Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Đánh giá đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số giống vừng mới thu thập và ảnh hưởng của lượng phân lân đến năng suất của ba giống v33, vđ11, v14t trong vụ hè 2016 tại gia lâm, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.9 MB, 107 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THU HIỀN

ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG,
PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG VỪNG MỚI
THU THẬP VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG PHÂN
LÂN ĐẾN NĂNG SUẤT CỦA BA GIỐNG V33, VĐ11,
V14T TRONG VỤ HÈ 2016 TẠI GIA LÂM, HÀ NỘI
Chuyên ngành:

Khoa học cây trồng

Mã số:

60.62.01.10

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Lê Thị Tuyết Châm

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày



tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Thu Hiền

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới cơ giáo TS. Lê Thị Tuyết Châm đã tận
tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q
trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Di truyền và chọn giống cây trồng, Khoa Nông học - Học viện Nông nghiệp
Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành
luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức trường học viện
Nông nghiệp Việt Nam đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực
hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Thu Hiền

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ....................................................................................................................... ii
Mục lục ......................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ..................................................................................................... vi
Danh mục bảng .............................................................................................................. vii
Trích yếu luận văn .......................................................................................................... ix
Thesis abstract...................................................................................................................x
Phần 1. Mở đầu ...............................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài .....................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................2

1.3.


Yêu cầu đề tài ....................................................................................................2

1.4.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...........................................................2

Phần 2. Tổng quan tài liệu .............................................................................................3
2.1.

Cơ sở khoa học của đề tài ..................................................................................3

2.2.

Nguồn gốc và phân bố của cây vừng .................................................................3

2.3.

Phân loại và đặc điểm sinh học của cây vừng ...................................................4

2.3.1.

Phân loại ............................................................................................................4

2.3.2.

Đặc điểm nông sinh học.....................................................................................5

2.3.3.


Sinh trưởng và phát triển của cây vừng .............................................................7

2.4.

Yêu cầu và điều kiện sinh thái cây vừng ...........................................................8

2.4.1.

Nhiệt độ..............................................................................................................8

2.4.2.

Ánh sáng ............................................................................................................8

2.4.3.

Nước ..................................................................................................................9

2.4.4.

Độ cao ................................................................................................................9

2.4.5.

Gió .....................................................................................................................9

2.4.6.

Đất ......................................................................................................................9


2.5.

Tình hình sản xuất và nghiên cứu vừng trên thế giới ........................................9

2.5.1.

Tình hình sản xuất vừng trên thế giới ................................................................9

2.5.2.

Tình hình nghiên cứu vừng trên thế giới .........................................................11

2.6.

Tình hình sản xuất và nghiên cứu vừng ở việt nam .........................................16

iii


2.6.1.

Tình hình sản xuất vừng ở Việt Nam ...............................................................16

2.6.2.

Tình hình nghiên cứu vừng ở Việt Nam ..........................................................17

22.7.

Nhu cầu dinh dưỡng của cây vừng ..................................................................23


Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................................24
3.1.

Địa điểm nghiên cứu ........................................................................................24

3.2.

Thời gian nghiên cứu .......................................................................................24

3.3.

Vật liệu nghiên cứu ..........................................................................................24

3.4.

Nội dung nghiên cứu........................................................................................25

3.4.1.

Nội dung 1 (Thí nghiệm 1) ..............................................................................25

3.4.2.

Nội dung 2 (Thí nghiệm 2) ..............................................................................25

3.5.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................25


3.5.1.

Thiết kế thí nghiệm ..........................................................................................25

3.5.2.

Quy trình kỹ thuật áp dụng ..............................................................................26

3.5.3.

Các chỉ tiêu theo dõi ........................................................................................27

3.5.4.

Phân tích số liệu ...............................................................................................30

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ...................................................................31
4.1.

Kết quả đánh giá đặc điếm sinh trưởng, phát triển của một số giống
vừng mới thu thập trong vụ hè năm 2016 tại Gia Lâm, Hà Nội ......................31

4.1.1.

Một số đặc điểm hình thái của các giống vừng ...............................................31

4.1.2.

Thời gian sinh trưởng của các giống vừng ......................................................33


4.1.3.

Động thái tăng trưởngcủa các giống vừng .......................................................36

4.1.4.

Chỉ số SPAD ....................................................................................................42

4.1.5.

Mức độ nhiễm bệnh hại của các giống vừng ...................................................43

4.1.6.

Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống vừng .......................................45

4.2.

Ảnh hưởng của lượng phân lân đến năng suất của 3 giống V33, VĐ11,
V14T trong vụ hè năm 2016 tại Gia Lâm, Hà Nội .........................................51

4.2.1.

Ảnh hưởng của liều lượng phân lân đến động thái tăng trưởng chiều cao
thân chính của 3 giống vừng VĐ11, V14T và V33 .........................................51

4.2.2.

Ảnh hưởng của liều lượng phân lân đến động thái tăng trưởng số lá của
3 giống vừng VĐ11, V14T và V33 .................................................................54


4.2.3.

Ảnh hưởng của liều lượng phân lân đến đường kính thân của 3 giống
vừng VĐ11, V14T và V33 ..............................................................................56

4.2.4.

Ảnh hưởng của liều lượng phân lân đến chỉ số SPAD của 3 giống vừng
VĐ11, V14T và V33 ........................................................................................58

iv


4.2.5.

Ảnh hưởng của liều lượng phân lân đến diện tích và chỉ số diện tích lá
của 3 giống vừng VĐ11, V14T và V33 ...........................................................60

4.2.6.

Ảnh hưởng của liều lượng phân lân đến tốc độ sinh trưởng tương đối (RGR)
và tốc độ tích lũy thuần (NAR) của 3 giống vừng VĐ11, V14T và V33...............63

4.2.7.

Ảnh hưởng của liều lượng phân lân đến khả năng tích lũy chất khơ của 3
giống vừng VĐ11, V14T và V33 ....................................................................64

4.2.8.


Ảnh hưởng của liều lượng phân lân đến các yếu tố cấu thành năng suất
của 3 giống vừng VĐ11, V14T và V33 ...........................................................67

4.2.9.

Ảnh hưởng của liều lượng phân lân đến năng suất của 3 giống vừng
VĐ11, V14T và V33 ........................................................................................70

4.2.10. Ảnh hưởng của liều lượng phân lân đến mức độ nhiễm bệnh hại của 3
giống vừng VĐ11, V14T và V33. ...................................................................72
4.2.11. Đánh giá hiệu quả kinh tế .................................................................................74
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ......................................................................................76
5.1.

Kết luận ............................................................................................................76

5.2.

Đề nghị .............................................................................................................76

Tài liệu tham khảo ..........................................................................................................77

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt


CT

Công thức

ĐC

Đối chứng

ĐK

Đường kính

TG

Thời gian

TT

Thứ tự

TTTN

Trung tâm thực nghiệm

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.


Diện tích, năng suất và sản lượng vừng trên thế giới qua các năm ........... 10

Bảng 2.2.

