Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1 - Bài 1: Cổng trường mở ra (Tiếp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.22 KB, 20 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Giáo án Ngữ văn 7 (2007 – 2008). Ngày soạn: 4.9.2007 Ngày dạy: 5.9.2007 Tuần 1 Tiết 1 Bài 1 CỔNG TRƯỜNG MỞ RA I.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: -Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái -Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người. II. Chuẩn bị:GV: Bảng phụ & tài liệu có liên quan. HS: Trả lời câu hỏi SGK. III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học: 1.Ổn định lớp. 2.Giới thiệu chương trình, SGK, phương pháp học Ngữ văn 7 3.Giới thiệu bài mới: Hoạt động của thầy & trò HĐ1: Đọc bài văn và tìm hiểu phần chú thích. GV&HS đọc toàn bộ VB; Gv uốn nắn lỗi sai cho HS – Tìm hiểu chú thích SGK tr 8 HĐ2: Tìm hiểu VB. - Em hãy tóm tắt đại ý bài văn bằng một vài câu ngắn gọn.. Nội dung & ghi bảng I. Đọc và tìm hiểu chú thích: SGK. II. Tìm hiểu văn bản: 1. Đại ý: Viết về tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai trường lần đầu tiên của con. 2. Tâm trạng của người mẹ: - Trong đêm trước ngày khai trường - Mẹ: thao thức không ngủ, suy nghĩ triền miên; tâm trạng của người mẹ và đứa con có Con: thanh thản, nhẹ nhàng, vô tư gì khác nhau? Điều đó biểu hiện ở những chi tiết nào? - Theo em tại sao người mẹ không ngủ - Vì lo lắng cho con; nôn nao nghĩ về ngày khai được? trường năm xưa của chính mình... - Trong bài văn có phải người mẹ đang - Người mẹ không trực tiếp nói với con hoặc với ai nói trực tiếp với con không? Theo em, cả. Người mẹ nhìn con ngủ, như tâm sự với con, người mẹ đang tâm sự với ai? Cách nhưng thực ra là dang nói với chính mình, đang tự viết này có tác dụng gì? ôn lại kỷ niệm của riêng mình. Tác dung: làm nổi bật tâm trạng, khắc hoạ được tâm tư tình cảm, những điều sâu thẳm khó nói bằng những lời trực tiếp. 3. Tầm quan trọng của nhà trường : - Câu văn nào trong bài nói lên tầm - “Ai cũng biết rằng... hàng dặm sau này” quan trọng của nhà trường đối với thế 1. Âu Thị Nhân Trường THCS Đông Phú - Quế Sơn Lop7.net.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Giáo án Ngữ văn 7 (2007 – 2008). hệ trẻ? - Kết thúc bài văn người mẹ nói “...bước qua cánh cổng trường là một thế giới kỳ diệu sẽ mở ra”. Em đã học qua lớp 1, bây giờ em hiểu thế giới kỳ diệu đó là gì? HĐ3: Tổng kết HĐ3: Luyện tâp: - GV hướng dẫn Hs làm bài tập 1 - GV hướng dẫn Hs làm bài tập 2 HS viết đoạn văn về một kỷ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường đầu tiên của mình. - Nhà trường đã mang lại cho em những tri thức, tình cảm, tư tưởng, đạo lý, tình bạn, tình thầy trò.... III. Tổng kết: Ghi nhớ SGK tr 9 IV. Luyện tập: - HS trao đổi ý kiến và lý giải vì sao ngày khai trường để vào học lớp 1 lại có dấu ấn sâu đậm. - Có thể chuyển thành bài luyện tập ở nhà. IV/ Củng cố: -Tóm tắt ngắn gọn văn bản đã học -Bài học sâu sắc nhất mà em học tập được ở văn bản này là gì? V/ Dặn dò: - Đọc lại văn bản - Học thuộc ghi nhớ - Chuẩn bị bài mới: “Mẹ tôi” - Chuẩn bị bài TV: “Từ ghép”. Ngày soạn: 5.9.2007 Ngày dạy: 7.9.2007 Tuần 1 Tiết 2 Bài 1 MẸ TÔI I.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: -Hiểu biết và thấm thía những tình cảm thiêng liêng sâu nặng của cha mẹ đối với con cái II. Chuẩn bị:GV: Bảng phụ & tài liệu có liên quan. HS: Trả lời câu hỏi SGK. III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học: 1.Ổn định lớp. 2.Kiểm tra bài cũ 2. Âu Thị Nhân Trường THCS Đông Phú - Quế Sơn Lop7.net.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Giáo án Ngữ văn 7 (2007 – 2008). -Tóm tắt ngắn gọn văn bản “Cổng trường mở ra” -Bài học sâu sắc nhất mà em rút ra được từ văn bản trên là gì? 3.Giới thiệu bài mới: Hoạt động của thầy & trò HĐ1: Đọc bài văn và tìm hiểu phần chú thích. GV&HS đọc toàn bộ VB; Gv uốn nắn lỗi sai cho HS – Tìm hiểu chú thích SGK tr 11 HĐ2: Tìm hiểu VB. -Tại sao nội dung VB là một bức thư người bố gửi cho con nhưng nhan đề lại lấy tên “Mẹ tôi”?. - Thái độ của người bố đối với En-ricô như thế nào? Dựa vào đâu mà em biết được điều đó? Lý do gì đã khiến ông có thái độ ấy? -Mẹ của En-ri-cô là người như thế nào? Căn cứ vào đâu mà em có được nhạn xét như thế?. Nội dung & ghi bảng I. Đọc và tìm hiểu chú thích: SGK. II. Tìm hiểu văn bản: -Nhan đề do chính tác giả đặt; Tuy người mẹ không xuất hiện trực tiếp nhưng đó lại là tiêu điểm mà các nhân vật và chi tiết đều hướng tới để làm sáng tỏ. Qua cái nhìn của người bố mà thấy phẩm chất của người mẹ. Điểm nhìn ấy làm tăng tính khách quan cho sự việc và đối tượng được kể; Thể hiện được thái độ và tình cảm người kể. -Phát hiện ra việc En-ri-cô phạm lỗi, ông hết sức buồn bã tức giận, thể hiện rất rõ qua lời lẽ ông viết trong bức thư gửi En-ri-cô. -Hết lòng yêu thương con và điều đó được thể hiện qua các chi tiết trong đoạn: “mẹ đã phải thức...mất con”, “mẹ sẵn sàng bỏ...cứu sống con”, “mẹ của Enri-cô...” -Vì bố gợi lại những kỉ niệm giữa mẹ và En-ri-cô -Vì thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố -Vì những lời nói rất chân tình và sâu sắc của bố. -Điều gì đã khiến En-ri-cô xúc đông vô cùng khi đọc thư của bố? Hãy tìm hiểu và lựa chọn các lý do mà em cho là đúng trong những lý do đã nêu ở SGK? -Tình cảm sâu sắc thường tế nhị và kín đáo nhiều khi -Tại sao người bố không nói trực tiếp không nói trực tiếp được. Hơn nữa viết thư tức là chỉ nói riêng cho người mắc lỗi biết, vừa giữ được sự với En-ri-cô mà lại viết thư? kín đáo, tế nhị vừa không làm người mắc lỗi mất lòng tự trọng. đây là bài học về cách ứng xử trong gia đình, ở trường và xã hội. HĐ3: Tổng kết. III. Tổng kết: Ghi nhớ SGK tr 12 Gọi HS đọc Ghi nhớ SGK HĐ3: Luyện tâp: IV. Luyện tập: - GV hướng dẫn HS lần lượt làm bài -Đoạn thư chính là đạon đã rút ra trong phần ghi tập 1,2 trang 9 SGK nhớ. - GV hướng dẫn HS làm bài tập 2 - Kể lại sự việc lỡ gây ra khiến bố mẹ buồn phiền. 