Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

Vấn đề việt hóa các chương trình truyền hình thực tế mua bản quyền của các nước khu vực đông bắc á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.02 MB, 147 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

PHẠM KIM PHƯỢNG

VẤN ĐỀ VIỆT HÓA CÁC CHƯƠNG TRÌNH
TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ MUA BẢN QUYỀN
CỦA CÁC NƯỚC KHU VỰC ĐÔNG BẮC Á

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ

Hà Nội – 2021


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

PHẠM KIM PHƯỢNG

VẤN ĐỀ VIỆT HÓA CÁC CHƯƠNG TRÌNH
TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ MUA BẢN QUYỀN
CỦA CÁC NƯỚC KHU VỰC ĐƠNG BẮC Á

Chun ngành: Báo chí học
Mã số: 60 32 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN TRÍ NHIỆM


Hà Nội – 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi, dưới sự
hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Trí Nhiệm. Các số liệu thống kê, kết quả
nghiên cứu, phát hiện mới là trung thực và chưa được ai cơng bố trong bất kỳ
cơng trình nghiên cứu khoa học nào trước đây. Luận văn có sử dụng, phát
triển, kế thừa một số tư liệu, số liệu, kết quả nghiên cứu từ các sách, giáo trình,
tài liệu.... liên quan đến nội dung đề tài.
Tác giả luận văn

Phạm Kim Phượng


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập và thực hiện luận văn Cao học, tôi đã nhận
được rất nhiều sự chỉ dẫn nhiệt tình của các thầy, cơ giáo Viện Đào tạo Báo
chí và Truyền thơng, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
(ĐHQGHN) và Học viện Báo chí và Tun truyền. Tơi vơ cùng q trọng,
biết ơn sự chỉ bảo đó và xin được chân thành gửi lời tri ân đến tồn thể các
thầy, cơ giáo. Đặc biệt, tôi xin ngỏ lời cám ơn sâu sắc nhất đến TS. Nguyễn Trí
Nhiệm đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ dạy, giúp đỡ tơi hồn thành luận văn. Và

hơn hết, trong q trình làm luận văn, tơi đã học tập ở thầy một tinh thần
nghiên cứu khoa học nghiêm túc, cẩn thận, tỉ mỉ và một thái độ làm việc hết
mình. Xin được gửi đến thầy sự biết ơn và lịng kính trọng chân thành nhất.
Cám ơn bạn bè và đồng nghiệp tại cơ quan Báo Thể thao và Văn hóa Thơng Tấn xã Việt Nam – là những người luôn sẵn sàng giúp đỡ tôi, tạo điều
kiện để tôi tham gia hồn thành chương trình đào tạo sau đại học. Cám ơn
anh/chị em đồng nghiệp, phóng viên Đài Truyền Hình Việt Nam, Đài truyền

hình HTV7 đã tạo điều kiện và cung cấp những tư liệu cho tôi trong quát trình
viết luận văn.
Cảm ơn gia đình và những người thân yêu đã luôn tin tưởng, động viên
và ủng hộ.
Tác giả luận văn

Phạm Kim Phượng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ......................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài..................................................... 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ..................................................... 7
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu......................................................... 8
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài .............................................................10
7. Đóng góp của luận văn .....................................................................................10
8. Bố cục luận văn ................................................................................................ 11
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ “VIỆT HĨA” CHƯƠNG TRÌNH
TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ MUA BẢN QUYỀN NƯỚC NGOÀI ...............12
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài ......................................................12
1.1.1. Chương trình truyền hình và chương trình truyền hình thực tế ................12
1.1.2. Việt hóa .......................................................................................................15
1.1.3. Việt hóa chương trình truyền hình .............................................................16
1.1.4. Bản quyền và bản quyền chương trình truyền hình ...................................19
1.2. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về việc sản xuất chương trình truyền
hình mua bản quyền nước ngồi.......................................................................23
1.3. Ngun tắc Việt hóa chương trình truyền hình thực tế mua bản quyền
nước ngồi ...........................................................................................................26

1.4. Tiêu chí chọn mua bản quyền chương trình truyền hình thực tế...........32
1.5. Các yếu tố từ chương trình truyền hình thực tế của nước ngồi ảnh
hưởng đến Việt hóa ............................................................................................33
1.6. Áp dụng các lý thuyết trong nghiên cứu đề tài.........................................34
1.6.1. Lý thuyết tiếp biến văn hóa ........................................................................34
1.6.2. Lý thuyết sử dụng và hài lòng ....................................................................37
Tiểu kết chương 1 ...............................................................................................38


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VIỆT HĨA CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN
HÌNH THỰC TẾ MUA BẢN QUYỀN CỦA CÁC NƯỚC KHU VỰC ĐÔNG
BẮC Á..................................................................................................................39
2.1. Khái quát về truyền hình thực tế tại Việt nam và 3 chương trình
khảo sát ...............................................................................................................39
2.1.1. Khái quát về chương trình truyền hình thực tế tại Việt Nam .....................39
2.1.2. Format 3 chương trình khảo sát ................................................................42
2.2. Phân tích thực trạng Việt hố 03 chương trình truyền hình thực tế mua
bản quyền của các nước khu vực Đông Bắc Á ................................................49
2.2.1. Chương trình “Con đã lớn khơn” ..............................................................49
2.2.2. Chương trình “Bố ơi! Mình đi đâu thế?” ..................................................50
2.2.3. Chương trình Chạy đi chờ chi....................................................................56
2.3. Thành cơng, hạn chế trong “Việt hóa” các chương trình truyền hình
thực tế mua bản quyền của các nước Đông Bắc Á ..........................................62
2.3.1. Thành công và nguyên nhân thành công ...................................................62
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế ..............................................................67
Tiểu kết chương 2 ...............................................................................................78
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VIỆT HĨA
CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ MUA BẢN QUYỀN NƯỚC
NGOÀI ................................................................................................................79
3.1. Những vấn đề đặt ra ...................................................................................79