Sản lượng vừng của 5 nước sản xuất hàng đầu thế giới ............................ 11

Bảng 2.3.

Diện tích, năng suất, sản lượng vừng ở Việt Nam trong một số năm
gần đây ....................................................................................................... 16

Bảng 3.1.

Ký hiệu tên các giống vừng trong thí nghiệm .......................................... 24

Bảng 3.2

Các cơng thức thí nghiệm .......................................................................... 25

Bảng 4.1.

Một số đặc điểm về hình thái của một số giống vừng ............................... 32

Bảng 4.2.

Thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn của các giống vừng ................... 34

Bảng 4.3.


Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống vừng ......................... 37

Bảng 4.4.

Động thái tăng trưởng lá của một số giống vừng ...................................... 39

Bảng 4.5.

Động thái tăng trưởng về đường kính gốc của một số giống vừng ........... 41

Bảng 4.6.

Chỉ số SPAD qua các giai đoạn của một số giống vừng ........................... 43

Bảng 4.7.

Mức độ nhiễm sâu bệnh hại của một số giống vừng ................................. 44

Bảng 4.8.

Số đốt, số cành cấp 1hữu hiệu, chiều cao đóng quả của một số giống
vừng ........................................................................................................... 46

Bảng 4.9.

Các yếu tố cấu thành năng suất của một số giống vừng. ........................... 48

Bảng 4.10. Năng suất của các giống vừng trong thí nghiệm........................................ 51
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của liều lượng phân lân đến động thái tăng trưởng chiều
cao thân chính của 3 giống vừng VĐ11, V14T và V33. .......................... 52

Bảng 4.12. Ảnh hưởng của liều lượng phân lân đến động thái tăng trưởng số lá
của 3 giống vừng VĐ11, V14T và V33 ..................................................... 55
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của liều lượng phân lân đến đường kính thân của 3 giống
vừng VĐ11, V14T và V33 ....................................................................... 57
Bảng 4.14. Ảnh hưởng của liều lượng phân lân đến chỉ số SPAD của 3 giống
vừng VĐ11, V14T và V33 ........................................................................ 58
Bảng 4.15. Ảnh hưởng của liều lượng phân lân đến diện tích và chỉ số diện tích
lá của 3 giống vừng VĐ11, V14T, và V33 ............................................... 61
Bảng 4.16

Ảnh hưởng của liều lượng phân lân đến tốc độ sinh trưởng tương đối
( RGR) và tốc độ tích lũy thuần ( NAR) của 3 giống vừng VĐ11,
V14T và V33 ............................................................................................. 63

vii


Bảng 4.17. Ảnh hưởng của liều lượng phân lân đến khả năng tích lũy chất khơ
của 3 giống vừng VĐ11, V14T và V33 ..................................................... 65
Bảng 4.18. Ảnh hưởng của liều lượng phân lân đến các yếu tố cấu thành năng
suất của 3 giống vừng VĐ11, V14T và v33. ............................................. 67
Bảng 4.19. Ảnh hưởng của liều lượng phân lân đến năng suất của 3 giống vừng
VĐ11, V14T và V33 .................................................................................. 71
Bảng 4.20. Ảnh hưởng của liều lượng phân lân đến mức độ nhiễm sâu hại của 3
giống vừng VĐ11, V14T và V33. ............................................................. 73
Bảng 4.21. Đánh giá hiệu quả kinh tế ......................................................................... 74

viii



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thu Hiền
Tên Luận văn: Đánh giá đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số giống vừng mới
thu thập và ảnh hưởng của lượng phân lân đên năng suất của ba giống V33, VĐ11,
V14T trong vụ hè 2016 tại Gia Lâm, Hà Nội.
Ngành: Khoa học cây trồng

Mã số: 60.62.01.10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Khảo sát đánh giá sự sinh trưởng, phát triển, mức độ nhiễm sâu bệnh và năng
suất của một số giống vừng tại khu vực Hà Nội.
Xác định được liều lượng phân lân thích hợp để tăng năng suất vừng tại khu vực
Hà Nội.
Phương pháp nghiên cứu
18 giống vừng thu thập được cung cấp từ Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm
đậu đỗ, Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam.
Khảo sát đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất của 18 giống vừng mới
tại Việt Nam. Thí nghiệm được bố trí tuần tự lặp lại 2 lần.
Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng phân lân đến sinh trưởng, phát triển và năng
suất 3 giống vừng. Thí nghiệm 2 được bố trí theo phương pháp ô lớn ô nhỏ.
Kết quả chính và kết luận
Dựa vào kết quả theo dõi được, nhận thấy có 5 giống vừng triển vọng là V14T,
V30, V33, V36-4m và vừng đen Bắc Giang.
Theo kết quả nghiên cứu thu được khơng có sự khác nhau về năng suất của 3
lượng phân bón khác nhau trên 3 giống vừng nghiên cứu. Khuyến cáo ở mức bón lân
cho cây vừng ở khu vực Hà Nội là 80 kg P2O5.

ix



THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyễn Thu Hiền
Thesis title: Evaluation of some new sesame varieties growth and development and
effect of phosphate fertilizer on yeild of V33, VĐ11, V14T, sesame varieties in 2016
summer season in Gia Lam district, Ha Noi city.
Major: Crop science Code: 60.62.01.10
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
Evaluated growth and development and yield of some new sesame varieties in
Ha Noicity.
Determined suitable phosphate fertilizer content for improving yield of sesame
in Ha Noicity.
Materials and Methods
Eighteen sesame varieties were collected from center of legume research and
development- Viet Nam academy of agriculture science. Evaluating growth and
development and yield of 18 sesame varieties. The experiment was carried out
following RCD with two replications.
Effect of phosphate fertilizer on growth and yeild of three sesame varieties. The
experiment was carried out following Split-plot with three replications.
Main findings and conclusions
The results of evaluation of growth and development and yield of some new
sesame varieties show that: V14T, V30, V33, V36-4m and Bac Giang black sesame
were potential varieties on growth and yield
80 kg P2O5 is suitable phosphate fertilizer content for improving yield of sesame
in Ha Noicity.

