Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Nghiên cứu Quy trình phân tích hàm lượng Carbaryl, Dimethoate va Vit C trong dưa leo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (512.3 KB, 54 trang )

Luận văn tốt nghiệp
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1. Thuốc bảo vệ thực vật:
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về thuốc bảo vệ thực vật: [16]
Thuốc bảo vệ thực vật bao gồm các chế phẩm dùng để trừ sinh vật gây hại,
các chế phẩm có tác dụng điều hòa sinh trưởng thực vật, các chế phẩm có tác dụng
xua đuổi hoặc thu hút các sinh vật gây hại tài nguyên thực vật đến để tiêu diệt.
Tên thuốc: do nhà sản xuất đặt tên để phân biệt sản phẩm của hãng này với
hãng khác.
Hoạt chất: là thành phần chính của thuốc, quyết đònh đặc tính và công dụng
của thuốc. Cùng một hoạt chất có thể có nhiều tên thương mại khác nhau.
Các chất phụ gia: giúp thuốc phân bố đều khi pha chế, bám dính tốt và loang
trải đều trên bề mặt cây trồng khi phun. Cùng một hoạt chất nhưng hiệu quả thuốc
có thể khác nhau là do bí quyết về các chất phụ gia của mỗi nhà sản xuất khác
nhau.
Tính độc: biểu thò bằng LD50 là liều lượng cần thiết gây chết 50% cá thể thí
nghiệm (chuột bạch) tính bằng đơn vò mg/kg thể trọng. LD50 càng nhỏ thì độ độc
càng cao.
Hiện nay, thuốc bảo vệ thực vật được phân loại theo tính độc như sau:
+ Vạch màu đỏ trên nhãn là thuốc độc nhóm I, rất nguy hiểm.
+ Vạch màu vàng là thuốc độc nhóm II, cảnh báo có hại.
+ Vạch màu xanh da trời là thuốc độc nhóm III, lưu ý cẩn thận.
+ Vạch màu xanh lá cây là thuốc độc nhóm IV, ít độc.
Dưới đây là bảng phân loại các loại thuốc theo độ độc thông qua các chỉ số
LD50 qua da, qua miệng và LC50 qua hô hấp:[7]
SVTH: Võ Thò Diệu Hiền Trang 3
Luận văn tốt nghiệp
Bảng 1.1: Bảng phân loại các nhóm thuốc bảo vệ thực vật
Nhóm I
(Danger)


Nhóm II
(Warning)
Nhóm III
(Caution)
Nhóm IV
(Caution)
LD50 qua
miệng
< 50mg/kg 50 - 500 mg/
kg
500 - 5000 mg/kg >5000 mg/kg
LD50 qua
da
<200 mg/kg 200 – 2000
mg/kg
2000 – 5000
mg/kg
>5000
mg/kg
LC50 qua
hô hấp
<0.05 mg/L 0.05 – 0.5
mg/L
0.5 – 2 mg/L >2 mg/L
Dạng thuốc: các dạng thuốc phổ biến hiện nay là: nhũ dầu, huyền phù, bột
hòa nước, dạng bã, dung dòch, dạng bột thấm nước hay dạng hạt…
1.1.2. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: [16]
Đọc kỹ nhãn thuốc trước khi sử dụng.
Thực hiện theo nguyên tắc 4 đúng:
- Đúng thuốc: Chọn thuốc thích hợp đối với từng đối tượng gây hại.

- Đúng lúc: Chọn thời điểm phun để phòng trừ dòch hại hiệu quả với
lượng thuốc sử dụng ít nhất.
- Đúng liều lượng: Theo hướng dẫn trên nhãn hay tài liệu kỹ thuật.
- Đúng phương pháp: Đảm bảo phun đủ lượng nước thuốc cho đơn vò
và phun đúng vào nơi dòch hại ẩn nấp, gây hại.
Phối hợp thuốc: Sử dụng pha trộn một số loại thuốc để có hiệu quả cao hơn
khi dùng riêng lẻ.
Luân phiên các loại thuốc: Sử dụng luân phiên các cơ chế tác động khác
nhau để tránh hiện tượng kháng thuốc.
An toàn khi sử dụng thuốc: Nên đọc kỹ và tuân theo các hướng dẫn an toàn
được ghi trên nhãn.
Thời gian cách ly: Là thời gian từ lần phun thuốc sau cùng đến khi thu
hoạch. Mỗi loại thuốc đều có thời gian cách ly khác nhau và được ghi trên nhãn.
SVTH: Võ Thò Diệu Hiền Trang 4
Luận văn tốt nghiệp
1.2. Carbaryl: [8]
Carbaryl là hoạt chất thuộc nhóm thuốc bảo vệ thực vật Carbamate, dùng để
diệt trên 100 loài sâu bọ trên các loại cây khác nhau như các cây họ citrus, cây ăn
quả, cây bông, cỏ… Hiện nay, Carbaryl là loại thuốc trừ sâu được sử dụng phổ biến
với nhiều tên thương mại như Sevin, Carbamine, Denapon, Dicarbam, Hexavin,
Karbaspray, Ravyon, Septene, Tercyl, Tricarnam và Union Carbide 7744 … Trong
đó nó thường được bán với tên thương mại là Sevin. Carbaryl được đưa ra thò
trường từ năm 1958.
Danh pháp quốc tế của Carbaryl là 1-naphthyl N-methylcarbamate(theo
IUPAC), 1- naphthalenyl methylcarbamate (theo CAS).
Công thức hóa học: C
12
H
11
NO

2
.
Công thức cấu tạo:
Hình 1.1: Công thức cấu tạo của Carbaryl

1.2.1. Tính chất vật lý: [14]
Carbaryl ở dạng tinh thể rắn thay đổi từ không màu tới màu trắng hay xám
tùy thuộc vào độ tinh khiết của hợp chất, thường không mùi. Carbaryl bền với
nhiệt, ánh sáng và môi trường acid. Nó không bền trong môi trường kiềm, không
gây ăn mòn kim loại và các vật liệu bao gói.
Phân tử lượng: 201,23 đvC.
Độ hòa tan trong nước: 40 mg/L ở 30
o
C, 32 mg/L ở 20
o
C.
Độ hòa tan trong các dung môi hữu cơ: acetone (200 - 300 g/kg), methanol
(79,6 g/kg), dichloromethan (242,6 g/kg), hexan (0,214g/kg).
Nhiệt độ nóng chảy:142
o
C (độ tinh khiết 99,1%)
Nhiệt độ hoá hơi: 193
o
C .
SVTH: Võ Thò Diệu Hiền Trang 5
Luận văn tốt nghiệp
Tỉ trọng ở 20
o
C: 1,232.
Độ ổn đònh: Carbaryl bền ở pH vùng acid (pH 5). Khi pH tăng thì độ bền

