Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái huyện ba chiêng, tỉnh champasak lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.65 MB, 109 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Souknaly CHANTHAKALY

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
HUYỆN BA CHIÊNG, TỈNH CHAMPASAK, LÀO

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Souknaly CHANTHAKALY

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
HUYỆN BA CHIÊNG, TỈNH CHAMPASAK, LÀO
Ngành: Quản lí tài nguyên và môi trường
Mã số: 8850101.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
KHOA HỌC


PGS. TS. Đặng Văn Bào

TS. Ngô Văn Liêm

Hà Nội - 2020


LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lí tài nguyên và môi trường “Nghiên cứu
phát triển du lịch sinh thái huyện Ba Chiêng, tỉnh Champasak, Lào” được hoàn thành
tại Khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, Học viên đã
nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của thầy cơ, bạn bè và gia đình.
Trước hết Học viên xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo TS. Ngô Văn
Liêm, người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ Học viên trong suốt quá trình
nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Học viên cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Chủ nhiệm Khoa cùng các
thầy, cơ trong Khoa Địa lý, phịng Sau Đại học - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,
Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như
giúp đỡ em trong suốt q trình học tập, nghiên cứu.
Trong q trình hồn thành luận văn này, Học viên còn nhận được sự giúp đỡ
nhiệt tình của các cán bộ và nhân dân huyện Ba Chiêng, tỉnh Champasak trong quá
trình khảo sát và thu thập tài liệu tại địa phương. Học viên xin gửi lời cảm ơn chân
thành đến những sự giúp đỡ quý báu đó.
Cuối cùng, em xin được bày tỏ lịng cảm ơn tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp
đã khơng ngừng động viên, chia sẻ và hỗ trợ rất nhiều trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
Trong khn khổ một luận văn, do sự giới hạn về thời gian và kinh nghiệm nên
khơng tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tác giả rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp q báu của các thầy cơ và các bạn.

Xin trân trọng cảm ơn!
Học viên

Souknaly Chanthakaly

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... i
MỤC LỤC ........................................................................................................................ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tại .............................................................................................1
2. Mục tiêu: ......................................................................................................................2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................................2
4. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................................2
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................2
5.1. Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................................. 2
5.2. Phạm vi nghiên cứu: ............................................................................................... 3
6. Cơ sở dữ liệu ................................................................................................................3
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ...................................................................................3
8. Cấu trúc luận văn .......................................................................................................3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI ......................................................................... 4
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu du lịch sinh thái ...............................................4
1.1.1. Khái niệm về du lịch và du lịch sinh thái .............................................................. 4
1.1.2. Tình hình phát triển du lịch sinh thái trên thế giới................................................ 8

1.1.3. Tình hình nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái ở Lào và khu vực huyện Ba
Chiêng ............................................................................................................................ 11
1.2. Cơ sở lý luận về du lịch sinh thái .........................................................................12
1.2.1. Tài nguyên cho phát triển du lịch sinh thái ......................................................... 12
1.2.2. Các đặc trưng cơ bản của du lịch sinh thái.......................................................... 15
1.2.3. Những nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái .................................................. 16
ii


1.2.4. Mối quan hệ giữa cộng đồng địa phương và hoạt động du lịch sinh thái .......... 18
1.3. Quan điểm tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu ..............................................22
1.3.1. Quan điểm tiếp cận .............................................................................................. 22
1.3.2. Các phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 23
CHƢƠNG 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ KINH
TẾ - XÃ HỘI CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI HUYỆN BA CHIÊNG
TỈNH CHAMPASAK ................................................................................................... 29
2.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên .....................................................29
2.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................................... 29
2.1.2. Đặc điểm địa chất và tài ngun khống sản ...................................................... 29
2.1.3. Đặc điểm địa hình và tài nguyên cảnh quan ....................................................... 31
2.1.4. Đặc điểm và tài nguyên khí hậu .......................................................................... 33
2.1.5. Đặc điểm mạng lưới thủy văn và tài nguyên nước ............................................. 34
2.1.6. Đặc điểm và tài nguyên đất ................................................................................. 36
2.1.7. Đặc điểm thảm thực vật và tài nguyên rừng ....................................................... 38
2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội.......................................................................................39
2.2.1. Đặc điểm dân số, dân cư và lao động .................................................................. 39
2.2.2. Đặc điểm cơ sở hạ tầng và mạng lưới giao thông ............................................... 41
2.2.3. Cơ cấu kinh tế các ngành nghề địa bàn nghiên cứu ............................................ 43
2.2.4. Đặc điểm tài nguyên nhân văn, văn hóa.............................................................. 46
CHƢƠNG 3. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI

HUYỆN BA CHIÊNG, TỈNH CHAMPASAK .......................................................... 48
3.1. Hiện trạng các hoạt động du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Ba Chiêng,
tỉnh Champasak ............................................................................................................48
3.1.1. Hiện trạng các điểm du lịch tự nhiên huyện Ba Chiêng, tỉnh Champasak ......... 48
3.1.2. Hiện trạng hoạt động du lịch văn hóa/nhân văn.................................................. 53
3.1.3. Hiện trạng cơ sở vật chất cho phát triển du lịch.................................................. 54
3.1.4. Hiện trạng khách du lịch thời gian qua ............................................................... 56
3.1.5. Doanh thu của hoạt động du lịch ......................................................................... 57
iii


3.1.6. Sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch ............................................. 58
3.1.7. Một số tuyến du lịch qua địa bàn huyện Ba Chiêng ........................................... 59
3.1.8. Nhận xét chung về tình hình phát triển du lịch huyện Ba Chiêng ...................... 60
3.2. Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái huyện Ba Chiêng ..................63
3.2.1. Lựa chọn các tiêu chí và đối tượng đánh giá ...................................................... 63
3.2.2. Kết quả đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái huyện Ba Chiêng ........ 67
3.3. Định hƣớng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái huyện Ba Chiêng tỉnh
Champasak ....................................................................................................................72
3.3.1. Định hướng phát triển du lịch sinh thái ở tỉnh Champasak ............................... 72
3.3.2. Đề xuất một số giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng du lịch sinh thái khu
vực huyện Ba Chiêng ..................................................................................................... 77
3.3.3. Một số kiến nghị .................................................................................................. 90
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 92
PHỤ LỤC ......................................................................................................................... a
PHỤ LỤC 1: Thuật ngữ Lào-Việt.................................................................................a
PHỤ LỤC 2: PHIẾU KHẢO SÁT ສອບແບບຖາມ ................................................... b

