Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Điều tra, đánh giá, phân tích tác động từ nước thải của các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến môi trường xung quanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 87 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

“ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ, PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG TỪ
NƯỚC THẢI CỦA CÁC KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẾN MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH”

Bắc Giang, 2017


ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

“ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ, PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG TỪ
NƯỚC THẢI CỦA CÁC KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẾN MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH”

Đơn vị quản lý

Đơn vị thực hiện

Sở Tài nguyên và Môi trường

Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên


tỉnh Bắc Giang

và môi trường

Bắc Giang, 2017


MỤC LỤC

MỤC LỤC ........................................................................................................................i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................................... iii
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của kế hoạch......................................................................................1
2. Mục tiêu của kế hoạch..............................................................................................2
3. Cơ sở pháp lý và kỹ thuật của kế hoạch ...................................................................2
3.1. Các căn cứ pháp lý ............................................................................................2
3.2. Các căn cứ kỹ thuật ...........................................................................................4
3.3. Tài liệu tham khảo .............................................................................................4
4. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu ...................................................5
4.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................5
4.2. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................6
4.3. Phương pháp nhiên cứu .....................................................................................6
CHƯƠNG 1. HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG CÁC KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP
TỈNH BẮC GIANG ......................................................................................................12
1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang ...........................................12
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên tỉnh Bắc Giang ...............................................................12
1.1.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội tỉnh Bắc Giang ......................................................14
1.2. Hiện trạng các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang....................17
1.2.1. Hiện trạng các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang .........................................17
1.2.2. Hiện trạng các cụm công nghiệp tỉnh Bắc Giang ........................................20

CHƯƠNG 2. HIỆN TRẠNG PHÁT SINH VÀ QUẢN LÝ NƯỚC THẢI KHU, CỤM
CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC GIANG ..........................................................................25
2.1. Các nguồn phát sinh nước thải từ khu, cụm công nghiệp ...................................25

i


2.1.1. Nguồn phát sinh nước thải sản xuất .............................................................25
2.1.2. Nguồn phát sinh nước thải sinh hoạt và nước mưa chảy tràn .....................28
2.2. Hiện trạng quản lý nước thải các khu, cụm công nghiệp Bắc Giang ..................30
2.2.1. Hiện trạng thực hiện các thủ tục môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh
................................................................................................................................30
2.2.2. Hiện trạng thu gom và xử lý nước thải trong khu, cụm công nghiệp ...........33
2.3. Hiện trạng phát sinh nước thải các khu, cụm công nghiệp .................................41
2.3.1. Hiện trạng chất lượng nước thải sinh hoạt ..................................................41
2.3.2. Hiện trạng chất lượng nước thải sản xuất ....................................................44
CHƯƠNG 3. ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC THẢI KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP ĐẾN
MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH .................................................................................52
3.1. Ảnh hưởng của nước thải đến chất lượng nước mặt ...........................................52
3.2. Ảnh hưởng của nước thải đến chất lượng nước dưới đất....................................62
3.3. Ảnh hưởng của nước thải đến chất lượng đất .....................................................67
CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG CÁC CƠ SỞ ĐANG HOẠT ĐỘNG ............................................70
4.1. Giải pháp nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường khu, cụm
công nghiệp ................................................................................................................70
4.2. Giải pháp thanh tra, kiềm tra, giám sát về môi trường .......................................74
4.3. Giải pháp nâng cao năng lực kỹ thuật môi trường ..............................................76
4.4. Giải pháp thông tin, truyền thông môi trường ....................................................79
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................81


ii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BOD

Nhu cầu oxy sinh hóa

BTNMT

Bộ tài nguyên và môi trường

BVMT

Bảo vệ môi trường

CCN

Cụm Công nghiệp

COD

Nhu cầu oxy hóa học

CTR

Chất thải rắn

DD&MN


Dân dụng và mỹ nghệ

DO

Oxy hịa tan

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xã

KCN

Khu Công nghiệp

NTSH

Nước thải sinh hoạt

NTSX

Nước thải sản xuất

QCVN

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia


TN

Tổng Nitơ

TN&MT

Tài nguyên và Môi trường

TP

Tổng photpho

TSP

Tổng bụi lơ lửng

TSS

Tổng chất rắn lơ lửng

UBND

Ủy ban nhân dân

VOC

Hợp chất hữu cơ bay hơi

VSMT


Vệ sinh môi trường

VSV

Vi sinh vật

WHO

Tổ chức y tế thế giới

iii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của kế hoạch
Trong những năm gần đây, Tình ủy, Hội đồng Nhân dân (HĐND) và Ủy ban
Nhân dân (UBND) tỉnh Bắc Giang đã quan tâm chỉ đạo đẩy mạnh phát triển cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa cơng nghiệp, góp phần thúc đầy phát triển nền kinh tế-xã hội
của tỉnh. Bên cạnh những lợi ích về mặt kinh tế đem lại thì hoạt động phát triển cơng
nghiệp hóa – hiện đại hóa cơng nghiệp đã và đang tác động không nhỏ đến môi trường
bởi lượng chất thải phát sinh trong quá trình phát triển ngày càng gia tăng, đa dạng về
chủng loại và số lượng, trong khi việc đầu tư cho xử lý chất thải ở các cơ sở còn hạn
chế, một số cơ sở có đầu tư cơng trình xử lý chất thải nhưng không vận hành thường
xuyên, một số cơ sở chưa đầu tư đầy đủ cơng trình xử lý chất thải, gây ô nhiễm môi
trường ở nhiều nơi, dẫn đến tình trạng đơn thư, kiến nghị về ơ nhiễm mơi trường có
chiều hướng phức tạp.
Được hình thành từ đầu những năm 1990, sự xuất hiện của các khu công nghiệp
(KCN) và cụm cơng nghiệp (CCN) đem lại nhiều lợi ích cho phát triển kinh tế, là nhân
tố quan trọng trong thúc đẩy phát triển công nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu, tạo việc làm,
tăng thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước vào phát triển cơng nghiệp, hạn chế tình

trạng ơ nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh những đóng
góp tích cực, q trình phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng đem
lại những thách thức mới về môi trường do mức độ tập trung cao hơn các cơ sở công
nghiệp rải rác, gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sức khỏe của người dân hiện
tại và tương lai. Sự khác biệt về cơ chế quản lý môi trường được cụ thể hóa trong các
văn bản dưới Luật mơi trường 2014 giữa cơ sở sản xuất kinh doanh không tập trung
với các cơ sở sản xuất trong khu cơng nghiệp địi hỏi các nghiên cứu chi tiết về hiện
trạng phát sinh chất thải và bảo vệ mơi trường của hai nhóm này.
Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Giang đã tham mưu triển khai một số nhiệm
vụ về điều tra, khảo sát, đánh giá chất lượng môi trường ở một số khu vực, một số đối
tượng trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên do nguồn kinh phí hạn chế nên chưa thống kê, điều
tra, đánh giá được đầy đủ các số liệu về các nguồn thải từ các cơ sở trên địa bàn tỉnh.
Từ thực tế trên, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 139-NQ/TU ngày
01/9/2016 về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 1


