Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

--- TÓM TẮT LÝ THUYẾT---CÁC CHỨC NĂNG QUẢN TRỊ(Hoạch định - Tổ chức – Điều khiển - Kiểm tra)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.09 KB, 20 trang )

--- TÓM TẮT LÝ THUYẾT--CÁC CHỨC NĂNG QUẢN TRỊ
(Hoạch định - Tổ chức – Điều khiển - Kiểm tra)
Hoạch Định
Hoạch định là tất cả các công việc quản lý liên quan đến việc chuẩn bị cho tương lai. Nhiệm
vụ: Dự đốn, thiết lập tầm nhìn, mục tiêu trong từng giai đoạn.
Quy trình: (1) Phân tích mơi trường (2) Xác định tầm nhìn (3) Xây dựng mục tiêu (4) Xây
dựng KH thực hiện mục tiêu
Để thuận tiện cho việc phân tích mơi trường, có thể sử dụng kỹ thuật phân tích SWOT.
Mục đích của việc phân tích này là phối hợp các mặt mạnh, mặt yếu với các nguy cơ và cơ
hội thích hợp. Để xây dựng ma trận SWOT trước tiên phải liệt kê các mặt mạnh, mặt yếu, cơ
hội và nguy cơ. Sau đó tiến hành so sánh từng cặp tương ứng các yếu tố nói trên để tạo ra các
cặp phối hợp logic. Quá trình này tạo ra 4 nhóm phối hợp cơ bản. Tương ứng với các nhóm
này là các phương án cần xem xét.
- S/O: Sử dụng những điểm mạnh bên trong để tận dụng những cơ hội bên ngoài.
- S/T: Sử dụng những điểm mạnh bên trong để tránh khỏi hay giảm đi ảnh hưởng của
những mối đe dọa bên ngoài.
- W/O: Cải thiện những điểm yếu bên trong bằng cách tận dụng những cơ hội bên
ngoài.
- W/T: Làm giảm đi những điểm yếu bên trong và tránh khỏi những mối đe dọa với môi
trường bên ngồi. Đây là phương án có tính chất phịng thủ.
Ngồi ra cịn có thể phối hợp tổng hợp các yếu tố: S + O + W + T. Đó là tận dụng
những điểm mạnh và khai thác các cơ hội để khắc phục các điểm yếu và hạn chế rủi ro.
Tổ Chức
Chức năng tổ chức là việc lựa chọn những cơng việc, bộ phận và bố trí mỗi bộ phận
một người lãnh đạo với nhiệm vụ, quyền hạn để thực hiện mục tiêu của tổ chức.
Điều khiển
Điều khiển là những hoạt động liên quan đến hướng dẫn, động viên những người dưới
quyền thực hiện các mục tiêu của tổ chức. Điều khiển được hiểu là chỉ huy con người.
Kiểm tra
Kiểm tra là quá trình xác định thành quả đạt được trên thực tế, so sánh nó với những
tiêu chuẩn đã được xây dựng, trên cơ sở đó phát hiện ra sự sai lệch và nghuyên nhân của sự


sai lệch đó. Đồng thời đề ra một chương trình hành động nhằm khắc phục sự sai lệch để đảm
bảo cho tổ chức đạt được những mục tiêu dự kiến.
GHI CHÚ:
- Hoạch định là quan trọng nhất vì hoạch định sai thì dù thực hiện tốt cũng sai. Ví dụ,
mở quán café mà đưa ra quy định sai như trả lương nhiều thì thua lỗ, ít thì khơng chịu
làm nên thất bại.


-

Kiểm tra là khâu khó nhất vì về kỹ thuật khơng khó, nhưng xác định trách nhiệm và
đưa ra xử lý cá nhân lại rất khó vì liên quan đến con người. Vì thế, trong cuộc sống thì
việc tốt thì rất dễ thì ai cũng có phần, nhưng thất bại thì tìm ra khó vì khơng dám tìm
ra (Ví dụ: trưởng khoa 1 trường đại học phát hiện hành vi sai của cấp dưới nhưng
người đó là con của hiệu trưởng nên xử lý khó nên chọn giải pháp lờ đi, bỏ qua nên sai
phạm cứ bỏ qua). Còn trách của hệ thống nên mức độ bảo vệ rất cao nên khó xử lý, Ví
dụ đi xin việc thì chi tiền nên cần phải lấy lại số tiền đó nên phải làm sai và phải đưa

-

tiền cấp trên thì cấp trên bảo vệ mình.
Tổ chức (kế hoạch) để giảm rủi ro, càng chuẩn bị kỹ thì càng ít sai sót.

THANG NHU CẦU MASLOW
Maslow cho rằng hành vi của con người bắt nguồn từ nhu cầu và những nhu cầu được xếp
theo một trình tự ưu tiên từ thấp đến cao về tầm quan trọng. Cụ thể xếp thành 5 bậc. Muốn
động viên nhân viên, đòi hỏi nhà quản trị cần phải hiểu họ đang ở cấp độ nhu cầu nào. Từ đó
đưa ra các giải pháp phù hợp cho việc thỏa mãn nhu cầu của nhân viên
1. Nhu cầu sinh lý
2. Nhu cầu về an toàn

3. Nhu cầu về xã hội
4. Nhu cầu được quí trọng
5. Nhu cầu được thể hiện mình
1 và 2 là nhu cầu cấp thấp; 3,4 và 5 là nhu cầu cấp cao.
1. Nhu cầu sinh lý (Physiological Needs)
Nhu cầu này bao gồm các nhu cầu cơ bản của con người như ăn, uống, ngủ, không khí để
thở, tình dục, các nhu cầu làm cho con người tồn tại. Đây là những nhu cầu cơ bản nhất và
mạnh nhất của con người. Tức là các nhu cầu ở mức độ cao hơn không xuất hiện nếu nhu cầu
cơ bản này chưa được thỏa mãn.
2. Nhu cầu về an toàn, an ninh (safety, security needs)
Họ cần sự bảo vệ, an toàn trước những sự đe dọa, mối nguy hiểm về vật chất hay tinh thần.
Đó là sự mong muốn sống một cuộc sống ổn định, một xã hội hịa bình. Đây cũng là lí do
mà xuất hiện hệ thống pháp luật hay đội ngũ công an, cảnh sát trong cuộc sống của chúng ta.
3. Nhu cầu về xã hội (Belonging needs)
Đây là một nhu cầu về tinh thần. Khi con người mong muốn được gắn bó với tổ chức hay
một phần trong tổ chức nào đó hay mong muốn về tình cảm thì ấy chính là nhu cầu xã hội.
Đó là mối quan hệ trong gia đình, trường lớp, công ty, bạn bè hay một cộng đồng.
4. Nhu cầu về được quý trọng (esteem needs)
Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu thừa nhận. Đây là nhu cầu được người khác quý mến,
nể trọng trong tổ chức, xã hội. Có khi nào bạn muốn uống nước ở cà phê 34 tầng hay ăn tại
nhà hàng Khaisilk! Bước vào đây, bạn cảm thấy mình ở đẳng cấp khác, cảm thấy được nể


trọng. Và trong cuộc sống hay công việc cũng thế, khi được khích lệ, khen thưởng về những
thành quả làm việc của mình, hẳn bạn sẽ cảm thấy sung sức hơn phải khơng nào. Chính điều
ấy là xuất phát ra điểm của học thuyết quản lí “củ cà rốt”.
5. Nhu cầu được thể hiện mình (self-actualization)
Nhu cầu được thể hiện bản thân, được khẳng định mình trong cuộc sống hay sống và làm
việc theo đam mê và cống hiến hết mình cho nhân loại hay một cộng đồng. Việc làm của họ
dựa trên chân lý, sự hiểu biết, thông thái và sự từng trải.

GHI CHÚ:
- Mọi rắc rồi đều do nhu cầu, vậy bớt rắc rối thì cẩn bớt nhu cầu, bớt ham muốn. Rất
-

khó để tự giác giảm bớt nhu cầu nên cần sự trợ giúp của Phật giáo trở giúp tinh thần.
Hầu như người nào cũng thường đi theo lộ trình này nhưng người theo Phật giáo thì

-

ngược lại là không thỏa mãn những nhu cầu nếu không cần thiết.
Muốn động viên nhân viên phải hiểu họ đang cần có những nhu cầu gì để tác động cho
phù hợp, tất nhiên 5 nhu cầu ln có nhưng cần xác định nhu cầu quan trọng nhất, như

-

quá nghèo thì vật chất là ưu tiên hàng đầu.
Cuối cùng, tất cả là phục vụ nhu cầu của người. Nếu xác định sai thì dẫn đến thất bại.

NĂNG LỰC VÀ CÁC TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH
NĂNG LỰC
Năng lực của một người là khả năng hồn thành nhiệm vụ của người đó. - Dựa vào kết
quả làm việc để biết một người nào đó có năng lực hay khơng. - Bằng cấp, chứng chỉ học
tập... chỉ có ý nghĩa tham khảo.
1. Kiến thức: hiểu biết về tự nhiên, XH; lý thuyết, phương pháp, số liệu …. . Kiến thức là
nền tảng của năng lực vì thiếu nó sẽ khơng có cơ sở lý luận dẫn đường, hành động mù
quáng, nhiều rủi ro. Muốn có và không ngừng gia tăng kiến thức, cần được đào tạo. Việc
đào tạo có thể thơng qua trường, lớp, tự học….
2. Kỹ năng: mức độ thành thạo khi thực hiện một công việc cụ thể. Mỗi người phải thực
hiện nhiều công việc khác nhau nên cần nhiều kỹ năng khác nhau. Kỹ năng là bộ phận
quan trọng của năng lực. Khơng có kỹ năng, chỉ biết “Chỉ tay năm ngón”, khơng tự làm

được việc gì. Muốn có và khơng ngừng gia tăng kỹ năng, con đường duy nhất: nỗ lực
làm việc.
3. Kinh nghiệm: là những bài học tích luỹ từ thực tế. Kinh nghiệm là yếu tố quan trọng của
năng lực vì giúp tiết kiệm thời gian, hạn chế sai sót, rủi ro. Kinh nghiệm có được chủ yếu
thơng qua q trình tự đánh giá. Cũng có thể học từ người khác thông qua cách giải quyết
công việc trong những tình huống cụ thể.


