Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Đề tài khoa học: Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh bậc trung học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (858.59 KB, 20 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>------------Đề tài khoa học: Quản lý Giáo dục-----------LỜI CẢM ƠN. Vấn. đề nâng cao chất lượng học tập của học sinh là mối quan tâm. hàng đầu của tất cả các trường phổ thông nói chung và trường THCS nói riêng. Nhiều cán bộ quản lý trường học ngày đêm lăn lộn phong trào với trăm công nghìn việc song cái điều trăn trở nhiều nhất cũng chính là chất lượng học tập, lo lắng làm sao để có một đội ngũ học sinh khi rời ghế nhà trường có được vốn kiến thức vững chắc làm cơ sở học tiếp lên bậc THPT, có em lấy đó làm hành trang bước vào cuộc sống với bao nhiêu thử thách, cam go.Những trăn trở ấy chính là muốn tìm ra các biện pháp có hiệu quả để áp dụng trong thực tế với mong muốn làm sao được các thầy cô giáo vận dụng vào trong giảng dạy một cách có hiệu quả, học sinh hào hứng trong học tập, phụ huynh yên tâm khi gửi gắm tất cả niềm tin vào nhà trường để yên tâm lao động sản xuất làm ra của cải nuôi con ăn học.Chính những điều đó đã làm cho tôi tâm đắc với công việc và nỗ lực hết mình trong công tác quản lý trường học,trong đó cố gắng tìm ra những biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh.Những nỗ lực ấy không thể một mình mà có được mà phải có sự cộng đồng trách nhiệm của tập thể giáo viên, phụ huynh, học sinh, của các cấp ủy Đảng chính quyền địa phương. Thông qua bài viết này, tôi chân thành cảm ơn sự hợp tác và giúp đỡ của các thầy cô giáo trường THCS Triệu Đông,sự ủng hộ nhiệt tình của chính quyền địa phương, phụ huynh học sinh.Đặc biệt là BGH nhà trường đã thường xuyên tạo điều kiện giúp đỡ và cung cấp số liệu cho bài viết này. Đặc biệt để có được một bài viết hoàn hảo, đảm bảo tính khoa học và lý luận,tôi thành thật cảm ơn Ban Giám hiệu và các thầy cô giáo trong khoa đào tạo cán bộ quản lý trường Cao đẳng sư phạm Quảng Trị đã tận tình hướng dẫn giúp đỡí trong quá trình thực hiện đề tài.Chắc rằng bài viết sẽ còn nhiều khiếm khuyết, kính mong lãnh đạo nhà trường, các thầy cô giáo góp ý giúp đỡ.Rất mong sự quan tâm của các thầy cô. Một lần nữa tôi xin thành thật cảm ơn. Tháng 9 năm 2006 Người thực hiện đề tài: Lê Cảnh Biểu. --------------Người thực hiện : Lê Cảnh Biểu-------------Lop8.net. 1.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> ------------Đề tài khoa học: Quản lý Giáo dục-----------ĐỀ TÀI KHOA HỌC: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ. PHẦN I:PHẦN MỞ ĐẦU I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :. Giáo. dục là sự nghiệp chung của toàn xã hội. Đảng ta coi chiến lược con người là yếu tố quyết định trong sự nghiệp Giáo dục đào tạo, là động lực thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.Con người là nhân tố tích cực góp phần đưa đất nước ta thoát ra khỏi tiình trạng nghèo nàn lạc hậu và nhanh chóng trở thành một nước công nghiệp.Vì thế sự nghiệp “ Bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài ” cho đất nước là nhiệm vụ hàng đầu hiện nay của Đảng và nhà nước ta. Chính vì lẽ đó, muốn cho” dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chu,í văn minh’ con đường tất yếu là phải phát triển Giáo dục và Đào tạo, trong đó công tác chất lượng luôn là mối quan tâm hàng đầu trong các nhà trường nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng. Có thể nói chất lượng cao thấp tùy thuộc vào nhiều nguyên nhân, yếu tố khách quan, chủ quan khác nhau song vai trò của người cán bộ quản lý trường học hết sực quan trọng, là nhân tố có ý nghĩa quyết định đến kết quả giáo dục .Vì vậy,người cán bộ quản lý phải đầu tư thời gian để tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của học sinh, lắng nghe ý kiến phụ huynh, đồng nghiệp. Từ những ngày đầu mới được bổ nhiệm làm phó Hiệu trưởng trường THCS Triệu Đông, bản thân tôi một mặt phải mày mò, học tập đồng nghiệp đi trước, mặt khác luôn trăn trở suy nghĩ để tìm ra những giải pháp nhằm tạo ra một sự chuyển biến trong việc cải tiến lề lối làm việc và thúc đẩy chất lượng học tập của học sinh. Tôi không thể quên những tâm sự của đồng nghiệp “ Học sinh bây giờ có cho 5 con điểm 0 cũng tĩnh khô, chẳng có một biểu hiện lo sợ nào, thậm chí vẫn vui, vẫn cười như chẳng có một hệ trọng gì “, cái đáng sợ hơn là khi một cô giáo trẻ hỏi tôi “ Thầy ơi, môn em dạy có nhiều học sinh gọi lên trả bài, em đã thực hiện một lần không thuộc cho nợ, lần hai không thuộc cho nợ, vậy lần ba không thuộc cho em ấy nợ nữa không ?” và một lần tôi còn nhớ một phụ huynh học sinh đi họp nghe báo cáo chất lượng học tập của con nhưng đi trể đến gặp tôi “ Họp ở đâu, dạ thưa. --------------Người thực hiện : Lê Cảnh Biểu-------------Lop8.net. 2.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> ------------Đề tài khoa học: Quản lý Giáo dục-----------thầy “ câu hỏi nghe ra tôn sư trọng đạo thực sự và tôi cũng rất tế nhị hỏi lại để hướng dẫn cho anh vào phòng họp. “ Xin lỗi, con anh học lớp nào ? “ anh ta ngập ngừng rồi trả lời “ Nó học lớp 7 nhưng không rõ 7 a, b, c gì đó “, xót xa hơn là nhiều thầy cô khi trả bài kiểm tra viết học sinh yếu kém chiếm một tỷ lệ đáng sợ,ü những thực tế trên đã tác động đến tâm lý của người làm công tác quản lý chuyên môn của một trường THCS làm cho bản thân tôi phải trăn trở suy nghĩ trong việc tìm ra những giải pháp khoa học và có tính hiệu quả để nâng cao chất lượng học tập của học sinh và chính đó là động cơ giúp tôi tìm ra được một lời giải tuy chưa phải là tối ưu nhưng đã có tác dụng tích cực trong việc làm xoay chuyển chất lượng học tập của học sinh theo hướng khả thi. Vì vậy, tôi vẫn mạnh dạn trình bày để đồng nghiệp tham khảo và có thểì áp dụng”Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh bậc học THCS”. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Trước yêu cầu của sự nghiệp giáo dục,tình hình chất lượng học tập của học sinh trong những năm qua ở trường THCS Triệu Đông đang có dấu hiệu chửng lại. Vì thế , việc nghiên cứu để tìm ra giải pháp để nâng cao hiệu quả giáo dục và chất lượng học tập của học sinh là mục đích của đề tài khoa học này. III.NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của ngành Giáo dục và đào tạo:Đổi mới phương pháp giảng dạy, chương trình và thay sách giáo khoa bậc học THCS đồng thời với việc đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh đặt ra cho người làm công tác quản lý ở trường THCS nhiệm vụ vô cùng quan trọng và có ý nghĩa: Tìm ra một số giải pháp khoa học và gắn với thực tiễn của nhà trường để nâng cao chất lượng dạy học mà vấn đề cơ bản là chất lượng học tập của học sinh, nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước và đáp ứng lòng mong muốn của các bậc phụ huynh học sinh, của toàn xã hội đang gởi gắm niềm tin vào nhà trường. IV.