Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh yếu – kém qua câu lạc bộ học sinh thân thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (539.89 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tên đề tài: giáo dục kĩ năng sống cho học sinh yếu- kém qua câu lạc bộ học sinh thân thiện. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI:. GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH YẾU – KÉM QUA CÂU LẠC BỘ HỌC SINH THÂN THIỆN A-PHẦN MỞ ĐẦU: 1. Lý do chọn đề tài: Đảng ta và Bác Hồ coi công tác đào tạo thanh thiếu niên nhi đồng để sau này trở thành chủ nhân tương lai của đất nước. Việc giáo dục các em là khoa học, một nghệ thuật không nên tuỳ tiện chủ quan. Bác Hồ nói: “ Ngày nay chúng ta là nhi đồng ít năm sau chúng ta là công dân, cán bộ…” Đảng ta đặc biệt quan tâm đến lứa tuổi thanh thiếu niên nhi đồng, luôn mong muốn trong tâm hồn các em trong sáng hồn nhiên có được những ảnh hưởng tốt đẹp để tạo nên một lớp người mới phát triển toàn diện. Ở học sinh phổ thông nói chung và tuổi học sinh trung học cơ sở nói riêng, tính vui tươi, hồn nhiên, hiếu động là không thể thiếu được trong các em. Đặc biệt là mặt tâm sinh lý của các em có nhiều thay đổi lớn. Vì vậy, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh được xác định là một trong những nội dung cơ bản của phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường học. Kiểu dạy học thầy giảng giải, trò ghi nhớ máy móc truyền thống đã không phù hợp với yêu cầu đặt ra, vì vậy việc dạy học lấy học sinh làm trung tâm, thầy giáo chỉ là người tổ chức điều khiển, định hướng, học sinh chủ động tiếp thu tìm tòi kiến thức riệng cho mình đã áp dụng tất cả môn học đều nhằm vào mục tiêu chất lượng và hiệu quả. Kĩ năng sống là khả năng để có hành vi thích ứng và tích cực, giúp các em có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày. Còn thân thiện với mội trường là thân thiện giữa người với người. Hiện nay đa số thầy cô giáo đã dạy theo phương pháp mới, nhưng vẫn còn một số học sinh chưa ngoan, còn ham chơi chưa tập trung chú ý đến việc học tập, xem nhẹ việc học của mình nên dẫn đến yếu-kém. Bắt đầu từ năm học 2008-2013, ngành giáo dục và đào tạo phát động phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” Năm học 2011-2012 Bộ giáo dục và đào tạo đưa giáo dục kĩ năng sống lồng ghép vào các môn học ở tất cả các trường học. Đây là một chủ trương cần thiết và Người thực hiện: Ngô Thị Liệu- Trường THCS Mỹ Hiệp-CL-ĐT Lop8.net. 1.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Tên đề tài: giáo dục kĩ năng sống cho học sinh yếu- kém qua câu lạc bộ học sinh thân thiện đúng đắn. Chính vì lý do đó nên tôi chọn đề tài “ giáo dục kĩ năng sống cho học sinh yếu- kém qua câu lạc bộ học sinh thân thiện”. 2.Mục đích nghiên cứu đề tài: Học sinh luôn lấy 5 Điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng làm mục tiêu phấn đấu trong học tập, phấn đấu trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, có thể nói ngoài việc học các môn tự nhiên xã hội và các môn khác, thì học các giờ hoạt động hướng nghiệp, tham gia các câu lạc bộ… cũng là một trong những con đường giáo dục không thể thiếu trong quá trình giáo dục nhân cách học sinh, giúp học sinh phát triển toàn diện. Tất cả đều tập trung và lắng nghe, các em hứng thú đến trường để học tập, không còn ham chơi lãng phí thời gian. Các em sẽ chăm chỉ học tập trở thành con ngoan trò giỏi, đạo đức tốt biết vận dụng những khả năng nhanh nhẹn, sáng tạo và có trách nhiệm trong công việc được giao. Với mục đích chủ yếu là: + Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho các em, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục toàn diện. + Tìm ra một số biện pháp rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh yếu-kém Trường THCS Mỹ Hiệp. 3.