Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Nhận định đúng sai môn luật hình sự phần tội phạm ( mới nhất )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.67 KB, 19 trang )

Nhận định đúng sai mơn luật hình sự phần tội phạm
Câu 1: Hành vi cố ý trực tiếp tước bỏ tính mạng người khác trái pháp luật
khơng gây ra hậu quả chết người thì khơng cấu thành Tội giết người (Điều
123 BLHS).
Nhận định sai.
Giải thích: Vì trong trường hợp này mặt chủ quan là lỗi cố ý tực tiếp nên nếu hậu
quả chết người chưa xảy ra thì người phạm tội vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự
về Tội giết người (Điều 123) ở giai đoạn chưa đạt.
Câu 2: Tình tiết “giết 2 người trở lên” ln địi hỏi phải có hậu quả hai người
chết trở lên.
Nhận định sai
Cơ sở pháp lý: Điều 123 BLHS 2015
Giải thích: “Giết nhiều người” có nghĩa là người phạm tội cố ý, mong muốn
hậu quả xảy ra. Cấu thành tội phạm:
+Mặt khách thể: Tội phạm xâm phạm đến mối quan hệ liên quan đến tính
mạng của con người được pháp luật hình sự bảo vệ; quyền được sống của con
người được pháp luật bảo vệ.
+Mặt chủ thể : Người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự đầy đủ.
+Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp, mục đích là làm cho người đó chết, tước
đoạt mạng sống.
+Mặt khách quan:



Hành vi: Hành vi gây chết người.
Hậu quả: Tước đoạt hoặc đe dọa tước đoạt mạng sống của người khác (Mục
đích của người phạm tội là tước đoạt mạng sống của người khác, nhưng việc
người đó khơng chết là nằm ngồi mục đích của người phạm tội).


Ví dụ: A có thù với B nên A đã bỏ thuốc độc vào nồi canh của nhà B, không ai bị


chết nhưng A vẫn bị truy tối về tôi giết người và tình tiết tăng nặng là giết nhiều
người nhưng chưa đạt.
Câu 3: Hành vi giết trẻ em sinh ra trong vịng 7 ngày tuổi thì chỉ cấu thành
Tội giết con mới đẻ (Điều124 BLHS 2015).
Nhận định này là sai.
Giải thích: Theo Khoản 1, Điều 124, BLHS 2015 về Tội giết hoặc vứt bỏ
con mới đẻ:“1. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc
trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi,
thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”.Theo quy định trên ta thấy, không phải hành
vi giết trẻ sinh ra trong vịng 7 ngày tuổi thì cũng cấu thành Tội giết con mới đẻ
(Điều 124, BLHS). Chủ thể của loại tội phạm này là chủ thể đặc biệt - người mẹ do
ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hồn cảnh khách quan đặc biệt
mà có hành vi giết con do mình đẻ ra trong vịng 7 ngày tuổi thì mới là chủ thể của
tội giết con mới đẻ quy định tại Điều 124, BLHS. Do vậy, nếu là chủ thể thường
mà thực hiện hành vi giết trẻ sinh ra trong vịng 7 ngày tuổi thì khơng cấu thành
Tội giết con mới đẻ mà cấu thành Tội giết người (Điều 123, BLHS)
Câu 4: Mọi trường hợp giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh đều cấu thành Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh (Điều 125 BLHS 2015)
Nhận định: Sai.
Giải thích: Tội phạm này được cấu thành khi đáp ứng đủ 03 yếu tố của mặt
khách quan sau:
-Là hành vi tước bỏ tính mạng của người khác


-Hoàn cảnh phạm tội: người phạm tội ở trong trạng thái tinh thần bị kích
động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối người phạm
tội hoặc đối với thân thích của người phạm tội. Có nghĩa trạng thái bị kích động
của người phạm tội là tức thời, phải do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn
nhân gây nên sự phản ứng, kích động tới người phạm tội mà dẫn tới hành vi giết

người.
Ví dụ: Nếu A bị kích động vì hành vi trái pháp luật của B mà giết C, thì hành
vi giết người của A không phải là giết người trong trạng thái tình thần bị kích động
mạnh.
-Hậu quả: nạn nhân chết là dấu hiệu bắt buộc. Như vậy nếu nạn nhân
không chết hoặc bị thương thì sẽ cấu thành tội phạm khác.
Câu 5: Mọi hành vi làm chết người do dùng vũ lực ngoài những trường hợp
pháp luật cho phép trong khi thi hành công vụ đều cấu thành tội làm chết
người trong khi thi hành công vụ (Điều 127 BLHS).
Nhận định: Sai.
Cơ sở pháp lý: Điều 127 BLHS 2015.
Cấu thành tội giết người trong khi thi hành công vụ:
Chủ thể: Người đang thi hành công vụ.
Mặt khách quan:
-