4. Các mối quan hệ: là những quan hệ cá nhân do từng người tự xây dựng qua thời gian.
Các mối quan hệ giúp việc thực hiện nhiệm vụ nhanh hơn, đôi khi quyết định sự thành
công nên các mối quan hệ là yếu tố quan trọng của năng lực. Tùy vị trí và cơng việc đã
làm mà mỗi người tạo được các mối quan hệ ít nhiều. Tùy theo lĩnh vực hoạt động mà
xác định tầm quan trọng của các mối quan hệ.
5. Động cơ, hoài bão: là mong muốn hay ước mơ của con người. Ước mơ mang lại cảm
giác hứng thú, say mê. Từ đó con người được thúc đẩy để không ngừng học tập, rèn
luyện, vượt qua khó khăn thách thức. Động cơ, hồi bão là bộ phận quan trọng hàng đầu
của năng lực vì nếu khơng có sự hứng thú, say mê kết quả làm việc khó có thể tốt đẹp.
6. Quan niệm về đạo đức: Đạo đức thường dùng để phân biệt cái tốt và cái xấu, cái đúng
và cái sai. Đạo đức đòi hỏi đặt quyền lợi XH trên quyền lợi cá nhân. Thực tế, con người
gặp khó khăn vì đạo đức thì trừu tượng cịn lợi ích cá nhân lại rõ ràng. Quan niệm không
đúng về đạo đức sẽ dẫn con người đến sai lầm, từ sai lầm nhỏ như không giữ lời hứa đến
sai lầm lớn như gian lận... Về lâu về dài, những sai lầm đó làm cho con người mất uy tín,
phát triển khơng bền vững.
7. Các đặc điểm cá nhân: đăc điểm của từng người cụ thể. Có những đăc điểm cá nhân do
bẩm sinh mà có, như sự nhạy bén, trí thơng minh … nhưng những đặc điểm bẩm sinh
như vậy không nhiều. Đa số là những đặc điểm do học tập rèn luyện mà có được. Những
đặc điểm ấy bao gồm: Tự tin, nghị lực; quyết đốn; sẵn sàng chịu trách nhiệm; thích ứng
với mơi trường, khả năng chịu đựng cao, có tinh thần hợp tác.

--- GỢI Ý LÀM BÀI THI--Yêu cầu làm bài: Xử lý tình huống viết theo kiến thức và nhận thức cá nhân, đơn giản,

phân tích quan điểm của mình sao cho hợp lý mà khơng có đúng hay sai.

CÂU 1: Bình luận tóm tắt ảnh hưởng của Phật giáo đối với yếu tố quản trị ngồi xã hội
(ví dụ: Trong Quản trị trường học, bệnh viện, doanh nghiệp, cơ sở từ thiện… thì PG tác động,
đóng góp như thế nào?)
u cầu: đọc những nội dung kèm theo bên dưới để có kiến thức viết bài
/> /> />CÂU 2: Chứng minh quan điểm/1 câu nói bằng lý thuyết Maslow (ví dụ: chứng minh
câu nói “ Chiến thắng chính mình là chiến thắng khó nhất” bằng lý thuyết Maslow )
Yêu cầu: học viên cần đọc kỹ lý thuyết về 5 cấp bậc, chứng minh câu nói này có thể nói theo
Maslow có thể là phân tích về vật chất nên ứng dụng tri túc, vượt qua cám dỗ,…
/>

CÂU 3: Trong các tiêu chí xác định năng lực, tiêu chí nào quan trọng nhất, vì sao?
Câu này khơng thể có được một đáp áp chuẩn vì trong mỗi trường hợp sẽ có tiêu tiêu chí
năng lực khác nhau, và xác định tiêu chí nào quan trọng nhất rồi giải thích, thứ 2 rồi giải
thích,…
Ví dụ 1: nếu là hiệu trưởng một trường Đại học thì (1) Kiến thức là quan trọng nhất (2) Kinh
nghiệm trong giáo dục (3) Đạo đức (4) Đặc điểm cá nhân là có tinh thần hợp tác.
Ví dụ 2: Trụ trì một ngơi chùa thì (1) Đạo đức là quan trọng nhất để làm tấm gương nhiếp
chúng (2) Kinh nghiệm có thể hiểu là sự hành trì, trải nghiệm, ứng dụng giáo lý vào đời sống
tu tập và đắc đạo. (3) Kiến thức là pháp học để hướng dẫn tu tập cho đệ tử
Ví dụ 3: Giám đốc doanh nghiệp thì (1) Kiến thức về quản trị, tâm lý,… để điều hành (2)
Kinh nghiệm để xử lý cơng việc chính xác (3) Mối quan hệ với nhiều cơ quan, đồng nghiệp
giúp công việc nhan hơn (4) Đặc điểm cá nhân cần có quyết đốn, thích ứng với mơi trường.
u cầu: học viên cần đọc kỹ lý thuyết để áp dụng từng tình huống khác nhau.

--- BÀI ĐỌC THÊM--CÂU 1
/>--“Làm cho nhân viên hạnh phúc” - Triết lý kinh doanh từ nhà tỷ phú Phật tử
GN - Nếu nhà tỷ phú 83 tuổi này thực sự đúng thì một trong những bài học quan trọng
nhất ở các trường đào tạo về kinh doanh có vẻ như sai hồn tồn.

Có phải tất cả những giá trị vật chất đều được gom về cho những cổ đông của doanh nghiệp?
Theo tỷ phú Kazuo Inamori thì hãy quên nó đi. Ơng là một doanh nghiệp, một nhà quản trị và
là một tín đồ của Phật giáo với khuyến nghị “Thay vì thế, hãy dành thời gian tạo ra những
hạnh phúc cho nhân viên của bạn”.


Kazuo Inamori - nhà sáng lập và là chủ tịch danh dự của Kyocera Corp
Inamori đã dùng triết lý này để thiết lập nên Tập đoàn điện tử lớn của Nhật Bản Kyocera
Corp. Hơn 5 thập kỷ qua, nhà sản xuất điện thoại này đã có một cơ ngơi với 90 tỷ đô-la và
hiện tại đang được biết đến với tên gọi KDDI Corp. Inamori cũng đã cứu Hãng Hàng không
Nhật Bản vượt qua giai đoạn phá sản vào năm 2012.
Từ trụ sở của Kyocera hướng tầm mắt về những ngọn đồi và những ngôi chùa của thành phố
cổ Kyoto, Inamori thể hiện sự nghi ngờ về những con đường của các nhà tư bản phương Tây.
“Nếu bạn cần trứng, bạn phải chăm sóc những con gà mẹ”, Inamori nói. “Còn nếu bạn ngược
đãi hay giết những con gà mẹ, chúng sẽ không làm được công việc đẻ trứng của mình”.
Đây là quan điểm góp phần quan trọng vào sự thành công của Inamori. Nhờ thế mà KDDI và
Kyocera đã có một sự liên minh giá trị thị trường tạo nên khối tài sản 115 tỷ đô-la. Khi được
mời làm điều hành Hãng Hàng không Nhật Bản vào năm 2010, Inamori khơng có bất cứ một
kinh nghiệm nào trong các lĩnh vực của nền công nghiệp này.
Tuy vậy, một năm sau đó, ơng đã mang về lợi nhuận và đưa hãng hàng khơng này thốt ra
khỏi tình trạng phá sản. Năm 2012, Hãng Hàng không Nhật Bản đã trở lại thị trường chứng
khoán Tokyo.
Quản trị kiểu “Amoeba” - phân chia thành những đơn vị nhỏ
Có một bí mật theo Inamori là phải thay đổi được tinh thần của người lao động. Sau khi đảm
nhiệm vai trị của một CEO khơng lương, ông đã in một cuốn sách nhỏ về triết lý làm việc
của mình phát đến từng thành viên trong cơng ty, trong đó tun bố về những gì mà cơng ty
có thể cống hiến cho sự phát triển của họ.
Ơng cũng giải thích về những ý nghĩa xã hội từ những việc làm của người lao động và ghi
chú những lời dạy mang tính tạo cảm hứng của Phật giáo, chỉ dẫn cách sống mà người lao
động nên trải nghiệm, như việc cần khiêm tốn hơn và sống chuẩn mực. Những điều này làm

cho các nhân viên cảm thấy tự hào về hãng hàng không và sẵn sàng làm việc tận tụy, tạo nên
thành công cho hãng, Inamori khẳng định.


