuyển GV: Em hiểu như thế nào về hình ảnh: trong xe có một trái Hình ảnh những người chiến sĩ lái xe: tim? trẻ trung, tinh nghịch , ngang tàng mà kiên Hình ảnh hoán dụ: Tượng trưng cho ý chí quyết chiến quyết thắng vì mục đích cao đẹp: tất cả vì miền Nam thân yêu.Trái định lạc quan, yêu đời. Sức mạnh tinh tim cầm lái . Sức mạnh không phải ở phương tiện kỹ thuật hiện thần của họ = sức mạnh của dân tộc Việt Nam. đại. Sức mạnh ở tinh thần con người. 3.Tổng kết: GV: Nhà thơ Phạm Tiến Duật từng nói: đặt nhan đề Bài thơ a. Nghệ thuật: về tiểu đội xe không kính là ông muốn nói đến chất thơ của hiện thực ấy. Em hiểu như thế nào về chất thơ trong bài thơ - Lựa chọn chi tiết độc đáo, có tính chất phát hiện, hình ảnh đậm chất hiện thực. này? GV bình: Biện pháp hoán dụ, đối lập để khẳng định : ý chí - Sử dụng ngôn ngữ của đời sống, tạo nhịp nghị lực phi thường là yếu tố hoàn thiện chân dung của họ. Kết điệu linh hoạt thể hiện giọng điệu ngang thúc bài thơ là hình ảnh trái tim, có trái tim chiếc xe trở thành tàng, tinh nghịch. cơ thể sống để không có 1 bom đạn nào, sức mạnh quân sự b. Nội dung: Người chiến sĩ lái xe trong nào,mất mát đau thương nào có thể ngăn trở những đoàn xe kháng chiến chống Mĩ. đêm ra trận. rái tim là nhãn tự của bài hội tụ vẻ đẹp của người c. Ý nghĩa văn bản: cuộc sống. Nhà thơ Lâm Thị Mĩ Dạ lấy trái tim tượng trưng Bài thơ ca ngợi người chiến sĩ lái xe cho sự bất tử. Phải chăng trong các anh đã thấm nhuần chủ Trường Sơn dũng cảm, hiên ngang, tràn nghĩa yêu nước được kết tụ và lưu truyền qua các thế hệ cha đầy niềm tin chiến thắng trong thời kì ông “Một trái tim biết yêu …” Quyết tâm giải phóng miền chống giặc Mĩ xâm lược. Nam không lay chuyển, tình yêu miền Nam là sức mạnh vô song (xe có thể thiếu nhiều thứ, nhưng không thể thiếu được trái tim hướng về miền Nam - xe chạy = trái tim = xương máu III.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Học thuộc lòng, đọc diễn cảm bài thơ. của những người chiến sĩ anh hùng) HS rút ra vài nét nghệ thuật chính và ý nghĩa văn bản? Nắm nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Thấy được sức mạnh, vẻ đẹp tinh thần GV gợi ý: So sánh để thấy được vẻ đẹp độc đáo của hình của người lính cách mạng – những người tượng người chiến sĩ qua hai bài thơ Đồng chí và Bài thơ về đồng chí thể hiện qua chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ chân thực, cô đọng, giàu sức tiểu đội xe không kính. * Giống nhau: Cả hai bài thơ đều khắc họa hình ảnh người lính biểu cảm. vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt để chiến đấu vì - So sánh để thấy được vẻ đẹp độc đáo của lí tưởng , độc lập dân tộc.. hình tượng người chiến sĩ qua hai bài thơ * Khác nhau: Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không - Đồng chí xây dựng hình ảnh người lính trên cơ sở cùng kính. chung cảnh ngộ, xuất thân, cùng lí tưởng…gắn bó bền chặt - Soạn "Tổng kết từ vựng" (Sự phát triển - Bài thơ về tiểu đội xe không kính: hình ảnh người lính là của từ vựng… Trau dồi vốn từ) những con người lãng mạn, hào hoa, hiên ngang, dũng cảm, - Ôn tập chuẩn bị cho kiểm tra 1 tiết Văn ngang tàng nhưng cũng rất lạc quan, yêu đời… học trung đại E. RÚT KINH NGHIỆM: …………………………………………………………………………………………………………….......... …………………………………………………………………………………………………………….......... Giáo viên: Trương Thị Giang. Lop7.net. Năm học 2012-2013.