Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Tên sáng kiến: Hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức liên môn giải quyết tình huống thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (916.61 KB, 15 trang )

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức liên môn giải quyết
tình huống thực tiễn.
2. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 10 tháng 6 năm 2018
3. Tác giả: Nguyễn Thị Hằng
Ngày tháng năm sinh: 16 - 8 - 1968
Nơi thường trú: 1/120 phố Nguyễn Du, TP Nam Định
Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm I- Khoa Sinh
Chức vụ: Tổ trưởng tổ Sinh - Thể dục
Nơi công tác: Trường THPT Nguyễn Khuyến thành phố Nam Định
Địa chỉ liên hệ: 1/120 phố Nguyễn Du, TP Nam Định
Điện thoại: 0987334508
4. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường THPT Nguyễn Khuyến thành phố Nam Định
Địa chỉ: Số 40 Nguyễn Du TP Nam Định - ĐT03503846733

1


PHẦN MỞ ĐẦU
I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Nói tới cơng viên Vị Xun là người dân thành phố Nam Định nghĩ ngay đến một
địa điểm vui chơi giải trí sau những ngày làm việc và học tập căng thẳng..Bên cạnh
đó cơng viên cịn có vai trị như một lá phổi xanh cho thành phố, hồ Vị Xuyên còn
là chiếc máy điều hòa nhiệt độ cho khu dân cư xung quanh trong những ngày hè oi
bức. Cơn bão số 1 năm 2017 khi đi qua tỉnh Nam Định đã gây ra thiệt hại nặng nề
cho người dân tỉnh Nam Định. Nhiều ngày sau cơn bão, qua công viên Vị xuyên
người ta thấy ngổn ngang cây đổ và hàng tuần sau cơn bão trên vỉa hè xung quanh
công viên vẫn còn tràn ngập cành cây, thân cây chưa xử lí hết, hồ Vị Xun loang lổ
các vật trơi nổi. Rất nhiều cơng sức của cơng nhân cơng trình đơ thị trong nhiều
ngày khắc phục hậu quả của cơn bão trả lại cho công viên đẹp nhất thành phố vẻ


đẹp và lợi ích của nó.

Để góp phần giải quyết tình huống trên đồng thời giúp học sinh khắc sâu kiến thức
và vận dụng kiến thức vào thực tế, qua đó tập nghiên cứu khoa học, tự tin vào năng
lực và vốn kiến thức của mình có thể đem lại lợi ích cho xã hội và gần nhất là tạo
hứng thú trong học tập cho học sinh, trên cơ sở thực trạng môi trường đang bị ô
nhiễm và thực trạng thiếu kĩ năng sống của học sinh nhất là học sinh thành phố và
kiến thức vốn có của học sinh THPT tôi đã lồng ghép hướng dẫn học sinh:
- Khảo sát thực trạng, nguyên nhân cây đổ nhiều sau bão trong cơng viên.
- Tìm hiểu mối liên quan giữa cấu trúc hệ rễ và hiện tượng cây đổ.
- Đề ra một số giải pháp hạn chế tình trạng cây đổ .
- Khảo sát mức độ ô nhiễm môi trường nước hồ Vị Xun.
- Đề ra giải pháp ni bèo lục bình hạn chế ô nhiễm môi trường và tạo cảnh
quan đẹp bền vững.
2


1/ Đối tượng nghiên cứu
- Đề tài áp dụng đối với học sinh lớp 11 trong các giờ ngoại khóa, học tập
hướng nghiệp.
2/ Phạm vi nghiên cứu
+ Học sinh lớp 11A2,11A3 trường THPT Nguyễn Khuyến thành phố Nam
Định.
4/ Phương pháp nghiên cứu
+ Nghiên cứu tài liệu.
+ Qua các tiết thực nghiệm trên lớp và ngoại khóa.
+ Điều tra hiệu quả của phương pháp qua báo cáo của học sinh.
+ Báo cáo kết quả nghiên cứu.
II.MỤC TIÊU GIẢI QUYÊT TÌNH HUỐNG
- Học sinh ôn tập lại một số kiến thức cơ bản về thực vật phục vụ cho đời

