Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Chất lượng dịch vụ video thoại tốc độ thấp sử dụng cho trao đổingôn ngữ ký hiệu và đọc môi thời gian thực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.93 KB, 30 trang )

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN
-------  -------

THUYẾT MINH
DỰ THẢO QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
MÃ SỐ 01-NCCD-2010

Chất lượng dịch vụ video thoại tốc độ thấp sử dụng cho trao đổi
ngôn ngữ ký hiệu và đọc môi thời gian thực

HÀ NỘI - 12/2010


MỤC LỤC
1 TÊN TIÊU CHUẨN.....................................................................................4
5
Thuyết minh dự thảo tiêu chuẩn Việt Nam.....................................................5
2 ĐẶT VẤN ĐỀ...............................................................................................4
1.1Đặc điểm, tình hình đối tượng tiêu chuẩn hố trong và ngồi nước..........4
2.1.1 Khái qt về tình hình khuyết tật ở Việt Nam..................................4
2.1.1.1 Tình trạng khuyết tật.................................................................6
2.1.1.2 Những thiệt thòi của người khuyết tật.......................................4
4
Thuyết minh dự thảo tiêu chuẩn Việt Nam.....................................................4
2.1.2 Tình hình tiếp cận thơng tin của người khuyết tật ở Việt Nam........5
2.1.3 Giới thiệu chung về điện thoại thấy hình.........................................7
2.1.4 Cấu tạo và hoạt động của máy điện thoại thấy hình tốc độ thấp....11
2.1.4.1 Cấu tạo của máy điện thoại thấy hình tốc độ thấp...................11
2.1.4.2 Hoạt động của máy điện thoại thấy hình tốc độ thấp..............12


2.1.4.3 Các yêu cầu hệ thống điện thoại thấy hình nói chung.............13
2.1.5 Tình hình tiêu chuẩn hóa thiết bị điện thoại thấy hình của các tổ
chức tiêu chuẩn hóa quốc tế....................................................................14
2.1.5.1 MPEG......................................................................................14
2.1.5.2 ETSI.........................................................................................15
2.1.5.3 ITU..........................................................................................16
1.2Tình hình tiêu chuẩn hóa thiết bị điện thoại thấy hình tại Việt Nam.......17
3 LÝ DO, MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN........18
1.3Lý do xây dựng tiêu chuẩn.......................................................................18
1.4Mục đích xây dựng tiêu chuẩn.................................................................18
1.5Giới hạn phạm vi xây dựng tiêu chuẩn....................................................18
4 SỞ CỨ XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN.........................................................19
1.6Sở cứ chính...............................................................................................19
1.7Hình thức thực hiện..................................................................................20
5 NỘI DUNG CHÍNH CỦA BẢN DỰ THẢO TIÊU CHUẨN..................23


Thuyết minh dự thảo tiêu chuẩn Việt Nam
CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VIDEO THOẠI TỐC ĐỘ THẤP SỬ DỤNG CHO TRAO ĐỔI NGÔN NGỮ KÝ HIỆU VÀ
ĐỌC MÔI THỜI GIAN THỰC

1.8Tên của bộ tiêu chuẩn...............................................................................23
1.9Bố cục của tiêu chuẩn...............................................................................23
1.10Nội dung chính của tiêu chuẩn...............................................................23
6 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ÁP DỤNG.........................................25
1.11Kết luận..................................................................................................25
1.12Khuyến nghị áp dụng:............................................................................26
7 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................26

2010 Trung tâm Tư vấn Đầu tư Chuyển giao công nghệ Viện KHKT Bưu điện



Thuyết minh dự thảo tiêu chuẩn Việt Nam
CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VIDEO THOẠI TỐC ĐỘ THẤP SỬ DỤNG CHO TRAO ĐỔI NGÔN NGỮ KÝ HIỆU VÀ
ĐỌC MÔI THỜI GIAN THỰC

1

TÊN TIÊU CHUẨN

“Chất lượng dịch vụ video thoại tốc độ thấp sử dụng cho trao đổi ngôn ngữ
ký hiệu và đọc môi thời gian thực".
Mã số: 01-NCCD-2010

2

ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Đặc điểm, tình hình đối tượng tiêu chuẩn hố trong và ngồi nước
2.1.1 Khái quát về tình hình khuyết tật ở Việt Nam
Điều 1 trong Pháp lệnh về người khuyết tật của nước Cộng hòa Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam định nghĩa người khuyết tật “không phân biệt nguồn gốc
gây ra khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc
chức năng biểu hiện dưới những dạng khuyết tật khác nhau, làm suy giảm khả
năng hoạt động, khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn”.
Bộ Y tế và Bộ Lao động - Thương binh Xã hội (LĐTBXH) là hai bộ chính
soạn thảo ra các chính sách và cung cấp các dịch vụ phục hồi chức năng, chăm
sóc và điều trị, hỗ trợ và cung cấp phúc lợi xã hội cho người khuyết tật. Hai bộ
này sử dụng những định nghĩa sau về khiếm khuyết, giảm khả năng và khuyết
tật của Tổ chức Y tế Thế giới:

- Khiếm khuyết (ở cấp độ bộ phận cơ thể): bị mất hoặc tình trạng bất bình
thường một hay các bộ phận cơ thể hoặc chức năng tâm sinh lý. Khiếm khuyết
có thể là hậu quả của bệnh tật, tai nạn, các nhân tố môi trường hoặc bẩm sinh.
- Giảm khả năng (ở cấp độ cá nhân): giảm hoặc mất khả năng hoạt động
do khiếm khuyết gây ra; hạn chế hoặc mất chức năng (vận động, nghe, hoặc giao
tiếp).
- Khuyết tật (ở cấp độ xã hội): những thiệt thòi mà một người phải chịu do
bị khuyết tật. Hậu quả của sự tương tác giữa một cá nhân bị khiếm khuyết hoặc
giảm khả năng với những rào cản trong mơi trường xã hội, văn hố hoặc vật
chất, làm cho cá nhân này khơng thể tham gia một cách bình đẳng vào cuộc
sống cộng đồng chung hoặc hoàn thành một vai trị bình thường.

2010 Trung tâm Tư vấn Đầu tư Chuyển giao công nghệ Viện KHKT Bưu điện

4


Thuyết minh dự thảo tiêu chuẩn Việt Nam
CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VIDEO THOẠI TỐC ĐỘ THẤP SỬ DỤNG CHO TRAO ĐỔI NGÔN NGỮ KÝ HIỆU VÀ
ĐỌC MÔI THỜI GIAN THỰC

Để phân loại khuyết tật, Chính phủ Việt Nam đã sử dụng phương pháp
phân loại của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong đó khuyết tật được chia làm 7
loại chính như sau:
- Khuyết tật thể chất/vận động (chẳng hạn như cụt tay chân, tê liệt, bại
liệt, tật bẩm sinh ở chân và những dị tật bẩm sinh khác);
- Khuyết tật nghe/nói (giao tiếp); (iii) Khuyết tật nhìn;
- Khuyết tật về khả năng học tập (nhận thức hoặc trí tuệ);
- Hành vi lạ (do bệnh về tâm thần như trầm cảm và tâm thần phân liệt gây
ra);

- Động kinh
- Những khuyết tật khác, chẳng hạn như bệnh phong.
Theo phân loại như trên, phân bố người khuyết tật theo các vùng được
nêu trong bảng 1.
Bảng 1: Phân bố NKT theo vùng Vùng

