Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Bài giảng Thị trường chứng khoán - Bài 1: Quản lý và giám sát thị trường chứng khoán - Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (424.33 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>BÀI 1 </b>

<b>QU</b>

<b>Ả</b>

<b>N LÝ VÀ GIÁM SÁT TH</b>

<b>Ị</b>

<b> TR</b>

<b>ƯỜ</b>

<b>NG CH</b>

<b>Ứ</b>

<b>NG KHOÁN</b>



<b>Hướng dẫn học</b>


Để học tốt bài này,sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:


 Học đúng lịch trình của mơn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia
thảo luận trên diễn đàn.


 Đọc tài liệu:


Giáo trình Thị trường chứng khốn, Trường ĐH Kinh tế quốc dân – Khoa Ngân hàng
tài chính, Nxb Tài chính (2002).


 Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email.


 Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học.


<b>Nội dung </b>


Bài 1 sẽ cung cấp cho sinh viên những nội dung kiến thức sau:


 Tầm quan trọng của cơ chế quản lý giám sát trên thị trường chứng khoán;


 Quản lý hoạt động trên thị trường chứng khoán;


 Giám sát hoạt động trên thị trường chứng khoán;


 Quản lý và giám sát thị trường chứng khoán – kinh nghiệm của một số nước.


<b>Mục tiêu </b>



 Hiểu được các khái niệm cơ bản về giám sát, thanh tra và quản lý thị trường chứng khoán.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>T</b>

<b>ình huống dẫn nhập </b>



<b>Giám sát thị trường chứng khoán </b>


Ngày 26/11/2014, trên thị trường chứng khoán xuất hiện một số tin đồn có liên quan đến hoạt
động giám sát, thanh tra của UBCKNN.


Qua kiểm tra, xem xét, UBCKNN bác bỏ những tin đồn trên. Đây là những thơng tin sai, có thể
gây tác động xấu đến tâm lý các nhà đầu tư trên thị trường. Công tác thanh tra, giám sát của
UBCKNN là hoạt động thường kỳ và vẫn đang thực hiện bình thường theo quy định hiện hành.


<i>Trích: ssc.gov.vn/Thơng tin cơng bố/26.11.2014> </i>


<b>1.</b> Tại sao UBCKNN phải tiến hành giám sát thị trường?


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Cơ chế quản lý, giám sát hoạt động trên thị trường chứng khốn có thể hiểu là tổng thể
các biện pháp do cơ quan quản lý thực hiện để quản lý, giám sát hoạt động của các
chủ thể tham gia thị trường cũng như hàng hóa được lưu hành trên thị trường nhằm
phát huy tối đa vai trị tích cực của thị trường chứng khoán đối với nền kinh tế cũng
như các chủ thể tham gia thị trường.


<b>1.1. Tầm quan trọng của cơ chế quản lý giám sát trên thị trường chứng khoán </b>
Thị trường chứng khoán được định nghĩa là nơi mua


bán các loại chứng khoán, chủ yếu là các chứng khoán
trung và dài hạn. Thị trường này mang những đặc tính
riêng, những biểu hiện riêng của một nền sản xuất


hàng hóa và lưu thơng phát triển bậc cao. Thứ nhất,
trên thị trường này, các quan hệ mua bán thể hiện sự
thay đổi chủ sở hữu về chứng khốn, do đó thực chất


đây là quá trình vận động của tư bản dưới hình thái tiền tệ, chuyển từ tư bản sở hữu
sang tư bản kinh doanh. Chính vì vậy, có thể nói thị trường chứng khốn khơng giống
với các thị trường hàng hóa thơng thường khác, vì hàng hóa của thị trường chứng
khốn là một loại hàng hóa đặc biệt, thể hiện quyền sở hữu về tư bản. Bên cạnh đó,
tính phức tạp của thị trường chứng khốn được biểu hiện ở cấu trúc và các hoạt động
giao dịch trên thị trường. Chính vì những đặc điểm riêng trên, thị trường chứng khốn
địi hỏi một trình độ tổ chức cao, có sự quản lý và giám sát chặt chẽ trên cơ sở một hệ
thống pháp lý hoàn chỉnh và đồng bộ. Sự cần thiết của cơ chế quản lý giám sát trên thị
trường chứng khoán được thể hiện trên nhiều giác độ.


