Tải bản đầy đủ (.docx) (80 trang)

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA BÀI THUỐC “TAM TÝ THANG” KẾT HỢP ĐIỆN CHÂM TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN ĐAU THẦN KINH TỌA DO THOÁI HOÁ CỘT SỐNG THẮT LƯNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (448.18 KB, 80 trang )

SỞ Y TẾ NGHỆ AN
BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ VINH

HỒ THỊ TÂM

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA BÀI THUỐC “TAM
TÝ THANG” KẾT HỢP ĐIỆN CHÂM TRONG
ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN
ĐAU THẦN KINH TỌA DO THOÁI HOÁ
CỘT SỐNG THẮT LƯNG TẠI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ VINH
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

TP Vinh, năm 2020


SỞ Y TẾ NGHỆ AN
BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ VINH

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA BÀI THUỐC “TAM
TÝ THANG” KẾT HỢP ĐIỆN CHÂM TRONG
ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN
ĐAU THẦN KINH TỌA DO THOÁI HOÁ
CỘT SỐNG THẮT LƯNG TẠI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ VINH

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ
ơ

Chủ nhiệm đề tài : Hồ Thị Tâm
Cộng sự :



Cao Thị Huyền Trang

TP Vinh, năm 2020


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AST

: Aspartate aminotransferase

ALT

: Alanine aminotransferase

CSTL

: Cột sống thắt lưng

ĐT

: Điều trị

HC

: Hội chứng

NC

: Nghiên cứu


NC-ĐC

: Nhóm nghiên cứu so với nhóm đối chứng

NSAIDs

: Thuốc chống viêm không Steroid

D0

: Thời gian trước điều trị

D10

: Thời gian điều trị ngày thứ 10

D20

: Thời gian điều trị ngày thứ 20

TB

: Trung bình

VAS

: Visual analogue scale

YHCT


: Y học cổ truyền

YHHĐ

: Y học hiện đại


4

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đau thần kinh tọa (TKT) là bệnh rất phổ biến ở nước ta cũng như trên
thế giới, gây ảnh hưởng đến nhiều khả năng lao động và sinh hoạt, nhất là đối
với những người lao động chân tay. Bệnh gặp ở nhiều lứa tuổi lao động (3060 tuổi), nam mắc bệnh nhiều hơn nữ gấp 3 lần và đa số ở độ tuổi lao động, vì
thế ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế xã hội.Bệnh chiếm tỷ lệ khá cao
trong các bệnh cơ, thần kinh. Theo Trần Ngọc Ân và cộng sử thì chiếm 2%
dân số và chiếm 17% số người trên 60 tuổi, đau thần kinh tọa chiếm tỷ lệ
41.45% [1],[3],[30].
Trên thế giới và ở Việt Nam đã có nhiều các cơng trình nghiên cứu
chẩn đốn và điều trị đau TKT. Y học hiện đại (YHHĐ) có điều trị nội
khoa, can thiệp tối thiểu và phẫu thuật. Với phẫu thuật, bệnh nhân phải
trải qua cuộc phẫu thuật lớn, nhiều biến chứng và chỉ áp dụng cho trường
hợp TVĐĐ mức độ nặng. Điều trị nội khoa thường là phương pháp được
ưu tiên điều trị trên lâm sàng, tuy nhiên việc sử dụng thuốc giảm đau
chống viêm gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng tới chất lượng cuộc
sống của người bệnh [2],[5].
Theo Y học cổ truyền (YHCT), đau TKT có bệnh danh yêu cước thống
thuộc chứng tý. YHCT có rất nhiều phương pháp điều trị đã được nghiên cứu
như: thuốc YHCT, châm cứu, xoa bóp... phối hợp nhiều phương pháp của
YHCT cũng như YHCT với YHHĐ như kết hợp điện châm với kéo giãn

CSTL; điện châm kết hợp xoa bóp, vật lý trị liệu và gần đây là điện trường
châm kết hợp kéo giãn CSTL… bước đầu đã cho những kết quả rất đáng
khích lệ.


5

Bệnh viện đa khoa thành phố Vinh hiện nay đã điều trị thành công cho
rất nhiều bệnh nhân đau TKT nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào đánh
giá tác dụng phối hợp của bài thuốc “Tam tý thang” kết hợp điện châm trên
bệnh nhân đau thần kinh tọa do thối hóa cợt sớng thắt lưng. Vì vậy chúng tơi
tiến hành đề tài: “Đánh giá tác dụng của bài thuốc “Tam tý thang” kết hợp
điện châm điều trị đau thần kinh tọa do thoái hóa cột sống thắt lưng tại
bệnh viện đa khoa thành phố Vinh” nhằm hai mục tiêu sau:
1. Đánh giá tác dụng điều trị đau thần kinh tọa do thoái hóa CSTL
bằng bài thuốc “Tam tý thang” kết hợp với điện châm.
2. Theo dõi tác dụng không mong muốn của phương pháp điều trị.


6

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1 GIẢI PHẪU CỘT SỐNG THẮT LƯNG VÀ DÂY THẦN KINH TỌA
Cột sống là một cấu trúc hình cong được chia làm nhiều đoạn khác
nhau gồm: Đoạn cột sống cổ, đoạn cột sống ngực, đoạn cột sống thắt lưng và
đoạn cột sống cùng cụt. Trong từng đoạn đốt sống lại có nhiều đơn vị chức
năng gọi là đơn vị vận động được cấu tạo bởi đốt sống, đĩa đệm, khơng gian
đớt, dây chằng và phần mềm.


