Tải bản đầy đủ (.pdf) (249 trang)

Quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh thanh hóa luận án tiến sĩ kinh tế phát triển 9 31 01 05

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.41 MB, 249 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LÊ VĂN CƯỜNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
VÀ SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA

Ngành:

Kinh tế phát triển

Mã số:

9 31 01 05

Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. Ngô Thị Thuận

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ
lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm ơn,
các thơng tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 9 tháng 2 năm 2018


Tác giả luận án

Lê Văn Cƣờng

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận án, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận án, tơi xin được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc
tới PGS.TS. Ngơ Thị Thuận - Người đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian
và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài luận án.
Tôi xin ghi nhận và biết ơn sự giúp đỡ quý báu của tập thể Ban Giám đốc, Ban
Quản lý đào tạo, Bộ mơn Phân tích định lượng, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực
hiện đề tài và hồn thành luận án.
Tơi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới tập thể Đảng ủy, Ban Giám hiệu Trường Đại
học Hồng Đức, đồng nghiệp tại các phòng QLKH&CN, khoa NLNN, khoa KTQTKD,
phòng HCTH của Trường Đại học Hồng Đức đã luôn hỗ trợ, giúp đỡ và tạo điều kiện về
thời gian, tinh thần động viên trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thành luận án.
Tơi xin trân trọng cám ơn sự hỗ trợ quý báu của Sở Nơng nghiệp và Phát triển
nơng thơn tỉnh Thanh Hóa, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Thanh Hóa, Trạm BVTV và
UBND các xã/các huyện (Ngọc Lặc, Thọ Xuân, Thiệu Hóa, Hoằng Hóa và TP. Thanh
Hóa) trong suốt q trình điều tra khảo sát thực địa và nghiên cứu đề tài luận án.
Cuối cùng, tơi bày tỏ lịng biết ơn tới gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã
ln kịp thời động viên, chia sẻ, tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt
khuyến khích tơi hồn thành luận án./.
Hà Nội, ngày 9 tháng 2 năm 2018
Tác giả luận án


Lê Văn Cƣờng

ii


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................................ iii
Danh mục chữ viết tắt ..................................................................................................... vii
Danh mục bảng .............................................................................................................. viii
Danh mục sơ đồ ............................................................................................................... xi
Danh mục đồ thị .............................................................................................................. xii
Danh mục hộp ................................................................................................................ xiii
Danh mục ảnh ................................................................................................................ xiv
Trích yếu luận án ............................................................................................................ xv
Thesis abtract ................................................................................................................ xvii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 3

1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................... 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 3

1.3.

Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 4

1.4.

Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 4

1.4.1. Phạm vi không gian .............................................................................................. 4
1.4.2. Phạm vi thời gian .................................................................................................. 4
1.4.3. Phạm vi nội dung .................................................................................................. 4
1.5.

Những đóng góp mới của đề tài ............................................................................ 4

1.6.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................. 5

Phần 2. Tổng quan về quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc bảo
vệ thƣc vật............................................................................................................ 6
2.1.

Tổng quan các cơng trình nghiên cứu trước đây .................................................. 6

2.2.

Cơ sở lý luận ......................................................................................................... 9

2.2.1. Một số khái niệm .................................................................................................. 9


iii


2.2.2. Vai trò của quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật ................................................................................................................ 14
2.2.3. Đặc điểm của quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật ................................................................................................................ 15
2.2.4. Mục tiêu, chức năng và công cụ quản lý ............................................................. 16
2.2.5. Nội dung quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ....... 18
2.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật .......................................................................................... 23
2.3.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................... 26

2.3.1. Kinh nghiệm quản lý thuốc bảo vệ thực vật trên thế giới ................................... 26
2.3.2. Thực tiễn quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
ở Việt Nam .......................................................................................................... 31
2.3.3. Bài học kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật ................................................................................................................ 36
Tóm tắt phần 2................................................................................................................. 38
Phần 3. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................ 40
3.1.

Phương pháp tiếp cận và khung phân tích........................................................... 40

3.1.1. Phương pháp tiếp cận .......................................................................................... 40
3.1.2. Khung phân tích .................................................................................................. 41
3.2.


Đặc điểm cơ bản tỉnh Thanh Hóa ........................................................................ 43

3.2.1. Vị trí địa lý và địa hình........................................................................................ 43
3.2.2. Tình hình về dân số và lao động ......................................................................... 45
3.2.3. Tình hình về đất đai ............................................................................................. 45
3.2.4. Tình hình về phát triển kinh tế ............................................................................ 45
3.3.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................... 46

3.3.1. Chọn huyện đại diện ............................................................................................ 46
3.3.2. Chọn xã đại diện .................................................................................................. 46
3.4.

Phương pháp thu thập thông tin .......................................................................... 47

3.4.1. Thu thập thông tin thứ cấp .................................................................................. 47
3.4.2. Thu thập thông tin sơ cấp .................................................................................... 48
3.5.

Phương pháp xử lý và phân tích thơng tin .......................................................... 50

3.5.1. Phương pháp thống kê mô tả ............................................................................... 50

iv


3.5.2. Phương pháp so sánh .......................................................................................... 51
3.5.3. Phương pháp phân tích điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức (SWOT) ........... 51

3.5.4. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá với thang đo Likert .......................... 52
3.5.5. Phương pháp phân tích hồi quy .......................................................................... 54
3.6.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .............................................................................. 55

3.6.1. Nhóm chỉ tiêu thể hiện thực trạng hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật .................................................................................................... 55
3.6.2. Nhóm chỉ tiêu thể hiện quản lý nhà nước về kinh doanh và sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật .................................................................................................... 55
3.6.3. Nhóm chỉ tiêu thể hiện kết quả quản lý kinh doanh và sử dụng thuốc bảo
vệ thực vật ........................................................................................................... 56
Tóm tắt phần 3 ................................................................................................................ 57
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 58
4.1.