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Để đề tài đạt được mục đích và nhiệm vụ nêu trên, người cán bộ quản lý phải có một cách nhìn nhận đúng đắn :vấn đề nâng cao chất lượng học tập của học sinh là yêu cầu cấp bách có tính sống còn của một nhà trường, từ đó đặt ra những phương pháp nghiên cứu thích hợp dựa trên cơ sở những đề tài khoa học của những nhà giáo dục học,thực tế của nhà trường,kết quả chất 3 --------------Người thực hiện : Lê Cảnh Biểu-------------Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> ------------Đề tài khoa học: Quản lý Giáo dục-----------lượng học tập của học sinh,những nguyên nhân khách quan và chủ quan khác. Trong giới hạn của đề tài, phạm vi nghiên cứu chủ yếu là những vấn đề xung quanh việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh ở trường THCS.Trong đó cơ bản là thực tế của việc dạy của thầy và chất lượng học của học sinh ở trường THCS Triệu Đông, Triệu Phong, Quảng Trị. V.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Các biện pháp quản lý để nâng cao chất lượng học tập của học sinh bậc Trung học cơ sở mà đối tượng chủ yếu là học sinh trường THCS Triệu Đông. VI. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU: Toàn bộ các khâu trong công tác quản lý nâng cao chất lượng dạy của thầy và học của trò của người Hiệu trưởng.. PHẦN II. :. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI. CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN I/Mục tiêu của dạy học: Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, từ buổi bình minh của nhân loại con người muốn tồn tại và phát triển thì tất yếu phải không ngừng cải tạo thế giới khách quan vì lợi ích của bản thân và cộng đồng.Trong quá trình nhận thức và cải tạo đó, con người tiếp thu được những kinh nghiệm của đời sống như săn bắn, hái lượm, chăn nuôi trồng trọt, nuôi dạy con cháu.Những kinh nghiệm đó được tích lũy và truyền thụ từ thế hệ này sang thế hệ khác.Đó chình là những hiện tượng của giáo dục, dạy học.Như vậy giáo dục là một hiện tượng đặc biệt của loài người,một hiện tượng có mục đích và chỉ có loài người mới có.Các hiện tượng giáo dục đó được nảy sinh từ khi có xã hội loài người và là nhu cầu cấp thiết của sự phát trển xã hội.Nhờ đó mà các thế hệ sau học tập được những kinh nghiệm, những tri thức của các thế hệ cha anh giúp họ có thể tham gia tích cực vào mọi hoạt động trong cuộc sống cũng như các lĩnh vực khác.Đó cũng là các yếu tố làm cho xã hội loài người tồn tại và phát triển và đó cũng là các yếu tố phát sinh và phát triển của giáo dục. Nét đặc trưng cơ bản của giáo dục nói chung là từng bước cung cấp cho con người những tri thức cần thiết, những thành tựu về mọi lĩnh vực văn hóa xã hội, những công trình khoa học của nhân loại, của dân tộc để khi rời ghế 4 --------------Người thực hiện : Lê Cảnh Biểu-------------Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> ------------Đề tài khoa học: Quản lý Giáo dục-----------nhà trườngü họ có đủ trình độ năng lực xây dựng cuộc sống, cải tạo thiên nhiên, cải tạo xã hội góp phần nâng cao đời sồng vật chất và tinh thần.Trên cơ sở những nhu cầu như đã nói trên,con người thấy rằng giáo dục cần có những cơ sở để tập trung con người nhằm đào tạo giáo dục một cách có tổ chức, có kỷ luật và hiệu quả cao.Đó là điều kiện để hình thành các trường học và đó cũng là kết quả quá trình lao động sáng tạo của nhân loại.Trường học ra đời thì vấn đề quan trọng hàng đầu chính là chất lượng giáo dục được quan tâm.Tuy nhiên trong mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, mục đích giáo dục tất yếu có sự khác nhau.Thời phong kiến giáo dục nhằm đào tạo ra từng lớp quan lại để phục vụ cho lợi ích của giai cấp phong kiền với một tôn chỉ: “ Trung quân ái quốc”, dưới chế độ tư bản, giáo dục mang một nét đặc thù riêng của giai câp tư sản đó chính là giáo dục con người có năng lực, trình độ cao hơn và phục vụ đắc lực cho giai cấp tư sản thống trị, bóc lột.Riêng đối với chế độ xã hội chủ nghĩa thì giáo dục con người toàn diện hơn,một khi được đào tạo giáo dục trưởng thành thì con người đó phải là con người có đầy đủ những phẩm chất đạo đức tốt đẹp: yêu tổ quốc, yêu nhân dân lao động, tận tụy phụng sự đất nước và khi cần có thể xả thân vì dân, vì nước, vì lý tưởng XHCN cao cả. Xuất phât từ mục tiíu đăo tạo giâo dục đó mặ nhă trường chúng ta coi chất lượng giáo dục nói chung là yêu cầu hàng đầu, chất lượng giáo dục bậc học phổ thông được coi là nền tảng, là mục tiêu chiến lược là cơ sở để đào tạo một lớp người có đủ năng lực trình độ, có phẩm chất đạo đức để tiếp tục hoàn thiện mình ở các bậc học cao hơn , từ đó trở thành những cán bộ, những bác sĩ, kỹ sư... những công nhân lành nghề góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước ngày một giàu đẹp văn minh. Để có được những công dân như đã nói trên, vai trò của trường phổ thông nói chung, trường THCS nói riêng là hết sức quan trọng.Người cán bộ quản lý nhà trường ngoài công việc chăm lo xây dựng nhà trường vững mạnh về mọi mặt thì công việc đầu tiên là coi trọng vấn đề chất lượng trong đó đặc biệt là chất lượg học tập của học sinh.Có thể nói từng bước nâng cao chất lượng dạy học là mục tiêu cao nhất, hiệu quả nhất.Chất lượng học tập của học sinh là kết quả của quá trình tích lũy những kinh nghiệm trong đời sống, kinh nghiệm giảng dạy,kinh nghiệm từ mối quan hệ giữa người truyền thụ với người lĩnh hội kiến thức, giữa các bậc phụ huynh với các thầy giáo cô giáo,nhưng trước hết là mối quan hệ đặc biệt giữa người quản lý giáo dục với tất cả các đối tượng liên quan đến giáo dục. Những kinh nghiệm đó bao 5 --------------Người thực hiện : Lê Cảnh Biểu-------------Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> ------------Đề tài khoa học: Quản lý Giáo dục-----------gồm những vốn sống,những kiến thức khoa học cơ bản, những kỹ năng, kỹ xảo và những biện pháp giáo dục vừa khoa học vừa thực tiển đã được kiểm nghiệm qua