3. Âu Thị Nhân Trường THCS Đông Phú - Quế Sơn Lop7.net.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Giáo án Ngữ văn 7 (2007 – 2008). IV/ Củng cố: -Đọc đoạn thư thể hiện vai trò vô cùnglớn lao của người mẹ đối với người con -VB trên gợi cho em những suy nghĩ gì về người mẹ của mình? V/ Dặn dò: - Đọc lại văn bản - Học thuộc ghi nhớ - Chuẩn bị bài mới: “Cuộc chia tay của những con búp bê” - Chuẩn bị bài TV: “Từ ghép”. Ngày soạn: 5.9.2007 Ngày dạy: 7.9.2007 Tuần 1 Tiết 3 Bài 1 TỪ GHÉP I.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: -Nắm được cấu tạo của hai loại từ ghép: chính phụ và đẳng lập -Hiểu được nghĩa của các loại từ ghép. II. Chuẩn bị:GV: Bảng phụ & tài liệu có liên quan. HS: Trả lời câu hỏi và bài tập SGK. III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học: 1.Ổn định lớp. 2.Giới thiệu chương trình, SGK, phương pháp học Tiếng Việt 7 3.Giới thiệu bài mới: Hoạt động của thầy & trò HĐ1: Cho HS ôn lại định nghĩa về từ ghép đã học ở lớp 6.. Nội dung & ghi bảng. HĐ2: Tìm hiểu cấu tạo của từ ghép chính phụ và đẳng lập -GV gợi dẫn HS phân tích tiếng chính, tiếng phụ trong từ ghép: bà ngoại, thơm phức (so sánh với bà nội, thơm. I. Các loại từ ghép: - Từ ghép có hai loại: từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập + Từ ghép chính phụ: có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, 4. Âu Thị Nhân Trường THCS Đông Phú - Quế Sơn Lop7.net.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Giáo án Ngữ văn 7 (2007 – 2008). ngát) -Cho HS nhận xét về cấu tạo của từ ghép :quần áo, trầm bổng -Cho HS rút ra kết luận về cấu tạo của hai loại từ ghép HĐ3: Tìm hiểu nghĩa của từ ghép -GV cho HS so sánh nghĩa của từ bà ngoại với nghĩa của từ bà, nghĩa của từ thơm phức với từ thơm và rút ra kết luận. -So sánh nghĩa của từ quần áo với nghĩa của mỗi tiếng quần, áo; nghĩa của từ trầm bổng với nghĩa của mỗi tiếng trầm, bổng và rút ra kết luận. HĐ4: GV tổng kết HĐ5: Luyện tập - GV tổ chức cho HS làm bài tập 1,2,3,4 ở lớp và hướng dẫn cho HS về nhà làm các bài tập 5,6,7. tiếng phụ đứng sau + Từ ghép đẳng lập có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp (không phân ra tiếng chính, tiếng phụ) II. Nghĩa của từ ghép: -Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính. -Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó. III. Luyện tập:. IV/ Củng cố: -Nêu khái niệm từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập -Phân biệt nghĩa của từ ghép. V/ Dặn dò: - Học thuộc ghi nhớ - Làm bài tập 5,6,7 - Chuẩn bị bài mới: “Từ láy” - Chuẩn bị TLV “Liên kết trong VB”. Ngày soạn: 7.9.2007 Ngày dạy: 10.9.2007 Tuần 1 Tiết 4 Bài 1 LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN I.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS thấy: -Muốn đạt được mục đích giao tiếp thì văn bản phải có tính liên kết. Sự liênkết ấy cần được thể hiện trên hai mặt: hình thức ngôn ngữ và nội dung ý nghĩa. Âu Thị Nhân 5 Trường THCS Đông Phú - Quế Sơn. Lop7.net.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Giáo án Ngữ văn 7 (2007 – 2008). -Cần vận dụng những kiến thức đã học để bước đầu xây dựng được những VB có tính LK II. Chuẩn bị:GV: Bảng phụ & tài liệu có liên quan. HS: Trả lời câu hỏi và bài tập SGK. III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học: 1.Ổn định lớp. 2.Giới thiệu chương trình, SGK, phương pháp học Tập làm văn 7 3.Giới thiệu bài mới: Hoạt động của thầy & trò HĐ1: Cho HS tìm hiểu tính LK của VB. Gọi HS đọc đoạn văn “Trước mặt cô giáo ... đừng hôn bố”. E. có thể hiểu điều bố muốn nói chưa? Vì sao? Vậy muốn cho đoan văn có thể hiểu được thì nó phải có tính chất gì?. Nội dung & ghi bảng I. Liên kết và phương tiện liên kết trong văn bản: 1.Tính liên kết của văn bản: chưa vì giữa các câu còn chưa có sự liên kết Liên kết là một trng những tính chất quan trọng nhất của VB, làm cho VB trở nên có nghĩa, dễ hiểu. HĐ2: Tìm hiểu phương tiện LK trong VB 2.Phương tiện LK trong VB. Cho HS đọc kĩ lại đoạn văn trên. Để VB có tính LK, người viết (nói) phải làm cho nội dung của các câu, các đoạn thống nhất và gắn Do thiếu ý gì mà nó trở nên khó hiểu? Hãy sửa lại đoạn văn để E. hiểu được ý bố bó chặt chẽ với nhau; đồng thời phải biết kết nối -Đọc đoạn văn “Một ngày kia ... mút kẹo”. các câu, các đoạn đó bằng những phương tiện Chỉ ra sự thiếu liên kết của chúng. Hãy ngôn ngữ (từ, câu ...) thích hợp. sửa lại để thành một đoạn văn có nghĩa HĐ3: Luyện tập. II. Luyện tập: 1.Sắp xếp những câu văn theo thứ tự hợp 1.Thứ tự hợp lí: (1) – (4) – (2) – (5) – (3). lí để tạo thành đoạn văn có tính LK. 2.Các câu văn “Tôi nhớ ...gác cổng” có 2.Về hình thức, các câu trên có vẻ rất LK nhưng tính LK chưa? Vì sao? chúng không nói về cùng một nộidung(không LK 3.Điền những từ thích hợp vào chỗ trống 3.Lần lượt điền các từ: bà, bà, cháu, bà, bà, cháu, thế là. trong đoạn văn “Bà ơi ... thật kêu”. 4.Giải thích sự LK giữa hai câu trong VB 4.Nếu tách hai câu khỏi các câu khác trong VB “Cổng trường mở ra” thì có vẻ như rời rạc nhưng câu thứ ba kết nối chúng thành một thể thống nhất 5.Vai trò của LK trong VB IV/ Củng cố: -Liên kết trong VB là gì? -Có mấy phương tiện LK? Đó là những phương tiện nào? V/ Dặn dò: - Học thuộc ghi nhớ - Hoàn chỉnh lại các bài tập SGK. - Chuẩn bị bài mới: “Bố cục trong văn bản” - Chuẩn bị tiết 5 – 6: VH: Cuộc chia tay của những con búp bê. 6. Âu Thị Nhân Trường THCS Đông Phú - Quế Sơn Lop7.net.