x



PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Vừng (Sesamum indicum L.) là loại cây có dầu, cây thực phẩm hiện đang
được nhiều quốc gia quan tâm và định hướng phát triển do có hàm lượng dầu
cao, chất lượng tốt, trong hạt vừng chứa khoảng 50% dầu, 25% protein, 5% chất
khoáng, 1% canxi, 3% axit, 4% chất xơ... (Nguyễn Vy và cs., 1996). Đặc biệt, sự
có mặt của các axit béo không no cần thiết cho cơ thể như oleic (41-45%),
linoleic (37-42%); các axit amin không thay thế; các hợp chất chống oxy hóa
(sesamin, sesamol, sesamolin và vitamin E) đã làm tăng giá trị dầu vừng lên rất
nhiều so với các cây lấy dầu khác (Baydar et al.,1999).
Hiện nay, diện tích vừng trên thế giới ngày càng được phát triển bởi nhu
cầu tiêu thụ ngày càng tăng ở các quốc gia. Năng suất và chất lượng vừng ở các
nước là rất khác nhau do bộ giống và kỹ thuật canh tác khác nhau của mỗi vùng
lãnh thổ. Ở Việt Nam với nhiều lý do khác nhau mà cây vừng chưa thực sự có sự
quan tâm của xã hội và chủ yếu phát triển theo hướng tự phát với kỹ thuật áp
dụng chủ yếu là kinh nghiệm, vì vậy để tạo ra vùng hàng hóa lớn là rất khó khăn.
Để khắc phục tình hình trên trước hết cần phải có bộ giống thích hợp với điều
kiện sinh thái của từng địa phương và các kỹ thuật áp dụng kèm theo. Kỹ thuật sử
dụng phân bón cho vừng cũng đã được đề cập, tuy nhiên chưa chú trọng đến vai
trò của lân. Phân lân là loại phân đa lượng có ý nghĩa quan trọng đối với vừng,
giúp cây sinh trưởng phát triển bộ rễ, thân đặc biệt là quá trình ra hoa và đậu quả
nâng cao chất lượng hạt. Việc áp dụng bón phân theo tập quán hoặc kinh nghiệm
cho hiệu quả chưa cao, năng suất thấp chỉ đạt từ 60-70% tiềm năng năng suất.
Theo kết quả điều tra về năng suất vừng cho thấy: năng suất vừng đạt
được còn thấp so với tiềm năng của giống và có xu hướng giảm dần theo thời
gian. Năng suất vừng chúng ta còn thấp là do nhiều nguyên nhân khác nhau,
trong đó yếu tố giống và kỹ thuật canh tác có thể coi là yếu tố quyết định. Giống
vừng hiện đang gieo trồng là giống địa phương tồn tại nhiều năm không được
chọn lọc, phục tráng, chưa có giống mới thay thế. Trình độ sản xuất còn rất thấp,

chủ yếu là dựa vào những lợi thế về điều kiện tự nhiên và khí hậu. Đầu tư cho
sản xuất vừng còn thấp hơn nhiều so với yêu cầu của biện pháp kỹ thuật thâm
canh địi hỏi. Giải pháp đặt ra cần có những cơng trình nghiên cứu về giống để

1


góp phần làm căn cứ khoa học cho việc bảo tồn các nguồn gen quý và làm cơ sở
cho các chiến lược tạo giống mới với năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng
chống chịu, đồng thời tìm ra biện pháp kĩ thuật phù hợp nhằm phát huy tối đa
tiềm năng của giống.
Xuất phát từ thực tiễn trên chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá đặc điểm
sinh trưởng, phát triển của một số giống vừng mới thu thập và ảnh hưởng của
lượng phân lân đến năng suất của ba giống V33, VĐ11, V14T trong vụ hè
2016 tại Gia Lâm, Hà Nội”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Khảo sát đặc điểm hình thái của 18 mẫu giống vừng thí nghiệm
- Xác định được liều lượng phân lân thích hợp để tăng năng suất vừng tại
khu vực Hà Nội.
1.3. YÊU CẦU ĐỀ TÀI
- Tìm hiểu đặc điểm hình thái của các giống vừng thí nghiệm.
- Xác định được đặc điểm sinh trưởng, phát triển, mức độ nhiễm sâu bệnh
hại và khả năng hình thành năng suất của 18 giống vừng mới thu thập tại Việt Nam
- Xác định được ảnh hưởng của lượng phân lân đến sinh trưởng, phát triển,
mức độ nhiễm sâu, bệnh hại và khả năng hình thành năng suất của 3 giống vừng
mới thu thập tại Việt Nam.
- Xác định được liều lượng phân lân thích hợp nhất cho 3 giống vừng được
nghiên cứu.
1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Ý nghĩa khoa học: Kết quả của đề tài sẽ cung cấp các thông tin về giống

vừng mới thu thập và các dẫn liệu khoa học về hiệu quả của lân đến một số hoạt
động sinh lý, sinh trưởng, phát triển, khả năng nhiễm sâu bệnh; mối liên quan
giữa chúng đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của vừng từ đó góp
phần xây dựng phương pháp sử dụng phân bón nhằm tăng năng suất cây vừng.
Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của đề tài sẽ là cơ sở để chọn lọc các giống vừng
cho các mục tiêu chọn giống và góp phần xây dựng phương pháp sử dụng phân
bón nhằm tăng năng suất cây vừng.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
Vừng là cây hàng năm và được mệnh danh là “hồng hậu của các cây có
dầu”. Và do sự hiện diện của các chất chống oxy hóa mạnh, hạt vừng được gọi là
“những hạt giống của sự bất diệt”. Nó mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản
xuất và xuất khẩu. Tiềm năng và triển vọng của nó khơng những dùng cho nhu
cầu thực phẩm mà cịn có thể dùng cho các nhu cầu khác trong đời sống như
dùng trong công nghiệp, dược phẩm, và dầu sinh học trong tương lai. Do đó,
cơng tác chọn tạo giống vừng có năng suất và chất lượng cao thích hợp với điều
kiện sinh thái địa phương giúp nông dân trồng vừng phát triển sản xuất vừng một
cách bền vững, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cần được tiến
hành (Nguyễn Thị Hoài Trâm và Hồ Thị My, 2011).
Ở Việt Nam vừng là cây lấy dầu quan trọng, được trồng ở khắp các vùng
sinh thái, đất đai và khí hậu rất thích hợp cho cây vừng sinh trưởng và phát triển.
Thực tế cho thấy, vừng được gieo trồng khắp từ Nam ra Bắc bởi khả năng thích
ứng rộng, có thể trồng được trên nhiều loại đất, ngay cả những loại đất xấu,
nghèo dinh dưỡng. Tuy nhiên năng suất vừng rất thấp do thiếu bộ giống thích
hợp điều kiện sinh thái từng địa phương và các biện pháp kỹ thuật chưa được áp
dụng, đặc biệt là phân bón.

Trong thời gian qua có nhiều nghiên cứu về kỹ thuật canh tác trên cây
vừng song vẫn còn hạn chế nhất là lĩnh vực phân bón, bón lượng bao nhiêu, loại
gì, và vào thời điểm nào là hiệu quả. Việc áp dụng phân bón theo tập quán và
kinh nghiệm cuả người dân chưa mang lại hiệu quả, năng suất vừng thấp.
Theo Trần Thị Hồng Thắm và cs. (2011) cơng thức bón phân cho vừng đạt
năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất là 90N- 60P2O5-90 K2O. Dạng lân bón để
mè đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất là bón phối hợp 50%
lân Super + 50% NPK (20-20-15).
2.2. NGUỒN GỐC VÀ PHÂN BỐ CỦA CÂY VỪNG
Cây vừng được trồng và nghiên cứu trên thế giới từ rất lâu đời. Cho đến nay
vẫn có nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc cây vừng. Nhiều tài liệu cho rằng
vừng có nguồn gốc có từ Châu Phi cách đây hơn 5000 năm. Vào năm 2130 trước