Hành vi: Dùng vũ lực (trong đó có thể là dùng vũ khí) ngồi

trường hợp pháp luật cho phép để thực hiện cơng vụ.
Hậu quả: Chết người.
Mặt chủ quan:
-

Lỗi: Cố ý hoặc vô ý.
Động cơ: Thi hành công vụ.


Nếu hành vi làm chết người do dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp
luật cho phép trong khi thi hành cơng vụ nhưng khơng mang động cơ, mục đích
liên quan trực tiếp đến việc thi hành cơng vụ thì không cấu thành tội làm chết

người trong khi thi hành công vụ.
Câu 6: Nạn nhân tử vong là dấu hiệu định tội của tội bức tử.
Nhận định này là sai.
Theo Khoản 1, Điều 130 BLHS về Tội bức tử có quy định:
“1. Người nào đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm
nhục người lệ thuộc mình làm
người đó tự sát, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm”.
Nạn nhân tử vong không phải là dấu hiệu định tội của Tội bức tử mà chỉ
quy định là hậu quả từ những
hành vi của người phạm tội là việc khiến nạn nhân tiến hành hành vi tự tử,
hậu quả sau đó tức là việc nạn
nhân tử vong hay khơng thì khơng có dấu hiệu trong việc định tội.
Vì vậy, việc nạn nhân tử vong hay khơng thì khơng là dấu hiệu định tội của
tội bức tử.
Câu 7: Cố ý tước đoạt tính mạng của người khác theo yêu cầu của người bị
hại là hành vi cấu thành Tội giúp người khác tự sát.
Nhận định này là: Sai
Cơ sở pháp lý: Điều 131 và Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015.
Giải thích: Giúp người khác tự sát là hành vi tạo ra những điều kiện vật chất
hoặc tinh thần để người khác sử dụng các điều kiện đó để tự sát.


Hành vi khách quan của Tội giúp người khác tự sát là hành vi tạo ra những
điều kiện vật chất hoặc tinh thần để người khác tự sát như cung cấp thuốc độc để
nạn nhân tự đầu độc hoặc chỉ dẫn cách tự sát. Hành vi khách quan này chỉ đóng vai
trị là điều kiện để nạn nhân sử dụng các điều kiện đó mà tự sát. Chủ thể tội phạm
khơng trực tiếp tước đi tính mạng của nạn nhân.
Cịn hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác dù có theo yêu cầu
của người bị hại hay không đều là hành vi khách quan của tội giết người.
Như vậy, cố ý tước đoạt tính mạng của người khác theo yêu cầu của người bị

hại không là hành vi cấu thành tội giúp người khác tự sát.
- CSPL: Điều 131, Điều 123 BLHS 2015.
Câu 8: Hành vi cố ý gây thương tích cho người khác và tỉ lệ tổn thương cơ thể
dưới 11% thì khơng cấu thành tội cố ý gây thương tích (Điều 134 BLHS 2015).
Nhận định: SAI
Trường hợp cố ý gây thương tích cho người khác với tỉ lệ tổn thương cơ thể
dưới 11% nhưng thuộc vào một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều
134 BLHS 2015 thì vẫn xác định là tội cố ý gây thương tích.
“Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một
trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc
phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở
lên;
b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;


c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
d) Phạm tội 02 lần trở lên;
đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên;
e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm
đau hoặc người khác khơng có khả năng tự vệ;
g) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cơ giáo của
mình;
h) Có tổ chức;
i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
k) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình

phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào
trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
l) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích
hoặc gây tổn hại sức khỏe do được th;
m) Có tính chất cơn đồ;
n) Tái phạm nguy hiểm;
o) Đối với người đang thi hành cơng vụ hoặc vì lý do cơng vụ của nạn
nhân.”
Câu 9: Mọi trường hợp đối xử tàn ác với người lệ thuộc vào mình đều cấu
thành Tội hành hạ người khác được quy định tại Điều 140 BLHS 2015.
Nhận định sai