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Giáo án Ngữ văn 7 (2007 – 2008). Ngày soạn: 7.9.2007 Ngày dạy: 12.9.2007 Tuần 2 Tiết 5 - 6 Bài 2. CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ I.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: -Thấy được những tình cảm chân thành, sâu nặng của hai anh em trong câu chuyện. Cảm nhận được nỗi đau đớn, xót xa của những bạn nhỏ chẳng may rơi vào hoàn cảnh gia đình bất hạnh. Biết thông cảm và chia sẻ với những người bạn ấy. -Thấy được cái hay của truyện là ở cách kể rất chân thật và cảm động. II. Chuẩn bị:GV: Bảng phụ & tài liệu có liên quan. HS: Trả lời câu hỏi SGK. III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học: 1.Ổn định lớp. 2.Kiểm tra bài cũ -Tóm tắt ngắn gọn văn bản “Mẹ tôi”.VB gợi cho em suy nghĩ gì về người mẹ của mình? -Đọc một đoạn trong thư của bố En-ri-cô thể hiện vai trò vô cùng lớn lao của người mẹ? 3.Giới thiệu bài mới: Hoạt động của thầy & trò HĐ1: Đọc, tóm tắt VB và tìm hiểu phần chú thích. GV hướng dẫn, đọc mẫu một đoạn & gọi HS đọc VB; tóm tắt cốt truyện. GV uốn nắn lỗi sai cho HS. Tìm hiểu chú thích SGK tr 26 HĐ2: Tìm hiểu VB. -Truyện viết về ai? Về việc gì? Ai là nhân vật chính trong truyện? -Thảo luận nhóm: Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy? Việc lựa chọn ngôi kể này có tác dụng gì? Tại sao tên truyện lại là “Cuộc chia tay của những con búp bê”? Tên truyện có liên quan gì đến ý nghĩa của truyện? (Búp bê có chia tay không? Ví sao chúng phải chia tay? Búp bê có lỗi gì mà phải chia tay?) -Hãy tìm các chi tiết trong truyện để thấy hai anh em Thành - Thuỷ rất mực gần gũi, thương yêu, chia sẻ và quan. Nội dung & ghi bảng I. Đọc và tìm hiểu chú thích: SGK (“Đồ chơi của chúng tôi ... đã ứa ra” “Gần trưa ... trùm lên cảnh vật” “Cảnh chia tay đột ngột quá ...” đến hết bài) II. Tìm hiểu văn bản: 1.Cuộc chia tay của Thuỷ với anh trai: Thành và Thuỷ phải đau đớn chia tay nhau vì bố mẹ li hôn. Cách kể theo ngôi thứ nhất (Thành) thể hiện sâu sắc những suy nghĩ, tình cảm và tâm trạng của nhân vật; làm tăng thêm tính chân thực của câu chuyện, có sức thuyết phục cao. *Búp bê vốn là đồ chơi của tuổi nhỏ, gợi lên thế giới trẻ em ngộ nghĩnh, trong sáng, ngây thơ, vô tội. Chúng không có tội lỗi gì...thế mà lại phải chia tay nhau. Tên truyện gợi ra một tình huống buộc người đọc phải theo dõi và góp phần thể hiện ý đồ tư tưởng của người viết. -Thuỷ mang kim chỉ ra tận sân vận động vá áo cho anh; Thành giúp em mình học; Chiều nào Thành cũng đón em đi học về, dắt tay nhau vừa đi vừa trò 7. Âu Thị Nhân Trường THCS Đông Phú - Quế Sơn Lop7.net.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Giáo án Ngữ văn 7 (2007 – 2008). tâm đến nhau. *Lời nói và hành động của Thuỷ khi thấy anh chia hai con búp bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ ra hai bên có gì mâu thuẫn? Theo em, có cách nào để giải quyết được mâu thuẫn ấy không? Kết thúc truyện, Thuỷ đã lựa chọn cách giải quyết như thế nào? Chi tiết này gợi lên trong em những suy nghĩ và tình cảm gì?. -Chi tiết nào trong cuộc chia tay của Thuỷ với lớp học làm cô giáo bàng hoàng và chi tiết nào khiến em cảm động nhất? Vì sao?. chuyện; Thành nhường hết đồ chơi cho em nhưng Thuỷ lại sợ “lấy ai gác đêm cho anh” nên lại nhường cho anh con Vệ Sĩ... -Mâu thuẫn: Thuỷ giận dữ không muốn chia rẽ hai con búp bê nhưng lại thương Thành, sợ không có con Vệ Sĩ canh giấc ngủ cho anh nên em bối rối sau khi đã “tru tréo lên giận dữ”. Muốn giải quyết mâu thuẫn, chỉ có cách gia đình Thành - Thuỷ phải đoàn tụ, hai anh em không phải chia tay nhau. Cuối truyện, Thuỷ để lại con Em Nhỏ ở bên cạnh con Vệ Sĩ để chúng không bao giờ xa nhau: gợi lên trong lòng người đọc lòng thương cảm đối với Thuỷ- một em gái giàu lòng vị tha, vừa thương anh vừa thương cả những con búp bê, thà mình chịu chia lìa, thiệt thòi chứ không để búp bê phải chia tay... Sự chia tay của hai em nhỏ là vô lí ... 2.Cuộc chia tay của Thuỷ với lớp học: Thuỷ sẽ không được đi học nữa do nhà bà ngoại xa trường quá, nên “mẹ bảo sẽ sắm cho em một thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán”(Cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa). -Thành ngạc nhiên vì cả đất trời như sụp đổ trong tâm hồn em, thế mà bên ngoài mọi người và đất trời vẫn ở trạng thái “bình thường” (Miêu tả rất chính xác diễn biến tâm lí nhân vật).. Em hãy giải thích vì sao khi dắt Thuỷ ra khỏi trường, tâm trạng của Thành lại “kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”? HĐ3: Tổng kết III. Tổng kết: (Ghi nhớ SGK tr 27) Nhận xét về cách kể chuyện của tác -Cách kể bằng sự miêu tả cảnh vật xung quanh và kể giả. Tác dụng của cách kể đó? bằng nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật. -Lời kể chân thành, giản dị, phù hợp với tâm trạng Qua câu chuyện, tác giả muốn gửi gắm nhân vật nên có sức truyền cảm. đến mọi người điều gì? *Tổ ấm gia đình là vô cùng quý giá và quan trọng. Mọi người hãy cố gắng bảo vệ và gìn giữ, không nên vì bất kì lí do gì làm tổn hại đến những tình cảm tự nhiên, trong sáng ấy. IV/ Củng cố: -Tóm tắt nội dung câu chuyện vừa học? -Em cảm nhận điều gì từ văn bản trên? V/ Dặn dò: - Đọc lại văn bản. Tóm tắt cốt truyện. - Học thuộc ghi nhớ. Đọc bài đọc thêm “Trách nhiệm của bố mẹ”. - Chuẩn bị bài mới: “Ca dao, dân ca: Những câu hát về tình cảm gia đình” - Chuẩn bị bài TLV: “Bố cục trong văn bản” 8. Âu Thị Nhân Trường THCS Đông Phú - Quế Sơn Lop7.net.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Giáo án Ngữ văn 7 (2007 – 2008). Ngày soạn: 10.9.2007 Ngày dạy: 14.9.2007 Tuần 2 Tiết 7 Bài 2 BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN I.