Tổng quan hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên địa
bàn tỉnh Thanh Hóa............................................................................................. 58

4.1.1. Thực trạng kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật..................................................... 58
4.1.2. Tình hình gieo trồng và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật...................................... 61
4.2.

Thực trạng quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ............................................................................... 62

4.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.................................................................. 62
4.2.2. Ban hành và phổ biến các văn bản pháp luật về quản lý hoạt động kinh
doanh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ............... 66

4.2.3. Xây dựng kế hoạch trong quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật .................................................................................................... 69
4.2.4. Tập huấn trong quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.................................................................. 71
4.2.5. Thanh kiểm tra và xử lý các vi phạm trong kinh doanh và sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ...................................................... 75
4.2.6. Đánh giá kết quả và hạn chế trong quản lý hoạt động kinh doanh và sử
dụng thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ................................... 80
4.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa .................................................... 109

v


4.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng ........................................................................................ 109
4.3.2. Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến kết quả quản lý kinh doanh và sử
dụng thuốc bảo vệ thực vật................................................................................ 125
4.4.

Giải pháp tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc bảo
vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ........................................................... 131

4.4.1. Căn cứ đề xuất giải pháp ................................................................................... 131
4.4.2. Định hướng tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa .................................................... 134
4.4.3. Các giải pháp ..................................................................................................... 134
Tóm tắt phần 4............................................................................................................... 145
Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 147

5.1.

Kết luận ............................................................................................................. 147

5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................... 148

Danh mục các cơng trình cơng bố có liên quan đến luận án ......................................... 149
Tài liệu tham khảo ......................................................................................................... 150
Phụ lục ........................................................................................................................... 162

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
ATVSTP
BVTV
ĐVT
EFA

Nghĩa tiếng Việt
An toàn vệ sinh thực phẩm
Bảo vệ thực vật
Đơn vị tính
Phân tích nhân tố khám phá
(Exploratory Factor Analysis)
EPA
Cơ quan Bảo vệ Môi trường liên bang

(Environmental Protection Agency)
FAO
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp liên hiệp quốc
(Food and Agriculture Organization of the United Nations)
FIFRA
Đạo luật liên bang về thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh, thuốc trừ chuột
(Federal Insecticide, Fungicide and Rodenticide Act)
GCNĐĐKKD/CCHN Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh/Chứng chỉ hành nghề
Ha
Héc ta
HTX
Hợp tác xã
ICAMA
Cục Quản lý Nông dược
(Institute for the Control of Agrochemicals, Ministry of Agriculture)
IPM
Quản lý dịch hại tổng hợp
(Integrated Pest Management)
NN&PTNT
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
PRA
Đánh giá nhanh có sự tham gia
(Participatory Rural Appraisal)
QLTT
Quản lý thị trường
SRI
Canh tác lúa cải tiến
(System of Rice Improvement)
SWOT
Phân tích điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức

(Strengths - Weaknesses - Opportunities - Threats)
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
TN&MT
Tài nguyên và Môi trường
UBND
Ủy ban nhân dân
VBQPPL/VBPL
Văn bản quy phạm pháp luật/Văn bản pháp luật
WHO
Tổ chức Y tế thế giới
(World Health Organization)

vii


DANH MỤC BẢNG
TT
2.1.
3.1.
3.2.
4.1.
4.2.
4.3.
4.4.

4.5.
4.6.
4.7.
4.8.

4.9.
4.10.
4.11.
4.12.
4.13.
4.14.
4.15.

viii

Tên bảng

Trang

Bảng phân loại độ độc thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam và các biểu
tượng về độ độc cần ghi trên nhãn thuốc ............................................................ 10
Số lượng mẫu chọn điều tra đại diện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa .................... 50
Nội dung và cách thực hiện phương pháp phân tích điểm mạnh, yếu, cơ
hội và thách thức ................................................................................................. 51
Số lượng và chủng loại thuốc bảo vệ thực vật đang lưu thơng trên địa bàn
tỉnh Thanh Hóa đến tháng 6/2016 ....................................................................... 59
Số lượng các đơn vị kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa giai đoạn 2011-2016 ......................................................................... 60
Diện tích gieo trồng và khối lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trên địa
bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2013-2015 ........................................................... 61
Số lượng các văn bản quy phạm pháp luật đang có hiệu lực liên quan đến
quản lý nhà nước về thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
tính đến 12/2016 ................................................................................................. 67
Số lượng hoạt chất được phép sử dụng và cấm sử dụng từ năm 20102016 tại Việt Nam ............................................................................................... 68
Kế hoạch thanh tra và tập huấn kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật tỉnh

Thanh Hóa giai đoạn 2014-2016 ......................................................................... 70
Kết quả tập huấn cho các cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật trên địa
bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011-2015 ........................................................... 72
Mức độ thường xuyên tham gia tập huấn của chủ các cơ sở kinh doanh
thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ............................................ 73
Tần suất nhận thông tin của các chủ cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực
vật từ cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ...................................... 74
Tình hình thực hiện tập huấn cho hộ nông dân về sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa .................................................................. 75
Ý kiến của các cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật về tình hình thanh
tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa .................... 77
Kết quả thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật
trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011-2015.............................................. 78
Các lỗi vi phạm chủ yếu và hình thức xử lý đối với các cơ sở kinh doanh
thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ............................................ 79
Tình hình kiểm tra và vi phạm các quy định trong sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa .................................................................. 79
Người bán hàng thường xuyên của các cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ
thực vật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa .................................................................. 81


4.16.
4.17.
4.18.
4.19.
4.20.
4.21.
4.22.
4.23.
4.24.

