Tải bản đầy đủ (.pdf) (212 trang)

Phát triển nuôi trồng thủy sản vùng ven biển tỉnh thanh hóa luận án tiến sĩ kinh tế nông nghiệp 62 62 01 15

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.08 MB, 212 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHẠM THỊ NGỌC

PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
VÙNG VEN BIỂN TỈNH THANH HÓA

Chuyên ngành:
Kinh tế nông nghiệp
Mã số:
62 62 01 15
Người hướng dẫn khoa học:
TS. Nguyễn Thị Dương Nga
GS.TS. Tô Dũng Tiến

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng bảo vệ để
lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 5 tháng 1 năm 2017
Tác giả luận án

Phạm Thị Ngọc

i




LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập nghiên cứu và thực hiện luận án “Phát triển nuôi trồng
thủy sản vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa”, tơi đã nhận được sự giúp đỡ rất tận tình của
tập thể và cá nhân, các cơ quan trong và ngồi Học viện Nơng nghiệp Việt Nam.
Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới GS.TS. Tô Dũng Tiến và TS.
Nguyễn Thị Dương Nga là thầy cô giáo đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tơi về mọi mặt
trong q trình thực hiện để hồn thành luận án.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Ban
Chủ nhiệm và tập thể giáo viên Khoa Kinh tế và Phát triển nơng thơn, Bộ mơn Phân tích
định lượng, cán bộ Ban Quản lý Đào tạo, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ tơi để tơi hồn
thành q trình học tập và thực hiện luận án.
Tôi trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ và tạo điều kiện của Lãnh đạo Sở Nơng nghiệp
và PTNT tỉnh Thanh Hóa, một số Chi cục, Phịng, Ban, Đồn thuộc Sở Nơng nghiệp và
PTNT tỉnh Thanh Hóa, một số Sở ngành thuộc UBND tỉnh Thanh Hóa, các huyện vùng
ven biển mà trực tiếp là phịng Nơng nghiệp và PTNT của huyện: Hoằng Hóa; Hậu Lộc;
Tĩnh Gia, Quảng Xương; UBND các xã là các điểm nghiên cứu, các trang trại, hộ nuôi
trồng thủy sản đã tạo cung cấp và giúp cho thu thập thông tin để thực hiện luận án.
Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, người thân những người luôn sát cánh, động
viên chia sẻ những khó khăn trong suốt thời gian nghiên cứu và hồn thành luận án.
Tơi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 5 tháng 1 năm 2017
Tác giả luận án

Phạm Thị Ngọc

ii



MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................................ iii
Danh mục từ viết tắt ......................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục sơ đồ ............................................................................................................... ix
Danh mục hình ................................................................................................................. ix
Danh mục hộp .................................................................................................................. ix
Danh mục biểu đồ ............................................................................................................. x
Trích yếu luận án ............................................................................................................. xi
Thesis abstract................................................................................................................ xiii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 3

1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................... 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 3
1.3.

Câu hỏi nghiên Cứu .............................................................................................. 3

1.4.


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 4

1.5.

Đóng góp mới của đề tài ....................................................................................... 4

1.6.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .............................................................................. 5

Phần 2. Tổng quan tài liệu về phát triển nuôi trồng thủy sản vùng ven biển .......... 6
2.1.

Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan .............................................. 6

2.1.1. Các nghiên cứu về phát triển chung toàn ngành thủy sản..................................... 6
2.1.2. Các nghiên cứu về những đóng góp của ni trồng thủy sản cho phát triển ........ 7
2.1.3. Các nghiên cứu về nuôi trồng thủy sản ................................................................. 7
2.2.

Cơ sở lý luận về phát triển nuôi trồng thủy sản .................................................. 10

2.2.1. Các khái niệm cơ bản .......................................................................................... 10
2.2.2. Tầm quan trọng phát triển nuôi trồng thủy sản vùng ven biển ........................... 15
2.2.3. Đặc điểm nuôi trồng thủy sản vùng ven biển ..................................................... 17

iii


2.2.4. Nội dung phát triển nuôi trồng thủy sản vùng ven biển ...................................... 21

2.2.5. Yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi trồng thủy sản vùng ven biển.................. 25
2.3.

Cơ sở thực tiễn về phát triển nuôi trồng thủy sản................................................ 32

2.3.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về phát triển nuôi trồng thủy
sản vùng ven biển ................................................................................................ 32
2.3.2. Kinh nghiệm phát triển nuôi trồng thủy sản vùng ven biển Việt Nam ............... 37
2.3.3. Bài học kinh nghiệm phát triển nuôi trồng thủy sản cho vùng ven biển
tỉnh Thanh Hóa .................................................................................................... 42
Tóm tắt phần 2 ................................................................................................................. 44
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 46
3.1.

Phương pháp tiếp cận và khung phân tích ........................................................... 46

3.1.1. Phương pháp tiếp cận .......................................................................................... 46
3.1.2. Khung phân tích .................................................................................................. 48
3.2.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................... 49

3.2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .............................................................................. 49
3.2.2. Chọn điểm nghiên cứu......................................................................................... 53
3.3.

Phương pháp thu thập tài liệu .............................................................................. 53

3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu thứ cấp ................................................. 53
3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ................................................................... 54

3.4.

Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................... 58

3.5.

Phương pháp phân tích số liệu, thơng tin ............................................................ 58

3.6.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .............................................................................. 62

3.6.1. Nhóm chỉ tiêu thể hiện phát triển nuôi trồng thủy sản theo chiều rộng .............. 62
3.6.2. Nhóm chỉ tiêu thể hiện phát triển ni trồng thủy sản theo chiều sâu ................ 62
3.6.3. Nhóm chỉ tiêu thể hiện các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển ni trồng
thủy sản................................................................................................................ 63
Tóm tắt phần 3 ................................................................................................................. 64
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 65
4.1.

Thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa ......... 65

4.1.1. Khái quát về thực trạng phát triển ni trồng thủy sản tỉnh Thanh Hóa ............. 65
4.1.2. Thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa ......... 67

iv


4.2.


Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi trồng thủy sản vùng ven biển
tỉnh Thanh Hóa ................................................................................................. 107

4.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng ....................................................................................... 107
4.2.2. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất tôm sú ...................................... 125
4.3.

Giải pháp chủ yếu đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản tại vùng ven
biển tỉnh Thanh Hóa ......................................................................................... 128

4.3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp ................................................................................... 128
4.3.2. Các giải pháp .................................................................................................... 132
Tóm tắt phần 4 .............................................................................................................. 146
Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 148
5.1.