Hình 1.1. Giải phẫu vùng thắt lưng [10]
Đoạn cột sống thắt lưng có năm đốt sống, bốn đĩa đệm, hai đĩa đệm
chuyển đoạn (D12-L1, L5-S1).Do thường xuyên phải chịu áp lực nên cấu trúc
đôt sống ở đoạn này có những điểm khác biệt so với các đoạn khác [18].
1.1.1 Đặc điểm đốt sống thắt lưng
Mỡi đớt sớng gồm các thành phần chính là thân đốt sống, cung đốt
sống, mỏm đốt sống và lỗ đốt sống.
Thân đốt sống: Hình trụ dẹt, có hai mặt gian đốt sống và một vành xung
quanh. Thân đốt sống có kích thước tăng dần từ đớt trên đến đớt dưới, phù


7

hợp với sự tăng dần trọng lượng từng phần cơ thể và lực tác dụng lên các đớt
phía dưới.
Cung đớt sớng: Gồm hai phần, phần trước dính với thân đớt sống gọi là
cuống, phần sau gọi là mảnh đốt sống.
Mỏm gai đốt sống: Có hình chữ nhật và hướng ngang ra sau, mỏm ngang
dài và hẹp mặt sau là nơi bám tận của các gân cơ gai sống.
Mỏm diện khớp: Mỗi đôi cuống đốt sống có hai đôi mỏm khớp đối xứng
nhau. Các mỏm khớp này hợp với các mỏm khớp tương ứng của các đốt sống
trên và dưới tạo thành các cặp khớp liên cuống đốt sống. Những khớp này
được bao bọc bởi màng hoạt dịch nên cũng có thể tham gia vào các quá trình
bệnh lý như các khớp ngoại vi khác.
Lỗ đốt sống: Nằm giữa thân đốt sớng ở phía trước và cung đớt sớng ở phía
sau. Các lỗ đốt sống khi chồng lên nhau tạo nên ống sống [6], [10].
1.1.2 Đặc điểm giải phẫu dây thần kinh hơng to
Dây thần kinh hơng to hay cịn gọi là dây thần kinh tọa (thần kinh ngồi)
là dây hỗn hợp, to nhất trong cơ thể, được tạo nên bởi rễ thần kinh L5 và rễ
cùng S1, một phần rễ thắt lưng L4, rễ cùng S2 và S3 được tách ra từ đám rối

pthắt lưng cùng [3],[16],[18].
Sau khi các rễ hợp lại thành dây thần kinh hông to để đi ra ngoài ống
sống phải qua một khe hẹp gọi là khe gian đốt đĩa đệm-dây chằng. Khe này có
cấu tạo phía trước là thân đớt sớng, đĩa đệm, phía bên là cuống giới hạn lỗ
liên hợp, phái sau dây chằng. Khi các thành phần này bị tổn thương đều có thể
gây đau dây thần kinh hông to do hèn ép hoặc dầy dính [3],[16],[18].
Dây thần kinh hơng to đi qua mặt trước khớp xương cùng chậu, qua lỗ
khuyết hông của xương chậu để vào mông, chui qua giữa hai lớp cơ mông
xuống đùi, đến giữ khoeo chân chia thành hai nhánh tận: Thần kinh hông


8

khoeo ngoài hay còn gọi là thần kinh mác chung và dây thần kinh hơng khoeo
trong hay cịn gọi là dây thần kinh chày.
*Thần kinh hông khoeo ngoài (thần kinh mác chung)
Thần kinh hông khỏe ngoài đi chếch xuống dọc theo gân cơ nhị đầu,tới
dưới chỏm xương mác thì vòng ra trước quanh cổ xương mác và tận cùng
bằng hai nhánh là thần kinh mác nông và thần kinh mác sâu.
Thần kinh mác nông (dây cơ bì) vào khu cẳng chân ngoài uống mu bàn
chân và ngón chân.
Thần kinh mác sâu (thần kinh chày trước) chạy vào khu cẳng chân trước
qua khớp cổ chân vào mu bàn chân và ngón chân.
Thần kinh mác chung chi phối chi phối vận động duỗi các ngón chân và
cảm giác vùng trước ngoài cẳng chân, mắt cá ngoài, mu bàn chân và ngón 1 –
2 – 3.
*Thần kinh hông khoe trong(thần kinh chày)
Thần kinh hoog khoeo ngài tiếp tục đi xuống qua hố khoeo rồi qua khe giữa
hai lớp cơ vùng cẳng chân sau và phân nhanh vào tất cả các cơ quan của vùng
này. Khi tới dưới mắt cá trong, nó chia thành hai ngành cùng là thần kinh gan

chân trong hoắc thần kinh gan chân ngoài.
Dây thần kinh chày chi phối vận động cơ gấp các ngón chân, bàn chân, mặt
sau cẳng chân và ngón 4 – 5 [18].
Dây thần kinh hông to chi phối vận động tất cả các cơ ở đùi sau và một
phần cơ khép lớn bởi các nhánh bên. Vận động và cảm giác ở cẳng chân và
bàn chân ở các nhánh tận của nó [3],[16].