Ông đưa ra học thuyết tăng kết dính này bởi sự phân định giữa công việc và cuộc sống đời
thường của một người ở Nhật dường như mờ nhạt hơn so với các nước phương Tây. Nhưng
không phải tất cả những phương cách của Inamori thiên hết về tinh thần. Vì “Ngun lý quản
trị kiểu Amoeba” của ơng chú trọng đến việc chia nhân viên thành những đơn vị nhỏ có tính
mở để thực hiện chính các kế hoạch của họ và quản lý giờ giấc hiệu quả nhờ hệ thống kiểm
tra ban đầu.
Theo đó, cách thức quay vịng của ông cũng đã cắt giảm 1/3 trong tổng số nguồn nhân lực
của hãng hàng không, khoảng 16 ngàn người.
“Nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần phải tìm cách để tạo cho nhân viên của mình được hạnh
phúc, cả về tinh vật chất lẫn trí tuệ,” Inamori khuyến nghị. “Đó là mục đích cao nhất. Và
khơng nên buộc thuộc cấp chỉ làm việc vì lợi ích của các cổ đơng”.
Điều này khơng mấy ấn tượng với các nhà đầu tư, nhưng nhà quản lý có niềm tin Phật giáo
này cảm thấy khơng có gì mâu thuẫn. Nếu nhân viên hài lịng và hạnh phúc, họ sẽ làm việc
tốt hơn và doanh thu sẽ được cải thiện, ông khẳng định. Và ông cho rằng doanh nghiệp cũng
không nên cảm thấy hổ thẹn khi tạo nên các lợi nhuận nếu họ đang theo đuổi con đường làm
lợi cho xã hội.
Khơng ích kỷ
“Chúng ta là những cổ đông và không được là những cổ đông ích kỷ,” Fischer, một trong
những nhà đầu tư chính tại Oasis, Hồng Kông, tuyên bố khi bổ sung cho quan điểm của
Inamori.
Inamori nói về việc tạo dựng hạnh phúc cho người lao động, điều đó khơng có nghĩa là
những nhân viên này được nâng lên ở tầm khác. Quan điểm về hạnh phúc của ông đến từ
cách làm việc chăm chỉ hơn bất cứ một người nào khác. Nó thiên về ý niệm trong nhà Phật
với tên gọi là “shojin”, nâng cao các giá trị tinh thần thông qua sự tận tụy trong cơng việc và
nhiệm vụ của mình.
Trong một quyển sách phát hành năm 2004 về các triết lý của mình, Inamori đã đặt những

câu hỏi về xu hướng có vẻ tăng lên của người Nhật khi chú tâm đến những giá trị của thời
gian giải trí.
Quan điểm tư bản ít cực đoan của Inamori là sản phẩm của xã hội Nhật Bản. Ở đó, ơng cho
rằng mọi người không dễ chấp nhận những khoảng cách giàu nghèo như phương Tây.
“Doanh nghiệp thuộc về cổ đông nhưng hàng trăm hay hàng ngàn người lao động cũng liên
đới vào”, Inamori chia sẻ. “Vì thế cũng cần làm cho người lao động được khỏe mạnh”.
Bảo Thiên (theo Bloomberg)

Lãnh đạo theo quan điểm phật giáo
Bài pháp này Tiến sĩ-Đại Đức Thiện Minh giảng tại khóa tu An Lạc lần thứ 23 tại chùa Tường Vân
thuộc huyện Bình Chánh TPHCM với sự tham gia của hơn 3000 hành giả đến từ các tỉnh miền
Đông Nam bộ, Đồng Bằng Sông Cửu Long và TPHCM.


Nội dung bài giảng
Nam mơ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Kính bạch Thầy trụ trì Tu viện Tường Vân!
Kính bạch Chư tơn đức Tăng!
Kính thưa các hành giả Phật tử!
Sư rất hoan hỷ và vinh dự được Đại đức Thích Phước Tiến mời thuyết giảng cho các Phật tử
trong khóa tu tại Tu viện Tường Vân.
Đại hội Phật giáo tồn quốc vừa bế mạc hơm qua. Sư và đại đức Phước Tiến cùng đi dự đại
hội, gặp nhau tại Thủ đô Hà Nội. Cách đây hơn 10 năm, Sư và đại đức Phước Tiến cùng đi
giảng ở những Trung tâm cơ nhỡ theo lời mời của Ban Từ Thiện - Báo Cơng an TPHCM. Sau
này ít có dịp gặp lại. Lần này thấy thầy Thích Phước Tiến khơng phải là Thích Phước Tiến
như ngày xưa. Xưa thầy Phước Tiến nhìn có vẻ mảnh mai hơn bây giờ. Thầy trụ trì chùa lớn
nên bây giờ tướng cũng lớn hơn xưa, người ta gọi là phát tướng. Cách đây 10 năm, lần đầu
tiên Sư biết đại đức Phước Tiến, khi hai huynh đệ cùng giảng pháp tại các Trung tâm cơ nhỡ,
sư đã thấy mình giảng ‘yếu’ quá vì cách đây 10 năm, đại đức Phước Tiến giảng pháp rất hùng
hồn, sinh động. Hôm nay về đây giảng pháp, gặp đại đức Phước Tiến ở một ngôi chùa lớn

như thế này, sư lại thấy thầy Phước Tiến như đang ở trên cung trăng cịn mình thì ở dưới đất.
Cách đây 10 năm sư đã thấy mình nhỏ bé so với đại đức Phước Tiến. Mỗi người đều có
duyên phước riêng. Ngẫm đi ngẫm lại, số kí lơ trên thân người sư thiệt sự cũng ‘yếu’ hơn,
nhẹ hơn bên kia rất nhiều.
Thưa quý vị!
Nói về lãnh đạo theo quan điểm Phật giáo nghe có vẻ xa lạ với khóa tu Một ngày an lạc. Một
ngày an lạc thì sống làm sao an lạc là thành cơng. Chúng ta đến đây để có sự an lạc. Qúy vị
nghe pháp thấy an lạc. Chúng tôi giảng pháp thấy an lạc. Như vậy là một ngày tu an lạc. Nếu
chúng ta đến đây mà tâm ln căng thẳng, bực bội, khó chịu, bức xúc thì thế nào cũng lên
‘tăng xông’, hoặc bị tiểu đường. Hãy biết cuộc đời ngắn ngủi nên đừng quan trọng hóa vấn
đề. Không những chúng ta đến đây an lạc mà về gia đình, cơng ty cũng an lạc. Nụ cười luôn
nở trên môi, khuôn mặt lúc nào cũng nhẹ nhàng, tươi vui chứ không ‘chằm dằm như thịt bằm
nấu cháo’. Về nhà thấy người thân, ta cười tươi. Trong lòng ta an lạc ta mới cười tươi được.
Nếu khơng có an lạc trong lịng ta sẽ cười méo mó, cười ruồi, cười cầu tài, cười vô duyên.
Đại đức Phước Tiến cười rất có dun nên sư nghĩ chính nụ cười này đã giúp Thầy xây được
ngôi chùa to như thế này. Vì khi Thầy cười thấy an lạc quá nên Phật tử mới rủ nhau về đây tu
đông như vậy. Làm trụ trì mà mặt hằm hằm thì ai dám vô chùa tu?


Lãnh đạo theo quan điểm Phật giáo như thế nào?
Đức Phật thuyết trong Tiểu bộ kinh, trong kinh Bổn sanh có 10 quan điểm của một nhà lãnh
đạo. Nhà lãnh đạo có thể là lãnh đạo quốc gia, cơng ty, văn phịng, trường học, xí nghiệp,
ngơi chùa. Gần gũi nhất là lãnh đạo gia đình của mình. Tổ chức nào cũng cần có lãnh đạo tốt.
Đức Phật ngài dạy nếu một nhà lãnh đạo có 10 pháp này thì quốc gia đó thịnh vượng, cơng ty
phát triển, ngơi chùa hưng thịnh. Nếu lãnh đạo cơng ty thất bại thì cơng ty phá sản. Nếu lãnh
đạo ngơi chùa thất bại, thì chùa chỉ có một mình trụ trì ở, một người một cõi thì khơng thể
phát triển giáo pháp. Do vậy, muốn lãnh đạo tốt, người lãnh đạo phải biết 10 pháp sau đây:
1/ Lãnh đạo phải có tâm rộng lớn.
Tâm rộng lớn ám chỉ sự giúp đỡ, sự bao dung, bố thí. Sự giúp đỡ càng rộng lớn chừng nào thì
sự phồn thịnh càng nhiều chừng ấy. Nếu người lãnh đạo có tâm keo kiệt, bỏn xẻn sẽ làm cho