2020 và UBND tỉnh có Kế hoạch số 242/KH-UBND ngày 31/10/2016 thực hiện Nghị
quyết số 139-NQ/TU ngày 01/9/2016. Do vậy nhiệm vụ Điều tra, đánh giá, phân tích
tác động từ nước thải của các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến môi trường
xung quanh là rất cần thiết, góp phần thực hiện tốt Nghị quyết số 139-NQ/TU ngày
01/9/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Kế hoạch số 242/KH-UBND ngày
31/10/2016 của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 139-NQ/TU ngày 01/9/2016.
2. Mục tiêu của kế hoạch
- Thống kê, đánh giá hiện trạng chất lượng nguồn nước thải của các khu, cụm
công nghiệp và các doanh nghiệp hoạt động trong các khu, cụm công nghiệp trên địa
bàn tỉnh
- Đánh giá ảnh hưởng từ nước thải của các khu, cụm công nghiệp đến khu vực
xung quanh
- Đề xuất biện pháp quản lý về môi trường trong thời gian tới
3. Cơ sở pháp lý và kỹ thuật của kế hoạch

3.1. Các căn cứ pháp lý
- Luật số 55/2014/QH13 ngày 23/06/2014 Luật Bảo vệ môi trường
- Nghị định số 29:2008/NĐ-CP ngày 14/03/2008 của Chính phủ quy định về khu
cơng nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế; Nghị định số 164:2013/NĐ-CP ngày
12/11/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 29:2008/NĐ-CP
- Nghị định số 80:2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 của Chính phủ quy định về
thốt nước và XLNT
- Nghị định 19:2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định Chi tiết
một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
- Nghị định 38:2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ về Quản lý chất
thải và phế liệu
- Quyết định số 105:2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ về
việc ban hành quy chế quản lý Cụm công nghiệp
- Thông tư liên tịch số 45:2010/TTLT-BTC-BTNMT ngày 30/3/2010 giữa Bộ
Tài chính và Bộ Tài nguyên và môi trường về việc hướng dẫn việc quản lý kinh phí sự
nghiệp mơi trường

2


- Quyết định số 269:2015/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 02/03/2015 về
việc Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang đến năm
2020 và tầm nhìn đến năm 2030
- Quyết định số 797:2015/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 của UBND tỉnh về việc
giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2016; Quyết định số 798/QĐUBND ngày 31/12/2015 của UBND tỉnh về việc giao dự toán ngân sách Nhà nước, kế
hoạch đầu tư phát triển nguồn vốn ngân sách Nhà nước năm 2016
- Quyết định số 170:2010/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Giang ngày
02/11/2010 về việc cấp giấy chứng nhận làng nghề truyền thống và làng nghề tỉnh Bắc
Giang
- Quyết định số 141:2009/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Giang ngày

31/12/2009 về việc Phê duyệt quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn
tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- Quyết định số 495:2011/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Giang ngày
29/12/2011 về việc phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Giang đến năm
2020
- Quyết định số 1303:2011/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Giang
ngày 20/09/2011 về việc Phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Bắc Giang đến năm 2020
- Quyết định số 730:2013/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Giang ngày
22/05/2013 về việc Phê duyệt đề án Quy hoạch quản lý chất thải rắn vùng tỉnh Bắc
Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- Quyết định số 120:2014/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Giang ngày
25/01/2014 về việc Phê duyệt quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030
- Quyết định số 344:2015/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Giang ngày
17/08/2015 về việc Ban hành bộ đơn giá quan trắc, phân tích mơi trường trên địa bàn
tỉnh Bắc Giang
- Công văn số 1096:2015/UBND-TN ngày 27/4/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh
về việc quản lý sản phẩm, dịch vụ cơng ích và thực hiện phương thức cung ứng sản
phẩm, dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên môi trường

3


- Nghị quyết số 139-NQ/TU ngày 01/9/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc
Giang về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 20162020
- Kế hoạch số 242/KH-UBND ngày 31/10/2016 của UBND tỉnh Bắc Giang về
triển khai Nghị quyết số 139-NQ/TU
3.2. Các căn cứ kỹ thuật
- QCVN 11-MT: 2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công

nghiệp chế biến thủy sản
- QCVN 12-MT: 2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công
nghiệp giấy và bột giấy
- QCVN 13-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải dệt
may
- QCVN 14:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt
- QCVN 40: 2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công
nghiệp
- QCVN 62-MT:2016/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn
nuôi
- QCVN 08-MT: 2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước mặt
- QCVN 09-MT: 2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước dưới đất
- QCVN 03-MT: 2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho
phép của kim loại nặng trong đất
3.3. Tài liệu tham khảo
- WHO (1993), Assessment of Sources of Air, Water and Land Pollution – A
Guide to Rapid Source Inventory techniques and their Use in formulating
Environmental control Strategies;
- Bộ Tài nguyên và môi trường (2009-2015), Báo cáo hiện trạng môi trường quốc
gia năm 2009-2015;

4


- Đồn Minh Tin (2015), Báo cáo ngành phân bón giai đoạn 2009-2013;
- Bùi Hữu Đoàn, Nguyễn Xuân Trạch, Vũ Đình Tơn (2011), Quản lý chất thải
chăn ni, Nhà xuất bản Nông nghiệp;
- Sở Tài nguyên và môi trường Bắc Giang (2011-2015), Báo cáo kết quả quan

trắc môi trường định kỳ tỉnh Bắc Giang các năm 2011-2015;
- Sở Tài nguyên và môi trường Bắc Giang (2012), Báo cáo kết quả đề án Điều
tra, đánh giá hiện trạng sử dụng và tồn dư hoá chất bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh
Bắc Giang;
- Sở Tài nguyên và môi trường Bắc Giang (2013), Báo cáo kết quả đề án Điều
tra, đánh giá hiện trạng môi trường trang trại chăn nuôi tập trung trên địa bàn tỉnh Bắc
Giang;
- Sở Tài nguyên và môi trường Bắc Giang (2014), Báo cáo kết quả đề án Điều tra
xác định các khu vực đất ngập nước dễ bị tổn thương trên địa bàn tỉnh Bắc Giang;
- Sở Tài nguyên và môi trường Bắc Giang (2015), Báo cáo kết quả đề án Điều
tra, xác định khu vực môi trường bị ô nhiễm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang;
- Sở Tài nguyên và môi trường Bắc Giang (2015), Báo cáo kết quả đề án Điều
tra, khảo sát, đánh giá sức chịu tải của sông Lục Nam để xem xét đề xuất biện pháp
giảm thiểu, cảnh báo những đoạn sơng khơng có khả năng tiếp nhận nước thải;
- Sở Tài nguyên và môi trường Bắc Giang (2015), Báo cáo kết quả đề án Điều
tra, khảo sát, đánh giá sức chịu tải của các ao, hồ và các vực ước ở khu vực khu đô thị,
khu dân cư tập trung để xem xét đề xuất biện pháp kiểm soát, cảnh báo những thuỷ
vực khơng có khả năng tiếp nhận nước thải;
- Sở Tài nguyên và môi trường Bắc Giang (2016), Báo cáo kết quả thực hiện kế
hoạch Khảo sát, thống kê, phân loại nguồn thải từ các cơ sở trong và ngồi khu, cụm
cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
4. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
4.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: các khu, cụm công nghiệp và các khu vực chịu ảnh
hưởng