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS hiểu rõ: -Tầm quan trọng của bố cục trong VB;trên cơ sở đó, có ý thức xây dựng bố cục khi tạo VB -Thế nào là một bố cục rành mạch và hợp lí để bước đầu xây dựng những bố cục rành mạch, hợp lí cho các bài làm. -Tính phổ biến và sự hợp lí của dạng bố cục ba phần, nhiệm vụ của mỗi phần trong bố cục , để từ đó có thể làm mở bài, thân bài và kết bài đúng hướng hơn, đạt kết quả tốt hơn. II. Chuẩn bị:GV: Bảng phụ & tài liệu có liên quan. HS: Trả lời câu hỏi và bài tập SGK. III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học: 1.Ổn định lớp. 2.Kiểm tra bài cũ: -Liên kết trong VB là gì? -Có mấy phương tiện LK? Đó là những phương tiện nào? Làm bài tập 1,2,3,4 SGK tr. 18, 3.Giới thiệu bài mới: Hoạt động của thầy & trò HĐ1: Cho HS tìm hiểu bố cục và những yêu cầu về bố cục trong VB. GV cho HS làm việc với ví dụ 1a tr. 28 SGK (theo những gợi ý đã ghi trong sách). Vì sao khi xây dựng VB, cần phải quan tâm tới bố cục?. Nội dung & ghi bảng I. Bố cục và những yêu cầu về bố cục trong văn bản: 1.Bố cục của văn bản: *VB không thể được viết một cách tuỳ tiện mà phải có bố cục rõ ràng. Bố cục là sự bố trí, sắp xếp các phần, các đoạn theo một trình tự, một hệ thống rành mạch và hợp lí. 2.Những yêu cầu về bố cục trong VB: Các điều kiện để bố cục được rành mạch và hợp lí: -Nội dung các phần, các đoạn trong VB phải thống nhất chặt chẽ với nhau; đồng thời giữa chúng lại phải có sự phân biệt rạch ròi.. HĐ2: GV cho HS làm việc với ví dụ 2(a) tr. 29 SGK. Hai câu chuyện trên đã có bố cục chưa? Bản kể trong ví dụ gồm mấy đoạn văn? Các câu văn trong mỗi đoạn có tập trung quanh một ý chung thống nhất không? Ý của đoạn này và đoạn kia có phân biệt được với nhau không? -Cách kể chuyện như trên bất hợp lí ở chỗ -Trình tự xếp đặt các phần, các đoạn phải giúp nào? (Sắp đặt các câu, các ý đã thay đổi cho người viết (nói) dễ dàng đạt được mục đích làm cho câu chuyện mất đi yếu tố bất ngờ, giao tiếp đã đặt ra. khiến cho tiếng cười không bật mạnh ra được, câu chuyện không thể tập trung vào. 9. Âu Thị Nhân Trường THCS Đông Phú - Quế Sơn Lop7.net.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Giáo án Ngữ văn 7 (2007 – 2008). việc phê phán nhân vật chính được nữa). -Nên sắp xếp bố cục hai câu chuyện trên như thế nào? HĐ3:Tìm hiểu các phần của bố cục: VBMT & VBTS có mấy phần? Nêu nhiệm vụ của mỗi phần. HĐ4: Luyện tập. 1.Tìm những ví dụ thực tế để chứng tỏ rằng: Nếu chúng ta biết chú ý đến việc sắp xếp các ý cho rành mạch thì bài viết của chúng ta sẽ có hiệu quả thuyết phục cao?. 2.Ghi lại bố cục của truyện Cuộc chia tay của những con búp bê. Bố cục ấy đã rành mạch và hợp lí chưa? Có thể kể theo một bố cục khác được không? 3.Bố cục bài báo cáo kinh nghiệm học tập (SGK tr. 30) đã rành mạch và hợp lí chưa? Vì sao? Có thể bổ sung thêm điều gì?. 3.Các phần của bố cục: VB thường được xây dựng theo một bố cục gồm ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. II. Luyện tập: BT1 SGK tr. 30. (GV tạo không khí thi đua sôi nổi, huy động trí lực HS). 2.Bố cục truyện Cuộc chia tay của những con búp bê: ba phần Bố cục ấy, dù đã rành mạch và hợp lí thì cũng không hẳn đã là cách bố cục duy nhất 3.Bố cục của bản báo cáo chưa thật rành mạch và hợp lí. Các điểm (1), (2), (3) mới chỉ kể lại việc học tốt chứ chưa phải trình bày kinh nghiệm học tốt. Điểm (4) lại không nói về học tập. Cần bổ sung thêm việc học tập của bạn tiến bộ như thế nào và nguyện vọng muốn được nghe các ý kiến trao đổi, góp ý cho bản báo cáo; chúc Hội nghị thành công. -Để bố cục hợp lí, cần phải chú ý đến trật tự sắp xếp các kinh nghiệm.. IV/ Củng cố: -Bố cục của văn bản là gì? Những yêu cầu về bố cục trong văn bản? -Nêu các phần trong bố cục văn bản? V/ Dặn dò: - Học thuộc ghi nhớ - Hoàn chỉnh lại các bài tập SGK. - Chuẩn bị bài mới: “Mạch lạc trong văn bản”. 10. Âu Thị Nhân Trường THCS Đông Phú - Quế Sơn Lop7.net.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Giáo án Ngữ văn 7 (2007 – 2008). Ngày soạn: 11.9.2007 Ngày dạy: 17.9.2007 Tuần 2 Tiết 8 Bài 2 MẠCH LẠC TRONG VĂN BẢN I.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS : -Có những hiểu biết bước đầu về mạch lạc trong văn bản và sự cần thiết phải làm cho văn bản có mạch lạc, không đứt đoạn hoặc quẩn quanh. -Chú ý đến sự mạch lạc trong các bài TLV. II. Chuẩn bị:GV: Bảng phụ & tài liệu có liên quan. HS: Trả lời câu hỏi và bài tập SGK. III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học: 1.Ổn định lớp. 2.Kiểm tra bài cũ: -Bố cục của văn bản là gì? Những yêu cầu về bố cục trong văn bản? -Nêu các phần trong bố cục văn bản? Làm bài tập 2,3 SGK tr. 30 - 31 3.Giới thiệu bài mới: Hoạt động của thầy & trò HĐ1: Cho HS tìm hiểu mạch lạc trong VB GV cho HS làm việc với ví dụ 1 tr. 30 SGK (theo những gợi ý đã ghi trong sách). -Khái niệm mạch lạc trong VB có được dùng theo nghĩa đen không? Nó có hoàn toàn xa lạ với nghĩa đen của từ không? -Có người cho rằng: Trong VB, mạch lạc là sự tiếp nối của các câu, các ý theo một trình tự hợp lí. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao? HĐ2: GV cho HS làm việc với mục 2 tr. 31 SGK. Hãy cho biết toàn bộ sự việc trong VB “Cuộc chia tay của những con búp bê” xoay quanh sự việc chính nào? “Sự chia tay” và “những con búp bê” đóng vai trò gì trong truyện? Hai anh em Thành và Thuỷ có vai trò gì trong truyện? -Các từ ngữ: chia tay, chia ... cứ lặp đi lặp lại trong VB. Một loạt từ ngữ và chi tiết khác biểu thị ý không muốn phân chia. Nội dung & ghi bảng I. Mạch lạc và những yêu cầu về mạch lạc trong văn bản: 1.Mạch lạc trong văn bản: *VB cần phải mạch lạc. Trong VB, mạch lạc là sự tiếp nối của các câu, các ý theo một trình tự hợp lí.. 2.Các điều kiện để một VB có tính mạch lạc: Một VB có tính mạch lạc là VB: -Các phần, các đoạn, các câu trong VB đều nói về một đề tài, biểu hiện một chủ đề chung xuyên suốt. (Mạch văn thống nhất, trôi chảy liên tục qua các phần, các đoạn ở VB “Cuộc ... bê” chính là sự chia tay: Thành - Thuỷ buộc phải chia tay nhưng 11. Âu Thị Nhân Trường THCS Đông Phú - Quế Sơn Lop7.net.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Giáo án Ngữ văn 7 (2007 – 2008). cũng lặp đi lặp lại. Đó có phải là chủ đề LK các sự việc nêu trên thành thể thống nhất không? Đó có thể xem là mạch lạc của VB không? -Các đoạn kể trong VB ấy được nối với nhau theo mối liên hệ nào? Có tự nhiên và hợp lí không? Gọi HS đọc Ghi nhớ 2b. hai con búp bê và tình anh em thì không thể chia tay. mạch lạc và LK có sự thống nhất với nhau. Tuy nhiên, trong VB mạch văn ấy được thể hiện dần dần; có diễn biến mới mẻ qua mỗi phần). (Liên hệ về mặt thời gian – Các VB khác có thể liên hệ về không gian, tâm lí, ý nghĩa ...) -Các phần, các đoạn, các câu trong VB được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng, hợp lí, trước sau hô ứng nhau nhằm làm cho chủ đề liền mạch và gợi được nhiều hứng thú cho người đọc (nghe).. HĐ3: Luyện tập. II. Luyện tập: 1.Tìm hiểu tính mạch lạc của VB “Mẹ tôi” BT1: và VB của Tô Hoài. a.(Xem lại tiết 2). b.ý tứ chủ đạo xuyên suốt toàn đoạn văn là sắc vàng trù phú, đầm ấm của làng quê vào mùa đông, giữa ngày mùa. Câu đầu giới thiệu bao quát sắc vàng trong thời gian, không gian. Sau đó là những biểu hiện của nó. Hai câu cuối là những nhận xét, cảm xúc về màu vàng – ĐV mạch lạc. 2.Trong truyện Cuộc chia tay của những con búp bê, tác giả không thuật lại tỉ mỉ nguyên nhân dẫn đến sự chia tay của hai người lớn. Theo em, như vậy có làm cho tác phẩm thiếu mạch lạc không?. 2.Ý tứ chủ đạo của câu chuyện Cuộc chia tay của những con búp bê: xoay quanh cuộc chia tay của hai đứa trẻ và hai con búp bê. Nếu thuật lại quá tỉ mỉ nguyên nhân dẫn đến sự chia tay của hai người lớn có thể làm cho ý tứ chủ đạo bị phân tán, không giữ được sự thống nhất, do đó làm mất sự mạch lạc của câu chuyện.. IV/ Củng cố: -Mạch lạc trong văn bản là gì? -Nêu các điều kiện để VB có tính mạch lạc? V/ Dặn dò: - Học thuộc ghi nhớ - Hoàn chỉnh lại các bài tập SGK. - Chuẩn bị bài mới: “Quá trình tạo lập văn bản” -Tiết 9: VH: bài 3: Những câu hát về tình cảm gia đình.. 12. Âu Thị Nhân Trường THCS Đông Phú - Quế Sơn Lop7.net.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Giáo án Ngữ văn 7 (2007 – 2008). Ngày soạn: 12.9.2007 Ngày dạy: 19.9.2007 Tuần 3 Tiết 9 Bài 3. NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH I.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: -Hiểu khái niệm ca dao, dân ca. -Nắm được nội dung ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của ca dao, dân ca qua những bài ca thuộc chủ đề tình cảm gia đình -Thuộc những bài ca trong VB và biết thêm một số bài ca thuộc hệ thống của chúng. II. Chuẩn bị:GV: Bảng phụ & tài liệu có liên quan: TN, CD, DC; tranh ảnh; băng đĩa ... HS: Trả lời câu hỏi SGK. III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học: 1.Ổn định lớp. 2.Kiểm tra bài cũ -Tóm tắt nội dung câu chuyện “ Cuộc chia tay của những con búp bê”? -Em cảm nhận điều gì từ văn bản trên? 3.Giới thiệu bài mới: Hoạt động của thầy & trò HĐ1:GV hướng dẫn HS tìm hiểu sơ lược khái niệm CD,DC GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm bốn bài ca & gọi HS đọc VB; GV uốn nắn lỗi sai cho HS. Tìm hiểu chú thích tr 35 – 36 HĐ2: Tìm hiểu VB. -Lời của từng bài CD là lời của ai? nói với ai? Tại sao em khẳng định như vậy?. Nội dung & ghi bảng I. Tìm hiểu khái niệm ca dao, dân ca: (Xem chú thích * SGK tr. 35). II. Tìm hiểu văn bản: 1.Lời của mẹ khi ru con, nói với con. 2.Lời người con gái lấy chồng xa quê nói với mẹ và quê mẹ. 3.Lời của cháu con nói với ông bà về nỗi nhớ ông bà 4.Lời của ông bà ( hoặc cô bác) nói với cháu, của cha mẹ nói với con hoặc của anh em ruột thịt tâm sự với nhau. -Tình cảm mà bài 1 muốn diễn 1.Công lao trời biển của cha mẹ đối với con và bổn phận, tả là tình cảm gì? trách nhiệm của kẻ làm con trước công lao to lớn ấy. -Âm điệu tâm tình, thành kính, sâu lắng. Hãy chỉ ra cái hay của ngôn -Hình ảnh so sánh (miêu tả bổ sung bằng những định ngữ ngữ, hình ảnh, âm điệu của bài chỉ mức độ) to lớn, cao rộng không cùng và vĩnh hằng; bài ca này. ca không phải là lời giáo huấn khô khan về chữ hiếu mà sinh động,cụ thể vềcôngcha me -Chín chữ cù lao: cụ thể hoá công cha nghĩa mẹ và tình cảm biết ơn của con cái; tăng thêm âm điệu tôn kính, nhắn nhủ, tâm tình của câu hát. 13. Âu Thị Nhân Trường THCS Đông Phú - Quế Sơn Lop7.net.