%

Tây Bắc

3,0

Đông Bắc

13,0

Đồng Bằng sông Hồng

18,6

Trung Bắc

12,5

Duyên hải miền Trung

14,2

Cao nguyên miền Trung


3,0

Đông Nam

16,5

Đồng Bằng sông Cứu Long

19,2

Tổng

100

2010 Trung tâm Tư vấn Đầu tư Chuyển giao công nghệ Viện KHKT Bưu điện

5


Thuyết minh dự thảo tiêu chuẩn Việt Nam
CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VIDEO THOẠI TỐC ĐỘ THẤP SỬ DỤNG CHO TRAO ĐỔI NGƠN NGỮ KÝ HIỆU VÀ
ĐỌC MƠI THỜI GIAN THỰC

Hình 1: Dạng khuyết tật (%)
2.1.1.1 Tình trạng khuyết tật
Theo số liệu thống kê của Bộ LĐTBXH, tính đến đầu những năm 2008,
Việt Nam đã có khoảng 5,3 triệu mgười khuyết tật, chiếm 6,3% tổng dân số.
Trong đó, 1,5 triệu người được xếp vào loại khuyết tật nặng. Gần 8% hộ gia
đình Việt Nam có người khuyết tật và hầu hết là những hộ nghèo.Tuy nhiên, con
số này cũng thay đổi tùy theo định nghĩa về khuyết tật. Chẳng hạn như theo ước

tính của WHO thì tỷ lệ người khuyết tật chiếm đến 10% dân số.
Tỷ lệ nam giới bị khuyết tật cao hơn nữ giới, 63,5% so với 36,5%. Tỷ lệ
người khuyết tật trong nam giới là 7,5% trong khi trong nữ giới là 5,1%. Khoảng
16% người khuyết tật dưới 16 tuổi, 61% từ 16-55 tuổi và 23% trên 55 tuổi. Tỷ lệ
người khuyết tật sống ở nông thôn là 87% và ở thành thị là 13%.
Như ta thấy trong Hình 1, những khuyết tật chủ yếu bao gồm khuyết tật
về khả năng vận động (29,4%), tâm thần (16,8%), khả năng nghe/ nói (16,4%)
và khả năng nhìn (13,8%). Ngồi ra, 20% người khuyết tật bị đa khuyết tật,
chẳng hạn như khuyết tật cả khả năng nhìn và nghe.

2010 Trung tâm Tư vấn Đầu tư Chuyển giao công nghệ Viện KHKT Bưu điện

6


Thuyết minh dự thảo tiêu chuẩn Việt Nam
CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VIDEO THOẠI TỐC ĐỘ THẤP SỬ DỤNG CHO TRAO ĐỔI NGÔN NGỮ KÝ HIỆU VÀ
ĐỌC MÔI THỜI GIAN THỰC

2.1.1.2 Những thiệt thòi của người khuyết tật
Về mặt xã hội, khoảng 70% đến 80% người khuyết tật sống ở thành thị
và 65% đến 70% người khuyết tật sống ở nông thơn phải sống phụ thuộc vào
gia đình và trợ cấp xã hội thơng qua chính phủ và cộng đồng địa phương. Chỉ
có 25% đến 35% người khuyết tật có việc làm.
Đánh giá của Bộ LĐTBXH năm 2005 ở tám tỉnh gồm Quảng Ninh,
Hồ Bình, Hà Tây, Thanh Hố, Quảng Nam, Đắc Lắc, Đồng Nai và thành phố
Cần Thơ cho thấy hầu hết những gia đình có người khuyết tật đều có mức
sống thấp, trong đó 33% rơi vào loại nghèo (số liệu thống kê quốc gia là
22%). Trên thực tế, những gia đình có nhiều người khuyết tật phải chịu nhiều
khó khăn nhất: 31% gia đình có một người khuyết tật được xếp vào hộ nghèo;

số lượng gia đình có 3 người khuyết tật đã tăng lên tới 63%.
Gần 1/4 (24%) những hộ gia đình có người khuyết tật phải sống trong
điều kiện nhà ở không đầy đủ; 65% sống trong những ngơi nhà bán kiên cố.
Chỉ có 11% hộ gia đình có đủ tiền để được sống trong những ngôi nhà kiên
cố.
Điều kiện giáo dục của người khuyết tật ở mức thấp báo động: 41%
người khuyết tật từ 6 tuổi trở lên mù chữ. Những người được đi học ở cấp phổ
thông cơ sở hoặc cấp cao hơn chỉ chiếm 19,5%. Về mặt giáo dục đại học và
kỹ thuật, thì có tới 93,4% người khuyết tật tuổi từ 16 trở lên khơng được đào
tạo gì. Nhìn chung, giáo dục và dạy nghề cho người khuyết tật ở thành thị cao
hơn ở nông thôn; cho người khuyết tật nam cao hơn người khuyết tật nữ; và
cho người khuyết tật dân tộc kinh cao hơn người khuyết tật ở các dân tộc
thiểu số khác.
Đánh giá của Bộ LĐTBXH cũng chỉ ra rằng khoảng 30% người khuyết
tật thất nghiệp và mong muốn có nghề nghiệp ổn định. Tỷ lệ này khác nhau ở
các vùng khác nhau: cao nhất ở vùng đồng bằng sông Hồng (42%), tiếp sau là
vùng Đông Nam Bộ (36%). Có rất ít người khuyết tật được nhận vào làm ở
các cơ quan và doanh nghiệp nhà nước. Thu nhập của người khuyết tật có
việc làm rất thấp (dưới mức lương tối thiểu). Họ hầu hết làm việc nông với
2010 Trung tâm Tư vấn Đầu tư Chuyển giao công nghệ Viện KHKT Bưu điện

4


Thuyết minh dự thảo tiêu chuẩn Việt Nam
CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VIDEO THOẠI TỐC ĐỘ THẤP SỬ DỤNG CHO TRAO ĐỔI NGÔN NGỮ KÝ HIỆU VÀ
ĐỌC MÔI THỜI GIAN THỰC

thu nhập ở mức thấp nhất. Nhìn chung, khoảng từ 70% đến 80% người khuyết
tật ở thành thị và 65% đến 70% người khuyết tật ở nông thôn phải sống phụ

thuộc vào gia đình hoặc trợ cấp xã hội thơng qua chính phủ hoặc cộng đồng.
Những số liệu thống kê trên đã cho thấy những khó khăn mà người khuyết tật
gặp phải và nhu cầu được xã hội bảo vệ của họ.
2.1.2 Tình hình tiếp cận thơng tin của người khuyết tật ở Việt Nam
Rõ ràng là thông tin rất quan trọng đối với người khuyết tật trong việc
vượt qua tình hình khó khăn của mình. Tuy nhiên, tiếp cận các nguồn thơng
tin khác nhau là khó khăn chung của người khuyết tật. Theo thống kê sơ bộ về
phương pháp người khuyết tật khắc phục khó khăn để tiếp cận thơng tin trong
ba tỉnh Thái Bình, Quảng nam - Đà nẵng, Đồng nai thì phần lớn người khuyết
khơng làm gì để khắc phục khó khăn trong việc tiếp cận thơng tin. Tỷ lệ này
chiếm hơn 1/2 số người khuyết tật. Ngược lại, một số người khuyết tật tìm
đến sự giúp đỡ của người khác, tìm các phương tiện hỗ trợ nhằm tiếp cận
thơng tin. Có lẽ sự xuất hiện của hiện tượng này là do nhiều người khuyết tật
không ý thức được tầm quan trọng của việc tiếp cận thông tin hoặc tại Việt
nam còn thiếu các phương tiện để hỗ trợ để người khuyết tật tiếp cận thông
tin.
Bảng 2: Đánh giá các phương Thái Bình
pháp tiếp cận thơng tin của người
khuyết tật (tỷ lệ %) Phương pháp
tiếp cận thông tin