tổ chức bị hỏng, làm cho người khác không đến với mình được, mình cũng khơng đến với
người ta được.
Qúy vị đi chùa thường thấy hình ảnh vị bồ tát thiên thủ thiên nhãn- nghìn mắt nghìn tay.
Nhưng làm sao chúng ta có được nghìn mắt nghìn tay như vậy? Qúy vị tu tốt sẽ có được
thiên thủ thiên nhãn. Đó là do ta có được tâm rộng lớn, tâm bố thí cúng dường, tâm bao dung
từ ái thì tự nhiên ta có chất liệu của thiên thủ thiên nhãn, làm việc gì cũng có nhiều người
cùng chung lo. Đại đức Phước Tiến tổ chức khóa tu quy mơ như thế này chắc chắn phải có
thiên thủ thiên nhãn mới làm được. Khi tâm ta khơng ích kỷ, ta sẽ có năng lực lớn, có thiên
thủ thiên nhãn để làm được nhiều việc có ích cho cuộc đời. Trong kiếm hiệp ta thấy những vị
chưởng mơn thường có cách thu phục ‘kiếm sĩ’ trong giới giang hồ mà ngày nay ta gọi là
chiêu hiền đãi sĩ. Trong nhà Phật nói phải có tâm rộng lớn, tâm vị tha mới đánh tan đi sự ích
kỷ, hẹp hịi. Bởi vì bản năng con người do chấp ngã nên trong cuộc sống ta chỉ biết sống cho
mình, làm bất cứ điều gì cũng nghĩ đến lợi ích cho mình trước. Cho nên bản chất phàm phu là
hẹp lượng nên không bao giờ chiêu cảm được mọi người cùng chung lo với mình thì làm sao
có thiên thủ thiên nhãn? Do vậy quý vị phải có tâm vị tha, bao dung. Cuộc sống vị tha, bao
dung là cuộc sống đem lại cho tâm chúng ta sự an lạc. Ví như quý vị làm chủ hộ một gia đình
với tâm bao dung rộng rãi lúc nào cũng muốn đem lại lợi ích cho những người chung quanh
thì bà con cơ bác mới đến nhà chơi. Ta vui vẻ nồng hậu đón tiếp, chớ nếu ta hững hờ q thì
khơng ai đến.
Lãnh đạo của một tổ chức phải có tâm rộng lớn để làm những điều lợi ích, đem lại an vui cho
người khác. Tâm rộng lớn này sẽ lan tỏa giúp cho người lãnh đạo có được tính thiên thủ thiên
nhãn, mọi người tự nguyện đi theo mình, trung thành với mình để giúp cho cơng ty, xí
nghiệp, ngơi chùa phát triển ngày càng tốt hơn.
2/ Lãnh đạo phải có đạo đức.
Nếu người lãnh đạo khơng có đạo đức, khơng có giới hạnh thì bản thân người đó và tổ chức
đó sẽ khơng tồn tại lâu dài. Qúy vị đọc sách, xem ti vi, phim ảnh về lịch sử thế giới xưa và
nay biết rằng người lãnh đạo nào cũng phải cần có đạo đức.
Đạo đức nói lên tuổi thọ của một nhà lãnh đạo. Ơng bà xưa nói: ‘Kính lão đắc thọ’. Có đạo
đức tuổi thọ cao. Đạo đức hình thành ở thân khẩu ý.
Thân khơng làm chuyện ác. Khẩu khơng nói chuyện ác. Ý khơng nghĩ chuyện ác. Nếu hình

thành thân, khẩu, ý thiện là có đạo đức. Thân khơng sát sanh, khơng trộm cắp, khơng tà dâm.
Khẩu khơng nói dối, khơng chửi rủa, khơng nói lời đâm thọc. Ý khơng tham, khơng sân,
khơng si. Đó là mẫu mực căn bản đạo đức của nhà lãnh đạo. Một lãnh đạo có thân, khẩu, ý
bất tịnh không phải là lãnh đạo tốt. Nếu lãnh đạo một quốc gia, trụ trì một ngơi chùa, làm chủ
một gia đình mà lời nói ác độc, dối láo hoặc thô lỗ, cộc cằn sẽ không thu phục được nhân
tâm. Thành lập một ngơi chùa đã khó, điều hành một ngơi chùa tốt lại càng khó hơn.Trong
những yếu tố giúp cho người lãnh đạo tồn tại lâu dài, yếu tố đạo đức bên trong con người ấy
rất quan trọng.


3/ Lãnh đạo phải có tâm khống đạt, tâm hào phóng, tâm vị tha, tâm bao dung.
Nói cách khác, nhà lãnh đạo phải có tâm từ bi hỷ xả. Cha mẹ đối với con cái, thầy trụ trì đối
với Phật tử, lãnh đạo quốc gia đối với dân chúng, giám đốc đối với cơng nhân viên… phải có
tâm từ bi hỷ xả, đó là chất liệu cần thiết cho người lãnh đạo.
Từ là tâm chẳng sân si
Bi là thương hết khơng vì một ai
Hỷ là vui vẻ hài hịa
Xả là xóa hết đắng cay u buồn
Tâm từ đối trị với tâm sân giúp ta không bị bệnh tim. Tâm bi đối trị với tâm độc ác giúp ta
không bị bệnh gan. Tâm hỷ đối trị với tâm ích kỷ giúp ta khơng bị bệnh táo bón. Tâm xả đối
trị với tâm cố chấp, tâm dính mắc giúp ta khơng bị bệnh đường ruột, bao tử. Cái tâm ứng với
thể trạng của chúng ta. Trong phong thủy có ngũ hành (kim, mộc, thủy, hỏa ,thổ) ứng cho ngũ
tạng (tâm, can, tỳ, phế, thận) ứng cho ngũ vị (mặn, ngọt, chua, cay, đắng) ứng với ngũ sắc
(xanh, vàng, trắng, đỏ, đen). Ngũ tạng là 5 thứ đều có tàng chứa tinh khí. Tinh khí là cơ sở
hoạt động của thân mạng dưới sự thống lĩnh của tâm. Do vậy ảnh hưởng của tâm đối với
sanh mạng rất lớn. Những ai hồi hộp, lo âu, mất ngủ, tim đập nhanh, nói sảng, cười vu vơ,
hôn mê .v..v… phần nhiều là bệnh của tâm. Cho nên tâm mất quân bình thì lục phủ ngũ tạng
sẽ nguy khốn, sắc pháp nhợt nhạt, mặt sạm đen khô như củi.
Cho nên mục tiêu của chúng ta tham dự khóa tu ‘Một ngày an lạc’ là để đạt được cái tâm hiền
thiện nuôi dưỡng cho sanh mạng ngày càng tươi tốt. Phật pháp có 84 vạn pháp mơn. Trong

tất cả 84 vạn pháp môn ta thực tập pháp mơn thiện nào cũng được. Miễn là pháp mơn đó giúp
tâm an lạc làm lợi ích cho mọi người là được. Từ tâm thiện sanh ra phước. Có tâm thiện rồi
thì tất cả đều thiện. Tu một ngày an lạc để ta chuyển hóa thân tâm giúp cho gia đình hạnh
phúc. Sống với Phật pháp ta có sự an lạc. Nếu ta khơng an lạc thì bị cái tâm ích kỷ, cống cao
ngã mạn thiêu đốt mình. Có người ngồi đây tu nhưng tâm lo nghĩ sợ ông chồng đẹp trai ở nhà
đi chơi với người khác. Đó là ta bị cái tâm ghen tuông thiêu đốt mất rồi.
Do vậy, quý vị biết tất cả đều do nhân duyên, nghiệp lực vận hành. Nếu tâm khơng bình tĩnh
thì sẽ hành động không tốt. Một người an lạc sẽ luôn thể hiện tâm từ bi hỷ xả đối với người
thân, bạn bè. Một ngày khơng an lạc là ngày đó ta đang đau khổ với chồng, đang phẫn nộ với
con cái, thật uổng phí một ngày quý báu trong cuộc đời biết bao.
4/ Lãnh đạo phải có tính trung thực.
Ngay thẳng trung thực với mọi người. Pháp chân thật là món quà quý cho con người của
chúng ta. Chân thật là bùa hộ mệnh. Nhà lãnh đạo thiếu pháp chân thật, trung thực sẽ không
lãnh đạo lâu dài. Nhà lãnh đạo phải ln ghi nhớ trong tâm tính trung thực, chân thật. Tâm
chân thật và tâm thiện thường đi đôi với nhau. Người làm việc thiện khơng có điều gì phải
che dấu hoặc dối trá.
Người Phật tử đã quy y rồi nếu không trung thực là phạm giới. Mất pháp chân thật này thì coi
như ta đã chết rồi mà chưa chôn. Qúy vị hãy tập sống chân thật. Người chân thật thường làm
việc thiện, việc đúng, khi có lỗi họ biết nhận lỗi. Người khơng chân thật là người nói dối, là
nói khơng đúng sự thật. Chính vì vậy tâm của người khơng chân thật rất mệt mỏi vì họ ln
đặt điều, vọng tưởng khởi mãi thì sắc pháp héo hon, đường tu của người ấy khó bền. Nếu
người sống chân thật, tâm không lo lắng, sợ hãi, sắc pháp tươi thắm tự nhiên. Qúy vị biết
rằng càng có địa vị cao trong xã hội người ta càng có ý thức giữ gìn uy tín. Chữ tín hay nói
khác đi là sự thật có sức mạnh lạ kỳ. Vì dù có che đậy thì sự thật bao giờ cũng là sự thật. Do
vậy tốt nhất là quý vị hãy sống chân thật, đừng sống quanh co, dối láo mà đánh mất niềm tin
nơi người khác.
Trong 101 truyện Thiền Nhật Bản có câu chuyện về thiền sư Ban kei. Chuyện kể rằng sau khi
thiền sư Bankei qua đời, một người mù sống gần chùa của thiền sư nói với một người bạn:
‘Bởi vì tơi mù, tơi khơng thể quan sát sắc mặt người ta nên tôi phải xét tư cách của họ qua