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Giáo án Ngữ văn 7 (2007 – 2008). Tìm những câu CD cũng nói đến công cha nghĩa mẹ tương tự như bài 1. *Hãy nói rõ tâm trạng người phụ nữ lấy chồng xa quê qua việc phân tích các hình ảnh thời gian, không gian, hành động và nỗi niềm của nhân vật.. -Bài 3 diễn tả nỗi nhớ và sự yêu kính đối với ông bà. Những tình cảm đó được diễn tả như thế nào? Cái hay của cách diễn tả đó?. -Trong bài 4, tình cảm anh em thân thương được diễn tả như thế nào? Bài ca này nhắc nhở chúng ta điều gì?. -Thể thơ lục bát với đặc điểm ngọt ngào, uyển chuyển góp phần thể hiện nội dung tình cảm của bài. (SGK tr. 37) 2.Nỗi buồn xót xa, sâu lắng, đau tận trong lòng, không biết chia sẻ cùng ai của người con gái lấy chồng xa quê nhớ mẹ nơi quê nhà. -Thời gian: nhiều buổi chiều “chiều chiều”: thường gợi buồn, gợi nhớ. -Không gian: “ngõ sau”: nơi vắng lặng, heo hút; gợi nghĩ đến cảnh ngộ cô đơn, thân phận người phụ nữ và sự che giấu nỗi niềm riêng. -Hành động: “ra đứng” ở không gian nhất định, một tâm trạng đặc biệt (buồn, nhớ) dâng lên trong lòng. *(sự bất bình đẳng nam nữ; bố mẹ gả bán về chồng) 3.Nỗi nhớ và sự yêu kính đối với ông bà. Diễn tả bằng hình thức so sánh (khá phổ biến trong CD). Cái hay của cách diễn tả đó: -“Ngó lên”: sự trân trọng, tôn kính. -Hình ảnh dùng để so sánh: “nuột lạt mái nhà”: nối kết bền chặt (tình cảm huyết thống +công lao ông bà -Hình thức so sánh, mức độ: nỗi nhớ da diết -Âm điệu thể thơ lục bát phù hợp, hỗ trợ diễn tả t/cảm 4.Tiếng hát về tình cảm anh em thân thương, ruột thịt. Anh em là hai nhưng lại là một: cùng chung sống, sướng khổ có nhau; một cha mẹ, một nhà. -so sánh bằng hình ảnh “tay chân” (bộ phận con người) biểu hiện sự gắn bó thiêng liêng của anh em. *Anh em phải hoà thuận, nương tựa vào nhau để cha mẹ vui lòng. III. Tổng kết: Ghi nhớ SGK tr.36 IV. Luyện tập: +Thể thơ lục bát + Âm điệu tâm tình nhắn nhủ +Các hình ảnh truyền thống quen thuộc +Đều là lời độc thoại, có kết cấu một vế.. HĐ3: Luyện tập: Những biện pháp nghệ thuật nào được cả bốn bài ca dao sử dụng? Tình cảm được diễn tả trong bốn bài ca đó là gì? Em có nhận *Tình cảm gia đình xét gì về những tình cảm đó? *Tìm đọc và chép lại một số bài HS thực hiện ở nhà, sưu tầm theo nhóm, tổ học tập ca khác có nội dung tương tự. IV/ Củng cố: -Ca dao, dân ca là gì? Đọc lại các bài ca dao, dân ca trên. - Nêu nội dung các bài ca dao, dân ca vừa học. V/ Dặn dò: - Học thuộc lòng các bài ca dao, dân ca vừa học. Học thuộc ghi nhớ. - Chuẩn bị bài mới: “ Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người ” - Chuẩn bị bài TV: “Từ láy”. 14. Âu Thị Nhân Trường THCS Đông Phú - Quế Sơn Lop7.net.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Giáo án Ngữ văn 7 (2007 – 2008). Ngày soạn: 12.9.2007 Ngày dạy: 21.9.2007 Tuần 3 Tiết 10 Bài 3. NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI I.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: -Nắm được nội dung ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của ca dao, dân ca qua những bài ca thuộc chủ đề tình yêu quê hương, đất nước, con người. -Thuộc những bài ca trong VB và biết thêm một số bài ca thuộc hệ thống của chúng. II. Chuẩn bị:GV: Bảng phụ & tài liệu có liên quan: TN, CD, DC; tranh ảnh; băng đĩa ... HS: Trả lời câu hỏi SGK. III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học: 1.Ổn định lớp. 2.Kiểm tra bài cũ -Nêu khái niệm ca dao, dân ca. Đọc lại các bài ca dao, dân ca đã học ở tiết 9. - Nêu nội dung các bài ca dao, dân ca vừa học. Phân tích một bài ca mà em thích nhất. 3.Giới thiệu bài mới: Hoạt động của thầy & trò HĐ1: GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm bốn bài ca.Gọi HS đọc GV uốn nắn lỗi sai cho HS Tìm hiểu chú thích tr 38 – 39 HĐ2: Tìm hiểu VB. -Nhận xét về bài 1, em đồng ý với ý kiến nào ở SGK tr. 39? Vì sao chàng trai, cô gái lại dùng những địa danh với những đặc điểm (của từng địa danh) như vậy để hỏi – đáp? -Phân tích cụm từ “Rủ nhau” và nêu nhận xét của em về cách tả cảnh của bài 2. Địa danh và cảnh trí trong bài gợi lên điều gì? Suy ngẫm của em về câu hỏi cuối bài ca: “Hỏi ai gây dựng nên non nước này?” -Nhận xét của em về cảnh trí xứ. Nội dung & ghi bảng I. Đọc – tìm hiểu chú thích: (Xem chú thích * SGK tr. 38 - 39) II. Tìm hiểu văn bản: 1.Bài ca có 2 phần: câu hỏi của chàng trai;lời đáp của cô gái -Đây là hình thức để trai, gái thử tài nhau. -Thể hiện, chia sẻ sự hiểu biết cũng như niềm tự hào, tình yêu đối với quê hương, đất nước. Đó là cơ sở và là cách để họ bày tỏ tình cảm với nhau. -Qua lời hỏi đáp, ta thấy họ là những người lịch lãm, tế nhị. 2.Rủ nhau: -Người rủ và bgười được rủ có quan hệ thân thiết. -Họ có chung mối quan tâm và cùng muốn làm 1 việc gì đó. (ca dao có nhiều bài mở đầu bằng cụm từ này. Ví dụ ...) +Bài ca gợi nhiều hơn tả. Chỉ tả bằng cách nhắc đến những địa danh, cảnh trí tiêu biểu nhất của hồ Hoàn Kiếm. -Địa danh gợi lên âm vang lịch sử và văn hoá (gợi tình yêu, niềm tự hào về Hồ Gươm, Thăng Long, nước +Câu hỏi rất tự nhiên, giàu âm điệu nhắn nhủ, tâm tình. -Khẳng định và nhắc nhở về công lao xây dựng nước non của ông cha nhiều thế hệ. -Nhắc nhở con cháu tiếp tục giữ gìn và dựng xây non nước 3.Cảnh đường vào xứ Huế rất đẹp. Có non và nước. Non thì 15. Âu Thị Nhân Trường THCS Đông Phú - Quế Sơn Lop7.net.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Giáo án Ngữ văn 7 (2007 – 2008). Huế và cách tả cảnh trong bài 3. xanh, nước thì biếc. Màu sắc gợi vẻ đẹp nên thơ, tươi mát, sống động. Cảnh đẹp vừa khoáng đạt, bao la vừa quây quần. Cảnh đẹp ấy do tạo hoá và bàn tay con người tạo ra. -Đường đến một số địa phương khác cũng đẹp (xứ Nghệ ...) -gợi nhiều hơn tả (các định ngữ và cách so sánh truyền thống gợi lên cảnh đẹp sông núi có đường nét, màu sắc sinh động của con đường thiên lí vào xứ Huế). Em hãy phân tích đại từ “Ai” và +Đại từ “Ai” thường có rất nhiều nghĩa (số ít hoặc nhiều, có chỉ ra những tình cảm ẩn chứa thể chỉ người mà tác giả bài ca trực tiếp nhắn gửi hoặc trong lời mời, lời nhắn gửi: “Ai hướng tới người chưa quen biết). vô xứ Huế thì vô ...” -Lời mời, lời nhắn gửi đó thể hiện tình yêu, lòng tự hào đối với cảnh đẹp xứ Huế và như muốn sẻ chia với mọi người về cảnh đẹp và tình yêu, lòng tự hào đó; thể hiện ý tình kết bạn rất tinh tế và sâu sắc. -Hai dòng thơ đầu bài 4 có 4.Dòng thơ nào cũng kéo dài 12 tiếng để gợi sự dài rộng, to những gì đặc biệt về từ ngữ? lớn của cánh đồng. Các điệp