Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đặc tính con gà đẻ trứng vàng trong phát triển bền vững du lịch Việt Nam - Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.74 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>V</b>

<b>A</b>



<b>ĐẶC TÍNH </b>

<i><b>CON GÀ ĐẺ TRỨNG VÀNG </b></i>



<b>TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH VIỆT NAM</b>



<b>LƯU TUẤN ANH</b>
<b>Tóm tắt</b>


<i>Con gà đẻ trứng vàng là một cách nói ví von về sự phát triển của du lịch Việt Nam. Tuy nhiên, để đặc </i>
<i>tính con gà đẻ trứng vàng mang lại hiệu quả cao cho ngành Du lịch Việt Nam thì cần phải hướng du </i>
<i>lịch Việt Nam đến sự phát triển bền vững. Vấn đề đặt ra là cần tiến hành khai thác, phát huy các ng̀n </i>
<i>tài ngun du lịch một cách có kế hoạch, song song với việc bảo vệ, khôi phục chúng. Đồng thời cần </i>
<i>phát triển ng̀n nhân lực du lịch có trình độ và năng lực chun mơn cao, có đủ điều kiện thuận lợi </i>
<i>để cống hiến cho sự nghiệp phát triển du lịch. Với những gì hiện có, cộng với mục tiêu phát triển bền </i>
<i>vững và những chiến lược hiệu quả cụ thể, Việt Nam có quyền hy vọng sẽ sớm trở thành trung tâm du </i>
<i>lịch quan trọng trong khu vực, đủ sức gây ấn tượng trên khắp thế giới vì một Việt Nam phát triển bền </i>
<i>vững và đáng tự hào.</i>


<b>Từ khóa: </b>Đặc tính con gà đẻ trứng vàng, du lịch bền vững, du lịch Việt Nam, quản lý du lịch, phát
triển du lịch


<b>Abstract </b>


<i>“The chicken that lays golden eggs” is an analogy of the tourism development in Vietnam. However, </i>
<i>in order to make the characteristics of “the golden egg-laying chicken” to bring high efficiency to </i>
<i>Vietnam’s tourism industry, it is necessary to direct Vietnam’s tourism to sustainable development. </i>
<i>The matter is to conduct exploitation and promotion of tourism resources in a planned manner, </i>
<i>simultaneously, protect and restore them. At the same time, it is necessary to develop tourism human </i>
<i>resources with high and professional qualifications, giving them favorable conditions to devote to the </i>
<i>development of tourism. With what is available, and the goals of sustainable development and specific </i>


<i>effective strategies, Vietnam has the right to hope to become an important tourism center in the region </i>
<i>soon and be charm enough to impress the world, for a sustainable and proud Vietnam.</i>


<b>Keywords:</b> Characteristics of “golden egg-laying chickens”, sustainable tourism, Vietnam tourism,
tourism management, tourism development


<b>Đặt vấn đề</b>


T

ừ trước đến nay, nhiều người cứ mặc
định cho du lịch Việt Nam nói chung
hoặc một vài loại hình của du lịch Việt
Nam nói riêng đặc tính <i>con gà đẻ trứng vàng.</i>


Sự mặc định này vơ hình trung trở thành gánh
nặng cho sự phát triển du lịch và sự phát triển
kinh tế của Việt Nam nếu ngành du lịch không
thể đạt được kỳ vọng đó. Nếu xem đặc tính con


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>V</b>

Ă N HÓ

<b>A</b>



60 năm nữa, ngành du lịch vẫn là ngành hấp
dẫn nhất trong cơ cấu ngành nghề ở Việt Nam.
Tuy nhiên, hiện nay, du lịch Việt Nam thực chất
chỉ đang trên con đường phát triển, cần được
đổi mới, được đầu tư hơn nữa để có thể bắt kịp
với sự phát triển của thế giới, nói gần hơn là với
các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á (như
Thái Lan, Singapore).