giọng nói. Thường thì khi tơi nghe một người chúc mừng người khác về chuyện vui hay thành
cơng nào đó, tơi cũng nghe một âm bí mật của ganh tỵ. Khi chia buồn với người khác về mất
mát của họ, tơi cũng nghe cái thích thú và thỏa mãn, cứ như người chia buồn thật sự vui vì
có cái gì đó để lại cho họ hưởng trong thế giới riêng của họ. Tuy nhiên theo kinh nghiệm của
tơi thì giọng nói của Bankei ln ln thành thật. Khi thiền sư bày tỏ hạnh phúc, tơi chẳng
nghe gì khác ngồi hạnh phúc, và khi thiền sư bày tỏ buồn rầu tôi chẳng nghe gì khác ngồi
buồn rầu.’
Cho nên nói chân thật là bùa hộ mệnh của mỗi chúng ta là vậy. Nếu khen thì khen thành thật,
đừng khen dối. Khi dối láo, người bị hại đầu tiên là chính mình vì nó làm tổn thương chính
nhân cách của mình, sau đó hại người vì ta cho người ăn bánh vẽ. Cho nên im lặng là vàng,
lời nói là bạc, nói thành thật là hột xoàn kim cương. Chúng ta sống thế nào để lời nói bên
ngồi và suy nghĩ bên trong của mình là một. Dĩ nhiên nếu tâm đang có suy nghĩ tăm tối, bất
thiện thì khơng thể giã vờ sáng trong bên ngoài được. Cho nên tâm phải thiện, phải lành, phải
chân thật mới có khn mặt sáng rỡ, hiền hịa được.
Người có tâm chân thật và trung thực giống như đeo thêm đồ trang sức quý báu trở thành
xinh đẹp lộng lẫy khiến cho ai cũng phải nhìn. Ông bà xưa nói: ‘Cái nết đánh chết cái đẹp’
cũng là để ca ngợi giá trị đạo đức bên trong. Người nổi tiếng có địa vị, giàu sang, uy quyền
nếu khơng có pháp trung thực, chân thật thì tự nhiên hình ảnh sẽ sụp đổ trong lịng cơng
chúng cũng như tự mình phế bỏ cuộc đời mình. Pháp chân thật, trung thực giúp cho người
lãnh đạo chiêu cảm mọi người tự nguyện, trung thành đến với họ. Cha mẹ, chồng vợ, anh
em… nếu đánh mất pháp chân thật, trung thực thì cuộc sống chung với nhau sẽ thiếu sự
thơng cảm, mất đi tình yêu thương.
Người Phật tử phải tu luyện để có pháp chân thật, trung thực trong tâm. Khi quy y rồi, trở
thành Phật tử rồi phải nguyện có pháp chân thật trong tâm. Dù hình thức quý vị khơng đẹp
nhưng trong tâm q vị có pháp chân thật, trung thực thì mọi người ln kính trọng q vị,
muốn gần gũi quý vị. Người ta nói có tiền mua đồng hồ nhưng khơng mua được thời gian. Có
tiền đi bác sĩ nhưng không mua được sức khỏe. Ta không thể mua lịng trung thành mà chỉ có
được nó bằng tình u thương chân thật mà thơi. Những ai sống giả dối sẽ khơng an vui vì cứ
phải nghĩ ra thủ đoạn, đối phó, che đậy. Như vậy trái tim ta sẽ mệt, ta không khỏe, không trẻ

mà mau già, ta đi bác sĩ dài dài, cuối cùng ta cũng héo mịn thơi dù ta có đi thẩm mỹ viện sữa
chữa nhan sắc hằng năm. Khuôn mặt của ta tươi đẹp là do tâm ta thiện, tâm ta chân thật.
Đi chùa niệm Phật nhiều, ai cũng ngày càng đẹp tướng ra. Khn mặt đẹp, lời nói dịu dàng.
Ngày xưa nói năng cộc cằn thô lỗ, một chút là gây gỗ với người khác. Bây giờ tu nhiều nên
sửa cái tâm cũng nhiều do vậy cái tướng cũng thay đổi. Qúy vị hãy từ từ sửa đổi, từ từ tiến
bộ, từ từ thành Phật lúc nào khơng hay. Ở ngồi xã hội, ta ln gặp nhiều hạng người. Cịn ở
chùa ta học Phật pháp, gần gũi bạn đạo giúp cho ta chuyển hóa thân tâm ngày càng tốt hơn.
Khi nào quý vị chuẩn bị gian dối, chuẩn bị ác độc với ai đó hãy nghĩ cuộc đời này sắp chấm
dứt, vậy gian dối làm chi, có mang theo được gì đâu. Vậy cho nên chúng ta sống chân thật
cho vui khỏe.
Trong truyện cổ có câu chuyện Đại đế Alexander nổi tiếng trước khi mất đã để lại chúc ngôn
rằng: Sau khi ta chết, điều thứ nhất là những người tẩm liệm thi hài phải là các danh y nổi
tiếng. Điều thứ hai là quan tài phải đục hai cái lỗ để hai tay ta thị được ra ngồi. Điều thứ
ba là ngày đưa tang phải rải vàng bạc châu báu hai bên đường đi.
Nhiều người không hiểu tại sao vua lại có ý muốn những điều ‘khơng giống ai’ như vậy. Nhà
vua bèn giải thích. Điều thứ nhất, danh y tẩm liệm thi hài để cho mọi người thấy rằng tất cả
những danh y tài giỏi về thuốc thang bậc nhất cũng bất lực trước cái chết của mọi người.
Điều thứ hai là đục lỗ để đưa hai tay thò ra ngoài quan tài cho mọi người thấy rằng ta đến
với thế gian này bằng hai bàn tay trắng thì nay ta ra đi cũng với hai bàn tay trắng, không có
gì nắm theo được cả. Điều thứ ba là rải ngọc ngà châu báu hai bên đường để cho mọi người
hiểu được vạn sự trong cuộc đời này ‘của thiên trả địa’, đâu có cái gì là của ta.


Chúc ngôn của một vị đại đế thấm đẫm triết lý sâu xa cho ta suy gẫm về bản chất vô thường,
khổ, vô ngã của đời người.
Do vậy, người Phật tử phải thiết lập pháp chân thật trong tâm dù trước mặt hay sau lung
người, ta đều sống chân thật. Trong đời sống vợ chồng cũng vậy, nếu đánh mất pháp chân
thật và trung thực thì khơng khí gia đình sẽ nặng nề dẫn đến nguy cơ đỗ vỡ gia đình.
Pháp chân thật là một trong sáu pháp lục độ để trở thành Phật. Nếu không chân thật ta không
thành Phật tử tốt được vì chân thật là biểu hiện của đạo đức.

Phật tử phải thiết lập pháp chân thật. Trụ trì khơng có pháp chân thật sẽ mất đi sự tín nhiệm.
Mỗi khi làm điều gian dối phải nhớ lời Phật dạy.
5/ Lãnh đạo phải có pháp hịa nhã.
Là có tính khí nhẹ nhàng, tránh xa kiêu căng, phỉ báng người khác, phải sống vui tươi, khoan
thai, giản dị. Đức Phật dạy phải sống lục hòa, hòa nhã, sống hài hòa với mọi người. Qúy vị
phải tu một ngày an lạc, một tháng an lạc, một năm an lạc để tập cung cách hòa nhã. Nếu
thấy người ta muốn hơn mình thì cho người ta hơn, muốn dạy đời thì cho người ta dạy đời
ln. Người tu 20 năm nhưng có người mới tu hơm qua muốn dạy đạo, dạy thiền cho dạy
luôn. Càng khiêm tốn ta càng yên thân. Con người ta giàu sang mà thể hiện phong cách
khơng giàu thì người khác mới nể. Người ăn chay đi vào chỗ ăn mặn ta hịa hợp nhưng khơng
hịa tan. Chúng ta thấy các bậc vĩ nhân càng nổi tiếng họ càng giản dị. Qúy vị ở tu viện
Tường Vân tu một ngày an lạc, về sống gần gũi với mọi người, cho mọi người sự an lạc.
Muốn độ ai phải sống gần người đó, sống hịa với người ta. Muốn sống hịa nhã phải có tâm
đại bi bao dung. Tâm cao ngạo, khinh mạn không thể gần gũi, san sẻ với mọi người được.
Hòa nhã là một phương pháp tu tập. Ta tu Một ngày an lạc, về nhà ơng chồng nổi sân thì ta
cứ thủng thẳng mà nói với ổng rằng: Mỗi người mỗi tật. Ơng chồng vẫn sân nhiều hơn thì ta
thưa: Nam mơ Qn Thế Âm Bồ Tát, tâm mỗi người mỗi khác. Ông chồng vẫn sân nhiều hơn
nữa thì ta kính cẩn: Nam mơ Đại Thế Chí mỗi người mỗi ý. Nếu ơng chồng càng sân nhiều
hơn nữa thì hãy nói: Nam mơ A Di Đà Phật, con làm cái gì cũng trật. Đó là cách tốt nhất để
chiến tranh không xảy ra trong gia đình, giữ được bầu khơng khí bình n cho cả nhà.
Lời nói thể hiện nội tâm. Nội tâm ta ln ở trong chánh niệm thì khi giao tiếp ta sẽ ln có
thái độ hịa nhà, lời nói hịa nhã. Đó cũng chính là trình độ tu tập của người con Phật.

Sự phát triển kinh tế nhìn từ triết lý Phật giáo
Giác Ngộ - Đạo Phật không ca ngợi sự nghèo khổ, cũng
như khơng phê phán sự giàu có. Bởi vì, giàu nghèo chỉ là phương tiện, chứ khơng phải
là cứu cánh. Cứu cánh là sự an lạc thật sự của thân tâm, chỉ có thể đạt tới được bằng
đạo đức và trí tuệ...
Nhìn một cách khách quan, trong những năm gần đây một số nước châu Á đang có tốc độ
phát triển kinh tế mạnh mẽ. Trong đó, kinh tế của nước ta cũng có những sự phát triển và

thành tựu đáng kể.
Các nhà kinh tế cho rằng, một trong những bài học lớn của khoa phân tích kinh tế là thừa
nhận sự phát triển kinh tế bằng những yếu tố đơn thuần kinh tế. Nhưng vấn đề không phải
vậy, thiết nghĩ ngoài những yếu tố về tự nhiên và kinh tế, cịn có một yếu tố khác nữa cực kỳ
quan trọng, đó là văn hóa tâm linh với những hệ quả tâm lý và xã hội của chúng. Có thể xem
đây là một trong những nhân tố làm đòn bẩy cho sự phát triển kinh tế nước nhà từ điểm nhìn
văn hóa Phật giáo.