ngữ, đảo ngữ và phép đối Những nét đặc biệt ấy có tác xứng: cánh đồng không chỉ rộng lớn mà còn rất đẹp, trù phú, đầy sức sống. dụng, ý nghĩa gì? Phân tích hình ảnh cô gái trong +Cô gái được so sánh “Như chẽn lúa ... ban mai”: tương hai dòng cuối bài 4. đồng ở nét trẻ trung phơi phới và sức sống đang xuân. -Trước cánh đồng rộng lớn (do bàn tay con người nhỏ bé tạo ra), tác giả dân gian vẫn nhận ra cô gái bé nhỏ đáng yêu. Hai dòng cuối bài có vẻđẹp riêng trong sự kếthợp với cả bài -Hồn của cảnh hiện ra ở 2 dòng thơ cuối. Đó là con người, là cô thôn nữ mảnh mai, nhiều duyên thầm và đầy sức sống. -Bài 4 là lời của ai? Người ấy +Bài 4 là lời chàng trai: ngợi ca cánh đồng, ngợi ca vẻ đẹp muốn biểu hiện tình cảm gì? cô gái. Đấy là cách bày tỏ tình cảm với cô gái của chàngtrai +Cách hiểu khác: Lời cô gái - trước cánh đồng rộng lớn, cô Em có biết cách hiểu nào khác nghĩ về thân phận mình. Cô gái đẹp cái đẹp của thiên nhiên về bài ca này và có đồng ý với tươi tắn, trẻ trung, đầy sức sống ... nhưng rồi sẽ ra sao? Nỗi lo âu thể hiện rõ nhất ở từ “phất phơ” và ở sự đối lập (chẽn cách hiểu đó không? Vì sao? lúa phất phơ trong cánh đồng quá rộng này cũng như dải lụa đào phất phơ giữa chợ, không biết số phận mình sẽ được an bài như thế nào đây?) *Tác phẩm nghệ thuật ngoài ý nghĩa khách quan, bao giờ cũng được cảm nhận chủ quan bởi người tiếp nhận. Gọi HS đọc Ghi nhớ III. Tổng kết: Ghi nhớ SGK tr.40 HĐ3: Luyện tập: IV. Luyện tập: Hướng dẫn HS làm 2 bài tập 1.Thể thơ: lục bát, biến thể; thể thơ tự do 2.Tình yêu quê hương, đất nước, con người. IV/ Củng cố: Đọc lại các bài ca dao vừa học. - Nêu nội dung các bài ca dao vừa học. V/ Dặn dò: - Học thuộc lòng các bài ca dao vừa học. Học thuộc ghi nhớ. - Chuẩn bị bài mới: “ Những câu hát than thân” - Chuẩn bị bài TV: “Từ láy” Âu Thị Nhân 16 Trường THCS Đông Phú - Quế Sơn. Lop7.net.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Giáo án Ngữ văn 7 (2007 – 2008). Ngày soạn: 15.9.2007 Ngày dạy: 21.9.2007 Tuần 3 Tiết 11 Bài 3. TỪ LÁY I.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: -Nắm được cấu tạo của hai loại từ láy: từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận -Hiểu được cơ chế tạo nghĩa của từ láy tiếng Việt. -Biết vận dụng những hiểu biết về cấu tạo và cơ chế tạo nghĩa của từ láy để sử dụng tốt nó. II. Chuẩn bị:GV: Bảng phụ & tài liệu có liên quan. HS: Trả lời câu hỏi và bài tập SGK. III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học: 1.Ổn định lớp. 2.Kiểm tra bài cũ: -Nêu khái niệm từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập -Phân biệt nghĩa của từ ghép. Làm bài tập 5, 6, 7 SGK 3.Giới thiệu bài mới: Hoạt động của thầy & trò HĐ1: Cho HS ôn lại định nghĩa về từ láy đã học ở lớp 6. HĐ2: Tìm hiểu cấu tạo của các loại TL -GV cho HS nhận xét về đặc điểm âm thanh của các từ láy: đăm đăm, mếu máo, liêu xiêu. GV gợi dẫn HS phân 2 loại: láy toàn bộ và bộ phận. Vì sao các từ láy dưới đây không nói được là bật bật, thẳm thẳm? -Cho HS tổng kết lại về cấu tạo của hai loại từ láy. HĐ3: Tìm hiểu nghĩa của từ láy -Nghĩa của các từ láy: ha hả, oa oa, tích tắc, gâu gâu được tạo thành do đặc điểm gì về âm thanh? (mô phỏng) -các từ láy trong mỗi nhóm sau đây có điểm gì chung về âm thanh và về nghĩa +lí nhí, li ti, ti hí +nhấp nhô, phập phồng, bập bềnh -So sánh nghĩa của các từ láy: mềm mại, đo đỏ với nghĩa của các tiếng gốc làm cơ sở cho chúng. HĐ4: GV tổng kết toàn bài, nhắc lại. Nội dung & ghi bảng I. Các loại từ láy: 1.Từ láy có hai loại: từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận 2.Ở từ láy toàn bộ, các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn; nhưng cũng có một số trường hợp tiếng đứng trước hoặc phụ âm cuối biến đổi thanh điệu (để tạo ra một sự hài hoà về âm thanh). 3.Ở từ láy bộ phận, giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần. II. Nghĩa của từ láy: Nghĩa của từ láy được tạo thành nhờ: đặc điểm âm thanh của tiếng và sự hoà phối âm thanh giữa các tiếng. Trong trường hợp từ láy có tiếng có nghĩa làm gốc (tiếng gốc) thì nghĩa của từ láy có thể có những sắc thái riêng so với tiếng gốc như: sắc thái biểu cảm sắc thái giảm nhẹ hoặc nhấn mạnh .... 17. Âu Thị Nhân Trường THCS Đông Phú - Quế Sơn Lop7.net.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Giáo án Ngữ văn 7 (2007 – 2008). những kết luận cơ bản về hai loại từ láy tiếng Việt. HĐ5: Luyện tập III. Luyện tập: - GV tổ chức cho HS làm bài tập 1,2,3 1.Tìm từ láy trong đoạn văn “Mẹ tôi ... thế này”. Xếp tr. 43 ở lớp. các từ láy đó vào bảng phân loại. 2.Điền thêm tiếng láy vào tiếng gốc để tạo từ láy. 3.Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống. -Hướng dẫn HS làm BT về nhà (BT 4.Đặt câu với các từ láy có chung tiếng gốc “nhỏ” 4,5,6) nhưng có nghĩa khác nhau tế nhị. 5.Các từ trong BT có phụ âm đầu giống nhau nhưng đó là những từ ghép (vì tiếng nào cũng có nghĩa) 6.Các tiếng chiền (trong chùa chiền), nê (trong no nê), rớt (trong rơi rớt), hành (trong học hành) có nghĩa đẳng lập với tiếng còn lại trong từ (hiện nay các tiếng đó đã mờ nghĩa, dù chúng giống nhau về phụ âm đầu nhưng vẫn là từ ghép đẳng lập). IV/ Củng cố: -Nêu khái niệm từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận -Nêu nghĩa của từ láy. V/ Dặn dò: - Học thuộc ghi nhớ -Làm hoàn chỉnh các bài tập ở SGK tr. 43 -Chuẩn bị bài mới: “Đại từ” - Chuẩn bị TLV “Qúa trình tạo lập VB”. Ngày soạn: 21.9.2007 Ngày dạy: 24.9.2007 Tuần 3 Tiết 12 Bài 3 QUÁ TRÌNH TẠO LẬP VĂN BẢN I.