Giải thích: Việc đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình ở đây có thể được
hiểu là hành vi của người phạm tội lặp đi lặp lại trong một thời gian dài, dẫn đến
việc gây ra sự đau đớn cả về thể sát lẫn tinh thần đối với người lệ thuộc mình thơng
qua các hành vi như đánh đập, khơng cho người đó hại ăn uống, chửi mắng thậm
tệ,... nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nên việc thực hiện hành vi tàn
ác với người lệ thuộc vào mình mà khơng diễn ra trong thời gian dài thì khơng
được khép vào tội hành hạ người khác.
Câu 10: Mọi hành vi giao cấu thuận tình với người dưới 16 tuổi đều cấu thành
Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13
tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145 BLHS).
Nhận định sai.
Cơ sở pháp lý: Điều 145 BLHS 2015.
Theo Khoản 1 Điều 145 BLHS: “ Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà giao cấu
hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16
tuổi,…”
Theo đó các yếu tố cấu thành của tội này là:

+ Mặt chủ thể: Người phạm tội phải là người đã thành niên, tức là người đã
đủ 18 tuổi trở lên.
+ Mặt khách thể: Là quan hệ nhân thân mà nội dung là quyền được bảo vệ
về nhân phẩm, danh dự của trẻ em. Đối tượng tác động của tội phạm là trẻ em từ
đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.
+ Mặt chủ quan: Người thực hiện phải có lỗi cố ý.
+Mặt khách quan:




Hành vi giao cấu có sự đồng ý, chấp nhận của nạn nhân mặc dù
người phạm tội khơng có bất kỳ thủ đoạn nào để ép buộc, khống



chế nạn nhân.
Khơng có việc sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực, lợi dụng



tình trạng khơng chống cự được của nạn nhân.
Đáp ứng được hết các yếu tố cấu thành thì mới phạm tội.

Câu 11: Mọi trường hợp giao cấu trái pháp luật là giao cấu trái với ý muốn
của nạn nhân.
Nhận định này là sai.
Cơ sở pháp lý: Điều 145, Điều 142 Bộ luật Hình sự 2015
Giải thích: Khơng phải mọi trường hợp giao cấu trái pháp luật chỉ là giao
cấu trái với ý muốn của nạn nhân.Trong trường hợp giao cấu thuận tình với người

từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi (theo Khoản 1 Điều 145 BLHS 2015) hoặc giao cấu với
người dưới 13 tuổi (dù thuận tình hay trái ý muốn) (theo Điểm b Khoản 1 Điều 142
BLHS 2015) thì vẫn là giao cấu trái pháp luật.
Câu 12: Mọi hành vi mua bán người đều cấu thành Tội mua bán người (Điều
150 BLHS 2015).
Nhận định: Sai.
Giải thích: Mặt khách quan của tội phạm:
-Hành vi: mua, bán, trao đổi con người để lấy tiền, hàng hóa hoặc các lợi ích
khác.
-Đối tượng của việc mua bán: nạn nhân phải là người từ đủ 16 tuổi trở lên.
Như vậy trong trường hợp nạn nhân dưới 16 tuổi thì sẽ cấu thành Tội mua
bán người dưới 16 tuổi (Điều 151 BLHS 2015).


Câu 13: Hành vi khách quan của các tội phạm quy định trong Chương các tội
phạm sở hữu chỉ là hành vi chiếm đoạt tài sản.
Nhận định: SAI
Giải thích: Hành vi phạm tội xâm phạm sở hữu rất đa dạng, không phải chỉ duy
nhất hành vi chiếm đoạt tài sản mới là hành vi khách quan của các tội phạm này.
Ngồi hành vi chiếm đoạt tài sản, cịn có các nhóm hành vi khách quan khác như:
+ Hành vi chiếm giữ trái phép tài sản. (Điều 176 BLHS)
+ Hành vi sử dụng trái phép tài sản. (Điều 177 BLHS)
+ Hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản. (Điều 178 BLHS)
+ Hành vi vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản.(Điều 180 BLHS)


Cơ sở pháp lý: Điều 176, 177, 178, 180 BLHS

Câu 14: Không phải mọi loại tài sản bị chiếm đoạt đều là đối tượng tác động
của các tội xâm phạm sở hữu.