Có thể nói, nét chung của nền văn hóa mà chúng tôi đề cập là Phật giáo, là thành phần Phật
giáo trong nền văn hóa của các nước này. Tất nhiên là cịn có những thành phần văn hóa
khác, như đạo Khổng ở Trung Hoa, Thần đạo ở Nhật. Thế nhưng, nét chung xưa nhất cho nền
văn hóa các nước hữu quan vẫn là Phật giáo. Cũng có thể nói văn hóa Phật giáo đã hịa quyện
vào trong mỗi nền văn hóa dân tộc mỗi nước, khó mà tách bạch rõ ràng được trong sự phát
triển kinh tế, đời sống xã hội...
Khi phát biểu như vậy, không phải ai cũng đồng thuận quan điểm này. Đối với những người
chưa tìm hiểu sâu đạo Phật, khách quan cho rằng đạo Phật với một triết lý chủ trương diệt
dục, làm sao thúc đẩy để phát triển kinh tế, cũng như kích thích nhu cầu tiêu dùng. Nếu nhìn
khơng sâu, đơi khi chúng ta cũng thấy hình như Phật giáo chống đối trực tiếp lại mọi thành
tựu kinh tế và kỹ thuật khoa học. Cho rằng: Tâm linh của Phật giáo trái ngược với cái vật
chất; Hướng nội trái ngược với hướng ngoại và kỹ thuật; Sự tìm hiểu bản thân trái ngược với
sự tìm hiểu kỹ thuật và kinh tế thị trường; Sự tìm hiểu kiến thức về thế giới, sự cải tạo bản
thân trái ngược với sự cải tạo bối cảnh và môi trường; Tinh thần hỷ xả, xả ly trái ngược với
động cơ hành động; Lý tưởng cuộc sống xuất gia trái ngược với sự dấn thân nhập thế; Sự
đoạn trừ dục vọng trái ngược với lòng ham muốn cuộc sống tiện nghi, lợi nhuận, quyền lực,
thành công, sự phát triển; Sự an tịnh nội tâm trái ngược với nhiệt tình hành động v.v…
Thực ra, Phật giáo trước hết là một thực thể tổng hợp văn hóa, quyết định thái độ của con
người đối với thế giới, đối với những người khác và đối với bản thân mình. Cốt lõi của Phật
giáo là triết lý duyên sinh và nhân quả nghiệp báo. Khơng ai có thể sống một mình, con
người có vơ số mối quan hệ gắn liền với cộng đồng, xã hội, mơi trường sống.... Điểm đáng

nói, Phật giáo cịn chủ trương con người là chủ nhân ơng của nghiệp, là người thừa tự nghiệp.
Và như thế, suy cho cùng, mục đích của đạo Phật có mặt ở đời là diệt khổ, nghĩa là đem đến
hạnh phúc cho số đông mọi người.
Hệ quả: Phật giáo đề cao cuộc sống tri túc; Tinh thần tập thể trong mọi quyết định quan
trọng; Tinh thần vô ngã, sự hy sinh cho lợi ích chung; Tính duy lý, sự phân tích tâm lý với
thái độ bình thản, đối với mình cũng như mọi người; Ý thức sâu sắc về thời gian, về cuộc đời
vơ thường, niềm tin ở sự tiến bộ khơng có giới hạn; Ý thức sẵn sàng trao truyền kinh nghiệm
và kiến thức cho mọi người; Ý thức không xem người đồng sự là phương tiện (nhằm đạt mục
đích của mình). Từ những quan điểm nói trên cho chúng ta cái nhìn viễn cảnh phát triển kinh
tế nước nhà, góp phần giải quyết lạm phát, bình ổn giá cả thị trường tăng đột biến, góp phần
giúp mọi người có một đời sống bình an.
Trong đời sống kinh tế thị trường, ai cũng biết muốn phát triển phải tăng cường đầu tư. Muốn
đầu tư, phải tiết kiệm vốn. Tỷ lệ tiết kiệm vốn tùy thuộc thái độ đối với sự hưởng thụ. Người
Phật tử hiểu đạo, sống theo đạo hẳn nhiên phải thực hành một nếp sống đạm bạc, tri túc, và
cần siêng năng lao động theo tinh thần Bát chánh đạo. Huống chi, truyền thống của Phật giáo
xưa nay được các thiền sư khuyến giáo cho mọi người là “Nhất nhật bất tác, nhất nhật bất
thực” (một ngày khơng làm thì một ngày không ăn). Rõ ràng Phật giáo đề cao tinh thần tự
chủ, độc lập trong vấn đề sinh tồn và phát triển cá nhân và tạo ra cơ sở đóng góp cho cộng
đồng. Hơn nữa, ý niệm sâu sắc về cuộc đời vô thường cũng thúc đẩy người Phật tử sống biết
đủ, đạm bạc và có một cái nhìn một cách tích cực và thiết thực.


Một trong những giá trị của đạo Phật đóng góp cho đời là giá trị thiết thực hiện tại: “Quá khứ
khơng truy tìm, tương lai khơng ước vọng, chỉ có pháp hiện tại, tuệ qn chính tại đây”. Do
đó, người Phật tử luôn ý thức sâu sắc đối với tầm quan trọng thực tiễn hiện tại khiến cho
mình năng động hơn, tỉnh táo hơn, làm việc hết mình trong hiện tại. Người Phật tử cần chú
trọng đến hành động hiện tại hơn là kết quả của lao động hiện tại, một sự hành động khơng
có chấp thủ, nếu dùng một khái niệm Phật giáo quen thuộc.
Cuối cùng là Phật giáo luôn đề cao về sự ý thức khả năng tiến bộ không giới hạn của con
người, sống và làm việc theo tinh thần duyên khởi tính, khiến người Phật tử làm việc khẩn

trương tối đa, và luôn luôn học hỏi ở người khác giỏi hơn mình. Học hỏi rất chăm chỉ, người
Phật tử thấy không cần phải phát hiện lại những điều mà người khác đã tìm ra được, qua một
q trình lao động khó nhọc.
Cho nên, khi người Phật tử trong vai trị lãnh đạo tối cao của cơng ty, người đó khơng nên
xem cơng nhân như là phương tiện mà chính là mục đích của cơng ty mình phụ trách, thì điều
đó khơng có nghĩa hy sinh mục đích cho phương tiện mà xem mục đích như là nội hàm,
trong tất cả mọi phương tiện được sử dụng để đạt tới mục đích đó. Vận dụng ngun tắc này,
hệ quả, công nhân rất mực trung thành và tự hào với cơng ty của mình, thậm chí sẵn sàng tự
nguyện chịu giảm lương để cơng ty có thể khởi động lên và làm ăn có lãi. Tất nhiên khi cơng
ty phát triển, đời sống cá nhân và gia đình họ đều tăng thêm thu nhập. Và để đền đáp lại,
công nhân làm việc thêm giờ tự nguyện, sẵn sàng hiến dâng những sáng kiến ở mọi cấp, chứ
không phải từ cấp lãnh đạo công ty mà thôi.
Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, các quyết định trong Tăng già Phật giáo bao giờ cũng phải
được tất cả mọi thành viên Tăng già tán đồng thì mới có hiệu lực. Có người hỏi, nếu vẫn có
một thiểu số phản đối thì làm thế nào? Phương pháp cho đến nay vẫn là mở rộng thành phần
tham dự, thí dụ mời Tăng sĩ của các tu viện ở gần tham gia thảo luận, làm rõ vấn đề rồi bỏ
phiếu, cho đến khi nào đạt được sự nhất trí hồn tồn mới thơi. Sự nhất trí tương đối khơng
khó lắm trong các hội nghị Tăng chúng là do Tăng già vốn có truyền thống cởi mở, vơ ngã,
khơng cố chấp. Hình như càng mở rộng thành phần tham dự, thì càng có thêm dữ kiện hơn,
nhiều thơng tin hơn để đạt sự nhất trí.
Thiết nghĩ, trong các công ty, thành phần lãnh đạo cũng cần tham khảo các ý kiến tập thể
công nhân trên tinh thần thống nhất mới đi đến quyết định quan trọng. Kết quả là giữa các
thành viên của cộng đồng, khơng có ganh đua mà là tinh thần hợp tác, đồn kết vì lợi ích
chung của cộng đồng. Kết quả là có nhiều sáng kiến hay, xuất phát từ cấp dưới khi người ta
sống tình nghĩa với nhau.
Rõ ràng, những tư tưởng Phật giáo cơ bản giúp cho sự phát triển kinh tế vĩ mô và vi mô. Thứ
nhất là tư tưởng vơ thường giúp cho người ta dễ thích ứng với hồn cảnh mới, u cầu mới,
cơng nghệ và kỹ thuật mới. Tư tưởng đó của đạo Phật tương tự như (và thậm chí cịn tiến xa
hơn) tư tưởng của Héraclite, là sự vật không những thay đổi liên tục mà cịn phải thay đổi. Và
điều này khơng có nghĩa là phủ định truyền thống mà duy trì những cái gì vẫn cịn có giá trị