Quảng
nam-Đà
nẵng

Đồng
nai

Không làm gì


42.7

40.0

41.5

Nhờ người khác giúp

27.3

28.9

32.8

Tìm phương tiện hỗ trợ

9.8

10.0

11.1

Đa dạng nguồn thông tin

3.1

2.8

3.0


Chia sẻ kinh nghiệm với người
khuyết tật khác

4.9

4.6

2.3

12.3

13.7

9.3

Cố thích nghi

2010 Trung tâm Tư vấn Đầu tư Chuyển giao công nghệ Viện KHKT Bưu điện

5


Thuyết minh dự thảo tiêu chuẩn Việt Nam
CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VIDEO THOẠI TỐC ĐỘ THẤP SỬ DỤNG CHO TRAO ĐỔI NGÔN NGỮ KÝ HIỆU VÀ
ĐỌC MÔI THỜI GIAN THỰC

Từ bảng trên ta có thể thấy gần 50% người khuyết tật ở các tỉnh này
gặp khó khăn trong việc tiếp cận thơng tin (Bảng 1.2). Cũng giống như những
khó khăn về trình độ giáo dục và khả năng kiếm việc làm đã nêu ở trên, tỷ lệ
người khuyết tật gặp khó khăn trong việc tiếp cận thơng tin cao hơn nhiều đối

với người khuyết tật nữ. Khó khăn nhất là những trường hợp đa khuyết tật.
Nhìn chung, khó khăn được cho là hay gặp nhất là thiếu các phương
tiện hỗ trợ (chẳng hạn như thiết bị hoặc sách đặc biệt cho người mù) và khơng
có chương trình truyền thơng đặc biệt cho người khuyết tật (34% - 42%), tiếp
theo sau là hình thức phát thanh khơng phù hợp với người khuyết tật (43% 51%) và không quan tâm cung cấp thơng tin cho người khuyết tật hay gia
đình khơng khuyến khích cũng là một lý do nữa, nhưng chỉ có khoảng dưới
14% người khuyết tật gặp khó khăn này trong việc tiếp cận thông tin.
Những giải pháp để khắc phục những khó khăn trong việc tiếp cận
thơng tin đối với người khuyết tật có thể là:
- Đề xuất một số chính sách được thiết kế đặc biệt cho người khuyết tật
- Hỗ trợ các phương tiện phù hợp để khắc phục những điểm thiệt thòi
của người khuyết tật
- Nâng cao hành vi và tăng cường sự hỗ trợ có hiểu biết từ phí cộng
đồng địa phương và xã hội nhằm tạo các ảnh hưởng tích cực khuyến khích
người khuyết tật tiếp cận thơng tin
Bảng 3: Đánh giá khó khăn khi tiếp cận thơng tin của người khuyết
tật (tỷ lệ %)
Khó khăn

Thái Bình

Quảng namĐà nẵng

Khơng có chương trình thơng tin
phù hợp với người khuyết tật

46.6

51.3


43.1

Thiếu phương tiện/ thiết bị hỗ trợ

41.9

34.9

43.5

Thiếu thơng tin cho người khuyết
tật hoặc gia đình khơng khuyến

11.4

13.8

13.4

2010 Trung tâm Tư vấn Đầu tư Chuyển giao công nghệ Viện KHKT Bưu điện

Đồng nai

6


Thuyết minh dự thảo tiêu chuẩn Việt Nam
CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VIDEO THOẠI TỐC ĐỘ THẤP SỬ DỤNG CHO TRAO ĐỔI NGƠN NGỮ KÝ HIỆU VÀ
ĐỌC MƠI THỜI GIAN THỰC


khích
2.1.3 Giới thiệu chung về điện thoại thấy hình
Điện thoại thấy hình là điện thoại có 1 màn hình, có khả năng truyền
tiếng và hình ảnh song hướng để liên lạc giữa người với người thời gian thực.
Điện thoại thấy hình cũng bao gồm các điện thoại hình ảnh mà chuyển
đổi các bức ảnh giữa các khối trong thời gian vài giây trên đường dây điện
thoại POST truyền thống, cơ bản giống với các hệ thống vơ tuyến qt hình
chậm.
Hiện tại, điện thoại thấy hình được sử dụng đặc biệt hữu ích cho người
câm điếc, người câm điếc sử dụng điện thoại thấy hình thơng qua ngơn ngữ
ký hiệu, và cùng với các dịch vụ tiếp sóng hình ảnh để liên lạc với người
nghe. Điện thoại thấy hình cũng vơ cùng hữu ích đối với những người hay
phải di chuyển và những người sống ở nơi xa xôi cần các dịch vụ giáo dục
qua điện thoại, y tế qua điện thoại.
Cuộc gọi videophone khác với hội nghị truyền hình ở chỗ videophone
để phục vụ cá nhân chứ không phải cho một nhóm. Tuy nhiên sự phân biệt
này ngày càng mờ đi bởi những cải tiến về công nghệ như gia tăng băng
thông và các client phần mềm phức tạp cho phép nhiều bên tham gia một
cuộc gọi. Hiện nay, thuật ngữ hội nghị truyền hình được sử dụng thay vì
videocall cho các cuộc gọi điểm-điểm giữa hai bên. Cả cuộc gọi videophone
và hội nghị truyền hình đều được xem là một liên kết hình ảnh.
Webcam là thiết bị phổ biến, chi phí tương đối thấp mà có thể cung cấp
luồng âm thanh, hình ảnh trực tiếp thơng qua máy tính cá nhân và có thể được
sử dụng với nhiều client phần mềm cho các cuộc gọi hình ảnh.
Một hệ thống hội nghị truyền hình nói chung chi phí cao hơn
videophone và khả năng triển khai lớn hơn. Một hệ thống hội nghị truyền
hình (hay thoại hội nghị truyền hình) cho phép hai hoặc nhiều điểm liên lạc
trực tiếp, đồng thời truyền âm thanh và hình ảnh hai chiều. Điều này thường
được thực hiện bằng việc sử dụng một bộ điều khiển đa điểm (một hệ thống
2010 Trung tâm Tư vấn Đầu tư Chuyển giao công nghệ Viện KHKT Bưu điện