4.25.
4.26.
4.27.
4.28.
4.29.
4.30.
4.32.
4.33.

4.34.
4.35.

Tình hình thực hiện đảm bảo u cầu vị trí cửa hàng và kho thuốc của
các cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ......... 82
Tình hình thực hiện đảm bảo các chủng loại hàng hóa khác của các cơ sở
kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ......................... 84
Tình hình thực hiện đảm bảo trang thiết của cơ sở kinh doanh thuốc bảo
vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ............................................................ 85
Tình hình thực hiện kinh doanh theo danh mục, nguồn gốc của các cơ sở
kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ......................... 86
Tình hình thực hiện đảm bảo chất lượng thuốc của các cơ sở kinh doanh
thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ............................................ 88
Tình hình xử lý thuốc khơng đảm bảo u cầu của các cơ sở kinh doanh
thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ............................................ 89
Kết quả đánh giá, phân loại các cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật
trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ............................................................................... 91
Tỷ lệ hộ tham gia tập huấn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở các huyện
điều tra trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa .................................................................. 92
Tỷ lệ hộ có các dụng cụ cần thiết để phun thuốc bảo vệ thực vật ở các
huyện điều tra trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ....................................................... 92

Cơ sở lựa chọn mua thuốc bảo vệ thực vật của các hộ nông dân ở các
huyện điều tra trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ....................................................... 93
Cơ sở lựa chọn thời điểm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của người nông
dân ở các huyện điều tra trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ....................................... 95
Tỷ lệ hộ nơng dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách ở các huyện
điều tra trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa .................................................................. 97
Tỷ lệ hộ nông dân sử dụng bảo hộ lao động trong sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật ở các huyện điều tra trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ................................ 98
Cách thức xử lý thuốc bảo vệ thực vật hư hỏng của hộ nông dân ở các
huyện điều tra tỉnh Thanh Hóa ......................................................................... 100
Cách thức xử lý bao bì và thuốc thừa sau phun của hộ nông dân ở các
huyện điều tra trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ..................................................... 101
Tổng hợp ý kiến đánh giá của các bộ quản lý các cấp về quản lý sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa .......................................... 104
Tổng hợp ý kiến đánh giá của các cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật
về thể chế thực hiện các văn bản pháp luật trong quản lý kinh doanh và
sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ............................ 111
Trình độ chun mơn và số năm kinh nghiệm của cán bộ ngành bảo vệ
thực vật tỉnh Thanh Hóa ................................................................................... 112
Ý kiến của các cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật về năng lực cán
bộ quản lý kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa ........................................................................................................ 113

ix


4.36.
4.37.
4.38.


4.39.
4.40.
4.41.
4.42.

4.43.

4.44.
4.45.
4.46.

4.47.

4.48.

x

Ý kiến của các cơ sở kinh doanh về hiểu biết các quy định trong kinh
doanh thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ............................... 114
Tỷ lệ tiếp cận từ các nguồn thông tin của hộ nông dân trong sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật tại các huyện điều tra tỉnh Thanh Hóa ........................... 116
Nhận thức của hộ nông dân về thuốc bảo vệ thực vật sinh học hoặc có
nguồn gốc sinh học và nguyên tắc 4 đúng ở các huyện điều tra tỉnh
Thanh Hóa ......................................................................................................... 117
Nhận thức của nông dân về mức độ ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật
đến sức khỏe con người tại các huyện điều tra tỉnh Thanh Hóa ....................... 118
Nhận thức của nông dân về mức độ ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật
đến môi trường sinh thái ở các huyện điều tra tỉnh Thanh Hóa ........................ 119
Tình hình tn thủ các quy định sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của các hộ
trồng rau trên địa bàn thành phố Thanh Hóa .................................................... 121

Ý kiến đánh giá của cơ sở kinh doanh về kinh phí và cơ sở vật chất kỹ
thuật phục vụ quản lý kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tỉnh
Thanh Hóa ......................................................................................................... 122
Ý kiến đánh giá các cơ sở kinh doanh về sự phối hợp của các đơn vị có
liên quan trong quản lý kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên
địa bàn tỉnh Thanh Hóa ..................................................................................... 124
Điểm trung bình các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả quản lý kinh doanh và
sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tỉnh Thanh Hóa ................................................ 126
Hệ số ảnh hưởng của các yếu tố đến kết quả quản lý kinh doanh và sử
dụng thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ................................. 127
Hệ số ảnh hưởng của các yếu tố tuân thủ nguyên tắc trong sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật đến mức độ an toàn và hiệu quả của hộ nơng dân trồng
rau trên địa bàn thành phố Thanh Hóa .............................................................. 129
Hệ số ảnh hưởng của các tiêu chí tuân thủ ở từng nguyên tắc sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất rau của hộ nông dân trên địa bàn
thành phố Thanh Hóa ........................................................................................ 130
Ma trận phân tích điểm điểm mạnh, yếu, cơ hội, thách thức (SWOT)
trong quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn
tỉnh Thanh Hóa ................................................................................................. 131


DANH MỤC SƠ ĐỒ
TT
2.1.