Kết luận ............................................................................................................. 148

5.2.

Kiến nghị........................................................................................................... 150

Danh mục các cơng trình đã cơng bố có liên quan đến luận án .................................... 151
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 152
Phụ lục .......................................................................................................................... 160

v


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


vi

Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BQ

Bình quân

BTC

Bán thâm canh

CC

Cơ cấu

CRSD

Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững

ĐVT

Đơn vị tính

GAP

Thức hành nơng nghiệp tốt


GTSX

Giá trị sản xuất

HTX

Hợp tác xã

LD

Lao động

NN

Nông nghiệp

NN & PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

PTNT

Phát triển nông thôn

QC


Quảng canh

QCCT

Quảng canh cải tiến

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

SL

Số lượng

TC

Thâm canh

TĐPTBQ

Tốc độ phát triển bình quân

Tr.đ

Triệu đồng

TT

Trang trại


UBND

Ủy ban nhân dân

VietGAP

Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam

WB

Ngân hàng thế giới


DANH MỤC BẢNG
TT
2.1.
2.2.
2.3.
2.4.
3.1.
3.2.
3.3.
3.4.
4.1.
4.2.
4.3.
4.4.
4.5.
4.6.

4.7.
4.8.

Tên bảng

Trang

Mối quan hệ các ngành trong ngành thủy sản .................................................. 17
Diện tích ni trồng thủy sản Việt Nam phân theo vùng giai đoạn 2010-2015 ...... 37
Diện tích nuôi trồng thủy sản phân theo loại nuôi và nước nuôi
của Việt Nam giai đoạn 2010-2015 .................................................................. 38
Sản lượng nuôi trồng thủy sản phân bổ theo khu vực ...................................... 39
Nội dung thu thập tài liệu thứ cấp .................................................................... 54
Số lượng cơ sở khảo sát dựa vào từng lồi ni .............................................. 55
Số cơ sở điều tra các huyện vùng ven biển....................................................... 56
Khung phân tích SWOT ................................................................................... 60
Diện tích, sản lượng ni trồng thủy sản tỉnh Thanh Hóa giai đoạn
2010-2015 ......................................................................................................... 65
Diện tích ni trồng thủy sản phân theo lồi, phương thức và mơi
trường tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010-2015 ................................................... 66
Diện tích ni trồng thủy sản vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa giai đoạn
2010-2015 ......................................................................................................... 69
Diện tích ni trồng thủy sản phân theo loại thủy sản vùng ven biển tỉnh
Thanh Hóa giai đoạn 2010-2015 ...................................................................... 70
Diện tích ni trồng thủy sản của loại hình vùng ven biển
tỉnh Thanh Hóa ................................................................................................. 72
Diện tích ni trồng thủy sản phân theo phương thức ni vùng
ven biển tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010-2015 ................................................ 74
Mơ tả sự phát triển các chủng loại sản phẩm nuôi trồng thủy sản vùng
ven biển tỉnh Thanh Hóa .................................................................................. 75

Mơ tả sự phát triển các hình thức ni trồng thủy sản vùng ven biển tỉnh
Thanh Hóa ........................................................................................................ 77

4.9.

Số lượng các hình thức tổ chức sản xuất trong ni trồng thủy sản vùng
ven biển tỉnh Thanh Hóa .................................................................................. 79

4.10.

Hình thức tổ chức nuôi trồng thủy sản phân theo các huyện vùng ven
biển năm 2015 .................................................................................................. 79

4.11.

Hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản của các
cơ sở nuôi trồng thủy sản vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa ................................ 83
Số lượt tham gia các lớp tập huấn, thông tin tuyên truyền ............................... 84
Nhận thức nuôi trồng thủy sản theo hướng VietGAP của các hộ..................... 85
So sánh hiệu quả mơ hình dự án với mơ hình đối chứng ................................. 87

4.12.
4.13.
4.14.

vii


4.15.
4.16.

4.17.
4.18.
4.19.
4.20.
4.21.
4.22.
4.23.
4.24.
4.25.
4.26.
4.27.
4.28.
4.29.
4.30.
4.31.
4.32.
4.33.
4.34.
4.35.
4.36.

viii

Tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm qua các tác nhân trong ni trồng thủy sản vùng
ven biển tỉnh Thanh Hóa ................................................................................... 90
Khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm của các loại hình ni trồng
thủy sản vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa............................................................ 91
Năng suất ni trồng thủy sản vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa phân theo
lồi ni giai đoạn 2010-2015........................................................................... 93
Sản lượng nuôi trồng thủy sản vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa phân theo

lồi ni giai đoạn 2010-2015........................................................................... 95
Năng suất, sản lượng bình quân hộ của các loại hình trong ni trồng
thủy sản vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa............................................................ 95
Giá trị sản xuất nuôi trồng thủy sản vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa giai
đoạn 2010-2015 ................................................................................................. 96
Chi phí sản xuất của các hộ và trang trại nuôi trồng thủy sản vùng ven
biển tỉnh Thanh Hóa phân theo lồi ni ........................................................ 100
Kết quả và hiệu quả kinh tế nuôi trồng thủy sản ............................................. 102
Số lượng lao động tham gia nuôi trồng thủy sản vùng ven biển tỉnh
Thanh Hóa giai đoạn 2010-2015 ..................................................................... 104
Một số hoạt động ni trồng thủy sản có thể ảnh hưởng và tác động đến
môi trường ....................................................................................................... 106
Đánh giá của người nuôi trồng thủy sản về việc vay vốn ............................... 108
Lý do khó tiếp cận nguồn vốn của các hộ nuôi trồng thủy sản ....................... 109
Số lượng doanh nghiệp chế biến thủy sản vùng ven biển tỉnh Thanh
Hóa giai đoạn 2010-2015 ................................................................................ 114
Khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn phục ni trồng thủy sản các
loại hình vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa ......................................................... 116
Tình hình lao động của các loại hình ni trồng thủy sản vùng ven biển
tỉnh Thanh Hóa ................................................................................................ 118
Nguồn giống trong ni trồng thủy sản các loại hình vùng ven biển tỉnh
Thanh Hóa ....................................................................................................... 119
Khó khăn trong việc tiếp cận nguồn thức ăn phục vụ ni trồng
thủy sản các loại hình vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa .................................... 122
Khó khăn trong việc tiếp cận nguồn thuốc thủy sản phục vụ nuôi trồng
thủy sản các loại hình vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa .................................... 123
Thống kê các biến đưa vào mơ hình ............................................................... 126
Kết quả ước lượng mơ hình các yếu tố ảnh hưởng năng suất tơm sú
vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa ........................................................................ 127
Kết quả phân tích SWOT cho ni trồng thủy sản vùng ven biển Thanh Hóa ...... 128

Danh mục các dự án đầu tư chủ yếu cho nông lâm thủy sản vùng
ven biển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 ......................................................... 141


DANH MỤC SƠ ĐỒ
TT
2.1.
3.1.
4.1.
4.2.