7


Thuyết minh dự thảo tiêu chuẩn Việt Nam
CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VIDEO THOẠI TỐC ĐỘ THẤP SỬ DỤNG CHO TRAO ĐỔI NGÔN NGỮ KÝ HIỆU VÀ
ĐỌC MÔI THỜI GIAN THỰC

quản lý cuộc gọi và phân bố tập trung), hoặc bởi khả năng đa điểm khơng tập
trung tích hợp trong mỗi khối thiết bị hội nghị truyền hình. Có thể khẳng định
rằng cải tiến công nghệ đã phá vỡ định nghĩa truyền thống bằng cách cho
phép hội nghị truyền hình nhiều bên thông qua các ứng dụng dựa trên web.
Việc triển khai rộng rãi điện thoại thấy hình hiện đang diễn ra ở điện
thoại di động, hầu hết tất cả điện thoại di động hỗ trợ các mạng UMTS có thể
làm việc như videophone sử dụng camera bên trong của nó và có thể tạo các
cuộc gọi hình ảnh khơng dây với những người dùng UMTS khác trong cùng
một quốc gia hoặc quốc tế. Quý II năm 2007, có trên 131.000.000 người sử
dụng UMTS trên 134 mạng ở 59 quốc gia.
Điện thoại thấy hình đang ngày càng được sử dụng rộng rãi trong việc
cung cấp y học từ xa cho người già và những người ở các địa điểm cách xa
nơi dễ dàng, tiện lợi và nhanh chóng có được chẩn đoán và tư vấn dịch vụ y tế
rõ ràng. Các dịch vụ y tế qua điện thoại đã phát triển cơng nghệ mới tích hợp
vào các điện thoại thấy hình đặc biệt để cho phép các dịch vụ chẩn đoán từ xa,
chẳng hạn như lượng đường trong máu, huyết áp và theo dõi dấu hiệu quan
trọng. Như vậy thiết bị điện thoại thấy hình có khả năng chuyển tiếp cả âm
thanh hình ảnh cộng với dữ liệu y tế qua điện thoại tiêu chuẩn (POTS) hoặc
qua dịch vụ băng rộng.
Điện thoại thấy hình cũng đã được triển khai trong hội nghị qua điện
thoại cơng ty, nó cũng khả dụng thơng qua việc sử dụng các phịng hội nghị
truyền hình truy cập công cộng . Một mức độ cao hơn của hội nghị truyền

hình sử dụng cơng nghệ viễn thơng tiên tiến và hiển thị độ phân giải cao được
gọi là TelePresence.
Một cuộc gọi video cũng có thể được tạo ra bằng cách sử dụng một
máy tính cũ hoặc rẻ và biến nó chạy như là một softphone video. Điều này
cho thấy một số người dùng có thể muốn sử dụng videophone thơng thường
nhưng có khả năng thương mại dễ dàng sử dụng cho chi phí thấp hơn.
Một trong những cuộc trình diễn đầu tiên về khả năng giúp người sử
dụng ngôn ngữ ký hiệu giao tiếp với nhau xuất hiện khi điện thoại thấy hình
2010 Trung tâm Tư vấn Đầu tư Chuyển giao công nghệ Viện KHKT Bưu điện

8


Thuyết minh dự thảo tiêu chuẩn Việt Nam
CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VIDEO THOẠI TỐC ĐỘ THẤP SỬ DỤNG CHO TRAO ĐỔI NGÔN NGỮ KÝ HIỆU VÀ
ĐỌC MÔI THỜI GIAN THỰC

của AT & T (đăng ký nhãn hiệu là 'Picturephone') được giới thiệu với công
chúng tại Hội chợ quốc tế New York 1964, hai người khiếm thính đã có thể tự
do liên lạc với nhau giữa hội chợ và thành phố khác. Nhiều tổ chức khác cũng
đã tiến hành nghiên cứu sâu rộng về ngôn ngữ ký hiệu qua điện thoại thấy
hình.
Với việc sử dụng thiết bị video như vậy, người khiếm thính (người
điếc, người có thính giác kém) và người câm có thể giao tiếp với nhau sử
dụng ngơn ngữ ký hiệu. Mỹ và một số nước khác hỗ trợ cho các công ty để
cung cấp 'Dịch vụ chuyển tiếp hình ảnh' (VRS). Người ta có thể sử dụng một
điện thoại thơng thường để giao tiếp với người khiếm thính, người câm nhờ
sự trợ giúp của bộ biên dịch ngôn ngữ ký hiệu. Thiết bị video cũng được sử
dụng để dịch tại chỗ ngôn ngữ ký hiệu qua Việc biên dịch từ xa hình ảnh
(VRI). Với chi phí tương đối thấp và độ khả dụng rộng rãi của công nghệ

điện thoại di động 3G cho phép người khiếm thính, người câm giao tiếp với
nhau một cách dễ dàng như những người bình thường. Một số nhà khai thác
khơng dây thậm chí cịn bắt đầu miễn phí cổng ngơn ngữ ký hiệu.
Dịch vụ thông dịch ngôn ngữ ký hiệu qua VRS hoặc bằng VRI hiện nay
rất hữu ích với một bên thực hiện hội thoại là người điếc, người suy giảm
thính giác hoặc người câm. Trong trường hợp này, ngôn ngữ biên dịch thường
là một số ngơn ngữ chính, chẳng hạn như Ngơn ngữ ký hiệu Pháp(FSL) để
nói tiếng Phá, Ngơn ngữ ký hiệu Tây Ban Nha (SSL) để nói tiếng Tây Ban
Nha, Ngơn ngữ ký hiệu Anh (BSL) để nói tiếng Anh và Ngôn ngữ ký hiệu Mỹ
(ASL) cũng để nói tiếng Mỹ (do BSL và ASL là hồn tồn khác biệt),...
Người phiên dịch ngôn ngữ ký biết nhiều ngôn ngữ có thể dịch qua lại
giữa các ngơn ngữ chính (chẳng hạn như từ SSL sang tiếng Anh). Các hoạt
động phiên dịch cần đến nỗ lực đáng kể của dịch giả, vì ngơn ngữ ký hiệu là
ngơn ngữ tự nhiên khác biệt về cấu trúc, ngữ nghĩa và cú pháp với phiên bản
âm thanh của tiếng cùng gốc.
Trong quá trình dịch, phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu làm việc từ xa với
nguồn âm thanh và hình ảnh trực tiếp sao cho các thơng dịch viên có thể nhìn

2010 Trung tâm Tư vấn Đầu tư Chuyển giao công nghệ Viện KHKT Bưu điện

9


Thuyết minh dự thảo tiêu chuẩn Việt Nam
CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VIDEO THOẠI TỐC ĐỘ THẤP SỬ DỤNG CHO TRAO ĐỔI NGÔN NGỮ KÝ HIỆU VÀ
ĐỌC MÔI THỜI GIAN THỰC

thấy người câm điếc, trị chuyện với người nghe bình thường và ngược lại.
Giống như phiên dịch qua điện thoại, phiên dịch hình ảnh có thể được sử
dụng cho các tình huống mà người phiên dịch không hiện diện. Tuy nhiên,

thông dịch hình ảnh khơng được sử dụng cho các tình huống mà tất cả các bên
nói chuyện qua điện thoại một mình. Biên dịch VRI và VRS yêu cầu tất cả
các bên có các thiết bị cần thiết. Một số thiết bị tiên tiến cho phép người phiên
dịch điều khiển từ xa các máy quay phim để phóng to, thu nhỏ hay hướng
máy quay về phía người ra ký hiệu.
Điện thoại thấy hình sử dụng nhiều băng thơng thu và truyền tải, có thể
được hiểu là các tốc độ truyền dữ liệu. Băng thơng truyền/nhận thấp thì tốc độ
truyền dữ liệu thấp, kết quả là chất lượng hình ảnh kém hơn và hạn chế hơn.
Tốc độ truyền dữ liệu và chất lượng hình ảnh sống có liên quan với nhau
nhưng cũng tùy thuộc vào các yếu tố khác như kỹ thuật nén dữ liệu. Một số
điện thoại thấy hình được triển khai với tốc độ truyền dữ liệu rất thấp cho chất
lượng hình ảnh sơ sài.
Băng thơng rộng thường được xem là "tốc độ cao", bởi vì nó có tốc độ
truyền dữ liệu cao. Nói chung, bất kỳ kết nối 256 kbit/s (0,256 Mbit/s) hoặc
lớn hơn được xem là Internet băng thông rộng. Khuyến nghị I.113 của Liên
minh Viễn thông Quốc tế (ITU-T) đã xác định băng thông rộng là dung lượng
truyền dẫn tại 1,5-2 Mbit/s. Uỷ ban Truyền thông liên bang Hoa Kỳ định
nghĩa băng thông rộng là 768 kbit/s (0,8 Mbit/s).
Hiện tại, hình ảnh đầy đủ cho một số mục đích có thể ở tốc độ dữ liệu
thấp hơn định nghĩa băng rộng của ITU-T, với tốc độ 768 kbit/s và 384 kbit/s
được sử dụng cho một số ứng dụng hội nghị truyền hình và tốc độ thấp tới
100 kbit giây cho điện thoại thấy hình sử dụng chuẩn nén H.264/MPEG-4
AVC.
Hội nghị truyền hình ở cuối thế kỷ 20 được giới hạn ở những giao thức
H.323, nhưng videophone mới hiện nay thường sử dụng SIP do đó dễ dàng
hơn để thiết lập trong các môi trường mạng gia đình. H.323 vẫn được sử
dụng, nhưng phổ biến hơn cho các doanh nghiệp hội nghị truyền hình, trong