3.1.1. Sự bùng nổ truyền thơng và xã hội hóa truyền hình ..................................79
3.1.2. Nhu cầu của cơng chúng truyền hình.........................................................82
3.1.3. Sự tất yếu phải nâng cao chất lượng truyền hình thực tế ở Việt Nam .......84
3.1.4. Việc Việt hóa các chương trình truyền hình thực tế nước ngồi vào Việt
Nam ......................................................................................................................85
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng Việt hóa chương trình truyền hình thực
tế mua bản quyền nước ngồi ...........................................................................86


3.2.1. Quán triệt đường lối của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước về truyền
hình nói chung và chương trình truyền hình thực tế mua bản quyền ở nước ngồi
nói riêng ...............................................................................................................86
3.2.2. Quan tâm đến vấn đề bản quyền ................................................................89
3.2.3. Chọn chương trình truyền hình thực tế phù hợp với văn hoá Việt Nam ....90
3.2.4. Chú trọng sự khác biệt về văn hóa trong thị hiếu cơng chúng ..................92
3.2.5. Nâng cao trình độ của đội ngũ sản xuất chương trình ..............................94
3.2.6. Chú trọng tính nhân văn của chương trình................................................96
3.2.7. Nghiên cứu công chúng nhằm định dạng phong cách ngôn ngữ phù hợp
với cơng chúng truyền hình ..................................................................................97
3.3. Đề xuất mơ hình “Việt hóa” truyền hình thực tế mua bản quyền nước ngoài
..............................................................................................................................99
Tiểu kết chương 3 .............................................................................................101
KẾT LUẬN .......................................................................................................103
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................106
PHỤ LỤC .......................................................................................................... 112


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Một cảnh trong chương trình truyền hình thực tế Hajimete no


Otsukai (Nhật Bản) ................................................................................. 43
Hình 2.2. Một cảnh trong chương trình truyền hình thực tế Con đã lớn khơn
(Việt Nam) ............................................................................................... 44
Hình 2.3 Một cảnh trong chương trình truyền hình thực tế Ba ơi mình đi đâu
vậy?(Hàn Quốc) ...................................................................................... 45
Hình 2.4 Một cảnh trong chương trình truyền hình thực tế Bố ơi! Mình đi thế
(Việt Nam) ............................................................................................... 46
Hình 2.5 Một cảnh trong chương trình truyền hình thực tế Running Man (Hàn
Quốc) ....................................................................................................... 47
Hình 2.6 Một cảnh trong chương trình truyền hình thực tế Chạy đi chờ chi
(Việt Nam) ............................................................................................... 48
Hình 2.7. Lơgơ Bố ơi! Mình đi đâu thế? phiên bản Hàn Quốc, Việt Nam ..... 52
Hình 2.8 Lôgô Running Man phiên bản Hàn Quốc, Việt Nam....................... 57
Hình 2.9. Kelvin Khánh ‘chơi xấu’ tụt quần Trấn Thành ngay trên truyền
hình ......................................................................................................... 71


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội
KT-XH

Kinh tế - Xã hội

NSX

Nhà sản xuất

Nxb

Nhà xuất bản


PGS. TS

Phó Giáo sư, Tiến sĩ

THTT

Truyền hình thực tế

VH-XH

Văn hóa – Xã hội


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong vài thập niên trở lại đây, truyền hình thực tế (tên tiếng anh:
Reality Television) trở thành một thể loại, một phương thức sản xuất chương
trình được đặc biệt ưa chuộng ở nhiều nước trên thế giới (dù đã manh nha ra
đời từ những năm 1940), đặc biệt là ở các quốc gia có nền truyền hình phát
triển mạnh như Mỹ, Anh, Hà Lan.... Sự phát triển mạnh của THTT được
nhận định là một xu hướng tất yếu của truyền hình thế giới, một hiện tượng
văn hóa đại chúng tồn cầu trong thế kỷ 20. Sau khi đạt được nhiều thành
công vang dội ở các nước phương Tây bởi tính mới mẻ và thu hút được một
số lượng người xem khổng lồ cũng như tạo ra nguồn lợi nhuận khơng nhỏ,
“cơn sóng” THTT, nhất là các chương trình THTT ở các nước Đơng Bắc Á
trong thời gian qua đã bắt đầu lan sang Việt Nam. Khi chương trình Khởi
nghiệp lên sóng đài truyền hình Việt Nam vào (năm 2005); Phụ nữ thế kỷ 21
(năm 2006); Bố ơi! Mình đi đâu thế? (năm 2014); Giọng ải giọng ai (năm
2016); Bài hát hay nhất (năm 2016). Trong khoảng hơn 10 năm, đến nay,

THTT đã trở thành một cụm từ quá quen thuộc với công chúng cả nước.
Khơng chỉ nhiều về số lượng mà các chương trình cịn đa dạng về nội dung,
hình thức, mang tới cho cơng chúng món ăn tinh thần mới mẻ, hấp dẫn,
trong bối cảnh game show truyền hình truyền thống đang thối trào. Các
chương trình ăn khách nhất hiện nay đều do các công ty tư nhân liên kết với
nhà Đài để sản xuất và chúng hiện đang chiếm lĩnh sóng giờ vàng trên hai
Đài truyền hình lớn nhất cả nước là Đài truyền hình Việt Nam VTV và Đài
truyền hình thành phố Hồ Chí Minh HTV.
Một thực tế đáng chú ý là hầu hết những chương trình THTT này đều
được mua bản quyền ở nước ngồi và được “Việt hóa” thành các chương trình
truyền hình của Việt Nam.