Bài viết đưa ra cách nhìn mới mẻ về đặc


tính <i>con gà đẻ trứng vàng</i> mà bấy lâu nay người
ta vẫn hay kỳ vọng về du lịch Việt Nam. Trên
cơ sở phân tích thực trạng sự phát triển du
lịch Việt Nam, nhận diện mặt trái của quá trình
phát triển ồ ạt, chạy theo lợi nhuận kinh doanh
trong du lịch, bài viết xác định sự <i>bền vững</i> phải
là mục tiêu quan trọng và là nền tảng chủ yếu
để du lịch Việt Nam được phát triển mạnh mẽ,
lâu dài hơn, xứng đáng với những tiềm năng
hiện có. Từ đó đề xuất một vài định hướng
phát triển bền vững du lịch Việt Nam trên tinh
thần khai thác, phát huy đi đôi với bảo vệ, khôi
phục những nguồn lực tự nhiên và nhân văn
của Việt Nam.


<b>1. Mặt trái của thực trạng phát triển du lịch </b>
<b>Việt Nam</b>


Theo quan sát của chúng tơi, ngành Du
lịch Việt Nam mới chính thức phát triển mạnh
mẽ trong khoảng 15 năm gần đây, mặc dù
trước đó nhiều công ty du lịch lớn đã ra đời
(như Saigontourist thành lập được 44 năm,
Vietravel thành lập 24 năm, Bến Thành Tourist
thành lập 30 năm). Trong khoảng thời gian
phát triển này, ngành Du lịch Việt Nam đã vận
động liên tục, đổi mới không ngừng nhằm tạo
ra những bước phát triển nhảy vọt. Thực tế,
cần công nhận thời gian qua du lịch Việt Nam
đạt được nhiều thành tựu: cơ sở kinh doanh


du lịch được tăng thêm, nhà hàng cao cấp
ngày càng chuyên nghiệp với hoạt động ẩm
thực đa dạng, khách sạn cao cấp mọc lên ngày
càng nhiều từ sự đầu tư nước ngoài lẫn trong
nước, số lượng tour, tuyến ngày càng đa dạng,
mở rộng ra nhiều nước, đội ngũ nhân viên
làm nghề có trình độ cao và chuyên nghiệp
hơn… Kết quả đạt được xứng đáng là niềm
tự hào cho sự cố gắng của du lịch Việt Nam,
nhưng nếu để so sánh với những ngành nghề


chủ chốt khác của kinh tế Việt Nam (bao gồm
các ngành nghề đã có và các ngành nghề mới
nổi như xuất khẩu, công nghiệp dệt may, thủy
hải sản, thương mại, kinh doanh ngành hàng
bán lẻ, công nghệ thông tin, vận tải biển và
logistics, kỹ thuật cơ khí…) thì vẫn còn những
khoảng cách và hạn chế nhất định, hoặc để so
sánh với sự phát triển du lịch của các nước có
ngành du lịch phát triển trong khu vực và trên
thế giới thì du lịch Việt Nam vẫn còn phải học
hỏi và cải thiện nhiều điều.


Bất kể sự phát triển nào cũng có hai mặt:
mặt phát triển và mặt hạn chế, tùy vào năng lực
của chủ thể vận hành và những điều kiện xung
quanh mà mặt nào sẽ nổi trội hơn, mặt nào sẽ
bị kiềm chế. Người ta có thể sẽ bị lóa mắt với
những con số phát triển của du lịch Việt Nam,
chẳng hạn lượng khách quốc tế đến Việt Nam


6 tháng đầu năm 2019 ước đạt 8.480.993 lượt,
tăng 7,5% so với năm 2018 [10]; lượng khách
du lịch nội địa năm 2018 là 80.000.000 lượt,
tăng 9,3% [9]; tổng thu từ khách du lịch năm
2018 là 620 nghìn tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng
là 21,4% [11]; tổng số doanh nghiệp lữ hành
quốc tế năm 2018 là 2.022 [8], số lượng cơ sở
lưu trú 3 sao - 5 sao năm 2018 là 965 trong tổng
số 28.000 cơ sở lưu trú [7]; hoặc giá trị đóng
góp trực tiếp về kinh tế của du lịch vào tổng
sản phẩm quốc nội (GDP) liên tục tăng từ 6,3%
năm 2015 lên 6,9% năm 2016 và 7,9% năm 2017
[12]. Mọi người có thể sẽ thán phục, tập trung
chiêm ngưỡng những con số đó mà quên mất
đằng sau chúng là những sự đánh đổi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>V</b>