thực tế của quá trình quản lý, qua giảng dạy,qua những thử thách và tính hiệu quả...Như vậy,việc dạy học phải đạt được mục đích cao nhất là đào tạo ra một lớp người có đầy đủ phẩm chất đạo đức, năng lực trình đô cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc theo con đường xã hội chủ nghĩa. II/Những căn cứ để đánh giá chất lượng dạy của thầy và học của trò: Trước hết, chất lượng dạy học chính là những kết quả đạt được của thầy và trò được tổng kết một cách cụ thể, chính xác, khách quan, công bằng trong một thời gian nhất định với những số liệu được thống kê mà chất lượng và hiệu quả cao so với yêu cầu đặt ra. Trong quá trình quản lý lãnh đạo đối với sự nghiệp giáo dục,việc đánh giá kết quả,những thành tựu phát triển của nhà trường phải có những cơ sở khoa học và mang tính thực tế bao gồm vai trò của người làm công tác quản lý,nề nếp dạy và học,chất lượng và hiệu quả giáo dục mà nhà trường đạt được, đặc biệt là những thành tựu về khoa học giáo dục mà nhà trường vận dụng, những sáng tạo trong quản lý, trong công tác đẩy mạnh chất lượng có hiệu quả cao.Tuy nhiên, trong giới hạn của đề tài để đánh giá một cách trung thực, khách quan, chính xác chất lượng dạy của thầy và học của tro,ì người làm công tác quản lý phải dựa trên những căn cứ khoa học sau: -Năng lực chuyên môn và những ứng dụng khoa học của người thầy vào trong quá trình lên lớp đạt được kết quả tốt nhất. -Chất lượng học tập của học sinh với những con số cụ thể về hai mặt giáo dục đó là học lực và hạnh kiểm. -Cơ sở vật chất thiết bị kỹ thuật phục vụ cho dạy và học đảm bảo yêu cầu và được thầy và trò sử dụng một cách hiệu quả trong quá trình thực hiện đổi mới phương pháp theo hướng phát huy tính chủ động sáng tạo của người học. Vậy để có chất lượng dạy và học, người hiệu trưởng phải tập trung chỉ đạo chuyên môn và các tổ chuyên môn thực hiện kế hoạch giảng dạy từ khâu soạn bài cho đến quá trình thực hiện giờ lên lớp,việc thực hiện chương trình sách giáo khoa,việc tổ chức lao động khoa học của thầy đối với trò cần tiến hành quản lý chỉ đạo giáo viên từ khâu tổ chức thực hiện kế hoạch học tập ở. --------------Người thực hiện : Lê Cảnh Biểu-------------Lop8.net. 6.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> ------------Đề tài khoa học: Quản lý Giáo dục-----------trên lớp đồng thời với việc hướng dẫn quản lý việc tự học ở nhà với mục đích là đạt đươc kết quả chất lượng tốt nhất. III/Phương pháp quản lý của ngươiì Hiệu Trưởng: Với yêu cầu của công tác giáo dục, việc “ Nâng cao” chất lượng học tập của học sinh đòi hỏi ở người Hiệu trưởng rất nhiều thời gian và tốn kém về sức lực trí tuệ.Tuy nhiên,quản lý để có chất lượng và quản lý để “nâng cao” chất lượng lại là hai vấn đề có sự khác biệt về phạm vi và quy mô. Ở đây chúng ta cần hiểu rằng “Nâng cao chất lượng học tập” có nghĩa là trong quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục nhà trường đã có một tỷ lệ chất lượng học tập tương đối ổn định và đáp ứng yêu cầu chung, song nhìn tổng thể vẫn có những mặt hạn chế nhất định trên một số mặt khác nhau như:Việc chỉ đạo quản lý học sinh yếu kém,thực hiện mối quan hệ giáo dục giữa nhà trường với gia đình, công tác quản lý điều hành hoạt động giảng dạy ở các tổ chuyên môn chưa đạt được hiệu quả cho nên cần đổi mới quản lý để làm cho chất lượng được “nâng cao” hơn và toàn diện hơn so với yêu cầu. Hơn lúc nào hết, trong giai đoạn cách mạng hiện nay khi đất nước ta đang trong quá trình đổi mới để đi lên, khi Nghị quyết của Đại hội X của Đảng CộÜng sản Việt Nam đang từng bước đi vào cuộc sống và ngành Giáo dục và đào tạo triển khai thực hiện cuộc vận động của Bộ Giáo dục và Đào tạo: “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.Giáo dục đào tạo được khẳng định” Là sự nghiệp của toàn Đảng, của nhà nước và của toàn dân”,để phát triển sự nghiệp giáo dục, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục, từng bước “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ công nghiệp hóa, hiên đại hoâ đất nước”, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.Với những yêu cầu có tính chiến lược ấy, những năm qua nhà nước ta đã ưu tiên hàng đầu để phát triển sự nghiệp giáo dục, coi “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, giáo dục đào tạo cùng với khoa học công nghệ là những nhân tố có ý nghĩa quyết định tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội. Vai trò, vị trí của giáo dục đào tạo có ý nghĩa sống cịn đợi với tương lai đất nước.Muốn đẩy lùi nghèo nàn, lạc hậu, muốn đưa đất nước đi lên “Sánh vai với các cường quốc năm châu” và sớm trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020 không có con đường nào khác ngoài con đường phát triển Giáo dục và đào tạo.Tuy nhiên trong 7 --------------Người thực hiện : Lê Cảnh Biểu-------------Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> ------------Đề tài khoa học: Quản lý Giáo dục-----------thực tế hiện nay, ngành giáo dục vẫn còn nhiều bất cập, phát triển thiếu cân đối giữa các vùng miền,nhất là những tệ nạn trong giáo dục vẫn chưa chấm dứt như bệnh thành tích đã và đang làm cho uy tín danh dự của những người làm công tác giáo dục bị giảm, nhân dân mất niềm tin thậm chí có những phản ứng quyết liệt, có thể nói chất lượng ảo đã làm không ít nhà quản lý giáo dục bị cuốn theo dòng xoáy của những tiêu cực xã hội.Vậy, để trả lại chân giá trị cho giáo dục và đào tạo, nâng cao uy tín cho đội ngũ giáo giới, con đường duy nhất là người cán bộ quản lý phải biết giữ gìn phẩm chất đạo đức cách mạng, làm trong sạch đội ngũ, từng bước chấn chỉnh lề lối làm việc,đẩy lùi bệnh thành tích, kiên quyết chồng tệ quan liêu tham nhũng, tiêu cực trong giáo dục, củng cố bộ máy cán bộ quản lý tập trung làm chất lượng, đánh giá đúng thực chất chất lượng dạy của thầy,kết quả học tập của trò một cách khách quan, công bằng, chính xác, tạo ra mặt bằng giáo dục giữa các vùng miền, giữa các trường cùng cấp học, bậûc học ở từng địa phương. Với tư cách là người quản lý giáo dục ở một trường THCS, mỗi chúng ta cần nhận thức đầy đủ vai trò, trách nhiệm trước sứ mệnh mà Đảng, nhà nước và nhân dân tin tưởng giao phó, Hơn lúc nào hết, mỗi người cần phải gạt bỏ những tư tưởng nhỏ nhen, ích kỷ cá nhân, luôn luôn trung thực, khách quan, công bằng trong công việc, trong xử lý tình huống sư phạm.Phải thường xuyên quan tâm xây dựng đội ngũ sư phạm, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người