1


Việc tiếp nhận các chương trình THTT là một sinh hoạt truyền thống và
là nhu cầu tất yếu của công chúng. Công chúng ở mỗi quốc gia sẽ tiếp nhận
thông tin theo một cách khác nhau, phụ thuộc vào “tính cách” nền văn hóa
của quốc gia đó. Vì vậy, mỗi một chương trình THTT khi vào Việt Nam đều
phải được “Việt hóa” để phù hợp với văn hóa, phong tục tập quán, lối sống và
nhu cầu tiếp nhận của công chúng Việt hiện đại. Tuy nhiên, trên thực tế, quá
trình “Việt hóa” các chương trình THTT đã bị chi phối và tác động bởi các
yếu tố khách quan và chủ quan. Chính vì vậy, bên cạnh những mặt tích cực
mà chương trình THTT mang lại, khơng thể khơng thừa nhận những mặt hạn
chế mà nó đang ngày càng lộ rõ. Đây là một hiện trạng đang tồn tại ở Việt
Nam, rất đáng phải đặt vấn đề nghiên cứu để điều chỉnh và hoạch định về sự
phát triển chương trình THTT lành mạnh trong bối cảnh văn hóa hiện đại,
nhất là khi các nhà Đài chưa sản xuất được các chương trình THTT mang tính
“nội địa” mà phải đi mua của nước ngồi, và việc mua lại này đang có nguy
cơ gia tăng sự lệch chuẩn thẩm mỹ. Đồng thời để các chương để các chương

trình THTT có thể tồn tại bền vững cùng với sự ủng hộ và tin tưởng của khán
giả thì chúng phải được tạo lập trên tinh thần văn hóa Việt. Hay nói cách khác,
nó phải được “Việt hóa” một cách đích đáng.
Từ những lý do trên, chúng tơi lựa chọn “Vấn đề Việt hóa các chương
trình truyền hình thực tế mua bản quyền của các nước khu vực Đông Bắc Á”
làm đề tài luận văn thạc sĩ ngành Báo chí học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Báo chí truyền hình nói chung là một lĩnh vực được nhiều tác giả trong
và ngoài nước nghiên cứu, liên quan đến nội dung “Vấn đề Việt hóa các
chương trình truyền hình thực tế mua bản quyền của các nước khu vực Đông
Bắc Á” tuy là một đề tài mới song cũng có rất nhiều các cơng trình nghiên cứu
và tư liệu liên quan như sau:

2


Trên thế giới có một số cuốn sách nghiên cứu về THTT như: Reality
Television - Merging the Global and the Local (tạm dịch Truyền hình thực tế Hợp nhất tồn cầu và địa phương) của tác giả người Mỹ Amir Hetsroni, Nxb
Nova Science Publishers, năm 2010; TV Formats Worldwide: Localizing
Global Programs của tác giả Albert Moran (tạm dịch Định dạng TV trên tồn
thế giới: Bản địa hóa các chương trình toàn cầu), do Intellect Books phát
hành tại Australia năm 2009; Reality TV: The Work of Being Watched (Critical
Media Studies: Institutions, Politics, and Culture) (tạm dịch Truyền hình thực
tế: Cơng việc được xem (Nghiên cứu phương tiện truyền thơng phê bình: Thể
chế, chính trị và văn hóa) của Mark Andrejevic, Nxb Rowman & Littlefield
Publishers, năm 2003; Reality TV: Audiences and popular factual television
(tạm dịch Truyền hình thực tế: Khán giả và truyền hình thực tế phổ biến) của
nhà nghiên cứu người Anh Annette Hill, Nxb Routledge ấn hành năm 2005…
Đặc biệt, 2 cuốn sách của tác giả Amir Hetsroni và Albert Moran đã đề cập rất
sâu sắc và cụ thể tới vấn đề bản địa hóa các format truyền hình quốc tế khi

chúng được “xuất khẩu” và “nhập khẩu” từ quốc gia này sang quốc gia khác,
mà format THTT là một bộ phận quan trọng. Đáng tiếc là những cuốn sách
này cho tới nay chưa được dịch và xuất bản tại Việt Nam.
Trên thực tế, các chương trình THTT ở Việt Nam mới chỉ thực sự nở rộ
trong gần 10 năm trở về đây nên các tài liệu nghiên cứu về các chương trình
THTT chưa nhiều và chủ yếu là sự tổng hợp, nêu vấn đề và thực trạng phát
triển của nó. Qua tìm hiểu có thể thấy cho đến nay chưa có tài liệu nào thực
sự nghiên cứu về vấn đề Việt hóa các chương trình truyền hình thực tế mua
bản quyền của các nước khu vực Đông Bắc Á mà mới chỉ có một số cơng
trình nghiên cứu về truyền hình và các chương trình THTT ở Việt Nam như:
Cuốn Sản xuất chương trình truyền hình, Nxb Văn hóa thông tin, năm
2002. Tác giả Trần Bảo Khánh đã bước đầu đề cập đến nhiều vấn đề của báo