<b>A</b>



kinh doanh du lịch… Nếu nhìn ở góc độ kinh tế
địa phương, thì đây là các tín hiệu đáng mừng.
Tuy nhiên, nếu nhìn từ góc độ phát triển bền
vững văn hóa - xã hợi của địa phương thì đây
là những tín hiệu đáng lo: thiên nhiên bị tàn
phá khiến cho hệ sinh thái của đời sống con
người thay đổi tiêu cực; ngành nghề truyền
thống dần bị lỗi thời và có khả năng biến mất
hoặc còn tồn tại thì cũng chỉ để phục vụ cho
du lịch; hiện tượng di dân từ nơi khác đến Phú
Quốc làm việc sẽ làm xáo trộn cấu trúc xã hội,
an ninh trật tự của địa phương, tăng mức độ


cạnh tranh việc làm với người dân bản địa…
Tác giả Nguyễn Minh Tuệ cho rằng “giữa xã hội
và môi trường trong lĩnh vực du lịch có mối
quan hệ chặt chẽ. Một mặt xã hội cần đảm
bảo sự phát triển tối ưu của du lịch, nhưng mặt
khác lại phải bảo vệ môi trường tự nhiên khỏi
tác động phá hoại của dòng khách du lịch và
của việc xây dựng cơ sở vật chất phục vụ du
lịch. Du lịch - bảo vệ môi trường là những hoạt
động gần gũi và liên quan với nhau” [13, tr.18].
Đây là quan niệm hoàn toàn đúng đắn cho du
lịch Việt Nam.


Toàn cầu hóa mang lại sự tiến bộ và phát
triển mới, nhưng trong quá trình hội nhập nếu
con người bị hòa tan thì có nghĩa sẽ không còn
gì là bản sắc riêng. Du khách tìm đến Việt Nam
vì Việt Nam khác biệt với những nước khác,
ở Việt Nam có nhiều điều để họ trải nghiệm,
họ thích thú. Ngày nào còn khác biệt, thì Việt
Nam còn có thể tạo động lực và biến chúng
trở thành phương tiện để thu hút khách du
lịch. Thử nghĩ, nếu Việt Nam trở thành một
Singapore hay Hàn Quốc thứ hai thì du khách
còn đến Việt Nam để làm gì? Có khách du lịch
nói rằng, họ đến Việt Nam không để mua sắm,
nếu có thì sẽ mua mặt hàng truyền thống làm
quà lưu niệm, còn để mua những mặt hàng
cao cấp thì quốc gia của họ cũng có, thậm chí
còn tớt hơn, hoặc là họ thích đến Singapore


hay Thái Lan mua hơn. Nhận định này của du
khách chỉ là mợt ví dụ nhỏ nhưng qua đó có
thể nói đến phần nào bối cảnh hòa nhập của
Việt Nam trong sự phát triển chung của thế
giới. Trở lại với trường hợp Phú Quốc, nếu biến


Quốc thật sự có phát triển bền vững và nếu có
thì nó có thể lâu dài không khi mà bối cảnh
sống của người dân Phú Quốc bắt đầu giớng
Thành phớ Hờ Chí Minh? Hay như trường hợp
của đảo Hòn Tre ở Nha Trang cũng vậy. Đây là
đảo lớn nhất nằm trong vịnh Nha Trang, có hệ
sinh thái tự nhiên với những bãi biển hoang sơ,
những rừng cây nhỏ. Hiện nay, tại đây những
cơng trình hiện đại đã, đang được hồn thiện
như các khu du lịch, khu resort, cáp treo, khu
biệt thự, sân golf… Dân số của đảo khoảng
1.500 người trên diện tích 32.5 km2<sub>, nhưng </sub>


việc mở rợng du lịch đã thu hút nhiều người
di cư từ nơi khác đến làm việc và số lượng lớn
du khách đến đây tham quan. Nếu nhìn thẳng
vấn đề, tất cả những sự phát triển đó đều làm
đảo lộn ít nhiều đến hệ sinh thái và đời sống xã
hội của ngư dân trên đảo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>V</b>