2010 Trung tâm Tư vấn Đầu tư Chuyển giao công nghệ Viện KHKT Bưu điện


10


Thuyết minh dự thảo tiêu chuẩn Việt Nam
CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VIDEO THOẠI TỐC ĐỘ THẤP SỬ DỤNG CHO TRAO ĐỔI NGÔN NGỮ KÝ HIỆU VÀ
ĐỌC MÔI THỜI GIAN THỰC

khi SIP thường được sử dụng trong videophone cá nhân. Một số phương pháp
thiết lập cuộc gọi dựa trên giao thức nhắn tin nhanh như Skype cũng cung cấp
video.
2.1.4 Cấu tạo và hoạt động của máy điện thoại thấy hình tốc độ thấp
2.1.4.1 Cấu tạo của máy điện thoại thấy hình tốc độ thấp
Đặc tính cơ bản của loại máy này là nó có tính năng vừa là máy điện
thoại thơng thường vừa là máy điện thoại thấy hình. Bản chất của tín hiệu
thoại ở hai chế độ làm việc này là hồn tồn khác nhau. Các chế độ này được
mơ tả trên hình 2.

Hình 2 - Cấu trúc của máy điện thoại thấy hình
 Chế độ thoại khơng hình:
Ở chế độ thoại khơng hình máy làm việc như một máy điện thoại thơng
thường. Khi đó các tiếp điểm 1-2 và 4-5 ở chế độ ngắt. Các tiếp điểm 1-3 và
5-6 được nối với nhau. Như vậy ở chế độ này máy hồn tồn khơng cần đến
các bộ mã hóa và giải mã cũng như các bộ ghép, tách kênh và mơ- đem. Vì
vậy máy chỉ làm việc với nguồn cấp qua hai dây thoại.
 Chế độ thoại thấy hình
Ở chế độ thoại thấy hình, các tiếp điểm 1-3 và 4-6 ngắt còn các tiếp
điểm 1-2 và 5-4 được nối với nhau. Ở chế độ này, tín hiệu thoại và tín hiệu
hình thực chất đã được xử lý thành tín hiệu số..

2010 Trung tâm Tư vấn Đầu tư Chuyển giao công nghệ Viện KHKT Bưu điện


11


Thuyết minh dự thảo tiêu chuẩn Việt Nam
CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VIDEO THOẠI TỐC ĐỘ THẤP SỬ DỤNG CHO TRAO ĐỔI NGÔN NGỮ KÝ HIỆU VÀ
ĐỌC MÔI THỜI GIAN THỰC

- Tín hiệu hình: Tín hiện hình được biến đoi trong quá trình xử lý hết
sức phức tạp nhờ các phép mã hố nội suy hình ảnh, các phép mã hố cơsin
rời rạc, các phép mã hố có độ dài từ mã thay đổi... Kết quả là tốc độ bit dành
cho ảnh nằm trong khoảng vài kbit/s.
- Tín hiệu thoại: Tín hiệu thoại được xử lý bằng phương pháp nén tiếng
nói dùng kỹ thuật số. Kết quả là tín hiệu thoại được biến đổi thành luồng số
tốc độ khoảng từ 6 đến 8 kbit/s.
- Ghép tín hiệu: Tín hiệu hình và thoại đã qua xử lý được ghép cùng với
tín hiệu điều khiển và được mã hóa thành một luồng tín hiệu. Luồng tín hiệu
số này được đưa tới mơđem để điều chế và truyền đi trên đường điện thoại.
Đặc điểm cơ bản của loại mô-đem này là thời gian bắt tay giữa hai máy
rất ngắn. Thơng thường vì chất lượng đường truyền khác nhau nên mô-đem
được thiết kế với vài tốc độ khác nhau. Kết quả là tùy theo chất lượng đường
truyền mà chất lượng hình và thoại sẽ khác nhau.
Trong tiêu chuẩn này có đưa ra các tiêu chuẩn cho hai chế độ khác nhau
do tính chất hồn tồn khác nhau của hai chế độ thoại khơng thầy hình và và
thoại thấy hình.
2.1.4.2 Hoạt động của máy điện thoại thấy hình tốc độ thấp
 Thiết lập cuộc gọi:
Việc thiết lập cuộc gọi phải sẵn sàng cho người sử dụng như là một
hoạt động đơn giản, tốt nhất là không khác với điện thoại thơng thường.
Người dùng có thể cài đặt việc thiết lập cuộc gọi ở thiết bị đầu cuối theo ý

muốn.
Nếu một cuộc gọi liên quan đến nhiều hơn một kênh truyền dẫn, và
không phải tất cả các kênh truyền dẫn đều khả dụng cho cuộc gọi (với bất kỳ
lý do gì), cuộc gọi vẫn được tiến hành với mức độ tốt nhất về chất lượng
video có sẵn. Nó phải cho phép người dùng lựa chọn tốc độ truyền hoặc các
thơng số liên quan khác có ảnh hưởng về chất lượng dịch vụ, các dịch vụ và
mức giá tương ứng .
2010 Trung tâm Tư vấn Đầu tư Chuyển giao công nghệ Viện KHKT Bưu điện

12


Thuyết minh dự thảo tiêu chuẩn Việt Nam
CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VIDEO THOẠI TỐC ĐỘ THẤP SỬ DỤNG CHO TRAO ĐỔI NGÔN NGỮ KÝ HIỆU VÀ
ĐỌC MÔI THỜI GIAN THỰC

Xét theo quan điểm của người sử dụng, thiết lập cuộc gọi được thực
hiện bằng cách trước tiên khởi tạo tuyền thơng thoại sau đó thêm hình ảnh khi
kết nối đã được thiết lập.
 Giải phóng cuộc gọi:
Nói chung, thủ tục ngắt kết nối của cuộc gọi videophone giống với điện
thoại thơng thường. Thoại và hình ảnh bị ngắt đồng thời.
 Thay đổi dịch vụ:
Trong suốt một cuộc gọi, việc thay đổi dịch vụ có thể được thực thi
khơng hạn chế như mong muốn của người dùng với sự trợ giúp của các thủ
tục thay đổi trong cuộc gọi nếu được cung cấp bởi mạng. Thay đổi khả năng
nghe nhìn được lựa chọn được cung cấp bởi trong băng tần và các giao thức
báo hiệu.
 Cuộc gọi hội nghị điện thoại thấy hình:
Việc hỗ trợ dịch vụ cuộc gọi hội nghị là một đặc tính rất quan trọng.