=>Nhận định đúng . Vì đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu là tài
sản, bao gồm:
+ Vật có thực (là sản phẩm lao động của con người; không có tính năng đặc
biệt)
+ Tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền.
+ Các quyền tài sản.

Câu 15: Mọi hành vi đe dọa dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản đều cấu
thành Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS).
-

Nhận định: Sai


Giải thích: Hành vi đe dọa dùng vũ lực là hành vi khách quan quan trọng trong cấu
thành Tội cướp tài sản và hành vi đó bắt buộc diễn ra ngay tức khắc, khiến người
bị hại bị tê liệt ý chí. Vì nếu chỉ căn cứ vào hành vi đe dọa dùng vũ lực mà khơng
có tính tức thời, thì có thể cấu thành một tội phạm khác như Tội cưỡng đoạt tài sản
quy định tại Điều 170 BLHS. Như vậy không phải mọi hành vi đe dọa dùng vũ lực
nhằm chiếm đoạt tài sản đều cấu thành Tội cướp tài sản.
Câu 16: Dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản mà dẫn đến hậu quả chết người
là hành vi cấu thành cả hai tội: Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS) và Tội giết
người (Điều 123 BLHS).
Nhận định này là sai.
Xét trong 2 trường hợp sau:
- Trường hợp 1: Nếu người phạm tội cố ý dùng vũ lực chiếm đoạt tài sản của nạn
nhân nhưng vô ý với hậu quả chết người thì trong trường hợp này hành vi dùng vũ
lực nhằm chiếm đoạt tài sản mà dẫn đến hậu quả chết người thì chỉ cấu thành Tội
cướp tài sản và hậu quả chết người là tình tiết định khung tăng nặng (theo Điểm c,
Khoản 4, Điều 168, BLHS).

- Trường hợp 2: Nếu người phạm tội cố ý dùng vũ lực chiếm đoạt tài sản của nạn
nhân khiến cho nạn nhân tử vong để cướp tài sản thì trong trường hợp này hành vi
dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản mà dẫn đến hậu quả chết người thì cấu thành
Tội cướp tài sản (Điều 168) và Tội giết người (Điều 123).
Do vậy, chỉ khi rơi vào trường hợp 2 thì hành vi dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài
sản mà dẫn đến hậu quả chết người thì cấu thành Tội cướp tài sản (Điều 168) và
Tội giết người (Điều 123).
Câu 17: Hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản trong Tội trộm cắp tài sản (Điều
173 BLHS) đòi hỏi người phạm tội phải lén lút với tất cả mọi người.
Nhận định: Sai
Cơ sở pháp lý: Điều 173 BLHS 2015


Khách thể của tội trộm cắp tài sản: xâm phạm đến quyền sở hữu hợp pháp của Nhà
nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Mặt khách quan của tội phạm: Hành vi trộm cắp tài sản là hành vi lén lút, chiếm
đoạt tài sản một cách trái pháp luật của người khác.
Vì vậy, hành vi chiếm đoạt tài sản trong Tội trộm cắp tài sản đòi hỏi người phạm
tội phải lén lút với chủ sở hữu hợp pháp của tài sản chứ không nhất định phải lén
lút với tất cả mọi người.
Câu 18: Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên mà có biểu hiện
gian dối là hành vi chỉ cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174
BLHS).
Nhận định: SAI
Giải thích:
Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên mà có biểu hiện gian dối là
hành vi khơng chỉ cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 BLHS) mà
cị cấu thành Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoat tài sản (Điều 175 BLHS) nếu thỏa
mãn hết các dấu hiệu định tội. Xét về biểu hiện khách quan:



Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 BLHS) quy định người nào dùng
thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000
đồng trở lên thì cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.



Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175 BLHS) quy định người
nào thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ dưới 4
triệu đồng (đối với trường hợp Luật định) bằng việc vay, mượn, thuê tài sản
của người khác hoặc nhận tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng
rôi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản (Điểm a Khoản 1) thì cũng
sẽ cấu thành tội này.