sống hiện tại và một số kiến thức có liên quan đến mơi trường sống có liên quan đến
bảo vệ mơi trường
- Học sinh biết được một số điểm bất cập ở công viên Vị xun và có thể là
tình trạng chung của các công viên khác cần khắc phục.
- Học sinh biết vận dụng kiến thức các mơn Sinh học, Hóa học, Vật lý,
GDCD, Tốn học, Tin học để tìm ra các giải pháp hạn chế ô nhiễm môi trường tạo
cảnh quan đẹp và đồng thời giảm thiểu được ô nhiễm môi trường.
- Trên cơ sở những hiểu biết khoa học học sinh có ý thức hạn chế ơ nhiễm
mơi trường qua các hoạt động thường ngày như bảo vệ cây xanh, không xả rác bừa
bãi trong công viên.
- Học sinh bước đầu tập nghiên cứu khoa học phát triển các năng lực quan
sát,năng lực thu thập và xử lý thông tin,năng lực hợp tác nhóm trình bày một vấn
đề. Qua đó rèn luyện kĩ năng sống, bổ sung kiến thức phông nền cho các môn học
khác được sáng tỏ.
III. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
Qua quan sát thực trạng cơng viên sau cơn bão và những hiểu biết về công viên giáo
viên yêu cầu mỗi nhóm học sinh gồm các thành viên trong một tổ, một lớp gồm 4
tổ, mỗi tổ gồm hai nhóm thực hiện các nhiệm vụ:
- Tìm hiểu nguyên nhân cây trong công viên đổ rất nhiều gây ô nhiễm môi
trường trong hiện tại, làm tổn thương lá phổi xanh của thành phố làm giảm vẻ đẹp
của công viên và đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tạo cảnh
quan đẹp bền vững cho công viên Vị Xuyên.
- Vận dụng các kiến thức môn Sinh phân tích cấu trúc các loại rễ cây và tìm
ra nguyên nhân dẫn tới hiện tượng cây đổ hàng loạt khi mưa bão gây ô nhiễm môi
trường cạn và môi trường nước ảnh hưởng tới mĩ quan đô thị và đời sống người
dân. Tìm hiểu đặc điểm sinh lí của cây bèo Lục Bình đưa ra giải pháp dùng cây bèo
Lục Bình để hạn chế ơ nhiễm mơi trường nước hồ Vị Xuyên đồng thời tạo cảnh
quan đep cho hồ Vị Xuyên.
3



-Vận dụng kiến thức mơn Vật lí tìm hiểu về tính chất vật lí của nước giúp học
sinh so sánh và nhận biết được tình trạng ơ nhiễm mơi trường nước hồ Vị Xun.
-Vận dụng kiến thức mơn Hóa học tìm hiểu được tác hại của các chất hóa học
được tạo ra từ các chất thải và nước thải sinh hoạt, từ quá trình phân hủy các chất
hữu cơ gây ô nhiễm môi trường nước và ảnh hưởng sức khỏe con người.
- Vận dụng các kiến thức mơn GDCD tìm hiểu được những văn bản Luật do
Nhà nước ban hành để hạn chế ô nhiễm môi trường .
- Vận dụng các kiến thức mơn Ngữ văn thuyết minh tiến trình giải quyết tình
huống.
- Vận dụng các kiến thức mơn Tin học khai thác, sử dụng thông tin trên
Internet.để củng cố tính đúng đắn của những giả thuyết đã suy đốn.
- Báo cáo kết quả bằng văn bản và thuyết trình.
- Giáo viên bổ sung và hướng dẫn học sinh hoàn thành.
IV. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI:
- Về kiến thức: Học sinh biết vận dụng được kiến thức của nhiều mơn học để
giải quyết tình huống thực tiễn về tình trạng cây trồng cịn bất cập và ơ nhiễm mơi
trường nước ở cơng viên Vị Xun.Trên cơ sở đó đề ra các giải pháp nhằm giảm
thiểu ô nhiễm môi trường và đồng thời tạo cảnh quan đẹp cho công viên. Qua đó
học sinh củng cố thêm các kiến thức đã học, tăng cường khả năng vận dụng tổng
hợp, khả năng tự học, tự nghiên cứu.
- Về kĩ năng: Qua làm việc giúp học sinh phát triển được các năng lực quan
sát, so sánh ,phân tích, tổng hợp, phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực hợp
tác.Và quan trọng nhất học sinh rèn luyện được kĩ năng sống chuẩn bị cho tương
lai.
- Về thực tiễn: Các giải pháp học sinh đã đưa ra hạn chế được tình trạng cây
đổ bảo vệ môi trường và tiết kiệm công sức lao động của cơng nhân cơng trình đơ
thị khắc phục sau bão. Bên cạnh đó các giải pháp học sinh đưa ra góp phần hạn chế
ơ nhiễm mơi trường và đồng thời tạo cảnh quan đẹp cho thành phố. Qua giải quyết
tình huống học sinh tự giác và có trách nhiệm hơn với việc bảo vệ môi trường.

