Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp khối 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.27 KB, 20 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>CHỦ ĐIỂM: TUẦN 1:. TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC LỚP. I. Mục tiêu: - Kiến thức: Giúp HS hiểu được vai trò, trách nhiệm của từng thành viên trong lớp trong quá trình hoạt động và rèn luyện của HS. - Kĩ năng: Giúp HS thể hiện được vai trò của mình trong tất cả mọi hoạt động, có kĩ năng quán xuyến lớp học, đôn đốc các bạn hoạt động nhằm đạt được kết quả mong muốn. - Thái độ: Giáo dục HS thái độ, tinh thần làm việc có trách nhiệm, vì tập thể và biết phối hợp lẫn nhau trong công việc. II. Các khâu tổ chức hoạt động: - Bầu ban cán sự lớp: lớp trưởng, lớp phó học tập, lớp phó văn thể mỹ, lớp phó kỉ luật, lớp phó lao động. - Bầu tổ trưởng, tổ phó của từng tổ. - Bầu cán sự từng bộ môn: Toán, Tiếng Việt, Khoa, Sử, Địa… - Bầu chọn HS năng khiếu chuẩn bị cho các phong trào: Thi kể chuyện theo sách, vở sạch chữ đẹp, văn nghệ, cờ vua, bóng đá Mi ni… III. Chuẩn bị: - GV dựa vào danh sách lớp, kết quả học tập trong năm qua của HS và sự tìm hiểu về năng lực của từng HS với GVCN cũ của các em, ý kiến của tập thể HS về năng lực của các bạn để phân công nhiệm vụ. IV. Tiến hành hoạt động: *Hoạt động của GV * Hoạt động của học sinh HĐ1: GV yêu cầu HS hát bài hát: Mùa - Cả lớp hát. thu em đến trường- Nhạc và lời: Mộng Lân. HĐ2: Bầu cán sự lớp - GV nêu nhiệm vụ, vai trò của lớp trưởng, lớp phó học tập, lớp phó lao động, lớp phó văn thể mỹ, lớp phó kỉ luật trong lớp học để học sinh tự tham khảo, chọn bạn có năng lực phù hợp với từng chức - HS thảo luận, tham khảo ý kiến để bầu danh. chọn. - GV giúp đỡ HS bằng cách trả lời những thắc mắc để giúp HS lựa chọn đúng đối - HS báo cáo kết quả hoạt động. tượng. - GV chốt lại và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng HS được lựa chọn. HĐ3: Bầu tổ trưởng, tổ phó của các tổ - GV nêu yêu cầu và gợi ý cho HS chọn tổ trưởng và tổ phó của các tổ dựa trên năng lực học tập, đạo đức và khả năng quán xuyến của các bạn để có thể thực hiện tốt vai trò được giao. - HS thảo luận cả lớp, đưa ra ý kiến, bầu chọn. - GV kết luận và giao việc. HĐ4: Bầu chọn cán sự bộ môn Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - GV nêu vai trò và nhiệm vụ của từng cán sự bộ môn, giúp HS hiểu rõ cần phải chọn cá nhân xuất sắc nhất của từng bộ môn để các bạn có thể giải đáp mọi thắc mắc về kiến thức của môn học khi HS - HS dựa vào năng lực cá nhân của các trong lớp cần tham khảo. bạn trong lớp để bầu chọn cán sự từng bộ môn. - GV kết luận. - HS nêu kết quả bầu chọn. HĐ 5: Bầu chọn HS năng khiếu - GV nêu yêu cầu và gợi ý để HS lựa chọn các bạn có năng khiếu trong từng lĩnh vực đảm nhiệm chức năng của mình. - HS thảo luận và lựa chọn. - HS đưa ra kết quả - GV thống nhất. V. Đánh giá kết quả giáo dục cần đạt: - Các em tự đánh giá về việc tham gia ý kiến và tự bầu chọn người lãnh đạo các hoạt động của cả lớp trong suốt quá trình năm học của các bạn trong lớp. - Tạo điều kiện giúp đỡ để các bạn làm tốt nhiệm vụ được giao với tinh thần phối hợp cao.. Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> TUẦN 2: HỌC TẬP NỘI QUY NHÀ TRƯỜNG I. Mục tiêu: - Kiến thức: Giúp HS hiểu được vai trò, trách nhiệm của học sinh khi ngồi trên ghế nhà trường. - Kĩ năng: Giúp HS thể hiện được vai trò, trách nhiệm của mình đối với trường học, lớp học. - Thái độ: Giáo dục HS thái độ, tinh thần trách nhiệm, yêu trường mến lớp và luôn luôn phấn đấu góp phần xây dựng trường lớp ngày càng phát triển hơn. II. Các khâu tổ chức hoạt động: - HS đọc và ghi nhớ nội quy “5 biết, 5 nhớ, 5 không” nhà trường quy định cho HS. - Đề ra nhiệm vụ cụ thể cần tiến hành để thực hiện tốt nội quy nhà trường. III. Chuẩn bị: - GV phóng to nội quy để dán trên tường lớp học. - Pho to nội quy phát