giảm xuống, thời gian bán hủy do thủy phân của Carbaryl ở pH 7 là 12 ngày, pH 9
là 3,2 giờ. Ở pH 5, Carbaryl không bò thủy phân, nhưng có thể bò phân hủy bởi các
vi sinh vật. Thời gian bán hủy do quang phân trong môi trường nước là 21 ngày.
Thời gian bán hủy trong môi trường đất hiếu khí là 4 ngày, còn đất yếm khí là 72
ngày.
Sản phẩm chính của quá trình phân hủy Carbaryl là CO
2
và 1- naphthol, chất
này có thể tiếp tục bò phân hủy và tạo thành CO
2
.
1.2.2. Độc tính: [18]
Carbaryl thuộc nhóm độc loại II, LD50 qua miệng đối với chuột là 250 – 850
mg/kg, qua đường hô hấp đối với chuột LC50 > 200mg/L. Carbaryl gần như không
gây độc đối với một số loài chim hoang dã. LD50 đối với vòt trời và gà lôi >
2000mg/kg, đối với chim cút là 2230mg/kg, đối với chim bồ câu là 1000 – 3000mg/
kg.
Carbaryl dễ dàng được hấp thụ qua đường hô hấp và đường miệng, nhưng ít
bò hấp thụ hơn qua tiếp xúc với da. Khi tiếp xúc trực tiếp có thể gây bỏng da hoặc
mắt. Hít vào hay nuốt phải Carbaryl với lượng nhất đònh có thể gây ngộ độc cho hệ
thần kinh, hệ hô hấp, gây ra các triệu chứng nôn mửa, co thắt dạ dày, đau đầu, hôn
mê, rối loạn thần kinh, suy hô hấp… Dấu hiệu nhiễm độc tăng nhanh sau khi hấp
thụ và cũng nhanh chóng kết thúc sau khi không còn tiếp xúc nữa. Khi bò hấp thụ
vào cơ thể người, nó sẽ nhanh chóng được bài tiết ra theo nước tiểu (bài tiết
khoảng 85% trong vòng 24h sau khi hấp thụ vào cơ thể).
1.2.3. Liều lượng sử dụng: [19]
Tùy vào loại nông sản và sâu hại mà liều sử dụng quy ra Carbaryl nguyên
chất dao động trong khoảng từ 0,25 đến 10 kg/ha. Đối với dưa leo, liều lượng sử
dụng quy ra Carbaryl nguyên chất là 0,5 kg/ha, thời gian cách ly tối thiểu kể từ lần
phun cuối cùng đến lúc thu hoạch là 2 ngày. Dư lượng tối đa cho phép theo

FAO/WHO là 3 ppm. Lượng Carbaryl hấp thụ vào cơ thể người qua đường tiêu hóa
cho phép là 0,01mg/ kg thể trọng/ ngày.
SVTH: Võ Thò Diệu Hiền Trang 6
Luận văn tốt nghiệp
1.2.4. Các yếu tố làm giảm hàm lượng Carbaryl: [20]
Ngoài các yếu tố ảnh hưởng đến độ ổn đònh, làm giảm hàm lượng của
Carbaryl như đã nêu trong phần 1.2.1 thì việc rửa sạch bằng nước hay gọt vỏ giúp
giảm dư lượng Carbaryl trên các loại rau quả khoảng 40%, chế biến bằng nhiệt làm
giảm từ 45 – 90%, thời gian bảo quản trái cây đóng hộp 12 tháng làm giảm 50 –
70%...
1.2.5. Các phương pháp phân tích dư lượng Carbaryl:
• Phương pháp quang phổ so màu [9]: Trích Carbaryl bằng
dichloromethane CH
2
Cl
2
, loại pha nước bằng natri sulfate Na
2
SO
4
. Sau
đó, mẫu được cho phản ứng tạo màu với KOH 0,1N trong methanol
CH
3
OH, axit acetic CH
3
COOH, đồng thời cùng với thuốc thử màu p-
nitrobenzen diazonium tetrafluorborate. Tiến hành đo độ hấp thu tại
bước sóng 475 nm, lượng Carbaryl trong mẫu tiến hành phân tích từ
0,1 – 1 mg/mẫu và ngưỡng phát hiện (LOD) của phương pháp khoảng

0,03 mg/mẫu.
• Phương pháp sắc ký khí (GC): [10]
Carbaryl được trích bằng CH
2
Cl
2
, tách pha nước bằng dung dòch muối NaCl
và muối Na
2
SO
4
khan. Dòch trích được cô quay đến khô và tráng lại bằng hexan,
sau đó được cho qua cột làm sạch. Sử dụng cột Florisil được rửa giải với trình tự
như sau: 6 mL hỗn hợp hexan/aceton (4/1), 5 mL hexan, dòch trích Carbaryl và sau
cùng là 6 mL hỗn hợp hexan/aceton (4/1). Thu dòch rửa giải và cô quay đến khô,
tráng lại bằng 0,5 mL hexan. Dư lượng được xác đònh bằng thiết bò sắc ký khí cột
mao quản HP-5 MS (hãng Agilent, USA) kích thước 30 m x 0,25 mm x 0,25 mm lớp
phim, sử dụng Heli làm khí mang. Điều kiện vận hành: 70
o
C trong 2 phút, tăng
nhiệt độ cứ 25
o
C/phút đến 150
o
C, sau đó tăng cứ 3
o
C/phút đến 200
o
C, rồi 8
o

C/phút
đến 280
o
C, giữ ở nhiệt độ này trong 10 phút. Nhiệt độ injector được giữ ở 220
o
C.
Đầu dò khối phổ MS: nhiệt độ nguồn ion (ion source temperarture): 230
o
C, nhiệt
độ bề mặt (interface temperature): 280
o
C.
• Phương pháp sắc ký lỏng cao áp: [15]
SVTH: Võ Thò Diệu Hiền Trang 7
Luận văn tốt nghiệp
Carbaryl được trích bằng methanol, làm sạch bằng cột Nuchar Celite và
dùng hỗn hợp Toluen – CH
3
CN (1:3) để rửa giải. Sau khi qua cột, mẫu được pha
loãng và tiến hành phân tích bằng sắc ký lỏng cao áp, pha đảo. Sử dụng cột Dupont
Zorbax ODS: 25 cm x 4,6 mm (id) x 6 µm. Đầu dò UV: bước sóng 280 nm. Pha
động: acetonitrile/nước. Thời gian lưu Carbaryl: 6,5 phút.
1.3. Dimethoate: [21]
Dimethoate là hoạt chất thuộc nhóm thuốc bảo vệ thực vật lân hữu cơ, được
sử dụng chủ yếu để trừ nhện và các loại sâu bọ hút chích như rầy, rệp, bọ xít, bọ
tró… hại lúa, rau, đậu, bông, mía, thuốc lá, chè, cafe, cây ăn quả… Dimethoate có
công thức cấu tạo như trên hình 1.2.
Dimethoate có tên gọi theo danh pháp quốc tế là O,O-dimethyl S-
methylcarbamoylmethyl – phosphorodithioate (theo CAS), còn theo IUPAC là 2-
dimethoxyphosphinothioylthio-N-methylacetamide, số CAS: 60-51-5. Công thức

hoá học là C
5
H
12
NO
3
PS
2
.