cán bộ quản lý với giáo viên và học sinh,giữa người quản lý với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, với phụ huynh học sinh và đặc biệt là cấp quản lý giáo dục cấp trên.Phải kiên quyết chống lại các hiện tương nịnh trên nạt dưới, gây căng thẳng với đội ngũ cán bộ giáo viên và học sinh dưới quyền.Phải biết xử lý tình huồn thấu tình đạt lý, biết trân trọng công lao của đồng nghiệp, của tập thể và thành quả của học sinh , biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của mọi người, biết chọn lọc và xử lý thông tin, tập trung toàn tâm, toàn trí vào công việc.Vấn đề quan trọng hàng đầu trong nhà trường chính là chất lượng giáo dục , vì thế người cán bộ quản lý trước hết ưu tiên hàng đầu mọi nguồn lực cho việc nâng cao chất lượng, phải có những biện pháp hữu hiệu để đẩy mạnh nâng cao chất lượng học tập của học sinh, phải có tầm nhìn trong việc sắp xếp bố trí đội ngũ hợp lý để có được chất lượng tốt nhâtú, kiên quyết chống lại tệ quan liêu,độc quyền độc đoán trong công tác giáo dục.. --------------Người thực hiện : Lê Cảnh Biểu-------------Lop8.net. 8.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> ------------Đề tài khoa học: Quản lý Giáo dục-----------Trong thực tê, những năm qua, mối quan tâm của mọi nhà trường là việc nâng cao chất lượng, song tỷ lệ học sinh khá giỏi của học sinh bậc THCS có chiều hướng chửng lại và có nguy cơ đi xuống, nhất là khi Bộ GD-ĐT thực hiện chủ trương đổi mới phương pháp, chương trình, sách giáo khoa và cách đánh giá xếp loại học lực của học sinh. Nhìn lại kết quả chất lượng văn hóa ở trường THCS Triệu Đông từ năm học 2002 -2003 đến nay đối chứng với những năm học trước đó, tôi thấy một thực tế đó là tỷ lệ học sinh yếu kém có chiều hướng tăng.Với tư cách là người cán bộ quản lý của nhà trường, tôi đã tìm ra những ý kiến khác nhau về nguyên nhân dẫn đến chất lượng giảm khi tổng kết chất lượng hàng năm đó là: -Chất lượng văn hóa bị giảm, tỷ lệ học sinh yếu kém tăng là do thầy trò bước đầu tiếp xúc với chương trình mới, sách giáo khoa mới, phương pháp mới. -Do chủ trương phổ cập giáo dục THCS nhà trường chịu nhiều sức ép , nhất là nhiều học sinh ỷ lại không muốn học, phụ huynh thiếu quan tâm trong khi đó nhà trường phải thực hiện duy trì sỉ số cho nên nhiều đối tượng coi nhẹ kỷ cương, buông lỏng học tập, coi thường việc đánh giá cho điểm của thầy cô giáo dù kết quả học tập thấp kém như thế nào vẫn bình thản mà chẳng có một phản ứng nào, đi học chẳng qua là một nghĩa vụ bắt buộc mà thôi. -Một nguyên nhân không kém phần cơ bản đó là hiệu quả giảng dạy của một bộ phận giáo viên ở một số môn không cao. Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác. Theo tôi, những nguyên nhân nêu trên là một thực tế song đó không phải là căn nguyên dẫn đến chất lượng thấp,cốt lỏi của vấn đề như thế nào thì trước hết người quản lý giáo dục cần phải có một sự nhìn nhận bao quát hơn,phải đánh giá trên nhiều gốc độ khác nhau, phải có cơ sở khoa học và mang tính thực tiễn từ nhiều phía:Thầy dạy, trò học,sự phối kết hợp giữa BGH nhà trường với các cấp chính quyền địa phương, mối quan hệ với Hội cha mẹ học sinh, sự động viên khuyến khích bằng tinh thần, vật chất tương xứng với công lao giảng dạy của đội ngũ thầy cô giáo, tinh thần hăng say học tập sáng tạo của học sinh. Đặc biệt là những biện pháp quản lý chỉ đạo của người cán bộ quản lý trong việc giảng dạy của thầy và học tập của trò ở nhà trường, ngoài ra cần lưu tâm đến sự liên kết chặt chẽ giữa Ban giám hiệu với các lực lượng xã hội cùng tham gia giúp đỡ nhà trường làm công 9 --------------Người thực hiện : Lê Cảnh Biểu-------------Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> ------------Đề tài khoa học: Quản lý Giáo dục-----------tác quản lý.Công tác chỉ đạo các đoàn thể tổ chức các phong trào thi đua thường xuyên, liên tục nhằm xây dựng kỷ cương nề nếp học tập và phát triển tài năng óc sáng tạo của học sinh trên cơ sở đó tìm ra nhân tố điển hình để nêu gương,xây dựng các tập thể tiên tiến, công tác tuyên truyền thông qua phương tiện thông tin đại chúng ở các điểm truyền thanh của địa phương sẽ góp phần tích cực trong việc xây dựng phong trào học tập rộng khắp để nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Với những cơ sở trên chúng ta cần khẳng định mục tiêu có ý nghĩa chiến lược của nhà trường nói chung và người cán bộ quản lý nói riêng đó là tập trung nâng cao chất lượng chuyên môn, ưu tiên hàng đầûu nguồn kinh phí phục vụ dạy học, coi chất lượng dạy học là phương châm chiến lược, có ý nghĩ cực kỳ quan trọng trong kế hoạch phát triển giáo dục hàng năm của nhà trường.Đầu tư nâng cao chất lượng dạy học đồng thời với công tác tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân để họ nhận thức được nâng cao chất lượng học tập của học sinh là trách nhiệm của toàn xã hội, của chính quyền địa phương chứ không phải của riêng nhà trường, khoán trắng cho nhà rường. Bằng mọi hình thức,phương pháp tuyên truyền sâu rộng đến tận mọi người dân trong xã hội để hình thành các tổ chức như hội khuyến học từ xã đến các đơn vị như thôn, họ tộc, nhóm hộ gia đình, trong đó mỗi gia đình cần ý thức được đây là trách nhiệm và nghĩa vụ của chính mình, từ đó tự nguyện đóng góp một phần vật chất cho quỷ khuyến học.Để làm được điều đó, hơn ai hết người cán bộ quản lý trường học phải thể hiện được vai trò của mình: Vừa là người đạo diễn, dàn dựng, vừa là ngườì chỉ huy, vừa làm công tác kiểm tra giám sát , hoạch định phương hướng kế hoạch để làm cho chất lượng chuyển biến theo hướng tích cực và hiệu quả.Cũng cần nói đến công tác sơ, tổng kết, nhiều nhà trường đã giành phần quan trọng khi đánh gia các nguyên nhân khách quan, chủ quan dẫn đến chất lượng cao hay thấp với những giải pháp hợp lý khoa học và thích hợp với đặc điểm riêng biệt của nhà trường, của địa phương và của riêng từng khối lớp.Tuy nhiên các giải pháp đó có mang lại hiệu quả hay không, những cơ sở để kết luận có gắn với tình hình thực tế hay không, trong khi chất lượng học tập của học sinh đang là vấn đề cần quan tâm của các cấp, các ngành, các địa phương. Vì vậy, chất lượng đang trở thành một yêu cầu cấp bách của ngành giáo dục, của các nhà trường,những trở trăn suy nghĩ để tìm ra các biện pháp giáo dục hiêụ quả lại thuộc về những nhà quản lý trường học.Trước yêu cầu của 10 --------------Người thực hiện : Lê Cảnh