iv



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1

CHDCND Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

2

DLST

Du lịch sinh thái

3

MT

Môi trường

4

TNTN

Tài nguyên thiên nhiên

5

UBND

Ủy ban nhân dân


6

ESCAP

Economic and Social Commission for Asia and The Pacific

7

WWFF

World wide fund for nature

8

ETL

Enterprise Telecommunication Lao

9

LTC

Lao Telecommunication

10

LAT

Lao Asia Telecommunication


11

GDP

Gross Domestic Product

12

GTSX

Giá trị sản xuất

13

CNH-HĐH Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa

14

UNESCO

United Nations Educational Scientific and Cultural

15

UNWTO

World Tourism Organization

v



DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Mối quan hệ giữa tài ngun du lịch và cộng đồng ......................................18
Hình 2.1: Khu vực nghiên cứu, huyện Ba Chiêng..........................................................29
Hình 2.2: Bản đồ địa chất khu vực huyện Ba Chiêng (P.T. Tiến, chủ biên, 2009) .......30
Hình 2.3: Bản đồ các mực độ cao khu vực huyện Ba Chiêng .......................................32
Hình 2.4: Bản đồ độ dốc khu vực huyện Ba Chiêng ......................................................32
Hình 2.5: Một số điểm tài nguyên du lịch ở huyện Ba Chiêng ......................................32
Hình 2.6: Bản đồ mạng lưới sông/suối khu vực huyện Ba Chiêng (được chiết xuất từ
DEM, 12.5m, thu thập tại ................35
Hình 2.7: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất khu vực huyện Ba Chiêng (Nguồn: Viện
nghiên cứu Rừng và Nông nghiệp Quốc gia, Lào).........................................................37
Hình 2.8: Bản đồ mạng lưới giao thơng huyện Ba Chiêng............................................41
Hình 2.9: Cơ cấu các ngành kính tế chính của huyện Ba Chiêng .................................43
Hình 3.1: Thác Pha Suam, bản NongKok, cụm bản Don (cụm bản 2)..........................49
Hình 3.2: Thác Sy Da (Saeseda), bản Thơng Ou Đơm, Cụm bản 3 ..............................50
Hình 3.3: Thác Năm Yen (Luesee), cụm bản 5...............................................................51
Hình 3.4: Bản đồ phân bố 5 cụm dân cư huyện Ba Chiêng...........................................65
Hình 3.5: Bản đồ các điểm du lịch ở huyện Ba Chiêng .................................................52
Hình 3.6: Sơ đồ định hướng khơng gian phát triển du lịch huyện Ba Chiêng ..............74

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Bảng thông tin về công tác điều tra xã hội học liên quan đến hoạt động phát
triển du lịch sinh thái khu vực huyện Ba Chiêng, tỉnh Champasak, Lào ......................27
Bảng 2.1: Sự biến đổi khí hậu của huyện Ba Chiêng giai đoạn 2015-2019 ................34
Bảng 2.2 : Hệ thống sông suối huyện Ba Chiêng ..........................................................35

Bảng 2.3 : Diện tích rừng và diện tích đất huyện Ba Chiêng, tỉnh Champsak .............38
Bảng 2.4 : Phân bố dân tộc theo từng cụm dân cư so với toàn huyện Ba Chiêng ........39
Bảng 2.5: Phân bố dân tộc theo từng cụm dân cư huyện Ba Chiêng ............................40
Bảng 3.1: Cơ sở lưu trú của huyện Ba Chiêng giai đoạn 2015 -2019 ..........................55
Bảng 3.2: Thống kê lượng khách du lịch huyện Ba Chiêng giai đoạn 2015- 2019 ......56
Bảng 3.3.: Thời gian lưu trú của khách du lịch tại huyện Ba Chiêng qua các năm .....57
Bảng 3.4: Doanh thu từ các hoạt động du lịch huyện Ba Chiêng (từ 2015 – 2019) .....57
Bảng 3.5: Bảng thống kê các điểm du lịch theo các cụm dân cư, huyện Ba Chiêng ....67
Bảng 3.6: Kết quả theo phiếu phỏng vấn của người dân địa phương về đánh giá tiềm
năng phát triển du lịch sinh thái huyện Ba Chiêng........................................................69
Bảng 3.7: Kết quả theo phiếu phỏng vấn của khách du lịch về đánh giá tiềm năng phát
triển du lịch sinh thái huyện Ba Chiêng .........................................................................69
Bảng 3.8: Kết quả theo phiếu phỏng vấn của người quản lý về đánh giá tiềm năng
phát triển du lịch sinh thái huyện Ba Chiêng .................................................................70
Bảng 3.9: Kết quả đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái huyện Ba Chiêng
(theo tổng hợp các phiếu của các đối tượng phỏng vấn)...............................................71
Bảng 3.10: Định hướng phát triển du lịch sinh thái theo các cụm bản, huyện Ba
Chiêng, tỉnh Champasak.................................................................................................76

vii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tại
Du lịch sinh thái (DLST) là một hiện tượng và xu thế phát triển trong những
năm gần đây của du lịch thế giới. Nó khơng đơn thuần chỉ là hoạt động du lịch
thơng thường mà đồng thời là hoạt động giáo dục, hỗ trợ các mục tiêu bảo tồn môi
trường tự nhiên, các giá trị văn hóa bản địa và phát triển cộng đồng góp phần phát
triển ngành du lịch nói riêng, nền kinh tế - xã hội nói chung. Chính bởi tầm quan
trọng đó năm 2002 được tổ chức du lịch thế giới lấy là năm quốc tế về DLST với

chủ đề “Du lịch sinh thái - chìa khóa để phát triển bền vững”. Trong xu thế phát
triển kinh tế hiện nay, du lịch đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, mang lại
lợi ích kinh tế cao.
Huyện Ba Chiêng, tỉnh Champasak là một huyện có nhiều tiềm năng tự nhiên,
tài nguyên thiên nhiên và nhân văn cho phát triển kinh tế. Khu vực này đã tạo ra rất
nhiều lợi ích cho cả các nhà đầu tư kinh doanh trong và ngồi nước. Phần lớn các
hoạt động kinh tế là nơng nghiệp, chăn nuôi, thủy điện, khai thác mỏ, trồng cây cao
su, cây trồng và các ngành khác. Hơn nữa, huyện cũng đang tập trung vào phát triển
du lịch, tiếp thị và dịch vụ. Tổng thu nhập của huyện là khoảng 10 triệu đô la Mỹ.
Số lượng khách du lịch đến thăm huyện Ba Chiêng mỗi năm vào khoảng 180.000
người (tăng 22% mỗi năm). Huyện Ba Chiêng được cho là một trong những nơi hấp
dẫn nhất đối với du khách trong tương lai. Có khá nhiều điểm du lịch tại đây như:
thác Pha Suam, hang Houy Chăm Pi, thác Si Đa, thác Năm Yen, khu nghỉ dưỡng
“Ngôi đền thiêng ” và nhiều địa điểm hấp dẫn khác.
Khi so sánh với các khu vực khác ở Lào, huyện Ba Chiêng là khu vực có sự
cân bằng về tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn nhưng lại có lợi thế hơn
về du lịch trải nghiệm. Huyện Ba Chiêng có cơ hội tận dụng tài nguyên thiên nhiên
và văn hóa phong phú để khuyến khích các nhà đầu tư vào các sản phẩm du lịch và
dịch vụ cung cấp trải nghiệm đáng kinh ngạc cho du khách và khuyến khích phát
triển kinh tế địa phương vì người nghèo. Đưa huyện Ba Chiêng tạo thành một
thương hiệu miền Trung Lào sẽ đảm bảo một cách tiếp cận hiệu quả hơn và theo
hướng nhu cầu để nâng cao nhận thức về du lịch trong tỉnh. Đặc biệt là phát triển du
lịch sinh thái dựa vào cộng đồng, như khu vực thác Pha Suam, một khu vực thăm
quan, du lịch nổi tiếng của Huyện và Tỉnh.
Để góp một phần cơng sức nhỏ bé của mình vào việc phát triển hoạt động du
lịch huyện Ba Chiêng nói riêng, tỉnh Champasak và Lào nói chung; đồng thời qua
1