Cũng qua giải quyết tình huống học sinh tự tin về những hiểu biết của mình vận
động các bạn và mọi người cùng có trách nhiệm bảo vệ môi trường .để phát triển
bền vững.

NỘI DUNG SÁNG KIẾN
4


I. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TÌM HIỂU TỪNG MẢNG TÌNH HUỐNG
Nhóm1:
*Tìm hiểu về các loại cây trồng trong cơng viên và cấu trúc hệ rễ các loại cây
trồng đó và báo cáo sơ bộ.
- Các loại cây trồng chủ yếu trong công viên gồm các loại cây sau: Cây Xà
Cừ, Cau Vua, cây dừa, cây Phượng Vĩ, cây Bằng Lăng, cây Cọ, cây Liễu, cây Bàng,
cây Muồng Vàng, cây Hoa Sữa.
- Cấu trúc hệ rễ cây:
Rễ cây là cơ quan dinh dưỡng dưới đất của cây, có nhiệm vụ chủ yếu là hút nước và
muối khống hịa tan trong nước để chuyển lên các cơ quan trên mặt đất (thân và
lá). Rễ cịn có chức năng cơ học: Giữ chặt cây vào đất, bám vào giá thể, một số rễ
cây còn là cơ quan dự trữ chất dinh dưỡng, ở một số lồi rễ cây cịn có khả năng
tham gia vào việc sinh sản dinh dưỡng, tham gia vào quá trình hơ hấp và quang hợp
của cây. Căn cứ vào hình thái hệ rễ người ta chia rễ thành
+ Rễ cọc gồm một rễ cái mọc sâu xuống đất và có những rễ con mọc ra từ rễ cái.
+ Rễ chùm gồm nhiều rễ gần bằng nhau mọc toả ra từ một gốc thân tạo thành một
chùm.
* Hiện trạng công viên Vị Xuyên sau bão số 1 năm 2017 và nguyên nhân và tác
hại
- Sau cơn bão số 1 rất nhiều cây xanh trong công viên bị đổ .Quan sát hệ rễ
của các cây bị đổ dễ dàng nhận thấy các cây này đều có rễ chùm bám khơng chắc
vào đất nên bị lật cả chùm rễ, hoặc các cây này có rễ cọc nhưng do q trình vận

chuyển về cơng viên đã bị đứt mất rễ cọc.
Hình ảnh một số cây đổ trong công viên sau bão số 1năm 2017

5


Nguyên nhân của các hiện tượng trên là do:
- Các cây trồng trong công viên đa số là cây xà cừ có rễ chùm nên độ bám
dính vào lịng đất kém. Ngồi Xà Cừ trong cơng viên cịn một số các loại cây cũng
có rễ chùm như cây Cau Vua, cây tre, cây dừa, cây Cọ…
- Một số cây có rễ cọc nhưng do quá trình vận chuyển đến trồng trong cơng
viên đã bị đứt rễ cọc.
Nhóm2:
*Tìm hiểu về hiện tượng ơ nhiễm mơi trường nói chung và hiện tượng ô nhiễm
môi trường nước nói riêng và báo cáo sơ bộ .
+ Ơ nhiễm mơi trường là hiện tượng mơi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời
các tính chất Vật lý, hóa học, sinh học của mơi trường bị thay đổi gây tác hại tới sức
khỏe con người và các sinh vật khác. Ơ nhiễm mơi trường chủ yếu do hoạt động
của con người gây ra. Ngồi ra, ơ nhiễm cịn do một số hoạt động của tự nhiên khác
có tác động tới mơi trường
+ Ơ nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều tiêu cực của các tính chất vật lý
,hoá học, sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho
nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh
vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ơ nhiễm nước là
vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất. Nước còn bị ô nhiễm do sự phú dưỡng xảy ra
chủ yếu ở các khu vực nước ngọt và các vùng ven biển, vùng biển khép kín. Do
lượng muối khoáng và hàm lượng các chất hữu cơ quá dư thừa làm cho các quần
thể sinh vật trong nước khơng thể đồng hố được. Kết quả làm cho hàm lượng ơxy
trong nước giảm đột ngột, các khí độc tăng lên, tăng độ đục của nước, gây suy thoái
thủy vực.