9

1.2. ĐAU DÂY THẦN KINH HÔNG TO THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI
1.2.1. Định nghĩa đau dây thần kinh hông to
Đau thần kinh tọa còn được gọi đau thần kinh tọa , được biểu hiện bởi
cảm giác đau dọc theo đường đi của thần kinh hông to: đau tại cột sống thắt
lưng lan tới mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, mắt cá ngoài và tận ở
các ngón chân. Tùy theo vị trí tởn thương mà hướng lan của đau có khác nhau
[4],[5],[18],[28].
1.2.2. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh gây đau thần kinh tọa
1.2.2.1 Bệnh lý mắc phải của cột sống thắt lưng
Thối hóa cợt sơng thắt lưng thường là mãn tính đưa đến tởn thương
thối hóa xương sớng như lỗng xương, nhuyễn xương, mọc gai xương, biến
dạng thân đớt sống, cầu gai xương một hay nhiều đốt sống kèm phì đại dây
chằng. Các gai xương chèn ép vào rễ thần kinh [16].
Trượt đốt sống L5 ra trước gây hẹp ống sống thắt lưng và nặng có thể
có hội chứng đuôi ngựa.
Viêm đốt sống do tụ cầu, liên cầu.
Viêm cột sớng dính khớp: Khác với viêm đớt sớng, thường tiến triển
âm thầm với biểu hiện đau thắt lưng hông và mông, cứng khớp cột sống vào
buổi sáng, gặp ở nam giới trước 40 tuổi, đau tăng về đêm và không đỡ đau khi
nghỉ. Xét nghiệm có máu lắng kháng thể kháng HLA-B27. X quang các đớt

sớng dính với nhau mất khe khớp tạo thành nên hình ảnh “đốt tre” điển hình.
Chấn thương Trực tiếp vào dây thần kinh hông to, gãy xương cột sống
thắt lưng, gãy xương chậu, do tiêm trực tiếp vào dây thần kinh hông to hay do


10

thuốc thuôc dạng dầu ở mông lan tới dây thần kinh tọa, phẫu thuật áp xe
mông
Ung thư đốt sống nguyên phát hoặc di căn.
Viêm cốt sống do lao (bệnh Plott) thường thứ phát sau lao phổi
Các dị tật bẩm sinh hay mắc phải của cột sống thắt lưng
Cùng hóa L5: Đốt sống L5 trở thành đốt cùng, trên phim X Quang nhìn
thấy hình ảnh 4 đốt sống thắt lưng .
Thắt lưng hóa S1: Đốt sông S1 trơ thành đốt sống thắt lưng, trên phim
Xquang nhìn thấy 6 đốt sống thắt lưng.
Gai đôi đốt sống L5 hoặc S1: Đốt sống liền do sự phát triển của bào
thai, qua chỗ hở các mô phát triển hỗn độn chèn ép gây đau.
Hẹp ống sống thắt lưng: Có đặc điểm là đau dây thần kinh hông nhiều
rễ và hai bên, đi khập khiễng và đau cách hồi. Chẩn đốn vào đo đường kinh
ớng sớng qua chụp bao rễ bơm hơi cắt lớp [3],[4],[16].
Các bệnh mạn tĩnh và nội tiết: Đau tủy xương, cường tuyến cận giáp,
lỗng xương nặng, lún đớt sớng.
1.2.2.2. Thoát vị đĩa đệm
Thốt vị đĩa đệm (TVĐĐ) là ngun nhân phở biến nhất gây ra đau dây
thần kinh hông to theo Castaigne là 75% [4],[8],[16],[28].
Cơ chế gây thoát vị đĩa đệm :Bệnh thường xảy ra sau chân thương
hoặc sau gắng sứ hay vận động sai tư thế. Bệnh nhân cúi xuống bê vật nặng,
lực ép tập trung phía trước đĩa đệm do hai đớt sớng trên và dưới khít lại ở phía
trươc, hở ra ở phía sau va dồn nhân ra phía sau ép nhân vào vong sợi. Nếu các



11

vịng sợi mất tính đàn hồi sẽ bị rạn nứt, BN thấy đau chói ở sau lưng và đứng
thẳng dậy, lúc này khe gian đớt khép lại ở phía sau, lực ép dồn ra phía sau đĩa
đẹm làm rách các vịng sợi và đẩy nhân tụ vào ớng sớng lưng, chèn ép vào rễ
thần kinh L5 và S1 hoặc cả 2 rễ [9],[16].
Thoát vị đĩa đệm diễn biến qua 2 thời kỳ: Đau thắt lưng cục bộ và đau
dây thần kinh hông to. Trên lâm sàng biểu hiện bằng 2 hội chứng :Hội chứng
cột sống và hội chứng chèn ép rễ. Cận lâm sàng chụp cổng hưởng từ nhìn
thấy rõ vị trí và mức đợ thốt vị [9],[16].
1.2.2.3 Các ngun nhân khác
Có thai đặc biệt là những tháng cuối do thai nhi lọt vào vùng tiểu khung
gây chèn ép, ngộ độc chì, rượu, đái tháo đường, viêm dây thần kinh do lạnh,
bệnh nghề nghiệp (lái xe, thợ may, khuân vác, nhân viên văn phòng ...).
1.2.3 Lâm sàng và cận lâm sàng đau dây thần kinh hông to
1.2.3.1. Triệu chứng lâm sàng
Đau dây thần kinh hông to được thể hiện trên lâm sàng qua hội chứng:
Hội chứng cột sống và hội chứng chèn ép rễ [14],[15].
Hội chứng cột sống
Đau cột sống thắt lưng: Đây là triệu chứng nổi bật, khởi đầu là đau thắt
lưng vài giờ hoặc vài ngày sau tiếp tục tăng lên và lan xuống mông, khoeo và
cẳng bàn chân theo đường đi của dây thần kinh hông. Có khi đau âm ỉ không
thường là đau dữ dội, đau tăng khi ho hắt hơi, hoặc cúi. Đau tăng về đêm,
giảm khi nằm yên trên giường cứng, gối co lại.