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Giáo án Ngữ văn 9 Tuần : 10 Tiết PPCT: 48. Trường THCS Đạ Long Ngày soạn: 30/10/2012 Ngày dạy: 01/11/2012. Văn bản: ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ Huy Cận A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Thấy được nguồn cảm hứng dào dạt của tác giả trong bài thơ viết về cuộc sống của người lao động trên biển cả những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội. - Thấy được những nét nghệ thuật nổi bật về hình ảnh, bút pháp nghệ thuật, ngôn ngữ trong một sáng tác của nhà thơ thuộc thơ thuộc thế hệ trưởng thành trong phong trào thơ Mới B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức: - Những hiểu biết bước đầu về nhà thơ Huy Cận và hoàn cảnh ra đời của bài thơ. - Những cảm xúc của nhà thơ trước biển cả rộng lớn và cuộc sống là động của ngư dân trên biển. - Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, cách tạo dựng những hình ảnh tráng lệ, lãng mạn. 2. Kỹ năng: - Đọc – hiểu một bài thơ hiện đại - Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ. - Cảm nhận được cảm hứng về thiên nhiên và cuộc sống lao động của tác giả được đề cập đến trong tác phẩm. 3. Thái độ: - Giáo dục HS tình cảm trân trọng , thêm yêu thiên nhiên, cuộc sống. C.PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp giải thích minh họa, phân tích, bình giảng, trực quan. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS 9A2: Sĩ số ……Vắng: ……(P:…………..; KP:…………..) 2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng khổ thơ cuối cùng và cho biết tư thế, tinh thần và ý chí của người lính lái xe trên tuyến đường trường sơn thể hiện như thế nào trong “Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính” của Phạm Tiến Duật? 3. Bài mới: HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Bức tranh tả cảnh đoàn thuyền của ngư dân đang làm gì và GV vào bài “Đoàn thuyền đánh cá” là một bài thơ đặc sắc trong chùm thơ của Huy Cận viết về vùng mỏ, vùng than, vùng biển Quảng Ninh - Hạ Long, ca ngợi cuộc sống, lao đang tập thể tràn ngập niềm vui, lãng mạn, hào hứng của những người dân ham đánh cá xa bờ. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS GIỚI THIỆU CHUNG Gv treo chân dung nhà thơ. GV: Hãy giới thiệu về tác giả Huy Cận? Hoàn cảnh ra đời, thể thơ? GV: Huy Cận nổi tiếng trong phong trào thơ Mới với tập "Lửa thiêng". Tham gia cách mạng từ năm 1945, sau cách mạng giữ nhiều trọng trách trong chính quyền, là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ hiện đại Việt Nam. HS suy nghĩ và trả lời Xuân Diệu nói: “Món quà đặc biệt vùng mỏ Hồng Gai Cẩm Phả cho vừa túi thơ của Huy Cận là bài Đoàn thuyền đánh cá”. GV nhận xét và chốt ý ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN Giáo viên: Trương Thị Giang. NỘI DUNG BÀI DẠY I.GIỚI THIỆU CHUNG: 1.Tác giả: Huy Cận (1919-2005) là nhà thơ nổi tiếng trong phong trào thơ Mới. 2.Tác phẩm: a. Xuất xứ: Bài thơ ra đời giữa năm 1958, trong chuyến đi thực tế dài ngày ở Quảng Ninh, trích trong tập “Trời mỗi ngày lại sáng” - Mạch cảm xúc: viết theo trình tự thời gian đoàn thuyền của ngư dân ra khơi đánh ca và trở về. b. Thể thơ: 7 chữ với 7 khổ thơ. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:. Lop7.net. Năm học 2012-2013.