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về: “ Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh yếu-kém qua câu lạc bộ học sinh thân thiện”. - Phạm vi nghiên cứu: Trong năm học 2011-2012. Thời gian sinh hoạt câu lạc bộ: các em học sinh đến trường sinh hoạt 2 tháng một lần. Không gian: Tại trường THCS Mỹ Hiệp-CL-ĐT. B/ PHẦN NỘI DUNG: 1.Cơ sở lí luận: Kĩ năng là khả năng để có hành vi thích ứng và tích cực, giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày. Thực tế cho thấy ở nhà trường có rất nhiều học sinh Khá - Giỏi, rất năng nổ, chăm học… Bên cạnh còn có nhiều học sinh mãi mê ham chơi không lo việc học. + Ví dụ: các em bỏ học, trốn tiết tụ tập ở những hàng quán, chơi game… Vì vậy việc cấp bách là tìm ra những biện pháp hữu hiệu có tác dụng nhanh chóng giáo dục hướng dẫn các em trở lại con đường học tập của mình, giúp ngăn ngừa các vấn đề xã hội và bảo vệ quyền con người. Việc thiếu kĩ năng sống của các em Người thực hiện: Ngô Thị Liệu- Trường THCS Mỹ Hiệp-CL-ĐT Lop8.net. 2.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Tên đề tài: giáo dục kĩ năng sống cho học sinh yếu- kém qua câu lạc bộ học sinh thân thiện là nguyên nhân làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội như: đánh nhau, cướp giật, ma túy và các tệ nạn khác. Trong công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, Đảng chủ trương thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa để đưa đất nước ta, dân tộc ta thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu; đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020, xứng đáng sánh vai với các cường quốc năm châu. Sự thành công của sự nghiệp trọng đại đó tuỳ thuộc phần lớn vào công tác đào tạo nguồn nhân lực, vào sự nghiệp “trồng người”. Bối cảnh đó đặt ra cho ngành giáo dục, đội ngũ thầy cô giáo, cán bộ quản lý và mỗi nhà trường trách nhiệm rất nặng nề. Trong việc thực hiện sứ mệnh nặng nề và cao cả đó, mỗi trường học phải là một tập thể đoàn kết phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo đạo đức và chất lượng dạy học đích thực, đào tạo thế hệ trẻ thánh những công dân yêu nước, có văn hóa, có trình độ kiến thức, kĩ năng khoa học, có ý chí, hoài bảo vươn lên không cam chịu nghèo nàn làm giàu cho đất nước và cho bản thân. Để làm được điều đó mỗi trường học, nhất là trường Trung Học Cơ Sở, phải xây dựng cho được môi trường Sư Phạm tích cực, thân thiện: Thân thiện giữa thầy với thầy; thân thiện giữa trò với trò, thân thiện giữa thầy với trò, thân thiện giữa nhà trường với cộng đồng. Nếu các em không được giáo dục kĩ năng sống đúng lúc thì sẽ dẫn đến một số biểu hiện xấu: đánh nhau, bạo lực học đường, trốn học …. Do vậy nhiều câu lạc bộ trong nhà trường đã thành lập nói chung và thành lập câu lạc bộ học sinh thân thiện nói riêng. Các em tham gia vào câu lạc bộ này dần dần sẽ hình thành và phát triển cho các em khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp với thầy cô, bạn bè với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường là xu thế. Hiện nay việc giáo dục kĩ năng sống đã đưa vào tiết dạy chính khóa ở rất nhiều trường. Hình thức xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm thúc đẩy việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường. 2. Thực trạng nghiên cứu: Hiện tại thì học sinh trường THCS Mỹ Hiệp còn thiếu nhiều kĩ năng sống…chính vì thế mỗi thầy cô giáo hàng ngày phải tìm tòi những biện pháp mới để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Riêng bản thân ngay từ đầu năm học đã lập ra kế hoạch thi đua cho từng lớp và từng cá nhân, thành lập các phong trào: văn nghệ, thể dục thể thao. Đặc biệt là phối hợp với Chi Đoàn trường thành lập Câu lạc bộ giáo dục kĩ năng sống cho học sinh yếu – kém trong nhà trường. Khi các em tham gia vào câu lạc bộ này thì bản thân các em được rèn luyện rất nhiều kĩ năng giao tiếp, các em không còn nhút nhát, e dè, mà các em đã tìm ra hướng đi đúng, có cách ứng xử hây… Người thực hiện: Ngô Thị Liệu- Trường THCS Mỹ Hiệp-CL-ĐT Lop8.net. 3.