<i><b>Th</b><b>ứ</b><b> nh</b><b>ấ</b><b>t</b></i><b>,</b> quản lý và giám sát thị trường chứng khốn nhằm mục đích bảo vệ quyền
lợi cho các nhà đầu tư. Sự ra đời của thị trường chứng khoán đánh dấu sự xuất hiện
của các chủ thể có liên quan trên thị trường, trong đó nhà đầu tư là một trong những
chủ thể có vai trị quan trọng nhất. Chủ thể đầu tư là những người có tiền, thực hiện
việc mua bán chứng khốn trên thị trường chứng khốn để tìm kiếm lợi nhuận. Tuy
nhiên, sự kỳ vọng về một khoản lợi nhuận thu được của nhà đầu tư luôn đi kèm với
một mức độ rủi ro nhất định. Quá trình tìm kiếm lợi nhuận của nhà đầu tư có thể gặp
phải những cản trở từ phía thị trường như thông tin không cân xứng, các hành vi thao
túng, gian lận…Vì vậy, nhà đầu tư chỉ yên tâm khi có một chủ thể trung lập, khơng vì
mục tiêu lợi nhuận đứng ra để quản lý, giám sát tính trung thực và đảm bảo cơng bằng
trên thị trường chứng khoán, hạn chế tối đa những hoạt động tiêu cực có thể xảy ra.
Khi đó, nhà đầu tư có thể yên tâm tham gia mua bán trên thị trường. Lòng tin của nhà
đầu tưđược củng cố, thị trường sẽ hoạt động hiệu quả và thúc đẩy sự luân chuyển vốn
trong nền kinh tế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

sẽ kéo theo sự gian lận, tung tin sai sự thật, mua bán nội gián là cho các nhà đầu tư


chân chính bị thiệt hại, gây mất ổn định thị trường. Chính vì vậy, quản lý và giám sát
là những hoạt động không thể thiếu trên thị trường chứng khoán.


<i><b>Th</b><b>ứ</b><b> ba</b></i><b>,</b> quản lý và giám sát thị trường chứng khốn
đảm bảo dung hịa lợi ích của các chủ thể tham gia thị
trường. Các chủ thể tham gia thị trường chứng khốn
khơng chỉ là nhà đầu tư. Do đó, giữa các chủ thể ln
có sự xung đột về quyền lợi, mục đích khi tiến hành
các hoạt động trên thị trường. Các hoạt động này
thường đa dạng, phức tạp, thể hiện tính cạnh tranh cao.
Chính vì vậy, những hoạt động này đã tạo nên động


lực cho sự phát triển của thị trường. Tuy nhiên, cũng chính sự cạnh tranh này dễ dẫn
đến những hành vi gian lận. Tóm lại, thơng qua hoạt động quản lý và giám sát, Nhà
nước phải dung hòa được mâu thuẫn của các chủ thể, đồng thời định hướng cho những
lợi ích của họ hướng vào lợi ích chung của thị trường, đảm bảo sự ổn định và phát
triển lâu dài của thị trường chứng khoán.


<i><b>Th</b><b>ứ</b><b> t</b><b>ư</b><b>,</b></i> quản lý và giám sát đồng nghĩa với việc ngăn chặn và kiểm soát các rủi ro dẫn
đến rủi ro hệ thống làm sụp đổ thị trường. Thực tế trên thị trường chứng khoán, các
hoạt động mua bán, giao dịch luôn tiềm ẩn rủi ro. Khi rủi ro xảy ra, không chỉ các nhà
đầu tư, nhà môi giới hay phát hành bị thua thiệt mà thị trường cũng bị xáo trộn. Đặc
biệt khi các rủi ro hệ thống xảy ra sẽ kéo theo hàng loạt các biến cố khác, từđó có thể
gây nên sự suy yếu hay thậm chí là sụp đổ của thị trường. Do đó, yêu cầu đặt ra là
phải có một bộ phận quản lý và giám sát để dự báo, phịng ngừa từđó đưa ra các biện
pháp đảm bảo tính ổn định của thị trường.