sống và tiến bộ trong truyền thống. Truyền thống không phải là một sự áp đặt của quá khứ,
mà là một nguồn biện pháp và phương tiện đã được thử thách, có tác dụng thật sự đối với
hiện tại và tương lai. Theo quan điểm này, đổi mới kỹ thuật là tất nhiên và tất yếu. Phải tán
thành và phải tham gia vào đổi mới kỹ thuật. Nếu cần phải đổi nghề và đổi mới cả lối sống,


nó cũng hoan nghênh. Nó giải thích và cho thấy trong những xã hội đó và cả những cơng ty ở
trong đó đều có khả năng tiếp thu những chuyển hướng căn bản, khi cần thiết.
Một tư tưởng Phật giáo khác có liên quan là sự thay đổi trong bản thân khi cần thiết, để thích
ứng với hồn cảnh đổi mới. Đó là tư tưởng Phật giáo nỗ lực tối đa, cải thiện tối đa, đối với cá
nhân cũng như đối với tồn xí nghiệp, cơng ty. Đấy là lí do của hiện tượng: sản phẩm tốt và
rẻ của các tổ chức làm kinh tế. Những người lãnh đạo, không thắc mắc quá đáng về vấn đề
thị trường, vì họ tin rằng một sản phẩm tốt và rẻ nhất định sẽ có thị trường.
Một đặc sắc nữa của tư tưởng Phật giáo là chủ thể hòa nhập vào khách thể, là một hệ quả của
thuyết vô ngã Phật giáo. Người cơng nhân hay kỹ sư hịa nhập vào xí nghiệp, và cơng việc
chun mơn của họ. Do đó, năng suất làm việc của mọi người tăng lên rất nhiều.
Tôn chỉ cuả đạo Phật là lấy trí tuệ làm sự nghiệp. Các Phật tử hiểu đạo cần ý thức kẻ thù số
một của nó là vơ minh, nghĩa là khơng sáng suốt, không hiểu hay hiểu sai. Người công nhân
và kỹ sư của xí nghiệp cũng vậy, họ xem học tập, nâng cao trình độ kiến thức và nghề nghiệp
của mình là mối quan tâm số một của họ. Người công nhân và kỹ sư Phật tử cần có thái độ
học suốt đời, bằng một chương trình bồi dưỡng có tổ chức.
Mặt khác, khoa học và kỹ thuật là mẹ đẻ của phát triển kinh tế. Nếu trong lịch sử tôn giáo
thời phong kiến châu Âu, từng có sự chống đối lại tiến bộ kỹ thuật, thì đạo Phật khơng cố
chấp, cởi mở và duy lý hơn. Đạo Phật lấy thuyết nhân quả làm một chủ thuyết nền tảng của
nó, mà thuyết nhân quả chính là cơ sở của tư tưởng khoa học hiện đại. Nói cách khác, Phật
giáo dễ dàng tiếp thu mọi tư tưởng và phương pháp khoa học kỹ thuật hiện đại. Đạo Phật là
tơn giáo điển hình không giáo điều và chống giáo điều. Phật tuyên bố: Ta không phải là kẻ
giáo điều mà là một người phân tích (Kinh Soubha số 99). Tư tưởng chống giáo điều là một
tư tưởng tiến bộ và thúc đẩy tiến bộ trong tất cả mọi lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực khoa
học kỹ thuật và kinh tế.

Một đặc điểm nữa của tư tưởng Phật giáo là không bày tỏ lập trường đối với những vấn đề
siêu hình, do đó đã tiết kiệm bao nhiêu là thời giờ và sức lực, dành cho tư duy và hành động
sáng tạo. Tính thực tiễn đó của Phật giáo tiến xa tới chỗ biết và làm hợp nhất (Tri hành hợp
nhất). Đó cũng là một khía cạnh của tư tưởng phi nhị ngun của Phật giáo. Nó làm cho cơng
tác lý thuyết có hiệu quả hơn, và cơng tác thực tiễn đúng đắn hơn.
Do đó, cơng tác giáo dục Phật giáo ln chú trọng về vai trị lớn của ơng thầy, của minh sư
tức là ông thầy sáng suốt, hướng dẫn một hay là một số đệ tử, trong học tập cũng như trong
mọi mặt khác của đời sống. Trong công ty, tập đoàn kinh tế cũng vậy, cũng cần chuyên gia,
hay kỹ sư tài giỏi hướng dẫn một nhóm cơng nhân học nghề, tạo thành một tập thể sản xuất
rất đoàn kết và hiệu quả.
Xem ra, nề nếp tư duy và cơng tác của đạo Phật cần có dấu ấn rõ nét trong tổ chức làm việc
của các tập đồn, cơng ty, xí nghiệp phát huy tác dụng như là những yếu tố phát triển kinh tế
và sản xuất.
Rõ ràng, nếu biết vận dụng triết lý Phật giáo vào trong lĩnh vực kinh tế thì có khả năng đưa
đến sự phát triển đời sống cho mọi người dân. Nếu có thời gian chiêm nghiệm giáo lý của


Đức Phật qua các lời dạy được ghi lại qua các bản kinh dạy về đời sống vật chất và tinh thần
cho người Phật tử tại gia thì sẽ thấy Ngài hết sức quan tâm đến động cơ và nội dung đạo đức
của mọi chính sách và thực tiễn phát triển kinh tế. Trong khi đó, các nhà kinh tế học hiện đại
lại rất coi nhẹ các vấn đề này. Đối với họ, mối quan tâm hàng đầu là lợi nhuận, là mức tăng
trưởng kinh tế. Còn số lợi nhuận và mức tăng trưởng kinh tế đó địi hỏi một trả giá như thế
nào về mặt đạo đức và xã hội, thì họ khơng quan tâm hay là ít quan tâm.
Đức Phật khẳng định rằng mọi hoạt động của con người - kể cả hoạt động kinh tế cũng vậy,
đều phải có nội dung đạo đức, nhằm tới hạnh phúc của bản thân cũng như cộng đồng. Bởi vì
đồng tiền, khơng phải thâu góp bằng bàn tay đạo đức, sẽ là con dao hai lưỡi, sẽ giết chết
người chủ của nó.
Xem ra, đồng tiền khơng thể là cứu cánh của nhân sinh, nếu xem đồng tiền là cứu cánh, nó sẽ
làm cho con người tha hóa và thất vọng. Giá trị của đồng tiền là ở chỗ nó là phương tiện tạo
ra môi trường thuận lợi cho sự tiến bộ đạo đức và tâm linh con người.

Phật không bao giờ ca ngợi sự nghèo khổ. Trái lại, trong kinh Kutadanta (Trường Bộ Kinh)
và kinh Chuyển luân thánh vương tu hành (Trường A Hàm), Phật giải thích là muốn trừ nạn
giặc cướp và trộm cắp thì dùng hình phạt hay là bố thí đơn thuần đều khơng thể giải quyết
triệt để. Qua vị Bà-la-môn chủ tế, ở triều vua Mahavijita, Phật giải thích là muốn loại trừ triệt
để bọn giặc cướp ở trong nước thì: “Những người nào trong quốc độ nhà vua, nỗ lực về nơng
nghiệp và mục súc, thì nhà vua hãy cấp cho những người ấy hạt giống và thực vật. Những
người nào trong quốc độ của nhà vua mà nỗ lực về thương nghiệp, thì nhà vua hãy cấp cho
họ vốn đầu tư. Những người nào trong quốc độ nhà vua, nỗ lực về mặt quan chức, thì nhà
vua hãy cấp cho họ thực phẩm và lương bổng. Và những người này sẽ chuyên tâm vào nghề
nghiệp riêng của mình và sẽ khơng nhiễu hại quốc độ nhà vua nữa. Và ngân quỹ nhà vua sẽ
được dồi dào, quốc độ sẽ được an cư lạc nghiệp không có tai ương, ách nạn và dân chúng
hoan hỷ vui vẻ, cho trẻ con nhảy đùa ở trong làng, và sống với nhà cửa mở rộng”(Trường Bộ
Kinh, trang 241-242)
Nói cách khác, chúng ta muốn dân giàu nước mạnh, mọi người đều an cư lạc nghiệp, thì phải
có một kế hoạch phát triển kinh tế toàn diện hợp lý, đảm bảo cho nghề nơng, nghề bn bán
phát triển, cịn cơng nhân viên chức thì lương bỗng tốt.
Nói tóm lại, đạo Phật không ca ngợi sự nghèo khổ, cũng như không phê phán sự giàu có. Bởi
vì, giàu nghèo chỉ là phương tiện, chứ không phải là cứu cánh. Cứu cánh là sự an lạc thật sự
của thân tâm, chỉ có thể đạt tới được bằng đạo đức và trí tuệ. Khơng những kinh tế dồi dào,
mà những điều quý báu nhất của nhân sinh như là sức khỏe dồi dào, thọ mang lâu dài, dung
nhan sáng đẹp v.v… tất cả đều phụ thuộc vào cuộc sống đạo đức và trí tuệ. Trong kinh
“Chuyển luân thánh vương tu hành”, Đức Phật dạy: “Các vị phải siêng năng tu các điều
thiện, nhờ điều thiện mà mạng sống lâu dài, nhan sắc thắm tươi và được an ổn, khoái lạc,
của cải dồi dào, uy lực đầy đủ...” (Trường A Hàm - 327. Kinh Chuyển luân Thánh vương tu
hành)
Trong tinh thần đó, chúng ta phát triển kinh tế là vì để cho tất cả mọi người đều được sống
hạnh phúc trong một nước Việt Nam thái bình. Thế nên, việc thu hút vốn đầu tư để phát triển
kinh tế là vì hạnh phúc thật sự của người dân, vì sự giàu mạnh và độc lập thật sự của đất



nước chúng ta, với một môi trường sống được bảo vệ tốt, những kho tàng tài nguyên thiên
nhiên được khai thác và sử dụng hợp lý, vì lợi ích khơng những của thế hệ hiện nay, mà còn
của các thế hệ mai sau nữa, với những giá trị văn hóa truyền thống thắm màu bản sắc dân tộc.
Đó cũng triết lý sống Phật giáo đã cung cấp và góp phần giúp cho chúng ta xây dựng một đời
sống kinh tế phát triển và tâm linh được thăng hoa trong thời đại hội nhập tồn cầu hiện nay.
Thích Phước Đạt
---