Tên sơ đồ

Trang

Mối liên kết giữa dọc giữa các chủ thể trong ngành nuôi trồng thủy sản........ 21
Khung phân tích phát triển ni trồng thủy sản vùng ven biển tỉnh
Thanh Hóa ........................................................................................................ 48
Phân cấp chức năng lập, thực hiện quản lý quy hoạch nuôi trồng thủy
sản vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa ................................................................. 134
Mơ hình quản lý cộng đồng tổ hợp tác nuôi trồng thủy sản ........................... 137

DANH MỤC HÌNH
TT
4.1.
4.2.
4.3.
4.4.

Tên hình


Trang

Mơ hình liên kết trong tiêu thụ sản phẩm tôm thương phẩm của hợp tác
xã nuôi trồng thủy sản Hoằng Phong, Hoằng Hóa ........................................... 82
Mơ hình ni lách vụ tại Cồn Trường, Hoằng Châu, Hoằng Hóa .................... 86
Mơ hình ni xen ghép ..................................................................................... 87
Quy hoạch mở rộng diện tích các vùng ni trồng thủy sản ven biển tỉnh
Thanh Hóa ...................................................................................................... 130

DANH MỤC HỘP
TT
4.1.
4.2.
4.3.

Tên hộp

Trang

Chất lượng sản phẩm ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm của các hộ và
trang trại nuôi trồng thủy sản vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa .......................... 90
Ý kiến của người ni trồng thủy sản về chính sách đất đai .......................... 110
Ảnh hưởng của giống đến phát triển nuôi trồng thủy sản .............................. 118

ix


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
TT

2.1.
4.1.
4.2.
4.3.
4.4.
4.5.
4.6.
4.7.
4.8.
4.9.
4.10.

x

Tên biểu đồ

Trang

Giá trị sản xuất trên 1ha đất trồng trọt và giá trị sản xuất trên 1ha mặt
nước nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2010-2015 ................................................. 40
Giá trị sản xuất trên 1ha đất trồng trọt và giá trị sản xuất trên 1ha mặt
nước nuôi trồng thủy sản tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010-2015....................... 67
Diện tích ni trồng thủy sản theo các vùng tỉnh giai đoạn 2010-2015 ........... 68
Cơ cấu diện tích ni các lồi thủy sản vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa
năm 2015 ........................................................................................................... 71
Tỷ lệ hộ nuôi trồng thủ sản tham gia các hoạt động trong liên kết ngang
vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa .......................................................................... 81
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Thanh Hóa giai đoạn 2000-2016 ..................... 88
Biến động giá một số loại thủy sản qua các năm .............................................. 91
Giá trị sản xuất 1 ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản vùng ven biển

tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010-2015................................................................ 97
Đánh giá của hộ nuôi trồng thủy sản về nhận thức trước và sau khi được
tham gia các lớp tập huấn ................................................................................ 117
Đánh giá ảnh hưởng của các điều kiện sản xuất và điề kiện tự nhiên đến
phát triển nuôi trồng thủy sản vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa ........................ 125
Dự báo lượng cung, cầu thủy sản thế giới....................................................... 132


TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
Tên tác giả:

Phạm Thị Ngọc

Tên Luận án: Phát triển nuôi trồng thủy sản vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa
Chun ngành: Kinh tế nơng nghiệp

Mã số: 62 62 01 15

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng, đề xuất giải pháp chủ yếu
đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản tại vùng ven biển, góp phần thực hiện chiến
lược tái cơ cấu ngành thủy sản tỉnh Thanh Hóa.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tiếp cận: (i) Tiếp cận có sự tham gia; (ii) Tiếp cận theo quan điểm
phát triển; (iii) Tiếp cận ngành hàng; (iv) Tiếp cận theo quy mô sản xuất.
- Phương pháp chọn điểm nghiên cứu: Nghiên cứu tiến hành chọn 4 huyện là
Quảng Xương, Hậu Lộc, Tĩnh Gia, Hoằng Hóa với tiêu chí là có diện tích ni trồng
lớn, có sự phát triển đa dạng các loại ni chủ lực, thể hiện đặc trưng trong vùng. Trên
cơ sở các huyện đã chọn, các xã của các huyện được chọn dựa vào quy mô nuôi trồng

cũng như từng loại nuôi. Các xã được chọn để nghiên cứu bao gồm: xã Thanh Thủy,
Hải Châu, Nghi Sơn thuộc huyện Tĩnh Gia; Huyện Hoằng Hóa chọn các xã Hoằng
Châu, Hoằng Phụ và Hoằng Hà; Huyện Quảng Xương với Xã Quảng Chính, Quảng
Nham, Quảng Bình đại diện các loại ni diện tích lớn như tôm sú, ngao và cá; Với
huyện Hậu Lộc chọn xã Minh Lộc, Đa Lộc, Xuân Lộc.
- Phương pháp thu thập thông tin
Thu thập dữ liệu thứ cấp: Các thông tin thứ cấp bao gồm các văn bản của Chính
phủ, của Bộ NN&PTNT, tỉnh Thanh Hóa và các huyện vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa,
các quy hoạch trong nơng nghiệp nơng thơn nói chung và ni trồng thủy sản nói riêng;
Các bài nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
Thu thập dữ liệu sơ cấp: (i) Phương pháp phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu điều tra;
(ii) Phương pháp thảo luận nhóm thực hiện qua phương pháp đánh giá có sự tham gia
(PRA).
- Phương pháp phân tích số liệu:
Cơng cụ xử lý: Các số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel,
SPSS 22.0 và STATA 12.0.