- Mùa hè rất nhiều người dân thành phố đến công viên dạo mát và đi bộ
quanh bờ hồ, nhưng người ta đi rất nhanh qua phía chiều gió thổi mang hơi nước có
mùi tanh rất khó chịu và có một số ngày ven hồ có cá chết nổi.
6


Nguyên nhân của các hiện tượng trên là do:
- Nước hồ Vị Xuyên bị ô nhiễm nhiều vào mùa hè và ít hơn vào mùa đơng.
Biểu hiện là nước đục hơn vào mùa hè và có mùi tanh trong khi đó nước có tính
chất vật lí là khơng màu ,khơng mùi ,không vị .Nguyên nhân của hiện tượng trên là
do lượng muối khoáng và hàm lượng các chất hữu cơ quá dư thừa làm cho các quần
thể sinh vật trong nước khơng thể đồng hố được. Kết quả làm cho hàm lượng ơxy
trong nước giảm đột ngột, các khí độc tăng lên, tăng độ đục của nước và làm cho cá
chết vào mùa hè
- Ý thức người dân thường xuyên vứt rác xuống hồ như các bìa hộp xốp ăn
uống, túi nilong, tàn thuốc, các chai nhựa uống xong cũng ném xuống hồ…
- Theo tập quán chung của người dân Việt Nam sau khi cúng ơng Cơng ơng
Táo.có rất nhiều người dân mang cá ra hồ thả và một số cá không sống được tạo ra
một lượng chất hữu cơ tồn đọng.
- Hồ khơng có nước lưu thơng làm tăng lượng nước tồn đọng.
Giáo viên hướng dẫn cả hai nhóm phối hợp tìm hiểu và thống nhất đề ra giải
pháp.
*Tác hại của ô nhiễm môi trường do thiếu cây xanh và hậu quả của ô nhiễm
môi trường nước:

- Cây xanh có tác dụng điều hịa lượng CO 2 và O2 trong khơng khí. Cây xanh
trong cơng viên cịn có tác dụng tạo bóng mát và cảnh quan đẹp. Nếu cây xanh
trong công viên bị hư hỏng sẽ ảnh hưởng xấu đến cảnh quan và môi trường.
- Mùa hè vào các buổi sáng sớm những người buôn bán rau từ các huyện lên
chợ Hoàng Ngân, chợ Diên Hồng thường đem rau nhúng xuống hồ Vị Xuyên cho

rau tươi và đem bán. Ô nhiễm nguồn nước hồ ảnh hưởng trực tiếp đến các sinh vật
sống trong hồ và gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của con người như vi khuẩn,ký
sinh trùng các loại là nguyên nhân gây các bệnh đường tiêu hóa, nhiễm giun, sán.
Các chất độc hại có trong nguồn nước không qua xử lý ngấm dần vào đất theo
chuỗi thức ăn vào cây trồng, rau củ quả có hại rất lớn tới sức khỏe con người. Mùi
hôi thối bốc lên qua bề mặt nước làm ơ nhiễm khơng khí và mất cảnh quan khu vực.
*Biện pháp để hạn chế ô nhiễm môi trường và tạo cảnh quan đẹp bền vững cho
công viên Vị Xuyên.
- Từ thực trạng, nguyên nhân trên kết hợp với vận dụng kiến thức các môn
học như Sinh học, Vật lý, Hoá học, Toán học, GDCD, khai thác thu thập kiến thức
qua ti vi, mạng Internet học sinh đưa ra một số giải pháp sau:
+ Lựa chọn cơ cấu cây trồng hợp lý cho công viên
+ Hạn chế trồng các cây có rễ chùm trong cơng viên.
+ Đưa một số cây trồng như cây hoa Ngọc Lan, cây Đa, cây Xồi, cây Mít
có rễ cọc bền vững hơn và gỗ mít có chất lượng tốt hơn so với Xà Cừ vào thay thế
một phần cho cây trồng chính là cây Xà Cừ có rễ chùm vốn được lựa chọn là giải
pháp tối ưu cho công viên vì đây là loại cây trồng xanh quanh năm. Cây Mít là cây
có nhược điểm khi lựa chọn trồng trong cơng viên là cây có quả nhưng quả mít có
7


thể được xử lí từ khi cịn non rất dễ dàng và vì vậy có thể là một giải phát chấp nhận
được.
+Ni thả bèo Lục Bình theo ơ để cải tạo nước và tạo cảnh quan đẹp cho hồ.
A