3


chí truyền hình. Tác giả cũng bước đầu nhận diện đặc điểm chính của các
chương trình truyền hình hiện đại được coi là thế mạnh như: tính trực tuyến,
bất ngờ và khả năng lôi cuốn độc giả cùng tham gia (đó là các chương trình
mà người xem được thấy rõ con người thật, tình huống thật, và sự kết hợp
khéo léo giữa tình hình thực tế đang diễn ra và với cách giải quyết, ứng xử
của người dẫn chương trình...).
Trong Giáo trình Báo chí truyền hình, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội,
năm 2011. PGS. TS Dương Xuân Sơn đã trình bày những vấn đề chung về
truyền hình, lịch sử ra đời và phát triển của truyền hình, chức năng của báo
chí truyền hình, ngun lý truyền hình, chức năng xã hội của truyền hình;
kịch bản và kịch bản truyền hình, quy trình sản xuất chương trình; các thể loại
báo chí truyền hình và các thuật ngữ.
Cuốn Tìm hiểu kinh tế truyền hình, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, năm
2013. Tác giả Bùi Chí Trung đã khái quát về lý luận kinh tế học truyền thông

và cấu trúc thị trường, đối tượng tiêu thụ, cạnh tranh trên thị trường truyền
thơng; trình bày về truyền hình như một ngành cơng nghiệp và tiến trình thị
trường hố lĩnh vực truyền hình tại Việt Nam, cùng các giai đoạn khởi đầu
hoạt động xã hội hố truyền hình và xu hướng phát triển trong những năm tới.
Có thể nói, các tác phẩm này là “kim chỉ nam” cho những ai quan tâm
hay nghiên cứu đến các chức năng xã hội của báo truyền hình, chức năng
quản lý, giám sát và phản biện xã hội của báo truyền hình.
Các bài viết có liên quan đến vấn đề nghiên cứu trên các báo, và trang
mạng điện tử của Việt Nam thời gian qua của phóng viên, nhà nghiên cứu và
kể cả độc giả đề cập tới sự phát triển đến bùng nổ của THTT tại Việt Nam như:
“Truyền hình thực tế phải phù hợp với cơng chúng Việt Nam [54]’; “Truyền
hình thực tế: Thừa chương trình, thiếu tài năng” [56]; “Truyền hình thực tế ở
Việt Nam đã hết thời?” [57]; “Truyền hình thực tế nhí: vì trẻ con hay vì kiếm

4


tiền?” [55]....
Ngồi ra, cịn có các luận án, luận văn, khóa luận tốt nghiệp có nghiên
cứu đến vấn đề này:
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học Tổ chức sản xuất chương
trình truyền hình giải trí mua bản quyền nước ngồi phát sóng trên kênh
VTV3 - Đài truyền hình Việt Nam (Khảo sát các chương trình Ai là triệu phú,
Giọng hát Việt, Không giới hạn Sasuke Việt Nam năm 2017) của Phùng Thị
Phương Thảo (năm 2018) tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Trên cơ sở
nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về tổ chức sản xuất các chương trình
giải trí mà cụ thể là những chương trình có mua bản quyền từ nước ngồi tác
giả luận văn đã tiến hành khảo sát, đánh giá và đề xuất kiến nghị nhằm nâng
cao chất lượng, hiệu quả trong việc tổ chức sản xuất các chương trình truyền
hình giải trí thuộc các thể loại: trị chơi trí tuệ, cuộc thi và chương trình vận

động có yếu tố format nước ngồi.
Luận văn thạc sĩ chun ngành Báo chí học “Q trình Việt hóa các
chương trình truyền hình thực tế mua bản quyền nước ngồi (Khảo sát
chương trình: The Voice - Giọng hát Việt, Bước nhảy hoàn vũ, Người mẫu
Việt Nam - Vietnam's Next Top Model, Cuộc thi tìm kiếm tài năng Việt Vietnam’s Got Talent, Cuộc đua kỳ thú, từ năm 2011 đến 2014)” của tác giả
Đỗ Viết Hùng (năm 2014) tại trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
(ĐHQGHN). Tác giả luận văn đã chỉ ra được những ưu điểm và hạn chế trong
q trình “Việt hóa” các chương trình THTT mua bản quyền nước ngồi ở
Việt Nam, nhấn mạnh sự “Việt hóa” này chính là một q trình văn hóa
truyền thơng, khi tiếp nhận và sản xuất ra các chương trình THTT ở Việt Nam.
Thơng qua đó, rút ra một số kinh nghiệm, đề ra những giải pháp có ý nghĩa lý
luận và thực tiễn trong việc “Việt hóa” để các nhà sản xuất chương trình
THTT có thể tham khảo, tổ chức thực hiện khi quyết định mua một format
THTT nào đó của nước ngồi.
5


Luận văn thạc sĩ chuyên ngành báo chí học “Việt hóa” các chương
trình thiếu nhi trên kênh truyền hình HTV3” của tác giả Nguyễn Thị Hồng
Yến (năm 2013) tại trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
(ĐHQGHN). Tác giả luận văn đã trình bày một số vấn đề lý thuyết và thuật
ngữ liên quan đến vấn đề “Việt hố” chương trình truyền hình, đặc biệt là
chương trình truyền hình dành cho lứa tuổi thiếu nhi ở Việt Nam và chương
trình mua bản quyền nước ngồi; tiến hành khảo sát cụ thể về nội dung và
cách thức tổ chức “Việt hố” các chương trình truyền hình thiếu nhi trên kênh
HTV3 của Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (Tp. HCM); đồng thời,
đề xuất và kiến nghị nâng cao chất lượng các “Việt hố” các chương trình
truyền hình dành cho thiếu nhi trên kênh HTV3.
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học Việt hóa các kênh truyền
hình nước ngồi trên hệ thống truyền hình Cap Việt Nam của tác giả Phạm