2.1.4.3 Các yêu cầu hệ thống điện thoại thấy hình nói chung
Để thực hiện các chức năng cơ bản cần thiết cho dịch vụ điện thoại thấy
hình, thiết bị đầu cuối phải có các khả năng sau:
+ Chụp ảnh người tham gia
+ Hiển thị các bức ảnh người sử dụng từ xa
+ Thu âm thanh
+ Tái tạo âm thanh
+ Mã hóa âm thanh
+ Mã hóa hình ảnh
+ Quản lý các giao diện mạng
Thiết bị đầu cuối cũng bao gồm các bộ phận có khả năng thực hiện các
chức năng sau:
2010 Trung tâm Tư vấn Đầu tư Chuyển giao công nghệ Viện KHKT Bưu điện

13


Thuyết minh dự thảo tiêu chuẩn Việt Nam
CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VIDEO THOẠI TỐC ĐỘ THẤP SỬ DỤNG CHO TRAO ĐỔI NGÔN NGỮ KÝ HIỆU VÀ
ĐỌC MÔI THỜI GIAN THỰC

+ Kiểm soát người dùng
+ Chỉ dẫn người sử dụng
+ Tự xem
+ Thử nghiệm
2.1.5 Tình hình tiêu chuẩn hóa thiết bị điện thoại thấy hình của các tổ
chức tiêu chuẩn hóa quốc tế
Các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế như ITU, ETSI, MPEG, .... đã nghiên cứu
đưa ra một số khuyến nghị và tiêu chuẩn kỹ thuật cho các thiết bị
Videophone.

2.1.5.1 MPEG
MPEG (Moving Pictures Experts Group) là một nhóm cơng tác của
ISO/IEC chịu trách nhiệm nghiên cứu và đề xuất các tiêu chuẩn quốc tế cho
quá trình nén, giải nén, xử lý và hiển thị các ảnh động, âm thanh mã hóa và tổ
hợp của chúng. Nhóm cũng phát triển tiêu chuẩn middleware đa phương tiện
ISO/IEC 23004 (MPEG-E M3W) cùng với nhiều loại tiêu chuẩn mã hóa
video khác nhau.
MPEG-E bao gồm một số các giao diện chương trình ứng dụng (APIs)
được quy định trong 8 phần riêng biệt của bảng sau đây:
Part Number
ISO/IEC 23004-1
ISO/IEC 23004-2
ISO/IEC 23004-3
ISO/IEC 23004-4
ISO/IEC 23004-5
ISO/IEC 23004-6
ISO/IEC 23004-7
ISO/IEC 23004-8

Part (API) Description
Architecture
Multimedia API
Component model
Resource and quality management
Component download
Fault management
System integrity management
Reference software

 Nhận xét:

+ Các tiêu chuẩn của tổ chức MPEG chủ yếu là các tiêu chuẩn về mã
hóa video.
2010 Trung tâm Tư vấn Đầu tư Chuyển giao công nghệ Viện KHKT Bưu điện

14


Thuyết minh dự thảo tiêu chuẩn Việt Nam
CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VIDEO THOẠI TỐC ĐỘ THẤP SỬ DỤNG CHO TRAO ĐỔI NGÔN NGỮ KÝ HIỆU VÀ
ĐỌC MÔI THỜI GIAN THỰC

+ Hiện nay MPEG chưa đưa ra tiêu chuẩn nào về chất lượng dịch vụ
video thoại tốc độ thấp để có thể sử dụng kết hợp ngôn ngữ ký hiệu
và đọc môi.
2.1.5.2 ETSI
ETSI được thành lập bởi CEPT vào năm 1988 và chính thức được cơng
nhận bởi Ủy ban Châu Âu và ban thư ký EFTA. ETSI là tổ chức chịu trách
nhiệm chính thức cho việc tiêu chuẩn hóa về các công nghệ truyền thông và
thông tin (ICT) tại Châu Âu. Những công nghệ này bao gồm viễn thông, phát
thanh truyền hình và các lĩnh vực liên quan như truyền tải thông minh và điện
tử y sinh.
ETSI đưa ra một số tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan tới điện thoại thấy hình
như:
 ETS 300 145 “Integrated Services Digital Network (ISDN);
Audiovisual services, Videotelephone systems and terminal
equipment operating on one or two 64 kbit/s channels”: bao
gồm các yêu cầu kỹ thuật cho điện thoại thấy hình sử dụng 1
hoặc 2 kênh B, tiêu chuẩn này sử dụng cho thiết bị đầu cuối và
thiết bị khác hỗ trợ dịch vụ thoại thấy hình như các khối thoại
hội nghị đa điểm,...

 I-ETS 300 762 “Terminal Equipment (TE); Videotelephone
reference terminal - data communication using in-band
signalling principles” đặc tả các thủ tục báo hiệu cần thiết và
các giao diện cổng dữ liệu của khuyến nghị ITU-T V.24 trên
đầu cuối nghe nhìn.
 ETS 300 142“Integrated Services Digital Network (ISDN) and
other digital telecommuniacation networks; Line transmission
of non-telephone signals; Video codec for audiovisual services
at p x 64 kbit/s”

 Nhận xét:
+ Các tiêu chuẩn của tổ chức ETSI chủ yếu đặc tả kỹ thuật, thủ tục báo
hiệu của máy điện thoại thấy hình.
2010 Trung tâm Tư vấn Đầu tư Chuyển giao công nghệ Viện KHKT Bưu điện

15


Thuyết minh dự thảo tiêu chuẩn Việt Nam
CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VIDEO THOẠI TỐC ĐỘ THẤP SỬ DỤNG CHO TRAO ĐỔI NGÔN NGỮ KÝ HIỆU VÀ
ĐỌC MÔI THỜI GIAN THỰC

+ Hiện nay ETSI chưa đưa ra tiêu chuẩn nào về chất lượng dịch vụ
video thoại tốc độ thấp để có thể sử dụng kết hợp ngôn ngữ ký hiệu
và đọc môi.
2.1.5.3 ITU
ITU là Tổ chức viễn thông quốc tế thuộc Liên hiệp quốc, được thành lập
vào năm 1865 (với tên gọi tiền thân là Liên minh Điện báo quốc tế International Telegraph Union). Các hoạt động của ITU bao trùm tất cả các
vấn đề thuộc ngành Công nghệ Viễn thông và Thơng tin gồm có điều phối các
quốc gia trên toàn cầu trong việc chia sẻ và sử dụng các tài nguyên Viễn

thông như tần số vô tuyến điện, quỹ đạo vệ tinh, hỗ trợ phát triển cơ sở hạ
tầng viễn thông tại các nước đang phát triển và xây dựng các tiêu chuẩn
chung trên thế giới về kết nối các hệ thống liên lạc. ITU cũng đang tham gia
nghiên cứu và tìm giải pháp cho các thách thức chung trên toàn cầu trong thời
đại hiện nay như biến đổi khí hậu và bảo mật, an tồn thơng tin.
ITU có 3 lĩnh vực hoạt động chính gồm: ITU-T (Viễn thơng - Telecom),
ITU-R (Thông tin vô tuyến - Radio), ITU-D (Phát triển viễn thông Telecommunications Development).
ITU đã đưa ra một số khuyến nghị liên quan đến thiết bị Videophone. Các
khuyến nghị này bao gồm:
 ITU-T H-series - Supplement 1, “Sign language and lip reading
real time conversation using low bit rate video
communication”: Khuyến nghị này đưa ra các đặc tính cần
thiết, yêu cầu hiệu năng của một hệ thống truyền thông video
cho hội thoại giữa người và người sử dụng ngôn ngữ ký hiệu và
đọc mơi có hoặc khơng có thoại âm thanh.