Ă N HĨ

<b>A</b>



hành đợng ở đây là các nhà quản lý du lịch
phải thể hiện được kỳ vọng tối đa vào sự phát


triển bền vững du lịch Việt Nam bằng cách chỉ
ra sự hấp dẫn của nó dưới các hình thức nào
đó, chẳng hạn quảng bá thông qua các kênh
phương tiện truyền thông về những kết quả
và lợi ích tớt đẹp mà việc phát triển du lịch
bền vững mang lại để tác động vào sự tự ý
thức của mọi người, hoặc trực tiếp nhất vẫn
là đưa ra những khoản thu nhập hấp dẫn mà
mọi người có thể có được từ việc phát triển
du lịch bền vững ở các địa phương (bao gồm
lương bổng cho đội ngũ nhân viên vận hành
các hoạt động du lịch)… Từ đây tạo ra những
sức mạnh động lực để cùng làm việc, cùng
hợp tác, cùng chung tay phát triển bền vững
du lịch Việt Nam. Ruth Benedict đã viết: “Xã
hội theo nghĩa đầy đủ của nó […] thì chưa
bao giờ là một thực thể tách rời khỏi những
cá nhân cấu thành nên nó” [5, tr.182]. Nếu
mỗi người Việt Nam đều tự ý thức được tầm
quan trọng của du lịch bền vững đối với đời
sống và xã hội của họ thì mục tiêu phát triển
du lịch bền vững của Việt Nam sẽ trở nên dễ
dàng và nhanh chóng đạt được hơn.


<b>2. Nhận diện bản chất đặc tính con gà đẻ </b>
<i><b>trứng vàng của du lịch Việt Nam </b></i>


Khi nói đến đặc tính <i>con gà đẻ trứng vàng</i>,
chúng ta đang đề cập đến cốt lõi của sự phát
triển của ngành Du lịch Việt Nam. Trong mối


quan hệ giữa con gà và quả trứng, có người
cho rằng con gà có trước, lại có người cho rằng
quả trứng có trước. Thực ra, vấn đề không cần
phải đi xác định con gà hay quả trứng có trước
mà cái cần xác định ở đây chính là đâu là ng̀n
và đâu là đích đến. Chúng tôi xem tất cả những
tài nguyên bao gồm tự nhiên và nhân văn của
Việt Nam sẽ là nguồn; sự phát triển bền vững
của du lịch Việt Nam sẽ là đích đến; hành đợng
thực hiện của con người là phương tiện kết nối
nguồn và đích đến đó. Việc kết nới nhanh hay
chậm, hiệu quả hay không, tất yếu sẽ quy về
con người cùng những hành động của họ. “Du
lịch bền vững <i>(sustainable tourism)</i> có thể hiểu
khái quát tức là nói sự phát triển của du lịch
luôn được liên tục, đồng đều, vững mạnh và
hiệu quả. Sự bền vững khơng do mợt phía nào


yếu tớ trong cấu trúc du lịch cùng vận hành
đồng loạt hiệu quả, sự vận hành đó chung quy
vẫn do con người quyết định và hướng đến
con người” [1, tr.18]. Con người, trong sự phát
triển du lịch Việt Nam, bao gồm các ban ngành
đoàn thể của Nhà nước, các cấp chính quyền
của các địa phương, cợng đờng địa phương
nơi có các hoạt động du lịch, các đơn vị kinh
doanh du lịch, khách hàng và các đối tác khác
của các đơn vị kinh doanh du lịch.


Trong cách nói <i>con gà đẻ trứng vàng</i>, có thể


làm một phép so sánh rằng: <i>con gà </i>sẽ là các


<i>tài nguyên du lịch</i>; <i>quả trứng vàng</i> sẽ là k<i>ết quả </i>
<i>phát triển bền vững</i> của du lịch. Vậy nếu chỉ tập
trung bằng mọi cách, mọi giá, khai thác triệt
để nguồn tài nguyên để phát triển tối đa du
lịch mà không nghĩ đến việc nuôi dưỡng <i>con </i>
<i>gà</i> đó để trước hết nó có thể tiếp tục sống, sau
đó nó có đủ sức tiếp tục sinh sản ra các quả
trứng vàng, thì liệu <i>con gà</i> đó còn có thể tiếp
tục sống, tiếp tục sinh sản? Và rồi nếu không
có <i>con gà</i> thì liệu sẽ còn những <i>quả trứng </i>hoặc