Tên sơ đồ

Trang

Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người nông dân trong sử dụng

thuốc bảo vệ thực vật .......................................................................................... 25

2.2.

Cách tiếp cận giảm thuốc bảo vệ thực vật .......................................................... 26

2.3.

Bộ máy quản lý thuốc bảo vệ thực vật tại Mỹ .................................................... 27

2.4.

Mơ hình quản lý cấp phép thuốc bảo vệ thực vật ở Thái Lan ............................ 29

2.5.

Hệ thống quản lý kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật ở Trung Quốc ................... 31

3.1.

Khung phân tích quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật ............................................................................................................... 42

4.1.

Mạng lưới cung ứng thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa .......... 58

4.2.

Bộ máy tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật trên

địa bàn tỉnh Thanh Hóa ...................................................................................... 63

4.3.

Bộ máy tổ chức quản lý sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa .......................................................................................................... 65

xi


DANH MỤC ĐỒ THỊ
TT
4.1.

Tên đồ thị

Trang

Đánh giá của các cơ sở kinh doanh về số lượng chủng loại thuốc bảo vệ
thực vật ................................................................................................................ 87

4.2.

Mức độ thường xuyên cập nhật giá lên bảng niêm yết giá ................................. 90

4.3.

Địa điểm mua thuốc phổ biến của người dân ..................................................... 94

4.4.


Nồng độ và liều lượng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ....................................... 96

4.5.

Tỷ lệ hộ nông dân thực hiện thời gian cách ly sau khi phun thuốc bảo vệ
thực vật ở các huyện điều tra tỉnh Thanh Hóa .................................................... 99

4.6.

Sự quan tâm độ độc của thuốc bảo vệ thực vật ................................................. 115

4.7.

Tỷ lệ hộ nhận được thông tin về quy định sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ....... 117

xii


DANH MỤC HỘP
TT

Tên hộp

Trang

4.1.

Sai phạm trong sử dụng lao động bán thuốc bảo vệ thực vật ............................. 82


4.2.

Ý kiến của cán bộ địa phương về việc chứng nhận địa điểm kinh doanh
cho các cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật ................................................ 83

4.3.

Ý kiến đánh giá của chủ cơ sở về vị trí cửa hàng của các cơ sở kinh
doanh thuốc Bảo vệ thực vật .............................................................................. 83

4.4.

Chủng loại và mức độ sử dụng đủ các loại thuốc bảo vệ thực vật ..................... 97

4.5.

Đánh giá của người dân về xử lý vỏ bao thuốc bảo vệ thưc vật ....................... 102

4.6.

Xử lý thuốc còn dư sau khi phun ...................................................................... 102

4.7.

Chất lượng thuốc bảo vệ thực vật ..................................................................... 107

4.8.

Ý kiến của cán bộ Chi cục Bảo vệ thực vật về bất cập trong quản lý kinh
doanh thuốc bảo vệ thực vật ............................................................................. 108


4.9.

Đánh giá về chế tài xử phạt vi phạm trong kinh doanh thuốc bảo vệ
thực vật ............................................................................................................. 110

4.10.

Đánh giá của cán bộ về tiếp cận thông tin ........................................................ 116

4.11.

Đánh giá của người dân về thuốc bảo vệ thực vật sinh học ............................. 118

xiii


DANH MỤC ẢNH
TT

Tên ảnh

Trang

3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Thanh Hóa .......................................................................... 43
4.1. Kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật vùng với thức ăn chăn nuôi ............................... 84

xiv



TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
Tên tác giả: Lê Văn Cường
Tên Luận án: Quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên địa
bàn tỉnh Thanh Hóa
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 9 31 01 05
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng để đề xuất giải pháp tăng
cường quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh Thanh
Hóa nhằm thực hiện tốt Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp tiếp cận: (i) Tiếp cận vùng; (ii) Tiếp cận có sự tham gia; (iii) Tiếp
cận thể chế; (iv) Tiếp cận theo đối tượng bị quản lý.
- Phương pháp chọn điểm nghiên cứu: Dựa vào điều kiện tự nhiên, diện tích đất
nơng nghiệp và diện tích gieo trồng các loại cây trồng, cùng với sự phân bố các cơ sở
kinh doanh thuốc BVTV (có đại lý lớn, đại lý nhỏ và cửa hàng nhỏ lẻ) và ý kiến tư vấn
của Chi cục BVTV tỉnh Thanh Hóa. Tác giả chọn 5 huyện đại diện cho 3 vùng đặc
trưng của tỉnh là: huyện Ngọc Lặc, Thọ Xuân đại diện cho vùng trung du miền núi;
huyện Thiệu Hóa và thành phố Thanh Hóa đại diện cho vùng đồng bằng; huyện
Hoằng Hóa đại diện cho vùng ven biển. Ở 3 huyện Ngọc Lặc, Hoằng Hóa và thành
phố Thanh Hóa, tác giả chọn mỗi huyện 3 xã để khảo sát các hộ nông dân sử dụng
thuốc BVTV.
Phương pháp phân bổ số lượng mẫu cho các huyện được thực hiện theo phương
pháp chọn mẫu điển hình tỷ lệ. Các đơn vị mẫu được chọn ra từ các xã, huyện theo
phương pháp chọn ngẫu nhiên.
- Phương pháp thu thập thông tin
T u t p d i u t c p: Các văn bản pháp luật (VBPL), các quy định của các cơ
quan trung ương đến địa phương về kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV, các cơng trình
nghiên cứu về kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV, kinh nghiệm trên thế giới và trong

nước về quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV, thơng tin về tình hình
quản lý kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
T u t p d i u s c p: Phương pháp điều tra chọn mẫu, phỏng vấn sâu cán bộ
quản lý, thảo luận nhóm có sự tham gia và quan sát thực địa.
- Các p ư ng p áp p ân tíc thơng tin: Phương pháp thống kê mô tả; phương
pháp so sánh; phương pháp phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức;
phương pháp phân tích nhân tố khám phá; và phương pháp phân tích hồi quy.
- Cơng cụ xử lý: Các số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel
và SPSS 22.0.