12


Có điểm đau cột sống và cạnh cột sống thắt lưng: Tương ứng với các
đoạn vận động bệnh lý và điểm xuất chiếu đau của các rễ thần kinh tương
ứng.
Biến dạng cột sống do tư thế chống đau: Thường làm mất đường cong
sinh lý và vẹo CSTL thường gặp hơn cả.
Tư thế chống đau trước – sau: Mất hoặc đảo ngược đường cong sinh lý,
gù chống đau tương ứng với TVĐĐ ra phía sau cản trở sự khép lại của
khoảng gian đốt .
Tư thế chóng đau thẳng: Vẹo chống đau về bên đau.
Tư thế chống đau chéo: Vẹo chống đau về bên lành.
Dấu hiện nghẽn của Deseze: Bệnh nhân đứng nghiêng người sang trái,
sang phải, phái không có tư thế chớng đau là phía bị nghẽn (cịn gọi là dấu
hiệu gãy khúc đường gai sống) [16].
Dấu hiệu bấm chuông: Khi ấn điểm đau cạnh CSTL(cách cột sống
khoảng 2mm) xuất hiện đau nhói truyền xuống bàn chân theo đường đi của
dây thần kinh hông [16].
Giảm tầm vận động của CSTL tức là độ giãn CSTL giảm (chỉ số
schober giảm): Bệnh nhân đứng thẳng, bàn chân đúng hình chữ V, đánh dấu
điểm qua khe đốt sống L4-L5 đo lên trên 10 cm và đánh dấu ở đó. Cho BN
cúi tối đa, đo lại khoảng cách giữa 2 điểm đã đánh dấu trong khi BN đang cúi.
Độ giãn CSTL là hiệu số giữa 2 lần đo, ở độ tuổi thành niên khoảng cách này
bình thường là 4-6 cm.
Hội chứng chèn ép rễ


13

Theo Mumentheler và Schliack, hội chứng rễ thuần túy có những đặc
điểm sau: Rối loạn cảm giác lan theo dọc các dải cảm giác; Teo cơ do rễ thần
kinh chi phối bị chèn ép; Giảm hoặc mất phản xạ gân xương.

Đặc điểm của đau rễ: đau dọc theo vị trí tương ứng của rễ thần kinh bị
chèn ép chi phối, đau có tính cơ học và xuất hiện sau đau thắt lưng cục bộ,
cường độ đau không đồng đều giữa các vùng ở chân. Có thể gặp đau cả hai
chi dưới kiểu rễ, cần nghĩ đến khới thốt vị to ở trung tâm, nhất là khi kèm
theo ống sống hẹp dù ít. Cịn khi đau chuyển từ chân nọ sang chân kia một
cách đột ngột, hoặc gây hội chứng đuôi ngựa cần nghĩ đến sự di chuyển của
mảnh thoát vị lớn bị đứt rời gây nên.
Các dấu hiệu kích thích rễ
Dấu hiệu Lasègue: Bệnh nhân nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng, thầy
thuốc một tay đỡ gót chân BN một tay đặt lên gối từ từ nâng gót chân lên khỏi
mặt giường. Bình thường có thể nâng lê một góc 900 so với mặt giường, nếu
đau dây thần kinh hông to thì BN chỉ nâng đến một góc nào đó (<700) đã xuất
hiện đau lan xuống mông đến mặt sau đùi và phải gấp gới lại (Lasègue dương
tính). Góc nâng càng nhỏ mức độ đau cằng nặng.
Nghiệm pháp Bonet: Bệnh nhân nằm ngửa, gập cẳng chân vào đùi, vừa
ấn đùi vào bụng vừa xoay vào trong. Xuất hiện đau từ mông hoặc từ mông lan
uống mặt sau đùi và cẳng chân (Bonet dương tính) [16],[11].
Nghiệm pháp Neri đứng: Bệnh nhân đứng thẳng, từ từ cúi xuống đến
hai ngón tay trỏ chạm xuống đất, xuất hiện đau dọc dây thần kinh hông to,
chân đau khiến gới co lại (Neri đứng dương tính) [12],[16][18].
Dấu hiệu Valleix: Dùng ngón tay cái ấn vào các điểm trên đường đi của
dây thần kinh hông to, xuất hiện đau tại chỗ ấn và lan xuống theo đường đi