<i>quả trứng vàng</i> nữa không? Du lịch Việt Nam sẽ
đi về đâu khi nguồn tài nguyên ngày càng bị
khai thác cạn kiệt mà khơng được tính đến làm
thế nào để bảo vệ, duy trì và phát triển chúng?
Chẳng hạn, mỗi năm Sapa đón hàng trăm ngàn
lượt khách quốc tế, nếu khơng có chiến lược
và chính sách cụ thể đúng đắn thì đồng bào ở
Sapa khó có thể phát triển đời sống song song
với việc bảo tồn các giá trị văn hóa tốt đẹp và
không gian sống lâu đời của họ. “Một nơi nào
đó được quy hoạch phát triển du lịch thì sẽ
kéo theo nhiều sự thay đổi trọng đại trong môi
trường sống của con người, chẳng hạn thiên
nhiên bị tàn phá, không gian xanh và những
vẻ đẹp hoang sơ sẽ bị thay thế bởi những kiến
trúc công nghiệp hiện đại… Quá trình <i>lọc máu </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>V</b>

<b>A</b>



du lịch. Điều tốt nhất cần làm là biến nơi du
lịch A thành nơi du lịch A’, nơi A’ này là một sản
phẩm phát triển lên từ nền tảng nơi A, nó đẹp
đẽ hơn nhưng không đánh mất đi bản chất
ban đầu của nó” [1, tr.18]. Đây là mợt bài tốn
khơng khó cũng khơng dễ, đòi hỏi các bên liên
quan trong phát triển du lịch cần cùng nhau
phối hợp hiệu quả và đồng đều. Nếu thiếu một
trong các bên hoặc bên nào đó khơng phới
hợp tớt vì lý do lợi ích nhóm nào đó thì đều
có thể gây ra tổn thương cho môi trường văn
hóa và môi trường tự nhiên của địa phương
nơi có hoạt động du lịch. Người đứng đầu và
đóng vai trò quan trọng nhất trong sự kết hợp
giữa các bên trong phát triển du lịch bền vững
ở Việt Nam khơng ai khác chính là Nhà nước và
chính quyền địa phương các cấp.


Chúng tôi đưa ra hai minh chứng về trường
hợp ở Sapa, trong đó minh chứng 1 về tính tích
cực và minh chứng 2 về tính hạn chế để có thể
nhìn nhận vấn đề phát triển du lịch bền vững
ở Việt Nam rõ ràng hơn.


<i>Minh chứng 1: </i>Hiện nay có nhiều cô gái các
tộc người ở Sapa kết hôn với người chồng là
người phương Tây, sau đó họ cùng mở các cửa
hàng cà phê tự sản xuất, phục vụ cho khách


du lịch và thậm chí là xuất khẩu ra nước ngồi.
Ở đây có sự kết hợp của kiến thức văn minh
phương Tây (thông qua người chồng Tây) và
kiến thức văn hóa vùng miền Việt Nam (thông
qua người vợ). Cà phê là nguồn nguyên liệu
sẵn có ở địa phương của cô gái, họ không phải
mất thời gian để tìm kiếm, học tập, nhập khẩu
mà vẫn có thể đạt được 2 mục đích: (1) làm
giàu cho bản thân và gia đình, cộng đồng; (2)
quảng bá sản phẩm văn hóa của cộng đồng,
của địa phương ra bên ngồi.


<i>Minh chứng 2: </i>Thực trạng mợt vài cô gái các
tộc người ở Sapa mang thai khi chưa kết hôn
với du khách phương Tây trong thời gian họ đi
du lịch ở Sapa. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến
tình trạng này, có thể là sự gặp gỡ tương đồng
nào đó về văn hóa của hai bên, chẳng hạn hầu
hết người phương Tây nghĩ thống về chuyện
tình dục trong khi mợt vài tợc người ở Sapa có
tục ngủ qua đêm để các chàng trai tìm hiểu cô


các cô gái tộc người ở Sapa đã gặp phải kiểu
sớng phóng khống của các chàng trai người
nước ngoài… Điều đáng quan tâm ở đây
chính là hậu quả: Cơ gái dân tợc mang thai mà
không có chồng, làm mẹ đơn thân, đi ngược
lại với những quy ước chung của cộng đờng
tợc người, thậm chí sẽ phải đới mặt với những
hình phạt nghiêm khắc từ cộng đồng. Việc