Minh Thành (năm 2011) tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Tác giả luận
văn phân tích đánh giá thực trạng để tìm ra những điểm đã làm tốt và những
điểm cịn hạn chế trong q trình Việt hóa các kênh truyền hình nước ngồi
trên hệ thống Truyền hình Cáp Việt Nam trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp
để nâng cao chất lượng Việt hóa các kênh truyền hình nước ngồi trên truyền
hình Cáp.
Các cơng trình nghiên cứu này khá thành công trong việc mô tả sự
đóng góp của báo chí truyền hình trong q trình truyền thơng phục vụ cơng
cuộc đổi mới, tiến trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên,
cho đến nay, chưa có một cơng trình nghiên cứu nào về vấn đề “Việt hóa” các
chương trình truyền hình thực tế mua bản quyền của các nước khu vực Đông
Bắc Á. Chính vì thế, việc nghiên cứu đề tài “Vấn đề Việt hóa các chương
trình truyền hình thực tế mua bản quyền của các nước khu vực Đông Bắc Á”
là thật sự cần thiết và có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.

6


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài, qua
nghiên cứu khảo sát 3 trường hợp, luận văn chỉ ra những thành công, hạn chế và
nguyên nhân của những thành cơng, hạn đó; đề xuất các giải pháp nhằm nâng
cao chất lượng Việt hóa chương trình THTT mua bản quyền ở nước ngoài.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Để đạt được những mục đích trên, luận văn sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về báo chí truyền hình nói chung,
về chương trình THTT mua bản quyền ở nước ngoài tại Việt Nam hiện nay
nói riêng.
- Khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng việc Việt hóa các chương trình

THTT mua bản quyền của các nước khu vực Đông Bắc Á.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng Việt hóa các
chương trình THTT mua bản quyền ở nước ngồi nói chung và các nước
Đơng Bắc Á nói riêng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề Việt hóa các chương trình
THTT mua bản quyền của các nước khu vực Đông Bắc Á.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn khảo sát trên 03 chương trình THTT mua bản quyền tại các
nước Đông Bắc Á, cụ thể:
STT

Chương trình THTT

Bản quyền tại

1.

Con đã lớn khơn

Nhật Bản

2.

Bố ơi! Mình đi đâu thế?

Hàn Quốc

3.


Chạy đi chờ chi (Running Man)

Hàn Quốc

7


Sở dĩ, chúng tơi lựa chọn 03 chương trình THTT của Nhật Bản, Hàn
Quốc (thuộc các nước Đông Bắc Á) ở trên là do: Qua quá trình khảo sát các
chương trình THTT mua bản quyền của các nước khu vực Đơng Bắc Á được
cơng chiếu trên các Đài truyền hình Việt Nam từ năm 2011 cho đến thời điểm
tác giả tiến hành khảo sát (năm 2019) mới chỉ có các chương trình: Con đã
lớn khơn (Nhật Bản); Bố ơi! Mình đi đâu thế? (Hàn Quốc); Cầu thủ tí hon
(Hàn Quốc); Chạy đi chờ chi (Running Man) (Hàn Quốc). Bên cạnh đó, theo
đánh giá của các cơ quan truyền thơng làm về các chương trình THTT này
cho biết: cả 03 chương trình đều đã được trình chiếu trên các kênh truyền hình
của Việt Nam, và được cơng chúng u thích, đón xem; các chương trình
THTT có sức sống bền lâu và đạt được thành cơng về doanh thu, rating. Đó
chính là lý do mà tác giả luận văn quyết định chọn 03 chương trình THTT của
Nhật Bản, Hàn Quốc (thuộc các nước Đông Bắc Á) làm đối tượng khảo sát
cho đề tài nghiên cứu của mình.
Thời gian tiến hành khảo sát từ năm 2014 đến năm 2019. Đây là giai
đoạn xuất hiện các chương trình THTT mà các nhà Đài đã tiến hành mua các
chương trình bản quyền ở các nước Đông Bắc Á.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Đề tài nghiên cứu được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận báo chí truyền
hình, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển sự nghiệp
thơng tin - báo chí; các tài liệu, giáo trình, sách tham khảo, báo và tạp chí

trong và ngồi nước, các tài liệu có liên quan đến nội dung nghiên cứu về vấn
đề Việt hóa các chương trình THTT mua bản quyền của các nước khu vực
Đơng Bắc Á.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong q trình thực hiện đề tài, tác giả luận văn áp dụng một số