Hình 1.2. Công thức cấu tạo của Dimethoate.
1.3.1. Tính chất vật lí: [21]
Dimethoate nguyên chất có dạng tinh thể, trắng.
Phân tử lượng: 229,2đvC.
Nhiệt độ nóng chảy: 45 – 48
o
C.
Dimethoate tan khá nhiều trong nước và trong các dung môi hữu cơ như
chloroform, benzene, toluene, rượu, ester, ketone, methylen chloride, acetone và
etanol. Tan ít trong carbon tetrachloride, diethyl ete, hexan. Không tan trong xăng
SVTH: Võ Thò Diệu Hiền Trang 8
Luận văn tốt nghiệp
ete. Độ tan trong nước ở 20
o
C là 23,8g/L, trong acetone là 140g/100mL, trong
ethanol là 150g/100mL, trong toluene là 100g/100mL.
Dimethoate tương đối bền trong môi trường acid và trung tính (pH =2 – 7),
thuỷ phân nhanh trong môi trường kiềm, ăn mòn Fe.
Dimethoate là chất bảo vệ thực vật tương đối dễ phân huỷ trong tự nhiên, bò
phân hủy nhanh khi gia nhiệt đến nhiệt độ >80

0
C. Sự phân huỷ này tạo ra các khí
độc hại carbondioxide, carbon monoxide, methyl mercaptane, pentoxide phospho.
Trong điều kiện đất ẩm và có oxy không khí, thời gian bán hủy của
Dimethoate là 2,4 ngày. Trong nước, sự phân hủy Dimethoate phụ thuộc nhiều vào
giá trò pH của dung dòch. Trong môi trường kiềm, Dimethoate thủy phân khá nhanh.
Trong dung dòch đệm pH 9, Dimethoate thủy phân với thời gian bán hủy 4,4 ngày.
Tuy nhiên tốc độ phân hủy chậm lại khi pH dung dòch giảm xuống. Thời gian bán
hủy của Dimethoate trong dung dòch đệm pH 5 và 7 lần lượt là 156 và 68 ngày.
Trong động vật cũng như trong thực vật, cơ chế biến đổi của Dimethoate là
giống nhau. Nó bò oxi hoá thành O,O-dimethyl-phosphorothioate và hydro hóa
thành O,O-dimethyl-phosphorodithioate, - phosphorothioate, -phosphat. Sự oxi hoá
dimethoate tạo nên hợp chất omethoate, một chất độc và là chất ức chế enzyme
cholinesterase mạnh.
1.3.2. Độc tính của Dimethoate: [22]
Độc tính của Dimethoate được đánh giá ở mức độ trung bình, thuộc nhóm
độc II. Với thời gian nhập liệu dài, ADI là 0,02mg/kg thể trọng/ngày. Nồng độ cao
nhất được chấp nhận của Dimethoate trong nước uống là 0,02mg/L.
LD50 qua miệng đối với chuột đực là 387mg/kg, chuột cái 160mg/kg, thỏ
300mg/kg, lợn 350mg/kg, gà 108mg/kg, chim cút 84 mg/kg…
1.3.3. Liều lượng sử dụng: [21]
Chế phẩm sữa 40 – 50% hoạt chất dùng từ 1 – 2L/ha lúa, rau màu.
Sau khi phun Dimethoate vào rau quả, phải để một thời gian sau mới thu
hoạch và đem tiêu thụ. Thời gian cách li đối với các loại rau là từ 7 – 10 ngày, cây
ăn quả là khoảng 14 ngày.
SVTH: Võ Thò Diệu Hiền Trang 9
Luận văn tốt nghiệp
Dư lượng tuyệt đối của Dimethoate đối với các loại rau là 2ppm (TCVN
5624 – 1991).
1.3.4. Các phương pháp phân tích Dimethoate:

• Phương pháp sắc ký khí:[12,13] Dimethoate được trích bằng acetone.
Thêm NaCl vào dòch trích, đem lắc và tách pha. Cho dichloromethane
và Na
2
SO
4
vào pha hữu cơ. Sau đó dòch trích được lọc qua lớp bông
thủy tinh và lớp Na
2
SO
4
rồi đem cô quay chân không ở 40
o
C. Tráng
bình bằng isooctane và dung dòch được cho qua cột nhồi silicagel.
Thêm toluene vào dòch lọc và tiếp tục cho hỗn hợp qua cột. Thực hiện
thêm 2 lần nữa rồi đem phân tích trên thiết bò sắc ký khí với cột mao
quản DB – 210, 30m × 0,32mm i.d, 0,5µm film. Nhiệt độ buồng bơm
mẫu 200
o
C, nhiệt độ cột: 160
o
C, nhiệt độ detector: 250
o
C. Giữ nhiệt
độ ban đầu trong 1 phút, sau đó tăng nhiệt độ 16
o
C/phút tới 200
o
C, giữ

nhiệt độ này trong 7 phút.
• Phương pháp sắc ký lỏng: [23]
Dimethoate được trích bằng dichloromethane, loại nước bằng Na
2
SO
4
. Pha
hữu cơ được cô quay đến khô, sau đó tráng bình bằng methanol/nước tỉ lệ 6/4, sau
đó đánh siêu âm và lọc qua màng trước khi phân tích với thiết bò sắc ký.
Thiết bò sắc ký HPLC Hewlett Packard HP 1100 với đầu dò UV , sử dụng
cột Phenomenex Shpereclon ODS2, 5µm, 120 mm × 4,6mm. Bước sóng đầu dò
210nm. Pha động acetonitrile/dung môi A tỉ lệ 1/9 (theo thể tích). Với dung môi A
được pha như sau: hòa tan 11,32g H
3
PO
4
và 32,86g KH
2
PO
4
bằng 1000mL nước cất,
loại dùng cho HPLC. Trộn dung dòch vừa chuẩn bò với nước theo tỉ lệ 9 : 1 (theo
thể tích), ta được dung môi A.
• Phương pháp sắc ký bản mỏng: [21]
Dimethoate được trích ly bằng acetone và n – hexane, sau đó làm sạch bằng
cách cho qua cột Florisil. Xác đònh dư lượng Dimethoate trên sắc kí bản mỏng bằng
cách so sánh Rf và màu sắc vết màu với vết Dimethoate chuẩn sau khi phun thuốc
hiện màu đặc hiệu.
Hệ dung môi rửa giải: ete etylic/petroleum ete tỉ lệ 1/1 (theo thể tích).
SVTH: Võ Thò Diệu Hiền Trang 10