thời gian học tập chương trình cao học, với kiến thức tiếp nhận được từ các thầy, cô

giáo kết hợp với quá trình thực tế, học viên đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu phát
triển du lịch sinh thái huyện Ba Chiêng, tỉnh Champasak, Lào” cho luận văn tốt
nghiệp thạch sĩ chuyên ngành Quản lý tài nguyên và môi trường.
2. Mục tiêu:
Đánh giá thực trạng và tiềm năng tài nguyên thiên nhiên và nhân văn cho
phát triển du lịch sinh thái phục vụ xác lập cơ sở khoa học cho việc đề xuất những
định hướng và biện pháp khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ cảnh quan và
môi trường tại địa bàn huyện Ba Chiêng, tỉnh Champasak.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thu thập, xử lý tài liệu, số liệu liên quan đến khu vực huyện Ba Chiêng,
tỉnh Champsak và lĩnh vực du lịch, du lịch sinh thái
- Tổng hợp các cơng trình nghiên cứu về phát triển du lịch sinh thái ở thế
giới và ở Lào;
- Tìm hiểu, lựa chọn các phương pháp nghiên cứu, quan điểm tiếp cận phù
hợp cho phát triển du lịch sinh thái;
- Tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế-xã hội
phục vụ phát triển du lịch sinh thái;
- Phân tích hiện trạng phát triển du lịch và du lịch sinh thái khu vực huyện Ba
Chiêng, tỉnh Champsak và lĩnh vực du lịch, du lịch sinh thái
4. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu tổng quan cơ sở lý luận và các phương pháp nghiên cứu phát
triển du lịch sinh thái;
- Nghiên cứu điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho phát triển du
lịch sinh thái trên địa bàn tại huyện Ba Chiêng tỉnh Champsak;
- Nghiên cứu điều kiện kinh tế-xã hội và tài nguyên nhân văn cho phát triển
du lịch sinh thái trên địa bàn tại huyện Ba Chiêng tỉnh Champsak;
- Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số định hướng, giải pháp phát triển du
lịch sinh thái trên địa bàn huyện Ba Chiêng, tỉnh Champasak.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu

2


Là các dạng tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phục vụ phát triển du lịch
sinh thái của địa bàn huyện Ba Chiêng, tỉnh Champasak.
5.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Về phạm vi không gian: địa bàn của nghiên cứu được xác định là huyện Ba
Chiêng, tỉnh Champasak
- Phạm vi khoa học: nghiên cứu thực trạng và tiềm năng các dạng tài nguyên
thiên nhiên và nhân văn cho phát triển du lịch sinh thái phục vụ xác lập cơ sở khoa
học cho việc đề xuất những định hướng và biện pháp khai thác, sử dụng hợp lý tài
nguyên.
6. Cơ sở dữ liệu
Các dữ liệu chính được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm:
- Tài liệu khảo sát thực tế do chính học viên thu thập được tại địa bàn nghiên
cứu;
- Tài liệu học viên thu thập được về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
và kinh tế-xã hội về huyện Ba Chiêng ở các cơ quan, ban ngành liên quan;
- Các kết quả nghiên cứu liên quan đến phát triển du lịch sinh thái ở Lào và
trên thế giới.
- Ngoài ra học viên còn tham khảo các bản đồ, biểu đồ về khu vực nghiên cứu
như bản đồ hành chính, địa hình, du lịch,…
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Các kết quả nghiên cứu là cơ sở quan trọng cho việc đề xuất những định
hướng và biện pháp khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên nhằm phát triển có hiệu
quả du lịch sinh thái, bảo vệ cảnh quan và mơi trường, đồng thời góp phần nâng cao
ý thức và cải thiện đời sống của cộng đồng tại địa bàn nghiên cứu.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan vấn đề và phương pháp nghiên cứu phát triển du lịch

sinh thái
Chương 2: Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và kinh tế - xã hội cho
phát triển du lịch sinh thái huyện Ba Chiêng, tỉnh Champasak
Chương 3: Định hướng phát triển du lịch sinh thái huyện Ba Chiêng, tỉnh
Champasak, Lào.
3


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu du lịch sinh thái
1.1.1. Khái niệm về du lịch và du lịch sinh thái
1.1.1.1. Khái niệm về du lịch
Du lịch là hoạt động đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử tồn tại và phát triển
của loài người. Lúc đầu có thể là những hiện tượng riêng rẽ và cá biệt, sau đó trở
thành một hiện tượng xã hội phổ biến và trở thành nhu cầu của con người. Song để
cho du lịch có thể phát triển thì cần có các điều kiện để phát triển du lịch, các lĩnh
vực kinh doanh trong du lịch cũng như việc khai thác các lồi hình du lịch để thỏa
mãn nhu cầu của con người trong chuyến đi. Đồng thời, thấy được các tác động của
du lịch về kinh tế, văn hố - xã hội và mơi trường.
Năm 1963, với mục đích quốc tế hóa khái niệm du lịch, tại Hội nghị Liên
hợp quốc về du lịch họp ở Roma, các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa về du lịch
như sau: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế
bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi
ở thường xuyên của họ hay ngồi nước họ với mục đích hịa bình. Nơi họ đến lưu
trú không phải là nơi làm việc của họ”.
Hội nghị Quốc tế về du lịch và lữ hành thế giới được tổ chức ở Ottawa,
Canada vào tháng 6/1991 đã đưa ra định nghĩa về du lịch như sau : “Du lịch bao
gồm tất cả các hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham
quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư

giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian
liên tục khơng q một năm, ở bên ngồi môi trường sống định cư; nhưng loại trừ
các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi
năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư”.
Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên hợp quốc (UNWTO) đã đưa ra định
nghĩa: “Du lịch là tổng thể của những hiện tượng và mối quan hệ phát sinh do sự tác
động qua lại của khác du lịch, người kinh doanh, chính quyền sở tại và cộng đồng
dân cư địa phương trong quá trình thu hút và lưu giữ khách du lịch”
Từ định nghĩa trên theo tác giả có ý nghĩa và bản chất đích thực của du lịch
là du ngoạn để hưởng thụ những giá trị vật chất và tinh thần có tính văn hoá cao, kể
4