làm mẹ đơn thân hay mang thai mà không có
chồng trong văn hóa hiện đại phương Tây có lẽ
là điều bình thường, thậm chí mợt sớ người hơ
hào nhau thành một phong trào kiểu tự do của
giới trẻ hiện nay ở Việt Nam, nhưng đối với các
tộc người ở Sapa và ở nhiều địa phương khác
ở Việt Nam thì đây không phải là điều đáng tự
hào, đáng khích lệ. Lúc này, vai trò của cơ quan
chức năng, chính quyền địa phương là phải
tuyên truyền, tổ chức các lớp tập huấn, các
chương trình hành đợng mang tính cợng đờng
để cung cấp cho các cô gái ở Sapa những kiến
thức về hôn nhân, về gia đình truyền thống và
hiện đại, về tình dục, về văn hóa phương Tây,
về cách tự bảo vệ họ, tức là tiến hành nâng
cao <i>năng lực nhận thức</i> của họ. Đồng thời có
chiến lược phát triển du lịch song song với
bảo tồn và phát huy tích cực nhất các giá trị
văn hóa của các cợng đờng địa phương nhằm
mục đích phát triển đời sống cộng đồng vững
mạnh, tức là nâng cao <i>năng lực kinh tế </i>cho họ.
Phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường sống
tốt đẹp cho các cộng đồng địa phương nơi làm
du lịch là công việc cấp thiết của những người
làm quản lý du lịch Việt Nam.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>V</b>

Ă N HĨ

<b>A</b>



quan trọng của ng̀n tài ngun du lịch Việt
Nam. Khi nguồn tài nguyên cạn kiệt để phục


vụ cho du lịch, các bên liên quan quay lưng với
các chính sách phát triển du lịch thì làm sao để


<i>con gà </i>tiếp tục đẻ được <i>trứng vàng </i>khi chỉ còn
mỗi đội ngũ những người làm du lịch? Cái lợi
nhất thời chỉ là cái lợi trước mắt, cái lợi ngắn
hạn mà không phải lâu dài thường bị sụp đổ
rất nhanh, và khi nó sụp đổ thường kéo theo
nhiều hệ lụy do phát triển vội vã, khiến người
ta phải bỏ công sức nhiều lần hơn trước để
khắc phục chúng. Chính vì vậy, chữ <i>vàng </i>ở đây
cần thiết được hiểu là <i>sự phát triển bền vững</i>


trong du lịch.


“Phát triển du lịch bền vững phải được coi
là mục tiêu của quy hoạch du lịch; các nguyên
tắc cũng như các loại hình du lịch bền vững
phải được xem xét, vận dụng vào trong quá
trình quy hoạch du lịch” [14, tr.8]. Khi xác định
mục đích và mục tiêu phát triển du lịch Việt
Nam đều là phát triển bền vững thì tất cả các
chính sách, chiến lược đưa ra cho ngành phải
đảm bảo được tính bền vững: Vừa đảm bảo có
được doanh thu từ các hoạt động du lịch, vừa
đảm bảo duy trì tính ởn định của môi trường
sống của cộng đồng địa phương (bao gồm
môi trường tự nhiên và môi trường nhân văn).
Kinh tế, môi trường tự nhiên, môi trường nhân
văn (văn hóa - xã hội) phải là 3 trụ cột quan


trọng của sự phát triển du lịch Việt Nam. Chúng
phải được xây dựng hướng vào nhau, bổ sung
cho nhau, cùng định hướng cho nhau phát
triển vì mục tiêu chung phát triển du lịch bền
vững để phát triển xã hội Việt Nam ngày càng
vững mạnh. Khoản 14, Điều 3, Chương 1 Luật
Du lịch Việt Nam 2017 giải thích: <i>“Phát triển du </i>
<i>lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng </i>
<i>đồng thời các yêu cầu về kinh tế - xã hội và môi </i>
<i>trường, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể </i>
<i>tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại </i>
<i>đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong </i>
<i>tương lai”</i> [4]. Khai thác nguồn lực tự nhiên
trong phát triển du lịch Việt Nam, cần biết khai
thác đúng và đủ, vừa khai thác vừa bảo vệ và
khôi phục hệ sinh thái tự nhiên, để 10 hay 20
năm nữa Việt Nam vẫn còn <i>rừng vàng biển bạc</i>,
còn đủ nguồn lực tự nhiên để khai thác phát