5


Phạm vi không gian: Tất cả các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn 10 huyện,

thành phố của tỉnh Bắc Giang và các khu vực chịu ảnh hưởng từ nước thải.
Phạm vi thời gian: chương trình được thực hiện trong quý I năm 2017, thông tin
thu thập về hiện trạng (phát sinh và quản lý nước thải công nghiệp; mức độ ảnh hưởng
và các mục đích sử dụng bị tác động) cho quý I năm 2017 và hồi cứu cho năm 2016.
4.2. Nội dung nghiên cứu
Điều tra, khảo sát, thống kê, đánh giá hiện trạng phát sinh nước thải của các
khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh (xác định nguồn nước thải từ các doanh nghiệp
hoạt động trong các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh, lưu lượng, biện pháp xử
lý nước thải phát sinh từ các khu, cụm công nghiệp, hiện trạng chất lượng nước thải).
Khảo sát, lấy mẫu, phân tích và đánh giá chất lượng nước thải từ các khu, cụm
công nghiệp đến chất lượng môi trường nước mặt, nước dưới đất, đất nơi chịu tác động
từ nước thải của các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Đề xuất các biện pháp quản lý trong thời gian tới.
4.3. Phương pháp nhiên cứu
4.3.1. Phương pháp điều tra, thu thập dữ liệu thứ cấp
Thu thập thông tin cập nhật về đặc điểm kinh tế, xã hội của các huyện, thành
phố và của toàn tỉnh Bắc Giang; trong đó tập trung vào hiện trạng phát triển các khu,
cụm cơng nghiệp trên địa bàn tồn tỉnh (cơ sở sản xuất, kinh doanh, loại hình, phương
thức quản lý chất thải…). Các nội dung khác có liên quan gồm có: thành tựu trong
quản lý môi trường các cơ sở sản xuất, kinh doanh; hiện trạng các văn bản pháp lý,
nhu cầu quản lý của địa phương trong tương lai, quy hoạch phát triển các cơ sở…
4.3.2. Phương pháp điều tra, thu thập dữ liệu sơ cấp
a. Hiện trạng phát sinh nước thải
Thống kê, phân loại các cơ sở sản xuất; điều tra hiện trạng sản xuất và phát sinh
nước thải từ các cơ sở sản xuất trong khu, cụm công nghiệp thông qua điều tra phỏng
vấn cấu trúc. Nội dung phiếu điều tra gồm có: hiện trạng sản xuất, các thủ tục môi
trường đã tiến hành, hiện trạng phát sinh và quản lý nước thải, thuận lợi và khó khăn
trong phát triển sản xuất gắn với BVMT, nhu cầu phát triển của cơ sở trong tương lai

6



và đề xuất, kiến nghị với các cơ quan chức năng. Điều tra được thực hiện trên xx cơ sở
sản xuất trong các khu, cụm công nghiệp
Điều tra, khảo sát hoạt động của các biện pháp xử lý, quản lý nước thải thông
qua hiện trạng hoạt động, các vấn đề còn tồn tại, dự kiến phát triển trong thời gian tới.
Điều tra, khảo sát được thực hiện thông qua phỏng vấn bán cấu trúc với cán bộ quản lý
môi trường, cán bộ phụ trách hệ thống xử lý… hoặc các vị trí việc làm tương đương.
Điều tra này được tiến hành đối với xx hệ thống xử lý tại các cơ sở, các khu, cụm cơng
nghiệp có tiến hành điều tra phỏng vấn cấu trúc nêu trên.
b. Khảo sát thực địa ảnh hưởng của nước thải đến khu vực xung quanh
Khảo sát thực địa thông qua quan sát, chụp ảnh, đo đạc hiện trường các yếu tố
liên quan phát sinh nước thải: đo đạc lưu lượng xả thải các họng thải chính và các
điểm lấy mẫu (chi tiết được trình bày trong phần 4.3.3). Trong đó, tại các họng thải
chính của các khu, cụm công nghiệp, việc đo đạc được lặp lại theo thời gian: 4-12
lần/ngày trong 1 tuần liên tục tại các cống thải lớn (của các khu, cụm công nghiệp) và
tối thiểu 2 lần/tuần tại các cống thải nhánh (đối với trường hợp có nhiều cống thải).
Xác định các yếu tố chịu ảnh hưởng của nước thải (nước mặt, nước ngầm, đất
canh tác…) thơng qua mục đích sử dụng của khu vực lân cận: mơ tả loại hình sử dụng
đất, khai thác nước, mục đích sử dụng nước (nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi, tưới
tiêu…); đo đạc các yếu tố thủy văn (chiều dài, chiều rộng, độ sâu, độ dốc, lưu lượng
dòng chảy, mức độ che phủ, các yếu tố đánh giá cảm quan). Khoanh vùng khu vực
chịu ảnh hưởng, xác định các áp lực chính của khu vực chịu ảnh hưởng từ nước thải
các khu, cụm công nghiệp.
c. Điều tra ảnh hưởng của nước thải đến khu vực xung quanh
Căn cứ kết quả khảo sát thực địa, khoanh vùng phạm vi ảnh hưởng, xác định
các áp lực chính của khu vực, mức độ ảnh hưởng của nước thải đến môi trường xung
quanh được thể hiện thông qua phản hồi của người sử dụng đối với chất lượng môi
trường chịu ảnh hưởng. Cụ thể như sau:
Ảnh hưởng của nước thải đến chất lượng nước mặt và đất canh tác được thể

hiện thông qua đánh giá của cán bộ quản lý môi trường địa phương hoặc tương đương
đối với chất lượng môi trường nước mặt và đất nông nghiệp. Nội dung điều tra tập

