Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

sáng kiến kinh nghiệm: “HƯỚNG DẪN HỌC SINH VẼ HÌNH CHIẾU CỦA MỘT VẬT THỂ”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (781.16 KB, 24 trang )

PHÒNG GD & ĐT PHÚC THỌ

Tên sáng kiến kinh nghiệm:
“HƯỚNG DẪN HỌC SINH VẼ HÌNH CHIẾU CỦA MỘT VẬT THỂ”


Năm học: 2016 - 2017

CNG HềA X HI CH NGHA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------o0o----------

ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SƠ YẾU LÝ LỊCH
Họ và tên: Nguyễn Ngọc Khởi
Sinh ngày: 24- 11- 1985
Năm vào ngành: 2006
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên – Trường THCS Thanh Đa
Trình độ chun mơn: Đại học
Hệ đào tạo: Liên Thơng
Bộ mơn giảng dạy: Tốn- KTCN
Khen thưởng: LĐTT cấp huyện


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. TÊN ĐỀ TÀI:
“ Hướng dẫn học sinh vẽ hình chiếu của một vật thể”
II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tình huống xuất phát
Trong bài kiểm tra một tiết của “Phần I: Phần vẽ kỹ thuật” có bài tập:


Đề bài: Hãy vẽ 3 hình chiếu của vật thể sau?

Bài giải: (sau đây là bài giải của một số học sinh)

*Học sinh 1: Các hình chiếu của vật thể trên là:

*Học sinh 2:Các hình chiếu của vật thể trên là:


*Học sinh 3: Các hình chiếu của vật thể trên là:

*Học sinh 4: Các hình chiếu của vật thể trên là:

*Học sinh 5: Các hình chiếu của vật thể trên là:

Qua các lời giải của các học sinh ở trên, ta có thể thấy: Đa số HS chưa có kỹ
năng vẽ hình chiếu của một vật thể. Ví dụ: Một số HS không biết cách sử dụng các
nét vẽ ( nét đứt hay nét liền đậm) hợp lý; một số HS khơng biết vẽ các hình chiếu
vào đúng vị trí của nó, hay các hình chiếu khơng đúng với tỉ lệ kích thước của vật
thể ban đầu; Một số HS khác lại vẽ sai hình dạng của các hình chiếu.


Hơn nữa đây là một trong các dạng bài tập quan trọng, không thể thiếu trong
hệ thống các câu hỏi của các bài kiểm tra, thi học kỳ, cũng như thi học sinh giỏi kỹ
thuật các cấp. Đồng thời thông qua việc giải các bài tập của dạng toán này, học sinh
sẽ thấy được sự liên hệ giữa môn công nghệ với phần hình học khơng gian của mơn
tốn, và với thực tế.
Vì vậy, để rèn luyện kỹ năng vẽ hình chiếu của học sinh, đồng thời nhấn mạnh
cho học sinh tránh những sai lầm hay mắc phải khi vẽ hình chiếu
vật thể; trong đề tài này tơi mạnh dạn trình bày một số suy nghĩ của bản thân về

phương pháp:
“HƯỚNG DẪN HỌC SINH VẼ HÌNH CHIẾU CỦA MỘT VẬT THỂ”

III. MỤC ĐÍCH, PHẠM VI VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU:
1. Mục đích
a. Với giáo viên
- Xây dựng được cơ sở phương pháp vẽ hình chiếu cho một vật thể bất kỳ,
phân loại được các dạng bài tập từ dễ đến khó.
- Rèn luyện, nâng cao năng lực tư duy sáng tạo qua việc ra đề, tìm tịi chọn lọc,
tham khảo kiến thức khi nghiên cứu.
- Giúp trong quá trình giảng dạy phát hiện ra được những vướng mắc, sai sót
mà học sinh vấp phải khi vẽ hình chiếu.
b. Với học sinh
- Củng cố các khái niệm về hình chiếu, các quy ước vẽ hình chiếu vng góc
cho HS: Mặt phẳng chiếu, hướng chiếu, vị trí của các hình chiếu trong bản
vẽ…
- HS nắm được phương pháp vẽ các hình chiếu vng góc của vật thể.
- HS có kỹ năng nhận biết các lỗi sai và kỹ năng vẽ hình chiếu của vật thể từ
đơn giản đến phức tạp. Qua đó rèn tính tỉ mỉ, cẩn thận và chính xác, sáng tạo
cho HS.
2. Phạm vi: Phần vẽ kỹ thuật công nghệ 8.
3. Đối tượng: Học sinh lớp 8B, 8C.
4. Thời gian: Năm học 2016- 2017.


PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. TÌNH TRẠNG THỰC TẾ KHI CHƯA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
- Sau khi học bài: “ Hình chiếu”, “ Bản vẽ các khối đa diện” , “ bản vẽ các
khối tròn xoay” và được thực hành qua các bài tập thực hành: “Hình chiếu của vật
thể”, “ Đọc bản vẽ các khối đa diện”, “ Đọc bản vẽ các khối tròn xoay”; đa số học

sinh của 2 lớp 8B, 8C nắm được các kiến thức cơ bản về hình chiếu vật thể và cũng
có kỹ năng nhận biết các hình chiếu của các vật thể đơn giản. Tuy nhiên, khi yêu
cầu vẽ hình chiếu của vật thể thì đa số học sinh khơng vẽ được hoặc vẽ các hình
chiếu khơng chính xác về hình dạng, kích thước so với vật thể gốc. Đặc biệt đối với
các vật thể phức tạp (ghép bởi nhiều khối, loại khối) thì hầu như khơng có học sinh
nào vẽ chính xác.
- Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài:
Xếp loại

Điểm
bình

trung

Điểm giỏi

Điểm khá

8B

17%

34%

40%

9%

8C


20%

31%

43%

6%

Lớp

Điểm yếu

II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1)GIẢI PHÁP 1: Ôn lại và bổ sung kiến thức cơ bản có liên quan hình chiếu
của vật thể.
1.1. Các hình chiếu vng góc và hướng chiếu tương ứng; vị trí các hình chiếu:
Để diễn tả chính xác hình dạng và kích thước của vật thể, trên các bản vẽ kỹ
thuật, người ta dùng phép chiếu vng góc để chiếu vât thể lên các mặt phẳng hình
chiếu (hình 1.1-1 và hình 1.1-2), sau đó trải các mặt phẳng hình chiếu trùng với một
mặt phẳng (mặt phẳng bản vẽ) (hình 1.1-3).
a. Các mặt phẳng chiếu (Hình 1.1-1):
+Mặt chính diện P1 (sau vật thể) gọi là mặt chiếu đứng


+Mặt nằm ngang P2 (dưới vật thể) gọi là mặt
chiếu bằng
+Mặt bên phải P3 (bên phải vật thể) gọi là mặt
chiếu cạnh.
b. Hướng chiếu của các hình chiếu (Hình 1.1-2):
+Hình chiếu đứng có hướng chiếu từ trước tới.

+Hình chiếu bằng có hướng chiếu từ trên xuống
Hình 1.1-1. Ba mặt phẳng
hình chiếu

+Hình chiếu cạnh có hướng chiếu từ trái sang.

Hình 1.1-2. Hình chiếu vật thể lên
3 mặt phẳng hình chiếu

Hình 1.1-3. Trải 3 hình chiếu vật
thể lên giấy (mặt phẳng bản vẽ)

c. Các hình chiếu vng góc (Hình 1.1-2):
+ Hình chiếu đứng (thu được trên mặt chiếu đứng);
+ Hình chiếu bằng (thu được trên mặt chiếu bằng);
+ Hình chiếu cạnh (thu được trên mặt chiếu cạnh).
d. Vị trí các hình chiếu (Hình 1.1-3):
+ Hình chiếu bằng ở dưới hình chiếu đứng
+ Hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu đứng.


1.2. Các nét vẽ
Để biểu diễn vật thể, trên các bản vẽ kỹ thuật dùng các loại nét vẽ có hình dạng và
kích thước khác nhau. Tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật TCVN 8 : 2002 quy định các loại
nét vẽ và ứng dụng của chúng như bảng sau:
Tên gọi và biểu diễn
nét vẽ

Kích
thước

(mm)

Nét liền đậm

b

Nét liền mảnh

b/2

Nét đứt mảnh

b/2

Cơng dụng
1. Vẽ cạnh thấy
2. Đường bao thấy
3. Đường đỉnh ren
1. Giao tuyến tưởng tượng
2. Đường kích thước
3. Đường gióng kích thước
4. Đường dẫn và đường chú dẫn
5. Đường gạch gạch mặt cắt
6. Đường bao mặt cắt chập
7. Đường tâm ngắn
8. Đường chân ren
1. Cạnh khuất
2. Đường bao khuất

Nét lượn sóng


Nét dích dắc

b/2

Đường biểu diễn giới hạn của hình
chiếu hoặc hình cắt

b/2

1. Đường tâm
2. Đường trục đối xứng
3 Vòng tròn chia của bánh răng
4. Vòng tròn đi qua các lỗ tâm phân bố
đều.