văn trong phát triển du lịch, chẳng hạn các di
sản và sản phẩm văn hóa, cần thiết khai thác
đúng (đúng người, đúng nơi, đúng lúc, đúng
mục tiêu), vừa khai thác, phát huy vừa bảo tồn,
phục hồi các giá trị tốt đẹp của dân tộc để Việt
Nam luôn là điểm du lịch nhân văn thú vị cho
khách du lịch khắp nơi tìm đến thưởng ngoạn,
trải nghiệm.


<b>3. Một vài định hướng phát triển bền vững </b>
<b>du lịch Việt Nam nhằm đảm bảo đặc tính </b>


<i><b>con gà đẻ trứng vàng đi đúng hướng</b></i>


<i><b>3.1. Khai thác nguồn lực tự nhiên ở các địa </b></i>
<i><b>phương theo kế hoạch cụ thể, tập trung từng </b></i>
<i><b>giai đoạn để phát triển du lịch</b></i>


Những nhà quản lý và tổ chức du lịch cần
tiến hành khai thác tài nguyên thiên nhiên
trong phát triển du lịch ở các địa phương tùy
vào điều kiện tự nhiên thực tế ở những nơi
đó. Tài nguyên nào là chủ yếu, đại diện cho tự
nhiên của vùng, có thể quảng bá cho vùng và
tạo dấu ấn trong lòng du khách khi nhắc đến
địa phương đó thì có thể được ưu tiên khai
thác trước. Tuy nhiên, không nên khai thác ồ
ạt, liên tục hay vội vã mà cần có kế hoạch khai
thác theo từng giai đoạn cụ thể, khai thác từ
từ, khai thác kết hợp với bảo vệ và khôi phục tự
nhiên nơi đó để đảm bảo tính ngun vẹn cho
mơi trường tự nhiên của địa phương.


Quá trình khai thác theo giai đoạn có hai lợi
ích: 1) Giúp nhà quản lý du lịch kịp thời nhận
ra những thiếu sót, yếu kém để chỉnh sửa và
hoàn thiện cho những giai đoạn khai thác kế
tiếp; 2) Giúp nguồn tài nguyên tự nhiên có thời
gian để tự phục hồi. Nhà quản lý du lịch có thời
gian để quan sát rõ hơn về tình trạng và khả
năng cung cấp của các nguồn tài nguyên tự
nhiên, nếu thấy đó là nguồn tài nguyên kém


phong phú, sắp cạn kiệt thì nên đề xuất các
phương án phục hồi và không được khai thác
cho đến khi hệ sinh thái của chúng khôi phục
trở lại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>V</b>

<b>A</b>



của các khách sạn cao cấp, rác thải sinh hoạt
của du khách khắp nơi mặc cho các biển cấm
xả rác xung quanh… Nếu cứ để các tình trạng
này diễn ra mà không có biện pháp chế tài, xử
phạt chặt chẽ hơn thì lâu dần hệ sinh thái tự
nhiên không thể tiếp tục đảm bảo cho phục
vụ du lịch, khi đó nhiều loại hình du lịch chủ
chốt sẽ biến mất khỏi Việt Nam.


<i><b>3.2. Khai thác nguồn lực văn hóa có trọng </b></i>
<i><b>điểm, phù hợp với bối cảnh xã hội của từng </b></i>
<i><b>địa phương; tiến hành bảo tồn, phục hồi các </b></i>
<i><b>tài nguyên văn hóa song song với khai thác </b></i>
<i><b>và phát huy</b></i>