<i><b>Th</b><b>ứ</b><b> n</b><b>ă</b><b>m</b></i>, quản lý và giám sát thị trường chứng khốn khơng thể thiếu trong điều kiện
hội nhập kinh tế. Trên thế giới hiện nay, việc phát triển thị trường chứng khoán đều
theo hướng mở, hội nhập quốc tế trên cơ sở giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia,


vừa phát huy nội lực vừa huy động tối đa các nguồn ngoại lực nhằm mục tiêu phát
triển nền kinh tế xã hội. Tuy nhiên, quá trình hội nhập cũng kéo theo những nguy cơ
rủi ro, do đó hội nhập thị trường chứng khốn hiệu quả địi hỏi hoạt động an ninh,
giám sát thị trường, đảm bảo những nguyên tắc và chuẩn mực của mỗi quốc gia.
Có thể nói, quản lý và giám sát ngày càng thể hiện vai trò quan trọng đối với sự phát
triển của thị trường chứng khoán. Các quốc gia khác nhau sẽ hình nên cơ chế quản lý
và giám sát khác nhau, tuy nhiên đều dựa trên những nguyên tắc chung nhất về khái
niệm, mục tiêu cũng như cách thức quản lý và giám sát hoạt động trên thị trường
chứng khoán.


<b>1.2. Quản lý hoạt động trên thị trường chứng khoán </b>
<b>1.2.1. Khái niệm và mục tiêu quản lý </b>


Quản lý TTCK có thể được hiểu là việc ban hành và sử dụng các văn bản pháp quy,
các quy định chung trong lĩnh vực chứng khốn và các lĩnh vực khác có liên quan
nhằm đạt được các mục tiêu đề ra đối với TTCK.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

 <b>Đảm bảo tính trung thực, minh bạch của thị trường:</b> Thông qua việc ban hành
các quy định pháp lý mang tính bắt buộc đối với mọi chủ thể tham gia thị trường
để ngăn chặn các hành vi lừa đảo, lũng đoạn thị trường…


 <b>Đảm bảo tính hiệu quả của thị trường:</b> Hiệu quả hoạt động của TTCK được đánh
giá thông qua khả năng huy động và phân bổ các nguồn lực tài chính, nói cụ thể hơn
hiệu quả hoạt động chính là sự an toàn, ổn định và sự phát triển của thị trường.


 <b>Đảm bảo tính cơng bằng:</b> Cơng bằng và bình đẳng trên TTCK bao gồm: cơng
bằng và bình đẳng giữa các chủ thể tham gia thị trường với nhau; cơng bằng và
bình đẳng giữa các chủ thể tham gia thị trường với chủ thể quản lý nhà nước. Tính
cơng bằng được thể hiện thơng qua việc dễ dàng trong việc gia nhập hay rút lui
khỏi thị trường, hoặc sự bình đẳng giữa các chủ thể tham gia thị trường không


phân biệt quy mô lớn, nhỏ, chuyên nghiệp hay nghiệp dư.


Ba mục tiêu kể trên không phải lúc nào cũng thống nhất với nhau. Ví dụ khi chú trọng
thực hiện mục tiêu cơng bằng và trung thực thì sẽ hạn chế tính hiệu quả của TTCK, và
ngược lại nếu đảm bảo tính hiệu quả bằng cách tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng cho
các chủ thể tham gia thị trường thì rất có thể sẽ ảnh hưởng đến tính trung thực. Việc
lựa chọn và ưu tiên cho mục tiêu nào là tùy thuộc vào chính sách tài chính – tiền tệ
quốc gia ở từng thời điểm cụ thể.