cả việc kết hợp để dưỡng bệnh, thăm viếng và các hoạt động khác. Bản chất kinh tế
của du lịch là ở chỗ sản xuất và cung cấp hàng hoá phục vụ việc thoả mãn nhu cầu
vật chất và tinh thần của khách du lịch. Và để đáp ứng nhu cầu đó ngành du lịch ra
đời và dần dần trở thành một ngành kinh tế độc lập chiếm một vị trí quan trọng
trong nền kinh tế quốc dân của nhiều nước.
Ngành du lịch Lào đã có lịch sử phát triển hơn 50 năm, nhưng chỉ thực sự
phát triển mạnh trong một thập kỷ qua. Nếu so sánh với các ngành kinh tế khác, du
lịch được xếp vào một trong những ngành mới. Do đó, hệ thống các thuật ngữ, khái
niệm cơ bản của ngành du lịch chỉ mới được chuẩn hóa trong thời gian gần đây.
Theo Luật Du lịch được Quốc hội nước CHDCND Lào thông qua ngày 24
tháng 07 năm 2013, tại Điều 2 Chương I: “Du lịch là các hoạt động có liên quan
đến chuyến đi từ nơi cư trú thường xuyên của mình đến địa phương khác hoặc
quốc gia khác nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, giao lưu
văn hố, thể thao, phát triển thể chất và tinh thần, khám phá nghiên cứu, bồi
dưỡng sức khỏe, giáo dục, khoa học, triển lãm,… mà khơng vì mục đích tìm cơng
ăn việc làm và hành nghề để tạo thu nhập”.
Định nghĩa này bao hàm được cả hai khía cạnh cơ bản của du lịch là chuyến

đi ra khỏi nơi cư trú với mục đích tham quan nghỉ dưỡng và các hoạt động liên quan
đến chuyến đi đó. Do vậy, luận văn chọn định nghĩa theo Luật Du lịch nước
CHDCND Lào (năm 2013)
Như vậy, một mặt du lịch mang ý nghĩa thông thường của việc đi lại của con
người với mục đích nghỉ ngơi giải trí; mặt khác, du lịch mang ý nghĩa là hoạt động
kinh tế, gắn với những kết quả và hiệu quả kinh tế.
1.1.1.2. Khái niệm về du lịch sinh thái
“Du lịch sinh thái” (Ecotourism) là một khái niệm tương đối mới ở Lào và đã
thu hút được sự quan tâm của nhiều lĩnh vực. Đây là một khái niệm rộng được hiểu
theo nhiều góc độ khác nhau. Đối với một số người, “Du lịch sinh thái” được hiểu
một cách đơn giản là sự kết hợp ý nghĩa của hai từ ghép “Du lịch” và “sinh thái”.
Tuy nhiên cần có góc nhìn rộng hơn, tổng quát hơn để hiểu du lịch sinh thái một
cách đầy đủ. Trong thực tế khái niệm “Du lịch sinh thái” đã xuất hiện từ những năm
1800. Với khái niệm này mọi hoạt động du lịch có liên quan đến thiên nhiên đều
được hiểu là du lịch sinh thái.
Có thể nói cho đến nay khái niệm về DLST vẫn được hiểu dưới nhiều góc độ
khác nhau với nhiều tên gọi khác nhau như “Du lịch thiên nhiên”, “Du lịch xanh”,
5


“Du lịch môi trường”, “Du lịch bền vững”,… nhưng đều được hiểu là loại hình “du
lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên là nơi bảo tồn môi trường và cải thiện
phúc lợi cho nhân dân địa phương” (Hiệp hội Du lịch Sinh Thái -The Internatonal
Ecotourism society); hay là loại hình du lịch “dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc
văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững”
(Luật Du lịch Lào, năm 2013).
Du lịch sinh thái là hoạt động du lịch diễn ra nhằm thỏa mãn nhu cầu về với
tự nhiên của con người. Hiện nay, loại hình du lịch sinh thái là loại hình du lịch rất
được ưa chuộng trên thế giới và ở Lào, trong đó có tỉnh Champasak. Thơng qua loại
hình du lịch này du khách có thể gần gũi hơn với thiên nhiên và qua đó thể hiện tình

yêu với thiên nhiên. Loại hình du lịch này rất đa dạng và có nhiều cách tiếp cận
khác nhau như có nhóm du khách chọn loại hình khám phá nhằm tìm hiểu thế giới
xung quanh để nâng cao hiểu biết của mình, có du khách muốn hịa mình vào thiên
nhiên để trút đi khơng khí nặng nề của cuộc sống,... Nhìn chung, du khách tham gia
vào loại hình du lịch này là những người yêu thiên nhiên, có trách nhiệm với mơi
trường thiên nhiên. Những nơi có thể tổ chức được loại hình du lịch này chủ yếu là
các khu vực có rừng, núi, đồi, sơng, suối, biển,… với những cảnh quan thiên nhiên
kỳ thú.
Cho đến nay vẫn còn nhiều tranh luận nhằm đưa ra một định nghĩa chung
được chấp nhận về DLST, đa số ý kiến tại các diễn đàn quốc tế chính thức về
DLST đều cho rằng: DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, hỗ trợ các
hoạt động bảo tồn và được quản lý bền vững về mặt sinh thái. Du khách sẽ được
hướng dẫn tham quan với những diễn giải cần thiết về môi trường để nâng cao hiểu
biết, cảm nhận được giá trị thiên nhiên và văn hóa mà khơng gây ra những tác động
không thể chấp nhận đối với các hệ sinh thái và văn hóa bản địa. (Tạp chí du lịch
Việt Nam, số 7/2000)
DLST là loại hình du lịch có những đặc tính cơ bản sau:
Tổ chức thực hiện và phát triển dựa vào những giá trị thiên nhiên và văn
hóa bản địa.
Được quản lý bền vững về mơi trường sinh thái
Có giáo dục và diễn giải về mơi trường.
Có đóng góp cho những nỗ lực bảo tồn và phát triển cộng đồng.

6


Định nghĩa tương đối hoàn chỉnh về DLST lần đầu tiên được Hector
Ceballos-Lascurain đưa ra vào năm 1986: “DLST là du lịch đến những khu vực tự
nhiên cịn ít bị biến đổi, với những mục đích đặc biệt : Nghiên cứu, tham quan với
ý thức trân trọng thế giới hoang dã và những giá trị văn hóa được khám phá”.

Tổng cục du lịch, Tạp chí du lịch, 6/2006
Theo Allen.K (1993): “DLST được phân biệt với các loại hình thiên nhiên
khác về mức độ giáo dục cao về môi trường sinh thái, thơng qua hướng dẫn viên
có nghiệp vụ. DLST tạo ra mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên hoang dã
cùng với ý thức được giáo dục để biến bản thân khách du lịch thành những người
đi đầu trong công tác bảo vệ môi trường. Phát triển DLST là giảm thiểu tác động
của du khách đến văn hóa và môi trường, đảm bảo cho địa phương được hưởng
quyền lợi tài chính do du lịch mang lại và chú trọng đến những đóng góp tài chính
cho việc bảo tồn thiên nhiên”
Định nghĩa của Wood (1991): “Du lịch sinh thái là du lịch đến với những
khu vực còn tương đối hoang sơ với mục đích tìm hiểu về lịch sử mơi trường tự
nhiên và văn hóa mà khơng làm thay đổi sự toàn vẹn của các hệ sinh thái. Đồng
thời tạo những cơ hội về kinh tế ủng hộ việc bảo tồn tự nhiên và mang lại lợi ích
về tài chính cho người dân địa phương”.
Một số định nghĩa về DLST có thể tham khảo như sau:
Định nghĩa của Nêpal: Du lịch sinh thái là loại hình du lịch đề cao sự
tham gia của nhân dân vào việc hoạch định và quản lý các tài nguyên du lịch để
tăng cường phát triển cộng đồng, liên kết giữa bảo tồn thiên nhiên và phát triển du
lịch, đồng thời sử dụng thu nhập từ du lịch để bảo vệ các nguồn lực mà ngành du
lịch phụ thuộc vào.
Định nghĩa của Malaysia: Du lịch sinh thái là hoạt động du lịch thăm
viếng một cách có trách nhiệm với mơi trường tới những khu thiên nhiên còn
nguyên vẹn, nhằm tận hưởng và trân trọng các giá trị của thiên nhiên (và những
đặc tính văn hóa kèm theo, trước đây cũng như hiện nay ), mà hoạt động này sẽ
thúc đẩy cơng tác bảo tồn, có ảnh hưởng của du khách không lớn, và tạo điều kiện
cho dân chúng địa phương được tham dự một cách tích cực có lợi về xã hội và
kinh tế.
Định nghĩa của Australia: DLST là du lịch dựa vào thiên nhiên có liên
quan đến sự giáo dục và diễn giải về môi trường thiên nhiên và được quản lý bền
vững về mặt sinh thái.