7


trung vào mục đích sử dụng của đối tượng mơi trường, mức độ thay đổi chất lượng
môi trường trong thời gian gần đây, các giải pháp thích ứng và đề xuất nâng cao chất
lượng môi trường. Điều tra được tiến hành đối với các thủy vực tiếp nhận nước thải
của khu, cụm công nghiệp; các khu vực đất canh tác nhận nước thải trực tiếp hoặc gián
tiếp thông qua quá trình tưới tiêu. Số lượng phiếu điều tra đã thực hiện: xx phiếu
Ảnh hưởng của nước thải đến chất lượng nước dưới đất được thể hiện thông
qua đánh giá của các hộ sử dụng nước ngầm tại các khu vực lân cận. Nội dung điều tra
tập trung vào mục đích và mức độ sử dụng (lưu lượng và mục đích khai thác nước
ngầm), mức độ thay đổi chất lượng môi trường trong thời gian gần đây, các nguyên
nhân gây ảnh hưởng đến chất lượng mơi trường nước ngầm trong đó có độ sâu khai
thác, mức độ sử dụng, các nguồn thải (bao gồm cả khoảng cách đến khu, cụm công
nghiệp và nguồn nước tiếp nhận nước thải khu, cụm công nghiệp). Số lượng phiếu
điều tra: xx phiếu
4.3.3. Phương pháp khảo sát, lấy mẫu hiện trường
Tiến hành đánh giá nước thải sản xuất, nước mặt, nước dưới đất và đất chịu ảnh
hưởng của nước thải công nghiệp thông qua quan trắc môi trường:
Nước thải sản xuất (công nghiệp): gồm các chỉ tiêu: pH, BOD5, COD, chất rắn
lơ lửng (TSS), Amôni (NH4+), tổng N, tổng P, Pb, Cd, Hg, As, Fe, Cu, Zn, Mn, Clorua,
tổng dầu mỡ khoáng, Coliform, phenol và Cyanua (CN-). Mẫu phân tích theo các
phương pháp hiện hành, đánh giá chất lượng dựa vào QCVN 40:2011/BTNMT và các
QCVN tương đương (QCVN 11-MT:2015/BTNMT; QCVN 12-MT:2015/BTNMT;
QCVN 13-MT:2015/BTNMT cho các ngành sản xuất đặc thù tương ứng).
Bảng 1: Số lượng mẫu môi trường tại các khu, cụm công nghiệp và khu vực lân cận
STT


Khu, cụm công nghiệp

Nước thải
NTSX

1

CNN Thọ Xương

2

CNN Xương Giang II

3

CNN Tân Mỹ

4

CNN Tân Mỹ - Song Khê

5

CNN Dĩnh Trì

NTSH

8


Mơi trường ảnh hưởng
Nước mặt Nước ngầm

Đất


6

CNN Dĩnh Kế

7

CNN Làng nghề Đa Mai

8

CNN Hoàng Mai

9

CNN Việt Tiến

10

CNN làng nghề Vân Hà

11

CNN Tân Dân


12

CNN làng nghề Đông Thượng

13

CNN Nội Hồng

14

CNN Tân Dĩnh - Phi Mơ

15

CNN Vơi - n Mỹ

16

CNN Nghĩa Hịa

17

CNN Đại Lâm

18

CNN Đồng Đình

19


CNN Đức Thắng

20

CNN Đoan Bái

21

CNN Hợp Thịnh

22

CNN Bố Hạ I

23

CNN Cầu Gồ

24

CNN Đồi Ngơ

25

CNN Già Khê

26

CNN Trại Ba


27

CNN Cầu Đất

28

KCN Đình Trám

29

KCN Quang Châu

30

KCN Song Khê – Nội Hoàng

31

KCN Vân Trung
Tổng số

Nước thải sinh hoạt: gồm các chỉ tiêu: pH, BOD5, tổng chất rắn hòa tan (TDS),
tổng chất rắn lơ lửng (TSS), Amoni (NH4+) tính theo N, Nitrat (NO3-) tính theo N,
Phosphat (PO43-) tính theo P, dầu mỡ động thực vật và Tổng Coliforms. Mẫu được

9


phân tích theo các phương pháp hiện hành, đánh giá chất lượng dựa vào QCVN
14:2008/BTNMT.

Nước mặt chịu ảnh hưởng: gồm các chỉ tiêu: pH, oxy hòa tan (DO), COD,
BOD5, Tổng chất rắn lơ lửng (TSS), Amoni (NH4+) tính theo N, Nitrat (NO3-) tính theo
N, Phosphat (PO43-) tính theo P, Nitrit (NO2-), Pb, Cd, Hg, As, Fe, Cu, Zn, Clorua,
Tổng dầu, mỡ và Coliform. Mẫu được phân tích theo các phương pháp hiện hành và
đánh giá dựa vào QCVN 08-MT:2015/BTNMT.
Nước dưới đất chịu ảnh hưởng: gồm các chỉ tiêu: Nhiệt độ, pH, Độ cứng tổng
số, Clorua (Cl-), Nitrat (NO3-) tính theo N, Amoni (NH4+) tính theo N, Sulphat (SO42-),
Kim loại nặng (Pb, Cd, Hg, As, Fe, Cu, Zn, Mn), Phenol, Cyanua (CN-), Coliform.
Mẫu được phân tích theo các phương pháp hiện hành và đánh giá dựa vào QCVN 09MT:2015/BTNMT.
Đất chịu ảnh hưởng: gồm các chỉ tiêu: Chì (Pb), Cadimi (Cd), Kẽm (Zn); Asen
(As), đồng (Cu). Mẫu được phân tích theo các phương pháp hiện hành và đánh giá dựa
vào QCVN 03-MT:2015/BTNMT.
4.3.4. Phương pháp đánh giá
a. Đánh giá hiện trạng phát sinh và quản lý nước thải
Hiện trạng phát sinh nước thải được thể hiện thông qua lưu lượng (Q –
m3/ngày), nồng độ (C – mg/l) và tải lượng (L – kg/ngày) phát sinh chất thải. Trong đó
tải lượng các thơng số ơ nhiễm trong nước thải được tính tốn:
L = C x Q (kg/ngày)
Phương án BVMT phù hợp với phương án BVMT của KCN, CNN: Thu gom,
xử lý nước thải đảm bảo QCVN hoặc đấu nối với hệ thống XLNT tập trung của khu,
cụm công nghiệp; Hệ thống XLNT tập trung của khu, cụm công nghiệp hoạt động
đúng với thiết kế và hiệu quả đã công bố; Thực hiện và báo cáo kết quả quan trắc môi
trường định kỳ; Đảm bảo nguồn lực phịng ngừa, ứng phó sự cố mơi trường…
b. Đánh giá ảnh hưởng của nước thải
Ảnh hưởng của nước thải đến chất lượng môi trường được thể hiện thông qua
sự thay đổi chất lượng môi trường trước và sau (gần và xa) điểm tiếp nhận nước thải

10



đồng thời thể hiện thông qua mức độ chất lượng môi trường khu vực chịu ảnh hưởng
(sau khi đã loại trừ các nguồn thải khác).

