Tải bản đầy đủ (.ppt) (103 trang)

Bài soạn địa lý chăn nuôi thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 103 trang )


B. Địa lý ngành chăn nuôi
1. Vai trò
- Cung cấp nguồn thực phẩm có dinh dưỡng cao nhằm đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng thiết yếu hàng ngày của con người
- Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp, thức ăn
bổ sung cho gia súc, dược liệu cho y học và thú y
- Cung cấp phân bón, sức kéo và tận dụng phế phụ phẩm của
các ngành công nghiệp, nông nghiệp.
- Cung cấp nguồn hàng xuất khẩu

2. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành chăn nuôi
a. Đối tượng tác động là các cơ thể sống (động vật) có hệ
thần kinh cao cấp, có tính qui luật sinh vật nhất định.
Để tồn tại vật nuôi phải tiêu tốn một lượng thức ăn tối thiểu
cần thiết thường xuyên không kể rằng chúng có nằm trong
quá trình sản xuất hay không.
- Phải tính toán phần đầu tư thường xuyên về thức ăn để
duy trì và phát triển đàn vật nuôi.
- Phải đánh giá chu kỳ sản xuất và đầu tư cho chăn nuôi
một cách hợp lý
- Phải có sự quan tâm chăm sóc hết sức ưu ái, phải có biện
pháp kinh tế, kỹ thuật để phòng trừ dịch bệnh…

2. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành chăn nuôi
b. Chăn nuôi có thể phát triển tĩnh tại tập trung mang t/chất
như SX công nghiệp hoặc di động phân tán mang t/chất
như SX nông nghiệp.
- Đặc điểm này đã làm hình thành và xuất hiện ba phương
thức chăn nuôi khác nhau.
+ Phương thức chăn nuôi tự nhiên


+ Phương thức chăn nuôi công nghiệp
+ Phương thức chăn nuôi sinh thái
- Hướng chuyên môn hoá rất rõ (lấy thịt, sữa, trứng, lông...)

Phương thức chăn nuôi tự nhiên
Vật nuôi dựa vào nguồn thức ăn sẵn có ở tự nhiên và tự kiếm
sống; chủ yếu sử dụng các giống địa phương đã thích nghi
với MT sống, điều kiện thức ăn, phương thức kiếm ăn.
- Ưu điểm:
+ Mức đầu tư thấp
+ Không đòi hỏi cao về kĩ thuật
+ Chất lượng SP mang đặc tính TN rất được ưa chuộng.
- Nhược điểm:
+ Chỉ tồn tại trong điều kiện nguồn thức ăn tự nhiên còn
phong phú, dồi dào
+ Năng suất sản phẩm thấp
+ Dễ lây lan dịch bệnh

Phương thức chăn nuôi công nghiệp
Vật nuôi được nhốt trong chuồng trại và cho ăn thức ăn công
nghiệp nhằm tăng tối đa khả năng tiếp nhận thức ăn, giảm tối
thiểu quá trình vận động để vật nuôi cho năng suất cao nhất
với chu kì chăn nuôi ngắn nhất.
- Ưu điểm:
+ Thời gian nuôi dưỡng ngắn
+ Năng suất sản phẩm cao và ổn định
- Nhược điểm:
+ Mức đầu tư (thức ăn, chuồng trại...) lớn
+ Chất lượng kém hơn chăn nuôi chăn thả (cả về giá trị
dinh dưỡng, hương vị và t/chất vệ sinh ATTP)

+ Ô nhiễm môi trường khi chăn nuôi với quy mô lớn.

Phương thức chăn nuôi sinh thái
- Kế thừa ưu điểm và khắc phục nhược điểm của hai phương
thức chăn nuôi tự nhiên và công nghiệp.
- Tạo điều kiện ngoại cảnh để vật nuôi được phát triển trong
môi trường tự nhiên trên cơ sở các nguồn thức ăn, dinh
dưỡng mang tính chất tự nhiên nhưng do con người chủ
động hình thành nên luôn đảm bảo tính cân đối và đầy đủ
chất dinh dưỡng.
- Phải dựa vào các thành tựu của CNSH (tạo giống, tạo tập
đoàn thức ăn sinh học và môi trường sinh thái).
- Phương thức này đang thịnh hành ở các nước phát triển và
cung cấp cho khu vực tiêu dùng đòi hỏi SP chất lượng cao.

2. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành chăn nuôi
c. Chăn nuôi là ngành sản xuất đồng thời cho nhiều sản
phẩm.
- Tuỳ theo mục đích sản xuất để quyết định là sản phẩm
chính hay sản phẩm phụ
- Nhiều khi giá trị sản phẩm phụ cũng không thua kém gì so
với giá trị sản phẩm chính
Phải căn cứ vào mục đích thu sản phẩm để lựa chọn phương
hướng đầu tư, lựa chọn qui trình kỹ thuật sản xuất chăn
nuôi cho phù hợp.

2. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành chăn nuôi
d. Thức ăn là nguồn nguyên liệu cơ bản của chăn nuôi.
- Vai trò của sản xuất thức ăn đối với chăn nuôi.
- Các nguồn thức ăn cho chăn nuôi

+ Thức ăn tự nhiên
+ Thức ăn do ngành trồng trọt cung cấp
+ Thức ăn chế biến công nghiệp

Thức ăn tự nhiên
- Là nguồn thức ăn sẵn có của tự nhiên như đồng cỏ tự nhiên ở
các vùng đồi núi, các bãi đất hoang, bãi bồi, đê… và các loại
sinh vật làm thức ăn cho gia cầm (gà, vịt) chăn thả tự nhiên.
- Ưu điểm:
+ Phong phú và sẵn có ở khắp mọi nơi
+ Giá thành thức ăn thấp (hầu như không cần đầu tư chi phí
sản xuất của con người)
- Nhược điểm:
+ Thường cung cấp không ổn định về số lượng, mang tính
chất thời vụ cao (do phụ thuộc vào điều kiện của tự nhiên)
+ Không cân đối về thành phần dinh dưỡng

Thức ăn do ngành trồng trọt cung cấp
- Tận dụng sản phẩm phụ của trồng trọt (thân, lá); một phần sản
phẩm chính của trồng trọt có chất lượng thấp không sử dụng
cho người nên chi phí rất thấp song chất lượng thức ăn tương
đối cao.
- Sản phẩm phụ làm thức ăn chăn nuôi thường không nhiều,
không ổn định và mang tính thời vụ. Khi chăn nuôi trở thành
ngành sản xuất chính, chăn nuôi tập trung với qui mô lớn cần
phải qui hoạch các vùng trồng cây thức ăn gia súc tập trung.
- Ngành trồng trọt cây thức ăn gia súc đang là ngành có nhiều
tiềm năng và đang được chú trọng phát triển.

Thức ăn chế biến công nghiệp

- Thông qua chế biến các nguồn thức ăn sẵn có, nhất là các
phụ phẩm của ngành trồng trọt được tận dụng triệt để
- Thông qua chế biến, thành phần thức ăn được cung cấp đầy
đủ và cân đối các yếu tố và thành phần dinh dưỡng cần
thiết cho vật nuôi
- Đảm bảo có nguồn cung cấp thức ăn ổn định đều đặn, không
phụ thuộc vào mùa vụ và thời tiết

3. Vùng phân bố các vật nuôi chủ yếu
+ Bò: ở vùng đồng cỏ tươi tốt
+ Trâu: ở vùng đồng cỏ nhiệt đới ẩm
+ Lợn: vật nuôi ở vùng lương thực thâm canh
+ Dê, cừu: ở vùng đồng cỏ khô cằn
+ Gia cầm: vật nuôi của các khu đông dân cư
4. Phân loại: Chăn nuôi được chia thành 2 ngành chính:
- Chăn nuôi gia súc
+ Chăn nuôi gia súc lớn (đại gia súc): trâu, bò, ngựa
+ Chăn nuôi gia súc nhỏ (tiểu gia súc): lợn, dê, cừu
- Chăn nuôi gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng...)

Chăn nuôi trâu bò
- Ưu điểm:
+ Thích nghi rộng và chống chịu tốt với những điều kiện sống
khó khăn, với bệnh tật
+ Rất dễ thích nghi khi chuyển từ vùng này đến vùng khác
- Nhược điểm:
+ Đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu về con giống tương đối lớn
+ Tốc độ tăng trưởng chậm → nhân giống gặp nhiều khó khăn
+ Lượng thức ăn tiêu thụ trên đầu vật nuôi rất cao → phát triển
tập trung với quy mô lớn gặp nhiều khó khăn.

+ Nguồn thức ăn chính là cỏ cho nên muốn chăn nuôi trâu bò
phải có đất trồng cỏ hay bãi chăn thả tự nhiên

- Nguồn gốc:
+ Các giống bò nhà được thuần hóa từ bò rừng cách đây khoảng
8.000 - 9.500 năm.
+ Có 2 nhóm bò nhà:
Nhóm không có u có nguồn gốc từ bò rừng “Tua”, sống ở
rừng châu Âu, châu Á, Bắc Phi. Các địa điểm thuần hóa là
Trung Á, Ấn Ðộ, Malaysia, Bắc Phi và Nam châu Âu.
Nhóm bò có u hiện nay đang phân bố rộng rãi ở vùng nhiệt
đới, á nhiệt đới, nguồn gốc của nó có thể là một dạng đặc
biệt hoặc do đột biến di truyền của bò rừng Tua.
- Vai trò:
NGÀNH CHĂN NUÔI BÒ