14

của rễ thần kinh chi phối: Gồm các điểm đau: Điểm giữa ụ ngồi và mấu
chuyển lớn, điểm giữa lằn mông, điểm giữa mặt sau đùi, điểm giữa trám
khoeo, điểm giữa cơ dép cẳng chân [12],[13],[16],[17].
Rối loạn cảm giác: Giả hoặc mất cảm giác kiểu rễ hoặc dị cảm ở da

theo khu vực rễ thần kinh chi phối.
Rối loạn vận động khúc chi:
Tổn thương rễ L5: gây yếu các cơ d̃i bàn chân, các cơ xốy bàn chân
ra ngoài làm bàn chân rủ xuống và xoay trong khiến bệnh nhân không đi được
bằng gót chân.
Tổn thương rễ S1: Gây yếu cơ gấp bàn chân , các cơ xoay bàn chân vào
trong làm bàn chân có hình “bàn chân lõm” khiến bệnh nhân không đi được
bằng mũi bàn chân.
Giảm phản xạ gân xương: Có thể giảm hoặc mất phản xạ gân gót do tổn
thương rễ S1
Có thể gặp teo cơ và rới loạn cơ trịn: Khi tởn thương vùng đi ngựa
(bí đại tiểu tiện, đại tiện không tự chủ hoặc rối loạn chức năng sinh dục) [9],
[11],[12].
1.2.3.2. Cận lâm sàng
Chụp Xquang cột sống thắt lưng
Thường chụp ở 2 tư thế: Thẳng và nghiêng. Trên phim chụp có thể xác
định đường cong sinh lý, kích thước và vị trí đớt sớng, khoảng gian đớt và đãi
đệm, kích thước lỡ tiếp hợp.


15

Ngoài ra phim X quang có thể gián tiếp cho biết dấu hiện TVĐĐ cột
sống thắt lưng thông qua hình ảnh: Hẹp khe khớp liên đốt, két đặc xương ở
mâm đốt sống, gai xương, hẹp lỗ tiếp hợp và biến dạng trục đốt sống [30].
Chụp bao rễ thần kinh
Là phương pháp đưa th́c vào khoang dưỡi nhện qua chọc dị cợt sớng
thắt lưng, hiện này ít dùng [12].
Chụp cắt lớp vi tính (CT Scanner)
Phương pháp này có giá trị chẩn đốn chính cao với nhiều thể TVĐĐ

và chẩn đốn phân biệt đối với một số bệnh lý khác như: hẹp ống sống, u
tủy…với độ chính xác cao[19].
Chụp cộng hưởng từ (MRI: Magnetic resonance imaging)
Là phương pháp hiện nay sử dụng phở biến cho chẩn đốn xác định
TVĐĐ thắt lưng và thắt lưng cùng. Phương pháp này cho phép chẩn đốn
chính xác TVĐĐ/ CSTL từ 95 – 100%. Tuy nhiên đây vẫn là phương pháp
chẩn đoán đắt tiền [32].
1.2.4. Chẩn đoán xác định
Chẩn đoán xác định dựa vào các triệu chứng cơ năng và thực thể:
Cơ năng: Đau dọc theo đường đi của dây thần kinh hông to.
Thực thể: Hội chứng cốt sông và hội chứng chèn ép rễ
Hội chứng cột sống: Đau cột sống thắt lưng, có hoặc không có tư thế
chớng đau, dấu hiệu bấm chng dương tính, đợ giãn CSTL giảm <4cm.
Hội chứng chèn ép rễ : Lasègue dương tính, Bonet dương tính, Neri
đứng dương tính, có thớng điểm đau Valleix.


16

1.2.5. Chẩn đoán nguyên nhân
Chẩn đoán nguyên nhân bằng các xét nghiệm cận lâm sàng.
1.2.6. Chẩn đoán phân biệt
Viêm khớp cùng chậu
Ấn khớp cùng chậu bệnh nhân đau.
Nghiệm pháp Wassermann dương tính: Bệnh nhân nằm sấp thầy th́c
nâng đùi bệnh nhân lên khỏi mặt giường, bệnh nhân sẽ đau ở khớp cùng chậu.
Chụp Xquang khớp cùng chậu thấy hình ảnh mờ khớp cùng chậu.
Viêm cơ thắt lưng chậu ( Viêm cơ đái chậu):
Bệnh nhân có tư thế nằm co, không duỗi thẳng chân được, kèm theo có
hội chứng nhiễm trùng.

Viêm khớp háng:
Nghiệm pháp Patrick dương tính: Để gót chân bên đau cố định ở đầu
gối bên kia, vận động dạng và khép bên đau, bệnh nhân sẽ đau vùng khớp
háng.
Chụp Xquang khớp háng: Mờ. hẹp, khe khớp háng.
Đau thần kinh đùi:
Đau mặt trước đùi, phản xạ gối giảm hoặc mất. Chẩn đoán xác định
bằng điện cơ đồ.
1.2.7. Điều trị đau dây thần kinh hông to theo Y học hiện đại
1.2.7.1. Điều trị nội khoa
Nằm nghỉ tại giường : Giai đoạn cấp nằm bất động trên nền cứng từ 3-5
ngày để làm giảm áp lực lên vùng CSTL, giảm ép lên dây thần kinh hông to.
Dùng thuốc : Thường dùng các thuốc chống viêm giảm đau không
steroid đường uống được chỉ định trong thời kỳ cấp và trong đợt tái phát. Có
thể kết hợp dùng thuốc an thần giãn cơ nhẹ, các thuốc vitamin nhóm B, và


