Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA BỆNH LÝ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG THẮT LƯNG TẠI KHOA NỘI TỔNG HỢP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.76 KB, 32 trang )

1

SỞ Y TẾ NGHỆ AN
BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ VINH

VÕ HỒNG SƠN

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA BỆNH
LÝ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG THẮT LƯNG
TẠI KHOA NỘI TỔNG HỢP BỆNH VIỆN ĐA KHOA
THÀNH PHỐ VINH NĂM 2020

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

TP Vinh, năm 2020


2

SỞ Y TẾ NGHỆ AN
BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ VINH

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA BỆNH
LÝ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG THẮT LƯNG
TẠI KHOA NỘI TỔNG HỢP BỆNH VIỆN ĐA KHOA
THÀNH PHỐ VINH NĂM 2020
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

Chủ nhiệm đề tài: Võ Hồng Sơn
Cộng sự :


Trần Thị Hồng
Nguyễn Hồng Lĩnh

TP Vinh, năm 2020


3

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

TVĐĐ: Thoát vị đĩa đệm
CSTL: Cột sống thắt lưng
MRI: Cộng hưởng từ


4

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Biểu đồ 3.1: Phân bố theo giới tính của đối tượng nghiên cứu…………………16
Bảng 3.1: Phân bố theo thời gian mắc bệnh…………………………………….16
Bảng 3.2: Phân bố thời gian mắc bệnh………………………………………....17
Bảng 3.3: Phân bố theo tuổi…………………………………………………….17
Bảng 3.4: Triệu chứng lâm sàng………………………………………………..17
Bảng 3.5: Một số nghiệm pháp…………………………………………………18
Bảng 3.6: Biến đổi trên chẩn đốn hình ảnh……………………………………18
Bảng 3.7: Thời gian điều trị…………………………………………………….18
Bảng 3.8: Thang điểm đau Wong-Baker………………………………………..19
Bảng 3.9: Bảng đánh giá kết quả theo Owestry…………………………….......19

DANH MỤC HÌNH


Hình 1: Giải phẫu đĩa đệm……………………………………………………….7


5

Hình 2: Phân bố vùng chi phối thần kinh………………………………………...8
Hình 3: Thang điểm đau theo Wong-Baker…………………………………….14

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………………...6
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU


6

1.1.Khái niệm thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng………………………………8
1.2.Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
1.3.Điều trị nội khoa ……………………………………………………………10
1.4.Các nghiên cứu liên quan đến đề tài ……………………………………….11
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………..13
2.1.Đối tượng nghiên cứu ……………………………………………………...13
2.2.Địa điểm và thời gian nghiên cứu …………………………………………13
2.3.Phương pháp nghiên cứu ………………………………………………….13
2.4.Cỡ mẫu……………………………………………………………………...13
2.5.Phương pháp chọn mẫu……………………………………………………..13
2.6.Phương pháp thu thập số liệu……………………………………………….13
2.7.Các chỉ số, biến số trong nghiên cứu ……………………………………..14
2.8.Xử lý số liệu ……………………………………………………………….16
2.9.Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu…………………………………………16

2.10.Hạn chế của nghiên cứu, sai số và cách khắc phục………………………..16
2.11. Kế hoạch và kinh phí nghiên cứu…………………………………………17
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………………………18
3.1.Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu………………………………...18
3.2.Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu……….21
3.3.Đánh giá kết quả điều trị…………………………………………………...23
Chương 4: BÀN LUẬN………………………………………………………..26
KẾT LUẬN…………………………………………………………………….28
KHUYẾN NGHỊ……………………………………………………………….29
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………….30
PHỤ LUC I ……………………………………………………………………31
PHỤ LỤC II……………………………………………………………………33