3


Công Nguyên cây vừng đã ghi nhận là cây lấy dầu đầu tiên. Nó du nhập vào Ai
Cập vào năm 1300 trước Cơng Ngun (Oma and Mohamet, 2007).
Có nhiều ý kiến cho rằng các giống vừng trồng hiện nay có nguồn gốc từ
Êthiopia. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng vùng Afghan-Persian mới là nguyên
sản của các giống vừng trồng. Vừng là loại cây có dầu được trồng lâu đời
(khoảng 2000 năm trước cơng ngun). Sau đó được đưa vào vùng tiểu Á
(Babylon) và được di về phía tây vào châu Âu và phía nam vào châu Á. Sau đó
dần dần được phân bố đến Ấn Độ và một số nước nam Á, Trung Quốc (Phạm
Đức Toàn, 2006).
Vừng là một loại cây lấy dầu lâu đời và được ghi nhận lần đầu tiên cách đây
khoảng 4000 năm ở vườn Babylon và Assyria. Từ đây nó được phát triển và
trồng ở nhiều vùng trên thế giới với trên 5 triệu mẫu Anh. Nước sản xuất vừng
lớn nhất là Ấn Độ, nó cũng được trồng nhiều ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga,
Thổ Nhĩ Kỳ, Mexico, Nam Mỹ và một số nước ở Châu Phi. Sản xuất thương mại

cũng bắt đầu được tiến hành ở Mỹ vào những năm 1950 (Betts, 1990).
Một số tác giả (Brar and Ahuja, 1979; Nayar and Mehra, 1970) cho rằng
cây vừng là cây lấy dầu có giá trị ở Irap và Syria cách đây 4000 năm hoặc thậm
chí sớm hơn.
Đa số các tác giả đồng ý với quan điểm về nguồn gốc vừng là ở Châu Phi
cách đây 2000-4000 năm. Sau đó du nhập vào Ấn Độ và dần dần chuyển sang
các nước Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ. Hiện nay, cây vừng được trồng ở rất
nhiều nước như: Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan…
2.3. PHÂN LOẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÂY VỪNG
2.3.1. Phân loại
Cây vừng (Sesamum indicum L.) thuộc họ Pedaliaceae bao gồm 16 chi và
16 lồi (Weiss, 2000), chi Sesamum có khoảng 37 lồi nhưng chỉ có Sesamum
indicum là lồi duy nhất được sử dụng trong trồng trọt. Bên cạnh vừng trồng cịn
có 2 loại vừng dại S. prostratum và S. laciniatum được tìm thấy ở vùng tiểu lục
địa Ấn Độ.
Theo Nguyễn Thị Kim Ba (2005), hiện nay phân loại vừng phụ thuộc vào
một số đặc tính thực vật như sau:
- Thời gian sinh trưởng: Phân loại giống có thời gian sinh trưởng dài ngày

4


(trên 100 ngày) hoặc giống sinh trưởng ngắn ngày (dưới 100 ngày). Cách phân
loại này rất quan trọng khi chọn giống để luân canh với cây trồng khác như lúa,
bắp, đậu, khoai…
- Số khía trên quả: Phân loại các giống vừng bốn khía, sáu khía, tám khía,
phân loại này dùng để chọn cỡ hạt nhỏ hay to.
- Quả bị nứt khi thu hoạch hay không bị nứt: Phân loại này giúp cho việc
thu hoạch được đồng loạt hay khơng vì những giống không nứt quả khi thu hoạch
không bị nứt hạt.

- Màu hạt: Đây là cách phân loại phổ biến nhất.
Vừng đen (Sesamun indicum L.)
Vừng vàng (Sesamun orentalis L.)
Vừng đen cho màu có phẩm chất tốt và hàm lượng dầu cao hơn vừng vàng
(nhất là vừng một vỏ), vừng đen có giá trị xuất khẩu cao hơn vừng vàng.
- Vỏ hạt phân biệt vừng một vỏ với vừng hai vỏ, vì vừng một vỏ cho dầu
cao hơn vừng hai vỏ.
Ngồi các cách phân loại trên, người ta còn phân loại vừng theo thời vụ
trồng, số hoa ở nách lá, sự phân cành trên thân.
2.3.2. Đặc điểm nông sinh học
Theo Phạm Đức Tồn (2006), cây vừng có đặc điểm nơng sinh học như sau:
Rễ: Vừng thuộc nhóm cây có rễ cọc, rễ chính ăn sâu đồng thời bộ rễ bên
cũng rất phát triển về chiều ngang. Rễ vừng phân bố chủ yếu ở lớp đất 0 - 25 cm.
Nếu vừng ở vùng đất cát, vùng khơ hạn, rễ cái có thể ăn sâu từ 1 - 1,2 m để tìm
nguồn nước ngầm, nên vừng có khả năng chịu hạn tốt, chiều cao của rễ cái phụ
thuộc vào độ ẩm đất, trong điều kiện đất quá ẩm rễ có thể bị chết.
Thân: Thân của cây vừng thuộc thân thảo, thân thường có hình 4 cạnh với
những tiết diện vng và những rãnh dọc. Tuy nhiên, có những dạng thân rất
rỗng hình chữ nhật, ở gần ngọn hình dạng thân nhiều khi khơng rõ rệt. Thân có
thể trịn, trên thân có nhiều lóng hoặc ít lóng. Đây là một trong những đặc tính để
phân biệt giống. Màu sắc của thân thay đổi từ màu xanh nhạt đến màu tím, phổ
biến nhất là màu xanh đậm. Thân vừng cao 55 - 150 cm tuỳ theo điều kiện ngoại
cảnh và giống. Trong điều kiện hạn thân có thể thấp, nhưng cũng có giống đạt
đến 3 m. Trên thân có 25 - 50 lóng, độ dài của lóng 2 - 7 cm. Số lượng cành trên

5


cây phụ thuộc chủ yếu vào giống, thường có khoảng 2 - 6 cành. Cành mọc từ các
nách lá gần gốc. Mức độ phân cành thực sự là tốc độ sinh trưởng chung của cây,