xv


Kết quả chính và kết luận
Đã hệ thống hóa và phát triển được một số lý luận về quản lý kinh doanh và sử
dụng thuốc BVTV: Đã làm rõ đặc thù của hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc
BVTV là hoạt động kinh doanh và sử dụng sản phẩm có điều kiện, gắn với quyền lợi
và nghĩa vụ. Vì vậy, quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV khơng chỉ
là vấn đề trước mắt mà cịn là lâu dài thích ứng với từng giai đoạn phát triển sản xuất
nông nghiệp.
Mạng lưới kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa phát triển mạnh
mẽ và đa dạng với 7 đại lý/doanh nghiệp phân phối chính, 1.106 cơ sở kinh doanh, buôn
bán với trên 420 loại thuốc BVTV thương phẩm. Cơ quan quản lý trực tiếp các hoạt động
kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV của tỉnh là Chi cục BVTV tỉnh. Kết quả đạt được
trong quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh là: (i) hệ
thống các VBPL được ban hành, tuyên truyền phổ biến kịp thời với 29 VBPL chính
(trong đó có 12 văn bản do các cơ quan cấp tỉnh ban hành); (ii) công tác thanh kiểm tra
được triển khai thường xuyên và nhận được sự đồng thuận cao trong xã hội; (iii) tình
trạng các cơ sở kinh doanh thuốc BVTV vi phạm có xu hướng giảm; (iv) số hộ nông dân
vi phạm quy định trong sử dụng thuốc BVTV cũng có xu hướng giảm tích cực; (iv) cơng

tác dự tính, dự báo tình hình dịch hại và khuyến cáo các biện pháp phịng trừ có chất
lượng và đảm bảo kịp thời. Tuy nhiên, vẫn còn hạn chế như: (i) Tình trạng thanh tra, quản
lý chất lượng thuốc và giá cả chưa thực sự chặt chẽ; (ii) Công tác xử lý vi phạm đối với
các cơ sở kinh doanh và người sử dụng thuốc còn nhẹ, thiếu tính răn đe; (iii) Cơng tác tập
huấn, tun truyền về sử dụng thuốc BVTV còn chưa sâu rộng đến các địa phương; (iv)
Việc chuyển giao áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong BVTV chưa nhiều.
Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc
BVTV trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa là: (i) Nội dung và cách thức thực hiện các VBPL;
(ii) Năng lực cán bộ quản lý; (iii) Sự hiểu biết và ý thức tuân thủ pháp luật của người
kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV; (iv) Kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị và ứng
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; (v) Sự phối hợp giữa các đơn vị tham gia quản lý.
Trong đó, yếu tố sự phối hợp của các đơn vị tham gia quản lý có ảnh hưởng cao nhất
(0,214), tiếp đến là yếu tố sự hiểu biết và ý thức tuân thủ pháp luật của người kinh
doanh và sử dụng thuốc BVTV (0,185).
Để tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV trên địa
bàn tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới cần thực hiện trên cơ sở 4 định hướng và áp
dụng 7 giải pháp, gồm: (i) Tăng cường trách nhiệm của chính quyền cấp xã và sự phối
hợp giữa các đơn vị; (ii) Tăng cường truyên truyền, tập huấn; (iii) Tăng cường bộ máy
quản lý; (iv) Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng và huy động nguồn kinh phí; (v) Xây
dựng và ban hành các quy định cụ thể để thực hiện các VBPL; (vi) Siết chặt quản lý các
cơ sở kinh doanh thuốc BVTV; (vii) Tăng cường chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho hộ
nông dân trong sử dụng thuốc BVTV.

xvi


THESIS ABTRACT
PhD candidate: Le Van Cuong
Thesis title: Managing activity of business and use of pesticide in Thanh Hoa province
Major: Development Economics

Code: 9310105
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
Research Objectives
Assessing the situation and analyzing the influential factors to suggest some
solutions to enhance managing activity of business and use of pesticide in Thanh Hoa
province to fulfill law on plant protection and quarantine as well as.
Materials and Methods
Approach method: (i) Regional approach; (ii) Participatory approach; (iii)
Institutional approach; (iv) Approach the object is managed.
Selection method of research area: Based on the natural conditions, agricultural
area, cultivated surface of crops, as well as the distribution and consultation of pesticide
business (big agent, small agent and retail outlet) and professional advice from Plant
Protection Department of Thanh Hoa province, the author has selected 5 districts to
represent for 3 specific areas, includes: Ngoc Lac and Tho Xuan represent the
mountainous region; Thieu Hoa and Thanh Hoa city represent the dental region and
Hoang Hoa represent for the coastal region. Thence, the author has selected 3
communes/district to survey the farmers using pesticides.
The allocating samples method is followed the typical sampling method. Sample
units were selected by using random samples.
Methods of collecting information:
Secondary data collection: The author uses not only the legislation and the
provisions of plant protection but also the experienced management of the business in
the world and domestic and the usage of pesticide in Thanh Hoa province.
Primary data collection: Sample survey method, in-depth interviews managers,
group discussions Participatory Rural Appraisal (PRA) and field observations.
Information analysis methods: The descriptive statistical methods; the
comparative method; the analytical method about strengths, weaknesses, opportunities,
and challenges; Exploratory Factor Analysis method; and the regression analysis.
Handling tool: The data is entered and processed by Microsoft Excel and SPSS
software 22.0.