Luận văn tốt nghiệp
Hệ dung môi triển khai sắc kí: n- hexan/aceton tỉ lệ 7/3 (theo thể tích).
Dung dòch thuốc thử hiện màu: cân 0,2g palladi clorua vào bình đònh mức
100mL. Hoà tan và đònh mức đến vạch bằng dung dòch HCl 0,01N.
1.4. Vitamin C : [1]
Vitamin C tồn tại trong tự nhiên dưới 3 dạng phổ biến là acid ascorbic, acid
dehydroascorbic và dạng liên kết ascorbigen. Nó chỉ tồn tại ở dạng L trong các sản
phẩm thiên nhiên. Cho tới nay người ta phát hiện thấy 14 đồng phân và đồng đẳng
của vitamin C có hoạt tính chống bệnh hoại huyết và 15 chất đồng phân không có
hoạt tính. Các chất này phân biệt nhau bởi số lượng nguyên tử cacbon, sự sắp xếp
của các nhóm nguyên tử ở các nguyên tử bất đối và dạng khử hoặc dạng oxy hóa.
Công thức cấu tạo của vitamin C cho thấy nó là một dẫn xuất của đường.
Hình 1.3: Công thức cấu tạo của Vitamin C
1.4.1. Tính chất vật lý: [1,24]
Danh pháp quốc tế (theo IUPAC): 2-oxo-L-threo-hexono-1,4-lactone-2,3-
enediol.
Công thức phân tử: C
6
H
8
O
6
.
Phân tử lượng: 176,14g/mol.
Nhiệt độ nóng chảy: 190 – 192
o
C (374 – 378F).
Acid ascorbic tinh khiết tồn tại ở dạng tinh thể, không màu hoặc có màu
trắng, thường không có mùi, có vò chua acid, tan vô hạn trong nước, ít tan trong
ethanol, không tan trong ether và chloroform.

Acid ascorbic bò hoá đen khi để trực tiếp ngoài ánh sáng mặt trời. Thậm chí
khi không có mặt ánh sáng thì acid ascorbic vẫn dễ dàng bò biến tính khi tiếp xúc
SVTH: Võ Thò Diệu Hiền Trang 11
Luận văn tốt nghiệp
với độ ẩm trong không khí và sự phân huỷ này càng nhanh khi nhiệt độ môi trường
càng cao.
1.4.2. Nguồn gốc của Vitamin C: [1]
Vitamin C được tổng hợp dễ dàng ở thực vật. Đa số động vật, trừ chuột bạch,
khỉ và người, đều có khả năng tổng hợp Vitamin C từ đường glucose. Sở dó người
không có khả năng đó có lẽ vì thiếu các enzyme đặc hiệu xúc tác cho sự chuyển
hóa glucose thành Vitamin C.
Vitamin C có nhiều trong các loại rau quả như cam, chanh, dâu, dưa leo, ớt,
cà chua, rau cải… Còn trong các loại hạt ngũ cốc hoặc trong trứng, thòt hầu như
không có vitamin C. Hàm lượng vitamin C biến đổi phụ thuộc loài, vò trí trồng trọt
và các yếu tố như độ chiếu sáng, khí hậu… Bình thường lượng vitamin C giảm dần
từ phía vỏ ngoài vào bên trong ruột của quả.
Bảng 1.2: Hàm lượng Vitamin C trong một số loại rau quả
Loại rau quả Hàm lượng Vitamin C
(mg/100g)
Dưa leo 12
Cải bắp 30
Cải xanh 70
Cam 50
Dâu 60
Khi bảo quản rau quả ở nhiệt độ thấp vẫn có thể xảy ra sự oxy hóa trực tiếp
Vitamin C bởi oxy của không khí mặc dù hoạt tính của enzyme ascorbatoxydase
lúc đó không đáng kể. Enzyme ascorbatoxydase là một loại enzyme chứa Cu có
pH
opt
= 4,6 – 6,6. Khi làm lạnh tới -20

o
C, hoạt động của enzyme sẽ bò ngừng lại.
Ánh sáng cũng tham dự vào việc xúc tiến sự oxy hóa Vitamin C. Trong môi trường
acid, Vitamin C khá ổn đònh. Nhìn chung, khi bảo quản ở nhiệt độ 0 – 4
o
C sự giảm
sút về Vitamin C là không đáng kể.
SVTH: Võ Thò Diệu Hiền Trang 12
Luận văn tốt nghiệp
1.4.3. Vai trò của Vitamin C: [1]
Ở một số dòch quả, người ta nhận thấy Vitamin C có thể bò oxy hóa gián tiếp
bởi enzyme phenoloxydase. Chính vì vậy khi có mặt Vitamin C, dòch quả sẽ sẫm
màu chậm hơn. Dựa vào tính chất chống oxy hóa của acid ascorbic, người ta thường
thêm nó vào dòch quả để ngăn cản quá trình sẫm màu.
Tính chất chống oxy hóa của Vitamin C còn được sử dụng để bảo vệ
tocoferol và cả vitamin A ở thòt khi bảo quản. Để giữ được Vitamin C, người ta
thêm một số chất ổn đònh, ví dụ đường saccharose, acid hữu cơ, sorbitol, glycerine
hoặc một số hợp chất của anthocyane, flavonoide. Các hỗn hợp thiên nhiên như các
flavin, carotenoide bảo vệ được Vitamin C tốt hơn so với các chất chống oxy hóa
thông thường khác.
Khi cơ thể bò thiếu Vitamin C sẽ xuất hiện các triệu chứng bệnh lý như chảy
máu ở lợi, răng, ở các lỗ chân lông hoặc các nội quan. Vitamin C tham gia vào các
quá trình oxy hóa khử khác nhau của cơ thể. Nó xúc tác cho sự chuyển hóa nhiều
hợp chất thơm thành các dạng phenol tương ứng. Vitamin C còn liên quan với sự
hình thành các hormone của tuyến giáp trạng và tuyến thượng thận. Nó rất cần
thiết cho cơ thể để tăng sức đề kháng và chống lại các hiện tượng choáng hoặc ngộ
độc bởi các hóa chất cũng như các độc tố của vi trùng.
1.4.4. Các phương pháp phân tích hàm lượng Vitamin C:
• Đònh lượng Vitamin C bằng phương pháp chuẩn độ: [3]
Phương pháp sử dụng iod: dựa trên nguyên tắc Vitamin C có thể khử dung