Nét gạch chấm mảnh

a) Chiều rộng nét vẽ: Các chiều rộng nét vẽ cần chọn sao cho phù hợp với
kích thước, loại bản vẽ và lấy trong dãy kích thước sau:0,13; 0,18; 0,25; 0,35; 0,5;
0,7; 1; 1,4 và 2mm
b) Quy tắc vẽ: Khi hai hay nhiều nét vẽ khác loại trùng nhau thì thứ tự ưu
tiên như sau: Nét liền đậm – nét đứt – nét gạch chấm mảnh – nét gạch hai chấm
mảnh – nét liền mảnh.
2)GIẢI PHÁP 2: Tổ chức thực hiện chuyên đề:


2.1. Giới thiệu cách vẽ hình chiếu qua mơ hình và trình chiếu powerpoint.

Câu hỏi: Hãy vẽ các hình chiếu vng góc của vật thể thể sau (Hình 2.1-1)?


Hình 2.1-1

* GV sử dụng mẫu vật (vật thể) và các mặt phẳng chiếu đã chuẩn bị, đồng thời chiếu
hình ảnh lên màn chiếu hướng dẫn HS cách đặt vật thể (Hình 2.1-2) và hướng dẫn HS vẽ
từng hình chiếu của vật thể:
Mặt phẳng chiếu đứng

Mặt phẳng chiếu cạnh

Mặt phẳng chiếu bằng
Hình 2.1-2

- Chiếu vật thể vào mặt phẳng chiếu đứng, ta thu được hình chiếu đứng:
Lưu ý: + Các nét nhìn thấy thì vẽ bằng nét liền đậm.
+ Các nét bị che khuất thì vẽ bằng nét đứt.
+ Nếu nét liền đậm và nét đứt trùng nhau, ta ưu tiên vẽ nét liền đậm.


Mặt phẳng chiếu đứng

Mặt
phẳng
chiếu
cạnh

Mặt phẳng chiếu bằng
Hình 2.1-3

Như vậy: Ở hình chiếu đứng khơng có nét đứt mà các nét vẽ đều là nét liền đậm.

- Chiếu vật thể vào mặt phẳng chiếu cạnh, ta thu được hình chiếu cạnh:

Mặt phẳng chiếu đứng
Mặt
phẳng
chiếu
cạnh
Hình 2.1-4

Mặt phẳng chiếu bằng


Lưu ý:
+ Nếu vẽ như trên thì kích thước của hình chiếu bằng kích thước của vật thể.
+ Hình dạng của hình chiếu cạnh là các hình chữ nhật (nhưng trên hình vẽ do hình
ảnh đang được nhìn chéo nên ta thấy giống các hình bình hành, khi mở mặt phẳng
chiếu cạnh trùng với mặt phẳng chiếu đứng thì cho ta các hình chữ nhật)
+ So với hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh có một nét vẽ khơng nhìn thấy được khi
nhìn theo hướng từ trái sang phải nên được vẽ bằng nét đứt (Hình 2.1-4).
- Chiếu vật thể vào mặt phẳng chiếu bằng, ta thu được hình chiếu bằng.

Mặt phẳng chiếu đứng

Mặt
phẳng
chiếu
cạnh

Mặt phẳng chiếu bằng


Hình 2.1-4

Lưu ý: + Hình chiếu bằng vẽ được khi nhìn theo hướng từ trên xuống và có một nét
khơng nhìn thấy được nên được vẽ bằng nét đứt.
- Sau khi chiếu vật thể, mặt phẳng chiếu bằng được mở xuống dưới cho trùng với
mặt phẳng chiếu đứng và mặt chiếu cạnh được mở sang bên phải cho trùng với mặt
phẳng chiếu đứng. Ta thu được các hình chiếu sau (Hình 2.1-5):