7


Định nghĩa của Hiệp hội Du lịch sinh thái Quốc tế: DLST là việc đi lại
có trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và cải
thiện phúc lợi cho người dân địa phương. Trong đó yếu tố quản lý bền vững bao
hàm cả nội dung hỗ trợ phát triển cộng đồng.
Có rất nhiều định nghĩa khác về DLST trong đó Buckley (1994) đã tổng
quát như sau: “Chỉ có du lịch dựa vào thiên nhiên, được quản lý bền vững , hỗ trợ
bảo tồn, và có giáo dục mơi trường mới được xem là du lịch sinh thái”.
Như vậy DLST là hoạt động du lịch khơng chỉ đơn thuần là du lịch ít tác
động đến mơi trường tự nhiên mà là du lịch có trách nhiệm với mơi trường tự nhiên
có tính giáo dục và diễn giải cao về tự nhiên, có đóng góp cho hoạt động bảo tồn
và đem lại lợi ích cho cộng đồng địa phương.
Ở CHDCND Lào, DLST là một lĩnh vực mới được nghiên cứu xong đã thu
hút được sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu về du lịch và mơi trường. Do
trình độ nhận thức khác nhau, ở những góc độ nhìn nhận khác nhau. Khái niệm về
DLST cũng chưa có nhiều điểm thống nhất. Để có được sự thống nhất về khái
niệm làm cơ sở cho công tác nghiên cứu và hoạt động thực tiễn của DLST, Tổng
cục du lịch đã phối hợp với nhiều tổ chức quốc tế như ESCAP, WWF…có sự tham
gia của các chuyên gia, các nhà khoa học quốc tế về DLST và các lĩnh vực liên
quan.
1.1.2. Tình hình phát triển du lịch sinh thái trên thế giới
Phát triển du lịch sinh thái đã và đang là chủ đề thu hút sự quan tâm của
nhiều nhà khoa học trong nước và trên thế giới, có nhiều cơng trình nghiên cứu từ
cấp bộ, các sách chuyên khảo, sách tham khảo, bài báo khoa học các cấp, bài hội
thảo các cấp đã đề cập trực tiếp, gián tiếp đến vấn đề này. Một số cơng trình nổi bật
như sau:
Một trong những cơng trình đầu tiên nghiên cứu chuyên sâu về chủ đề này là
nghiên cứu của Santhosh Thampi (2001). Theo tác giả, du lịch sinh thái xuất hiện

như một cứu cánh để hòa giải giữa bảo tồn thiên nhiên và phát triển sinh thái ở
những khu vực giàu có về nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tác giả cho rằng du lịch
sinh thái bao gộp trong nó nhiều cấu phần để có thể tạo ra tiềm năng cho sự phát
triển bền vững. Để giảm sự mất cân bằng trong phân chia lợi nhuận, một vấn đề phổ
biến ở các loại hình du lịch khác, thì vấn đề quan trọng là gia tăng sự sở hữu của các
cộng đồng địa phương đối với tài nguyên và với các hoạt động kinh doanh du lịch.
Thêm vào đó, các vấn đề này cịn có thể được giải quyết thông qua việc sử dụng
8


nguồn nhân lực địa phương trong các hoạt động du lịch, bao gồm cả việc xây dựng
cơ sở hạ tầng cho đến nhân công làm các dịch vụ liên quan. Điều này cũng đồng
nghĩa với sự loại bỏ hoàn toàn việc chỉ giao các hoạt động liên quan đến du lịch
sinh thái cho các nhà đầu tư từ bên ngoài.
Bijender (1999) với nghiên cứu “Vấn đề và triển vọng du lịch của Haryana”
đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các thành tố cho phát triển du lịch sinh thái như
khí hậu, cảnh quan, khả năng tiếp cận địa bàn, thái độ của các cộng đồng chủ nhân,
sự sẵn có của nguồn lực con người cũng như các kế hoạch khả thi của các nhà
hoạch định chính sách. Theo tác giả, các yếu tố này có vị thế quan trọng như nhau
trong việc hình thành nên một mơ hình du lịch sinh thái bền vững mà ở đó, cả vấn
đề kinh tế địa phương lẫn vấn đề bảo tồn thiên nhiên được đảm bảo. Trong khi đó,
Aga Iqrar Haroon (1999) nhấn mạnh tầm quan trọng của các cộng đồng địa phương.
Theo tác giả, du lịch sinh thái sẽ khơng có ý nghĩa nếu khơng có vai trị của các
cộng đồng này. Giống như lập luận của Santhosh Thampi, để tăng cường vai trò của
cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch sinh thái, vấn đề sở hữu của các cộng
đồng đối với các hoạt động liên quan đến mơ hình du lịch này phải được đặt lên
hàng đầu.
Một khía cạnh quan trọng khác đối với sự phát triển bền vững của du lịch
sinh thái được các nhà nghiên cứu quan tâm là vấn đề quản lý và luật lệ. Theo
Jacobson và các cộng sự (1998), để vấn đề bảo tồn thiên nhiên được đảm bảo, đặc

biệt là ở những địa bàn có sự phát triển mạnh của các loại hình du lịch này, các quy
định, chế tài về vai trò và trách nhiệm của các công ty tổ chức triển khai hoạt động
du lịch sinh thái phải được thực hiện một cách bài bản và chặt chẽ. Một trong những
gợi ý có tính khả thi liên quan đến việc thúc đẩy trách nhiệm của các tổ chức khai
thác du lịch sinh thái là việc đánh giá mức độ tuân thủ các quy định về bảo vệ môi
trường của các tổ chức liên quan. Chẳng hạn có thể cơng khai cho công chúng biết
tên các công ty, khách sạn, tổ chức tuân thủ tốt hoặc không tốt các quy định do các
nhà chứa trách đặt ra. Đây được coi là cách làm hữu hiệu bới nó đánh vào vấn đề
thương hiệu của các tổ chức. Ngồi bảo vệ mơi trường, sự đóng góp của các tổ
chức, cơng ty đối với cộng đồng cũng nên được kiểm soát, đánh giá định kỳ và sau
đó là cơng khai để khách du lịch có thông tin trong việc lựa chọn công ty, tổ chức
nào phù hợp. Để thúc đẩy vai trò và trách nhiệm trong bảo vệ mơi trường và đóng
góp vào sự phát triển kinh tế địa phương, một vài quốc gia đã vận hành hệ thống
“Giấy chứng nhận du lịch sinh thái”