Biểu-------------Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> ------------Đề tài khoa học: Quản lý Giáo dục-----------sự nghiệp đổi mới, công tác nâng cao chất lượng học tập của học sinh các cấp học, bậc học đặc biệt là bậc THCS là mục tiêu hàng đầu trong chiến lươc phát triển giáo dục và đào tạo của đâït nước từû nay cho đến năm 2020. Hơn lúc nào hết, những người làm công tác quản lý bậc THCS nhanh chóng đổi mới lề lối làm việc, phát huy mọi tiềm năng lợi thế, quán triệt chủ trương cuộc vận động của Bộ Giáo dục và Đào Tạo “nói không với tiêu cực trong thi cư và bệnh thành tích trong giáo dục”, kiên quyết chống tệ quan liêu, tham nhũng trong giáo dục, từng bước củng cố và nâng cao hiêu quả giáo dục, trước hết công việc có tính thường xuyên là tổ chức phong trào thi đua nâng cao chất lượng học tập của học sinh, với mục tiêu đào tạo ra một lớp người có đầy đủ phẩm chất đạo đức: yêu nước gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội, hết lòng phục vụ nhân dân,phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, có năng lực trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa sớm đưa đâït nước ta thoát ra khỏi tốp những quốc gia chậm tiến và trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020. CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG QUẢN LÝ Những năm qua, sự nghiệp giáo dục và đào tạo của đất nước ta vận hành trong cơ chế thị trường cho nên đã nảy sinh ra nhiều vấn đề bất cập tình trạng dạy thêm học thêm tràn lan làm cho nhiều bậc cha mẹ học sinh phàn nàn và ngày càng lo lắng, nhất là đối với những học sinh thuộc tầng lớp nông dân có hoàn cảnh gia đình khó khăn,vấn đề tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích đã làm cho nhiều nhà trường “Chạy theo chất lượng ảo” để có một chất lượng cao khỏi bị cấp trên phê bình, thậm chí được “khen thưởng”.Từ đó,uy tín của giáo viên bị giảm, niềm tin của nhân dân đối với nhà trường ngày càng mất đi,một số cán bộ quản lý giáo dục vì thành tích mà chỉ đạo cán bộ giáo viên của trường phải thực hiện việc nâng cao chất lượng bằng “Nghệ thuật sư phạm”, bằng mọi cách để hạn chế tỷ lệ học sinh lưu ban, thậm chí còn đặt ra cho giáo viên một tỷ lê lưu banû áp đặt nào là không quá 1,5%, 1,7%...Cho nên nhiều giáo viên phải “chạy đua chất lượng” để đảm bảo chỉ tiêu “Xếp giao”.Nguyên nhân ấy dẫn đến học sinh không chịu khó học tập, coi thường kỷ cương, coi thường mọi kỷ luật học tập.Nhiều phụ huynh vốn thiếu quan tâm con cái và có tư tưởng ỷ lại”học thế nào cũng đủ điểm để lên lớp” ngày càng coi thường việc học tập của con cái, cho con đến trường để biết đọc, biết viết, biết tính toán làm ăn buôn bán đơn 11 --------------Người thực hiện : Lê Cảnh Biểu-------------Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> ------------Đề tài khoa học: Quản lý Giáo dục-----------thuần còn không thấy được lợi ích lâu dài, chưa nhận ra thành tựu khoa học công nghệ đang phát triển đã và đang trở lại phục vụ đắc lực cho cuộc sống của con người.Thêm vào đó công tác phổ cập giáo dục THCS cũng ảnh hưởng không ít đến tình hình học tập của học sinh, một khi có một em bỏ học nhà trường yêu cầu giáo viên chủ nhiệm phải đến gia đình động viên và khuyến khích học sinh trở lại trường, thậm chí còn “Ưu đãi” về chế độ trong đó có cả điểm kiểm tra.Chính vì lẽ đó mà nhiều học sinh không chịu học tập, chất lượng ngày càng xuống dốc.Có thể nói, trong những năm qua tình hình chất lượng học tập của học sinh đang trở thành nỗi lo của mọi người, trong đó phải kể đến những nhà quản lý giáo dục có tâm huyết, trung thực, khách quan và có nhiều trăn trở trước thực trạng của nền giáo dục nước nhà, luôn mong muốn có một cuộc cách mạng thực sự để chấn hưng sự nghiệp giáo dục đào tạo, tạo đà cho bước phát triển đi lên theo kịp các quốc gia tiên tiến trên thế giới, trả lại cho giáo dục một chân giá trị đích thực như nghị quyềt của Đảng đã khẳng định” Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. CHƯƠNGIII. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP.. 1/ Chỉ đạo giáo viên bộ môn đánh giá cho điểm đối với học sinh. a.Đối công tác kiểm tra vấn đáp trước mỗi tiết học: Theo tôi việc đánh giá cho điểm đối với học sinh bên cạnh chất lượng nội dung trả lời, đây còn làì một nghệ thuật của người thầy giáo trong quá trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Tuy nhiên thực trạng chung hiện nay theo tôi có hai khuynh hướng: -Một là giáo viên cho học sinh nợ một vài lần khi các em không thuộc bài, sau đó mới cho điểm. -Hai là cho thẳng điểm yếu kém vào sổ ngay lần kiểm tra đầu tiên dù thuộc một vài câu hoặc trả lời chưa đầy đủ. Với cách đánh giá như trên sẽ làm cho học sinh chủ quan coi thường thậm chí lười nhác nếu giáo viên cho nợ, hoặc làm cho các em bi quan, chán nãn và giảm hứng thú trong quán trình học tập nếu giáo viên cho thẳng điểm dưới trung bình lần đầu vào sổ điểm. Nắm được đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi học sinh THCS và tình hình thực tế như đã nói trên bản thân tôi thẳng thắn trao đổi với giáo viên hướng đánh giá cho điểm nhằm khích lệ được tinh thần học tập, khơi dậy tiềm năng, động viên các em say mê tìm tòi sáng tạo và nhanh choúng nắm 12 --------------Người thực hiện : Lê Cảnh Biểu-------------Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> ------------Đề tài khoa học: Quản lý Giáo dục-----------bắt được những kiến thức mới mẻ làm cho vốn kiến thức ở các em ngày càng phong phú và trở thành tài sản vô giá của bản thân mình. Việc đầu tiên theo tôi sau mỗi bài dạy người thầy giáo tự kiểm nghiệm xem mức độ hiểu bài của học sinh đạt đến tỷ lệ bao nhiêu, trong quá trình truyền tải kiến thức đến học sinh còn chỗ nào chưa đạt yêu cầu,trong phần củng cố bài học giáo viên cần có câu hỏi phù hợp với từng đối tượng học sinh, trên cơp sở đó dự định câu hỏi kiểm tra bài củ cho hôm sau hợp lý và có hiệu quả. Có như vậy hôm sau khi kiểm tra bài, ta mới đánh giá đúng thực trạng sự hiểu biết của các em và việc đánh giá cho điểm mới chính xác không gây cho các em sự nghi ngờ về phần trả lời của mình, ngược lại có niềm tin vững vàng khi bước lên trả bài.. Một điểm không kém phần quan tâm trong đó là người thầy giáo phải năm được tâm lý trẻ thích khen nhiều hơn chê, mỗi lần kiểm tra cho điểm giáo viên cố gắng động viên khích lệ việc học bài, làm bài và gây hứng thú để lần sau các em học tốt hơn lần trước, dù bài hôm nay không thuộc cũng có lời khen trước