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Giáo án Ngữ văn 9. Trường THCS Đạ Long. GV hướng dẫn HS đọc văn bản : to, rõ, chính xác, thể hiện sự phấn chấn, hào hứng. Nhịp 4/3, 2-2/3- HS đọc , GV nhận xét GV: Nêu bố cục bài thơ? * HS đọc diễn cảm 2 khổ thơ đầu và quan sát tranh GV: Cảnh hoàng hôn trên biển được miêu tả qua những câu thơ nào? Nghệ thuật? Nhận xét cảnh biển lúc hoàng hôn?. 1.Đọc – Tìm hiểu từ khó: 2.Tìm hiểu văn bản: a. Bố cục: 3 phần: - 2 Khổ thơ đầu: Hoàng hôn trên biển và đoàn thuyền đánh cá ra khơi - 4 khổ tiếp theo: Đoàn thuyền đánh cá trên biển trong đêm trăng - Khổ thơ cuối: Bình minh trên biển, đoàn thuyền đánh cá trở về.. GV: Tìm những câu thơ tả cảnh đoàn thuyền ra b. Phân tích: khơi? HS chú ý từ lại, câu hát căng buồm, gió b1. Hoàng hôn trên biển và đoàn thuyền đánh cá ra khơi khơi nói lên điều gì? Nghệ thuật? "Mặt trời xuống biển như hòn lửa GV: Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi với tâm Sóng đã cài then, đêm sập cửa" -> Nhân hoá, so sánh, liên tưởng thế ra sao? HS suy nghĩ và trả lời “Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi GV: bình giảng và chốt ý, ghi bảng Câu hát căng buồm cùng gió khơi” (Bức tranh thiên nhiên biển đẹp, đang bước vào thời kì nghỉ ngợi, vũ trụ là ngôi nhà chung, đang ->Ẩn dụ, phóng đại, quan hệ từ “lại” khép cánh cửa của màn đêm buông xuống, bầu =>Hoàng hôn trên biển đẹp, rực rỡ, và đoàn thuyền trời và mặt biển bao la sáng rực lên sắc đỏ như đánh cá ra khơi với khí thế lạc quan, tràn đầy hi vọng màu lửa, những lượn sóng như những chiếc then cửa cài vào cánh của ngôi nhà chung ấy. Lúc này, đoàn thuyền lại bắt đầu cuộc hành trình trên biển với khí thế lạc quan, tràn đầy hi vọng…) * HS đọc khổ thơ thứ 3 b2. Đoàn thuyền giữa biển khơi. GV: Những hình ảnh miêu tả con thuyền đang * Hình ảnh đoàn thuyền: tung hoành giữa biển khơi? Nghệ thuật nào được “Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt với mây cao , biển bằng” sử dụng? Nhận xét về không gian và hình ảnh con thuyền? ...Đậu dặm xa, lưới vây giăng” HS :Trả lời. GV:chốt ý -> Thủ pháp phóng đại, liên tưởng: Không gian mênh mông, con thuyền trở nên kì vĩ. * Hs đọc khổ thơ thứ 4 GV: Nét đặc sắc của biển có gì? Nghệ thuật? * Hình ảnh biển cả: Nhẫn xét về cách miêu tả đó? Cá nhụ, cá chim, cá đé, cá song... GV phát vấn, bình thơ, giảng, chốt ý và ghi bảng Vẩy bạc, đuôi vàng loé rạng đông” GV: Các loài cá trên biển được miêu tả ở những câu thơ nào? -> Hình ảnh lãng mạn, liên tưởng, liệt kê: vẻ đẹp của GV: Biện pháp nghệ thuật được sử dụng và tác bức tranh sơn mài, biển cả thanh bình và giàu có. dụng? GV giảng, bình thơ, chốt ý và ghi bảng * Hình ảnh người dân chài: Sự giàu đẹp của biển cả được tác giả miêu tả là "Ta hát bài ca...nhịp trăng cao” một bức tranh sơn mài lung linh, huyền ảo về .... kéo xoăn tay ...lưới xếp buồm lên..” các loài cá, gợi cảnh biển thanh bình, giàu có * HS đọc khổ 5,6 -> Bút pháp tả thực kết hợp lãng mạn: công việc nặng GV: Niềm vui của những người dân chài thể hiện nhọc, niềm say mê lao động , sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên. qua những câu thơ nào? GV: Công việc cụ thể của người đánh cá? Nhận xét mức độ công việc? b3. Bình minh trên biển và đoàn thuyền đánh cá trở GV: Nghệ thuật gì được sử dụng? Người dân làm về: việc với thái độ như thế nào? Em thấy con người - Khổ cuối hô ứng với khổ thơ đầu tạo hai cảnh đối Giáo viên: Trương Thị Giang. Lop7.net. Năm học 2012-2013.