Mặt phẳng chiếu đứng
Mặt
phẳng
chiếu
cạnh

Mặt phẳng chiếu bằng

Hình 2.1-5

Ba hình chiếu đứng – bằng – cạnh đã thể hiện đầy đủ các kích thước của vật thể. Mối
quan hệ giữa các kích thước được thể hiện như hình 2.1-5. Vì vậy, khi vẽ các hình chiếu ta
lưu ý đến mối quan hệ này để có cách vẽ sao cho nhanh nhất và thể hiện đúng được hình
dạng, kích thước của vật thể. Kết quả vẽ hình chiếu của vật thể như sau:

Hình 2.1-6: Vật thể và hình chiếu của nó theo thỉ lệ kích thước 1:1


2.2. Rèn kỹ năng nhận biết hình chiếu và phát hiện lỗi sai khi vẽ hình chiếu
của vật thể.
Bài 1: Quan sát vật thể và 3 hình chiếu : 1, 2, 3 của nó( được vẽ khơng đúng vị trí),

hãy cho biết tên của ba hình chiếu đó và chỉ ra hướng chiếu tương ứng với 3 hình
chiếu của vật thể đó bằng cách hồn thành vào bảng sau?
C

B

1

3

2

A

Hình chiếu
Hướng chiếu
tương ứng
Tên gọi
hình chiếu

1

2

3

GV: Cho HS quan sát hình trên màn chiếu thảo luận nhóm sau đó điền vào bảng
cho thích hợp?
Đại diện 1 nhóm HS: lên bảng điền kết quả.
HS nhóm khác bổ xung ý kiến…

GV nhận xét và chiếu đáp án:
Đáp án:
Hình chiếu
Hướng chiếu
tương ứng
Tên gọi
hình chiếu

1
B

2
A

3
C

Hình chiếu

Hình chiếu

Hình chiếu

cạnh

đứng

bằng

Bài 2: Cho 2 vật thể A; B và các hình chiếu đứng và bằng của chúng. Hãy xác định

các hình chiếu tương ứng với các vật thể bằng cách hoàn thành bảng sau:


1

2

A

B

3

Hình chiếu
Vật thể
A
B

Đứng

4
Bằng

GV: Cho HS quan sát hình trên màn chiếu thảo luận theo từng cặp sau đó điền vào
bảng cho thích hợp?
Đại diện 1 nhóm HS: lên bảng điền kết quả. HS nhóm khác bổ xung ý kiến…
GV nhận xét và chiếu đáp án:
Hình chiếu
Vật thể
A

B

Đứng

Bằng

1
2

4
3

Bài 3: Cho vật thể sau, hãy vẽ 3 hình chiếu (đứng, bằng, cạnh) của vật thể đó?

Hình 2.2-1

Sau đây là bài làm của một số bạn HS, em hãy cho biết bài làm nào đúng và bài làm
nào sai? Nếu sai, hãy chỉ ra lý do?


Hình 2.2-1.a

Hình 2.2-1.b

Hình 2.2-1.c

Hình 2.2-1.d

Hình 2.2-1.e


GV: Cho HS quan sát hình trên màn chiếu thảo luận theo 5 nhóm, sau đó đại diện
lên trình bày kết quả của nhóm mình. HS nhóm khác bổ xung ý kiến…
GV nhận xét và chiếu đáp án:
+ Hình 2.2-1.a: Sai nét vẽ trên hình chiếu cạnh và hình chiếu bằng
+ Hình 2.2-1.b: Sai hình dạng
+ Hình 2.2-1.c: Sai kích thước ở hình chiếu bằng và hình chiếu cạnh
+ Hình 2.2-1.d: Đúng
+ Hình 2.2-1.e: Sai hình dạng ở hình chiếu bằng và thiếu nét đứt ở hình chiếu cạnh.
2.3. Rèn kỹ năng vẽ hình chiếu của vật thể.
Bài 1: Hãy vẽ các hình chiếu của các vật thể sau:


A

B

Hướng dẫn:
- GV cho HS vẽ 3 hình chiếu của vật thể A.
- HS lên bảng vẽ 3 hình chiếu
- GV cho HS nhận xét bài làm của bạn về kích thước và hình dạng.
- GV chiếu đáp án và nhận xét rút kinh nghiệm chung cho cả lớp.
- GV: Cho biết sự khác nhau giữa hình dạng của vật thể B so với vật thể A. Từ đó ta
có chú ý gì khi vẽ hình chiếu của vật thể B?
- HS trả lời….
- GV: Nhấn mạnh so với vật thể A, vật thể B có hình dạng và kích thước gần giống
nhưng phức tạp hơn. Do phần cắt đi của vật thể B so với vật thể A nằm ở vị trí bị
che khuất khi nhìn theo hướng để vẽ hình chiếu “đứng” nên có một số nét chú ý
phải vẽ bằng nét đứt.
- GV cho HS lên bảng vẽ hình chiếu của vật thể B.
Đáp án:


Hình chiếu vật thể A

Hình chiếu vật thể B

Bài 2: Hãy vẽ các hình chiếu của hai vật thể sau:


C

D

Phân tích: So với vật thể B ở bài 1, hai vật thể C và D vẫn có cùng kích thước và
hình dạng gần tương tự, chỉ khác là 2 vật thể này đã bị cắt bỏ một khối hình hộp
hoặc nửa khối trụ. Do vậy để vẽ hình chiếu của hai vật thể C, D chỉ cần bổ xung
thêm một số nét từ hình chiếu của vật thể B (chú ý vị trí cắt khi nhìn theo hướng
hình chiếu “đứng” và hình chiếu “cạnh” bị che khuất phải vẽ bằng nét đứt).
Đáp án:

Hình chiếu vật thể C

Hình chiếu vật thể D

Lưu ý: Hai vật thể C, D khác nhau mà chỉ có hình chiếu “bằng” khác nhau cịn hình
chiếu “đứng” và hình chiếu “cạnh” của hai vật thể giống hệt nhau. Vì vậy để thể
hiện được đầy đủ và chính xác hình dạng, kích thước của các vật thể (phức tạp) ta
phải sử dụng cả 3 hình chiếu: Đứng- bằng- cạnh để biểu diễn các vật thể đó.
Bài 3: Hãy vẽ các hình chiếu của các vật thể sau:

E


F


Phân tích: Tương tự như bài 2; So với vật thể B ở bài 1, hai vật thể E và F vẫn có
cùng kích thước và hình dạng gần tương tự. Do vậy để vẽ hình chiếu của hai vật thể
E, F chỉ cần bổ xung thêm một số nét từ hình chiếu của vật thể B.
Đáp án:

Hình chiếu vật thể E

Hình chiếu vật thể F

Bài 4: Hãy vẽ các hình chiếu của các vật thể sau:

G
Đáp án:


Bài 5: Hãy vẽ các hình chiếu của các vật thể sau:

H
Đáp án:

3) GIẢI PHÁP 3: Giao bài tập về nhà.
3.1. Giao bài tập sau tiết học:
Sau mỗi tiết dạy, Tôi luôn yêu cầu mỗi học sinh về nhà phải hoàn thành các
bài tập trong sách giáo khoa.
Ngoài giao bài tập cho học sinh trong sách giáo khoa; tơi cịn giao thêm
một số bài tập tương tự và bài tập nâng cao cho học sinh về nhà thực hiện.

3.2. Giao bài tập theo các dạng; các chuyên đề:
Sau mỗi buổi dạy chuyên đề, tôi thường giao thêm các bài tập đủ các dạng theo
cấp độ khó dần. Sau đây là các bài tập giao cho HS về nhà làm sau chuyên đề:


Bài 1: Cho các vật thể A , B , C , D và các bản vẽ hình chiếu 1 , 2 , 3 , 4. Hãy
đánh dấu () vào các ô tương ứng để chỉ sự tương quan về hình chiếu và vật thể .

Vật thể

A

B

C

D

Hình chiếu

1
2
3
4
Bài 2: Vẽ hình chiếu của các vật thể sau ?

A

B



B

C

D

E

F
4) GIẢI PHÁP 4: Kiểm tra đánh giá chất lượng.
- Sau khi thực hiện đề tài áp dụng vào việc giảng dạy và rèn kỹ năng vẽ hình chiếu
của vật thể đối với đối tượng HS lớp 8B của trường sở tại trong năm học 2016 2017 .
- Với đối tượng HS lớp 8C của trường sở tại trong năm học 2016 - 2017 vẫn được
học theo phương pháp giải cũ.