xi


Phương pháp phân tích: (i) Phương pháp thống kê mơ tả; (ii) Phương pháp thống
kê so sánh; (iii) Phương pháp hạch tốn kinh tế; (iv) Phương pháp phân tích SWOT;
(v) Phương pháp sử dụng hàm sản xuất.
Kết quả chính và kết luận
Trên cơ sở hệ thống hóa và góp phần hồn thiện những vấn đề lý luận về phát
triển ni trồng thủy sản vùng ven biển và đưa ra được khung lý thuyết, làm rõ nội dung
cơ bản của phạm trù phát triển nuôi trồng thủy sản làm cơ sở nghiên cứu thúc đẩy phát
triển nuôi trồng thủy sản vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa.
Phát triển ni trồng thủy sản tăng cả về diện tích, sản lượng, giá trị sản xuất. Sự
phát triển đa dạng lồi ni đáp ứng nhu cầu thị trường và khai thác tiềm năng của vùng

như tơm sú, tơm thẻ, cá lồng, ngao... Bên cạnh đó, sự phát triển loại hình ni trồng
thủy sản cấp hộ chiếm phần lớn và xu hướng tăng, trang trại có xu hướng giảm. Các
phương thức nuôi vẫn chiếm ưu thế là quảng canh và quảng canh cải tiến. Liên kết còn
giản đơn và chưa phát triển, chất lượng sản phẩm chưa được đánh giá cao; thị trường
tiêu thụ thiếu tính ổn định. Việc áp dụng tiến bộ trong nuôi trồng nhất là VietGAP còn
chậm và nhiều hạn chế. Phát triển ni trồng thủy sản cịn gặp nhiều khó khăn về các
điều kiện sản xuất như vốn thiếu, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ,… Nuôi tôm thẻ thâm
canh cho hiệu quả cao nhất, với loại hình ni cấp hộ nên nuôi từ 2-4 ha (tôm sú); từ 1-3
ha (ngao) cho hiệu quả kinh tế cao hơn qui mô khác.
Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi trồng thủy sản gồm: (i) Nhóm chính
sách ảnh hưởng đến qui mơ, mức độ đầu tư, trình độ và hiệu quả trong ni trồng thủy
sản; (ii) Nhóm yếu tố về quy hoạch và quản lý quy hoạch; (iii) Yếu tố phát triển cơ sở
chế biến ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ, ô nhiễm trong phát triển cơ sở chế biến ảnh
hưởng đến mơi trường nước ni, dịch bệnh. (iv) Nhóm các điều kiện sản xuất nuôi
trồng thủy sản như cơ sở hạ tầng, vốn, giống, thức ăn, dịch bệnh và chăm sóc dịch bệnh,
trong đó kết quả phân tích hàm sản xuất cho thấy tiềm năng nâng cao năng suất tơm sú
cịn lớn bằng cách cho ăn thêm nguồn thức ăn, thả mật độ cao hơn và cần xử lý ao khi
nuôi; (v) Điều kiện tự nhiên.
Dựa trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, đề tài đề xuất các giải pháp có căn cứ khoa
học bao gồm: (i) Hồn thiện một số cơ chế chính sách; (ii) Hồn thiện quy hoạch phát
triển nuôi trồng thủy sản; (iii) Phát triển các loại hình, hình thức liên kết sản xuất; (iv)
Đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ kỹ thuật; (v) Ổn định, phát triển thị trường tiêu thụ; (vi)
Giảm ô nhiễm môi trường nước; (vii) Tăng cường điều kiện cho sản xuất nuôi trồng
thủy sản.

xii


THESIS ABSTRACT
PhD candidate: Pham Thi Ngoc

Thesis title: Aquaculture development in Thanh Hoa’s coastal regions
Major: Agricultural Economics
Code: 62 62 01 15
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
Research objectives
Researching and assessing the reality and analyzing the factors affecting the
development of aquaculture in coastal areas of Thanh Hoa province. The thesis also
attempts to recommend some major solutions for developing Thanh Hoa’s aquaculture
in the future.
Materials and Methods
- The approach
Approach method: (i) Participatory approach; (ii) Development approach; (iii)
Sectoral approach; (iv) Scale production approach.
- Research site
The study was conducted in 4 districts Quang Xuong, Hau Loc, Tinh Gia and Hoang
Hoa with the criteria of large areas of aquaculture, diversified development of major
species. Based on the selected districts, the communes in the districts were selected based
on the size and capacity of the aquaculture as well as their livelihood methods. The selected
communes were Thanh Thuy, Hai Chau and Nghi Son communes of Tinh Gia district;
Hoang Hoa district selected the communes of Hoang Chau, Hoang Phu and Hoang Ha;
Quang Xuong District with Quang Chinh Commune, Quang Nham District, Quang Binh
represents large areas such as tiger shrimp, clams and fish; regarding Hau Loc district, the
author selected Minh Loc, Da Loc, Xuan Loc communes.
- Method of data collection
Secondary data collection: Secondary information includes government document,
MARD, Thanh Hoa province and coastal districts in Thanh Hoa province, planning in
rural agriculture in general and aquaculture in particular as well as journal studies
related to the topics.
Primary data collection: (i) Direct interview method using questionnaires; (ii) The
method of group discussion was conducted through Participatory Research Assessment

(PRA).
- Method of data analysis:
Processing Tools: The data is processed by Microsoft Excel, SPSS 22.0 and
STATA 12.0 software.

xiii


Analytical methods: (i) Statistical method of description; (ii) Comparative
statistical methods; (iii) Statistical economic accounting; (iv) SWOT Analysis
Methodology; (v) The method of using the production function.
Main findings and conclusions
On the basis of systematizing and completing the debate of coastal aquaculture
development, this study provides a theoretical framework, clarify the basic contents of
the aquaculture development categories. The thesis also attempts to promote aquaculture
development in coastal area of Thanh Hoa province.
The aquacultural development has increased in terms of area, production and
productivity. The development of species diversity has met the market demand and
exploited the potential of the region such as shrimp, cage fish, oyster ... In addition, the
development of household aquaculture has trendily increased and accounted for the
majority whereas the farm-site tends to decrease. Farming methods are still dominated
by extensive and extensive farming. The cooperations are still simple and not
developed, the product quality is not appreciated; the market is not really stable. The
application of innovation in aquaculture, especially Vietgap, is slow and limited.
Aquaculture development has encountered many difficulties in production conditions
such as the lack of capital, inadequate infrastructure, etc. Intensive shrimp farming is
effective, distinguished from each type of scale (black tiger shrimp raising 2-4 ha, clam
raising 1-3 ha for higher economic efficiency in household type).
Factors affecting aquaculture development include: (i) Group of mechanisms and
policies affecting the size, level of investment, level and efficiency of aquaculture; (ii)

elements of plan and planning management; (iii) Factors contributing to the
development of processing establishments, affecting the consumption market, pollution
in the development of processing establishments, affecting the aquatic environment and
diseases. (iv) Group of aquaculture production conditions such as infrastructure, capital,
seed, feed, disease and disease care, the results of the production function analysis show
that the potential for high yielding of black tiger prawn is improved by feeding more
food, higher stocking density and pond handling; (v) Natural conditions;
According to the results of the study, the thesis proposes solutions based on
scientific evidences including: (i) completing a number of policy mechanisms, (ii)
planning the aquaculture development; (iii) developing types and methods of
production; (iv) applying technical advances (v) maintaining and improving
consumption market; (vi) Reducing water pollution, (vii) improving conditions for
aquaculture development.