ITU-T T.140 “Protocol for multimedia application text
conversation”.

 ITU-T F.700 “Framework of multimedia service descriptions.”
 ITU-T F.703 “Multimedia Conversation Service Description.”
 ITU-T F.720 “Telematic, dât transmission, ISDN broadband,
2010 Trung tâm Tư vấn Đầu tư Chuyển giao công nghệ Viện KHKT Bưu điện

16


Thuyết minh dự thảo tiêu chuẩn Việt Nam
CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VIDEO THOẠI TỐC ĐỘ THẤP SỬ DỤNG CHO TRAO ĐỔI NGÔN NGỮ KÝ HIỆU VÀ

ĐỌC MÔI THỜI GIAN THỰC

UTP and teleconference services: operations and quality of
service, Videotelephony services – general”
 ITU-T F.724 “Service description and requirements for
videotelephony services over IP networks.”
 ITU-T F.733 “Service description and requirements for
Multimedia Conference Services over IP networks.”


ITU-T F.741 “Service description and requirements for
audiovisual on demand services.”



ITU-T F.742 “Service description and requirements for
distance learning services.”

 ITU-T F.790 “Telecommunications Accessibility Guidelines for
Older Persons and Persons with Disabilities”
 ITU-T P.931 (12/98) Multimedia communications delay,
synchronization and frame rate measurement.

 Nhận xét:
+ Các khuyến nghị của ITU đã đưa ra tiêu chuẩn đánh giá chất lượng và
dịch vụ video thoại tốc độ thấp để có thể sử dụng kết hợp ngơn ngữ
ký hiệu và đọc mơi.
1.2 Tình hình tiêu chuẩn hóa thiết bị điện thoại thấy hình tại Việt Nam
Hiện tại Bộ thông tin và truyền thông đã ban hành tiêu chuẩn cho thiết bị
điện thoại thấy hình: TCN68 - 154: 1995, Điện thoại thấy hình tốc độ thấp

- Yêu cầu kỹ thuật.
Tiêu chuẩn “TCN68 - 154: 1995, Điện thoại thấy hình tốc độ thấp - Yêu
cầu kỹ thuật” xác định yêu cầu về dịch vụ, yêu cầu về kỹ thuật như: các
tiêu chuẩn về màn hình, chỉ tiêu về đường truyền đối với máy điện thoại
thấy hình,....

 Nhận xét:
Tiêu chuẩn TCN68 - 154: 1995 đã đưa ra các đánh giá các chỉ tiêu tham số
của máy điện thoại thấy hình. Có thể sử dụng để tham khảo.
2010 Trung tâm Tư vấn Đầu tư Chuyển giao công nghệ Viện KHKT Bưu điện

17


Thuyết minh dự thảo tiêu chuẩn Việt Nam
CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VIDEO THOẠI TỐC ĐỘ THẤP SỬ DỤNG CHO TRAO ĐỔI NGÔN NGỮ KÝ HIỆU VÀ
ĐỌC MÔI THỜI GIAN THỰC

3
LÝ DO, MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI XÂY DỰNG TIÊU
CHUẨN
1.3 Lý do xây dựng tiêu chuẩn


Về tình hình sử dụng dịch vụ điện thoại thấy hình ở Việt Nam: Hiện
nay dịch vụ điện thoại thấy hình đã được cung cấp phổ biến và rộng rãi
trên cả nước, tuy nhiên vẫn chưa đến được với người khuyết tật.




Hiện tại, chưa có tiêu chuẩn Quốc gia cho dịch vụ điện thoại thấy hình
tốc độ thấp có thể sử dụng kết hợp với ngơn ngữ ký hiệu và đọc môi để
phục vụ cho công tác chứng nhận hợp chuẩn cũng như quản lý, giải
quyết các vấn đề liên quan đến dịch vụ này.

1.4 Mục đích xây dựng tiêu chuẩn
Việc xây dựng tiêu chuẩn “Chất lượng dịch vụ video thoại tốc độ thấp sử
dụng cho trao đổi ngôn ngữ ký hiệu và đọc môi thời gian thực", là rất cần
thiết nhằm mục đích:


Khi dịch này được đưa vào sử dụng sẽ thân thiện với người sử dụng và
hiệu năng được đáp ứng để đảm bảo cho cuộc hội thoại sử dụng ngôn
ngữ ký hiệu và đọc mơi thành cơng.



Phục vụ cho cơng tác chứng nhận hợp chuẩn chất lượng dịch vụ điện
thoại thấy hình tốc độ thấp có thể sử dụng kết hợp với ngơn ngữ ký
hiệu và đọc mơi.



Phục vụ cho cơng tác quản lý dịch vụ.

1.5 Giới hạn phạm vi xây dựng tiêu chuẩn
Trên cơ sở phân tích lý do và mục đích xây dựng tiêu chuẩn, chúng ta nhận
thấy rằng việc xây dựng bộ tiêu chuẩn cho chất lượng dịch vụ điện thoại thấy
hình tốc độ thấp có thể sử dụng kết hợp với ngôn ngữ ký hiệu và đọc môi là
rất chính đáng, cần thiết và hữu ích.


2010 Trung tâm Tư vấn Đầu tư Chuyển giao công nghệ Viện KHKT Bưu điện

18


Thuyết minh dự thảo tiêu chuẩn Việt Nam
CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VIDEO THOẠI TỐC ĐỘ THẤP SỬ DỤNG CHO TRAO ĐỔI NGÔN NGỮ KÝ HIỆU VÀ
ĐỌC MÔI THỜI GIAN THỰC

Theo những phân tích tình hình, đối tượng tiêu chuẩn hố trong và ngồi
nước, cũng như tình hình sử dụng và quản lý dịch vụ điện thoại thấy hình tốc
độ thấp có thể sử dụng kết hợp với ngơn ngữ ký hiệu và đọc mơi, thì xây dựng
bộ tiêu chuẩn cho đối tượng dịch vụ này đáp ứng được các lý do và mục đích
đã đặt ra nhằm bổ sung vào tiêu chuẩn hợp chuẩn của dịch vụ điện thoại thấy
hình tốc độ thấp có thể sử dụng kết hợp với ngôn ngữ ký hiệu và đọc môi.
Tên của bộ tiêu chuẩn được xây dựng là:
" Chất lượng dịch vụ video thoại tốc độ thấp sử dụng cho trao đổi ngôn
ngữ ký hiệu và đọc môi thời gian thực."