8


phương pháp nghiên cứu công cụ như:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Kế thừa kết quả nghiên cứu của các
tác giả đã nghiên cứu về những đề tài có liên quan. Tổng hợp tất cả các quan
điểm lý luận, thực tiễn liên quan đến đề tài từ các văn bản pháp luật, tài liệu
khoa học, sách báo, tạp chí. Mục đích sử dụng phương pháp này là giúp cho
tác giả luận văn có được phương pháp của các nghiên cứu đã thực hiện trước
đây, làm rõ hơn đề tài nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát thực tế: được sử dụng để tìm hiểu q trình
Việt hóa các chương trình THTT mua bản quyền.
- Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh: Nhằm đánh giá
những ưu – nhược điểm; những thành công và hạn chế tồn tại nội dung và
hình thức của các chương trình trong diện khảo sát. Các chương trình THTT
được xem xét góc độ đặc thù là một tác phẩm báo chí truyền hình với ngôn
ngữ thông tin đặc thù.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Những vấn đề được đưa ra nghiên cứu
trong luận văn dựa trên cơ sở thực tiễn hoạt động nghiệp vụ của những người
làm chương trình, nhà nghiên cứu, khán giả xem truyền hình, cụ thể:
Phỏng vấn nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Minh Thái - Khoa Báo chí –
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN). Mục đích phỏng
vấn là nhằm thu thập ý kiến, đánh giá của họ về sự phát triển THTT tại Việt
Nam trong những năm vừa qua, chất lượng của các chương trình THTT mua

bản quyền.
Phỏng vấn bà Lại Phương Thảo - Trung tâm sản xuất phim truyền hình
Đài THVN - người tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất các chương trình
truyền hình thực tế mua bản quyền của các cơng ty như Đông Tây Promotion,
Cát tiên sa, Madison Media Group (MMG)… để thấy được sự quan tâm của
họ với việc Việt hóa các chương trình này đến đâu; những vướng mắc, điều

9


kiện ràng buộc khi mua bản quyền các chương trình này là gì? Thu hút quảng
cáo và quan điểm của họ về scandal trong THTT.
Phỏng vấn sâu một số khán giả xem truyền hình, độ tuổi từ 20 đến 50
tuổi, qua đó thấy được suy nghĩ, thái độ, mức độ u thích của họ với các
chương trình truyền hình thực tế mua bản quyền.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận
Đây là công trình đầu tiên cấp độ luận văn Thạc sĩ nghiên cứu về vấn
đề Việt hóa các chương trình truyền hình thực tế mua bản quyền của các nước
khu vực Đông Bắc Á. Đề tài góp phần làm rõ về quá trình “Việt hóa” chương
trình THTT mua bản quyền ở nước ngồi nói chung và các nước Đơng Bắc Á
nói riêng.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nội dung nghiên cứu của luận văn giúp cho những nhà sản xuất, các
đài truyền hình cũng như khán giả có những nhìn nhận, đánh giá đúng đắn về
hiệu quả và chất lượng của các chương trình THTT. Từ đó thấy được tầm
quan trọng của việc phải Việt hóa đích đáng các chương trình đó trước khi
mang tới cơng chúng, đồng thời phải có những thay đổi kịp thời theo hướng
tích cực nhằm hạn chế những lỗi văn hóa khơng đáng có.
Luận văn có thể trở thành nguồn tài liệu tham khảo tin cậy cho những

nhà nghiên cứu, sinh viên, học viên các chuyên ngành báo chí truyền hình và
những ai quan tâm.
7. Đóng góp của luận văn
Luận văn là cơng trình nghiên cứu đầu tiên, đề cập một cách cụ thể vấn
đề Việt hóa các chương trình THTT mua bản quyền của các nước khu vực
Đơng Bắc Á. Mặc dù, đối tượng và phạm vi nghiên cứu chỉ tập trung vào vấn
đề Việt hóa các chương trình THTT mua bản quyền của các nước khu vực

10


Đông Bắc Á, nhưng hy vọng, những kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp
phần làm phong phú hệ thống lý luận báo chí truyền hình ở nước ta về THTT.
Từ việc nghiên cứu, khảo sát lý luận và thực tiễn, luận văn cũng rút ra
những ưu điểm và hạn chế trong q trình Việt hóa các chương trình THTT
mua bản quyền của các nước khu vực Đông Bắc Á; qua đó đề xuất một số
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng Việt hóa các chương trình THTT mua
bản quyền ở nước ngồi nói chung và các nước Đơng Bắc Á nói riêng.
8. Bố cục luận văn
Ngồi Phần mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ Lục, Nội
dung chính của luận văn gồm có 3 chương sau đây:
Chương 1: Lý luận về vấn đề “Việt hóa” chương trình truyền hình thực
tế mua bản quyền nước ngồi
Chương 2: Thực trạng “Việt hóa” các chương trình truyền hình thực tế
mua bản quyền của các nước khu vực Đông Bắc Á
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng Việt hóa chương trình truyền
hình thực tế mua bản quyền ở nước ngoài.