9


Ở Việt Nam, du lịch sinh thái cũng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, tìm
hiểu, trong đó có thể kể đến:
- Cơng trình nghiên cứu: “Cơ sở khoa học phát triển du lịch sinh thái ở Việt
Nam”, đề tài khoa học cấp Bộ; do Phạm Trung Lương làm chủ nhiệm đề tài. Đề tài
đã nghiên cứu cơ sở khoa học phát triển du lịch sinh thái, chỉ ra những yêu cầu cơ
bản đối với phát triển du lịch sinh thái trong điều kiện kinh tế thị trường; đánh giá
tiềm năng và phân tích một số yếu tố tác động đến phát triển du lịch sinh thái; đề
xuất một số giải pháp cơ bản phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam.
- Cơng trình nghiên cứu: “Nghiên cứu đề xuất tiêu chí khu du lịch sinh thái ở
Việt Nam”, đề tài khoa học cấp Bộ do Đỗ Thi Thanh Hoa làm chủ nhiệm đề tài. Đề
tài đã nghiên cứu tổng quan cơ sở lý luận về du lịch sinh thái, khu du lịch và khu du
lịch sinh thái; đề cập đến kinh nghiệm và mơ hình xây dựng, phát triển khu du lịch

sinh thái ở một số quốc gia trên thế giới; phân tích tổng quan, thục trạng hoạt động
du lịch sinh thái và các khu du lịch sinh thái ở Việt Nam hiện nay; đề xuất các tiêu
chí khu du lịch sinh thái làm cơ sở cho đầu tư phát triển các khu du lịch sinh thái
theo định hướng chiến lược phát tiển du lịch Việt Nam.
- Quyển sách có tựa đề “Du lịch sinh thái” (năm 2006) do Lê Huy Bá chủ
biên do NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh phát hành. Tác giả đã đề
cập đến lí luận du lịch sinh thái, vai trò của du lịch sinh thái đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội, luận giải các nhân tố ảnh hưởng và điều kiện để phát triển du lịch
sinh thái.
- Trần Đức Thanh (năm 2004): “Phát triển du lịch sinh thái ở Hà Nội”, luận
văn Thạc sĩ Du lịch, Đại học Quốc gia Hà Nội. Trần Thùy Linh (năm 2007): “Phát
triển sản phẩm du lịch sinh thái tại khu dự trữ sinh quyển Cát Bà”, luận văn Thạc
sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Nguyễn Tấn Trung (năm 2011): “Khái niệm tiềm năng
phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đồng Nai”, luận văn Thạc sĩ Du lịch, Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn. Luận văn của các tác giả đã nghiên cứu du lịch sinh thái
dưới góc độ chuyên ngành du lịch học và khẳng định vai trò quan trọng của phát
triển du lịch sinh thái đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; đánh giá
tiềm năng, thực trạng, chỉ ra nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp nhằm phát
triển du lịch sinh thái ở các địa phương đó
Đề tài luận văn “Phát triển du lịch tỉnh An Giang” (tác giả Mai Thị Ánh
Tuyết - trường Đại học Kinh tế TP.HCM 2007) tác giả nghiên cứu những nội dung
cơ bản về du lịch và đã được sử dùng nguồn số liệu 10 năm (1996-2005) để phân
10


tích các vấn đề liên quan dến thực trạng phát triển du lịch cùng với việc phân tích
những thời cơ, thách thức, điểm yếu mạnh của ngành du lịch tỉnh An Giang và các
giải pháp cụ thế để phát triển du lịch gồm 3 nhóm như: giải pháp cải thiện các yếu
tố bên ngoài, giải pháp cải thiện các yếu tố bên trong và giải pháp hỗ trợ.
Đề tài luận văn Thạc sĩ Địa lý học “Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái

tỉnh Cà Mau” (tác giả Phạm Việt Hưng - Trường Đại học Sư phạm TP.HCM, năm
2008).
Đoàn Mai Hương và các tác giả (2012), Nghiên cứu đa dạng sinh học và các
hệ sinh thái xã Hương Sơn huyện Mỹ Đức, Hà Nội làm cơ sở khoa học cho việc quy
hoạch phát triển du lịch sinh thái bền vững, Đề tài nghiên cứu cấp Đại học Quốc
gia Hà Nội và Quốc gia. Đề tài đã điều tra bổ sung đầy đủ và đánh giá tính đa dạng
sinh học (động vật, thực vật) và tài nguyên ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức làm cơ
sở cho công tác bảo tồn và đề xuất các giải pháp quản lý cấp xã, huyện. Đồng thời
là việc đánh giá nguồn tài nguyên có ích và có nguy cơ suy giảm để giúp cho xã và
huyện có các chính sách ưu tiên trong bảo tồn và phát triển du lịch sinh thái theo
hướng bền vững. Ngồi ra, các tác giả đã mơ tả chi tiết và lập bản đồ các hệ sinh
thái tại khu vực nghiên cứu để có một bức tranh tổng quát nhất phục vụ cho quy
hoạch du lịch sinh thái trong tương lai.
Hoàng Anh Tuấn (năm 2016): “Phát triển du lịch sinh thái Đảo Cò Chi Lăng
Nam, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương”, luận văn Thạc sĩ quản lý kinh tế, Đại
học Quốc gia Hà Nội. Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát
triển du lịch sinh thái; đánh giá thực trạng quá trình phát triển khu du lịch sinh thái
Đảo Cò, Chi Lăng Nam; đánh giá những thành công, những tồn tại và nguyên nhân
của những tồn tại trong quá trình phát triển khu du lịch sinh thái Đảo Cò Chi Lăng
Nam. Từ đó, luận văn đề xuất một số giải pháp góp phần phát triển khu du lịch sinh
thái Đảo Cò Chi Lăng Nam.
1.1.3. Tình hình nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái ở Lào và khu vực huyện
Ba Chiêng
Đề tài: “Giải pháp phát triển ngành du lịch tỉnh Champasak” của
Bounthavongxin Keotaphet - Trường Đại học Kinh tế TP.HCM 2012. Tác giả đã
phân tích rất kỹ về tiềm năng, về vị trí địa lý, tài ngun thiên nhiên, về địa hình khí
hậu tài nguyên nhân văn và thực trạng phát triển du lịch, đánh giá thuận lợi và khó
khăn trong phát triển. Trong tài liệu tác giả đã sử dụng nguồn số liệu 10 năm (2002
- 2010) và đưa ra giải pháp về bảo vệ môi trường tự nhiên và nhân văn du lịch, về
11