xiv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Được sở hữu đường bờ biển dài 3260 km (Tổng cục Thống kê, 2016), Việt
Nam là đất nước đầy tiềm năng để phát triển thủy sản, với nhiều chủng loại, phân
bố trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Hơn 10 năm qua ngành thủy sản Việt Nam,
đặc biệt là nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã phát triển một cách vượt bậc, có những
đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội. Năm 2015 sản lượng NTTS
cả nước đạt 3.513 nghìn tấn tăng gấp 5 lần năm 2001, chiếm 53,6% giá trị sản
lượng toàn ngành thủy sản. Giá trị sản lượng NTTS tăng bình quân 13,5 %/năm
(giai đoạn 2001-2015) (Tổng cục Thống kê, 2016).
Ngoài việc cung cấp thực phẩm cho nhu cầu tiêu dùng trong nước, NTTS
đã xuất khẩu khối lượng hàng hóa lớn, mang lại nhiều giá trị kim ngạch xuất
khẩu cho đất nước. Các sản phẩm NTTS đã đáp ứng tốt nhu cầu đa dạng của

người tiêu dùng thế giới, đặc biệt ở các thị trường lớn có yêu cầu cao về chất
lượng vệ sinh an toàn thực phẩm như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc (Nguyễn Kim
Phúc, 2010). NTTS đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với sản xuất trồng
trọt, giá trị sản xuất bình quân 1ha NTTS cao gấp hơn 2 lần đất trồng trọt (Tổng
cục Thống kê, 2016). Để phát huy lợi thế của NTTS, tư tưởng chỉ đạo của Chính
phủ Việt Nam được cụ thể hóa trong Luật Thủy sản năm 2003 là lấy “nuôi bù
đánh” nhằm đưa ngành NTTS của vùng tiến nhanh, mạnh và ổn định trong tiến
trình tồn cầu hóa, góp phần thực hiện chiến lược “tái cơ cấu ngành thủy sản
theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” (Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thơn, 2013).
Là tỉnh có bờ biển dài 102 km, dọc bờ biển có 7 cửa lạch lớn nhỏ và
khoảng 190 lồi hải sản, Thanh Hóa đã xác định phát triển ngành thủy sản, đặc
biệt NTTS, là hướng đi chủ đạo trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói
chung, vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa nói riêng.
Vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa gồm 5 huyện là Quảng Xương, Tĩnh Gia,
Hoằng Hóa, Nga Sơn, Hậu Lộc và thị xã Sầm Sơn. Đây là các huyện có ngành
thủy sản phát triển nhất của tỉnh theo cả 2 hướng khai thác hải sản và NTTS. Do
khối lượng khai thác hải sản của vùng, cũng như toàn tỉnh đã đạt 90% khả năng
1


khai thác cho phép và vùng tuyến bờ đã vượt mức khai thác hiệu quả bền vững
nên NTTS được chú trọng và có xu hướng phát triển (Đồn Quy hoạch Thủy sản
Thanh Hóa, 2008). Diện tích NTTS của các huyện này năm 2015 là 7.904 ha
chiếm 47,15% diện tích NTTS của toàn tỉnh, sản lượng đạt gần 36.000 tấn chiếm
24,25% sản lượng toàn ngành và giá trị NTTS/ha cao hơn gấp 1,86 lần so với 1
ha đất trồng trọt (Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa, 2016). Các chủng loại thủy sản
được nuôi khá phong phú, đa dạng như tôm thẻ, tôm sú, cá, ngao… với nhiều
phương thức nuôi (thâm canh, bán thâm canh, quảng canh và quảng canh cải
tiến) với nhiều loại hình tổ chức sản xuất (hộ, trang trại, HTX, doanh nghiệp) và

hiệu quả đem lại cao.
Tuy nhiên, phát triển NTTS của vùng đang đối mặt các khó khăn, thách
thức như: diện tích NTTS một số loại có qui mơ nhỏ (bình qn cá lúa là 0,57
ha/hộ; chun cá 0,74 ha/hộ), phân tán, chưa có quy hoạch, ít đầu tư áp dụng tiến
bộ khoa học kỹ thuật nên nuôi chủ yếu là quảng canh và quảng canh cải tiến
(67,2% diện tích), năng suất cịn thấp, NTTS phát triển tự phát, mang tính
“phong trào” và “q nóng” tại 1 thời điểm, chẳng hạn số ô lồng nuôi cá năm
2011 ở Nghi Sơn, Tĩnh Gia tăng gần gấp 3 lần năm 2010; Chất lượng sản phẩm
chưa đủ yêu cầu thị trường, nhất là việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm; Cơ sở hạ
tầng thấp kém, trình độ, tổ chức sản xuất còn nhiều bất cập.
Mặt khác, phát triển ngành NTTS của vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa cũng
giống vùng ven biển của Việt Nam, còn phải chịu tác động trực tiếp của biến đổi
khí hậu, các biến đổi dị thường của thời tiết như: triều cường, lũ lụt, hạn hán...
ảnh hưởng đến đến NTTS (diện tích ao ni bị vỡ bình qn 27 nghìn ha/năm,
lồng ni bị trơi dạt, ước tính lượng ni thủy sản mất trung bình 193 nghìn
tấn/năm) (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2014).
Các nghiên cứu trước đây có liên quan đến phát triển NTTS ở Việt Nam
đã có như nghiên cứu của Nguyễn Thị Quỳnh Anh (2014) về “Giải pháp kinh tế
và quản lý môi trường cho phát triển ni trồng thuỷ sản các huyện phía nam
Thành phố Hà Nội”; Nguyễn Thị Thúy Vinh (2014) phân tích chuỗi giá trị thủy
sản của tỉnh Nghệ An; Đặng Thị Hoa và Quyền Đình Hà (2014) về biến đổi khí
hậu ảnh hưởng đến năng suất NTTS… Các nghiên cứu này đã đề cập đến các
khía cạnh khác nhau về giải pháp kinh tế, phát triển liên kết theo chuỗi, ảnh