BBố trí thí nghiệm chứng minh vai trị hạn chế ơ nhiễm mơi trường nước của
bèo Lục Bình

8



II. TỔ CHỨC HỌC SINH THUYÊT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT
TÌNH HUỐNG.
Bước 1: Lập kế hoạch, phân cơng nhiệm vụ
- Các thành viên cùng thống nhất chủ đề: “Một số giải pháp hạn chế ô nhiễm
môi trường và tạo cảnh quan đẹp bền vững cho công viên Vị Xuyên thành phố Nam
Định”
- Phân công nhiệm vụ
+ Khảo sát thực trạng, nguyên nhân cây đổ nhiều sau bão trong công viên và
bước đầu tìm hiểu các giải pháp hạn chế tình trạng cây đổ: Một nửa nhóm.
+ Khảo sát mức độ ô nhiễm môi trường nước hồ Vị Xuyên, tìm hiểu nguyên
nhân gây ô nhiễm môi trường nước hồ Vị Xuyên và làm thí nghiệm chứng minh vai
trị giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường của cây bèo Lục Bình: Một nửa nhóm cịn lại.
- Đề ra các giải pháp hạn chế tình trạng cây đổ và ơ nhiễm mơi trường nước ở
hồ Vị Xuyên thông qua điều tra thông tin và kiểm chứng các giả thuyết nêu ra.
Bước 2:. Thu thập thông tin qua các kênh:
+ Đi thực địa, đọc báo, nghe đài, qua mạng Internet, xem tivi.
+ Nghiên cứu SGK Sinh học 6,9,11,12,Vật lí 8,11, Hóa học 8,10,11 Giáo dục
cơng dân.9,11,12
+ Thu thập tài liệu và các phương tiện trực quan.
+ Các thành viên trao đổi về những thông tin thu thập.Trên cơ sở các thông
tin để trao đổi thống nhất trong nhóm đồng thời xin ý kiến của các thầy, cơ giáo đặc
biệt là các thầy cơ trong nhóm tư vấn để có những giải pháp phù hợp.
Bước 3: Nội dung, cách tiến hành, và kết quả
Phân cơng
thực hiện

Nhóm 1


Nội dung và cách tiến
hành

Kết quả

- Gặp gỡ ban quản lí
cơng viên tìm hiểu;
+Thành phần cây trồng trong cơng
viên
- Cây Xà Cừ, cây Cau Vua, cây
+Thành phần cây trồng Dừa, cây Phượng Vĩ ,cây Bằng
Lăng cây Cọ, cây Liễu Cây Bàng.,
trong cơng viên
cây Muồng Vàng.

+ Tình hình cây trồng

-Trong đó cây Xà Cừ chiếm khoảng
40%, Cây Dừa và Cau Vua chiếm
khoảng 7%,cây Cọ.7%,Bằng Lăng
chiếm 5%, Bàng và Phượng chiếm
9


trong cơng viên sau 10%. Phần cịn lại là nhiều loại cây
bão số 1 năm 2016
khác.
Tình hình cây đổ sau bão số 1
- Có khoảng 50% các cây phía đơng
tượng đài Trần Hưng Đạo bị đổ và

30% các cây phía tây tượng đài bị
đổ.
Cấu trúc hệ rễ cây:
Rễ cây là cơ quan dinh dưỡng dưới
đất của cây, có nhiệm vụ chủ yếu là
hút nước và muối khống hịa tan
trong nước để chuyển lên các cơ
quan trên mặt đất (thân và lá). Rễ
cịn có chức năng cơ học: Giữ chặt
cây vào đất, bám vào giá thể, một
số rễ cây còn là cơ quan dự trữ chất
- Tìm hiểu qua internet dinh dưỡng, ở một số loài rễ cây
và sách giáo khoa sinh cịn có khả năng tham gia vào việc
lớp 6 về cấu trúc các sinh sản dinh dưỡng, tham gia vào
loại rễ cây
q trình hơ hấp và quang hợp của
cây. Căn cứ vào hình thái hệ rễ
người ta chia rễ thành
* Rễ cọc gồm một rễ cái mọc sâu
xuống đất và có những rễ con mọc
ra từ rễ cái.Ví dụ các cây
Phượng
,Bàng,Muồng
* Rễ chùm gồm nhiều rễ gần bằng
nhau mọc toả ra từ một gốc thân tạo
thành một chùm như các cây Xà
Cừ, Tre, Cau, Dừa, Cọ.