+ Bò thịt
Các nước phát triển nuôi bò thịt chủ yếu dựa vào các hệ
thống thâm canh nuôi bò non (6-30 tháng tuổi) và vỗ béo
bằng các khẩu phần cao năng lượng.
Nuôi bò thịt ở các nước đang phát triển, trừ Achentina,
Braxin, Mêhicô, chủ yếu là hệ thống chăn nuôi quảng canh.
+ Bò sữa
Các nước châu Âu và Bắc Mỹ chăn nuôi bò sữa theo hướng
chuyên dụng. Hệ thống chủ yếu là bãi chăn - chuồng nuôi: sử
dụng rộng rãi đồng cỏ lâu năm, mùa hè chủ yếu chăn thả trên
đồng cỏ, mùa đông dùng nhiều thức ăn bổ sung tại chuồng
(cỏ ủ xanh, cỏ khô, thức ăn tinh).
Phần lớn ngành chăn nuôi bò sữa ở các nước đang phát triển
thuộc về các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ.

- Phương thức nuôi dưỡng và hướng chuyên môn hóa

Bò Holstein Friesian (Hà Lan) Bò Jersey (Anh)
Bò Brahman (Mỹ) Bò Limousine (Pháp)

- Tình hình phát triển
Tổng đàn bò của thế giới giai đoạn 1961 - 2009

Tổng đàn bò phân theo các châu lục
1961 1970 1980 1990 2000 2009
Africa + (Total) 122.5 148.6 172.5 189.2 228.4 270.7
Americas + (Total) 284.2 343.0 413.5 432.7 460.3 509.6
Asia + (Total) 319.0 341.2 346.9 401.5 441.7 439.2
Europe + (Total) 192.3 217.4 249.1 243.1 147.0 124.2
Oceania + (Total) 24.1 31.4 35.0 31.9 37.3 38.6
Đơn vị: Triệu con

TT
Tên nước
Đàn bò (triệu con)
1 Brazil 204.5
2 India 172.5
3 United States of America 94.5
4 China 92.1
5 Ethiopia 50.9
6 Argentina 50.8
7 Sudan 41.6
8 Pakistan 33.0
9 Australia 27.9
10 Colombia 27.4

Các nước nuôi nhiều bò nhất thế giới, 2009

Sản lượng thịt bò, sữa bò của thế giới g/đ 1961 - 2009

Năng suất sữa bò của thế giới

Sản lượng thịt, sữa, năng suất sữa của 10 nước đứng đầu, 2008
TT Nước
Sản lượng
thịt (tr.tấn)
Nước
Sản lượng
sữa (tr.tấn)
Nước
Năng suất
sữa (tạ/con)
1 Hoa Kỳ 11.84 Hoa Kỳ 86.2 Saudi Arabia 149.6
2 Brazil 9.02 India 44.1 Israel 104.3
3 China 5.84 China 35.9 Hàn Quốc 99.1
4 Argentina 2.83 LB Nga 32.1 Hoa Kỳ 92.5
5 Australia 2.15 Germany 28.7 Đạn Mạch 84.6
6 LB Nga 1.77 Brazil 27.6 Thụy Điển 82.9
7 Mexico 1.67 France 24.5 Canada 82.8
8 France 1.52 New Zealand 15.2 Phần Lan 79.9
9 Canada 1.29 Anh 13.7 Hà Lan 77.0
10 Germany 1.21 Poland 12.4 Nhật Bản 74.3

- Nguồn gốc:
+ Nhiều tác giả cho rằng trâu được thuần hóa cách đây rất lâu,
khoảng 5.000 - 7.000 năm trước.

+ Trâu nhà hiện nay có nguồn gốc từ trâu rừng Ấn Ðộ, từ đó
trâu được thuần hóa lan theo 2 hướng: hướng Ðông Nam Á
và hướng châu Phi, Trung Cận Đông, nam châu Âu.
- Vai trò:
Trâu cung cấp sức kéo, phân bón, thịt, sữa và da.
NGÀNH CHĂN NUÔI TRÂU

- Phân loại: có hai nhóm, trâu đầm lầy và trâu sông.
+ Trâu đầm lầy: tập trung ở vùng Đông Nam Á (Thái Lan,
Campuchia, Lào, Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Philipine,
Trung Quốc).
Trâu đầm lầy được nuôi để cày kéo và lấy thịt, hầu như
không nuôi để lấy sữa; do ít được chọn lọc và cải tạo đến
nay không phân thành nhiều giống như trâu sữa.
+ Trâu sông: tập trung ở Nam Á, Tây Á, sử dụng chủ yếu để
khai thác sữa, do được chọn lọc và cải tạo nhiều nên hình
thành nhiều giống riêng biệt với các loại hình khác nhau, và
nhìn chung có khả năng sản xuất thịt sữa cao.
Chăn nuôi trâu

Trâu đầm lầy
Trâu sông

×