11


CHƯƠNG 1. HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG CÁC KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP
TỈNH BẮC GIANG

1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên tỉnh Bắc Giang
Bắc Giang là vùng đất cổ, nằm trọn vẹn trong cánh cung Đông Triều với các
đặc điểm về vị trí địa lý, địa hình, hệ thống thủy văn và khí hậu đóng vai trị quan
trọng trong tác động qua lại và ảnh hưởng tới mơi trường của tỉnh.
Vị trí địa lý: Bắc Giang là tỉnh miền núi, giáp với châu thổ đồng bằng Bắc Bộ
có tổng diện tích là 3.849,45 km2 (Cục thống kê Bắc Giang, 2015), nằm ở toạ độ địa lý
từ 21007” đến 21037” vĩ độ Bắc; từ 105053” đến 107002” kinh độ Đơng. Vị trí của tỉnh
Bắc Giang nằm không xa các trung tâm công nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm phía
Bắc gồm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninhtạo nhiều điều kiện thuận lợi cho tỉnh phát
triển kinh tế liên vùng, giao lưu kinh tế với các tỉnh đồng bằng sông Hồng, các tỉnh
vùng Đông Bắc và các tỉnh thành khác trong cả nước.
Địa hình: Bắc Giang là nơi chuyển tiếp giữa vùng núi cao và đồng bằng nên địa
hình khá phức tạp và đa dạng. Địa hình bị chia cắt mạnh, đồi núi xen kẽ lẫn nhau tạo
thành các khu vực đồi cao, đồi thấp với các hệ thống sông tự nhiên có hướng dốc dần
theo chiều Tây Bắc - Đơng Nam. Tồn tỉnh có độ cao trung bình so với mặt nước biển
thay đổi từ 10 đến 1.000m. Địa hình Bắc Giang phân bố thành hai tiểu vùng: Vùng núi
(chiếm 72% diện tích tồn tỉnh) bao gồm 7 huyện: Sơn Động, Lục Nam, Lục Ngạn,
Yên Thế, Tân Yên, Yên Dũng, Lạng Giang, trong đó một phần các huyện Lục Ngạn,
Lục Nam, Yên Thế và Sơn Động là vùng núi cao; Vùng đồi núi trung du và đồng bằng
(chiếm 28% diện tích tồn tỉnh) bao gồm các huyện: Hiệp Hịa, Việt n và TP. Bắc

Giang. Địa hình đa dạng là điều kiện để tỉnh Bắc Giang có thể phát triển nơng - lâm
nghiệp theo hướng đa dạng hoá với nhiều loại cây trồng, vật ni có giá trị sản phẩm
cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Thủy văn: Bắc Giang có 3 con sông lớn chảy qua với tổng chiều dài 374 km là
sông Cầu, sông Lục Nam, sông Thương và các phụ lưu của chúng (sông Đinh Đèn,
sông Bè, sông Sỏi). Ba dịng sơng chảy qua tỉnh Bắc Giang đều là những sơng có

12


chiều dài trên 100 km và có diện tích lưu vực, lượng nước vào loại trung bình của
quốc gia. Dịng chảy mùa lũ: Mùa lũ trên các sông ở Bắc Giang bắt đầu tương đối
đồng nhất về thời gian, thường từ tháng 6 đến tháng 9. Lưu lượng nước trên các sơng
trong mùa lũ chiếm khoảng 75-85% tổng lượng dịng chảy cả năm. Phân phối dòng
chảy của các tháng mùa lũ không đều, lưu lượng lớn nhất thường vào tháng 7, đo được
ở Cầu Sơn (sông Thương)là 1.830 m3/s, tại Chũ (sơng Lục Nam) là 4.100 m3/s.Dịng
chảy mùa kiệt: Mùa kiệt trên các sông ở Bắc Giang bắt đầu từ tháng 10 năm trước đến
tháng 4 năm sau (kéo dài 8 tháng). Lưu lượng nước trên các sông trong mùa kiệt chỉ
chiếm 20-25 % tổng lượng dịng chảy trong năm.
Ngồi ra, hệ thống ao hồ, đầm của tỉnh tương đối lớn với diện tích 20,8 nghìn
ha, chiếm 5,44% diện tích tự nhiên và là nơi điều tiết và chứa nước quan trọng, cung
cấp nước cho nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của người dân. Hệ thống ao, hồ, đầm, mạch
nước ngầm ở Bắc Giang có trữ lượng nước khá lớn. Sơng ngịi, ao hồ, đầm của tỉnh
khơng chỉ có giá trị về mặt thuỷ lợi mà còn phát triển thuỷ sản nước ngọt, du lịch và
khai thác khoáng sản vật liệu xây dựng.
Khí hậu: Tỉnh Bắc Giang nằm hồn tồn trong vành đai nhiệt đới gió mùa, chịu
ảnh hưởng của gió mùa của khu vực Đơng Bắc Việt Nam, một năm có bốn mùa rõ rệt:
Mùa đơng có khí hậu khơ, lạnh; mùa hè khí hậu nóng, ẩm; mùa xn, thu khí hậu ơn
hịa; độ ẩm trung bình trong năm là 83%, một số tháng trong năm có độ ẩm trung bình
trên 85%. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.200-1.600 mm, đủ đáp ứng nhu

cầu nước cho sản xuất và đời sống. Số giờ nắng trung bình hàng năm từ 1.200-1.400
giờ, thuận lợi cho canh tác, phát triển các cây trồng nhiệt đới, á nhiệt đới.
Nhiệt độ trung bình năm từ 23-240C; giảm xuống 190C ở vùng núi cao 500600m. Trong mùa đơng, nhiệt độ thấp nhất có thể dưới 100C, thậm chí dưới 00C vào
tháng 12 và tháng 1 trong các thung lũng vùng cao. Biên độ nhiệt năm lớn (12-130C)
phù hợp với quy luật phân hoá của khí hậu có mùa đơng lạnh. Biên độ nhiệt độ ngày
đêm trung bình năm dao động trong khoảng 6-80C, đặc trưng của khí hậu đồi núi trung
du của Bắc Giang.
Theo niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang năm 2015, độ ẩm trung bình năm của
tỉnh trong khoảng 80 – 83%. Với độ ẩm tương đối cao kèm với biên độ nhiệt biến
động lớn cũng gây ảnh hưởng ít nhiều đến người dân. Nằm trong vùng có nhiều dơng,
13