dòch iod, dựa vào lượng iod bò khử bởi Vitamin có trong mẫu, suy ra hàm lượng
Vitamin C. Tiến hành như sau: nghiền nhỏ mẫu rau trong dung dòch HCl 5%. Sau
đó dùng nước cất chuyển toàn bộ dòch vào bình đònh mức, đònh mức đến vạch,
khuấy đều, lọc. Cho dòch lọc vào bình nón, chuẩn độ bằng dung dòch I
2
có tinh bột
làm chỉ thò màu. Chuẩn độ đến khi bắt đầu xuất hiện màu xanh thì dừng lại.
Phương pháp sử dụng 2,6 – dichlorophenol indophenol (DPIP): dựa trên
nguyên tắc acid ascorbic sẽ khử chất chỉ thò màu DPIP thành một dung dòch không
màu. Ở điểm trung hòa tất cả acid ascorbic, tất cả màu dư thừa không khử có màu
hồng trong dung dòch acid. Tiến hành như sau: nghiền mẫu rau trong dung dòch HCl
1%, cho dòch nghiền vào bình đònh mức, thêm acid metaphosphoric HPO
3
để loại
SVTH: Võ Thò Diệu Hiền Trang 13
Luận văn tốt nghiệp
protein, đònh mức đến vạch bằng HCl 1%. Cho dòch chiết vào erlen, thêm vào đó
amoni oxalat bão hòa, nước cất và chuẩn độ bằng DPIP cho đến khi xuất hiện màu
hồng bền.
• Phân tích bằng phương pháp HPLC: [2] phương pháp này được giới
thiệu trong nhiều tài liệu tham khảo và đã trở thành một bài thí
nghiệm trong PTN Hóa sinh, Bộ môn CN thực phẩm. Cột sắc ký sử
dụng là cột pha đảo ODS C18. Pha động sử dụng là dung dòch đệm
phosphate pH = 2,8 trộn với methanol theo tỷ lệ thể tích 90/10, lưu
lượng pha động qua cột 1 mL/phút. Sử dụng đầu dò UV ở bước sóng
245 nm. Pha động được đánh siêu âm để đuổi khí hòa tan trước khi sử
dụng, và được lọc bằng màng lọc 450 nm. Xây dựng đường chuẩn với
các mẫu acid ascorbic tinh khiết với ba nồng độ khác nhau. Mẫu rau
quả được nghiền trong dung dòch đệm phosphate pH = 2,8 để trích
Vitamin C ra, pha loãng theo tỷ lệ thích hợp rồi phân tích như với các

mẫu chuẩn. Hàm lượng Vitamin C trong mẫu được xác đònh bằng cách
nội suy từ đường chuẩn.
1.5. Dưa leo: [17]
Giới (regnum): thực vật.
Ngành (divisio): Magnoliophyta,
Lớp (class): Magnoliopsida.
Bộ (order): Cucurbitales,
Họ thực vật (family): thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae).
Chi (genus): Cucumis.
Loài (species): C.sativus.
Tên khoa học: Cucumis sativus L.
Tên tiếng Anh: Cucumber.
Dưa leo là loại cây trồng phổ biến trong họ bầu bí Cucurbitaceae, là loại rau
ăn quả thương mại quan trọng, nó đđược trồng nhiều nơi trên thế giới và trở thành
SVTH: Võ Thò Diệu Hiền Trang 14
Luận văn tốt nghiệp
thực phẩm của nhiều nước. Những nước dẫn đđầu về diện tích gieo trồng và năng suất
là: Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Mỹ, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan, Ai Cập và Tâây
Ban Nha.
1.5.1. Đặc điểm của quả dưa leo:
Quả dưa leo có dạng hình trụ, dài, thòt quả dày, ngọt, được trồng từ cách đây
3000 năm ở vùng Tây Á. Dưa leo xuất hiện ở Pháp vào khoảng thế kỷ thứ 9, ở Anh
vào thế kỷ 14 và ở Bắc Mỹ vào khoảng giữa thế kỷ 16. Hiện nay dưa leo được
trồng rất rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới.
Khi chuyển từ non đến chín, quả có màu xanh đến xanh trắng, vàng hay nâu
phụ thuộc vào màu gai quả. Hạt có màu vàng, mỗi quả có 150 – 500 hạt.
Hình 1.4:Quả dưa leo

1.5.2. Thu hoạch và bảo quản:
Quả từ 7 – 10 ngày tuổi là có thể thu hoạch. Nên thu hoạch vào buổi sáng

để buổi chiều tưới thúc phân. Nhiệt độ tốt nhất để bảo quản dưa leo là 45÷50
0
F, ở
độ ẩm 90÷95%. Khi đó, dưa leo có thể bảo quản 10÷14 ngày.
1.5.3. Sử dụng dưa leo:
Dưa leo được sử dụng chủ yếu ở dạng tươi. Dưa leo có vò ngọt, tính mát,
công dụng thanh nhiệt, giải độc, có thể dùng để trò liệu các bệnh như đau họng,
mắt đỏ... Ngoài sử dụng trái tươi, sản phẩm chế biến của dưa leo thường tập trung
vào 2 nhóm chủ yếu: muối mặn và muối chua.
SVTH: Võ Thò Diệu Hiền Trang 15
Luận văn tốt nghiệp
Tình hình sử dụng dưa leo ở một vài nước trên thế giới: ở Mỹ, việc tiêu thụ
dưa leo dạng muối chua đang giảm xuống mà chuyển sang sử dụng dưa leo tươi,
chưa qua chế biến. Năm 1999, ở Mỹ đã sử dụng khoảng 3 tỷ pound dưa leo trên
171000 ha đất sản xuất. Theo FAO, trong năm 2005, Trung Quốc đã sản xuất
khoảng 60% nhu cầu dưa leo của thế giới.
Bảng 1.3: Thành phầân dinh dưỡng trong 100g dưa leo (luôn vỏ).
Thành phần Hàm lượng
Nước (g) 95,24
Protein (g) 0,65
Lipid(g) 0,11
Carbonhydrate (g) 3,63
Tro (mg) 0,38
Calcium (mg) 16
Phospho (mg) 24
Natri (mg) 2
Kali (mg) 147
Sắt (mg) 0,28
Magne (mg) 13
Kẽm (mg) 0,20

Thiamin (mg) 0,027
Riboflavin (mg) 0,033
Niacin (mg) 0,098
Vitamin C (mg) 12
Folate (µg) 7
Vitamin B6 (mg) 0,040
Vitamin B5 (mg) 0,259
Năng lượng(kcal) 20
Nguồn: USDA Nutrient database.
SVTH: Võ Thò Diệu Hiền Trang 16
Luận văn tốt nghiệp
1.6. Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC): [2]
1.6.1. Giới thiệu về phương pháp HPLC:
Sắc ký lỏng hiệu năng cao (high performance liquid chromatography –
HPLC) là phương pháp sắc ký lỏng có hiệu quả tách cao hơn nhiều so với phương
pháp sắc ký lỏng cổ điển nhờ sử dụng các chất nhồi có kích thước rất nhỏ (5 – 10
µm). Ngoài ra, phương pháp HPLC còn có rất nhiều ưu điểm khác như tốc độ
nhanh, độ tách tốt, độ nhạy cao (detector UV 10
-9
g, detector huỳnh quang và điện
hóa 10
-12
g), cột tách được sử dụng nhiều lần, khả năng thu hồi mẫu cao vì hầu
hết các detector không phá hủy mẫu. Lượng mẫu cho phép bơm vào cột tách trong
phương pháp HPLC lớn hơn trong phương pháp sắc ký khí (Gas Chromatography)
và đây cũng là một ưu điểm nữa của phương pháp HPLC.
1.6.2. Thiết bò HPLC:
Sơ đồ thiết bò HPLC được mô tả như trong hình 1.5. Thiết bò có thể chỉ gồm
một khối hay do nhiều khối riêng biệt ráp vào nhau. Trong thiết bò HPLC cơ bản,
hai bộ phận quan trọng nhất là bơm cao áp (pump) và đầu dò (detector). Các bộ