- Tìm hiểu mối liên
quan giữa tình trạng

cây đổ và cấu tạo các
loại rễ cây

Có khoảng 40% cây bị đổ là các
cây có rễ chùm như Cau , Dừa, Xà
Cừ, Cọ và một số các cây có rễ cọc
như Phượng, Bằng Lăng, nhưng do
mới trồng nên bám chưa chắc vào
đất như các cây phía đơng tượng
đài Trần Hưng Đạo, hoặc do q
trình vận chuyển về cơng viên đã bị
đứt rễ cọc.

- Tìm hiểu về các giải
- Qua quan sát học sinh đưa ra giải
pháp giảm thiểu tình
pháp khắc phục tình trạng cây đổ
trạng cây đổ trong công bắng cách thay thế bớt một số cây
10


viên

Xà Cừ bằng một số cây có hệ rễ
chắc chắn hơn như cây Đa là cây
lâu năm và có nhiều bóng mát hoặc
có thể thay thế bằng một số cây như
cây Xồi vì lồi cây này có rễ cọc
bám chắc vào đất và cũng là lồi
cây có bóng mát và xanh quanh

năm.Vậy đây có thể là một số loại
cây trồng có thể thay thế được cho
một số cây có rễ chùm.như Xà Cừ
Tuy nhiên Xoài là cây ăn quả nên
cần trồng ở các vị trí dễ bảo vệ hoặc
cần có kế hoạch xử lí quả tránh tình
trạng trẻ em nghịch leo trèo gây tai
nạn.
- Với các cây có rễ cọc khi vận
chuyển về trồng cần cẩn thận tránh
bị đứt rễ cọc.

Nhóm 2

- Quan sát, thu thập +Nước hồ Vị Xuyên vào mùa đơng
mẫu nước hồ Vị Xun có màu xanh ít bị ô nhiễm hơn so
+ Quan sát nước hồ Vị với mùa hè, biểu hiện nước bớt có
Xuyên vào mùa đơng mùi tanh hơn mùa hè và khơng có
cá chết. Mùa hè nước đục và có mùi
và mùa hè.
tanh ,nhiều hơm có cá chết. Ngun
nhân.do hiện tượng phú dưỡng.mơi
trường nước ao hồ.
+ Hiện tượng phú dưỡng là hiện
tượng thường gặp trong các hồ đô
thị, các sông và kênh dẫn nước thải.
Biểu hiện phú dưỡng của các hồ đô
thị là nồng độ chất dinh dưỡng N, P
cao, tỷ lệ P/N cao do sự tích luỹ
+ Tìm hiểu ngun tương đối P so với N, sự yếm khí và

nhân gây ơ nhiễm môi môi trường khử của lớp nước đáy
trường nước hồ Vị thuỷ vực, sự phát triển mạnh mẽ
Xuyên
của tảo và nở hoa tảo, sự kém đa
dạng của các sinh vật nước, đặc biệt
là cá, nước có màu xanh đen hoặc
đen, có mùi khai thối do thốt khí
H2S v.v...
Ngun nhân gây phú dưỡng là sự
thâm nhập một lượng lớn N, P từ
nước thải sinh hoạt của các khu dân
cư, sự đóng kín và thiếu đầu ra của
11


môi trường hồ. Sự phú dưỡng nước
hồ đô thị và các sông kênh dẫn
nước thải gần các thành phố lớn đã
trở thành hiện tượng phổ biến ở hầu
hết các nước trên thế giới. Hiện
tượng phú dưỡng hồ đô thị và kênh
thoát nước thải tác động tiêu cực tới
hoạt động văn hố của dân cư đơ
thị, làm biến đổi hệ sinh thái nước
hồ, tăng thêm mức độ ơ nhiễm
khơng khí của đô thị.
+Thu thập 6 lit nước hồ
Vị Xuyên chia vào 2
bình nhựa hoặc bình
thủy tinh trong