lốc nhất nước ta nên hiện tượng này xảy ra khá phổ biến ở Bắc Giang. Dơng có thể
kèm theo lốc với tốc độ gió mạnh nhất tới 30-40mm/s, đơi khi có thể kèm theo mưa
đá. Sương mù xuất hiện chủ yếu ở các vùng núi, Sơn Động có tới 75 ngày sương
mù/năm, tập trung vào mùa đông. Sương muối xuất hiện ở các huyện miền núi Lục
Ngạn, Sơn Động (1-2 ngày/năm). Bão thường xảy ra vào đầu mùa hè.
1.1.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội tỉnh Bắc Giang
Phát triển kinh tế: Nằm trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc)
- Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng, liền kề vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, Bắc Giang
rất thuận lợi trong phát triển kinh tế với các nước trong khu vực. Tốc độ tăng trưởng
tổng sản phẩm (GRDP) bình quân của tỉnh năm 2015 đạt 9,6%, vượt 0,1% so với kế
hoạch, trong đó, nơng, lâm nghiệp và thủy sản tăng 5%; công nghiệp, xây dựng tăng
14,1%; dịch vụ tăng 7,4%. Cơ cấu kinh tế công nghiệp, xây dựng chiếm 41,6%, dịch
vụ chiếm 34,8% và ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 23,6%.
Sản xuất công nghiệp: Chỉ số sản xuất cơng nghiệp tồn tỉnh tăng 13,5%, giá
trị sản xuất công nghiệp (giá hiện hành) đạt 56.460 tỷ đồng, bằng 96,3% kế hoạch,
tăng 17,8% so với năm 2014. Trong đó khu vực nhà nước đạt 4.460 tỷ đồng, bằng
80,1% kế hoạch, tăng 6,1%; khu vực ngoài quốc doanh đạt 14.040 tỷ đổng, bằng

109,3% kế hoạch, tăng 11,4%, khu vực có vốn đầu tư nước ngồi đạt 37.960 tỷ đồng,
bằng 94,3% kế hoạch, tăng 21,9% so với năm 2014.
%
21

Nông, lâm, ngư nghiệp

Cơng nghiệp, xây dựng

Dịch vụ

14
7
0
2012

2013

2014

2015

Hình 2: Kết quả thực hiện chỉ tiêu kinh tế, xã hội tỉnh Bắc Giang 2012-2015
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang, 2015
Sản xuất nông nghiệp: Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2015ước đạt 17,7
nghìn tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt

14



5,2%/năm. Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng lĩnh vực nơng - lâm nghiệp, thủy sản đạt
3,6%/năm, đóng góp 0,9 điểm phần trăm vào tăng trưởng của tỉnh, tỷ trọng lĩnh vực
nông - lâm nghiệp và thủy sản trong cơ cấu kinh tế giảm xuống 21,9% năm 2015.
Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 175.810 ha (năm 2015), bằng
99,5% năm 2014. Tổng sản lượng lương thực có hạt ước đạt 670 nghìn tấn, đạt
103,8% kế hoạch, tăng 0,5% so với năm 2014; trong đó sản lượng thóc đạt 630 nghìn
tấn. Vải thiều được mùa, sản lượng đạt 190.000 tấn quả tươi.Tổng đàn vật nuôi tăng,
sản lượng thịt hơi các loại ước đạt 215 nghìn tấn, tăng 2,6% tăng so với năm 2014.
Đàn trâu 57,5 nghìn con, giảm 3,4%; đàn bị 134 nghìn con, tăng 2,7%; đàn lợn 1,24
triệu con tăng 2,4%; đàn gia cầm có 16,84 triệu con, tăng 2,9%, trong đó đàn gà đạt
14,64 triệu con, tăng 2,9% so với năm 2014.
Sản xuất thủy sản phát triển ổn định, diện tích ni duy trì trên 12.200 ha (diện
tích thâm canh cao 1.280 ha, chuyên canh 5.250 ha), sản lượng thu hoạch cá thương
phẩm ước đạt 30.500 tấn, đạt 101,7% kế hoạch, tăng 3,4% so với cùng kỳ
Toàn tỉnh đã trồng được 7.570 ha rừng, bằng 151,3% kế hoạch, trong đó rừng
phịng hộ và đặc dụng 141 ha, bằng 94%, rừng sản xuất 7.426 ha, đạt 153,1% kế
hoạch. Cơng tác quản lý, bảo vệ rừng, phịng cháy chữa cháy rừng được tăng cường;
tình trạng vi phạm về pháp luật bảo vệ rừng giảm so với năm 2014.
Thương mại, dịch vụ: Giá trị sản xuất ước đạt 27.285 tỷ đồng, đạt 104% kế
hoạch, tăng 24,8% so với năm 2014. Cụ thể: Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và
doanh thu dịch vụ năm 2015 ước đạt 16.810 tỷ đồng, tăng 9,8% so cùng kỳ, bằng
97,7% kế hoạch; Kim ngạch xuất khẩu đạt 2.460 triệu USD, nhập khẩu đạt 2.510 triệu
USD. Tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt kết quả khá, đạt 3.485 tỷ đồng; tổng chi
ngân sách trên địa bàn ước đạt 10.425 tỷ đồng. Hạ tầng giao thông được đầu tư, duy
tu, bảo dưỡng. Khối lượng vận chuyển hành khách ước đạt 24,8 triệu lượt người,
tăng 4,2%; vận chuyển hàng hóa đạt 18,6 triệu tấn, tăng 11,4% so với năm 2014.Dịch
vụ bưu chính, viễn thơng, thông tin liên lạc đảm bảo thông suốt, 100% các xã, phường,
thị trấn đã được phủ sóng thơng tin di động, truy cập được Internet tốc độ cao.
Dân số và phân bố dân cư: theo Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang (2015), dân số
Bắc Giang khoảng 1.624.256 người với 26 dân tộc, trong đó đơng nhất là người Kinh,


15


chiếm 88,1% dân số tồn tỉnh, cịn lại là các dân tộc thiểu số (Nùng, Tày, Sán Chay,
Sán Dìu, Dao...) sinh sống trên địa bàn 09 huyện và 01 thành phố, trong đó có 06
huyện miền núi và 01 huyện vùng cao (Sơn Động). Mật độ dân số toàn tỉnh là 420,9
người/km2, cao hơn gấp rưỡi mật độ dân số trung bình tồn quốc, phân bố khơng đều.
Tại TP. Bắc Giang mật độ là 2.247,6 người/km2, huyện miền núi Lục Ngạn là 208,6
người/km2, Sơn Động 83,5 người /km2, huyện trung du như Hiệp Hoà: 1.177,0 người
/km2, huyện Tân Yên 784,7 người/ km2. Khu vực đông dân nhất là TP. Bắc Giang và
huyện Yên Dũng, Tân Yên, Lạng Giang, Việt Yên. Chính vì vậy, hiện tượng di dân tự
do từ đồng bằng lên miền núi, từ nông thôn vào thành thị vẫn đang diễn ra và chưa
được kiểm soát.Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân năm là 0,11%.
Lao động và việc làm: Bắc Giang có cơ cấu dân số trẻ, số lượng người trong
độ tuổi lao động chiếm 974 nghìn người. Đây vừa là tiềm năng về nguồn lực cho phát
triển, vừa là sức ép về việc làm và giải quyết các vấn đề xã hội, đồng thời cũng là
thách thức của tỉnh trong việc chuyển đổi cơ cấu lao động. Cư dân Bắc Giang sinh
sống bằng nghề nông là chủ yếu, một số địa phương có làng nghề truyền thống cịn
duy trì đến ngày nay. Cơ cấu lao động trong tỉnh đang có sự chuyển dịch theo hướng
tăng dần tỷ trọng lao động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ
trọng lao động trong lĩnh vực sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp. Sự chuyển dịch này
phù hợp với xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh.
Giáo dục, đào tạo: Quy mô trường lớp, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học ngày
càng được tăng cường đầu tư theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa và hiện đại hóa. Tỷ lệ
kiên cố hóa trường lớp học đạt 84,2%, tăng 0,7%; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia ước
đạt 80,2%, tăng 6,4% so với năm 2014.Công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5
tuổi, giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở được củng cố, duy trì
vững chắc tại 100% xã, phường, thị trấn.
Thể thao và du lịch: UBND tỉnh đã chỉ đạo tổ chức tốt các hoạt động văn hóa,