Main findings and conclusions
The author has systematized and developed augments in the managing activity of
business and use of pesticide: The author has clarified the characteristic of the business

xvii


and uses pesticide management is a business and uses the conditional, association with
rights obligations. Therefore, managing activity of business and use of pesticide is not
only the immediate problem but also a long-term adaptation to the agricultural
production development at each stage.
The network of the pesticide business in Thanh Hoa province flourished and
diversified with 7 major distributions agents, 1.106 business establishments trading with
over 420 commercial pesticides. The direct administration is Thanh Hoa Plant
Protection Department. The results achieved in the business management and the usage
of pesticides in the province such as: (i) The system of legal documents is issued and
timely disseminated in 29 legal documents (including 12 documents issued by the
provincial authorities issued); (ii) The work of inspection is implemented regularly and
received high consensus in society; (iii) The status of the business establishments in
violation of pesticide tend to decrease; (iv) The number of farmers violated regulations
in the use of pesticide is also a positive trend; (v) The work of estimates, forecasts and
recommended pest control measures to have the quality and ensure timely. However,
there are still drawbacks, includes: (i) The status of inspection and management of
quality and price pesticide are not really strict; (ii) The handling of the offense against
the business establishments and users is light and lack of deterrence; (iii) The training
and communication on the use of pesticide was not extended to the locality; (iv) The
transfer of the application of technical advances in crop protection is not so much.
The factors influencing the results’ managing activity of business and use of
pesticide in Thanh Hoa province are as follows: (i) Content and method of
implementation of legal documents; (ii) Management capacity; (iii) The law compliance

and awareness of pesticide traders and user; (iv) Budget, infrastructure, equipment and
application of advanced technology; (v) Collaboration between management
stakeholders. Among these factors, the collaboration between management stakeholders
is the most influential factor (0,214), followed by the legal compliance and awareness of
pesticide traders and user (0,185).
It should be implemented based on 4 directions and 7 solutions to strengthen
managing activity of business and use of pesticide in Thanh Hoa province, including:
(i) Increasing responsibility of authority at commune level and the collaboration
between management stakeholders; (ii) Promoting activities of propaganda and
training on pesticide; (iii) Increasing investment in infrastructure and; (iv) Increasing
investment in infrastructure and fund mobilization; (v) Building and issuing specific
regulations for the implementation of legal documents; (vi) Proper inspection of
pesticide traders; (vii) Enhancing the transfer of technical advances in pesticide use to
the farmers.

xviii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) được xem như là công cụ hữu hiệu trong
quản lý dịch hại cây trồng, góp phần quan trọng trong việc bảo vệ cây trồng trước
sự gây hại của các loại sâu bệnh khác nhau, sự cạnh tranh từ cỏ dại và ký sinh
trùng, góp phần tăng sản lượng nông nghiệp, cải thiện chất lượng sản phẩm của
cây trồng và giúp nơng dân giảm chi phí sản xuất, giảm rủi ro và đứng vững
trong thị trường có tính cạnh tranh cao hiện nay. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc
BVTV quá mức cần thiết và không thực sự mang lại hiệu quả kinh tế đang diễn
ra ở hầu hết các nước trên thế giới với khối lượng sử dụng trên toàn thế giới lên
tới 35 triệu tấn hoạt chất/năm tương đương tổng giá trị khoảng 45 tỷ USD (Frank
et al., 2015). Ở các nước đang phát triển giá trị sử dụng lên tới 3 tỷ USD, trong

đó, có tới gần 1/3 lượng thuốc BVTV (tương đương 900 triệu USD) không đạt
tiêu chuẩn chất lượng được quốc tế chấp nhận (Sylviane et al., 2002). Đặc biệt, ở
các nước nghèo do thiếu cơ sở hạ tầng và sự hiểu biết của nguồn nhân lực đang
được sử dụng làm “bãi rác” cho các loại thuốc trừ sâu nguy hiểm, trong số đó có
nhiều loại bị cấm ở hầu hết các nước trên thế giới vì những đe dọa nghiêm trọng
đến sức khoẻ con người và mơi trường tự nhiên. Chính vì vậy, việc nghiên cứu
quản lý và giảm thiểu việc sử dụng thuốc BVTV hiện đang được các quốc gia có
nền sản xuất nơng nghiệp quan tâm và chú trọng giải quyết.
Việt Nam là nước có điều kiện khí hậu đặc trưng nhiệt đới gió mùa vừa
thuận lợi cho phát triển ngành trồng trọt đa dạng và phong phú, có diện tích canh
tác lớn, đồng thời cũng là điều kiện thuận lợi cho việc phát sinh, phát triển của
các loài dịch hại ngày càng phức tạp cả về tần suất và mức độ gây hại. Do đó,
nhu cầu sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất để phòng trừ dịch hại là rất lớn theo
hướng ngày càng tăng cả về số lượng, chủng loại. Tính đến 12/2016, ở Việt Nam
có tới 1.710 hoạt chất với 3.998 tên thuốc thương phẩm được sử dụng trong sản
xuất nông nghiệp (Bộ NN&PTNT, 2016) thông qua hệ thống cung cấp của
31.284 cơ sở kinh doanh, buôn bán thuốc BVTV trên địa bàn cả nước (Cục
BVTV, 2016a). Hầu hết các loại thuốc BVTV đang sử dụng đều phải nhập khẩu
với sản lượng lên tới 127.728,24 tấn thuốc thương phẩm, giá trị tương đương
735,339 triệu USD (Cục BVTV, 2016b).