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Tên đề tài: giáo dục kĩ năng sống cho học sinh yếu- kém qua câu lạc bộ học sinh thân thiện + Ví dụ: Có em học sinh tên Nguyễn Thị Thúy Kiều học sinh lớp 6A3 lúc đầu khi bước vào ngưỡng cửa cấp hai, em Kiều rất nhút nhát, không dám tiếp xúc trò chuyện cùng các bạn, nhưng sau khi tham gia vào câu lạc bộ này, được thầy cô hường dẫn và chỉ cho em cách giao tiếp và cách ứng xử với bạn bè, được các bạn quan tâm, thân thiện với Kiều. Từ đó Kiều đã mạnh dạn phát biểu cảm nghĩ của mình và cùng tham gia chơi trò chơi với các bạn , hiện tại em học rất tốt và thường xuyên phát biểu dưới cờ. Ngoài ra giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh, thông qua các hoạt động và tự rèn luyện thực hiện những điều đã học trong thực tiễn, các em được hoàn thiện hơn về phát triển nhân cách. Các hoạt động Đội có tính giáo dục chính trị, tư tưởng và đạo đức cho học sinh. Từ đó các em hiểu được truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc, truyền thống của Đảng, Đội, Đoàn, hiểu được trách nhiệm của bản thân đối với gia đình, nhà trường và xã hội. Trong năm qua Liên Đội đã phát động nhiều phong trào như: đền ơn đáp nghĩa, giúp đỡ đồng bào lũ lụt. phong trào vòng tay bè bạn, phong trào kế hoạch nhỏ, phong trào hoa điểm mười, phong trào kể chuyện về tấm gương đạo đức của Bác….được các em tham gia rất tích cực và sôi nổi và hăng hái, những hoạt động này đã trở thành xuyên suốt trong những năm học qua của Liên Đội để thực hiện mục tiêu giáo dục của Đội, của nhà trường, gia đình và xã hội. Tham gia các phong trào của Đội các em thể hiện được khả năng của mình, cũng nhằm giáo dục kĩ năng sống cho các em. Đặc biệt là những em học sinh yếu-kém. 3. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp quan sát: Là phương pháp thu thập thông tin từ giáo viên chủ nhiệm: ghi nhận địa chỉ, tên phụ huynh của các em, gặp trực tiếp các em để trao đổi và hướng dẫn các em khi tham gia vào câu lạc bộ. - Phương pháp tổng hợp tài liệu: là phương pháp tìm hiểu những tư liệu có liên quan đến việc giáo dục kĩ năng sống cho các em. - Phương pháp tập hợp theo nhóm. - Phương pháp giải quyết vấn đề. - Phương pháp trò chơi. - Phương pháp đóng vai. - Phương pháp dự án. Khi cho các em tham gia cần sử dụng một số kĩ năng sau: - Kĩ thuật chia nhóm. - Kĩ thuật giao nhiệm vụ. - Kĩ thuật đặt câu hỏi. - Kĩ thuật động não. Người thực hiện: Ngô Thị Liệu- Trường THCS Mỹ Hiệp-CL-ĐT Lop8.net. 4.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Tên đề tài: giáo dục kĩ năng sống cho học sinh yếu- kém qua câu lạc bộ học sinh thân thiện - Kĩ thuật trình bày. - Kĩ thuật hỏi, đáp. Câu lạc bộ này kiên trì và luôn tổ chức các hoạt động thay đổi liên tục để các em thường xuyên đến tham gia và duy trì hành vi mới, thói quen mới, từ đó tạo động lực cho các em điều chỉnh hoặc thay đổi giá trị, thái độ và những hành vi không tốt trước đây, dần dần các em sẽ thích nghi và trở thành một thành viên tốt. * Biện pháp thực hiện: Trong tháng 9, tháng 11 năm 2011 vừa qua khi mới thành lập câu lạc bộ này các em học sinh tham gia rất đông hơn 100 em, kể cả những em học sinh Khá- Giỏi đều tham gia, nhưng đặc biệt là các em học sinh yếu tham gia rất nhiều. Khi mới vào câu lạc bộ các em còn bở ngở, nhưng sau khi các em tự làm quen với nhau qua cách giới thiệu từng thành viên trong câu lạc bộ, qua những trò chơi vui nhộn và hấp dẫn, từ từ các em đã biết quan tâm chia sẽ nhau. + Phần một: Các thành viên trong câu lạc bộ tự giới thiệu tên, lớp và sở thích cá nhân. + Phần hai: Các thành viên chia ra ba nhóm để sinh hoạt: ( 3 nhóm sẽ đổi nhiệm vụ nhau) Nhóm 1: Tham gia các trò chơi (do các em tự quản trò) Trò chơi 1: Nhảy ô tiếp sức:. Người thực hiện: Ngô Thị Liệu- Trường THCS Mỹ Hiệp-CL-ĐT Lop8.net. 5.