7

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thoát vị đĩa đệm (TVĐĐ) cột sống thắt lưng (CSTL) là bệnh lý lành tính gặp
nhiều ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Có khoảng từ 80-85% các trường hợp
đau dây thần kinh tọa là do TVĐĐ, trong đó tỷ lệ bệnh TVĐĐ lệch bên chiếm
đại đa số. Theo Greenberg M.S.(1997) ở Mỹ hàng năm có khoảng 1% dân số bị
TVĐĐ thắt lưng. Bệnh được điều trị chủ yếu bằng phương pháp nội khoa, chỉ có
10-20% trường hợp phải can thiệp phẫu thuật.
Ở Việt Nam thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là một bệnh lý thường gặp,
chiếm phần lớn trong các bệnh lý về cột sống. Theo thống kê 10 năm (20042013) của Nguyễn Văn Chương và cộng sự, trong tổng số bệnh nhân điều trị tại
khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Quân y 103, TVĐĐ CSTL chiếm tỷ lệ cao nhất
(29,94%). Bệnh thường xảy ra ở lứa tuổi lao động, đang có nhiều đóng góp cho
xả hội. Vì vậy bệnh gây ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế xã hội.
Cùng với sự phát hiện của khoa học kỹ thuật và tiến bộ trong y học, đã có nhiều
phương pháp điều trị thốt vị đĩa đệm khác nhau như điều trị nội khoa, ngoại

khoa, y học cổ truyền, vật lý trị liệu… Với những tính chất ưu việt riêng của mỗi
phương pháp. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam theo tìm hiểu của chúng tơi có


8

rất ít nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị nội khoa bệnh thoát vị đĩa đêm cột
sống thắt lưng, tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Vinh chưa có nghiên cứu nào
về bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, vì vậy để góp phần tìm hiểu bệnh
thường gặp này, giúp tiên lượng và điều trị tốt hơn chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài:
Đánh giá kết quả điều trị nội khoa bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
tại khoa nội tổng hợp Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh năm 2020.
Với mục tiêu đề tài là:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột
sống thắt lưng điều trị tại khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Đa khoa Thành
phố Vinh năm 2020.
2. Đánh giá kết quả điều trị nội khoa bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống thắt
lưng tại khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Đa khoa Thành phố Vinh năm 2020.


9

Chương I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.Khái niệm thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Thốt vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí
bình thường trong vịng sợi chèn ép vào ống sống hay các rễ thần kinh sống và
có sự đứt rách vịng sợi gây nên hội chứng thắt lưng hơng điển hình cịn gọi là
biểu hiện của đau thần kinh tọa.
Đau thần kinh tọa còn gọi là đau thần kinh hông to, biểu hiện bởi cảm giác đau

dọc theo đường đi của thần kinh tọa: Đau tại cột sống thắt lưng lan tới mặt ngoài
đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, mắt cá ngồi và tận ở các ngón chân. Tùy theo vị
trí tổn thương mà hướng lan của đau có khác nhau.
1.2.Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
1.2.1 Đặc điểm lâm sàng:
Hình 1: Giải phẫu đĩa đệm

- Đau dọc đường đi của dây thần kinh tọa, đau tại cột sống thắt lưng lan tới mặt
ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, mắt cá ngồi và tận cùng các ngón chân.
Một số trường hợp không đau cột sống thắt lưng, chỉ đau dọc chân. Tùy theo vị
trí tổn thương mà biểu hiện trên lâm sàng có khác nhau:
+ Tổn thương rễ L4 đau đến khoeo chân


10

+ Tổn thương rễ L5 đau lan tới mu bàn chân tận hết ở ngón chân cái (ngón I).
+ Tổn thương rế S1 đau lan tới lòng bàn chân (gan chân) tân hết ở ngón V (ngón
út).
+ Tổn thương rễ đa tầng
Hình 2: Phân bố vùng chi phối thần kinh

- Đau có thể liên tục hoặc từng cơn, giảm khi nằm nghỉ ngơi, tăng khi đi lại vận
động. Trường hợp có hội chứng chèn ép: Tăng khi ho, rặn, hắt hơi. Có thể có
triệu chứng yếu cơ. Giai đoạn muộn có teo cơ tứ đầu đùi, hạn chế vận động, co
cứng cơ cạnh sống.
- Một số nghiệm pháp:


11


+ Hệ thổng điểm valleix (ấn dọc đường đi của thần kinh tọa có các điểm đau
chói), dấu chng bấm dương tính (ấn ngón tay cái giữa các mỏm gai L4-L5
hoặc L5-S1 gây đau lan theo rễ thần kinh.
+ Dấu hiệu Lasegue dương tính (bệnh nhân nằm ngửa, người làm nghiệm pháp
nâng chân lên cao, duỗi thẳng chân, gây đau dọc dây thần kinh tọa, hạ thấp chân
trở lại làm đau giảm hoặc mất.
+ Các dấu hiệu khác có giá trị tương đương dấu hiệu lasegue: Dấu hiệu Chavany
(bệnh nhân nằm ngửa như làm nghiệm pháp lasegue vừa nâng chân vừa dạng
chân sẽ gây đau), dấu hiệu Bonnet (bệnh nhân nằm ngửa, nâng chân và khép đùi
từng bên một gây đau).
+ Phản xạ gân xương: Phản xạ gân bánh chè giảm hoặc mất trong tổn thương rễ
L4, Phản xạ gân gót giảm hoặc mất trong tổn thương rễ S1.
1.2.2 Cận lâm sàng
- Các xét nghiệm về dấu hiệu viêm trong xét nghiệm máu âm tính, các chỉ số
thơng thường trong sinh hóa khơng thay đổi. (Các xét nghiệm này với mục đích
lựa chọn đối tượng nghiên cứu loại trừ ra những bệnh nhân có thốt vị đĩa đệm
cột sống thắt lưng kèm nhiễm trùng tại cột sống).
- Chụp Xquang thường quy cột sống thắt lưng: Ít có giá trị chẩn đoán nguyên
nhân. Đa số các trường hợp Xquang thường quy bình thường hoặc có dấu hiệu
thối hóa cột sống thắt lưng, trượt đốt sống.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI) cột sống thắt lưng: Nhằm xác định chính xác tổn
thương cũng như vị trí khối thốt vị, mức độ thốt vị đĩa đệm, đồng thời có thể
phát hiện các nguyên nhân khác ít gặp (viêm thân sống đĩa đệm, khối u…).
- Chụp CTscan: Chỉ được chỉ định khi khơng có điều kiện chụp MRI.
- Điện cơ: Giúp phát hiện đánh giá tổn thương rễ thần kinh.
1.3.Điều trị nội khoa
- Chế độ nghỉ ngơi:
Nằm giường cứng, tránh các động tác mạnh đột ngột, mang vác nặng, đứng,
ngồi quá lâu.



12

- Điều trị thuốc:
+ Thuốc giảm đau đơn thuần: Tùy mức độ đau mà sử dụng một hoặc phối hợp
các thuốc giảm đau sau đây:
 Thuốc giảm đau: Paracetamol 1-3 gam/ngày chia 2-4 lần.
 Trường hợp đau nhiều. chỉ định paracetamol kết hợp với opiate nhẹ như
codein hoặc tramadol 2-4 viên/ngày.
+ Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID): Tùy đối tượng bệnh nhân. Có thể
dùng một trong các NSAID khơng chọn lọc hoặc thuốc ức chế chọn lọc COX-2.








Ibubrofen 400 mg x 3-4 lần/ngày.
Naproxen 500 mg x 2 lần/ngày.
Diclophenac 75-150 mg/ngày.
Piroxicam 20 mg/ngày.
Meloxicam 15 mg/ngày.
Celecoxib 200 mg/ngày.
Etoricoxib 60 mg/ngày…

+ Tramadol tiêm bắp 100 mg x 2-3 lần/ngày. (Không quá 300 mg/ngày)
+ Trong trường hợp đau nhiều có thể cần phải dùng đến các chế phẩm thuốc

phiện như morphin.
- Các thuốc giảm đau thần kinh: Khi bệnh nhân có đau nhiều, đau mạn tính, đau
kiểu thần kinh, có thể sử dụng phối hợp với một trong các thuốc sau:
+ Gabapentin: 600-1200 mg/ngày (nên bắt đầu bằng liều thấp).
+ Pregabalin: 150-300 mg/ngày (nên bắt đầu bằng liều thấp).
- Thuốc giãn cơ:
+ Tolprerison (mydocalm) 100-150 mg x 3 lần/ngày.
+ Eperison (myonal) 50 mg x 2-3 lần/ngày.
+ Mephenesin (decontractyl 500 mg 2-4 viên x 2-3 lần/ngày.
+ Hoặc thuốc an thần như diazepam