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Giáo án Ngữ văn 9. Trường THCS Đạ Long. với thiên nhiên có mối quan hệ như thế nào? Gv so sánh với hình ảnh người dân chài trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh chốt ý (Nếu trong bài thơ Quê hương, Tế Hanh viết “Dân chài lưới, làn da ngâm rám nắng. Cả thân hình….vỏ.” với nỗi nhớ quê da diết hiện lên hình ảnh của những người dân chài là tượng đài có màu sắc, hình khối, hình ảnh con thuyền được ví như con người có linh hồn, thần thái riêng thì ĐTĐC của HC hình ảnh người dân chài hiện lên mộc mạc, giản dị với công việc nặng nhọc nhưng thể hiện niềm say mê lao động, sự hòa nhập giữa con người và thiên nhiên) * HS đọc đoạn cuối Hs thảo luận theo nhóm – 2phút Câu hát căng buồm được lặp lại mấy lần? Nghệ thuật? Ý nghĩa của hình ảnh đó?. xứng “Câu hát căng buồm với gió khơi” -> Ẩn dụ, lặp lại hình ảnh thơ ở khổ đầu “Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời Mặt trời đội biển nhô màu mới Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi” -> Nhân hóa, hoán dụ : Hào hứng, đoàn thuyền trở về trong thắng lợi => Khúc ca khải hoàn ca ngợi những con người lao động mới trong công cuộc chinh phục thiên nhiên.. 3.Tổng kết: a. Nghệ thuật: - Sử dụng bút pháp lãng mạn với các biện pháp nghệ thuật đối lập, so sánh, nhân hóa, phóng: + Khắc họa những hình ảnh đẹp về mặt trời lúc hoàng hôn, khi bình minh, hình ảnh biển cả và bầu trời trong đêm, hình ảnh ngư dân và đoàn thuyền đánh cá. GV: Đoàn thuyền đánh cá trở về được tác giả + Miêu tả sự hài hòa giữa thiên nhiên và con miêu tả qua những câu thơ nào? Nhận xét về người. cảnh đoàn thuyền trở về? - Sử dụng ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, nhạc điệu, gợi GV chốt ý, liên hệ, giáo dục và chốt ý sự liên tưởng. Câu hát căng buồm được lặp đi lặp lại nhiều lần, b. Nội dung: Cảnh đoàn thuyền đánh cá gắn liền với trong đó từ hát lặp lại 4 lần cả bài thơ gợi vẻ đẹp biển cả. c. Ý nghĩa văn bản: lãng mạn, khỏe khoắn. Mở đầu bài thơ là hình ảnh ĐT ra khơi với mặt trời xuống biển thì kết Bài thơ thể hiện nguồn cảm lãng mạn ngợi ca biển cả lớn lao, giàu đẹp, ngợi ca nhiệt tình lao động vì sự giàu thúc bài thơ với hình ảnh ĐT chạy đua cùng mặt trời...tạo sự hào hứng, phấn khởi, là khúc ca khải đẹp của đất nước của những người lao động mới. hoàn của những con người lao động trong công cuộc chinh phục thiên nhiên và họ là những người chiến thắng HS rút ra vài nét nghệ thuật chính và ý nghĩa văn bản? HƯỚNG DẪN TỰ HỌC III.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: GV gợi ý: Chi tiết khắc họa hình ảnh đẹp, tráng - Học thuộc lòng, đọc diễn cảm bài thơ. Nắm nội dung, lệ, thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con nghệ thuật và ý nghĩa văn bản người lao động trên biển cả: ta hát bài ca gọi cá - Tìm những chi tiết khắc họa hình ảnh đẹp, tráng lệ, vào. Đến dệt lưới..Biển cho ta cá...Câu hát căng thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao buồm cùng gió khơi.. động trên biển cả. - Thấy được bài thơ có nhiều hình ảnh được xây dựng với những liên tưởng, tưởng tượng sáng tạo, độc đáo; giọng điệu thơ khỏe khoắn, hồn nhiên. - Soạn "Bếp lửa" E. RÚT KINH NGHIỆM: …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………. Giáo viên: Trương Thị Giang. Lop7.net. Năm học 2012-2013.