<b>1.2.2. Các cơ quan quản lý </b>


Có hai nhóm các cơ quan quản lý về TTCK như sau:


 <b>Các cơ quan quản lý Nhà nước về TTCK</b>: Các cơ quan này thực hiện chức năng
quản lý thông qua việc ban hành hoặc đề nghị các cơ quan cấp trên như Chính phủ,
Quốc hội ban hành các văn bản pháp luật định hướng và điều tiết hoạt động của thị
trường. Ngồi ra, các cơ quan này có thể sử dụng các hình thức khác để can thiệp
vào thị trường trong các trường hợp cần thiết, khẩn cấp. Thông thường, các cơ
quan quản lý nhà nước về TTCK gồm có: Ủy ban chứng khốn và các bộ ngành có
liên quan như Bộ Tài chính, Ngân hàng Trung ương, Bộ Tư pháp… trong đó Ủy
ban chứng khoán là cơ quan quản lý chuyên ngành đầy đủ của nhà nước trong lĩnh
vực này, đây là cơ quan đóng vai trị chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành liên quan
đểđiều hành TTCK hoạt động có hiệu quả.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

o Thứ nhất là Sở giao dịch chứng khoán. Đây là tổ chức bao gồm các cơng ty


chứng khốn thành viên, chịu trách nhiệm trực tiếp điều hành và quản lý các
hoạt động giao dịch chứng khốn diễn ra trên Sở. Ngồi ra Sở Giao dịch chứng
khốn cịn chịu trách nhiệm cung cấp thơng tin liên quan đến các chứng khốn
niêm yết, giao dịch trên cơ sở chủ thể phát hành ra chúng.



o Hai là Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán. Đây là một tổ chức xã hội -


nghề nghiệp đại diện cho ngành chứng khoán nhằm đảm bảo và dung hồ lợi
ích của các thành viên trên cơ sởđảm bảo lợi ích chung của thị trường. Hoạt
động chính của Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán là điều hành các
giao dịch qua quầy, đại diện cho ngành chứng khoán nêu lên những kiến nghị
với cơ quan quản lý nhà nước nhằm tăng cường tính hiệu quả và ổn định của
thị trường. Ngồi ra, Hiệp hội cịn thu thập và phản ánh các khiếu nại của
khách hàng đến các đơn vị thành viên.


Cơ quan quản lý Nhà nước và các tổ chức tự quản trên thị trường chứng khoán, mặc
dù có nhiệm vụ, cơ chế quản lý, tổ chức khác nhau nhưng đều có mục tiêu chính là
đảm bảo tính ổn định và sự phát triển của thị trường. Do đó, trong q trình quản lý,
điều hành, cần thiết phải có sự phối kết hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa hai tổ chức này.
<b>1.2.3. </b> <b>Các hình thức quản lý </b>


Có hai hình thức quản lý TTCK là quản lý bằng pháp luật và tự quản, tương ứng với
hai nhóm tổ chức quản lý TTCK và cơ quan quản lý nhà nước về TTCK và tổ chức tự
quản trên thị trường.


 <b>Quản lý bằng pháp luật</b> là hình thức quản lý dựa trên việc sử dụng các văn bản
pháp quy của Nhà nước, các quy định của chính các cơ quan quản lý ban hành làm
công cụđể quản lý các hoạt động diễn ra trên thị trường chứng khoán. Đây là hình
thức quản lý cổđiển và thơng dụng được sử dụng phổ biến ở hầu hết các thị trường
trên thế giới.