4

SỞ CỨ XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN

1.6 Sở cứ chính
[1] ITU-T H-series - Supplement 1 (05/1999), Sign language and lip reading
real time conversation using low bit rate video communication (chất lượng
dịch vụ video thoại tốc độ thấp sử dụng cho trao đổi ngôn ngữ ký hiệu và đọc
môi thời gian thực).
[2] ITU-T P.931 (12/98) Multimedia communications delay, synchronization

and frame rate measurement (Đo tốc độ khung, đồng bộ và trễ truyền thông
đa phương tiện).
[3] IEC 100/AGS(Secretariat)216 (2006) Multimedia quality - Method of
measurement and assessment of synchronization of audio and video. (Chất
lượng đa phương tiện – Phương pháp đo và đánh giá đồng bộ âm thanh – hình
ảnh)

2010 Trung tâm Tư vấn Đầu tư Chuyển giao công nghệ Viện KHKT Bưu điện

19


Thuyết minh dự thảo tiêu chuẩn Việt Nam
CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VIDEO THOẠI TỐC ĐỘ THẤP SỬ DỤNG CHO TRAO ĐỔI NGÔN NGỮ KÝ HIỆU VÀ
ĐỌC MÔI THỜI GIAN THỰC

[4] ETSI TR 101 290 V1.2.1 (2001-05) Digital Video Broadcasting (DVB);
Measurement guidelines for DVB systems. (Hướng dẫn đo cho hệ thống
DVB).
1.7 Hình thức thực hiện
Nội dung Bộ tiêu chuẩn được biên soạn theo phương pháp chấp thuận áp
dụng tiêu chuẩn quốc tế ITU-T H-series - Supplement 1 (05/1999), với
hình thức dịch nguyên vẹn có bố cục lại thứ tự các đề mục và sửa đổi lại
phần phạm vi áp dụng cho phù hợp với các tiêu chuẩn ngành đã ban
hành của Bộ thông tin và truyền thông. Nội dung tiêu chuẩn quốc tế được
chuyển thành nội dung của tiêu chuẩn ngành theo hình thức chấp thuận hồn
tồn, phù hợp với quyết định 27 của Tổng cục Bưu điện ban hành ngày 09
tháng 01 năm 2001.
Phần phụ lục A tham khảo từ mục 4.2 của Tiêu chuẩn IEC
100/AGS(Secretariat)216


(2006)

Multimedia

quality

-

Method

of

measurement and assessment of synchronization of audio and video và mục
10.2.2.1 của Tiêu chuẩn ETSI TR 101 290 V1.2.1 (2001-05) Digital Video
Broadcasting (DVB); Measurement guidelines for DVB systems.
Phần phụ lục B tham khảo từ mục 5.2.5 của Tiêu chuẩn ITU-T H-series Supplement 1 (05/1999), Sign language and lip reading real time conversation
using low bit rate video communication (chất lượng dịch vụ video thoại tốc
độ thấp sử dụng cho trao đổi ngôn ngữ ký hiệu và đọc môi thời gian thực).
Phần phụ lục C tham khảo từ mục 6.2 của Tiêu chuẩn ITU-T H-series Supplement 1 (05/1999) và mục 6.2 , 6.3 của Tiêu chuẩn ITU-T P.931 (12/98)
Multimedia communications delay, synchronization and frame rate
measurement (Đo tốc độ khung, đồng bộ và trễ truyền thông đa phương tiện).

2010 Trung tâm Tư vấn Đầu tư Chuyển giao công nghệ Viện KHKT Bưu điện

20


Thuyết minh dự thảo tiêu chuẩn Việt Nam
CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VIDEO THOẠI TỐC ĐỘ THẤP SỬ DỤNG CHO TRAO ĐỔI NGÔN NGỮ KÝ HIỆU VÀ

ĐỌC MÔI THỜI GIAN THỰC

Bảng 4: Bảng đối chiếu tiêu chuẩn viện dẫn
Nội dung tiêu chuẩn
1 Phạm vi áp dụng

Tài liệu viện dẫn
ITU-T H-series Supplement 1
Mục 1: Scope

2 Tài liệu viện dẫn

ITU-T H-series Supplement 1
Mục 4: References
ITU-T H-series Supplement 1
Mục 2: Abbreviations

3 Thuật ngữ và định nghĩa

Mục 3: Definitions
TCN68 - 154: 1995
Mục 2: Thuật ngữ, định
nghĩa

4 Các yêu cầu cơ bản của máy
điện thoại thấy hình sử dụng để
trao đổi ngơn ngữ ký hiệu và
đọc môi

ITU-T H-series Supplement 1


4.1 Các yêu cầu độ phân giải thời
gian

5.2 Temporal resolution
requirements

4.1.1 Đánh vần bằng tay

5.2.1 Finger-spelling

4.1.2 Ký hiệu chung

5.2.2 General signing

4.1.3 Đọc mơi

5.2.3 Lip-reading

4.1.4 Khả năng thích ứng

5.2.4 Adaptation

4.1.5 Tính chất của phân giải thời
gian

5.2.6 Granularity of
temporal resolution

Mục 4: Basic needs for

reproduction of sign
language and lip-reading

Sửa đổi, bổ sung
Chấp thuận nguyên
vẹn
Chấp thuận nguyên
vẹn
Bổ sung thêm TCN68 154: 1995
Chấp thuận nguyên
vẹn
Gộp từ các phần định
nghĩa, thuật ngữ và từ
viết tắt của các Khuyến
nghị ITU-T H-series Supplement 1 và TCN68
- 154: 1995
Chấp thuận nguyên
vẹn
Có bố cục lại thứ tự các
đề mục, chuyển một số
mục sang Phụ lục.

4.2 Các yêu cầu độ phân giải 5.3 Spatial resolution
khơng gian
requirements
4.3 Độ chính xác

5.4 Fidelity

4.4 Độ trễ


5.5 Delay

4.5 Tính đồng bộ

5.6 Synchronism

2010 Trung tâm Tư vấn Đầu tư Chuyển giao công nghệ Viện KHKT Bưu điện

21


Thuyết minh dự thảo tiêu chuẩn Việt Nam
CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VIDEO THOẠI TỐC ĐỘ THẤP SỬ DỤNG CHO TRAO ĐỔI NGÔN NGỮ KÝ HIỆU VÀ
ĐỌC MÔI THỜI GIAN THỰC

Nội dung tiêu chuẩn
4.6 Các yêu cầu hiệu năng

Tài liệu viện dẫn

Sửa đổi, bổ sung

5.7 Conclusion on
performance requirements

ITU-T H-series 5 Khuyến nghị cho các thiết bị Supplement 1
đầu cuối
Mục 7 Advice to the
terminal implementers


Chấp thuận nguyên
vẹn

ITU-T H-series 6 Khuyến nghị đối với người sử Supplement 1
dụng
Mục 8 Advice to the user

Chấp thuận nguyên
vẹn

IEC
100/AGS(Secretariat)216
Mục 4.2 Set up for
measurement and method
of measurement
Phụ lục A – Bài đo

ETSI TR 101 290 V1.2.1
(2001-05)
Mục 10.2.2.1:
Measurement of overall
delay

Phụ lục B - Chuỗi kiểm tra
Irene

Chấp thuận nguyên
vẹn
Có bố cục lại nội dung

cho phù hợp với tiêu
chuẩn.

ITU-T H-series Supplement 1

Chấp thuận nguyên
vẹn

Mục 5.2.5 Analysis of the
frame rate requirement

Có bổ sung thêm hình
vẽ minh họa

ITU-T H-series Supplement 1
Mục 6.2 Performance
evaluations
Phụ lục C – Phương pháp đo
chất lượng Video

ITU-T P.931
Mục 6.2: Mean square
error methods of
measurement for video

Chấp thuận nguyên
vẹn
Có bố cục lại nội dung
và được bỏ một số phần
cho phù hợp với tiêu

chuẩn.

Mục 6.3: In-frame time
code methods of
measurement for video

2010 Trung tâm Tư vấn Đầu tư Chuyển giao công nghệ Viện KHKT Bưu điện

22


×