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS : -Nắm được các bước của quá trình tạo lập văn bản, để có thể TLV có phương pháp, hiệu quả. -Củng cố lại những kiến thức và kĩ năng đã học về LK, bố cục và mạch lạc trong VB. II. Chuẩn bị:GV: Bảng phụ & tài liệu có liên quan. HS: Trả lời câu hỏi và bài tập SGK. III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học: 1.Ổn định lớp. 2.Kiểm tra bài cũ: 18. Âu Thị Nhân Trường THCS Đông Phú - Quế Sơn Lop7.net.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Giáo án Ngữ văn 7 (2007 – 2008). -Mạch lạc trong văn bản là gì? Nêu các điều kiện để VB có tính mạch lạc? Làm bài tập 1a, b2 và BT2 SGK tr. 32 - 34 3.Giới thiệu bài mới: Hoạt động của thầy & trò HĐ1: Cho HS tìm hiểu mục 1,2 GV cho HS làm việc với câu hỏi 1 -Khi nào ta có nhu cầu tạo lập VB? Điều gì thôi thúc người ta viết thư? -Trong bốn vấn đề nêu ở mục I2, để tạo ra một VB, có thể bỏ qua vấn đề nào không? HĐ2: Cho HS tìm hiểu mục 3 Sau khi đã xác định được bốn vấn đề đó, cần phải làm những việc gì để viết được VB? HĐ3: Tìm hiểu mục 4 Chỉ có ý và dàn bài mà chưa viết thành văn thì đã tạo được VB chưa? Việc viết thành văn ấy cần đạt những yêu cầu gì? HĐ4: Tìm hiểu mục 5: Có thể coi VB cũng là một loại sản phẩm cần được kiểm tra sau khi hoàn thành không? Sự kiểm tra ấy cần dựa theo những tiêu chuẩn cụ thể nào? HĐ5: Luyện tập. 1.GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi a,b,c,d ở BT1 (về tạo lập VB ) 2.Hướng dẫn HS điều chỉnh câu trả lời ở BT2.. Nội dung & ghi bảng I. Các bước tạo lập văn bản: -Khi phát biểu ý kiến, viết thư cho bạn, bài báo tường, viết bài TLV ở lớp... -Bắt nguồn từ bản thân, yêu cầu của hoàn cảnh (chuyển thành nhu cầu chủ quan của HS). *Để làm nên một VB, người tạo lập VB cần phải lần lượt thực hiện các bước: -Định hướng chính xác: VB viết (nói) cho ai, để làm gì, về cái gì và như thế nào? Tìm hiểu đề bài hoặc xác định chủ đề, -Tìm ý và sắp xếp ý để có một bố cục rành mạch, hợp lí, thể hiện đúng định hướng trên -Diễn đạt các ý đã ghi trong bố cục thành những câu, đoạn văn chính xác, trong sáng, có mạch lạc và liên kết chặt chẽ với nhau. -Kiểm tra xem VB vừa tạo lập có đạt các yêu cầu đã nêu ở trên chưa và có cần sửa chữa gì không.. II. Luyện tập: BT1: HS trả lời từ kinh nghiệm bản thân. GV bổ sung, chỉ ra những ưu, khuyết điểm trong việc làm đó và hướng sửa chữa, khắc phục. BT2: a.Điều quan trọng nhất là rút ra những kinh nghiệm để giúp các bạn học tập tốt hơn. b.Bạn không xác định đúng đối tượng giao tiếp. 3.Giải đáp thắc mắc với những ý BT3: a.Dàn bài cần được viết rõ ý nhưng càng ngắn gọn kiến trong buổi thảo luận tổ. càng tốt (không nhất thiết là câu hoàn chỉnh...) b.Các mục trong dàn bài thể hiện bằng hệ thống kí hiệu được quy định chặt chẽ (số La Mã, chữ số thường, chữ cái thường, gạch ngang đầu dòng ...) 4.Hướng dẫn HS về nhà làm BT4 IV/ Củng cố: Nêu các bước cần lần lượt thực hiện để tạo lập một văn bản. V/ Dặn dò: - Học thuộc ghi nhớ. –Làm BT 4 tr. 47 - Hoàn chỉnh lại các bài tập SGK tr. 46 - 47 -Làm bài viết số 1 (ở nhà) nộp bài vào thứ tư 26.9.2007 Đề bài: Miêu tả chân dung một người bạn của em. - Chuẩn bị bài mới: “Luyện tập tạo lập văn bản” -Tiết 13: VH: Bài 4: Những câu hát than thân. 19. Âu Thị Nhân Trường THCS Đông Phú - Quế Sơn Lop7.net.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Giáo án Ngữ văn 7 (2007 – 2008). Ngày soạn: 21.9.2007 Ngày dạy: 26.9.2007 Tuần 4 Tiết 13 Bài 4. NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN I.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: -Nắm được nội dung ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu (hình ảnh, ngôn ngữ) của những bài ca thuộc chủ đề than thân. -Thuộc những bài ca trong VB. II. Chuẩn bị:GV: Bảng phụ & tài liệu có liên quan. HS: Trả lời câu hỏi SGK. III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học: 1.Ổn định lớp. 2.Kiểm tra bài cũ -Đọc lại các bài ca dao, dân ca đã học ở tiết 10. - Nêu nội dung các bài ca dao, dân ca vừa học. Phân tích một bài ca mà em thích nhất. 3.Giới thiệu bài mới: Hoạt động của thầy & trò HĐ1: GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm ba bài ca.Gọi HS đọc GV uốn nắn lỗi sai cho HS Tìm hiểu chú thích tr 48 – 49 HĐ2: Tìm hiểu VB. -Trong ca dao, người nông dân thời xưa thường mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời, thân phận của mình. Em hãy giải thích vì sao và sưu tầm một số bài ca dao để chứng minh điều đó . Ở bài 1, cuộc đời lận đận, vất vả của con cò được diễn tả như thế nào?. Ngoài nội dung than thân, bài ca này còn có nội dung nào khác?. Nội dung & ghi bảng I. Đọc – tìm hiểu chú thích: (Xem VB và chú thích SGK tr. 48 - 49) II. Tìm hiểu văn bản: - “Con cò thường gần người nông dân. Những lúc cày cuốc, cấy hái người nông dân thường thấy con cò ở bên họ; lặn theo luống cày, bay trên cánh đồng lúa bát ngát, đứng trên bờ ruộng rỉa lông rỉa cánh, ngắm nghía người nông dân... Con cò gợi hứng cho họ nhiều” (Vũ Ngọc Phan). -Con cò có nhiều đặc điểm giống cuộc đời, phẩm chất người nông dân: gắn bó với ruộng đồng, chịu khó, lặn lội +Con cò mà đi ... cò con. +Con cò lặn lội ... nỉ non +Trời mưa Quả dưa ... Con cò kiếm ăn 1.Cuộc đời lận đận, vất vả, cay đắng của con cò: - Con cò gặp nhiều khó khăn, trắc trở, ngang trái -Nghệ thuật: Từ láy, sự đối lập (nước non - một mình; thân cò – thác ghềnh), các từ đối lập (lên - xuống, đầy - cạn), những từ ngữ, hình ảnh miêu tả hình dáng, số phận con cò (thân cò, gầy cò con) thể hiện sự gieo neo, cay đắng của cò *Biểu tượng chân thực và xúc động cho hình ảnh và cuộc đời vất vả, gian khổ của người nông dân trong xã hội cũ. *bài ca dao còn có nội dung phản kháng, tố cáo XHPK. 20. Âu Thị Nhân Trường THCS Đông Phú - Quế Sơn Lop7.net.

<span class='text_page_counter'>(21)</span>

×