17

một số thuốc giảm đau thần kinh khác. Trong các trường hợp nặng thuốc giảm
đau chống viêm thường không hiệu quả thì xem xét chỉ định điều trị bằng
corticoid và các phương pháp bế thần kinh.
1.2.7.2. Vật lý trị liệu
Các bài tập phục hồi chức năng (PHCN): Bài tập Mackenzie, bài tập
William , bắt đầu sớm, cẩn thận và thận trọng tăng dần là các đợng tác nhằm
mục đích duy trì sự mềm dẻo và tuần hoàn chung phòng ngừa sự teo cơ
Nhiệt trị liệu : Parafin, hồng ngoại, túi nước nóng.
Điện trị liệu: Dòng cao tần, điên xung, điện phân.
Phương pháp vật lý trị liệu (VLTL) khác. Dòng giao thoa, siêu âm, từ
trường, kéo gianxCSTL, dùng áp nẹp mềm CSTL ( trong trường hợp đau thần

kinh tọa do TVĐĐ).
1.2.7.3. Phương pháp can thiệt tối thiểu
Áp dụng cho các trường hợp đau dây thần kinh hong to: Phương pháp
tiêu nhân nhầy đĩa đệm, tiêm máu tự thân vào trong đĩa đệm, điều trị bằng
Laser, điều trị bằng sóng Radio cao tần
1.2.7.4. Điều trị ngoại khoa
Chỉ định: Đau dây thần kinh hông to do TVĐĐ gây hội chứng đuôi
ngựa, gây teo cơ và yếu thần kinh nhiều, điều trị nội khoa tích cực sau 6 tháng
khơng kết quả hoặc tái phát nhiều lần, không đáp ứng với điều trị nội khoa.
Chống chỉ định: Lao tiến triển, đái tháo đường, suy gan, suy thận, xơ
gan, tăng HA, sốt cao, bệnh nhân không muốn phẫu thuật.
Các phương pháp điều trị Mổ nội soi lấy đĩa đệm cột sống, kỹ thuật mổ
mở.
1.3 ĐAU THẦN KINH TỌA THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN


18

1.3.1 Bệnh danh
Đau thần kinh tọa được mô tả trong chứng tý của YHCT. Trong các y
văn cổ như Hoàng đế Nội kinh - Tố vấn đã mô tả với nhiều bệnh danh khác
nhau: Yêu cước thống, tọa cốt phong, tọa điếm phong. Tý có nghĩa là bế tắc,
chứng tý theo YHCT là một chứng bệnh với biểu hiện đau do khí huyết lưu
chuyển trong kinh mạch bị tắc trở gây nên [22],[23],[27].
1.3.2. Nguyên nhân gây bệnh
1.3.2.1. Ngoại nhân
Do tà khí bên ngoài cơ thể thừa lúc tấu lý sơ hở xâm nhập kinh túc thái
bàng quang và kinh túc thái dương đởm gây nên bệnh.
Phong tà: Phong là gió, chủ về mùa xuân, có tính chất di chuyển, xuất
hiện đột ngột. Vì thế mà “yêu thống, yêu cước thống” cũng xuất hiện đột

ngột, diễn biến nhanh và đau lan truyền theo đường đi của kinh túc thái dương
bàng quang và kinh túc thiếu dương đởm (tương ứng với đau vùng đau cột
sống thắt lưng và đau lan theo đường đi 2 rễ L5 – S1 của dây tọa).
Hàn tà: Chủ về mùa đơng, có tính chất ngưng trệ, gây co rút cân cơ,
ngoài ra gây cảm giác đau buốt như xuyên, ố hàn (sợ lạnh).
Thấp tà: Chủ về cuối mùa hạ, thường có xu hướng phát triển từ dưới
lên. Trong TVĐĐ ít có biểu hiện của thấp, song cũng có một số triệu chứng
như cảm giác tê bì, nặng nề, rêu lưỡi nhờn dính, chất lưỡi bệu.
Bệnh thường do ba tà khí phới hợp với nhau mà ra [22],[23].
1.3.2.2. Nội thương
Do chính khí hư yếu, rới loạn chức năng các tạng phủ nhất là tạng can
và tạng thận.
Chức năng của hai tạng can và thận bị rối loạn sẽ làm ảnh hưởng hai
phủ đởm và bàng quang, làm ảnh hưởng tới sự chu lưu của khí huyết của kinh
túc thái dương bàng quang, túc thiếu dương đởm, túc quyết âm can và túc
thiếu âm thận. Bệnh lâu ngày chính khí càng hư yếu khơng đủ sức chớng đỡ


19

lại sự tấn cơng của tà khí, kết quả là tà khí càng làm tởn thương chính khí
nhiều hơn [22], [23].
1.3.2.3.Bất nội ngoại nhân
Do bê vác vật nặng sai tư thế, do bị sang chấn làm huyết ứ, khí trệ, dẫn
tới bế tắc kinh khí của các kinh bàng quang, đởm… gây nên đau và hạn chế
vận động [22], [23].
1.3.3.Các thể lâm sàng
Theo YHCT yêu cước thống được phân loại thành 4 thể: thể phong hàn,
thể can thận hư, thể huyết ứ và thể thấp nhiệt [22].
1.3.3.1. Thể phong hàn