2


hưởng của biến đổi khí hậu… đến NTTS. Các nghiên cứu phát triển NTTS trong
1 vùng cụ thể và hơn hết là trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa là chưa có. Để khai thác
lợi thế của vùng nhằm phát triển các loại thủy sản thích hợp, thực hiện chiến lược

tái cơ cấu ngành của tỉnh Thanh Hóa theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát
triển bền vững, rất cần các nghiên cứu nhằm thúc đẩy phát triển NTTS vùng ven
biển theo hướng bền vững.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất các giải
pháp thúc đẩy phát triển nuôi trồng thủy sản tại vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa
góp phần thực hiện chiến lược tái cơ cấu ngành thủy sản thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
(1) Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nuôi
trồng thủy sản vùng ven biển;
(2) Đánh giá thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản của vùng ven biển
tỉnh Thanh Hóa trong thời gian qua;
(3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển nuôi trồng thủy sản của
vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa;
(4) Đề xuất định hướng và giải pháp thúc đẩy phát triển nuôi trồng thủy
sản tại vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này cần trả lời các câu hỏi sau:
(1) Thực trạng phát triển NTTS của vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa trong
thời gian qua như thế nào?
(2) Các yếu tố chủ yếu nào ảnh hưởng tới phát triển NTTS vùng ven biển
tỉnh Thanh Hóa?
(3) Ni trồng thủy sản tỉnh Thanh Hóa hiện đang gặp các khó khăn, thách
thức nào?
(4) Để phát triển NTTS của vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa thời gian tới
cần áp dụng những giải pháp nào?

3



1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
* Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những lý luận và thực tiễn liên quan trực tiếp
và gián tiếp đến phát triển NTTS vùng ven biển của tỉnh Thanh Hóa.
Đối tượng khảo sát: Các loại hình NTTS như hộ, hợp tác xã, trang trại và
một số doanh nghiệp xuất nhập khẩu thủy sản; Các phương thức NTTS, các cơ
quan quản lý ngành, các tổ chức kinh tế xã hội, các cơ chế chính sách liên quan.
* Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung vào thực trạng phát triển NTTS (gồm gia
tăng về qui mô; Đa dạng về loại hình, hình thức tổ chức sản xuất và phương thức
NTTS; Gia tăng về áp dụng tiến bộ kỹ thuật; Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm; và
đánh giá kết quả hiệu quả). Phân tích các nhân tố ảnh hưởng, đề xuất các giải pháp
nhằm phát triển NTTS vùng ven biển của tỉnh Thanh Hóa.
Tập trung nghiên cứu đối tượng ni thương phẩm là tơm, cá và ngao vì
đây là các sản phẩm chủ lực của vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa.
- Về khơng gian: Thực hiện nghiên cứu này trên phạm vi vùng ven biển
tỉnh Thanh Hóa gồm 5 huyện, 1 thị xã, trong đó tập trung khai thác sâu 4 huyện
đại diện là Hoằng Hóa, Quảng Xương, Hậu Lộc, Tĩnh Gia.
- Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng phát triển NTTS vùng ven biển tỉnh
Thanh Hóa giai đoạn 2010-2015. Các dữ liệu sơ cấp sẽ thu thập vào các năm 2014,
2015. Các định hướng và giải pháp phát triển NTTS sẽ áp dụng cho đến năm 2025.
1.5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Về lý luận: Đề tài đã luận giải và làm sáng tỏ thêm các khái niệm về phát
triển NTTS nói chung và phát triển NTTS vùng ven biển nói riêng. Phát triển
ni trồng thủy sản vùng ven biển được hiểu là mở rộng về quy mô, thay đổi
phương thức và cách thức tổ chức sản xuất ni trồng thủy sản nhằm khai thác
có hiệu quả lợi thế nguồn lực vùng ven biển, đáp ứng nhu cầu thị trường và
mang lại thu nhập bền vững cho người sản xuất. Đã chỉ ra đặc điểm và vai trò
đặc thù NTTS của vùng ven biển; Đó là sự đa dạng mơi trường, hình thức,

phương thức, loại ni. Đã phát hiện các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển NTTS
vùng ven biển mà các nghiên cứu trước đây chưa làm rõ.

4


Về thực tiễn: Đề tài đã tổng kết được 4 bài học kinh nghiệm thực tiễn về
phát triển NTTS cho vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa. Cùng với đó, đề tài đã làm
rõ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển NTTS của vùng ven biển
tỉnh Thanh Hóa. Đặc biệt đã lượng hóa được yếu tố ảnh hưởng đến năng suất
nuôi tôm sú quảng canh cải tiến. Đã chỉ ra các lợi thế phát triển NTTS vùng ven
biển, đề xuất được hệ thống các giải pháp khả thi nhằm thúc đẩy phát triển NTTS
vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa, từ đó có thể áp dụng cho các vùng ven biển có
điều kiện tương tự. Đề tài cịn cung cấp cơ sở dữ liệu, là nguồn thông tin mới
giúp cho cán bộ quản lý, cán bộ chỉ đạo ngành làm căn cứ hoạch định chính sách
phát triển kinh tế vùng ven biển.
Về phương pháp: (i) Đề tài đã sử dụng các cách thức phân tổ đa dạng theo
đơn vị hành chính, lồi, phương thức và hình thức ni. (ii) Đã sử dụng mơ hình
hàm sản xuất (Cobb-Douglas) để lượng hóa các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất
ni tôm sú theo phương thức quảng canh cải tiến. Các phương pháp này có giá
trị tham khảo cho nhà nghiên cứu.
1.6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Ý nghĩa khoa học: Đề tài đã làm rõ thêm và bổ sung các khái niệm (thủy
sản, nuôi trồng thủy sản, phát triển, phát triển nuôi trồng thủy sản vùng ven biển,
vùng ven biển); Vận dụng phương pháp hàm sản xuất (Cobb-Douglas) để lượng
hóa các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất ni tôm sú theo phương thức quảng
canh cải tiến. Đây là những kiến thức, phương pháp có ý nghĩa khoa học trong
giảng dạy, nghiên cứu và hoạch định chính sách.
Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài cung cấp cơ sở dữ liệu phong phú về: Thực trạng
phát triển nuôi trồng thủy sản; Các yếu tố ảnh hưởng và giải pháp thúc đẩy phát

triển nuôi trồng thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền
vững. Các phát hiện này là căn cứ quan trọng có giá trị tham khảo hữu ích cho
các nhà hoạch định chính sách ngành. Bên cạnh đó, đề tài cũng có giá trị đào tạo
cán bộ trẻ tại các trường đại học, viện nghiên cứu thay đổi tư duy, cách tiếp cận
trong nghiên cứu phát triển ngành thủy sản.