phận khác gồm có cột tách (column), hệ thống pha động (mobile phase) và bộ nạp
mẫu (injector). Vì phải sử dụng bơm cao áp để đẩy pha động đi qua cột tách,
phương pháp này trước kia còn được gọi là phương pháp sắc ký lỏng cao áp.
Hình 1.5: Sơ đồ thiết bò HPLC
SVTH: Võ Thò Diệu Hiền Trang 17
Luận văn tốt nghiệp
• Bơm cao áp: loại bơm tốt nhất thường được dùng hiện nay là bơm
syringe lượng lớn. Yêu cầu đối với bơm là tạo được dòng pha động
liên tục, ổn đònh. Các loại bơm dùng cho sắc ký phân tích hiện nay có
thể cho lưu lượng dòng pha động 0,1 – 10 mL/phút (đường kính trong
của cột tách là 5mm) ở áp suất lên đến 300 – 400 bar.
• Đầu dò (detector): Đầu dò sử dụng trong thiết bò HPLC rất đa dạng.
Các loại đầu dò thông dụng là đầu dò UV–VIS, đầu dò huỳnh quang,
đầu dò dẫn nhiệt, đầu dò khúc xạ kế vi sai (RI)… Sự thay đổi về cường
độ ánh sáng do sự hấp thu tia UV, sự phát xạ huỳnh quang, … sẽ được
ghi nhận lại thông qua hai thông số là thời gian lưu và diện tích peak
trên sắc ký đồ.
• Bộ nạp mẫu: bộ nạp mẫu trong HPLC thường được thiết kế phù hợp
với hai kiểu bơm mẫu: bơm cùng với dòng dung môi hoặc bơm mẫu
vào cột tách trong điều kiện dòng dung môi ngưng lại không chòu áp
suất, thường sử dụng khi thiết bò phải làm việc ở áp suất rất cao.
• Cột sắc ký: cột tách phổ biến nhất trong HPLC dài 12,5 – 25cm,
đường kính trong từ 2 – 4 mm (dùng cho mục đích phân tích).
Hầu hết cột tách dùng trong HPLC được chế tạo bằng thép không gỉ. Trước
khi nhồi cột, làm sạch cột bằng HNO
3
50% và rửa nhiều lần với nước, tráng bằng
acetone, chloroform, tiếp tục bằng acetone và làm khô bằng khí N
2
hoặc không khí

nóng. Có thể nhồi cột bằng phương pháp khô khi hạt nhồi có kích thước lớn hơn
20µm, hoặc phương pháp ướt với huyền phù (methanol, acetone, dioxane… hoặc
hỗn hợp của chúng với parafin, cyclohexanol…); nhồi cột bằng bơm cao áp khi hạt
nhồi có kích thước bé (5 - 10µm).
• Bình chứa pha động: thường là chai thủy tinh, pha động trước khi đưa
vào sử dụng phải được lọc qua màng 0,45µm.
SVTH: Võ Thò Diệu Hiền Trang 18
Luận văn tốt nghiệp
CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM

2.1. Thiết bò, dụng cụ:
- Hệ thống HPLC gồm bơm LC – 10AS, đầu dò quang phổ SPD – 6AV và
máy ghi Chromatopac CR 6A.
- Khi phân tích Carbaryl và Dimethoate sử dụng cột C18 của Phenomenex
(USA), Gemini 5µm – 110A
o
, 250 x 4.6mm, thuộc loại cột sắc ký pha đảo.
- Khi phân tích Vitamin C sử dụng cột ET 250/8/4 Nucleosil® 120 – 5 C18
thuộc loại cột sắc ký lỏng pha đảo còn gọi là cột ODS hay RP – 18 có nhóm alkyl
là C
18
H
37
.
- Máy quang phổ UV – VIS Spectronic Genesys 8.
- Máy đo pH.
- Thiết bò đánh siêu âm Transsonic T660/H (Elma).
- Máy khuấy từ.
- Thiết bò cô quay chân không Heidolph WB 2000
- Cân phân tích Sartorius một số lẻ và bốn số lẻ.

- Bơm chân không (dùng để lọc chân không).
- Máy xay Magic Bullet.
- Becher 100mL, 250mL, 500mL.
- Phễu chiết 250mL.
- Ống đong 100 mL, 250mL.
- Bình đònh mức 10, 25, 50, 100 mL.
- Cuvette thạch anh.
- Cá từ.
- Màng lọc 0,45µm.
SVTH: Võ Thò Diệu Hiền Trang 19
Luận văn tốt nghiệp
- Giấy lọc.
2.2. Hóa chất:
- Dimethoate (độ tinh sạch >98%), Vipesco.
- Carbaryl (độ tinh sạch >98%), Bayer.
- Vitamin C (độ tinh sạch > 98%).
- Acetonitrile (loại dùng cho HPLC của J.T.Baker (USA)).
- Nước cất 2 lần.
- Methanol (loại dùng cho HPLC của J.T.Baker (USA)).
- Acetone (Trung Quốc).
- NaCl (Trung Quốc).
- KH
2
PO
4
(Trung Quốc).
- H
3
PO
4

(Trung Quốc).
2.3. Vận hành thiết bò:
2.3.1. Máy đo quang phổ hấp thu:
Mở công tắc điện, máy bắt đầu chế độ self – test, chờ cho máy hiện chữ
SET thì bắt đầu sử dụng được.
Mở nắp, cho mẫu trắng, các mẫu thử, chuẩn vào các cell trong lòng máy.
Đóng nắp lại.
Nhấn phím [►] đến khi xuất hiện ký hiệu SET λxxx nm thì nhấn ENTER để
nhập bước sóng cần đo. Khi giá trò λ nhấp nháy, nhập giá trò bước sóng mới, nhấn
ENTER để xác nhận.
Nhấn phím có số tương ứng với cell chứa mẫu trắng, chờ cho máy quay
xong, nhấn ZERO để thực hiện hiệu chỉnh về zero. Màn hình xuất hiện dAr, chờ
đến khi xuất hiện 0.000 thì bắt đầu nhấn các phím có số tương ứng với mẫu cần đo
để xác đònh độ hấp thu. Giá trò độ hấp thu sẽ hiện trên màn hình LCD.
SVTH: Võ Thò Diệu Hiền Trang 20
Luận văn tốt nghiệp
2.3.2. Thiết bò sắc ký lỏng cao áp HPLC:
• Vận hành bơm:
Đặt giá trò áp suất cực đại (P.MAX), nhằm bảo vệ cột và các hệ thống khác.
Khi áp suất vượt P.MAX bơm sẽ tự động tắt. Giá trò P.MAX đặt 300kgf/cm
2
.
Đặt giới hạn dưới của áp suất (P.MIN): mục đích là không cho không khí đi
vào hệ thống khi có sự cố hở trên hệ thống và để an toàn khi đo trong trường hợp
dung môi thoát ra ngoài.
Đặt lưu lượng pha động (FLOW RATE): 1mL/phút. Để bảo vệ cột không
nên đặt lưu lượng vượt quá giá trò trên trừ trường hợp cần rửa sạch hệ thống.
Thay pha động: do pha động dùng để phân tích Carbaryl, Dimethoate và
Vitamin C là khác nhau nên phải tiến hành thay pha động. Thủ tục như sau:
- Chuẩn bò pha động mới, đặt đầu lọc hút vào.