“Nếu chú trọng bảo tồn mà không phát huy
được giá trị của các di sản văn hóa thông qua
các sản phẩm du lịch thì việc bảo tồn đó không
mang lại lợi ích gì cho người dân, nhưng nếu
chú trọng vào khai thác mà không quan tâm
đến bảo tồn thì sẽ làm cho các di sản ngày
càng bị xuống cấp hoặc mất đi giá trị truyền
thống vốn có của chúng do bị thị trường hóa,


lúc đó hoạt động khai thác cũng khó tiếp tục
được” [3, tr.215]. Các nhà quản lý và tổ chức
du lịch cần am hiểu rõ nguồn lực văn hóa của
từng địa phương. Nếu đó là những nguồn lực
tiềm năng, cần được khai thác thì nên có chiến
lược cụ thể để nghiên cứu, khảo sát, tiến hành
thử nghiệm và chính thức đưa vào phục vụ
du lịch. Chẳng hạn, hiện nay tỉnh Bình Phước
đang phối hợp với nhiều đơn vị tổ chức các hội
thảo xin ý kiến, xây dựng chiến lược cụ thể về
việc khai thác những tiềm năng văn hóa của
tộc người Stiêng trên địa bàn và triển khai ứng
dụng vào phát triển du lịch của tỉnh.


Số lượng và các loại di sản ở Việt Nam rất
nhiều và đa dạng bao gồm các di sản văn hóa
thế giới, di sản văn hóa cấp quốc gia, cấp tỉnh
và những di sản chưa được cơng nhận chính
thức nhưng từ lâu đã gắn bó mật thiết với đời
sống của người dân các địa phương. Việc đẩy
mạnh tiến độ lập hồ sơ đề xuất công nhận di
sản các cấp là việc làm rất tốt đối với Việt Nam,
góp phần quan trọng quảng bá văn hóa Việt
Nam đến với bạn bè q́c tế tích cực hơn. Đây
cũng là nguồn lực văn hóa hiệu quả nhất để


kế hoạch cụ thể theo từng giai đoạn giống như
định hướng về khai thác nguồn lực tự nhiên.
Khai thác phải song song với bảo tồn, khôi
phục các di sản, tránh tình trạng khai thác vô


tội vạ khiến cho di sản ngày càng bị tàn phá và
mất đi giá trị của chúng. Các cơ sở kinh doanh
du lịch cần tiến hành khai thác di sản một cách
bài bản, có đầu tư, tránh việc chạy theo lợi
nhuận khiến cho du khách hiểu lầm về di sản
và các giá trị của chúng.


Chẳng hạn, nhiều điểm du lịch ở miền Tây
Nam Bộ đang khai thác đờn ca tài tử phục vụ
du khách tham quan nhưng còn ở quy mô đơn
sơ, biểu diễn qua loa khiến cho khách trong
nước không cảm nhận được nét đẹp của di
sản và du khách nước ngồi, nếu khơng hiểu
tiếng Việt, khơng hiểu văn hóa Việt Nam lại
càng thấy nhạt nhẽo. Họ không biết di sản đó
là gì, tại sao phải đưa ra phục vụ ở đây, nó có
giá trị gì đối với người Việt Nam. Chúng tôi xin
đề xuất các bước cần có khi phục vụ đờn ca
tài tử ở các cơ sở kinh doanh du lịch như sau:
1) Giới thiệu sơ lược về đờn ca tài tử và các giá
trị văn hóa của loại hình nghệ thuật này bằng
tiếng Việt và tiếng nước ngồi (cho khách nước
ngồi, tới thiểu là bằng tiếng Anh); 2) Biểu diễn
có bài bản và kèm theo lời giới thiệu ngắn gọn
về các tiết mục biểu diễn để khách hiểu họ sắp
được nghe cái gì, nhất là người nước ngoài; 3)
Cho khách tham gia biểu diễn thử những bài
bản đơn giản, đối với người nước ngoài thì chỉ
cần cho họ tập làm quen với các giai điệu đơn
giản. Hiện nay, ở một số điểm du lịch ở miền


Tây Nam Bộ có kết hợp biểu diễn một vài bài
hát nổi tiếng của các quốc gia của du khách
bằng bộ nhạc cụ trong đờn ca tài tử. Đây là
một sáng tạo rất hay giúp du khách gần gũi
hơn với di sản.


<i><b>3.3. Khai thác hiệu quả nhất nguồn nhân </b></i>
<i><b>lực có chun mơn và trình độ cao để phát </b></i>
<i><b>triển du lịch, đồng thời không ngừng đào tạo, </b></i>
<i><b>nâng cấp chất lượng của nguồn lực này</b></i>


</div>

<!--links-->

×