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Tên đề tài: giáo dục kĩ năng sống cho học sinh yếu- kém qua câu lạc bộ học sinh thân thiện. Trò chơi 2: Bật nhảy vào vòng tiếp sức:. Trò chơi 3: Hoàng anh-Hoàng yến. Người thực hiện: Ngô Thị Liệu- Trường THCS Mỹ Hiệp-CL-ĐT Lop8.net. 6.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Tên đề tài: giáo dục kĩ năng sống cho học sinh yếu- kém qua câu lạc bộ học sinh thân thiện Nhóm 2: Các em tham gia giao lưu văn nghệ ( học sinh tự quản) Nhóm 3: Các em tự bạch những suy nghĩ của mình: Em Lư Xuân Bình học sinh lớp 8A4 trình bày: nhà em nghèo cha bỏ đi khi em còn nhỏ, mẹ đi lấy chồng khác bỏ em lại sống với bà ngoại tuổi đã cao, hiện em vừa đi học một buổi, vừa bán vé số một buổi kiếm tiền mua gạo ăn hàng ngày, tối về em mới học bài. Qua lời tự bạch của em Bình tôi tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường và Hội khuyến học, đã tặng cho em hai bộ áo dài, một chiếc xe đạp, và trao tặng cho em một xuất học bổng trị giá 300.000đ. Hiện nay em Bình rất vui vẻ và đi học đều, việc học có nhiều tiến bộ, em hiện nay là một học sinh Khá của lớp 8A4. Có em lại viết: Gần nhà em có bạn tên Thảo là học sinh lớp 7A5 nhà nghèo, đi học một buổi, một buổi ở nhà giúp mẹ dệt thảm để kiếm tiền mua gạo ăn hàng ngày, nhưng bạn luôn là một học sinh Giỏi của lớp, và là một lớp phó học tập rất gần gũi và dễ thương, bạn ấy luôn giúp đỡ, hướng dẫn các bạn học yếu. Em Nguyễn Trọng Hữu học sinh lớp 9A4, em thường xuyên trốn học chơi game, do quá ghiền, nhưng sau khi tham gia vào câu lạc bộ này em cảm thấy rất thích thú và ham thích đến trường hơn, không còn trốn học nữa. ……………………………………………………… + Phần ba: Các thành viên tập hợp nhận xét chung về buổi sinh hoạt. Kết thúc dặn dò và cùng thống nhất đưa ra chương trình cho buổi sinh hoạt lần sau. * Kết quả: Qua thực tế giáo dục kĩ năng sống cho các em học sinh yếu-kém cho thấy Sự chuyển biến rõ rệt: Các em biết sửa lỗi, biết bỏ những thói xấu, đến trường tham gia vào các hoạt động tốt hơn. Thực nghiệm ỡ những học sinh trên cho thấy đã có sự tiến bộ rất tốt: Sinh hoạt trong tháng 9 năm 2011, có 42 em tham gia . Sinh hoạt trong tháng 11 năm 2011, có 73 em tham gia sinh hoạt.  Cả 115 em này sau khi tham gia vào câu lạc bộ đã có nhiều tiến bộ rõ rệt, thấy rõ nhất qua Kỳ thi HK I năm 2011 vừa qua các em đạt từ loại Trung Bình trở lên. Như vậy việc giáo dục kĩ năng sống cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt dẫn đến học yếu-kém là rất cần thiết. Nó không chỉ đem lại hiệu quả dạy học như mong muốn, nâng cao chất lượng dạy học mà còn phát huy tích cực, đôc lập nhận thức của học sinh, kích thích sự hứng thú, tự tin trước đông người. 4. Bài học kinh nghiệm: Qua thời gian thực hiện tôi nhận thấy việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Người thực hiện: Ngô Thị Liệu- Trường THCS Mỹ Hiệp-CL-ĐT Lop8.net. 7.