5


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VỀ PHÁT TRIỂN
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VÙNG VEN BIỂN
2.1. TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN QUAN
Trong thời gian qua, đã có nhiều cơng trình khoa học nghiên cứu ở Việt
Nam và nước ngồi có nội dung liên quan đến phát triển NTTS vùng ven biển.
Trong các nghiên cứu đó, tác giả tổng hợp theo các nhóm vấn đề sau:
2.1.1. Các nghiên cứu về phát triển chung toàn ngành thủy sản
Tác giả: (i) Nguyễn Kim Phúc (2011), luận án “Nâng cao chất lượng tăng
trưởng ngành thủy sản Việt Nam”, nghiên cứu đã chỉ ra tăng trưởng ngành thủy
sản đạt được chủ yếu do tăng vốn và số lượng lao động chứ không phải là do chất
lượng lao động, phát triển khoa học cơng nghệ và trình độ quản lý. Điều này
phản ánh chất lượng tăng trưởng ngành thủy sản còn nghiêng về chiều rộng hơn
là chiều sâu. Tuy nhiên, ngành thủy sản phát triển chiều rộng đã có những giới
hạn, vậy cần nghiên cứu phá triển theo chiều sâu của ngành. Nghiên cứu cũng
đưa ra 4 nhóm giải pháp để nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành thủy sản Việt
Nam như: Cải thiện công tác qui hoạch; Thu hút và sử dụng vốn đầu tư có hiệu
quả; Xúc tiến thương mại và phát triển thị trường tiêu thụ; Đổi mới công tác quản
lý vệ sinh an toàn thực phẩm. (ii) Nguyễn Thị Thúy Vinh (2014), trong luận án
“Phân tích chuỗi giá trị thủy sản của tỉnh Nghệ An” chỉ ra thủy sản của tỉnh Nghệ
An sau khi thu hoạch được vận chuyển qua 4 chuỗi chính với 6 tác nhân và phân
tích được việc phân phối giá trị gia tăng qua từng tác nhân trong chuỗi, với các

giải pháp nhằm phát triển chuỗi giá trị thủy sản như tăng cường liên kết giữa các
tác nhân trong chuỗi, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm và để phát triển NTTS
cần nâng cao trình độ, khả năng tiếp cận tín dụng cho các hộ sản xuất, nâng cao
chất lượng sản phẩm nuôi trồng. (iii) Với Lâm Văn Mẫn (2006), luận án “Phát
triển bền vững ngành thủy sản Đồng bằng sông Cửu Long, đã tập trung phân tích
chung về khai thác, ni trồng và chế biến ngành, từ đó đề xuất các giải pháp
phát triển bền vững cho từng ngành. Riêng về NTTS, tác giả đã làm rõ thực trạng
về diện tích, sản lượng, cơ cấu, bất cập trong chuyển đổi đất nông nghiệp sang
NTTS và hiệu quả tài chính. Mặc dù vậy, nghiên cứu mới đánh giá được hiệu quả
tôm sú, cá ba sa và 1 số mơ hình đất ngập lũ, trong khi đó NTTS với đa dạng lồi
ni tơm thẻ, ngao, cá lồng... Vì vậy, nghiên cứu chưa so sánh được hiệu quả

6


NTTS nhằm hướng tới khuyến nghị cho chuyển dịch cơ cấu ngành NTTS. (iv)
Tác giả Đinh Thị Thu Thủy (2016), thực trạng và giải pháp cho xuất khẩu thủy
sản tỉnh Thanh Hóa, đã phân tích thực trạng xuất khẩu và chỉ ra các giải pháp
thúc đẩy xuất khẩu thủy sản. Nghiên cứu đã chỉ ra tồn tại, hạn chế trong lĩnh vực
xuất khẩu nhưng chưa chỉ ra được bất cập từ các nguồn cung ứng cho xuất khẩu,
nhất là tiềm năng cung ứng từ NTTS.
2.1.2. Các nghiên cứu về những đóng góp của ni trồng thủy sản cho
phát triển
Nghiên cứu: (i) John (2000), với nội dung “Kế hoạch cho ven biển thủy
sản phát triển nước đang phát triển” đã đưa ra vấn đề NTTS ở nước đang phát
triển; nêu lí do, cách lập kế hoạch phát triển nuôi trồng, đưa ra các vấn đề: cơng
nghệ thích hợp vào đúng chỗ, giảm tác động môi trường NTTS. (ii) Graham
and Simon (2000) nghiên cứu “Kết hợp nuôi trồng thủy sản vào phát triển nông
thôn ở các vùng ven biển và nội địa”, đã chỉ rõ NTTS có vai trị quan trọng trong
phát triển nông thôn. Ba phần tư sản xuất NTTS đến từ các nước có thu nhập

thấp, vùng trọng điểm là khu vực châu Á, trong đó Trung Quốc sản xuất chiếm
ưu thế. Kết hợp NTTS vào nền kinh tế nông thơn có thể mang lại lợi ích cũng
như rủi ro môi trường và xã hội, đặc biệt là ở các khu vực ven biển. (iii) Kalam et
al. (2008), phát triển NTTS ở Bangladesh “kinh nghiệm không bền vững và bền
vững”, nghiên cứu chỉ ra NTTS ven biển ở Bangladesh chủ yếu bao gồm hai lồi
tơm (tơm sú và Macrobrachium rosenbergii). Ni trồng thủy sản ven biển đóng
góp đáng kể giải quyết việc làm ở nông thôn. Bài viết xem xét các vấn đề quan
trọng, khó khăn và cơ hội của nghề nuôi tôm bền vững.
2.1.3. Các nghiên cứu về nuôi trồng thủy sản
Hiện nay, có nhiều nghiên cứu về ni trồng thủy sản, nội dung đa phần là
đánh giá về thực trạng NTTS, phân tích yếu tố ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cụ thể:
Cơng trình: (i) Nguyễn Tài Phúc (2005) với “Nghiên cứu phát triển nuôi
trồng thuỷ sản vùng đầm phá ven biển Thừa Thiên Huế”, đã đánh giá thực trạng
về hệ thống tổ chức quản lý nuôi trồng vùng đầm phá ven biển Thừa Thiên Huế
giai đoạn 1998-2004; trọng tâm là nuôi tôm, tác giả dùng phương pháp phân tích
hàm sản xuất để phân tích lượng hóa ảnh hưởng các yếu tố đầu vào với năng suất
tôm, đánh giá được hiệu quả ni trồng theo mơ hình thâm canh và bán thâm
canh. Đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm phát triển NTTS của vùng đầm phá ven