13

- Các thuốc khác: Vitamin 3B, methycobal.
- Tiêm ngoài màng cứng hoặc tiêm cạnh cột sống corticosteroid: Giảm đau do rễ
trong TVĐĐ CSTL, có thế tiêm dưới hướng dẫn của màn huỳnh quang tăng sáng
hoặc CTscaner.
1.4 Các nghiên cứu liên quan đến đề tài:
- Nguyễn Minh Thu (2013): So sánh một số thang điểm lâm sàng đánh giá mức
độ nặng của bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng; luận văn tốt nghiệp cao
học chuyên ngành Bệnh học nội khoa.
- Nghiên cứu thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng tại bộ môn-khoa nội thần kinh,
Bệnh viện 103-Học viện Quân y: Số liệu thu thập trong 10 năm (2004-2013) với
4718 bệnh nhân.


14

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu
- Tồn bộ bệnh nhân được chẩn đốn thốt vị đĩa đệm cột sống thắt lưng điều trị
tại khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Đa khoa Thành phố Vinh năm 2020.
- Bệnh nhân đồng ý tham gia vào nghiên cứu.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng nghiên cứu
- Bệnh nhân đau thần kinh tọa có ngun nhân thốt vị đĩa đệm cột sống thắt
lưng kèm với nhiễm trùng tại cột sống hoặc có khối u ở cột sống thắt lưng.
- Thốt vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có liên quan đến chấn thương.
- Thoát vị đĩa đệm liên quan đến trượt, xẹp đốt sống.
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Đa khoa Thành phố Vinh
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 3 đến tháng 9 năm 2020.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Áp dụng phương pháp nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang.
2.4. Cỡ mẫu
- Tất cả các bệnh nhân được khám, chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống thắt
lưng điều trị tại khoa Nội Tổng Hợp – Bệnh viện Đa khoa Thành phố Vinh –
Nghệ An trong khoảng thời gian từ tháng 3 năm 2020 đến tháng 9 năm 2020 đều
được lựa chọn theo tiêu chuẩn và đưa vào nghiên cứu.
- Cỡ mẫu tối thiểu 20 bệnh nhân.
2.5. Phương pháp chọn mẫu
- Phương pháp chọn mẫu là không xác xuất và cụ thể là chọn mẫu thuận tiện.
2.6. Phương pháp thu thập số liệu
2.6.1. Phương tiện nghiên cứu
Phương tiện nghiên cứu là một mẫu bệnh án nghiên cứu thống nhất, khai thác
bệnh án từ hỏi bệnh, thăm khám các dấu hiệu lâm sàng trên bệnh nhân, cận lâm
sàng, chẩn đoán, điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng tại khoa Nội
tổng hợp Bệnh viện Đa khoa Thành phố Vinh.
2.6.2. Các bước tiến hành Thiết kế bệnh án nghiên cứu có phần:

- Thu thập thơng tin về thủ tục hành chính.


15

- Thu thập thông tin về bệnh sử, tiền sử bản thân và gia đình.
- Thu thập thơng tin về nguyên nhân và các triệu chứng lâm sàng.
- Thu thập thông tin về cận lâm sàng.
- Thu thập thông tin về điều trị và kết quả điều trị.
2.7. Các chỉ số, biến số trong nghiên cứu
Mỗi đối tượng tham gia nghiên cứu được thu thập số liệu bằng mỗi phiếu
nghiên cứu với các biến số sau:
2.7.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu:
- Phân bố đối tượng theo tuổi, giới: Tuổi chia thành 2 nhóm nhỏ hơn 60 tuổi và
≥60 tuổi. Giới tính: Nam hay nữ.
2.7.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
- Đau dọc đường đi của dây thần kinh tọa, đau tại cột sống thắt lưng lan theo
đường đi của dây thần kinh tọa hay chỉ đau dọc chân.
+ Tổn thương rễ L4 đau đến khoeo chân.
+ Tổn thương rễ L5 đau lan tới mu bàn chân tận hết ở ngón chân cái (ngón I).
+ Tổn thương rế S1 đau lan tới lòng bàn chân (gan chân) tận hết ở ngón V (ngón
út).
+ Tổn thương thốt vị đa tầng.
- Đặc điểm cơn đau: Có thể liên tục hoặc từng cơn, giảm khi nằm nghỉ ngơi, tăng
khi đi lại vận động, tăng khi ho, rặn, hắt hơi.
- Có thể có triệu chứng yếu cơ, có teo cơ tứ đầu đùi, hạn chế vận động, co cứng
cơ cạnh sống.
- Một số nghiệm pháp:
+ Hệ thổng điểm valleix.
+ Dấu hiệu Lasegue dương tính.