Triệu chứng lâm sàng thường gặp là đau sau khi nhiễm lạnh, đau từ
thắt lưng hoặc từ mông lan xuống chân, đi lại khó khăn, đau tăng khi lạnh,
chườn ấm dễ chịu, thường có điểm đau khu trú, chưa teo cơ, sợ gió, sợ lạnh,
tay chân lạnh, chân bên bị bệnh lạnh hơn chân lành, tiểu tiện trong, đại tiện
bình thường, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù hoặc mạch phù khẩn.
Phép điều trị là “Khu phong tán hàn trừ thấp, thông kinh hoạt lạc”.
Phương thuốc hay dùng là “Can khương thương truật linh phụ thang”
hoặc “Đại tần giao thang”.
Khi châm cứu thì ôn điện châm: Nếu đau theo kinh bàng quang (đau
kiểu rê S1): Giáp tích L4 – L5, L5 – S1, Thận du, Đại trường du, Dương
quan, Thượng liêu, Trật biên, Thừa phù, Ân môn, Ủy trung, Thừa sơn, Côn
lôn; Nếu đau theo đường kinh Đởm (đau kiểu rễ L5): Giáp tích L4 – L5, L5 –
S1, Thận du, Đại trường du, Thượng liêu, Hoàn khiêu, Phong thị, Dương lăng
tuyền, Huyền chung, Giải khê: Nếu đau cả hai kinh Bàng quang và kinh Đởm
thì châm các huyệt ở cả hai kinh. Xoa bóp, bấm huyệt dùng các thủ thuật lăn,
day, vờn, bóp, bấm huyệt, vận động hai bên cột sống từ D12 đến mông [22],


20

[23], [27].
1.3.2.2. Thể phong hàn thấp kèm can thận hư
Triệu chứng lâm sàng các triệu chứng hay gặp là: Đau vùng thắt lưng
lan xuống chân theo đường đi của dây thần kinh hông to. Đau có cảm giác tê
bì, nặng nề, teo cơ, bệnh kéo dài, dễ tái phát. Thường kèm theo triệu chứng ăn
ngủ kém, ngủ ít, tiểu tiện trong, chất lưỡi nhợt bệu, rêu lưỡi trắng dầy và nhớt,
mạch nhu hoãn hoặc trầm nhược.
Phép điều trị là “Khu phong tán hàn trừ thấp, hoạt huyết, bổ can thận”,
nếu teo cơ thêm các vị bở khí huyết.
Phương dược hay sử dụng bài “Độc hoạt tang ký sinh gia giảm”.

Châm cứu các huyệt như thể trên.
Xoa bóp, bấm huyệt: dùng các thủ thuật lăn, day, vờn, bóp, bấm huyệt,
vận động hai bên cột sống từ D12 đến mông [22], [27].
1.3.2.3. Thể thấp nhiệt
Triệu chứng lâm sàng: Đau cảm giác nóng rát, đau nhức như kim châm.
Chân đau nóng hơn so với bên lành, chất lưỡi vàng mỏng hoặc dày, mạch sác.
Pháp điều trị là “Thanh nhiệt trừ thấp, hành khí hoạt huyết”.
Phương dược hay dùng “Ý dĩ nhân thang” hợp “Nhị trần tán gia giảm”.
Điện châm các huyệt như trên.
1.3.2.4. Thể khí trệ huyết ứ
Triệu chứng lâm sàng thường gặp là: Đau dữ dội một điểm, đột ngột lan
xuống chân, chất lưỡi đỏ tím, có điểm ứ huyết, rêu lưỡi trắng hoặc vàng,
mạch sáp.
Pháp điều trị là “Hành khí hoạt huyết khứ ứ, thông kinh hoạt lạc”.
Phương dược hay dùng “Tứ vật đào hồng gia vị”.
Châm cứu các huyệt như trên, thêm Huyết hải [22], [23], [27].


21

1.4. TỔNG QUAN VỀ BÀI THUỐC TAM TÝ THANG, ĐIỆN CHÂM
1.4.1. Giới thiệu về bài thuốc Tam tý thang
1.4.1.1. Xuất xứ: Phụ nhân lương phương
1.4.1.2. Cơ chế tác dụng
Phòng phong
Độc hoạt
Hoàng kỳ
Tục đoạn
Tần giao
Tế tân

Ngưu tất
Bạch phục linh
1.4.1.3. Tác dụng

16g
16g
24g
24g
24g
8g
16g
24g

Quế chi
Đương quy
Bạch thược
Xuyên khung
Thục địa
Đỗ trọng
Đẳng sâm
Cam thảo

12g
24 g
24g
16g
16g
24g
24g
12 g


Trừ phong thấp, dưỡng can thận, bở khí huyết
1.4.1.4. Phân tích bài thuốc
Trong bài thuốc các vị Độc hoạt, Tang ký sinh khu phong trừ thấp,
dưỡng huyết hòa vinh, hoạt lạc thông tý là chủ dược. Ngưu tất, Đỗ trọng,
Thục địa bở ích can thận, cường cân tráng cớt. Xun khung, Đương quy,
Thược dược bổ huyết, hoạt huyết. Đẳng sâm, Phục linh, Cam thảo ích khí
kiện tỳ đều có tác dụng trợ lực trừ phong thấp. Quế tâm ôn can kinh. Tần
giao, Phòng phong phát tán phong hàn thấp. Các vị thuốc hợp lại thành một
bài thuốc có tác dụng vừa trị tiêu bản vừa phị chính khu tà, là mợt bài th́c
có tác dụng vừa trị tiêu bản vừa phị chính khu tà, là mợt phương thường dùng
đới với chứng phong hàn thấp tý.
1.4.2. Giới thiệu về điện châm
1.4.2.1.Khái niệm
Châm cứu là một phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc của
YHCT. Mục đích của châm cứu nhằm “điều khí”, tạo ra mợt kích thích vào
hụt để tạo nên trạng thái sinh lý, để loại trừ bệnh tật, đưa cơ thể trở lại hoạt