Hình thức này có những ưu điểm chủ yếu sau:


o <i>Một là, các quy</i>ết định đưa ra có tính thực thi



cao bởi nó dựa trên cơ sở là hệ thống các văn
bản pháp quy mang tính bắt buộc đối với tất cả
mọi thành viên tham gia thị trường.


o <i>Hai là, </i>đảm bảo được sự chặt chẽ và công bằng


của các chủ thể trước pháp luật. Thông qua việc
áp dụng các quy định hiện hành, mọi chủ thểđều


cảm thấy cơng bằng vì pháp luật được xây dựng và ban hành dựa trên nguyện
vọng của sốđông.


o <i>Ba là, v</i>ới việc quản lý bằng pháp luật, tính rõ ràng, minh bạch và công khai


được đảm bảo. Đồng thời, cơ quan quản lý dễ dàng trong việc phát hiện và xử
lý các sai phạm xảy ra trên thị trường chứng khoán.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

o <i>Thứ nhất, làm gi</i>ảm tính năng động và sáng tạo


của thị trường do có những thay đổi, biến động
trên thị trường đôi khi không được hoặc chưa
được đề cập đến trong hệ thống các văn bản
pháp quy. Cơ quan quản lý do đó sẽ rất khó để
có thể xử lý tốt các tình huống phát sinh.


o <i>Thứ hai, có tính </i>ỳ rất cao do các thủ tục hành chính


rườm rà dẫn đến sự lạc hậu của các văn bản pháp quy so với thực tế thị trường.



o <i>Thứ ba, hình th</i>ức quản lý bằng pháp luật sẽ tiêu tốn một phần của ngân sách


nhà nước bởi đây là các hoạt động mang tính hành chính.


Để khắc phục phần nào được nhược điểm nêu trên, người ta đưa ra một hình thức
quản lý khác, hình thức quản lý thông qua tự quản.


 <b>Tự quản:</b> Dựa trên các văn bản pháp quy, sựđịnh hướng và phân cấp quản lý của
cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức như Sở giao dịch chứng khoán, Hiệp hội
các nhà kinh doanh chứng khoán tự quản lý một số hoạt động của ngành mình.
Phương thức tự quản ngoài việc khắc phục được những nhược điểm của phương
pháp quản lý bằng pháp luật cịn có những ưu điểm sau:


o <i>Một là, nâng cao </i>được năng lực chuyên môn của các tổ chức tự quản. Bằng


việc trực tiếp quản lý các hoạt động của mình, thực hiện các nhiệm vụ liên
quan trình độ quản lý và năng lực chuyên môn chắc chắn sẽđược cải thiện theo
thời gian.


o <i>Hai là, ph</i>ương thức tự quản có thể bổ sung thêm những tiêu chuẩn, những quy


định phù hợp với thực tế mà các văn bản pháp quy hoặc chưa có hoặc chưa phù
hợp. Thơng thường, các tổ chức tự quản đề ra các quy định đối với các thành
viên, đặc biệt là các quy định vềđạo đức, từ đó ngăn ngừa các trường hợp vi
phạm, gian lận trong lĩnh vực chứng khoán.


o <i>Ba là, trong nh</i>ững trường hợp cụ thể, phương thức tự quản có thể mang lại


mối quan hệ lâu dài giữa các chủ thể trên cơ sở tối đa hóa lợi ích của các bên.



o <i>Bốn là, ph</i>ương thức tự quản có thể theo sát được những thay đổi trong mơi


trường kinh doanh chứng khốn hơn là những quy định, văn bản pháp luật.
Tuy vậy, hình thức tự quản cũng dễ phát sinh những rủi ro, tiêu cực do năng lực
chuyên môn của tổ chức yếu, do các yếu tố thiếu trung thực và cách giải quyết vấn
đề theo cảm tính.


Tóm lại, tùy thuộc vào từng điều kiện cụ thể và mức độ phát triển của thị trường, có
thể sử dụng kết hợp hai hình thức quản lý trên nhằm đảm bảo tính hiệu quả, trung thực
và cơng bằng của thị trường.


<b>1.2.4. Nội dung quản lý </b>


Quản lý thị trường chứng khốn có thể phân chia ra hai nội dung chủ yếu là quản lý
hàng hóa chứng khốn và quản lý các chủ thể tham gia thị trường.


</div>

<!--links-->

×