+ Các dấu hiệu khác có giá trị tương đương dấu hiệu lasegue: Dấu hiệu Chavany,
dấu hiệu bonnet.


16

+ Phản xạ gân xương: Phản xạ gân bánh chè, phản xạ gân gót
2.7.3 Cận lâm sàng
- Các xét nghiệm về dấu hiệu viêm: Chỉ số bạch cầu, bạch cầu đa nhân trung
tính, máu lắng.
- Chụp Xquang thường quy cột sống thắt lưng.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI) cột sống thắt lưng.
2.7.4. Đánh giá kết quả điều trị:
- Bệnh nhân đánh giá dựa vào thang điểm đau :
Hình 3: Thang điểm đau theo Wong-Baker

- Cách đánh giá kết quả theo Owestry:
+ Độ 1 (0% – 20%): Mức độ nhẹ, bệnh nhân có thể hoạt động bình thường, chưa
có chỉ định can thiệp điều trị, phải được tư vấn về chế độ mang vác, làm việc, thể
dục thể thao.
+ Độ 2 (21% – 40%): Mức độ trung bình, bệnh nhân bắt đầu có đau và hạn chế
trong một số hoạt động (mang vác, đứng, ngồi). Sinh hoạt tình dục, tự chăm sóc
bản thân, ngủ nghỉ chưa bị ảnh hưởng. Giai đoạn này vẫn có thể điều tri bảo tồn.


17

+ Độ 3 (41% – 60%): Mức độ nặng, đau là triệu chứng chính, các hoạt động sinh
hoạt hàng ngày cũng bắt đầu bị ảnh hưởng. Giai đoạn này cần có kế hoạch điều
trị cụ thể.

+ Độ 4 (61% – 80%): Mức độ tàn phế, đau ảnh hưởng đến cả hoạt động, tâm lý,
đời sống… của bệnh nhân. Giai đoạn này cần phải điều trị tích cực.
+ Độ 5 (81% – 100%): Các triệu chứng đều ở mức tồi tệ, bệnh nhân chỉ sinh hoạt
trên giường bệnh.
2.8. Xử lý số liệu
Toàn bộ số liệu thu thập được xử lý trên máy tính bằng phần mềm
Medcalc11.3.0.
2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu thông qua Hội đồng Khoa học và được sự cho phép của lãnh
đạo bệnh viện.
- Toàn bộ số liệu thu thập được trong nghiêm cứu là hoàn toàn trung thực.
- Việc nghiên cứu này khơng gây nguy hại gì đến đối tượng nghiên cứu.
- Tồn bộ thơng tin cá nhân của đối tượng nghiên cứu đều được giữ bí mật.
2.10. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và cách khắc phục
- Trong thiết kế và tiến hành nghiên cứu có thể mắc một số sai số sau:
+ Sai số do bác sĩ ghi chép: Thiếu thông tin trong hồ sơ bệnh án.
- Cách khắc phục: Liên lạc với bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân qua điện
thoại và địa chỉ để thu thập đủ thơng tin.
2.11. Kế hoạch và kinh phí nghiên cứu các hoạt động nghiên cứu triển khai.
- Báo cáo và triển khai nghiên cứu tại khoa Nội tổng hợp.
- Xác định vấn đề nghiên cứu.
- Lựa chọn bêhnh nhân theo tiêu chuẩn.
- Thiết kế bệnh án nghiên cứu cho mỗi đối tượng nghiên cứu dựa trên các biến
số, chỉ tiêu, mục tiêu nghiên cứu đề ra.
- Tiến hành thu thập các số liệu.
- Nhập số liệu vào phần mềm.
- Xử lý phân tích các số liệu để có kết quả từng nội dung nghiên cứu.
- So sánh và biện luận các kết quả nghiên cứu trên cơ sở tham chiếu với các đề
tài nghiên cứu trong nước và quốc tế.