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Giáo án Ngữ văn 9 Tuần : 10 Tiết PPCT: 49. Trường THCS Đạ Long Ngày soạn: 30/10/2012 Ngày dạy: 01/11/2012. TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG (tt) A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Tiếp tục hệ thống hóa một số kiến thức đã học về từ vựng. - Biết vận dụng kiến thức đã học khi giao tiếp, đọc – hiểu và tạo lập văn bản. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức: - Các cách phát triển tự vựng tiếng Việt. - Các khái niệm từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ, biệt ngữ xã hội. 2. Kỹ năng: - Nhận diện được từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ và biệt ngữ xã hội. - Hiểu và sử dụng từ vựng chính xác trong giao tiếp, đọc – hiểu và tạo lập văn bản. 3. Thái độ: Giáo dục HS giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, sử dụng từ vựng chính xác trong giao tiếp, đọc – hiểu và tạo lập văn bản. C. PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp giải thích minh họa, phân tích . D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS 9A2: Sĩ số ……Vắng: ……(P:…………..; KP:…………..) 2. Kiểm tra bài cũ: Gv phát vấn Hs nội dung đã học ở tiết Tổng kết từ vựng (tiết 44-45) 3. Bài mới: Các giờ trước chúng ta đó ôn lại những kiến thức về từ vựng (Từ…trường từ vựng). Tiết học này, chúng ta ôn lại những nội dung còn lại về từ vựng đó học (Sự phát triển của từ vựng…trau dồi vốn từ) HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY TÌM HIỂU CHUNG I. Sự phát triển của từ vựng: Sự phát triển của từ vựng 1. Các cách phát triển của từ vựng: 2 cách: GV: Nhắc lại Các cách phát triển - Cách 1: Phát triển nghĩa của từ ngữ: của từ vựng nghĩa của từ? + Thêm nghĩa mới + Chuyển nghĩa - Cách 2: Phát triển số lượng từ ngữ + Tạo từ mới 1 HS lên bảng điền Nội dung thích + Vay mượn 2.Bài tập: hợp vào sơ đồ SGK/135 a. Chuyển nghĩa: + Trao tay +Tay buôn người (nghĩa chuyển) GV:Tìm dẫn chứng minh hoạ cho - Tạo từ ngữ mới: những cách phát triển của từ + Từ ngữ mới xuất hiện: mô hình X + Y… VD: Văn + học -> văn học vựng? + Từ ngữ mới xuất hiện VD: du lịch sinh thái: khu chế xuất GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi - Vay mượn: Kịch trường… b. Không có nghĩa mà từ vựng chỉ phát triển theo cách phát triển số 3(SGK/135) lượng từ ngữ vì: - Số lượng các sự vật, hiện tượng, khái niệm mới là vô hạn, do đó nếu ứng với khái niệm , sự vật, hiện tượng mới lại phải có thêm 1 từ ngữ mới thì số lượng các từ ngữ quá lớn, qúa cồng kềnh, rườm rà, mặt khác số lượng từ ngữ có giới hạn Từ mượn II. Từ mượn: 1. Khái niệm: Từ mượn là những từ Tiếng Việt vay mượn tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm mà Tiếng Việt GV: Nhắc lại khái niệm từ mượn? chưa có từ ngữ thật thích hợp để biểu thị 2. Bài tập: *Chọn nhận định đúng: Giáo viên: Trương Thị Giang. Lop7.net. Năm học 2012-2013.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Giáo án Ngữ văn 9 - GV hướng dẫn HS làm BT - Trình bày miệng trước lớp. Từ Hán -Việt GV: Nhắc lại khái niệm từ Hán Việt GV hướng dẫn HS làm bài tập. Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội GV: Nhắc lại khái niệm thuật ngữ và biệt ngữ xã hội ? Cho VD?. HS thảo luận câu hỏi? (SGK/136). Trau dồi vốn từ GV: Có các hình thức trau dồi vốn từ nào? GV hướng dẫn học sinh làm bài tập. - Trình bày miệng trước lớp?. HS làm bài tập nhóm sử lỗi dùng từ GV nhận xét, bổ sung, sửa chữa. Giáo viên: Trương Thị Giang. Trường THCS Đạ Long - Nhận định : Tiếng Việt vay mượn nhiều từ ngữ của các ngôn ngữ khác là để đáp ứng nhu cầu giao tiếp của người Việt *Những từ mượn như: săm, lốp, (bếp) ga, phanh,pê đan, nan hoa, …là những từ đó được Việt hoá hoàn toàn về âm, nghĩa, cách dùng những từ này không khác gì những từ được coi là thuần Việt như: bàn, ghế, trâu, bò… - Các từ: a-xít, hidro, vitamin -> còn giữ nhiều nét ngoại lai - chưa được Việt hoá hoàn toàn (từ gồm nhiều âm tiết, mỗi âm tiết có chức năng, cấu tạo vỏ âm thanh cho từ chứ không có nghĩa gì. III. Từ Hán -Việt 1. Khái niệm: Từ Hán Việt là từ mượn của tiếng Hán, nhưng được phát âm và dùng theo cách dùng của người Việt: Quốc gia, gia đình, … 2. Bài tập: Chọn quan niệm đúng: b IV.Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội: 1.Khái niệm: - Thuật ngữ: là ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ và thường được dùng trong các văn bản khoa học, cụng nghệ: phẫu thuật, siêu âm… - Biệt ngữ xã hội: là những từ ngữ chỉ dựng trong 1 trong một tầng lớp xã hội nhất định VD: cậu, mợ chỉ cha mẹ: cách gọi của tầng lớp thượng lưu trong xã hội cũ. 2. Bài tập: * Vai trò của thuật ngữ trong đời sống hiện nay: Cuộc sống hiện nay: thời đại khoa học, công nghệ phát triển mạnh mẽ, có ảnh hưởng lớn đối với đời sống con người. Trình độ dân trí của người Việt Nam ngày càng nâng cao, nhu cầu giao tiếp và nhận thức của mọi người về những vấn đề khoa học, công nghệ ngày càng tăng. Trong tình hình đó, thuật ngữ đóng vai trò quan trọng và ngày càng trở nên quan trọng hơn. * Liệt kê một số thuật ngữ là biệt ngữ xã hội: cậu, mợ, cha, linh mục, xứ đạo… V. Trau dồi vốn từ: 1. Các hình thức trau dồi vốn từ: - Cách 1: Rèn luyện để nắm đầy đủ và chính xác nghĩa của từ - Cách 2: Rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết, làm tăng vốn từ 2. Bài tập: * Giải thích nghĩa của những từ sau: - Bách khoa toàn thư: từ điển bách khoa, ghi đầy đủ tri thức của các ngành. - Bảo hộ mậu dịch: chính sách bảo vệ sản xuất trong nước chống lại sự cạnh tranh của hàng hoá nước ngoài trên thị trường nước mình. - Dự thảo: + Động từ : thảo ra để đưa thông qua + Danh từ : bản thảo để đưa thông qua - Đại sứ quán: cơ quan đại diện chính thức và toàn diện của một nhà nước ở nước ngoài, do một đại sứ đặc mệnh toàn quyền đứng đầu - Hậu duệ: con cháu của người đó chết - Khẩu khí: khí phách của con người toát ra từ lời nói - Môi sinh: môi trường sống của sinh vật * Sửa lỗi dùng từ: Lop7.net. Năm học 2012-2013.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Giáo án Ngữ văn 9. Trường THCS Đạ Long a, Béo bổ:: tính chất cung cấp chất bổ dưỡng cho cơ thể -> thay bằng từ béo bở: dễ mang lại nhiều lợi nhuận b, Đạm bạc: có ít thức ăn, toàn thứ rẻ tiền, chỉ đủ ở mức tối thiểu -> thay bằng từ tệ bạc: không nhớ ơn nghĩa, không giữ trọn tình nghĩa trước sau trong quan hệ đối xử c, Tấp nập: gợi tả quang cảnh đông người qua lại không ngớt -> thay bằng tới tấp: nghĩa là liên tiếp, dồn dập, cái này chưa qua, cái khác đó tới HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Chỉ ra các từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ, biệt ngữ trong một văn bản cụ thể. Giải thích vì sao những từ đó lại được sử dụng (hay không được sử dụng) trong văn bản đó.. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC GV gợi ý: HS xem lại bài từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ và biệt ngữ xã hội trong SGK lớp 8 và kết hợp làm bài tập E. RÚT KINH NGHIỆM: ……………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………. ************************************** Tuần : 10 Ngày soạn: 30/10/2012 Tiết PPCT: 50 Ngày dạy: 03/11/2012. NGHỊ LUẬN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Mở rộng kiến thức về văn bản tự sự đã học. - Thấy được vài trò của nghị luận trong văn bản tự sự. - Biết cách sử dụng yếu tố nghị luận trong bài văn tự sự. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức: - Yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự. - Mục đích của việc sử dụng yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự. - Tác dụng của các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự. 2. Kỹ năng: - Nghị luận trong khi làm văn tự sự - Phân tích được các yếu tố nghị luận trong một văn bản tự sự cụ thể. 3. Thái độ: - Giáo dục HS biết sử dụng lập luận trong văn bản tự sự. C. PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp giải thích minh họa, phân tích, diễn giảng… D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS 9A2: Sĩ số ……Vắng: ……(P:…………..; KP:…………..) 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS 3. Bài mới: Tự sự chính là bức tranh gần gũi nhất với cuộc sống, mà cuộc sống thì hết sức đa dạng, phong phú với đầy đủ các tình huống cảnh ngộ, tất cả các kiểu nhân vật, các mẫu người ta vẫn thường gặp hàng ngày. Để tập chung khắc hoạ kiểu nhân vật hay triết lí, hay suy nghĩ trăn trở, về lí tưởng về cuộc đời, về yêu ghét thì các tác giả sử dụng yếu tố nghị luận để tô đậm tính chất nhân vật mà mình muốn khắc hoạ. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY TÌM HIỂU CHUNG I. TÌM HIỂU CHUNG: Gv giúp Hs tìm hiểu những kiến thức - Kiến thức về văn bản đã học: ngôi kể (ngôi thứ nhất, thứ ba..), có liên quan đến văn bản đã học như: người kể (ẩn trong câu chuyện, dẫn dắt câu chuyện), thứ tự kể (kể ngôi kể ,người kể ,thứ tự kể, nhân vật, theo mạch cảm xúc, diễn biến thời gian, trình tự sự việc..), nhân vật, sự việc...; văn bản tự sự có thể kết hợp sự việc...; văn bản tự sự có thể kết hợp với miêu tả. với miêu tả. - Những biểu hiện, suy nghĩ, đánh giá, bàn luận trong văn bản tự sự GV: giúp HS làm quen với yếu tố là những yếu tố nghị luận. nghị luận trong văn bản tự sự và tác - Tác dụng của việc sử dụng yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự là dụng của yếu tố nghị luận đó hỗ trợ cho việc kể, làm cho tự sự thêm sâu sắc. LUYỆN TẬP II. LUYỆN TẬP: Giáo viên: Trương Thị Giang. Lop7.net. Năm học 2012-2013.