Trong trường hợp chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên mà có biểu
hiện gian dối nhưng biểu hiện gian dối này không là hành vi để Tội phạm chiếm
đoạt được tài sản thì sẽ không cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174
BLHS).


CSPL: Điều 174, 175 BLHS.

Câu 19: Dùng gạch tấn cơng ngườ khác trái phép gây thương tích cho họ với
tỉ lệ thương tích dưới 11% khơng cấu thành tội cố ý gây thương tích(Điều 134
BLHS).
Cơ sở pháp lý: Điều 134 BLHS
Nhận định sai. Vì theo khoản 1 Điều 134 thì khi gây thương tích dưới 11% mà
thuộc 1 số các trường hợp tại điểm:
“a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;

b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;
c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
d) Phạm tội 02 lần trở lên;
đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên;
e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm
đauhoặc người khác khơng có khả năng tự vệ;
g) Đối với ơng, bà, cha, mẹ, người ni dưỡng mình, thầy giáo, cơ giáo của mình;
h) Có tổ chức;
i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;


k) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt
tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào
trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
l) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây
tổn hại sức khỏe do được th;
m) Có tính chất cơn đồ;
n) Tái phạm nguy hiểm;
o) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do cơng vụ của nạn nhân”.
Thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.
Câu 20: Cố tình khơng trả lại cho chủ sở hữu tài sản có giá trị từ 10 triệu
đồng trở lên bị giao nhầm là hành vi cấu thành Tội chiếm giữ trái phép tài sản
(Điều 176 BLHS).
Nhận định này là sai.
Căn cứ Khoản 1 Điều 176 của BLHS 2015 thì một trong hành vi khách quan của
tội này là cố tình khơng giao trả lại cho chủ sở hữu tài sản có giá trị từ 10 triệu
đồng trở lên do bị giao nhầm sau khi chủ sở hữu, người quản lí hợp pháp hoặc cơ
quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó.Như vậy, trường hợp chủ sở
hữu của tài sản chưa có yêu cầu nhận lại tài sản hoặc u cầu đó khơng phải của

chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản thì chưa cấu thành tội phạm tội
này.
Câu 21: Mọi hành vi buôn bán trái phép hàng hóa có giá trị từ 100 triệu đồng
trở lên qua biên giới đều cấu thành tội Buôn lậu (Điều 188 BLHS).
Trả lời:
-

Nhận định sai
Cơ sở pháp lý: Điểm a Khoản 1 Điều 188, Điều 305 BLHS 2015


-

Đối tượng tác động Tội bn lậu là hàng hóa, tiền tệ, đá quý, di tích lịch sử,
hàng cấm,… trừ các hàng cấm là đối tượng của các tội phạm quy định tại
Chương XX: các tội phạm về ma túy, Chương XXI: các tội liên quan đến trật
tự công cộng như Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái

-

phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ (Điều 305),…
Nói cách khác, nếu hành vi bn bán trái phép hàng cấm là thuốc nổ hoặc
ma túy có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên qua biên giới không cấu thành tội
buôn lậu mà cấu thành tội mua bán trái phép chất ma túy và tội mua bán trái
phép vật liệu nổ.

Do vậy, không phải mọi hành vi buôn bán trái phép hàng hóa có giá trị từ 100 triệu
đồng trở lên qua biên giới đều cấu thành Tội buôn lậu (Điều 188 BLHS).
Câu 22: Mọi trường hợp bán con mới đẻ dưới 16 tuổi đều cấu thành tội mua
bán người dưới 16 tuổi theo Điều 151 BLHS.

Cở sở pháp lý: điểm a khoản 1 Điều 151
“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm
đến 12 năm:
a) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để giao, nhận tiền, tài sản hoặc
lợi ích vật chất khác trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo”;
nếu như người mẹ chuyển giao con mới đẻ để nhận 1 khoản tiền trong trường hợp
vì một mục đích nhân đạo để cho đứa con có thể được điều trị bệnh hay gì đó thì
khơng cấu thành tội mua bán người dưới 16 tuổi.
Câu 23: Không phải mọi loại hàng cấm đều là đối tượng tác động của các tội
sản xuất, buôn bán hàng cấm ( Điều 190 BLHS).
Nhận định đúng.