thể thao chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn, đặc biệt đã tổ chức thành công Lễ Kỷ
niệm và nhiều hoạt động kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh. Tỷ lệ làng bản, tổ dân
phố đạt chuẩn văn hóa đạt 62%, tỷ lệ hộ gia đình được cơng nhận gia đình văn hóa
chiếm 85%. Đã tổ chức thành cơng 3 giải thể thao toàn quốc tại tỉnh Bắc Giang, tổ
chức 135 giải thể thao cấp huyện, thành phố, ngành và trên 1.900 giải thể thao cấp xã.
16


Y tế: Cơ sở vật chất y tế tiếp tục được đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị y
tế; trong đó các bệnh viện tuyến tỉnh tiếp tục phát triển các khoa, phịng mang tính
chun sâu, đồng thời tiến hành nâng hạng đối với các bệnh viện đủ tiêu chuẩn. Tỷ lệ
xã đạt chuẩn quốc gia về y tế đạt 83,5%, đạt 107,8% kế hoạch.
An ninh, quốc phịng và an tồn giao thơng: Cơng tác quốc phịng, an ninh
được đảm bảo thực hiện tốt, đảm bảo an toàn, an ninh trật tự trong dịp Tết Nguyên
đán, kỷ niệm các ngày lễ lớn, đặc biệt trong dịp diễn Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Giang
lần thứ XVIII, kỷ niệm 120 năm ngày thành lập tỉnh. Chủ động mở rộng hợp tác, thắt
chặt quan hệ với các đối tác nước ngồi, các tổ chức quốc tế; tích cực tìm kiếm cơ hội
để thiết lập quan hệ hợp tác hữu nghị với các địa phương nước ngoài nhằm tạo điều
kiện phát triển kinh tế đối ngoại, đồng thời nâng cao vị thế và hình ảnh của tỉnh Bắc
Giang trong mắt bạn bè quốc tế. Tình hình tai nạn giao thơng giảm 15% số vụ, 10,9%
số người chết, 15,7% số người bị thương so với cùng kỳ năm 2014.
1.2. Hiện trạng các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
1.2.1. Hiện trạng các khu cơng nghiệp tỉnh Bắc Giang
Tính từ năm 2002 KCN Đình Trám là khu đầu tiên được hình thành và xây
dựng. Sau 14 năm phát triển, đến nay tỉnh Bắc Giang đã có quy hoạch chi tiết cho 06
KCN với quy mô 1442 ha. Đến nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 04 KCN đang
hoạt động là: Đình Trám, Quang Châu, Song Khê - Nội Hoàng, Vân Trung với các
ngành nghề ưu tiên phát triển: sản xuất hàng điện tử, tin học, tự động hoá, lắp ráp ơtơ,
dệt may, chế biến nơng sản, bao bì, giấy, nhựa…
Tất cả các KCN hiện đang hoạt động đều nằm trên trục đường quốc lộ 1A cũ và

mới, giao thông thuận tiện (cách Hà Nội 40-50km, cách thành phố Bắc Giang 5-15km,
cách sân bay Nội Bài 35-55km, cách cảng Hải Phòng 110-120km, cách cửa khẩu Hữu
Nghị Quan 105-120km) với đường giao thông thuận lợi cho cả giao thông và vận tải
hàng hóa. Các KCN tập trung tại Việt Yên và Yên Dũng, tất cả 04 KCN đều đã được
đầu tư cơ sở hạ tầng điện, nước cấp, nước thải… thuận lợi cho sản xuất.
- KCN Đình Trám: do Cơng ty cổ phần KCN tỉnh Bắc Giang (thuộc Ban Quản
lý các KCN) làm chủ đầu tư, sau khi sáp nhập với CCN Đồng Vàng, tổng diện tích
127ha, đến hết năm 2015 thu hút được 113 dự án với tổng vốn đăng ký đạt 1653 tỷ

17


đồng, 271 triệu USD, lấp đầy 100% diện tích đất công nghiệp theo quy hoạch. Thành
phần lĩnh vực sản xuất của các cơ sở trên địa bàn KCN Đình Trám tương đối phong
phú trong đó chủ yếu là cơng nghiệp chế biến, chế tạo (chế biến nông sản, dệt may, lắp
ráp cơ khí (cơ khí dân dụng, ơ tơ, xe máy…), sản xuất các sản phẩm nhựa gia dụng,
bao bì, chế biến nơng sản), điện tử và tự động hóa. Đặc biệt khi sát nhập CCN Đồng
Vàng, tỷ lệ các cơ sở sản xuất thuộc lĩnh vực cơ khí chế tạo tăng cao rõ rệt.
Bảng 2: Loại hình sản xuất các cơ sở đang hoạt động KCN Đình Trám
STT

Loại hình cơng nghiệp

Diện tích

Tỉ lệ

(ha)

(%)


Số lơ

1

Các ngành cơng nghiệp cơng nghệ cao

4,132

6,11

3

2

Công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm

13,455

20,00

12

3

Công nghiệp dệt may, sản xuất lắp ráp nông nghiệp, ô tô, xe máy

17,529

25,92


15

4

Sản xuất bao bì, giấy nhựa

21,458

31,76

15

5

Cơng nghiệp cơ khí điện tử, tin học, tự động hóa

11,042

16,31

6

6

Các ngành cơng nghiệp khác

32,384

20,00


51

Nguồn: Công ty cổ phần KCN Bắc Giang (2016)
- KCN Song Khê - Nội Hồng: diện tích 158,7ha, khu vực phía Bắc diện tích
90,6 ha do Cơng ty PTHT KCN tỉnh Bắc Giang làm chủ đầu tư, khu vực phía Nam
diện tích 68,18 ha do Cơng ty cổ phần phát triển Fuji Bắc Giang làm chủ đầu tư. Đến
cuối năm 2015 đã có 40 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 925 tỷ đồng và 109
triệu USD. Dự án thứ cấp sử dụng 55,4 ha, lấp đầy 53,47 % diện tích đất cơng nghiệp
theo quy hoạch. KCN Khu cơng nghiệp Song Khê - Nội Hồng bố trí cơ cấu ngành
nghề với quy mơ vừa và nhỏ, loại hình công nghiệp đa chức năng, chủ yếu là sản xuất
hàng tiêu dùng, chế biến nông sản, thức ăn gia súc, vật liệu xây dựng cao cấp, lắp ráp
máy, điện tử, ưu tiên tiếp nhận các hoại hình cơng nghiệp sử dụng nhiều lao động như
may mặc, ít gây ơ nhiễm môi trường và áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến. Các loại
hình cơng nghiệp chủ yếu chia thành 03 nhóm chính: cơng nghiệp nhẹ (đồ mỹ nghệ,
đồ chơi, đồ gia dụng, nội thất, mây tre đan, may mặc, dụng cụ thể thao…); công
nghiệp bảo quản chế biến (nông sản, lâm sản, các sản phẩm cơ khí…); cơng nghiệp
điện, điện tử (kinh kiện điện, điện tử).