18

- Viết báo cáo hoàn chỉnh đề tài.


19

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Biểu đồ 3.1: Phân bố theo giới tính của đối tượng nghiên cứu.

Nam
Nữ

Nhận xét:
Trong nghiên cứu tỷ lệ bệnh nhân nữ điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
là 64% cao hơn hẳn nam giới với 36%.

Bảng 3.1: Phân bố theo tuổi.
Tuổi (năm)
20-30
31-40
41-50
51-60
>60

Số bệnh nhân
0
1

1
5
15

Tỷ lệ (%)
0
4,55
4,55
22,7
68,2


20

Tuổi trung bình

64,32

Nhận xét:
Tuổi trung bình của các đối tượng trong nghiên cứu là 64,32 tuổi cao nhất là 94
tuổi và tuổi thấp nhất là 32 tuổi.
Bảng 3.2: Phân bố thời gian mắc bệnh
Thời gian mắc
<3 tháng
≥3 tháng

Số bệnh nhân
22
0


Tỷ lệ (%)
100
0

Nhận xét:
Thời gian mắc bệnh của các đối tượng nghiên cứu đều dưới 3 tháng.

3.2. Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.3: Triệu chứng lâm sàng đau
Triệu chứng định khu vị trí đau
Tại cột sống thắt lưng
Dạng tổn thương L4
Dạng tổn thương L5
Dạng tổn thương S1
Tổn thương rễ đa tầng

Số bệnh nhân (n=)
19
0
2
7
13

Tỷ lệ (%)
86,36
0
9,09
31,82
59,09


Nhận xét:
Triệu chứng lâm sàng đau của các đối tượng nghiên cứu chủ yếu là đau tại cột
sống thắt lưng chiếm 86,36%, và biểu hiện tổn thương đa rễ thần kinh 59,09%,
không gặp dạng tổn thương L4.


21

Bảng 3.4: Một số nghiệm pháp
Triệu chứng
Valleix
Lasegue
Chavany
Bonnet
Phản xạ gân xương

Số bệnh nhân (n=)
8
12
1
0
3

Tỷ lệ
36,36
54,55
4,55
0
13,64


Nhận xét:
Đa phần đối tượng nghiên cứu có biểu hiện các nghiệm pháp valleix, lasegue
dương tính, một số ít có biểu hiện chavany, phản xạ gân xương.

Bảng 3.5: Biến đổi trên chẩn đốn hình ảnh


22

CĐHA

Thay đổi

Số bệnh nhân

Tỷ lệ %

Xquang
(n=)

Thối hóa
Khơng thối hóa
Trung tâm
Lệch phải
Lệch trái
Tổn thương đa tầng

21
1
18

4
0
19

95,45
4,55
81,82
18,18
0
86,36

MRI (n=)

Nhận xét:
Trên xquang các đối tượng nghiên cứu chủ yếu có biểu hiện thối hóa (95,45%),
trên MRI tổn thương chủ yếu thoát vị đĩa đệm thể trung tâm (81,82%), tổn
thương đa tầng (86,36%), một số ít thốt vị đĩa đệm lêch phải (18,18%), khơng
gặp trường hợp thoát vị đĩa đệm lệch trái.
3.3 Đánh giá kết quả điều trị:
Bảng 3.6: Phân bố theo thời gian điều trị
Số ngày điều trị
<7 ngày
≥ 7 ngày

Số bệnh nhân
7
15

Tỷ lệ
31,82

68,18

Nhận xét:
Thời gian điều trị các của các đối tượng nghiên cứu chủ yếu lớn hơn 7 ngày
(68,18%).
Bảng 3.7: Triệu chứng lâm sàng sau điều trị
Triệu chứng