7


biển Thừa Thiên Huế. Nghiên cứu chỉ phân tích 1 loại sản phẩm là tôm trong khi
ở các vùng ven biển khác lại có sự phát triển đa dạng các loài khác như ngao, cá,
(ii) Nguyễn Thị Quỳnh Anh (2014), luận án “Giải pháp kinh tế và quản lý môi
trường cho phát triển ni trồng thuỷ sản các huyện phía nam Thành phố Hà
Nội”, đã phân tích, đánh giá kết quả phát triển NTTS giai đoạn 2009-2011, với
nuôi cá ưu thế, những ảnh hưởng của sự phát triển này đến các thành phần mơi
trường, nhằm đề xuất hồn thiện hệ thống các giải pháp về kinh tế và quản lý môi
trường nhằm thúc đẩy NTTS phát triển ổn định hơn nữa. (iii) Đặng Thị Hoa và

cs. (2014) cho rằng biến đổi khí hậu làm năng suất thủy sản giảm sút, chết hàng
loạt, nguồn lợi hải sản suy giảm, rạt ra xa bờ, gây thiệt hại lớn cho ngành thủy
sản. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng muốn giảm tác động của biến đổi khí hậu cần
nâng cấp, gia cố các khu NTTS vững chắc hơn, thay đổi kỹ thuật nuôi trồng. (iv)
Nguyễn Thanh Long và cs. (2015) kết luận nuôi tôm thẻ chân trắng là một trong
những mơ hình ni thủy sản quan trọng ở vùng ven biển tỉnh Cà Mau và lợi
nhuận thu được là rất cao nhưng chi phí đầu tư lớn (đặc biệt là chi phí thức ăn, cơ
sở hạ tầng), dịch bệnh nhiều. (v) Nguyễn Thị Thanh Hương và cs. (2016) chỉ ra
phát triển NTTS của các hộ nơng dân đang gặp nhiều khó khăn, thách thức như
thiếu quy hoạch chi tiết vùng nuôi, rủi ro dịch bệnh cao, thị trường khổng ổn
định. (vi) Lê Kim Long (2017) trong nghiên cứu “Hiệu quả sản xuất của các hộ
nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng tại tỉnh Phú n”, nghề ni thâm canh tơm
thẻ chân trắng vẫn cịn đủ khả năng sinh lợi để tiếp tục duy trình sản xuất nhưng
sức hấp dẫn của nghề đã xuống thấp khi mức rủi ro và nhu cầu vốn sản xuất lớn.
Nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng đã bước vào trạng thái bão hịa, nó cịn ảnh
hưởng tiêu cực ra mơi trường. Do đó cần có các chính sách nhằm từng bước nội
sinh hóa chi phí mơi trường vào q trình sản xuất, hướng tới phát triển bền
vững, triển khai các kỹ thuật ni, hỗ trợ cơng nghệ và tín dụng cho các hộ
nuôi. (vii) Trần Khắc Xin (2014), “Hỗ trợ NTTS xuất khẩu ở khu vực Nam
Trung Bộ”, đã nêu lên thực trạng hỗ trợ NTTS xuất khẩu với các nhóm giải
pháp hỗ trợ. Tuy vậy, nghiên cứu mới đánh giá được các hỗ trợ về vốn, cơ sở
vật chất quan trắc mơi trường, kinh phí đầu tư... mà chưa đi sâu khai thác hiệu
quả của NTTS nhằm thúc đẩy các hoạt động hỗ trợ. (viii) Nguyễn Hữu Thọ
(2016), nghiên cứu hồn thiện chính sách khuyến ngư nhằm phát triển NTTS
vùng ven biển Bắc Bộ, luận án phân tích thực trạng các chính sách khuyến ngư
hiện nay, hiệu quả của nó, nhằm đề xuất giải pháp hồn thiện góp phần thúc đẩy

8



phát triển NTTS. Luận án mới tập trung vào hỗ trợ phát triển cung thủy sản
nuôi trồng nhưng chưa đi sâu vào phân tích được khó khăn trong các hoạt động
sản xuất cũng như chưa đánh giá được hiệu quả kinh tế NTTS, là cơ sở để cần
hồn thiện chính sách phát triển NTTS.
Kết quả tổng quan các nghiên cứu có liên quan nêu trên cho thấy, nghiên
cứu về phát triển NTTS đã được tiến hành tương đối đa dạng cả về nội dung và
phạm vi nghiên cứu. Tuy nhiên, vẫn cịn các khoảng trống cần được bổ sung và
hồn thiện như:
Về đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Hầu hết các nghiên cứu đều đề cập
đến các lồi ni riêng lẻ như tôm thẻ chân trắng, tôm sú, cá, cua, ngao, hoặc các
nghiên cứu tập trung vào 1 môi trường nuôi như nuôi thủy sản nước ngọt, nước
lợ hay nước mặn; Chưa có nhiều các nghiên cứu đa dạng môi trường nuôi ở một
vùng sinh thái.
Về nội dung nghiên cứu: Phần lớn các nghiên cứu mới chỉ tập trung vào
đánh giá về một khía cạnh trong phát triển NTTS như hiệu quả kỹ thuật và hiệu
quả tài chính, tác động của biến đổi khí hậu đến NTTS, quản lý mơi trường
NTTS, chuỗi giá trị thủy sản… chưa có nghiên cứu về phát triển NTTS tổng thể
trong sự phát triển của kinh tế xã hội.
Về không gian: Đa số các nghiên cứu thực hiện trên phạm vi cả nước, tỉnh,
huyện, nhưng các nghiên cứu triển khai tại vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa thì
chưa có.
Từ khoảng trống của các nghiên cứu trước đây có liên quan, các vấn đề
đặt ra cho nghiên cứu này là:
1) Tập trung phân tích điều kiện phát triển NTTS vùng ven biển tỉnh
Thanh Hóa với sự đa dạng môi trường nuôi (nước mặn, nước lợ, nước ngọt) và
rất nhiều lồi ni như tơm thẻ chân trắng, tôm sú, cá lồng biển, ngao, nuôi cá
nước ngọt. Từ đó làm cơ sở phát triển hài hịa các loại thủy sản và phù hợp với
điều kiện của vùng, góp phần phát triển bền vững kinh tế của tỉnh nói chung và
NTTS nói riêng.
2) Đánh giá thực trạng phát triển NTTS của vùng ven biển với các vấn đề

qui mô, cơ cấu, liên kết, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật nuôi trồng thủy sản trong
điều kiện hiện nay của vùng, và so sánh được hiệu quả kinh tế giữa cá lồi ni
trong vùng hướng tới tái cơ cấu ngành cho phù hợp.

9


×