- Mở van xả (quay ngược chiều kim đồng hồ 180
o
), nhấn PURGE rửa
hết pha động cũ trong buồng bơm.
- Nhấn PURGE hay PUMP để ngừng bơm, đóng van xả, đặt lưu lượng
từ 1mL/phút đến 1,5mL/phút.
- Nhấn PUMP cho bơm chạy để thay pha động trong các phần còn lại
có pha động đi qua.
• Đầu dò (DETECTOR):
Detector SPD-6AV của hãng Shimadzu Nhật Bản thuộc loại detector hấp thu
tử ngoại và khả kiến (UV – VIS).
Đặt bước sóng đo khi phân tích:
+ Dimethoate: 204nm.
+ Carbaryl: 220nm.
+ Vitamin C: 245nm.
Chọn mức đáp ứng (RESPOND) chuẩn (STD).
Khi cần quét đường nền, chỉnh độ hấp thu về mức 0, sử dụng nút ZERO.
SVTH: Võ Thò Diệu Hiền Trang 21
Luận văn tốt nghiệp
• Máy ghi CHROMATOPAC CR 6A:
Máy ghi Chromatopac CR 6A gồm các bộ phận: bàn phím để cài đặt chương
trình với các phím điều khiển, bộ phận nối với detector thu nhận tín hiệu, bộ phận
nối cảm ứng để khởi động hệ thống chạy mẫu và hệ thống ghi, bộ phận in cảm
ứng, xử lý dữ liệu theo các chương trình cài đặt sẵn và in thành sắc ký đồ. Các
thông số cần cài đặt cho máy ghi:
- ATTEN: thông số này có giá trò từ 0 đến 10, giá trò càng nhỏ thì khoảng
biểu diễn trên sắc ký đồ càng nhỏ. Tăng giá trò ATTEN lên một đơn vò thì khoảng
biểu diễn trên sắc ký đồ tăng lên 2 lần. Nói chung khi nồng độ thấp thì ta nên sử
dụng ATTEN nhỏ, nếu nồng độ quá lớn mà đặt ATTEN nhỏ thì peak chỉ được biểu
diễn một phần nhưng điều này không ảnh hưởng đến việc tính toán diện tích hay

chiều cao peak.
- METHOD: (phương pháp) thông thường người ta sử dụng phương pháp
61. Trong phương pháp này máy ghi sẽ cho kết quả diện tích các peak dò được,
đồng thời đánh dấu vò trí peak.
- MIN.AREA (diện tích peak tối thiểu): chỉ những peak có diện tích lớn
hơn hay bằng giá trò MIN.AREA mới được ghi diện tích.
- STOP.TIME (thời gian ngừng ghi sắc ký đồ): muốn tự động ngừng ghi
sắc ký đồ sau thời gian nào đó thì đặt giá trò thời gian đó cho thông số STOP.TIME.
Nếu không đặt thời gian ngưng ghi sắc ký đồ, nhấn phím STOP để ngừng.
- SDEED (tốc độ giấy): thường dùng là 5mm/phút. Tuy nhiên muốn tiết
kiệm giấy hoặc để peak có dạng sắc nhọn thì có thể giảm SPEED.
• Chuẩn bò máy khi tiến hành phân tích:
Pha động trước khi bơm vào cột phải được loại khí bằng siêu âm. Nhúng đầu
lọc vào bình pha động.
Nhấn công tắc POWER của bơm, để điện ổn đònh trong 15phút. Chờ áp suất
ổn đònh, xoay van tháo ở vò trí mở (DRAIN 180
o
), nhấn nút rửa PURGE, khi đó bơm
sẽ vận hành với vận tốc khoảng 10mL/phút.
SVTH: Võ Thò Diệu Hiền Trang 22
Luận văn tốt nghiệp
Nhấn PURGE hay PUMP để dừng bơm. Đặt vận tốc dòng. Xoay van tháo
180
o
để khóa chặt. Nhấn PUMP, rửa đường ống trước cột bằng pha động trong 10
phút.
Gắn cột sắc ký vào, dùng pha động chạy không tải qua cột để rửa sạch cột
trong 30 phút. Khi áp suất ổn đònh thì mở 2 module detector và máy ghi. Liệt kê
các thông số trên máy ghi bằng lệnh SHIFTDOWN LIST WIDTH ENTER và
thay đổi các thông số nếu cần.

Kiểm tra đường nền bằng lệnh SHIFTDOWN PLOT ENTER. Trong quá
trình kiểm tra nếu đường nền bò lệch thì vài phút lại nhấn ZERO trên detector một
lần. Đợi đường nền thẳng lặp lại lệnh SHIFTDOWN PLOT ENTER để chấm dứt
kiểm tra. Đến đây hệ thống đã sẵn sàng cho phân tích.
• Chế độ chạy sắc ký đối với Carbaryl:
Bước sóng đầu dò: 220nm.
Thể tích mẫu bơm vào: 20µl.
Pha động: acetonitrile/nước tỉ lệ 55/45.
Áp suất: 96 – 110kgf/cm
2
.
• Chế độ chạy sắc ký đối với Dimethoate:
Bước sóng đầu dò: 204nm.
Thể tích mẫu bơm vào: 20µl.
Pha động: acetonitrile/nước tỉ lệ 55/45.
Áp suất: 98 – 110kgf/cm
2
.
• Chế độ chạy sắc ký đối với Vitamin C :
Bước sóng đầu dò: 245nm.
Thể tích mẫu bơm vào: 20µl.
Pha động: hệ đệm phosphate/methanol tỉ lệ 90/10.
Áp suất: 90 – 100kgf/cm
2
.
SVTH: Võ Thò Diệu Hiền Trang 23
Luận văn tốt nghiệp
Cách pha dung dòch đệm: hòa tan 6,5g KH
2
PO