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Tên đề tài: giáo dục kĩ năng sống cho học sinh yếu- kém qua câu lạc bộ học sinh thân thiện Yếu-kém không khó nếu chúng ta biết đề ra những biện pháp khả thi. Tôi thấy giáo dục kĩ năng sống cho các em học sinh là rất cần thiết, nó đòi hỏi người giáo viên phải thật sự có tâm huyết phải tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của các em..Từ đó có những phương pháp giáo dục cho các em trở thành một học trò ngoan, một ngừơi có ích cho xã hội sau này, chứ ta không nên phân biệt đối xử, ghét các em. Phải kết hợp cả gia đình, nhà trường và xã hội mới mong đào tạo được những học sinh phát triển toàn diện. Mặt khác vai trò của gia đình vô cùng quan trọng trong định hướng giáo dục, động viên giúp học sinh tránh xa các tệ nạn xã hội, luôn quan tâm theo dõi thời khóa biểu của con em mình, vui chơi phù hợp. Vì vậy, cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và chính quyền địa phương trong quản lý, giáo dục học sinh trong và ngoài nhà trường. C/ PHẦN KẾT LUẬN: Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh hiện nay là việc làm rất cần thiết, đòi hỏi mọi người phải nhanh chóng chung sức, chung lòng, chung tay giáo dục cho các em. Nhưng giúp các em được tốt hơn, được ngoan trong thời gian ngắn không phải dễ. Nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh yếu-kém nói trên được thực hiện thông qua giờ hoạt động chính ở lớp và các buổi diễn ra của câu lạc bộ trong nhà trường. Từ vốn kinh nghiệm tích lũy ấy tôi đã áp dụng có hiệu quả ở những lớp, những em học sinh mà tôi đang hướng dẫn, nhằm hình thành ở các em những yếu tố của một nhân cách phát triển toàn diện, hài hòa, đó là sự phát triển về đạo đức, trí tuệ và thể lực trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Góp phần đào tạo thế hệ trẻ thành con người phát triển toàn diện vì trẻ em hôm nay là thế giới của ngày mai. Tôi nhận thấy có câu nói của một nhà giáo dục nổi tiếng nào đó rất đúng “ Không có trẻ em nào là không dạy được, chỉ có phương pháp giáo dục của ta chưa đúng lúc mà thôi”. * Đề xuất kiến nghị - Phụ huynh: + Tạo điều kiện thuận lợi để con em mình được đến trường. + Tham gia đầy đủ các cuộc họp do nhà trường mời. + Thường xuyên liên lạc với nhà trường, thầy cô giáo để nắn bắt thông tin về việc học của con em mình. - Nhà trường: + Tạo cơ sở vật chất. + Kêu gọi các nhà mạnh thường quân giúp đỡ các em có hoàn cảnh khó khăn. + Tạo kinh phí hỗ trợ các câu lạc bộ. + Cần tạo điều kiện cho thầy cô giáo học hỏi thêm ở các trường bạn: sinh hoạt chuyên đề, dự giờ góp ý…về trường tổ chức các chuyên đề, tổ chức thao giảng. Từ Người thực hiện: Ngô Thị Liệu- Trường THCS Mỹ Hiệp-CL-ĐT Lop8.net. 8.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Tên đề tài: giáo dục kĩ năng sống cho học sinh yếu- kém qua câu lạc bộ học sinh thân thiện Đó thầy cô có điều kiện bổ sung thêm những kinh nghiệm nhằm giáo dục học sinh được tốt hơn. - Đối với giáo viên: + Quan tâm đến học sinh lớp mình nhiều hơn, đặc biệt là những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, những em nhút nhát, ít giao tiếp với các bạn, khuyến khích các em tham gia váo các câu lạc bộ của nhà trường. + Khi các em tham gia câu lạc bộ thì nên tạo thời gian để các em đến tham gia đúng thời gian quy định. Trên đây là một số biện pháp kinh nghiệm mà tôi đã sàn lọc trong năm học này, bản thân rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý ban, ngành và lãnh đạo để những lần sau viết được hây hơn, tốt hơn. Xin cảm ơn.. Mỹ Hiệp, ngày 9 tháng 3 năm 2012 Người viết đề tài. Ngô Thị Liệu. Người thực hiện: Ngô Thị Liệu- Trường THCS Mỹ Hiệp-CL-ĐT Lop8.net. 9.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Tên đề tài: giáo dục kĩ năng sống cho học sinh yếu- kém qua câu lạc bộ học sinh thân thiện. MỤC LỤC Trang. A/ PHẦN MỞ ĐẦU………………………………………………1 1. Lý do chọn đề tài…………………………………………….1 2. Mục đích nghiên cứu đề tài………………………………….2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu……………………………...2 B/ PHẦN NỘI DUNG……………………………………………..2 1. Cơ sở lí luận…………………………………………………..2. Người thực hiện: Ngô Thị Liệu- Trường THCS Mỹ Hiệp-CL-ĐT Lop8.net. 10.

<span class='text_page_counter'>(11)</span>

×