11



CHƯƠNG 1.
LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ “VIỆT HĨA” CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN
HÌNH THỰC TẾ MUA BẢN QUYỀN NƯỚC NGỒI
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1. Chương trình truyền hình và chương trình truyền hình thực tế
- Khái niệm chương trình truyền hình:
Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về chương trình truyền hình:
Trong cuốn Truyền thơng đại chúng, Nxb Chính trị Quốc gia, năm 2001.
Tạ Ngọc Tấn cho rằng: “Thuật ngữ chương trình truyền hình thường được sử
dụng trong hai trường hợp. Trường hợp thứ nhất, người ta dùng chương trình
trình truyền hình để chỉ tồn bộ nội dung thông tin phát đi trong ngày, trong
tuần hay trong tháng của mỗi kênh truyền hình hay của cả đài truyền hình.
Trường hợp thứ hai, chương trình truyền hình dùng để chỉ một hay nhiều tác
phẩm hoàn chỉnh hoặc kết hợp với một số thông tin tài liệu khác được tổ chức
theo một chủ đề cụ thể với hình thức tương đối nhất quán, thời lượng ổn định và
được phát đi theo định kỳ” [33, tr. 142].
Trong cuốn Sản xuất chương trình truyền hình, Nxb Văn hóa thơng tin,
năm 2002. Trần Bảo Khánh có đưa ra khái niệm chương trình truyền hình được
hiểu: “là kết quả cuối cùng của q trình giao tiếp với cơng chúng” [17, tr. 30].
Với khái niệm này ta có thể hiểu đó là đơn vị phát sóng nội dung truyền hình và
là hình thức giao tiếp cơ bản của khán giả với truyền hình.
Theo Dương Xn Sơn trong Giáo trình Báo chí truyền hình, Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội, năm 2009, có định nghĩa: “Chương trình truyền hình là
sự liên kết, sắp xếp, bố trí hợp lý các tin bài, bảng biểu, tư liệu bằng hình ảnh và
âm thanh được mở đầu bằng lời giới thiệu, nhạc hiệu, kết thúc bằng lời tạm
biệt, đáp ứng yêu cầu tuyên truyền của cơ quan báo chí truyền hình nhằm mang
lại hiệu quả cao nhất cho khán giả” [30, tr. 113].

12



Luật báo chí 2016 có định nghĩa về Chương trình phát thanh, chương
trình truyền hình là tập hợp các tin, bài trên báo nói, báo hình theo một chủ đề
trong thời lượng nhất định, có dấu hiệu nhận biết mở đầu và kết thúc.
Như vậy, ta có thể hiểu chương trình truyền hình là cách sắp xếp các nội
dung thơng tin truyền hình một cách hợp lý trong một khoảng thời gian nhất
định, chương trình thường được tạo dấu hiệu nhận biết khác biệt so với chương
trình khác bằng lời chào nhạc hiệu. Nội dung thông tin trong một chương trình
có thể bám xun suốt quanh một chủ đề chính, hoặc có điểm tương đồng trong
các lần phát sóng khác nhau nhằm phục vụ đối tượng công chúng nhất định.
Thời lượng các chương trình có thể dài, ngắn khác nhau nhưng nội dung thông
tin đều được lựa chọn, sắp xếp bố trí hợp lý để giúp khán giả tiếp cận chương
trình một cách đầy đủ, hệ thống và có chiều sâu. Và chương trình truyền hình là
một sản phẩm của quá trình sáng tạo của rất nhiều người: lãnh đạo cơ quan
quản lý, biên tập viên, phóng viên, kỹ thuật viên...nhằm mang đến tác phẩm báo
chí chất lượng cho đối tượng khán giả của riêng mình.
Tóm lại, chương trình truyền hình là sản phẩm truyền hình, là kết quả
của hoạt động truyền hình, trong đó bao hàm cả q trình sáng tạo ra nó từ
nhiều cơng đoạn khác nhau, q trình tạo dựng kế hoạch và sắp đặt tác phẩm,
chuyên mục, mục được gọi là chương trình. Cho dù thuật ngữ của chương
trình có thể được hiểu theo nghĩa chương trình của đài, chương trình của
tháng hoặc chương trình tuần... thậm chí là một tác phẩm cụ thể thì đều là
hình thức hóa vật chất sự tồn tại của truyền hình trong đời sống xã hội để
truyền tải thơng tin tới cơng chúng.
- Khái niệm Chương trình truyền hình thực tế:
Thuật ngữ “Truyền hình thực tế” đã được nhiều hệ thống, đơn vị truyền
thông và các chuyên gia định nghĩa theo một số cách như sau:
Theo từ điển Longman Dictionary of Contemporary English có định


13


nghĩa “Television programmes that feature real people doing real things, for
example police officers chasing after stolen cars, or people who have been
put in different situations and filmed continuously over a period of weeks or
months (tạm dịch: Truyền hình thực tế là chương trình truyền hình ghi lại
hình ảnh những người đang làm việc thực tế (ví dụ như nhân viên cảnh sát
đuổi theo chiếc xe bị đánh cắp) hoặc những người đã được đặt trong tình
huống khác nhau và quay phim liên tục trong khoảng thời gian vài tuần hoặc
vài tháng (Người giấu mặt, Cuộc đua kỳ thú)” [51].
Theo từ điển Macmilan Dictionary định nghĩa “Television programmes
that do not use professional actors but show real events and situations
involving ordinary people (tạm dịch: Truyền hình thực tế là chương trình
truyền hình không sử dụng diễn viên chuyên nghiệp và thấy các sự kiện thực
tế và các tình huống liên quan đến những người bình thường)” [48].
Theo từ điển Oxford learner’s Dictionaries định nghĩa: “Television
shows that are based on real people (not actors) in real situations, presented
as entertainment (tạm dịch: Chương trình truyền hình thực tế trong đó người
dân bình thường được quay phim, ghi hình trong bối cảnh, diễn biến thực tế
và được thiết kế phục vụ giải trí chứ khơng mang tính thơng tin)” [59].
Tại Việt Nam, hiện tại, chưa có một định nghĩa chính xác cho khái niệm
này bằng tiếng Việt, tuy nhiên, trong khn khổ một chương trình đào tạo cho
biên tập viên, quay phim và đạo diễn kết hợp giữa Ban Thanh thiếu niên –
VTV6, Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Truyền hình CFI – Cộng hòa Pháp
đã đưa ra một định nghĩa chung như sau: “Chương trình truyền hình thực tế là
chương trình đưa con người thật vào một hoàn cảnh được dàn dựng, hiệu quả
cuối cùng là cảm xúc thực”.
Với định nghĩa này, nhiều người băn khoăn, liệu có điểm khác biệt nào
giữa truyền hình thực tế và phim truyện khi cả hai đều thả nhân vật (diễn viên)