18


- KCN Vân Trung: diện tích 350,3ha, do Cơng ty TNHH một thành viên
Fugiang làm chủ đầu tư, đến nay đã có 49 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư, sử
dụng 23 ha đất công nghiệp, lấp đầy 10% diện tích đất cơng nghiệp theo quy hoạch.
Trong số đó, có 36 cơng ty đã đi vào hoạt động còn lại đang được xây dựng cơ sở hạ
tầng kỹ thuật chưa đi vào hoạt động chính thức. Loại hình sản xuất chủ yếu là linh kiện
điện tử, keo dán, băng dính, mực in, lắp ráp cơ khí, thiết bị điện dân dụng, pin năng
lượng mặt trời.
- KCN Quang Châu: diện tích 426 ha, do Cơng ty cổ phần khu cơng nghiệp Sài

Gịn - Bắc Giang làm chủ đầu tư. Đến nay đã bồi thường, triển khai xây dựng hệ thống
hạ tầng được khoảng 140 ha. Đã có 16 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với vốn
đăng ký đạt 1.304 tỷ đồng và 1.347 triệu USD, sử dụng 73,4 ha đất cơng nghiệp, lấp
đầy 26,7% diện tích đất công nghiệp theo quy hoạch. Số lượng các nhà đầu tư hiện đã
thuê đất tại KCN là 16 (trong đó 4 doanh nghiệp của Nhật Bản, 7 doanh nghiệp của
Đài loan - Trung Quốc, 2 doanh nghiệp của Hàn Quốc, 3 doanh nghiệp của Việt Nam)
tuy nhiên hiện chỉ có 14 cơ sở đang hoạt động:
Bảng 3: Danh sách các cơ sở đang hoạt động KCN Quang Châu
TT
1

2

3

Loại hình sản xuất

Tên công ty

Công ty cổ phần KCN Sài Xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ
Gòn – Bắc Giang

tầng KCN Quang Châu

Cơng ty TNHH Hosiden

Màn hình cảm ứng cho điện thoại

Việt Nam (Bắc giang)


di động

Công ty TNHH L&C

Thiết bị điện cao trung và hạ thế

Vị trí
-

Cơng ty cổ phần

C1

100% vốn đầu tư
nước ngồi

C2, S2

Tech Việt Nam
4

Cơng ty TNHH Umec

Cơng ty TNHH Việt Nam

100% vốn đầu tư
nước ngoài

Thiết bị điện, dây dẫn quang học


B1

Việt Nam
5

Loại doanh nghiệp

100% vốn đầu tư
nước ngồi

SX pin năng lượng mặt trời

C4

Cơng ty cổ phần

S, Q,

100% vốn đầu tư

Sunergy
6

7

Công ty TNHH Wintek

Sản xuất thiết bị hiển thị tinh thể

Việt Nam


lỏng LCD, màn hình cảm ứng.

R2

nước ngồi

Cơng ty TNHH Si flex

Sản xuất bản mạch in mềm, màn

A

100% vốn đầu tư

Việt Nam

hình cảm ứng.

nước ngồi

19


TT
8

9

Loại hình sản xuất


Tên cơng ty
Cơng ty TNHH Nichirin

Nhà máy sản xuất, lắp ráp ống và

Việt Nam

dây dẫn cho ô tô, xe máy

Công ty TNHH Inoue

Sản xuất ống bảo vệ cao su cho

Việt Nam

ống dây phanh ô tô , xe máy, chân

Vị trí
B4

Loại doanh nghiệp
100% vốn đầu tư
nước ngồi

B4

100% vốn đầu tư
nước ngồi


đệm cao su.
10

Cơng ty TNHH New

Thức ăn chăn ni

P3

Hope Hà Nội - CN Bắc

100% vốn đầu tư
nước ngồi

Giang
11

Cơng ty TNHH thức ăn

Thức ăn chăn nuôi

C3, C4

chăn nuôi Đặc khu Hope

100% vốn đầu tư
nước ngồi

Việt Nam
12


CN Cơng ty cổ phần cà

Phối trộn, đóng gói hồn thiện sản

phê hịa tan Trung

phẩm.

B2

Công ty cổ phần

R1

100% vốn đầu tư

Nguyên
13

Công ty TNHH Crystal

May mặc

Martin (Việt Nam)
14

Cơng ty TNHH Ván dán

nước ngồi

Ván gỗ dán, các sản phẩm từ gỗ

Oji - Vinafor Bắc Giang

B3

100% vốn đầu tư
nước ngồi

Nguồn: Cơng ty cổ phần KCN Sài Gịn - Bắc Giang (2016)
Bên cạnh các KCN đã đi vào hoạt động, còn 02 KCN chưa đi vào hoạt động
sau đây: KCN Việt Hàn: diện tích 101,5 ha do Cơng ty TNHH Việt – Hàn làm chủ đầu
tư. Tuy nhiên, hiện nay Chủ đầu tư đã đề nghị rút giấy chứng nhận đầu tư do không
tiếp tục triển khai dự án. KCN Châu Minh – Mai Đình: diện tích quy hoạch 207,451 ha
do Cơng ty Cổ phần tập đồn Phú Mỹ làm chủ đầu tư.
1.2.2. Hiện trạng các cụm công nghiệp tỉnh Bắc Giang
Ngồi các KCN, tính đến hết 2016, trên địa bàn tỉnh có 35 CCN đã có phê
duyệt quy hoạch chi tiết, trong đó có 26 CCN đã đi vào hoạt động và 09 CCN mới
được quy hoạch và bước đầu giải phóng mặt bằng và thi cơng hệ thống hạ tầng điện,
nước cấp, đường giao thông… Ngoại trừ các CCN làng nghề được hình thành, phát
triển từ các làng nghề và làng nghề truyền thống, phần lớn các CCN là CCN đa ngành.
Lĩnh vực hoạt động công nghiệp, dịch vụ trong các CCN đa dạng và khác nhau tùy

20


×