Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Gián án de thi HK I mon lich su

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.11 KB, 10 trang )

Ngày soạn:........../........./...... Ngày thực hiện:......./........../.........

Tiết 18
KIỂM TRA HỌC KỲ I
I/ Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: Hệ thống kiến thức từ đầu năm học đến tiết 17. Đánh giá khả năng nhận thức của
HS
2. Rèn kỹ năng phân tích, nhận xét, đánh giá, so sánh các sự kiện lịch sử. Kỹ năng trình bày,
diễn đạt
3. Thái độ: GD cho HS ý thức nghiêm túc trong thi cử.
II/ Chuẩn bị:
1. Thầy: Ra đề có ma trận và đáp án, phô tô đề.
2. Trò : Ôn các kiến thức đã học.
MA TRẬN
NỘI DUNG
CẤP ĐỘ TƯ DUY
ĐIỂM
NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG
Sự Hình Thành Nhà
Nước Văn Lang – Âu
Lạc
Câu 1

3 ( 30%)
Nước Văn Lang
Câu 2

4 (40%)
Nước Âu Lạc
Câu 3


2 ( 20%)
Câu 4

1 (10%)
Điểm 3 ( 30%) 4 ( 40%) 3 ( 30%) 10 ( 100%)
CÂU HỎI
Câu 1:(3đ) Nêu những nét chính về nhà nước Văn Lang, Âu Lạc dựa theo bảng dưới đây?
Nước Văn Lang Nước Âu Lạc
Thời gian thành lập
Tên người đứng đầu nhà nước
Nơi đóng đô
Câu 2:(4đ) Em hãy trình bày đời sống vật chất của cư dân Văn Lang?
Câu 3: (2đ)Sự thất bại của An Dương Vương và nhà nước Âu Lạc đã để lại bài học gì cho đời sau?
Câu 4:(1đ) Nhà nước Âu Lạc hình thành cách thời điểm em sinh sống bao nhiêu năm?
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu 1:(3đ) Những nét chính về nhà nước Văn Lang, Âu Lạc.
Nước Văn Lang Nước Âu Lạc
Thời gian thành lập
Thế kỷ VII TCN Năm 207 TCN
Tên người đứng đầu nhà nước
Hùng Vương ( Vua Hùng) An Dương Vương
Nơi đóng đô
Bạch Hạc ( Phú Thọ) Phong Khê ( Hà Nội)
Câu 2:(4đ)
Do sản xuất phát triển, cuộc sống ổn định nên đời sống vật chất của cư dân Văn Lang rất phong phú gồm:
- Nơi ở:
+ Họ ở nhà sàn có mái cong hình thuyền hoặc mái tròn; làm bằng tre, nứa, gỗ….
+ Nhiều gia đình sống gần nhau thành làng, chạ.
- Ăn uống:
+ Thức ăn: cơm nếp, cơm tẻ, rau, cá, thịt…

+ Họ biết dùng mâm, bát và các loại gia vị….
- Trang phục:
+ Nam: Đóng khố, cởi trần, đi chân đất.
+ Nữ: Mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực…
+ Ngày lễ họ thích đeo đồ trang sức, đội mũ lông chim…
- Phương tiện di chuyển:
Họ di chuyển giữa các bộ lạc chủ yếu bằng thuyền.
Câu 3: (2đ)
Năm 179 TCN, do bị mắc mưu của Triệu Đà nên ADV đã bị thất bại. Sự thất bại của ADV đã để lại những bài
học quý giá như:
- Không được chủ quan.
- Phải tuyệt đối cảnh giác đối với kẻ thù.
- Vua phải tin tưởng những trung thần.
- Vua phải dựa vào nhân dân để đánh giặc.
Câu 4:(1đ)
Nhà nước Âu Lạc thành lập vào năm 207 TCN.
Thời điểm chúng ta đang sống là năm 2009.
Như vậy nhà nước Âu Lạc hình thành cách ngày nay khoảng 2216 năm.
Ngày soạn:........../........./...... Ngày thực hiện:......./........../.........

Tiết 35
KIỂM TRA HỌC KỲ I
I/ Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: Hệ thống kiến thức từ đầu năm học đến bài 17. Đánh giá khả năng nhận thức của
HS
2. Rèn kỹ năng phân tích, nhận xét, đánh giá, so sánh các sự kiện lịch sử. Kỹ năng trình bày,
diễn đạt
3. Thái độ: GD cho HS ý thức nghiêm túc trong thi cử.
II/ Chuẩn bị:
1. Thầy: Ra đề có ma trận và đáp án, phô tô đề.