đa dạng hóa nâng cao chất lượng sản phẩm riêng của tỉnh Champasak, giải pháp thu
hút vốn đầu tư, giải pháp về tuyên tuyền, nâng cao hiệu quản lý nhà nước về du lịch
và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Đề tài “Phát triển du lịch tỉnh Champasak đến năm 2025” của tác giả
KhamSon Som Let - Trường Đại học Kinh tế - Luật TP.HCM, năm 2018, tác giả đã
nghiên cứu những nội dung về du lịch như: tổng hợp các lý thuyết và kinh nghiệm
thực tiễn về du lịch và phát triển du lịch. Từ việc phân tích thực trạng phát triển du
lịch tại tỉnh Champasak, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những
hạn chế trong quá trình phát triển du lịch thời gian qua. Đồng thời đề xuất các định
hướng và các giải pháp góp phần đẩy mạnh phát triển du lịch tỉnh Champasak đến
năm 2025.
Đề tài “Phát triển du lịch tỉnh Luang Pra Bang, Cộng hòa dân chủ nhân dân
Lào trong xu thế hội nhập quốc tế” của tác giả Perng LORKAMANN - Trường Đại
học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên, năm 2016.
Như vậy, chưa có cơng trình nghiên cứu nào về du lịch sinh thái ở tỉnh
Champsak nước CHDCND Lào nói chung và huyện Ba Chiêng nói riêng.
1.2. Cơ sở lý luận về du lịch sinh thái
1.2.1. Tài nguyên cho phát triển du lịch sinh thái
1.2.1.1. Tài nguyên du lịch sinh thái
Tài nguyên du lịch nói chung của mỗi lãnh thổ bao gồm các yếu tố liên quan
điều kiện tự nhiên, điều kiện lịch sử, văn hóa, kinh tế, xã hội vốn có trong tự nhiên
hoặc do con người tạo ra trên lãnh thổ đó được sử dụng vào mục đích du lịch. Hay
cụ thể hơn, “tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch
sử, văn hóa, cơng trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác
có thể sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố căn bản để hình thành các
khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch,…”
DLST được phát triển dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa. Do đó, tài
nguyên DLST là một bộ phận quan trọng của tài nguyên du lịch, “nó bao gồm các

giá trị tự nhiên thể hiện trong hệ sinh thái cụ thể và các giá trị văn hóa bản địa tồn
tại và phát triển khơng tách rời hệ sinh thái tự nhiên đó”
Như vậy, không phải tất cả giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa đều được coi là
tài nguyên DLST mà chỉ có các thành phần, các thể tổng hợp tự nhiên,các giá trị
văn hóa bản địa gắn với một hệ sinh thái cụ thể được khai thác, sử dụng để tạo ra
12


các sản phẩm DLST, phục vụ mục đích phát triển DLST mới được xem là tài
nguyên DLST. Điều này có nghĩa là khi nghiên cứu, đánh giá, tổng hợp tài nguyên
DLST của một lãnh thổ cho mục đích phát triển DLST thì những hệ sinh thái (tự
nhiên, nhân sinh) phản ánh đầy đủ các điều kiện tự nhiên của lãnh thổ đó, chỉ có
những giá trị văn hóa bản địa (vật thể và phi vật thể) là sản phẩm của quá trình sinh
sống lâu dài trên cơ sở khai thác các điều kiện tự nhiên trên lãnh thổ và phản ánh
được các đặc trưng mang tính quy luật giữa tự nhiên và con người của lãnh thổ mới
được coi là tài nguyên DLST.
Tài nguyên DLST rất phong phú, đa dạng. Một số loại tài nguyên DLST chủ
yếu thường được nghiên cứu khai thác nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách gồm:
- Các hệ sinh thái tự nhiên đặc thù, đặc biệt là nơi có tính đa dạng sinh học
cao với nhiều loại sinh vật đăc hữu, quý hiếm (các vườn quốc gia, các khu bảo tồn
thiên nhiên, sân chim…).
- Các hệ sinh thái nông nghiệp phản ánh tổng hợp các điều kiện sản xuất của
lãnh thổ (vườn cây ăn trái - miệt vườn ở vùng bán cao nguyên và cao nguyên
Boliven thuộc huyện Ba Chiêng, huyện Paksong; trang trại, làng hoa …).
- Các giá trị văn hóa bản địa hình thành và phát triển gắn liền với sự tồn tại
của hệ sinh thái tự nhiên như các phương thức canh tác, các lễ hội, sinh hoạt truyền
thống gắn với các truyền thuyết của cộng đồng.
1.2.1.2. Các đặc điểm của tài nguyên du lịch sinh thái
Tài nguyên du lịch sinh thái thường rất nhạy cảm với các tác động
So với các dạng tài nguyên phục vụ loại hình du lịch khác, tài nguyên DLST

thường rất nhạy cảm với những tác động của con người. Bởi những yếu tố tự nhiên,
hay văn hóa bản địa được coi là tài nguyên DLST là thành phần không thể tách rời
trong cấu trúc sinh thái cảnh quan của mỗi lãnh thổ du lịch. Những thành phần này
tồn tại, phát triển trong mối quan hệ hữu cơ với nhau một cách hết sức chặt chẽ. Do
đó, sự thay đổi tính chất của một số thành phần tự nhiên hoặc sự suy giảm hay mất
đi của một số loài sinh vật cấu thành nên hệ sinh thái nào đó dưới tác động của con
người sẽ là nguyên nhân để thay đổi, thậm chí mất đi hệ sinh thái đó và tác động
tiếp theo là phá vỡ những tập quán, phương thức canh tác của cư dân địa phương,
nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng lãnh thổ đó
và kết quả là tài nguyên DLST sẽ bị ảnh hưởng ở những mức độ khác nhau.

13


Tài nguyên DLST chịu sự chi phối mạnh mẽ của quy luật nhịp điệu (đặc
biệt là nhịp điệu mùa)
Tài nguyên du lịch nói chung và DLST nói riêng đều chịu tác động của quy
luật nhịp điệu. Nhưng DLST là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa
bản địa nên những tài nguyên DLST chịu sự chi phối mạnh mẽ hơn cả và đây là một
trong những đặc trưng cơ bản nhất của loại tài nguyên này. Sự lệ thuộc này chủ yếu
dựa theo quy luật diễn biến của khí hậu, đây là nhân tố có vai trị động lực tạo nên
sự biến đổi mang tính nhịp điệu của tất cả các thành phần tự nhiên, nhân văn, và nó
sẽ quyết định tính nhịp điệu trong hoạt động khai thác các nguồn tài nguyên phục
vụ DLST. Vì vậy, vấn đề đặt ra là các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách
phát triển DLST, trong q trình hoạch định các loại hình du lịch, các tuyến điểm
du lịch, là tạo nên khả năng khai thác hoạt động du lịch một cách liên tục.
Tài nguyên DLST thường được khai thác tại chỗ để tạo ra các sản phẩm du
lịch
Không giống như các dạng tài nguyên khác, sau khi được khai thác có thể
vận chuyển đi nơi khác. Tài nguyên Du lịch nói chung và tài nguyên DLST nói