22

động của chức năng bình thường.
Điện châm tức là dùng một máy điện tử tạo xung điện ở tần số thấp,
thơng qua kim châm cứu kích thích và điều khiển sự vận hành của khí huyết,
sự hoạt đợng của các cơ, các dây thần kinh, các tổ chức làm tăng cường dinh
dưỡng của các tổ chức, đưa trạng thái của cơ thể trở về thăng bằng ổn định
qua các kim đã châm trên huyệt [28].
1.5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐIỀU TRỊ ĐAU THẦN KINH TỌA
Nguyễn Thị Thúy (2016) đánh giá tác dụng của liệu pháp kinh cân
bằng điện châm, xoa bóp kết hợp với bài thuốc độc hoạt ký sinh thang trong

điều trị đau thần kinh hông to. Đạt kết quả rất tốt và tốt là tỷ lệ hết đau 3,3%,
đau nhẹ 80%, đau vừa là 16.17%, sự cải thiện chức năng sinh hoạt hàng ngày
với mức đô kém là 23,3%, trung bình chiếm 70%, tại thời điểm trước khi
xuống con rất tốt chiếm 6,7%, tốt chiếm 76,7%, trung bình 13,3% sau 28
ngày điều trị [28].
Trần Thái Hà (2007) nghiên cứu tác dụng điều trị đau TKHT do TVĐĐ
cột sống thắt lưng bằng phương pháp điện châm, xoa bóp kết hợp vật lý trị
liệu đạt kết quả điều trị 46,7% rất tốt, 46,7% tốt, 6,6% trung bình [10].
Trần Thị Minh Quyên (2011) đánh giá tác dụng điều trị thoát vị đĩa
đệm cột sống thắt lưng bằng phương pháp điện châm kết hợp với kéo giãn cột
sống trên 66 BN thấy 90,9% số BN đạt hiệu quả điều trị [25].
Hoàng Vĩ Đông (2013) Hiệu quả điều trị lâm sàng của châm cứu điều
trị 76 bệnh nhân đau thần kinh hông to với kết quả điêu trị tốt đạt kết quả tốt
57,5%, có hiệu quả 37,5%, không hiệu quả đạt 5%, đạt hiểu quả 95% [48].
Lưu Minh (2013) quan sát ôn châm kết hợp trung tần trong điều trị đau
dây thần kinh hông to trên lâm sàng. Lấy 100 bệnh nhân tại khoa khám bệnh
chia thành 2 nhóm. Nhóm NC 50 bệnh nhân dùng phương pháp ôn châm kết
hợp điện trung tần và nhóm chứng 50 bệnh nhân châm thường quy. Kết quả
như sau: Nhóm chứng điều trị khỏi 54%, chuyển biến tốt 36%, không hiệu


23

quả 10% đạt hiệu quả 90%, nhóm chứng điều trị khỏi 12%, chuyển biến tốt
60%, không hiệu quả 28 đạt hiệu quả 72% [50].
Tôn Phương Vĩ (2009) Châm cứu điêu trị thốt vị đĩa đệm cợt sớng thắt
lưng 48 bệnh nhân với kết quả kết quả tốt với 60%, có chuyển biến là 37,5%,
không hiệu quả là 2,1% [51].



24

Chương 2
CHƯƠNG ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Chất liệu và phương tiện nghiên cứu
2.1.1 Chất liệu nghiên cứu
Bài th́c Tam tý thang.
+ Thành phần:
Phịng phong
16g
Quế chi
Độc hoạt
16g
Đương quy
Hồng kỳ
24g
Bạch thược
Tục đoạn
24g
Xuyên khung
Tần giao
24g
Thục địa
Tế tân
8g
Đỗ trọng
Ngưu tất
16g
Đẳng sâm
Bạch phục linh

24g
Cam thảo
+ Cách dùng: Sắc nước uống ngày 01 thang, chia 2 lần/ngày.

12g
24 g
24g
16g
16g
24g
24g
12 g

- Công thức huyệt điều trị: Áp dụng theo công thức huyệt điều trị đau cột
sống thắt lưng tại Khoa Y học cổ truyền - Vật lý trị liệu- Phục hồi chức năng
Châm tả các huyệt sao cho các huyệt đều đắc khí:
A thị huyệt
Giáp tích L1 – L5 [31]
Dương lăng tuyền (GB 34)
Thận du (UB23)
Đại trường du (UB 25) [32][33]


25

2.1.2 Phương tiện nghiên cứu
- Máy châm cứu Model KWD-808-I
- Kim châm cứu bằng thép không gỉ, dài 5 cm – 10 cm, đường kính
0,1mm, đầu nhọn; xuất xứ hãng Đông Á, Việt Nam.
- Găng vô khuẩn, bông, cồn 70°.

- Thước đo độ giãn cột sống thắt lưng.
- Thước đo độ đau VAS.
- Thước đo tầm vận động CSTL.
2.2 Đối tượng nghiên cứu
2.2.1 Đối tượng nghiên cứu
Các bệnh nhân bị đau thần kinh tọa do THCSTL tại khoa YHCT-VLTLPHCN từ tháng 3/2020 đến tháng 7/2020.
2.2.2 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo YHHĐ
- Tuổi từ 18 tuổi – 65 tuổi.
- Bệnh nhân được chẩn đoán đau thần kinh tọa do thoái hóa cột sống thắt
lưng
- Tự nguyện tham gia nghiên cứu, tuân thủ nguyên tắc điều trị.
2.2.3 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo YHCT
Đau thắt lưng cấp thể thể phong hàn thấp kết hợp can thận hư


×