Xếp loại

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

8B

40%


37%

23%

0%

8C

28.5%

40%

28.5%

3%

Lớp

C. KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Đề tài: “Hướng dẫn học sinh vẽ hình chiếu của một vật thể” là một chuyên
đề rất hữu ích, quan trọng với học sinh lớp 8, 9 và cho các giáo viên trung học cơ
sở. Quá trình nghiên cứu viết đề tài giúp tơi nắm chắc phương pháp vẽ hình chiếu
của một vật thể hơn, nắm được sự liên hệ rất mật thiết giữa thực tế và vẽ kỹ thuật;
giữa môn vẽ kỹ thuật với phần hình học khơng gian mơn tốn. Từ đó giúp tơi sáng
tạo hơn trong việc giảng dạy ở mỗi tiết dạy, luôn liên hệ các kiến thức môn công
nghệ vào thực tế đời sống để học sinh gần gũi, dễ hiểu hơn.
Với đề tài này, tôi đã tiến hành giảng dạy cho học sinh lớp 8B theo chuyên đề
và xen lẫn trong quá trình giảng bài mới trên lớp. Tôi cảm thấy rất vui khi thấy: Đại
đa số học sinh đã có thể vẽ được hình chiếu của một vật thể đơn giản và một số học

sinh đã vẽ được hình chiếu của một số vật thể phức tạp hơn. Hơn nữa, qua đó đã
khơi tạo được tính tích cực, hứng thú say mê, sáng tạo trong học tập bộ cơng nghệ
nói chung và phần vẽ kỹ thuật cho các em.
D. NHỮNG KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ NGHỊ SAU Q TRÌNH THỰC HIỆN
ĐỀ TÀI.
Trong q trình thực hiện đề tài và giảng dạy, tơi có một số kiến nghị sau:
* Về phía giáo viên:
- Thực sự kiên trì, tâm huyết, có thói quen sưu tầm, chọn lọc tư liệu hay để phục vụ
yêu cầu bài dạy và cách rèn các kĩ năng.
* Về phía nhà trường:
- Cung cấp thêm nguồn tài liệu về các chuyên đề công nghệ theo từng mô đun.
- Tăng cường thực hiện các chuyên đề mơn cơng nghệ trong tổ, nhóm.


- Đầu tư để ln có phịng dạy bằng máy chiếu vì có nhiều bài dạy nếu dùng máy
sẽ tiết kiệm thời gian, học sinh có điều kiện thực hành nhiều kĩ năng (dùng máy
chiếu đa năng và máy chiếu vật thể).
* Với Phòng giáo dục: Phòng GD-ĐT cần tổ chức nhiều chuyên đề về môn công
nghệ để giáo viên các trường có cơ hội giao lưu, học hỏi, trau dồi kinh nghiệm
nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục.
LỜI KẾT
Mặc dù tôi rất mong muốn và cố gắng để phần nghiên cứu và thực hiện đề tài đạt
hiệu quả tốt song do nhiều ngun nhân nên có thể cịn nhiều chỗ chưa thỏa đáng.
Vì vậy, tơi rất mong sự nhận xét, đóng góp ý kiến của Hội đồng khoa học các cấp
để tơi có thể hồn thành tốt hơn đề tài của mình và áp dụng có hiệu quả vào các
năm học sau.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung của

người khác.

MỤC LỤC


Nội dung
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

Trang
3

I. TÊN ĐỀ TÀI:

3

II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

3

III. MỤC ĐÍCH, PHẠM VI VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU:

5

PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

6

I. TÌNH TRẠNG THỰC TẾ KHI CHƯA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:

6


II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

6

1) GIẢI PHÁP 1: Ôn lại và bổ sung kiến thức cơ bản có liên quan

6

hình chiếu của vật thể.
2) GIẢI PHÁP 2: Tổ chức thực hiện chuyên đề:
2.1. Giới thiệu cách vẽ hình chiếu qua mơ hình và trình chiếu

9
9

powerpoint
2.2. Rèn kỹ năng nhận biết hình chiếu và phát hiện lỗi sai khi vẽ

13

hình chiếu của vật thể.
2.3. Rèn kỹ năng vẽ hình chiếu của vật thể.

16

3) GIẢI PHÁP 3: Giao bài tập về nhà

19


4) GIẢI PHÁP 4: Kiểm tra đánh giá chất lượng

21

C. KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
D. NHỮNG KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ NGHỊ
SAU QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

22
22



×