trực tiếp bị ảnh hưởng của môi trường mật độ, lượng mưa, độ dài ngày.
Cành: Xuất phát từ thân chính, cành có thể mọc cách hay mọc đối nhau,
cành sẽ mang hoa và quả, trên các cành chính cịn có các cành cấp 2. Sự phân
cành trên thân chính cũng là một yếu tố để phân biệt các giống vừng, thường màu
của cành trên thân giống như thân chính.
Lá: Lá vừng biến đổi về dạng và kích thước trên cùng một cây và giữa các
giống. Lá dưới thường rộng đơi khi có thuỳ, mép (rìa) hình răng cưa hướng ra
ngồi, lá giữa thường ngun hình móc, đôi khi răng cưa lá trên hẹp hơn. Lá mọc
đối hay luân phiên tuỳ giống, cách sắp xếp lá ảnh hưởng đến số hoa mang trên
nách lá và năng suất hạt trên cây. Lá mọc đối tạo điều kiện có nhiều hoa.
Hoa: Hoa vừng thuộc hình chng, cuống hoa ngắn, tràng hoa 5 cánh hợp
thành hình chng. Hoa vừng được mọc từ nách lá trên vị trí của thân và cành, số
đốt trên thân mang hoa đầu tiên kể từ đất là đặc điểm duy trì của giống, có tương
quan chặt chẽ giữa độ cao đóng quả, độ cao cây và năng suất. Hoa phát triển bình
thường chỉ dài tới 3 cm và thuộc loại hoa lưỡng tính hồn tồn.
Thời gian từ mọc đến khi ra hoa khoảng 38 – 56 ngày tuỳ giống và điều
kiện trồng. Hoa nở suốt ngày từ 4 giờ sáng đến 6 giờ chiều, nhưng nở rộ nhất vào
9 giờ sáng. Hoa vừng thuộc loại tự thụ phấn nhưng một số hoa có thể có tạp giao.
Nói chung, tỷ lệ tạp giao tự nhiên khơng quá 5%.
Quả: Quả vừng thuộc quả nang, tiết diện hình chữ nhật, có rãnh sâu, có đầu
nhọn hình tam giác ngắn. Hình dạng của quả cũng là một yếu tố để phân biệt các
giống. Chiều dài quả thay đổi từ 2,5 - 8 cm, đường kính quả thay đổi từ 0,5 - 2
cm. Trong quả chứa nhiều hạt xếp dọc từng ngăn do có các vách giả tạo thành, số
hạt/quả là yếu tố di truyền. Mỗi quả vừng có 2 đến 4 ngăn, nhưng cũng có loại 3,
5 hoặc 6 ngăn. Mỗi ngăn lại có một màng ngăn đơi thành 2 ngăn giả. Số ngăn giả
tương đương số cạnh của quả. Đa số quả nẻ hạt rơi ra ngoài khi chín nhưng cũng
có giống quả khơng nẻ gọi là loại quả ngậm rất thích hợp với việc thu hoạch bằng
máy. Thường trên mỗi nách lá mọc 1 - 3 quả. Số quả mỗi nách liên quan mật
thiết đến sản lượng.
Hạt: Hạt vừng là hạt song tử diệp. Cấu tạo hạt có nội phơi nhũ. Hạt vừng có

hình thon dẹt, một đầu nhọn, một đầu tròn, da mặt nhẵn hoặc nhám mang nhiều
vân hình nhiều cạnh và 1 đường ngơi phân đôi hạt theo chiều dọc. Màu sắc hạt

6


thường là trắng, vàng, nâu, đen, xám... tuỳ giống khác nhau. Hạt vừng dày 3 - 4
mm, rộng 1,6 - 2,3 mm. Trọng lượng 1000 hạt chỉ 2 - 4 g, vỏ hạt rất mỏng, các
sắc tố chứa trong tế bào hạt quyết định màu sắc của hạt.
2.3.3. Sinh trưởng và phát triển của cây vừng
Thời gian sinh trưởng của vừng biến động 75 - 120 ngày phổ biến khoảng
75 ngày. Theo Nguyễn Văn Bình và cs. (1996), quá trình sinh trưởng phát triển
của cây vừng được chia làm 3 giai đoạn:
Thời kỳ mọc mầm
Được tính từ khi gieo hạt đến khi hai lá mầm lộ ra khỏi mặt đất, lá thật xuất
hiện. Hạt vừng có kích thước nhỏ nên quá trình mọc mầm rất mẫn cảm với ẩm độ
đất. Độ ẩm đất thích hợp cho q trình mọc mầm 60 - 70 %. Trường hợp đất quá
khô hạt không mọc mầm được, đặc biệt là đất sét khả năng mọc đều rất khó xảy
ra. Khi thiếu ẩm, thời điểm nảy mầm của từng hạt là khác nhau. Nhiệt độ thích
hợp cho q trình mọc mầm của hạt 25 – 30oC, nhiệt độ dưới 20oC kéo dài thời
gian mọc mầm của hạt. Đất đai cũng ảnh hưởng đến khả năng mọc mầm của hạt
mặc dù vừng có thể trồng trên nhiều loại đất.
Thời kỳ cây con
Được tính từ sau khi hạt mọc mầm cho đến khi cây bắt đầu ra hoa. Thời kỳ
sinh trưởng dinh dưỡng của vừng kéo dài 40 - 60 ngày tuỳ giống trong đó thời kỳ
cây con kéo dài 35 - 50 ngày. Thời kỳ này cây có khả năng chịu hạn khá, tuy
nhiên độ ẩm thích hợp nhất cho cây con là 70 - 80 % độ ẩm tối đa đồng ruộng.
Nhiệt độ trung bình ngày quyết định thời gian sinh trưởng dinh dưỡng.
Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng của các bộ phận dinh dưỡng là 25 - 27oC,
nhiệt độ dưới 18oC gây nguy hại cho sự phát triển của cây. Đất đủ ẩm và trời ấm,

thân lá phát triển tốt và đều nên chiều cao cây có thể đạt 120 cm, số mắt trên cây
cao, số quả nhiều.Trong thời kỳ này quá trình sinh lý quan trọng nhất của vừng là
sự sinh trưởng của các bộ phận dinh dưỡng và sự phân hoá đốt, mầm hoa. Mưa
lớn kéo dài nếu không tháo nước kịp sẽ làm cho cây con chết hàng loạt.
Thời kỳ ra hoa, làm quả cho đến chín
Được tính từ khi cây ra hoa đầu tiên cho đến khi quả chín thu hoạch. Thời
gian ra hoa kéo dài khoảng 15 - 20 ngày. Trên cây vừng vừa có hoa vừa có quả,
những hoa ở phía gốc đã hình thành quả trong khi những hoa ở phía trên ngọn
tiếp tục nở để hình thành quả. Sau khi ra hoa thân lá vẫn tiếp tục phát triển.

7


Thời kỳ ra hoa làm quả cây cần nhiều nước hơn so với các thời kỳ khác
(chiếm 45 % tổng lượng nước mà cây cần). Khô hạn và mưa lớn đều ảnh hưởng
đến việc ra hoa hình thành quả trên cây.
Mật độ cây trên đơn vị diện tích cũng chi phối lớn đến năng suất. Mật độ
cây quá cao sẽ dẫn đến hiện tượng rụng hoa hoặc chột quả khi mới hình thành và
tăng số hạt lép nên số hạt/quả cũng giảm rõ rệt. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu
dinh dưỡng cho nên ở giai đoạn này cây cần được cung cấp đầy đủ đạm, lân đặc
biệt kali.
Vào thời kỳ này cây vừng cần nhiều ánh sáng: 200 - 250 giờ nắng/tháng
cho đến chín để thuận lợi cho việc tích luỹ vật chất vào hạt đặc biệt là quá trình
hình thành dầu.
Thời điểm thu hoạch vừng rất sợ nước, trong khi thu hoạch gặp mưa lớn sẽ
làm hàm lượng axít tăng đột ngột, làm giảm phẩm cấp hạt nghiêm trọng. Cho nên
cần lưu ý trong quá trình thu hoạch.
2.4. YÊU CẦU VÀ ĐIỀU KIỆN SINH THÁI CÂY VỪNG
2.4.1. Nhiệt độ
Vì cây vừng có nguồn gốc nhiệt đới. Tổng tích ôn của vừng khoảng