4
trong 1L nước cất 2 lần,
chỉnh pH đến 2,8 bằng H
3
PO
4
. Lọc qua màng 0,45µm.
2.4. Tiến trình thí nghiệm:
2.4.1. Khảo sát phổ hấp thu của Carbaryl, Dimethoate, Vitamin C:
Tiến hành quét phổ dung dòch Carbaryl trong 55%Acetonitrile/45% nước,
dung dòch Dimethoate trong 55%Acetonitrile/45% nước, dung dòch Vitamin C trong
hệ đệm phosphate. Sử dụng cuvette thạch anh và quy trình quét phổ tự động trong
vùng bước sóng từ 190 nm đến 400 nm.
2.4.2. Khảo sát ảnh hưởng của thành phần pha động ACN/nước lên thời
gian lưu và diện tích peak của chuẩn Carbaryl, Dimethoate:
Phân tích chuẩn Carbaryl 10ppm, Dimethoate 10ppm với pha động là dung
dòch acetonitrile/nước ở các tỷ lệ trộn thể tích: 85/15, 70/30, 55/45, 40/60. Tốc độ
dòng giữ cố đònh 1mL/phút. Thể tích bơm mẫu 20µL. Đầu dò UV khi phân tích
Carbaryl là 220nm, khi phân tích Dimethoate là 204nm.
2.4.3. Xây dựng đường chuẩn xác đònh hàm lượng Carbaryl, Dimethoate
trong dung dòch:
Để xây dựng đường chuẩn, các mẫu chuẩn Carbaryl với nồng độ từ 1-
20ppm được chuẩn bò bằng cách pha loãng từ dung dòch gốc như sau:
Cân 0,05g Carbaryl hoà tan và đònh mức tới vạch 50mL bằng acetonitrile,
thu được dung dòch gốc có nồng độ 1000ppm. Pha loãng dung dòch gốc thành các
nồng độ mong muốn bằng nước cất:
Bảng 2.1: Cách pha chuẩn Carbaryl, Dimethoate:
Thể tích dung dòch
rút ra, mL
Bình đònh mức sử

dụng, mL
Nồng độ dung dòch thu
được, ppm
1
1
50
100
20
10
Từ dung dòch Carbaryl 10ppm:
SVTH: Võ Thò Diệu Hiền Trang 24
Luận văn tốt nghiệp
Thể tích dung dòch
rút ra, mL
Bình đònh mức sử
dụng, mL
Nồng độ dung dòch thu
được, ppm
5
5
1
10
25
10
5
2
1
Các chuẩn Dimethoate được pha tương tự như trên, nhưng pha loãng dung
dòch gốc thành các nồng độ mong muốn bằng hệ pha động 55/45.
Hệ pha động là dung dòch acetonitrile/nước với tỷ lệ trộn V

acetonitrile
/V
nước
=
55/45. Tốc độ dòng giữ cố đònh 1mL/phút. Thể tích bơm mẫu 20µL. Đầu dò UV khi
đo Carbaryl là 220nm, đo Dimethoate là 204nm. Mỗi mẫu chuẩn được đo 3 lần, lấy
giá trò trung bình của diện tích peak và thời gian lưu thu được
2.4.4. Xây dựng đường chuẩn xác đònh hàm lượng Vitamin C trong dung
dòch:
Để xây dựng đường chuẩn, các mẫu chuẩn Vitamin C với nồng độ từ 1-
20ppm được chuẩn bò bằng cách pha loãng từ dung dòch gốc như sau:
Cân 0.05g acid ascorbic hoà tan và đònh mức tới vạch 50mL bằng dung dòch
đệm phosphate có pH 2,8, thu được dung dòch gốc có nồng độ 1000ppm. Pha loãng
dung dòch gốc thành các nồng độ mong muốn bằng đệm phosphate pH 2,8:
Bảng 2.2: Cách pha chuẩn Vitamin C:
Thể tích dung dòch
rút ra, mL
Bình đònh mức sử
dụng, mL
Nồng độ dung dòch thu
được, ppm
1
1
50
100
20
10
Từ dung dòch acid ascorbic 10ppm:
Thể tích dung dòch
rút ra, mL

Bình đònh mức sử
dụng, mL
Nồng độ dung dòch thu
được, ppm
5
5
1
10
25
10
5
2
1
SVTH: Võ Thò Diệu Hiền Trang 25
Luận văn tốt nghiệp
Hệ pha động là dung dòch đệm phosphate và methanol với tỷ lệ trộn V
hệ đệm
/
V
methanol
= 90/10 (dung dòch đệm được pha bằng cách hoà tan 6,5g KH
2
PO
4
trong 1L
nước cất 2 lần, chỉnh pH về 2,8 bằng H
3
PO
4
rồi lọc bằng màng 0,45µm). Tốc độ

dòng giữ cố đònh 1mL/phút. Thể tích bơm mẫu 20µL. Đầu dò UV hoạt động ở bước
sóng 245nm. Mỗi mẫu chuẩn được đo 3 lần, lấy giá trò trung bình của diện tích
peak và thời gian lưu thu được
2.4.5. Khảo sát độ lặp lại, độ thu hồi mẫu qua cột HPLC của Carbaryl,
Dimethoate và Vitamin C ở các nồng độ:
Mẫu sử dụng có nồng độ Carbaryl 1 ppm trong nước. Phân tích mẫu này lặp
lại 3 lần, lấy giá trò trung bình và phương sai của thời gian lưu, diện tích peak sau
cột để xác đònh độ lặp lại của kết quả đo.
Phân tích các mẫu Carbaryl có nồng độ 1 – 20ppm lặp lại 3 lần, lấy giá trò
trung bình của diện tích peak và thời gian lưu. Sau đó cũng tiếp tục phân tích các
mẫu này nhưng để dòng pha động dẫn mẫu thẳng tớí đầu dò, không qua cột phân
tích. Lấy giá trò trung bình của diện tích peak mẫu không qua cột. Tỉ số giữa diện
tích peak của mẫu qua cột và mẫu không qua cột nồng độ tương ứng là độ thu hồi
mẫu qua cột. Công thức như sau:
100
1
⋅=
o
c
A
A
R
Trong đó:
+ A
c
: diện tích peak mẫu qua cột.
+ A
o
: diện tích peak mẫu không qua cột.
+ R

1
: độ thu hồi mẫu qua cột, %.
Thực hiện thí nghiệm tương tự đối với Dimethoate và Vitamin C.
2.4.6. Khảo sát số bậc trích ly đối với hàm lượng Carbaryl, Dimethoate:
Thực hiện thí nghiệm như sơ đồ hình 2.1. Dung dòch Carbaryl trong nước
được tiến hành trích ly 3 bậc. Phân tích dòch thu được ở mỗi bậc trích ly:
Thực hiện thí nghiệm tương tự đối với Dimethoate.
SVTH: Võ Thò Diệu Hiền Trang 26
Luận văn tốt nghiệp
Hình 2.1: Sơ đồ khảo sát số bậc trích ly đối với Carbaryl và Dimethoate.
SVTH: Võ Thò Diệu Hiền Trang 27
25mL Carbaryl 20ppm
Lắc
50mL
Khuấy từ
5 – 7g
NaCl
Tách pha
Pha hữu
(1)
actonitrile
Đònh mức 10mL
Dòch phân
tích
Dòch phân
tích

actonitrile
Pha hữu cơ
Cô quay chân không

Tráng bình
Đònh mức 50mL
Dòch phân
tích
Pha nước
acetone
Lắc 2
Tách pha 2
2-3g
NaCl
Pha hữu Pha nước
Lắc 3
Tách pha 3
Cô quay chân không
Tráng bình
(1)
Nướ

×