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Giáo án Ngữ văn 9. Trường THCS Đạ Long. HS đọc đoạn trích 1a SGK/138 Bài tập1: Đoạn trích 1a SGK/138 GV: Lời kể chuyện trong đoạn trích - Lời của ông giáo, đang thuyết phục chính mình rằng vợ mình Lão Hạc là lời của ai? Người ấy đang không ác - chỉ buồn chứ không nỡ giận (cuộc đối thoại ngầm). thuyết phục ai điều gì? - Nêu vấn đề: “Nếu ta không cố tìm mà hiểu những người xung quanh thì ta luôn có cớ để tàn nhẫn và độc ác với họ”. Tác giả phát triển một vấn đề: Vợ tôi không phải là người ác, sở dĩ thị trở nên ích kỉ tàn nhẫn là vì thị đã quá khổ (lý lẽ). GV: Để đi đến kết luận ấy ông giáo - Đưa 2 lý lẽ: đã đưa ra những lý lẽ nào? Dẫn đến + Khi người ta đau buồn có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu. kết luận nào? + Khi người ta quá khổ thì người ta chẳng còn nghĩ đến ai khác. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau ích kỷ che lấp mất. GV: Trong mấy câu đầu của đoạn =>Kết luận: Tôi biết vậy nên chỉ buồn không nỡ giận. trích thứ hai, sau câu chào mỉa mai Đoạn trích 1 b Kiều đã nói với Hoạn Thư như thế Xưa nay đàn bà có mấy người ghê gớm cay nghiệt như mụ, càng nào? oan nghiệt thì càng chuốc lấy oan trái. (Trình bày bằng ý hiểu và lời văn của + Lý lẽ của Hoạn Thư: em, chú ý yếu tố nghị luận) - Tôi là đàn bà, ghen tuông là chuyện thường tình (lẽ thường). GV: Hoạn Thư đã nói như thế nào mà - Đối xử tốt với Kiều: Kiều phải khen rằng: “Khôn ngoan + Cho ra quan âm các viết kinh + Bỏ trốn không đuổi theo (kể công). đến mức, nói năng phải lời”? GV: Hãy tóm tắt các nội dung lý lẽ - Tôi và cô cùng cảnh ngộ chung, ai nhường cho ai. trong lời nghị luận của Hoạn Thư để - Dù sao tôi cũng chót gây đau khổ cho cô, nên chỉ chờ vào sự bao làm rõ lời nhận xét của Kiều. dung độ lượng của cô. HS thảo luận, trình bày. ->Với cách lập luận đó, Kiều phải công nhận sự khôn ngoan của GV: Từ việc tìm hiểu 2 đoạn trích, Hoạn Thư. hãy thảo luận và rút ra dấu hiệu và đặc - Lý lẽ khôn ngoan của Hoạn Thư đặt Kiều vào tình thế khó xử: điểm của nghị luận trong văn bản tự + Tha: may đời sự? + Không tha: người nhỏ nhen. => Khi đối thoại với chính mình hoặc với người khác, cần nêu rõ những lý lẽ diễn cảm, thuyết phục người nghe về một vấn đề nào đó để lập luận chặt chẽ, hợp lý. Bài tâp 2: Dàn ý cho đề bài: “Kể lại một lần trót xem trộm nhật ký của bạn” a. Mở bài: - Giới thiệu tình huống nhìn thấy cuốn nhật kí của bạn b.Thân bài: - Diễn biến tâm lí tò mò với mức độ mạnh hơn so với HS thảo luận nhóm lập dàn ý cho đề những nguyên tắc sống đúng đắn mà mình đã từng hiểu. Hai dòng bài ở BT2 và nêu mục đích , dự định tâm lí này đấu tranh với nhau, diễn ra sự việc cần bàn luận, suy của việc sử dụng yếu tố nghị luận cho nghĩ...của bản thân. mỗi phần cụ thể - Diễn biến của hành động xem trộm nhật kí c. Kết bài: Hậu quả của hành vi sai trái ấy và bài học cho bản thân. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: GV gợi ý: Tìm và phân tích yếu tố - Nắm được kiến thức về nghị luận và tác dụng của việc sử dụng yếu miêu tả và nghị luận trong đoạn văn tố nghị luận trong văn bản tự sự cụ thể. HS đọc lại văn bản Hoàng Lê - Phân tích yếu tố miêu tả và nghị luận trong đoạn văn cụ thể. nhất thống chí từ đoạn Tôn Sĩ Nghị - - Soạn "Tập làm thơ 8 chữ" – HS về nhà tự sáng tác một bài thơ có >hết văn bản SGK/69,70 8 chữ, nội dung về trường , lớp, bạn bè, thầy cô... E. RÚT KINH NGHIỆM: ……………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………. Giáo viên: Trương Thị Giang. Lop7.net. Năm học 2012-2013.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Giáo án Ngữ văn 9. Giáo viên: Trương Thị Giang. Trường THCS Đạ Long. Lop7.net. Năm học 2012-2013.

<span class='text_page_counter'>(14)</span>

×