2.700oC cho thời gian sinh trưởng 3 - 4 tháng nhiệt độ trung bình khoảng 25 30oC. Nhiệt độ thích hợp cho hạt nảy mầm, sinh trưởng, các bộ phận dinh dưỡng
và sự hình thành hoa khoảng 25 - 27oC. Nhiệt độ thích hợp cho sự nở hoa và sự
phát triển quả vào khoảng 28 - 32oC. Nếu nhiệt độ dưới 20oC kéo dài thời gian
nảy mầm. Nhiệt độ dưới 18oC sẽ gây khó khăn cho sự phát triển và nếu nhiệt độ
dưới 10oC cây ngừng phát triển và chết. Nhiệt độ cao trên 40oC vào thời gian ra
hoa sẽ ảnh hưởng sự thụ phấn, thụ tinh, tăng tỷ lệ hoa rụng và do đó làm giảm số
hoa, số quả trên cây và ảnh hưởng đến năng suất của vừng.
2.4.2. Ánh sáng
Vừng là cây ngày ngắn. Trong điều kiện thời gian chiếu sáng dưới 10
giờ/ngày sẽ rút ngắn thời gian sinh trưởng của vừng. Vừng sẽ nở hoa sớm hơn 15
- 20 ngày trong điều kiện tự nhiên 12 giờ/ngày.
Cường độ ánh sáng, số giờ nắng trong ngày ảnh hưởng trực tiếp đến năng
suất của vừng. Trong thời gian sinh trưởng, nhất là sau khi trổ hoa, vừng cần
khoảng 200 - 300 giờ nắng/tháng cho tới khi quả chín.

8


2.4.3. Nước
Nước là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến năng suất vừng. Vừng tương
đối chịu hạn nhưng cho năng suất thấp, khi đất có ẩm độ dưới 70%. Vừng ít cần
nước mưa, vừng cho năng suất cao ở lượng mưa 500 - 650 mm. Trong điều kiện
có tưới tổng lượng nước cần lên tới 900 - 1000 mm.
Vừng yêu cầu lượng nước phân bố đều trong vụ: Thời kỳ sinh trưởng sinh
dưỡng 34%, thời kỳ ra hoa kết quả 45% và thời kỳ chín là 21%. Độ ẩm đất thích
hợp cho sự sinh trưởng, phát triển và cho năng suất của vừng khoảng 70 - 80%.
Tuy nhiên vừng có khả năng chịu hạn khá.
2.4.4. Độ cao
Vừng thích hợp ở độ cao dưới 1.250 m, tuy nhiên thấy vẫn có những trường
hợp trồng ở độ cao khoảng 1000 m, vừng trồng ở vùng này thường cây nhỏ,

không phân cành,chỉ có một hoa ở dưới nách lá, do đó năng suất thấp. Ở Ấn Độ,
Venezuela, người ta thấy cùng một giống nếu đem trồng ở nhiều nhiệt độ khác
nhau thì càng lên cao năng suất càng giảm.
2.4.5. Gió
Vừng rất dễ bị thiệt hại do gió, nhất là khi thân chính phát triển, gió cũng
làm cho mất hạt khi quả bị nứt. Do đó, khi chọn thời vụ trồng vừng nên tránh vào
thời gian mưa to, gió lớn.
2.4.6. Đất
Vừng phát triển được trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng phát triển tốt
nhất là trên loại đất phì nhiêu, thốt nước tốt. Kết cấu đất khơng quan trọng bằng
khả năng thốt nước, cây sẽ chết nếu nước ngập kéo dài, nhất là thời kỳ sinh
truởng ban đầu (Phạm Đức Tồn, 2006).
2.5. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ NGHIÊN CỨU VỪNG TRÊN THẾ GIỚI
2.5.1. Tình hình sản xuất vừng trên thế giới
Vừng (Sesamum indicum L.) là một trong những cây lấy dầu quan trọng sau
cây đậu tương và cây lạc ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Vừng được xem là
“hoàng hậu” của cây có dầu thơng qua ưu điểm tuyệt hảo của dầu từ hạt vừng.
Vừng là cây trồng được canh tác phổ biến trên thế giới, diện tích tăng đều
trong giai đoạn 2004 - 2014. Nhìn chung diện tích vừng tăng và giảm nhẹ ở giai
đoạn 2004 - 2009 sau đó tăng nhanh chóng từ 8.298.161 ha lên 10.560.000 ha
năm 2014, có đợt giảm nhẹ vào năm 2012 chỉ đạt 7.952.407 ha. Trong giai đoạn

9


2004 - 2014, diện tích tăng dần và năng suất cũng tăng dần, năm đạt năng suất
cao nhất là 2012 với 5,585 tạ/ha. Sản lượng vừng cũng có xu hướng tăng liên tục
trong giai đoạn 2004-2014. Sản lượng toàn cầu đạt 5.469.024 tấn vào năm 2014
so với 3.487.560 tấn vào năm 2004 (tăng 36,23%) (FAOSTAT, 2015).
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng vừng trên thế giới qua các năm

Năm
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014

Diện tích (ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (tấn)

4,702
4,657
4,957
5,322
5,032
5,028
5,291
5,482
5,585
5,061
5,179


3.487.560
3.491.391
3.680.549
3.758.173
3.830.181
3.966.852
4.390.292
4.744.195
4.441.620
4.756.752
5.469.024

7.417.409
7.497.550
7.424.422
7.060.994
7.611.057
7.889.088
8.298.161
8.654.469
7.952.407
9.398.770
10.560.000

Nguồn: FAOSTAT (2015)

Năng suất vừng còn thấp là do chưa được đầu tư phát triển giống đạt năng
suất cao, sử dụng các giống lâu đời, không chú trọng đầu tư thâm canh cũng như
ảnh hưởng của hạn hán tàn phá nghiêm trọng trong sản xuất vừng. Yêu cầu đặt ra

là cần tạo ra giống vừng cho năng suất cao, cải tạo những giống vừng lâu đời và
có quy trình thâm canh là giải pháp tối ưu. Thế giới mỗi năm trung bình sản xuất
khoảng 3 triệu tấn hạt vừng. Khoảng 60 đến 65 quốc gia sản xuất ra những hạt
giống vừng trong đó có các nước châu Á và châu Phi là nhà sản xuất chính.
Trong năm 2014, năng suất trung bình của cây vừng trên thế giới mới
đạt 5,179 tạ/ha, diện tích canh tác 10.560.000 ha, sản lượng đạt 5.469.024 tấn.
Các trang trại vừng hiệu quả nhất trên thế giới là ở Liên minh Châu Âu với năng
suất trung bình là 5,39 tấn/ha trong năm 2014. Năm 2014, Châu Phi đạt 2,996
triệu tấn là khu vực có sản lượng lớn nhất thế giới, chiếm 54,8% so với toàn thế
giới. Châu Á đạt 2,351 triệu tấn (chiếm 41,6%), châu Mỹ đạt 194.846 tấn, châu
Âu 3.790 tấn và một số khu vực khác chiếm tỷ trọng thấp. Có khoảng cách chênh
lệch về năng suất cây vừng quá lớn là ở rào cản về kiến thức trồng trọt, chọn
giống và sử dụng công nghệ cao (FAOSTAT, 2015).