riêng thường được khai thác tại chỗ để tạo ra sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu của
du khách. Vì vậy, để khai thác tốt tài nguyên DLST thái cần thiết phải có những cơ
sở hạ tầng thuận lợi cho việc tiếp cận các khu vực tiềm năng. Trên thực tế chúng ta
cũng thấy những nơi nào có vị trí địa lý thuận lợi, giao thơng đi lại thuận tiện thì
hoạt động du lịch nói chung và DLST nói riêng sẽ phát triển hơn. Ngược lại những
nơi có tiềm năng rất lớn về DLST nhưng giao thơng khó khăn, khả năng tiếp cận
cịn hạn chế thì mức độ khai thác cịn thấp, chủ yếu còn dạng tiềm năng.
Tài nguyên du lịch sinh thái có khả năng tái tạo và sử dụng lâu dài
Phần lớn các loại tài nguyên du lịch, trong đó có tài nguyên DLST được xếp
vào loại tài nguyên có khả năng phục hồi, tái tạo của tự nhiên. Tuy nhiên trên thực
tế có rất nhiều loại tài nguyên DLST đặc sắc như các sinh vật đặc hữu, quý hiếm…
hồn tồn có thể biến mất do những tai biến thiên nhiên hoặc do tác động thiếu hiểu
biết của con người. Vấn đề đặt ra là cần nắm bắt được quy luật của tự nhiên, lường
trước được những tác động của con người đối với tự nhiên nói chung, tài nguyên
DLST nói riêng để có những định hướng, giải pháp cụ thể khai thác hợp lý, có hiệu
quả, khơng ngừng bảo vệ tôn tạo và phát triển các nguồn tài nguyên vô giá này
nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch. Chỉ có phát triển bền vững mới đảm bảo
cho nguồn tài nguyên du lịch, trong đó có tài nguyên DLST ít bị tổn hại, mỗi điểm
14


du lịch, mỗi khu du lịch ngày càng trở nên hấp dẫn hơn, không chỉ thỏa mãn nhu
cầu phát triển du lịch hiện tại, mà còn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu du lịch nói chung
và DLST nói riêng trong tương lai.

1.2.2. Các đặc trưng cơ bản của du lịch sinh thái
Mọi hoạt động du lịch nói chung và DLST nói riêng đều được thực hiện dựa
trên những tài nguyên du lịch tự nhiên và những giá trị văn hóa lịch sử do con người
tạo nên và có sự kết hợp của các dịch vụ, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch. Dựa vào
những yếu tố đó để hình thành lên sản phẩm du lịch phục vụ nhu cầu vui chơi, nghỉ

dưỡng khám phá của khách du lịch, mang lại lợi ích kinh tế cho xã hội. DLST là
một dạng hoạt động của du lịch nói chung vậy nó cũng bao hàm những đặc trưng cơ
bản của hoạt động du lịch nói chung bao gồm:
- Tính đa ngành: Tính đa ngành thể hiện ở đối tượng được khai thác phục vụ
du lịch (sự hấp dẫn về cảnh quan tự nhiên, các giá trị lịch sử, văn hóa, cơ sở hạ tầng
và các dịch vụ kèm theo…) Thu nhập xã hội từ du lịch cũng mang lại nguồn thu cho
nhiều ngành kinh tế khác nhau thông qua các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách
du lịch ( điện, nước, nơng sản, hàng hóa…)
- Tính đa thành phần: Biểu hiện ở tính đa dạng trong thành phần khách du
lịch, những người phục vụ du lịch, cộng đồng địa phương, các tổ chức chính phủ và
phi chính phủ, các tổ chức tư nhân tham gia vào hoạt động du lịch.
- Tính đa mục tiêu: Biểu hiện ở những lợi ích đa dạng về bảo tồn thiên nhiên,
cảnh quan lịch sử văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống của khách du lịch và
người tham gia hoạt động dịch vụ du lịch, mở rộng sự giao lưu văn hóa, kinh tế và
nâng cao ý thức tốt đẹp của mọi thành viên trong xã hội.
- Tính liên vùng: Biểu hiện thơng qua các tuyến du lịch với một quần thể các
điểm du lịch trong một khu vực, trong một quốc gia hay giữa các quốc gia với nhau.
- Tính mùa vụ: Biểu hiện ở thời gian diễn ra hoạt động du lịch tập trung với
cường độ cao trong năm. Tính mùa vụ thể hiện rõ nhất ở các loại hình du lịch nghỉ
mát, thể thao theo mùa …(theo tính chất của khí hậu ) hoặc loại hình du lịch nghỉ
cuối tuần, vui chơi giải trí …(theo tính chất cơng việc của những người hưởng thụ
sản phẩm du lịch).

15


- Tính chi phí: Biểu hiện ở chỗ mục đích đi du lịch của các khách du lịch là
hưởng thụ các sản phẩm du lịch chứ khơng phải mục đích kiếm tiền.
- Tính xã hội hóa: Biểu hiện ở việc thu hút toàn bộ mọi thành phần trong xã
hội tham gia có thể trực tiếp hoặc gián tiếp vào hoạt động du lịch. Bên cạnh những

đặc trưng chung của ngành du lịch, DLST cũng hàm chứa những đặc trưng riêng
bao gồm:
+ Tính giáo dục cao về mơi trường: DLST hướng con người tiếp cận gần hơn
nữa với các vùng tự nhiên và các khu bảo tồn, nơi có cá giá trị cao về đa dạng sinh
học và rất nhạy cảm về mặt môi trường. Hoạt động du lịch gây lên những áp lực lớn
đối với môi trường, và DLST được coi là chiếc chìa khóa nhằm cân bằng giữa mục
tiêu phát triển du lịch và bảo vệ mơi trường.
+ Góp phần bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên và duy trì tính đa
dạng sinh học: Hoạt động DLST có tác dụng giáo dục con người bảo vệ tài nguyên
thiên nhiên và mơi trường, qua đó hình thành lên những ý thức bảo vệ các nguồn tài
nguyên đó cũng như thúc đẩy các hoạt động bảo tồn đảm bảo yêu cầu phát triển bền
vững.
+ Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương: Sự tham gia của cộng
đồng địa phương có tác dụng to lớn trong việc giáo dục du khách bảo vệ các nguồn
tài nguyên thiên nhiên và mơi trường, đồng thời cũng góp phần nâng cao hơn nữa
giá trị nhận thức cho cộng đồng, tăng nguồn thu nhập cho người dân sở tại. Điều
này cũng tác động ngược trở lại một cách tích cực với hoạt động bảo tồn tài nguyên
DLST.
+ Tính đa thành phần: Biểu hiện ở tính đa dạng trong thành phần khách du
lịch, những người phục vụ du lịch, cộng đồng địa phương, các tổ chức chính phủ và
phi chính phủ, các tổ chức tư nhân tham gia vào hoạt động du lịch.
1.2.3. Những nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái
DLST cần phải tuân thủ một số nguyên tắc sau:
- Có hoạt động diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết về môi trường, qua đó tạo
ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn
Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của hoạt động DLST tạo ra sự
khác biệt rõ ràng giữa DLST với các hình thức du lịch tự nhiên khác. Cùng một
nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên, các sản phẩm của chúng đều có giá trị, giá trị sử
dụng, được trao đổi mua bán qua các hình thức dịch vụ du lịch. Song DLST lại có
16



×