14


vào bối cảnh được dàn dựng? Và điểm khác biệt nằm ở chính người chơi hay
nhân vật trải nghiệm, thay vì diễn viên phải tạo ra cảm xúc theo yêu cầu của
đạo diễn thì với chương trình truyền hình thực tế, nhà sản xuất phải tìm kiếm
người chơi giống với tính cách nhân vật mà mình mong muốn để họ trải qua
những tình huống mình lên ý tưởng từ đầu, do đó, nhân vật sẽ bày tỏ, bộc lộ
cảm xúc một cách chân thực nhất mà vẫn đảm bảo được mục tiêu của chương
trình đề ra.
Trong khn khổ luận văn này, do đối tượng nghiên cứu, khảo sát là
các chương trình truyền hình thực tế mua bản quyền của các nước khu vực
Đơng Bắc Á nên khái niệm Chương trình truyền hình thực tế được sử dụng và
coi như khái niệm chuẩn là khái niệm do VTV6 và CFI đã cơng nhận.
1.1.2. Việt hóa
“Việt hóa” thật ra là cách nói thơng dụng để chỉ q trình điều chỉnh,
biến đổi một đối tượng có nguồn gốc nước ngồi sao cho phù hợp với mơi
trường ngơn ngữ, xã hội, văn hóa Việt Nam. Q trình này, trước hết, có liên
quan đến hiện tượng bản địa hóa ngơn ngữ (language localization).
Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam nhận diện hiện tượng “Việt
hóa” dưới góc độ giao lưu ngơn ngữ, xem đó là mức độ cao nhất (kết quả cuối
cùng) của quá trình nhận hệ các yếu tố ngơn ngữ được vay mượn vào tiếng
Việt. Ví dụ, từ “commissaire” của tiếng Pháp được “Việt hóa” thành “săm”; từ
“enveloppe” Việt hóa” thành “lốp”.... Bản thân tiến trình đi từ yếu tố xa lạ tới
yếu tố được người Việt chấp nhận, trong đó vừa có sự đồng hóa yếu tố xa lạ
(q trình thuận), vừa có sự biến đổi các đặc điểm cấu trúc của bản thân tiếng
Việt để đủ tiềm năng vật chất hấp thụ yếu tố xa lạ (quá trình ngược – tự biến
đổi). Trên thực tế, “Việt hóa” khơng chỉ là q trình diễn ra ở bình diện giao
lưu ngơn ngữ, mà còn diễn ra ở nhiều lĩnh vực khác, cần được nhận diện như

là một quá trình tiếp biến văn hóa (acculturation). Sự tiếp xúc, giao thoa giữa

15


các nền văn hóa ln ln diễn ra trong q trình phát triển của nhân loại.
Trong quá trình giao thoa văn hóa, có thể xảy ra hiện tượng các yếu tố của
nền văn hóa này thâm nhập vào nền văn hóa kia hoặc nền văn hóa này vay
mượn các yếu tố của nền văn hóa kia rồi cải biến điều chỉnh cho phù hợp dẫn
đến sự tiếp biến văn hóa.
Như vậy, “Việt hóa” khơng chỉ đơn thuần là q trình chuyển dịch ngơn
ngữ cho một đối tượng nào đó từ bên ngồi nền văn hóa – ngơn ngữ Việt Nam,
mà cịn là q trình biến đổi đối tượng ấy sao cho phù hợp với năng lực thấu
cảm văn hóa và nhu cầu của người Việt, phù hợp với môi trường văn hóa –
nhân văn Việt Nam mà vẫn giữ được những nét tiêu biểu của đối tượng gốc.
1.1.3. Việt hóa chương trình truyền hình
Để đáp ứng nhu cầu giải trí ngày càng cao của khán giả truyền hình,
nhiều Đài truyền hình cũng như các nhà sản xuất chương trình truyền hình
Việt Nam đã chọn phương án mua bản quyền và nhập khẩu nhiều chương
trình truyền hình hay, nổi tiếng với đủ các thể loại: trị chơi truyền hình, phim
truyện, phim hoạt hình, các chương trình giải trí, truyền hình thực tế... Những
chương trình truyền hình này thường được thiết kế và sản xuất với mức độ
chuyên nghiệp rất cao và với sự đầu tư công phu về công nghệ tổ chức, sản
xuất. Đây cũng là chương trình đã giành được sự thành cơng trên thị trường
truyền hình ở các nước, thu hút được người xem truyền hình với tỷ lệ theo dõi
rất cao. Việc mua bản quyền và nhập khẩu các chương trình truyền hình nước
ngồi có những khía cạnh hấp dẫn về nội dung văn hóa lẫn phương diện tài
chính đối với các đài truyền hình trong nước vốn chưa theo kịp trình độ sản
xuất truyền hình so với các nước phát triển.
Tuy nhiên, những chương trình “Việt hóa” phải lệ thuộc nhiều vào định

dạng chương trình nên đơi khi người thực hiện gặp khó khăn trong việc xử lý
sự khác biệt giữa văn hóa Việt Nam với những nền văn hóa khác trên thế giới.

16


×