10


Bảng 2.2. Sản lượng vừng của 5 nước sản xuất hàng đầu thế giới
Sản lượng tính đến năm

Tỷ lệ sản xuất giống vừng

2014 (tấn)

trên thế giới (%)

STT

Quốc gia


1

Ấn Độ

811.000

14,8

2

Sudan (cũ)

721.000

13,2

3

Trung Quốc

610.000

11,2

4

Myanmar

519.400


9,5

5

Tanzania

460.000

8,4
Nguồn: FAOSTAT (2015)

Năm nước sản xuất hạt vừng hàng đầu chiếm khoảng 70% tổng số tiền. Một
số quốc gia khác cũng tạo ra một lượng đáng kể vừng bao gồm Uganda, Nigeria,
Bangladesh, Pakistan, Mexico,Thái Lan. Xuất khẩu vừng toàn cầu được ước tính
là khoảng 5 - 6 vạn tấn trong đó Ấn Độ, Trung Quốc và Mexico là nhà xuất khẩu
hàng đầu, Nhật Bản là nước nhập khẩu vừng và dầu vừng lớn nhất thế giới.
Trung Quốc là nước nhập hạt vừng và dầu vừng đứng thứ II trên thế giới sau
Nhật Bản. Các nước nhập khẩu hạt vừng và dầu vừng lớn khác là Hoa Kỳ,
Canada, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và Pháp.
2.5.2. Tình hình nghiên cứu vừng trên thế giới
Vừng được coi là cây trồng lý tưởng cho các nhà chọn tạo giống, do đặc
tính giống vừng có nhiều biến động. Năm 1967 trên một cánh đồng vừng ở
Rajasthan, Ấn Độ, các nhà chọn giống đã tìm thấy 20 dịng vừng có đặc tính khác
nhau. Ở Sudan, các nhà chọn giống đã chỉ ra rằng, giống vừng có thể khác biệt rõ
rệt khi di chuyển từ làng này sang làng khác. Và trong một mẫu vừng thương mại
của Trung Quốc, người nơng dân có thể phân chia thành 10 dạng hạt khác nhau.
Tại Venezuela trong báo cáo của cơ quan chức năng, chỉ có 2 giống vừng được
trồng, tuy nhiên các nhà chọn giống đã chọn được ở đây 11 dòng vừng khác nhau
trên cùng 1 mảnh ruộng (Langham and Wiemers, 2002).
Các nghiên cứu về vừng trên thế giới tập trung nhiều nhất vào khâu chọn

tạo giống. Giống vừng được trồng có số lượng nhiễm sắc thể 2n = 26 gồm vừng
đen (Sesamum indicum L.) và vừng vàng (Sesamum orientalis L.). Có nhiều cách
phân loại 13 giống vừng, cách phổ biến nhất là phân loại theo màu sắc hạt, phân
theo thời gian sinh trưởng và phân theo số múi (khía) trên quả (Puraglove, 1968).

11


Dựa vào đặc điểm hình thái, đặc điểm hạt, quả, từ 527 kiểu gen sưu tầm đã
chia vừng làm 8 kiểu cây. So với vừng không cành, loại vừng cành có diện tích lá
lớn hơn nhưng số lượng hoa và quả trên cây nhỏ. Loại vừng phân cành 2 quả, 3
quả/chùm có tới 200 hoa và 123 quả/cây, trong khi loại vừng khơng cành chỉ có
109 hoa và 84 quả/cây. Số múi quả cũng ảnh hưởng tới tỷ lệ hạt chắc trên cây
loại 2 múi đạt tới 82%, loại 4 múi tỷ lệ hạt chắc chỉ đạt 56,5%. Chính vì vậy mà
loại vừng cành 2 múi quả, 3 quả/chùm, 4 hàng hạt được coi là loại hình lý tưởng
và đầy hứa hẹn. Qua nghiên cứu cho thấy số lượng quả và số lượng hạt/quả giảm
mạnh từ nốt thứ 10 khối lượng 1000 hạt cũng giảm từ đốt 15 của cây cịn 1,5 g.
Những hạt vừng phía trên thường tỷ lệ hạt lép cao, khối lượng 1000 hạt giảm, hạt
không chiết suất được dầu (Mun Heon Kim, 1986).
Dựa vào các đặc tính biến động của giống vừng, các nhà chọn giống thuộc
tổ chức Sesaco thuộc San Antonio, Texas, Mỹ, hiện nay đã xác định 412 đặc tính
của giống vừng. Một trong những đặc tính mà Sasaco quan tâm đó là cấu tạo bề
mặt lá của giống vừng có nguồn gốc từ Irac có một lớp sáp che phủ, chính nhờ
lớp sáp này mà nước mưa có thể bị trơn tuột và cũng chính lớp sáp này đã giúp
cho lá vừng tránh được sự bốc thốt hơi nước để tạo nên tính kháng hạn. Nhờ
cách phân dạng tính trạng cơ bản của giống vừng mà các nhà chọn tạo giống có
thể chọn lọc được những dòng vừng lý tưởng (Langham and Wiemers, 2002).
Chương trình bảo tồn nguồn gen giống vừng đã mở ra nhiều cơ hội cho
chọn tạo giống. Một số quốc gia đã có chương trình thu thập và bảo tồn nguồn
gen giống vừng, như ở Ấn Độ, Trung Quốc và Hàn Quốc. Sesaco, năm 2001

cũng đã thu thập được 2.738 dòng/giống vừng từ 66 quốc gia (Langham and
Wiemers, 2002).
Để tạo ra dạng hình giống vừng lý tưởng, Baydar (2005) đã sử dụng
phương pháp chọn lọc từ quần các thế hệ con lai, với các kiểu gen có tính trạng
tương phản. Ở quần thể F2, ông đã phân lập thành 8 nhóm, dựa trên các tính
trạng chính, số múi/quả, số quả/nách lá, chiều dài lóng và tập tính phân cành. Kết
quả là có 2 dạng hình: i) quả 2 ngăn (bicarpels), đơn quả, phân nhánh (BMB) và
ii) quả 2 ngăn, 3 quả, phân nhánh (BTB) được xem như những dạng hình lý
tưởng cho năng suất cao nhất. Dạng hình năng suất thấp thuộc về quả 4 ngăn
(quadricarpels), 3 quả, không phân nhánh (QTN). Tuy QTN cho năng suất thấp
nhưng lại cho hàm lượng dầu cao (49,3%), hàm lượng axít béo oleic là 41,3% và