khi chê.. Đối với những em không thuộc bài lần đầu giáo viên nhẹ nhàng nhắc nhở và tha thứ. Tuy nhiên đối với những học sinh “ ngoan cố “ thói nào tật ấy không chịu khó học tập vươn lên thì tôi đề nghị giáo viên tiến hành một số hướng giải quyết sau : Nghiêm túc cho điểm yếu vào sổ, sau đó xử lý một trong ba cách sau : Cách thứ nhất : Giáo viên cho mỗi học sinh mua sẵn một cuốn vở làm”Sổ tuyên dươngphê bình” Chia làm hai phần: a1/.Phần tuyên dương: Phần này dành ghi kết quả học tập cao khi học sinh đạt điểm 9,10 sau mỗi tuần học và trách nhiệm của từng GVBM phải cập nhật điểm, ký vào sổ và gửi về gia đình lấy ý kiến phụ huynh để động viên khích lệ học sinh và tạo niềm hứng khới cho các bậc cha mẹ tiếp tục quan tâm con cái học tốt . a2/.Phần phê bình: Phần này ghi kết quả học tập hàng ngày của học sinh mà điểm số từ 0 điểm cho đến dưới 5, cũng như phần tuyên dương, GVBM có trách nhiệm cập nhật đầy đủ các con điểm yếu kém vào sổ và học sinh có trách nhiệm mang về trình với cha mẹ sau từng buổi học và lấy ý kiến phản hồi từ các bậc phụ huynh nhằm giúp cho việc tăng cường công tác kiểm tra quản lý việc học và làm bài tập ở nhà của học sinh chặt chẽ và hiệu quả hơn.Phần 13 --------------Người thực hiện : Lê Cảnh Biểu-------------Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> ------------Đề tài khoa học: Quản lý Giáo dục-----------này GVBM cũng có thể sử dụng để báo cáo về gia đình trường hợp học sinh không thực hiện đầy đủ các bài tập cho về nhà. Cách thứ 2: Đối với học sinh không thuộc bài khi được kiểm tra nhưng tỏ ra coi thường và không có thái độ sửa chữa khuyết điểm tôi đề nghị cho tiến hành viết bài phạt.Nhưng những bài phạt phải thể hiện được ý thức của người bị phạt đó là chữ viết phải đẹp, trình bày khoa học, nội dung phải đầy đủ theo yêu cầu, trong từng bài phạt phải trả lời được một số câu hỏi mà giáo viên hỏi thêm với hình thức kiểm tra sự hiểu biết vận dụng bài học của học sinh vào thực tiễn.Số lượng bài phạt 50 lần cho điểm 4, 60 lần cho điểm 3,70 lần cho điểm 2. Riêng trường hợp 0, 1 điểm thì giáo viên đưa ra mức phạt thích hợp nhưng không dưới 100 lần cho một bài phạt khi kiểm tra không thuộc. Những bài phạt phải nộp đúng thời gian quy định, cứ chậm 1 ngày giáo viên tăng thêm 20 bài Sau bài phạt mà học sinh viết phải có chữ ký và ý kiến của cha hoặc mẹ học sinh, ngoài ra không một ai được ký thay. Sỡ dĩ làm như vậy để có sự quản lý,kiểm tra chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình.Khi thu bài, giáo viên bộ môn có trách nhiệm kiểm tra số lượng quy định và ký vào vở bài phạt, và kiểm tra lại bài học lần cuối ( Nếu thuộc giáo viên vẫn cho điểm khuyến khích) .Số bài phạt sau khi thu xong giáo viên bộ môn triïch nộp cho nhà trường 5% số bài thu được còn lại giáo viên ký xác nhận vào trang cuối và hoàn trả cho các em mang về để cha mẹ lưu trữ ở nhà nhằm giúp gia đình luôn có sự giám sát kiểm tra thường xuyên. Cách thứ 3 : Hàng tuần nếu giáo viên bộ môn nhận thấy học sinh không chấp hành nôị quy học tập, kiểm tra bị điểm yếu kém có hệ thống thì khẩn trương cho viết giấy mời phụ huynh đến trao đổi kịp thời và bàn biện pháp tốt nhất để quản lý việc học tập của các em chặt chẽ hơn, nhằm ngăn chặn việc lười học bài, làm bài tập qua loa chiếu lệ,từ đó phụ huynh có trách nhiệm phối hợp giáo dục tích cực và hiệu quả hơn. b.Đối với bài kiểm tra viết định kỳ: Đây là phần kiểm tra theo chương trình do Bộ GD-ĐT quy định, là phần bắt buộc đối với học sinh.Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy và kiểm tra của một số giáo viên thì có lúc xảy ra những mâu thuẩn vô lý khó lý giải.Chẳng hạn có giáo viên được xem là thần tượng vừa có bề dày kinh nghiệm, vừa có phương pháp giảng dạy rất tốt , nhiều năm được công nhận 14 --------------Người thực hiện : Lê Cảnh Biểu-------------Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> ------------Đề tài khoa học: Quản lý Giáo dục-----------là giáo viên dạy giỏi cấp huyện , tỉnh nhưng thường xảy ra một điều ngược lại đó là chất lượng thấp, thậm chí có lớp tỷ lệ yếu kém rất đáng ngạc nhiên chiếm đến 35-40% trong tổng số học sinh được kiểm tra.Nắm được thực tế này, bản thân tôi đã tiến hành tổ chức hội nghị gồm các thành phần cốt cán trong nhà trường và một số giáo viên có kinh nghiệm trong giảng dạy bàn biện pháp tổ chức thực hiện việc ra đề kiểm tra định kỳ và các biện pháp nâng cao chất lượng đối với ú học sinh có kết quả kiểm tra vào loại yếu kém ở các khối lớp. b1/ Đối với việc ra đề kiểm tra định kỳ: Thông thường ở tất cả các trường, việc kiểm tra định kỳ của giáo viên là thực hiện theo chương trình đến thời điểm kiểm tra thì giáo viên tự ra đề và tổ chức kiểm tra cho lớp mình dạy, cách làm như vậy cũng không có gì là sai so với kế hoạch song mặt bằng kiến thức trong đề ra của từng giáo viên tất yếu sẽ khập khểnh,chẳng hạn trường tôi có 7 lớp 8 có hai người dạy toán đến thời điểm kiểm tra lớp ai nấy ra đề thì anh giáo viên A ra một kiểu, anh giáo viên B ra một cách, trong hai anh ra đề có anh ra dê,ù anh ra khó thi tất yếu chất lượng của 7 lớp trên sẽ chênh lệch, kết quả kiểm tra không đánh giá một cách khách quan công bằng chính xác ngược lại sẽ tạo nên một sự mất cân đối. Chất lượng của lớp anh ra đề khó sẽ thấp và học sinh sẽ bi quan chán nản và thiếu hứng thú học tập. Vì thề trong hội nghị tôi chỉ đạo tất cả các tổ chuyên môn phải có sự thống nhất khi ra đề kiểm tra định kỳ đối với các môn mà trong các khối có từ hai giáo viên dạy trở lên. Việc làm này tuy có khó khăn nhất là khi tiến độ thực hiện chương trình của hai giáo viên nhanh chậm khác nhau. Vì thế cần yêu cầu giáo viên thường xuyên đối chiếu chương trình giữa những người cùng môn cùng khối để có kế hoạch dạy bù trong trường hợp thực hiện chương trình chậm so vối người kia. Với cách thống nhất ra đề như đã nói trên đã giúp cho giáo viên có sự thống nhất khi đưa ra các phương án câu hỏi, bài tập và đánh giá học sinh công bằng hơn, chính xác hơn. b2/ Đối với những em có kết quả kiểm tra định kỳ thuộc loại yếu kém: Theo tôi, đối tượng này kết quả học yếu do những nguyên nhân sau: Một là: lười học, đi học chẳng qua do sự ép buộc của gia đình còn thực tế thích bỏ học cho nên ham chơi, nghịch ngợm và luôn có những hành vi như chuồn học,gây mất trật tự trong giờ học, có thái độ coi thường thầy cô, coi thường kết quả học tập thì nhiệm vụ của tôi là cùng giáo viên chủ nhiệm 15 --------------Người thực hiện : Lê Cảnh Biểu-------------Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> ------------Đề tài khoa học: Quản lý Giáo dục-----------và GVBM tìm hiểu nguyên nhân và phối hợp cùng gia đình động viên khuyến khích và phân tích để các em thấy được những lợi ích lâu dài của việc học tập, đưa ra những gương điển hình gần gủi và thường xuyên đập vào mắt các em nhất là những em đã có thành tích cao trong học tập, những em từng học ở trường đã thành đạt đang công tác trên mọi lĩnh vực khác nhau, trên cơ sở đó giúp các em định hướng lại và tiếp tục học tập tốt.Với cách làm này đã có tác dụng, nhiều em đã vươn lên thực sự, có em đã trở thành học sinh khá giỏi và có em đã thi đỗ đại học. b3 , Đối vơi những học sinh thuộc diện tiếp thu bài chậm, hỏng kiến thức từ lớp dưới: Với những học sinh thuộc diện này, tôi đã xem xét từng trường hợp một,và tìm hiểu những môn học yếu của từng học sinh, sau đó giao cho những giáo viên bộ môn có năng lực kèm cặp đồng thời chỉ đạo cho GVCN phân công những nhóm học sinh học khá giỏi thường xuyên giúp đơ,î theo dõi chặt chẽ kết quả học tập để có những biện pháp tốt giúp bạn vươn lên, nhóm học sinh được phân công phải xây dựng kế hoạch hàng tuần hoặc trực tiếp đến nhà bạn hoặc tập trung ở một địa điểm thích hợp rồi tổ chức thảo luận,giảng giải lại những kiến thức mà bạn mình bị hỏng từ lớp dưới, trên cơ sở đó ra những bài tập thực hành tại chỗ để giúp bạn củng cố kiến thức , khâu cuối cùng là ra bài về nhà cho bạn và hướng dẫn để bạn có thể giải quyết được bài tập ở nhà mà không cần sự trợ giúp của bạn bè.Việc làm này đã được các bậc phụ huynh hoan nghênh và đề nghị nhân rộng, kết quả học tập của các em thuộc diện này đã từng bước nâng lên rõ rệt. Với những cách làm vừa nêu trên được áp dụng rộng rãi trong toàn trường những năm qua bước đầu có hiệu quả tỉ lệ học sinh lười học bài giảm hẳn,chất lượng học tập của học sinh đã có chiều hướng tăng lên rõ rệt.Ngoài ra đây cũng là biện pháp có tác động tích cực đến các bậc phụ huynh học sinh,thức tỉnh họ, khơi dậy trong họ lòng nhiệt tình, sự quan tâm thường xuyên đến kết quả học tập của con cái, tư tưởng thờ ơ, ỷ lại, giao khoán trách nhiệm cho thầy cô, nhà trường đã đần dần trở nên xa lạ trong từng con người đã một thời quên lảng nhiệm vụ, chỉ biết chăm lo công việc đồng áng để có hạt cơm, manh áo cho con đến trường. Nếu như đầu năm học số học sinh không thuộc bài bình quân mỗi ngày trong toàn trường là 10 đến 15 em em thì thời gian cuối năm học 2005-2006 số học sinh trên còn không đáng kể.Số học sinh yếu kém đã giảm với tỷ lệ 16 --------------Người thực hiện : Lê Cảnh Biểu-------------Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> ------------Đề tài khoa học: Quản lý Giáo dục-----------đáng mừng: Bình quân hàng năm theo chất lượng khảo sát tỷ lệ học sinh yếu kém một sợ mơn như tốn, ngữ văn cĩ lúc đạt con số kỷ lục là 35- 40% thì cuối năm những môn này chỉ còn 15,5 đến 29%. Nhiều giáo viên đã đồng tình với cách làm trên và áp dụng trong quá trình giảng dạy cho nên hiệu quả chất lượng đã tăng lên. 2/Quản lý chỉ đạo các tổ chuyên môn nâng cao chất lượng học tập của học sinh: Như chúng ta đều biết việc phân chia tổ chuyên môn ở trường THCS mang đặc thù riêng không giống ở trường THPT,tùy theo số lượng học sinh ở mỗi xã mà việc chia tổ có thể là hai( nếu số lớp ít), còn đối với những trường lớn trên 20 lớp thông thường chia từ 4 đến 5 tổ chuyên môn, Riêng đối với trường THCS Triệu Đông, nơi tôi đang công tác thì có 4 tổ được phân chia theo đặc thù các bộ môn để tiện trong vấn đề phân công nhiệm vụ và sinh hoạt tổ có chất lượng và hiệu quả. Chính vì vậy để cho công tác quản lý được chặt chẽ, ngoài sự lãnh đạo của chi bộ Đảng, sự động viên tinh thần vật chất của các đoàn thể trong nhà trường như công đoàn, chi đoàn, Đội thiếu niên, thì nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng học tập của học sinh đó là tổ chuyên môn. Nhận thức được vai trò của tổ chuyên môn trong cơ cấu tổ chức bộ máy nhà trường, là một người cán bộ quản lý, bản thân tôi đã tìm mọi biện pháp để quản lý chỉ đạo các tổ vận hành thật hiệu quả từû phong cách làm việc cho đến việc triển khai các kế hoạch một cách khoa học, hợp lý sát với thực tế nhà trường và đặc điểm tình hình từng tổ. Theo tôi vấn đề quan tâm đầu tiên của người quản lý là phải lựa chọn người tổ trưởng vừa có đủ năng lực trình độ lãnh đạo, vừa có nghiệp vụ chuyên môn vững vàng, có kinh nghiệm tổ chức điều khiển các hoạt động của tổ nhất là lòng yêu nghề, ý thức trách nhiệm và năng động sáng tạo trên mọi lĩnh vực xây dựng tổ chức và đẩy mạnh các hoạt động chuyên môn ở tổ được phân công quản lý.Tuy nhiên với việc làm này, theo tôi không đơn giản để chọn ra một “mẫu” cán bộ tốt mà người cán bộ quản lý phải có định hướng một vài đối tượng cụ thể rồi theo dõi giám sát việc làm của họ, từng bước giao công việc và xem xét thái độ phản ứng, ý thức trách nhiệm khi nhận nhiệm vụ.Bên cạnh đó cần theo dõi chất lượng giảng dạy và kết quả học tập của học sinh ở lớp mà giáo viên đó đang phụ trách, hồ sơ giáo án, giờ giấc làm việc, công việc cuối cùng là xem xét việc đánh giá của tập thể giáo viên về người mà mình chuẩn bị lựa chọn cơ cấu vào chức danh tổ trưởng.Sau khi 17 --------------Người thực hiện : Lê Cảnh Biểu-------------Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> ------------Đề tài khoa học: Quản lý Giáo dục-----------đã hoàn thành công việc nói trên mới giao nhiệm vụ thực tế. Với việc làm này, chúng ta đã xóa được sai lầm của một số quan điểm cho rằng “Sống lâu ra lão làng”, một khi thấy đồng nghiệp đã có tuổi tác, nhiều năm trong nghề là tiến cử vào cương vị tổ trưởng, không cần biết người đó năng lực thế nào,ý thức trách nhiệm cao thấp ra sao.Trong thực tế người cán bộ quản lý một trường học có quan điểm này thì thường coi nhẹ vai trò của tổ trưởng chuyên môn đối với công tác chất lượng, họ chỉ hiểu rằng cử một tổ trưởng chỉ đơn thuần làm nhiệm vụ triển khai kế hoạch của nhà trường và tổ chức thao giảng, dự giờ thăm lớp thường xuyên là được mà chưa thấy vai trò của tổ trưởng chuyên môn trong việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh thuộc các bộ môn mà tổ mình phải chịu trách nhiệm. Một công việc không kém phần quan trọng đối với người cán bộ quản lý đó là kết quả chất lượng học tập của học sinh ở các tô,øtheo tôi tổ chuyên môn là một pháo đài vững chắc