Vì đối tượng tác động của tội này là hàng hoá mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm
lưu hành, cấm sử dụng, chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam thuộc một
trong các trường hợp quy định tại điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 190 BLHS 2015.
Như vậy hàng hoá mà Nhà nước cấm kinh doanh có nhiều loại, nhưng một số loại
đã là đối tượng tác động của các tội phạm quy định tại Điều 248, 251, 253, 254,
304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này thì khơng cịn là đối tượng của Tội sản
xuất buôn bán hàng cấm.
Câu 24: Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước
quy định tài Điều 203 BLHS chỉ là hành vi mua, bán hóa đơn chưa ghi nội
dung hoặc ghi nội dung khơng đầy đủ, khơng chính xác theo quy định.
-

Nhận định: Sai

Giải thích: Căn cứ theo khoản 1 Điều 203 BLHS, mua bán trái phép hóa đơn,
chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước là hành vi mua bán không có giấy phép và
các hóa đơn, chứng từ được mua bán đó đã ghi nội dung từ 10 số đến dưới 30 số

hoặc thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
Câu 25: Mọi hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ
tại Việt Nam đều cấu thành Tội xâm phạm quyền sở hữu cơng nghiệp (Điều
226 BLHS).
Nhận định này là sai.
Vì khơng phải mọi hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ
tại Việt Nam đều cấu thành Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, mà chỉ các
hành vi chiếm đoạt, sử dụng bất hợp pháp các nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được
bảo hộ tại Việt Nam thì mới cấu thành Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
được qui định tại Điều 226 BLHS năm 2015.


Như vậy, theo quy định tại Khoản 1, Điều 226, hành vi cố ý xâm phạm quyền sở
hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt
Nam mà đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý với quy mơ
thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng
hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 200.000.000
đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 200.000.000
đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Câu 26: Mọi hành vi thải vào nguồn nước các chất gây ô nhiễm môi trường thì
cấu thành Tội gây ô nhiễm môi trường (Điều 235 BLHS).
Nhận định: Sai
Cơ sở pháp lý: Điều 235 BLHS 2015.
1.

Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ
100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05
năm:
b) Xả thải ra môi trường từ 5.000 mét khối (m3)/ngày đến dưới 10.000 mét
khối (m3)/ngày nước thải có các thông số môi trường nguy hại vượt quy

chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 10 lần trở lên;
c) Xả nước thải ra mơi trường có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi
trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 02 lần đến dưới 04 lần;
d) Xả ra môi trường từ 5.000 mét khối (m3)/ngày đến dưới 10.000 mét khối
(m3)/ngày nước thải có độ PH từ 0 đến dưới 2 hoặc từ 12,5 đến 14;

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ

1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07
năm:


b) Xả thải ra môi trường 10.000 mét khối (m3)/ngày trở lên nước thải có các
thơng số mơi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 10 lần
trở lên;
c) Xả nước thải ra mơi trường có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ mơi
trường vượt quy chuẩn kỹ thuật 04 lần trở lên;
d) Xả ra môi trường 10.000 mét khối (m3)/ngày nước thải trở lên có độ PH
từ 0 đến dưới 2 hoặc từ 12,5 đến 14;
3. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, đã bị xử phạt vi phạm

hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án
tích mà cịn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000
đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
c) Xả thải ra môi trường từ 1.000 mét khối (m3)/ngày đến 10.000 mét khối
(m3)/ngày nước thải có các thơng số mơi trường nguy hại vượt quá quy
chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 05 lần đến dưới 10 lần;
d) Xả nước thải ra mơi trường có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi
trường vượt quy chuẩn kỹ thuật cho phép hoặc vượt mức giới hạn theo quy
định từ 01 lần đến dưới 02 lần;

đ) Xả ra môi trường từ 1.000 mét khối (m3)/ngày đến dưới 10.000 mét khối
(m3)/ngày nước thải có độ PH từ 0 đến dưới 2 hoặc từ 12,5 đến 14;
Như vậy, các hành vi thải vào nguồn nước các chất gây ơ nhiễm mơi trường thì
chưa đủ cấu thành Tội gây ơ nhiễm mơi trường mà cịn phải tùy thuộc vào lượng
chất thải, thành phần, tần suất theo luật định.





×