- Bèo Lục Bình có hệ thống rễ rất
dài có khả năng hút, lọc nước và
phân giải chất độc rất mạnh giúp
phần giảm thiểu ô nhiễm mơi
trường. Trong đó đang quan tâm là
- Tìm hiểu đặc tính khả năng xử lí các chất ơ nhiễm
sinh lí của cây bèo Lục hữu cơ khác nhau phù hợp với tình
trạng ơ nhiễm hồ Vị Xun
Bình
- Bèo Lục Bình có hoa màu tím
mọc thành từng chùm và nhiều cây
tạo thành mảng hoa lớn trơng rất
đẹp.
- Bèo Lục Bình có khả năng sinh
sản mạnh.
- Bố trí thí nghiệm - Bình thủy tinh có ni bèo Lục
chứng minh vai trị Bình sau 24 h nước trong hơn so
giảm thiểu ơ nhiễm với bình đối chứng.
mơi trường nước hồ Vị
Xun của cây bèo Lục
Bình như sau:
Ni 5 cây bèo Lục
Bình trong 24 h ở 1
bình và một bình để
đối chứng
12


-Tìm hiểu phương án

ni bèo Lục Bình theo
ơ nhằm giảm thiểu ô
nhiễm môi trường và
tạo cảnh quan đẹp cho
hồ Vị Xun

- Do bèo Lục Bình có khả năng sinh
sản nhanh nhưng rất dễ bị sóng
đánh dạt và trơi lung tung khơng
theo ý muốn ,Vì vậy nên thả bèo
Lục Bình ven theo bờ hồ có hệ
thống dây phao theo từng ơ hình
chữ nhật hoặc hình trịn, cố định
tránh trơi nổi và tiện lấy bớt bèo đi
khi số lượng bèo quá nhiều.

-Bước 4 : Báo cáo kết quả với các thầy cô tư vấn, thống nhất các giải pháp
tối ưu và khả thi.
III: Đề xuất, kiến nghị:
1) Đề xuất:
Hiện nay tình trạng học sinh học tập thụ động còn tương đối phổ biến nhất là
ở các trường có chất lượng đầu vào khơng cao, vì vậy giúp các em tìm được hứng
thú trong học tập hình thành kĩ năng trong cuộc sống là điều rất cần thiết. Sau
hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức giải quyết tình huống trong thực tế tôi đề
nghị các thầy cô chúng ta mạnh dạn, tin tưởng giao việc cho học sinh phát huy năng
lực của học sinh trong nghiên cứu, sáng tạo, khả năng thuyết trình trước tập thể.
Qua đó giúp học sinh khắc sâu kiến thức và tự tin trong cuộc sống.
2) Kiến nghị:
Về phía trường: Tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh trong các giờ học
ngoại khóa giúp học sinh trải nghiệm hình thành kĩ năng trong cuộc sống .

Về phía ban ngành: Hỗ trợ thêm về phương diện thiết bị như các phịng máy
chiếu, máy tính nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác dạy học của giáo viên.
Tác giả sáng kiến
(Ký ghi rõ họ tên)

Nguyễn Thị Hằng

13


TRƯỜNG THPT NGUYỄN KHUYẾN
(xác nhận, đánh giá, xếp loại)
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
............................................................................................................................... ......
.........................................................................................................................
...............................................................................................................................
(Ký tên, đóng dấu).

14


HỘI ĐỒNG TƯ VẤN KHOA HỌC
NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH NAM ĐỊNH
PHIẾU ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Tên tác giả: Nguyễn Thị Hằng
2. Chức vụ, nơi công tác: Trường THPT Nguyễn Khuyến - TP Nam Định
3. Tên sáng kiến:
“Hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức liên mơn giải quyết tình huống
thực tiễn cho học sinh THPT ”

4. Lĩnh vực áp dụng: Mơn Sinh học
PHẦN CHO ĐIỂM
I
II
III
IV
V
Trình bày sáng Tính mới của
Phạm vi áp
Hiệu quả của
Tổng điểm
kiến
sáng kiến
dụng
sáng kiến
…………..
/5 điểm

……….
/20 điểm

………..
/15 điểm

………
/60 điểm

……….
/100 điểm


Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA UỶ VIÊN HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ
.................................................................................................................................
...
.................................................................................................................................
...
.................................................................................................................................
...
.................................................................................................................................
...
.................................................................................................................................
...
Nam Định, Ngày.10..tháng.6...năm 2018
GIÁM KHẢO 1
GIÁM KHẢO 2

15



×