trong chiến lược phát triển giáo dục của một trường học, là cơ sở quan trọng, là chỗ dựa đáng tin cậy của nhà trường, của Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng, giúp nhà trường hoàn thành nhiệm vụ một cách hiệu quả.Tuy nhiên để các tổ hoạt động có chất lượng thi cần có bàn tay, trí tuệ của người quản lý.Nắm được đặc điểm này, những năm qua tôi đã chú trộng đến chất lượng giảng dạy của từng giáo viên không chỉ qua kiểm tra hồ sơ giáo án, qua thăm lớp dự giờ, qua kết quả đánh giá của giáo viên đó đối với học sinh mà qua thăm dò nắm tình hình phản ứng từ phía học sinh, phụ huynh, từ các giáo viên khác, cùng với tổ trưởng hoặc một giáo viên có năng lực (nếu tổ trưởng không cùng chuyên môn) thẩm đinh kết quả một số phần kiến thức đã học. Trên cơ sở đó đánh giá thực chất chất lượng học tập của trò và năng lực của thầy. Trong trường hợp một giáo viên trong tổ có kết quả chất lượng học tập của học sinh không được tốt thậm chí thấp kém thi cùng với tổ chuyên môn tìm nguyên nhân và chỉ đạo tổ khẩn trương tổ chức hội thảo tìm giải pháp kịp thời để giúp đỡ giáo viên khắc phục mặt hạn chế vươn lên trong nghiệp vụ chuyên môn và năng lực sư phạm cũng như rèn luyện thêm kiến thức một cách vững chắc. Trong quá trình quản lý chỉ đạo các tổ chuyên môn hoạt động, tôi đã tìm ra được những nguyên nhân cơ bản làm cho chất lượng học tập của học sinh thấp , tỷ lệ học sinh yếu kém nhiều ở một số môn học đó là:. --------------Người thực hiện : Lê Cảnh Biểu-------------Lop8.net. 18.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> ------------Đề tài khoa học: Quản lý Giáo dục-----------*Một số giáo viên mới bước vào nghề, năng lực còn nhiều hạn chế, thiếu kinh nghiệm tổ chức quản lý lớp học nhưng chưa chịu khó học tập vươn lên. *Một số giáo viên có đủ kiến thức, có nhiều kinh nghiệm nhưng năng lực diễn đạt khi giảng bài khó hiểu làm cho học sinh tiếp thu bài không tốt. *Một số giáo viên coi việc giảng dạy như là nghĩa vụ , lên lớp mong để hoàn tất 45 phút, còn “ Sống chết mặc bay”. *Một số giáo viên đầu tư soạn bài chưa nhiều cho nên bài lên lớp soạn chưa khoa học, kiến thức trọng tâm chưa xác định rõ ràng và không thâm nhập giáo án cho nên khi giảng bài lúng túng vụng về khó khăn cho học sinh tiếp thu bài.. Những giải pháp chỉ đạo tổ chuyên môn: Một là: Những giáo viên mới ra trường thì tổ chuyên môn phân công một giáo viên dạy giỏi, có tinh thần trách nhiệm kềm cặp giúp đỡ với các hình thức sau: tiến hành dự giờ góp ý cụ thể, cùng soạn giáo án chung, phân công thao giảng nhiều lần để tổ góp ý. Hai là:Giáo viên có năng lực diễn đạt khó hiểu thì tổ phải thường xuyên phân công người dự giờ chú trong đến việc ghi lại những câu diễn đạt khó hiểu thậm chí không đầy đủ nghĩa để có thể góp ý sau tiết dạy.Kiểm tra giáo án và góp ý trên bài soạn những từ ngữ, những câu diễn đạt không tốt và đề nghị giáo viên đó tự sửa chữa. Ba là những giáo viên coi giảng dạy trên lớp như là nghĩa vụ thi tổ trưởng chuyên môn cùng với cán bộ quản lý trường học cần theo dõi nguyên nhân, nhất là trong giai đoạn mà phong trào dạy thêm học thêm đang trở thành thương mại hóa, để có thể chấn chỉnh kịp thời, bên cạnh đó cũng thường xuyên tổ chức kiểm tra trên lớp và nghe ngóng sự phản hồi từ phía học sinh để có biện pháp xử lý. Bốn là:Đối việc soạn bài của giáo viên thì tổ chịu trách nhiệm phân công giáo viên khác cùng môn cùng dạy chung khối cùng soạn bài nhiều lần và có kế hoạch thường xuyên kiểm tra hồ sơ giáo án để có kế hoạch bồi dưỡng giúp đỡ giáo viên nêu cao trách nhiệm trong việc soạn bài có hiệu quả.. --------------Người thực hiện : Lê Cảnh Biểu-------------Lop8.net. 19.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> ------------Đề tài khoa học: Quản lý Giáo dục-----------Năm là: Một việc làm không thể không thực hiện mà tất cả các trường dù ở cấp học, bậc học nào phải thường xuyên quan tâm đó là tổ chức phụ đạo học sinh yếu kém.Tuy nhiên làm như thế nào để có hiệu quả thì đó là vấn đề mà chúng ta phải bàn.Đối với trường nơi tôi đang công tác thì việc phụ đạo học sinh không phải là một phong trào để đạt chỉ tiêu trên giao mà nó trở thành một yêu cầu bức bách, một yêu cầu của tất cả các bậc phụ huynh và trở thành thường xuyên trong suốt năm học được các bậc phụ huynh tin tưởng và an tâm gửi con đến trường.Nói như vậy để chứng minh sự hiệu quả trong công tác quản lý của nhà trường đối với công tác này, tính hiệu quả thể hiện ở chỗ là người quản lý thường xuyên kiểm tra giáo viên lên lớp từ khâu soạn bài cho đến việc tổ chức giờ dạy trên lớp, mọi giáo viên làm nhiệm vụ phụ đạo phải soạn bài như một giờ chính khóa không được sử sụng các sách tham khảo khi lên lớp, kiến thức phải là những kiến thức mà học sinh đang yếu thực thụ, phải ưu tiên cho việc thực hiện các bài tập thực hành mà qua kiểm tra các em chưa giải quyết được,giáo viên có thể sử dụng những kiến thức đã kiểm tra lần trước trong giờ dạy chính khóa cho học sinh làm lại.Những học sinh vi phạm trong giờ học phụ đạo cũng sẽ bị xử lý kỷ luật như giờ học bình thường, giáo viên lên lớp không nghiêm túc hoặc dạy qua loa đại khái cũng sẽ được góp ý thẳng thắn. Tóm lại: Hoạt động của tổ chuyên môn càng tốt thì hiệu quả chất lượng giáo dụng càng cao, cho nên đòi hỏi người cán bộ quản lý phải coi trọng việc tổ chức hoạt động ở tổ chuyên môn, phải thường xuyên quan tâm chỉ đạo các tổ trưởng triển khai kịp thời các biện pháp tối ưu nhằm mục đích nâng cao chất lượng học tập của học sinh góp phần nâng cao chất lượng toàn diện cho toàn trường, coi chất lượng là mục tiêu có tính chiến lược trong việc đào tạo bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành chủ nhân tương lai của nước nhà trong thời đại ngày nay khi mà đất nước ta đang trong quá trình hội nhập và từng bước phấn đấu trở thành một nước công nghiệp. 3/ Quan hệ với phụ huynh và hướng dẫn phụ huynh phối hợp giáo dục nâng cao chất lượng : Như đã nói trên việc chỉ đạo giáo viên đánh giá cho điểm đối với học sinh là một việc làm mà Ban giám hiệu trường và bản thân tôi đặc biệt coi trọng. Tuy nhiên việc làm trên vẫn chưa phát huy tác dụng tối đa nếu như thiếu mối quan hệ với phụ huynh, hướng dẫn phụ huynh phối hợp tích cực với nhà trường để giáo dục ý thức học tập của học sinh.Theo tôi,những bậc cha mẹ 20 --------------Người thực hiện : Lê Cảnh Biểu-------------Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(21)</span>

×