12


linoleic là 43,1% cũng cao hơn, trong khi hàm lượng dầu của BMB chỉ đạt 43,2%
và hàm lượng các axit béo oleic, linoleic cũng thấp hơn QTN.
Trong chương trình cải thiện giống vừng bằng xử lý đột biến, các nhà chọn
giống vừng thuộc chương trình nghiên cứu giữa tổ chức Nông lương thế giới
(FAO) và cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) đã khuyến cáo phương
pháp xử lý đột biến để tạo ra giống vừng có dạng hình lí tưởng, có năng suất,
chất lượng cao và hồn tồn kháng được nứt quả. Các tác nhân gây đột biến
thông thường được sử dụng đó là tia gramma (200-700Gy); chiếu xạ neutron trên
hạt vừng khô (40-70 Gy); EMS (0,2-0,8%) và sodium azide (4-6 mM) (Sharma,
1985). Phương pháp lai hữu tính được coi là nền tảng của việc chọn tạo giống
vừng. Nhiều giống vừng có năng suất cao, chống chịu điều kiện bất thuận, đặc
biệt là chịu hạn đã được chọn tạo bằng lai hữu tính. Theo Singh chọn lọc theo qui
trình lai hữu tính có thể duy trì tính ổn định về năng suất hơn các phương pháp
khác (Sing, 2001).
Ở Mỹ, mục tiêu của các nhà chọn giống vừng là giống có năng suất cao và

kháng nứt vỏ, các đặc tính kháng rệp, ruồi trắng, thối rễ cũng được chú trọng.
Cho tới nay, Mỹ là quốc gia thành công nhất trong chọn tạo giống vừng kháng
nứt vỏ để có thể thu hoạch hồn tồn bằng cơ giới hóa. Đặc tính các giống vừng
kháng nứt quả là sự tổ hợp của các đặc trưng như sự mở quả, sự nứt vỏ quả, sự
thắt quả, kết cấu màng phía trong của múi và sự gắn kết giá noãn sau thụ tinh.
Các giống có thời gian ra hoa kéo dài, thời gian chín không tập trung đều bị mất
sản lượng do nứt quả và khó áp dụng cơ giới hóa. Đây chính là nguyên nhân mà
cho đến nay vẫn có tới trên 90% diện tích vừng trên thế giới phải thu hoạch
bằng các công cụ thủ công, bán cơ giới hay cơ giới hóa từng phần(Langham et
al., 2010).
Ni cấy mơ trong chọn lọc giống vừng cũng được áp dụng, dựa trên cơ sở
đặc tính tái tạo của tổ chức tế bào nằm phía dưới lá mầm. Với phương pháp này
các nhà chọn lọc giống đã cải thiện tính nứt quả và thành phần axit béo trong dầu
vừng (Ram and Cowley, 1990).
Ở Thái Lan, có 3 nhóm giống vừng được khuyến cáo là vừng đen; vừng
trắng và vừng đỏ/nâu với tỷ lệ diện tích tương ứng là 10; 25 và 65%. Các
giống phổ biến trong sản xuất là vừng trắng Roi-Et 1, Mahasakaram; KKU 1,
vừng đen KU18, KKU2 và vừng đỏ Ubon Ratchthani 1; KKU3 (Pronparn và
Sorasak, 2001).

13


Quy trình làm đất và kỹ thuật trồng cũng rất quan trọng. Theo Sing, 2001
cho rằng muốn thâm canh tăng năng suất vừng thì cần kết hợp giữa trồng dầy và
đầu tư phân bón. Việc chọn loại đất trồng vừng khơng quan trọng bằng thiết kế
hệ thống thốt thủy tốt trên đồng ruộng. Ở Pháp, vừng không được trồng ở miền
Nam vì thường có mưa nhiều, gió mạnh. Ở thung lũng Kassimia của Ấn Độ do
có nhiều gió mạnh, các giống được trồng đều là giống địa phương có lóng ngắn,
thấp cây để có thể cho nhiều quả mà vẫn khơng bị đổ ngã. Khi gieo vừng nên

gieo nơng vì hạt vừng nhỏ, cây con khó mọc lên khỏi mặt đất, song song cũng
cần phải có kỹ thuật tưới phù hợp để cây không bị đổ ngã, hoặc lật gốc.
Ở Thái Lan, để trừ hầu hết các loại sâu bệnh hại vừng, người ta dùng thuốc
đặc hiệu vào 3 thời điểm quan trọng là 5; 20 và 40 ngày sau khi cây mọc đối với
giống có thời gian sinh trưởng 75-82 ngày ( Pronparn và Sorasak, 2001). Luân
canh và xen canh vừng có tác dụng hạn chế sâu bệnh hại, làm tăng năng suất, cải
thiện chất lượng đất đai. Ở Thái Lan hầu hết vừng trồng luân canh với lúa. Các
khuyến cáo ở Thái Lan cho rằng để phòng trừ một số loại bệnh quan trọng cần
luân canh và tiêu hủy tàn dư sau thu hoạch (Pronparn và Sorasak, 2001). Ở Mỹ có
tới 85 % diện tích vừng ln canh với bông vải và những cây trồng khác.
Mật độ trồng vừng được khuyến cáo ở Mỹ khá cao từ 600 -720 ngàn cây/
ha và chiều sâu gieo hạt trung bình từ 2,54-5,08 cm, các thông số này được ấn
định khi thiết kế đa số máy gieo hạt vừng hiện nay. Ở Thái Lan, lượng hạt giống
khuyến cáo rất cao 6-12 kg/ ha (cho sạ lan hoặc trồng theo hàng). Tuy nhiên mật
độ sau khi tỉa định cây lại rất thưa khoảng 200.000 cây/ ha (tương ứng với
khoảng cách 50 x 10 cm, 1cây/ hốc (Pornparn và Sorasak, 2001). Mật độ trồng
vừng ở Úc từ 30- 35 cây/ m2 , hàng cách hàng 30-50 cm, mật độ trung bình
khoảng 350 ngàn cây/ ha và lượng hạt giống gieo từ 3-3,3 kg/ ha. Các khuyến
cáo trừ cỏ cho vừng cho rằng, vừng là cây rất mẫn cảm với thuốc trừ cỏ. Các loại
thuốc tiền nẩy mầm có hoạt chất như Alachor, Trifluvan, Metolacchlor và
Pendimethalin được khuyến cáo trừ cỏ cho vừng (Pronparn và Sorasak, 2001).
Dahanayake Nilanthi et al. (2015) nghiên cứu sự phát triển và sinh sản của
cây lấy dầu (lạc, hướng dương,vừng) trong các giai đoạn sinh trưởng khác nhau,
nghiên cứu bao gồm một kiểm sốt , thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên thiết kế
CRD có 5 lần nhắc lại, kết quả cho thấy số hoa và đầu đường kính hoa đã bị ảnh
hưởng đáng kể bởi sự thiếu nước. Sự căng thẳng về nước rất quan trọng cho năng
suất hạt và năng suất sinh học. Sản lượng hạt giống cao nhất đạt là: lạc (14,1

14



×