1


Để tránh sự phá hoại của các loài dịch hại đối với cây trồng, nông dân
thường xuyên sử dụng thuốc BVTV, nên chúng có mặt trên thị trường vật tư
nơng nghiệp với nhiều kênh phân phối và tác nhân tham gia. Với động cơ là thu
lợi nhuận các nhà kinh doanh thuốc BVTV sẵn sàng đưa ra thị trường sản phẩm
thuốc BVTV không đảm bảo chất lượng, giá cả không ổn định, nhãn mác không
đầy đủ… Trong sản xuất nông nghiệp, phần lớn người sử dụng thuốc BVTV

thường khơng có đầy đủ thông tin về thị trường; thiếu kiến thức về thuốc BVTV
nên thường mua và sử dụng thuốc kém chất lượng, thậm chí sử dụng thuốc ngồi
danh mục được phép sử dụng. Vì vậy, vấn đề lạm dụng và sử dụng tùy tiện thuốc
BVTV đã và đang diễn ra ở nhiều nơi và là nguyên nhân gây ảnh hưởng nghiêm
trọng làm tổn hại đến sức khỏe con người và mơi trường, dẫn đến nguy cơ mất an
tồn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) (Hoàng Bá Thịnh, 2009). Hầu hết người sử
dụng hiểu sai về thời gian cách ly, lý do dừng phun thuốc, thiếu hiểu biết về mầu
sắc, các biểu tượng trên bao bì thuốc, đặc biệt về nguyên tắc “4 đúng” còn phổ
biến (Đỗ Kim Chung và cs., 2009).
Thanh Hóa là tỉnh có diện tích sản xuất nơng nghiệp khá lớn, ngành trồng
trọt những năm gần đây phát triển mạnh, là thị trường đầy tiềm năng cho các đơn
vị kinh doanh thuốc BVTV. Mạng lưới cung ứng thuốc BVTV đã và đang phát
triển mạnh mẽ với nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh lớn, số lượng sản phẩm đa
dạng. Tính đến 6/2016 trên địa bàn tồn tỉnh Thanh Hóa có 43 cơng ty đăng ký
cung ứng thuốc BVTV thơng qua 07 đại lý phân phối lớn, 1.106 đại lý/cửa hàng
bán buôn, bán lẻ và khoảng trên 420 hộ kinh doanh nhỏ lẻ với trên 420 loại thuốc
thương phẩm (Chi cục BVTV tỉnh Thanh Hóa, 2016a). Song hành với sự phát
triển đó, đã gây ra khơng ít khó khăn, thách thức và nảy sinh nhiều bất cập trong
quản lý kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn toàn tỉnh như: (i) Thuốc
không rõ nguồn gốc xuất xứ (nhập lậu), thuốc hết hạn sử dụng, thuốc không đảm
bảo về chất lượng và nhãn mác, thuốc ngoài danh mục được phép sử dụng,… vẫn
còn tồn tại trên thị trường; (ii) Khơng có kho lưu chứa các thuốc BVTV vi phạm
bị tịch thu, thu giữ; (iii) Sự hiểu biết của cán bộ kỹ thuật cơ sở, đặc biệt là chính
quyền cấp xã/phường về thuốc BVTV cịn hạn chế; (iv) Cơng tác thanh tra, kiểm
tra các cơ sở kinh doanh và người sử dụng thuốc BVTV trên đị bàn tình cịn ít.
Năm 2016, Chi cục BVTV tỉnh mới triển khai 8 cuộc thanh kiểm tra đối với 254
lượt cơ sở kinh doanh trong tổng 254 cơ sở kiểm tra thì có 30 cơ sở vi phạm với
các lỗi vi phạm phổ biến là không đủ điều kiện kinh doanh, không niêm yết giá,

2



bán thuốc hết hạn sử dụng, kho không đúng quy định và bán thuốc chung với
thức ăn chăn ni. Tình trạng người sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh vi
phạm nguyên tắc “4 đúng” trong sử dụng diễn ra phổ biến (Chi cục BVTV tỉnh
Thanh Hóa, 2016b).
Các nghiên cứu trước đây có liên quan đến quản lý hoạt động kinh doanh và
sử dụng thuốc BVTV ở Việt Nam đã có như Nguyễn Phượng Lê (2013) về thực
hiện quy định về quản lý kinh doanh thuốc BVTV trong sản xuất rau vùng Đồng
bằng sông Hồng; Trần Thị Ngọc Lan và cs. (2014) về quản lý nhà nước trong sử
dụng thuốc BVTV của hộ nơng dân tỉnh Thái Bình; Nguyễn Thúy Lan Chi và cs.
(2015) về giải pháp quản lý an tồn tại cơng ty thuốc BVTV Sài Gịn,… Các
nghiên cứu này thường mới đề cập tới từng khía cạnh cụ thể ở các địa phương và
các vùng khác nhau, mà chưa có cơng trình nào đi sâu nghiên cứu kết hợp đồng
thời cả quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa.
Xuất phát từ những bất cập trong thực tiễn cần giải quyết trên địa bàn cả
nước nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng, việc tổ chức thực hiện nghiên cứu
đề tài này là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng nhằm góp phần hạn chế các
tiêu cực trong kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV, thúc đẩy phát triển sản xuất
nơng nghiệp bền vững, đảm bảo an tồn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo sức khỏe
con người và bảo vệ môi trường.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng, đề xuất giải pháp tăng
cường quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV nhằm thực hiện tốt
Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Luận giải và làm rõ thêm lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động kinh
doanh, sử dụng thuốc BVTV;

- Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt
động kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;
- Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh và sử
dụng thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

3


1.3. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn về
quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV theo hướng phát triển
nông nghiệp bền vững.
Đối tượng khảo sát chủ yếu của đề tài là: Các đơn vị kinh doanh thuốc
BVTV; Các trang trại, hộ sản xuất nông nghiệp (trồng trọt); Các cơ quan quản lý
Nhà nước (UBND tỉnh, huyện, xã, Sở NN&PTNT, Chi cục BVTV, trạm BVTV
các huyện); các tổ chức kinh tế xã hội khác và các cơ chế chính sách có liên quan
đến quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Phạm vi không gian
Luận án được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Một số nội
dung chuyên sâu được khảo sát tại một số huyện đại diện.
1.4.2. Phạm vi thời gian
- Dữ liệu, thông tin thứ cấp phục vụ nghiên cứu này được thu thập trong
giai đoạn 3 - 5 năm gần đây (2012 - 2016);
- Dữ liệu, thông tin sơ cấp được khảo sát trong năm 2015 và 2016;
- Các giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện quản lý hoạt động kinh doanh và
sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030.
1.4.3. Phạm vi nội dung
Tập trung vào phân tích, đánh giá thực trạng quản lý (chủ yếu là quản lý
Nhà nước) hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV; Thực trạng thực hiện

các quy định pháp luật của người kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV; Các yếu
tố ảnh hưởng và các giải pháp tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh và sử
dụng thuốc BVTV.
Các loại thuốc BVTV chủ yếu là thuốc phòng trừ dịch hại, gồm: Thuốc trừ
sâu, thuốc trừ bệnh, thuốc trừ ốc, thuốc trừ cỏ, thuốc trừ chuột.
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Về lý luận: Đã làm rõ hơn lý luận về quản lý kinh doanh và sử dụng thuốc
BVTV như: Thuốc BVTV là hàng hóa kinh doanh và sử dụng có điều kiện theo
hướng giảm thiểu tối đa tần suất và mức độ sử dụng; Cung và cầu thuốc BVTV
luôn có mối quan hệ chặt chẽ nhưng khác với các hàng hóa dịch vụ thơng thường
ở chỗ có cung thì có cầu. Quản lý hoạt động kinh doanh thuốc BVTV là quản lý

4


cung, quản lý sử dụng là quản lý cầu. Quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng
thuốc BVTV cần dựa vào các quy định pháp luật của nhà nước, song rất cần có
sự phối hợp chặt chẽ khơng chỉ các cơ quan nhà nước mà cịn có sự tham gia
quản lý của các tổ chức cộng đồng.
Về thực tiễn: Đã gắn kết giữa quản lý kinh doanh và quản lý sử dụng thuốc
BVTV; Tổng kết được 4 bài học kinh nghiệm thực tiễn về quản lý kinh doanh và
sử dụng thuốc BVTV; Định lượng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý
hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV; Đề xuất các giải pháp có tính khả
thi và cung cấp dữ liệu cho các cơ quan cấp tỉnh tham khảo để hoạch định chính
sách quản lý kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV.
Về phương pháp: Đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu mới, hiện đại
như phân tích nhân tố khám phá với thang đo Likert để đánh giá mức độ tuân
thủ các quy định pháp luật trong kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV, kiểm
định ý nghĩa thống kê để lựa chọn biến cho phân tích hồi quy các yếu tố ảnh
hưởng đến kết quả quản lý kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV mà các nghiên

cứu trước đây chưa đề cập.
1.6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Ý nghĩa khoa học: Đã sử dụng lý thuyết về ứng xử của người dân, lý thuyết
cung, cầu trong kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV; nguyên tắc “4 đúng” trong
sử dụng thuốc BVTV. Sử dụng thang đo Likert để xác định mức độ tuân thủ các
quy định pháp luật. Sử dụng phân tích nhân tố khám phá để kiểm định và chọn
lọc các yếu tố ảnh hưởng. Sử dụng phân tích hồi quy đa biến để phân tích các yếu
tố ảnh hưởng đến kết quả quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV.
Đây là những kiến thức, phương pháp có ý nghĩa khoa học trong giảng dạy,
nghiên cứu khoa học và hoạch định chính sách.
Ý nghĩa thực tiễn: Đã chỉ ra: Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng
và hạn chế sử dụng ở Việt Nam cao hơn so với các nước trong khu vực và thay
đổi hàng năm; khối lượng thuốc BVTV sử dụng ở tỉnh Thanh Hóa có giảm,
nhưng vẫn cao hơn so với bình qn cả nước; trong kinh doanh thuốc BVTV các
đại lý, cửa hàng lớn tuân thủ các quy định pháp luật tốt hơn các cửa hàng nhỏ lẻ;
nơng dân của tỉnh Thanh Hóa ít chú ý đến sức khỏe bản thân và vệ sinh an toàn
thực phẩm cho người tiêu dùng. Các nhận xét này có ý nghĩa thực tiễn trong quản
lý kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV.

5


×