Valleix
Lasegue
Chavany
Bonnet

Trước điều trị
Số bệnh nhân
Tỷ lệ
(%)
(n=)
8
36,36
12
54,55
1
4,55
0
0

Sau điều trị
Số bệnh nhân Tỷ lệ
(n=)

(%)
2
1
0
0

9,09
4,55
0
0


23

Phản xạ gân xương

3

13,64

0

0

Nhận xét:
Sau điều trị đa số bệnh nhân cải thiện hết các triệu chứng đau trên khám lâm
sàng, chỉ cịn số ít 9,09% bệnh nhân cịn dấu hiệu valleix, 4,55% bệnh nhân có
dấu hiệu lasegue.

Bảng 3.8: Thang điểm đau Wong-Baker

Mức độ đau
Không đau (0 điểm)
Đau nhẹ (1-2 điểm)
Đau vừa phải (3-4 điểm)
Đau nhiều (5-6 điểm)
Đau dữ dội (7-8 điểm)
Đau khủng khiếp (9-10

Trước điều trị
Số bệnh
Tỷ lệ
nhân
0
1
1
6
14
0

0
4,55
4,55
27,27
63,64
0

Sau điều trị
Số bệnh
Tỷ lệ
nhân

0
20
1
1
0
0

0
90,91
4,55
4,55
0
0

điểm)
Nhận xét:
Trong nghiên cứu các đối tượng chủ yếu vào viện ở mức độ đau nhiều đền dữ
dội, sau điều trị đều cho hiệu quả mức độ đau nhẹ chiếm phần lớn (90.91%).


24

Bảng 3.9 Bảng đánh giá kết quả theo Owestry
Mức độ vận
động
Độ I (0-20%)
Độ II (21-40%)
Độ III (41-60%)
Độ IV (6180%)
Độ V (81100%)


Trước điều trị
Số bệnh nhân
Tỷ lệ
0
0
2
9,09
16
72,73
4
18,18
0

0

Sau điều trị
Số bệnh nhân
Tỷ lệ
20
90,91
2
9,09
0
0
0
0
0

0


Nhận xét:
Đa phần các đối tượng nghiên cứu đến viện trong tình trạng mất chức năng
nhiều, sau điều trị tình trạng cải thiện ở mức mất chức năng ít.


25

CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN
4.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu:
Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là 64,32 tuổi cao nhất là
94, tuổi thấp nhất là 32. Như vậy có thể thấy người mắc thoát vị đĩa đệm cột
sống ở nước ta chủ yếu ở độ tuổi trên 60 và thường không gặp ở độ tuổi dưới 30.
Trong 22 người bệnh nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ nữ nhiều hơn nam, nam
chiếm 36% (8/22), nữ 64% (14/22). Điều này phù hợp với tình hình phát triển
kinh tế xã hội ở nước ta, phụ nữ thường phải làm nhiều việc cùng lúc.
Người bệnh thường đến khám trong thời gian <3 tháng, do cơn đau ảnh hưởng
nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.
4.2 Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu
Qua bảng 3.3 chúng tôi thấy rằng phần lớn đối tượng nghiên cứu có biểu hiện
đau tại cột sống thắt lưng (86,36 %) và biểu hiện chủ yếu là tổn thương rễ đa tầng
cả L5, S1. Điều này là phù hợp với hình ảnh tổn thương trên MRI cột sống thắt
lưng là thoát vị đa tầng chiếm tỷ lệ cao nhất (86,36%). Các nghiệm pháp dương
tính chủ yếu là valleix (36,36%), lasegue (54,55%), các biểu hiện khác ít gặp
hơn: Chavany 4,55%, Bonnet không gặp trường hợp nào, tăng phản xạ gân
xương bánh chè gặp ở 13,64%.
Độ tuổi trung bình của các đối tượng trong nghiên cứu là 64,32 nên đa phần
bệnh nhân đều đã có biểu hiện thối hóa cột sống thắt lưng trên phim chụp
xquang (95,45%).
4.3 Đánh giá kết quả điều trị

Các đối tượng nghiên cứu đến điều trị đa phần trong tình trạng đau nhiều
(27,27%) đến đau dữ dội (63,64%) ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày (72,73%),


×