CÂU 2
/>
Rèn luyện hàng ngày để tự chiến thắng bản thân
(PGVN)
Tự chiến thắng mình chẳng những khơng làm trở ngại cho cơng cuộc xây dựng và bảo vệ
tổ quốc mà còn làm tăng thêm sức mạnh để vượt qua những khó khăn, thách thức
trong cuộc sống, để chiến thắng được thù trong giặc ngoài
Đức Bổn sư của chúng ta đã trở thành vị giáo chủ, trở thành bậc đạo sư của trời người, trở
thành một con người được cả thế giới khát ngưỡng, phụng thờ từ trong sâu thẳm của cõi lòng
là vì Ngài đã chiến thắng được chính mình. Và Ngài đã từng ca ngợi rằng: “Chiến thắng vạn
vật không bằng tự chiến thắng mình, chiến thắng mình chính là chiến công oanh liệt nhất”.
Suy cho cùng, mọi sự thất bại trên trường đời đều do tự mỗi cá nhân chưa thắng được những
thói hư, tật xấu, những ham muốn thấp hèn của bản thân. Con người thường có nhiều thói hư,
tật xấu. Khơng ai dám mạnh dạn bảo rằng, mình là một người hồn thiện. Chiến thắng mình
khơng có nghĩa là hủy diệt bản thân như trong trường hợp ta chiến thắng kẻ thù và hủy diệt
kẻ thù. Chiến thắng mình tức là khắc phục những thói lười biếng, sự giả dối, tính tham lam,
lịng giận hờn, sự ghen ghét, óc đố kỵ, vượt qua được những tình cảm si mê… Chiến thắng
mình là chế ngự những ham muốn thấp hèn, là tu sửa bản thân, rèn luyện nhân cách để làm
phát triển những phẩm chất cao đẹp như lòng vị tha, lịng nhân ái, tính hịa thuận với mọi
người; có ý thức trách nhiệm cao đối với tập thể, phát huy hơn nữa những năng lực tiềm tàng
trong mỗi con người… Từ đó làm cho cuộc sống của mỗi cá nhân được thăng hoa, để góp
phần xây dựng cho cuộc sống gia đình và xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.


Chiến thắng chính mình là một cuộc chiến vơ cùng khó khăn, gian khổ. Vì trong cuộc chiến
này rất khó nhận biết kẻ thù, chúng lẩn tránh một cách tinh ma, chúng cịn được ơng thần tự
ngã, tự ái trong ta giúp đỡ, bao che. Nhiều lúc chúng còn được ngụy trang dưới những “lớp
sơn” rất hào nhoáng, rất kiêu sa, khiến chúng ta không thể nào nhận ra được và đã nhận giặc
làm người thân, nên đã để cho chúng thỏa chí vẫy vùng. Cho nên, tự bản thân không kiên
quyết, không tinh ý suy xét cho tường tận thì khơng thể nào khắc phục được những thói hư,
tật xấu, những ham muốn thấp hèn trong ta.


Hơn nữa, đấu tranh với những thói hư, tật xấu, những ham muốn thấp hèn của mình là một
cuộc chiến trường kỳ và thầm lặng, là một cuộc chiến đơn thân độc mã, không lúc nào ngừng
nghỉ. Trong mọi nơi, mọi lúc, mọi hành vi, cử chỉ, mọi lời nói, việc làm và cả trong suy nghĩ,
ta phải luôn luôn tỉnh giác để nhận diện kẻ thù và chiến đấu với nó. Nếu như có một lúc nào
đó chúng ta lơ là, mềm yếu thì kẻ thù trong ta sẽ không bỏ lỡ cơ hội, chúng sẽ thừa cơ lấn tới,
và thế là bao nhiêu sự cố gắng của ta bỗng trở thành công dã tràng.

Trong cuộc chiến này, ta khơng có người chỉ huy, cũng khơng có bạn đồng hành, khơng có ai
giúp sức, mà cũng mấy khi được người khen thưởng. Cuộc chiến này hoàn toàn dựa vào sức
mình. Thực tế, có nhiều tướng sĩ, có nhiều chủ sối khi thống lĩnh tồn qn xơng trận thì rất
uy dũng, hiên ngang, lẫm liệt vô cùng. Họ là những anh hùng trong chiến trận. Nhưng khi trở
về với cuộc sống riêng tư, khi đối diện với lịng mình thì họ bị ngã quỵ, thất bại trước những
ham muốn thấp hèn, những thói hư tật xấu của bản thân. Đơi lúc, chính những ham muốn
thấp hèn ấy đã lơi kéo họ vào trong vũng bùn tội lỗi, làm cho họ sa ngã, thất bại thảm hại,
đến nỗi bị thân bại danh liệt, thậm chí có khi mất mạng. Từ Hải vì nghe theo lời Thúy Kiều
mà bị chết đứng giữa trận tiền; vua Trụ vì đam mê tửu sắc mà bị mất nước; vua Lê Long
Đỉnh vì tham sắc đắm dục mầ trở thành ông vua ngọa triều và bị chết yểu,… Và cịn vơ số
những gương thất bại thảm hại khác nữa đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ trong đời sống
hiện tại, tất cả chỉ vì chưa vượt qua được những ham muốn thấp hèn của bản thân. Những
ham muốn ấy có sức mạnh vơ cùng ghê sợ. Nếu ta khơng mạnh mẽ, khơng kiên cường và bền

chí thì khơng thể nào loại bỏ được những thói hư, tật xấu, những ham muốn thấp hèn trong
ta. Cho nên chiến thắng mình là một chiến cơng oanh liệt nhất, người ca khúc khải hoàn
trong một chiến trận như thế quả thật là hào hùng.

Tự chiến thắng mình chẳng những không làm trở ngại cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ
quốc mà còn làm tăng thêm sức mạnh để vượt qua những khó khăn, thách thức trong cuộc
sống, để chiến thắng được thù trong giặc ngoài. Thử hỏi khi đất nước bị giặc ngoại xâm, nếu
công dân không chiến thắng thói ích kỷ, khơng bỏ được tính hèn nhát của bản thân thì làm
sao huy động được sức mạnh của toàn dân để đánh giặc.

Mỗi cá nhân là tế bào của gia đình, mỗi một gia đình là tế bào của xã hội. Do đó, giữa cá
nhân và xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau. Mỗi cá nhân tốt thì có một xã hội tốt, xã
hội tốt thì sẽ giúp cho cá nhân được tốt hơn. Để giải quyết vấn đề của xã hội thì phải bắt đầu
từ mỗi cá nhân. Khi mỗi cá nhân biết gạn đục khơi trong, thì tất cả mọi người đã trở nên tốt
và vấn đề đấu tranh chống lại những cái xấu, cái ác trong xã hội khơng cịn là vấn đề cấp thiết
phải đặt ra nữa. Đến lúc đó tự nhiên những hiện tượng tiêu cực trong xã hội sẽ vắng bóng
dần. Ngược lại, khi cái xấu, cái ác vẫn cịn được ấp ủ, ni dưỡng trong lịng người, ngồi sự
nỗ lực của cá nhân, khơng có một sức mạnh nào ở bên ngoài đủ sức để tấn công và loại bỏ
được chúng được.


Xã hội ngày nay là một xã hội vàng thau lẫn lộn, một xã hội đang tràn ngập những cám dỗ,
cạm bẫy và luôn tạo điều kiện cho những ham muốn thấp hèn, thói hư tật xấu nơi mỗi người
trỗi dậy và phát triển. Để có thể đứng vững trong cuộc sống, giữ gìn được nhân cách, phẩm
giá của mình và để góp phần xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho gia đình và cho xã
hội thì mỗi người phải kiên cường hơn nữa, tích cực hơn nữa trong việc khắc phục, loại bỏ
những thói hư, tật xấu, những ham muốn thấp hèn của bản thân. Đồng thời phải không ngừng
tu dưỡng đạo đức, rèn luyện nhân cách của mình.

Thời xưa, Đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni đã anh dũng, kiên cường chiến đấu và chiến thắng

được nội ma, ngoại chướng, trở thành con người siêu việt trong đời, trở thành đấng chánh
biến giác, đem lại cho đời một nguồn sống mới, một nếp sống mới, một nếp sống mà trong
đó thấm nhuần chất liệu từ bi và trí tuệ. Là những người học Phật, chúng ta hãy noi gương
Ngài, chúng ta hãy tự chiến thắng mình, tự hồn thiện bản thân mình và góp phần cải thiện
xã hội, xây dựng quê hương, xiển dương giáo lý Phật đà. Có như thế mới khơng hổ danh là
người đệ tử của đức Phật.

Tác giả Minh Đạo
Nguồn: Chùa Giác Đạo
---------------



×