2. Trò : Ôn các kiến thức đã học.
MA TRẬN
NỘI DUNG
CẤP ĐỘ TƯ DUY
ĐIỂM
NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG
Ba lần kháng chiến
chống quân xâm lược
Mông – Nguyên thế kỉ
XIII

Câu 1

3 (30%)
Sự suy sụp của nhà Trần
cuối thế kỉ XIII đầu thế
kỉ XIV.
Câu 2 – ý a


5 (50%)
Câu 2 – ý b

Ba lần kháng chiến
chống quân xâm lược
Mông – Nguyên thế kỉ
XIII
Câu 3

2 (20%)

Điểm 3 (30%) 5 (50%) 3 (30%) 10 (100%)
CÂU HỎI
Câu 1:(3đ) Trình bày ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên?
Câu 2:(5đ) a - Em hãy trình bày những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly?
b – Những biện pháp cải cách đó có tác dụng gì đối với nước ta vào cuối thời trần?
Câu 3:(2đ) Bài học lịch sử quý giá mà ông cha ta để lại trong 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên -
Mông là gì?
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu 1:(3đ)
Trong thế kỉ XIII, ông cha ta đã phải đương đầu với một đạo quân hùng mạnh bậc nhất thế giới. Ba lần kháng
chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên của nhà Trần thắng lợi đã để lại nhiều ý nghĩa lịch sử.
- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của nhà Nguyên, bảo vệ độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh
thổ.
- Thắng lợi đó góp phần xây đắp truyền thống quân sự Việt Nam.
- Để lại bài học vô cùng quý giá.
- Ngăn chặn những cuộc xâm lược của nhà Nguyên đối với các nước khác.
Câu 2:(5đ)
a(3đ) - Cuối TK XIV nhà Trần đi vào con đường suy yếu và khủng hoảng. Trong hoàn cảnh đó Hồ Quý Ly đã
đưa ra các biện pháp cải cách về nhiều mặt để ổn định đất nước, cụ thể là:
- Chính trị: Cải tổ hàng ngũ võ quan, thay thế các quý tộc nhà Trần bằng những người không thuộc họ Trần.
- Kinh tế và tài chính: Phát hành tiền giấy; ban hành chính sách hạn điền; quy định lại thuế đinh, thuế ruộng.
- Xã hội: Thực hiện chính sách hạn nô.
- Văn hóa- giáo dục: Dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm. Sửa đổi quy chế thi cử, học tập.
- Quốc phòng: Làm tăng quân số, chế tạo súng mới, phòng thủ nơi hiểm yếu, xây thành kiên cố…
b (2đ)– Các cải cách của Hồ Quý Ly có nhiều tác dụng đối với đất nước như:
- Ổn định đất nước, hạn chế tập trung ruộng đất vào tay quý tộc trần.
- Làm suy yếu thế lực họ Trần.
- Tăng nguồn thu cho đất nước.
Câu 3:(2đ) Bài học lịch sử quý giá mà ông cha ta để lại trong 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông –
Nguyên là:

Nhà Nước phải chăm lo đến đời sống của nhân dân và luôn luôn củng cố, tăng cường khối đoàn kết toàn dân.
Dựa vào nhân dân để đánh giặc…
Ngày soạn:........../........./...... Ngày thực hiện:......./........../.........

Tiết 35
KIỂM TRA HỌC KỲ I
I/ Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: Hệ thống kiến thức từ đầu năm học đến hết chương trình hk I. Đánh giá khả năng
nhận thức của HS
2. Rèn kỹ năng phân tích, nhận xét, đánh giá, so sánh các sự kiện lịch sử. Kỹ năng trình bày,
diễn đạt của hs.
3. Thái độ: GD cho HS ý thức nghiêm túc trong thi cử.
II/ Chuẩn bị:
1. Thầy: Ra đề có ma trận và đáp án, phô tô đề.
2. Trò : Ôn các kiến thức đã học.
MA TRẬN
NỘI DUNG
CẤP ĐỘ TƯ DUY ĐIỂM
(%)
NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG
Các cuộc cách mạng tư
sản và cách mạng vô sản.

Câu 1

2 ( 20%)
Các nước Đông Nan Á
cuối thế kỉ XIX đầu thế
kỉ XX.
Câu 2 – ý a


4 (40%)
Câu 2 – ý b

Châu Âu giữa hai cuộc
chiến tranh thế giới
(1918 - 1939)
Câu 3 – ý 1


2 ( 20%)
Câu 3 – ý 2

Cuộc Chiến tranh thế
giới thứ Hai
Câu 4
2 đ
2 ( 20%)
Điểm (%) 2 ( 20%) 5 (50%) 3 ( 30%) 10 ( 100%)
CÂU HỎI
Câu 1:(2đ) Nêu điểm khác nhau giữa cách mạng tư sản và cách mạng vô sản?
Câu 2:(4đ) a – Tại sao các nước thực dân phương Tây lại tăng cường xâm lược khu vực Đông Nam Á vào cuối
TK XIX đầu TK XX?
b – Điểm chung nổi bật trong chính sách thuộc địa của thực dân Phương Tây đối với các nước Đông
Nam Á là gì?
Câu 3:(2đ) Nêu các biện pháp để giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) ở các nước tư bản
Anh, Pháp, Đức, Mĩ, Ý, Nhật ….?
Tại sao các nước tư bản lại có những cách giải quyết cuộc khủng hoảng khác nhau như vậy?
Câu 4:( 2đ) Nêu những nét chính của cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939 - 1945) theo bảng dưới đây? (
Lưu ý: Hs có thể làm trực tiếp ở bảng này)

Nguyên Nhân Sự kiện bắt đầu và kết thúc Kết cục

×