cho mỗi HS để các em dán phía trong nắp cặp. IV. Tiến hành hoạt động: *Hoạt động của GV * Hoạt động của học sinh HĐ1: GV yêu cầu HS hát bài hát: Em yêu - Cả lớp hát. trường em- Nhạc và lời: Hoàng Vân. HĐ2: Tổ chức học tập nội quy “5 biết, 5 nhớ, 5 không” - GV phát nội quy cho cả lớp. - 3 HS tiếp nối nhau đọc nội quy nhà trường. - Cả lớp theo dõi. - GV yêu cầu HS thảo luận theo tổ xem lại từng điều trong bảng nội quy, đánh giá các điều khoản trong nội quy có vừa sức thực hiện của các em hay không? Những điều nào là quá sức, các em không thể thực hiện được vì yêu cầu quá cao. - GV giải đáp vướng mắc và kết luận. HĐ3: Đề ra nhiệm vụ cụ thể để hoạt động nhằm thực hiện tốt nội quy nhà - HS thảo luận, đưa ra ý kiến. trường - HS báo cáo kết quả hoạt động. - GV kết luận và thống nhất các tiêu chí HS đưa ra. HĐ4: Hướng dẫn HS đánh giá thực hiện nội quy trong từng tuần cụ thể. - GV nêu vai trò và nhiệm vụ của từng cá - HS lắng nghe và nhận nhiệm vụ. nhân: + Lớp trưởng: lãnh đạo quán xuyến chung tất cả các hoạt động của lớp. + Lớp phó học tập: chịu trách nhiệm theo giỏi về mặt học tập chung của lớp. + Lớp phó kỉ luật: theo dõi về mặt tác phong, kỉ luật chung của lớp. + Các tổ trưởng: trực tiếp chấm điểm thi đua của các thành viên trong tổ của mình. Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> + Các tổ phó: giúp việc cho tổ trưởng quán xuyến tổ và báo cáo lại cho tổ trưởng để cộng hoặc trừ điểm thi đua. - GV kết luận. V. Đánh giá kết quả giáo dục cần đạt: - Các em đánh giá việc tham gia thảo luận về những điều quy định trong nội quy, nêu thắc mắc để được GV giải đáp. - Ghi nhớ nội quy và thống nhất kế hoạch hành động để thực hiện tốt nội quy nhà trường.. Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> TUẦN 3: ÔN LUYỆN CÁC BÀI HÁT ĐÃ ĐƯỢC HỌC TỪ NĂM HỌC TRƯỚC I. Mục tiêu: - Kiến thức: Giúp HS nhớ lại các bài hát đã được học trong năm học trước. - Kĩ năng: Giúp HS thể hiện được các bài hát đúng nhạc, đúng lời. - Thái độ: Giáo dục HS thái độ yêu trường, mến lớp, yêu thầy, mến bạn thông qua các bài hát đã được học II. Các khâu tổ chức hoạt động: - HS nêu tên các bài hát đã được học trong năm học qua. - Ôn lại tất cả các bài hát đó dưới sự điều khiển của lớp phó văn thể mỹ. III. Chuẩn bị: - GV chuẩn bị giai điệu của từng bài hát. - Bảng phụ viết tên các bài hát HS đã được học trong năm học qua. IV. Tiến hành hoạt động: *Hoạt động của GV * Hoạt động của học sinh HĐ1: GV yêu cầu HS hát bài hát: Bài ca - Cả lớp hát. đi học- Nhạc và lời: Phan Trần Bảng. HĐ2: Tổ chức cho HS nhớ lại tên các bài hát đã được học trong năm học qua - GV nêu yêu cầu: Em hãy kể tên các bài - HS tiếp nối nhau kể tên bài hát. - Cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung cho hát em đã được học trong năm học qua? bạn. - GV kết luận chung: Các bài hát các em đã được học trong năm học qua bao gồm: + Bài ca đi học + Đếm sao + Gà gáy + Lớp chúng ta đoàn kết + Con chim non + Ngày mùa vui + Em yêu trường em + Cùng múa hát dưới trăng + Chị ong nâu và em bé + Tiếng hát bạn bè mình - GV treo bảng phụ đã viết sẵn tên các bài - 1 hs nhìn bảng đọc lại tên các bài hát đã hát. học. HĐ3: Lớp phó văn thể mỹ điều khiển các nhóm ôn lại các bài hát. - HS các nhóm ôn luyện lại các bài hát - GV giúp HS mở giai điệu cho từng bài dưới sự điều khiển của lớp phó văn thể mỹ. hát. - Các nhóm nhận xét về cách trình bày bài hát, thể hiện nhạc điệu, lời ca của các nhóm có phù hợp yêu cầu của từng bài - GV kết luận và khen ngợi các nhóm. không? V. Đánh giá kết quả giáo dục cần đạt: - Các nhóm tự nhận xét về sự tham gia của các bạn trong nhóm mình và nhóm khác. - Rút kinh nghiệm về sự điều khiển của lớp phó văn thể mỹ. Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> TUẦN 4: TÌM HIỂU – ÔN LẠI VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA NHÀ TRƯỜNG I. Mục tiêu: - Kiến thức: Giúp HS tìm hiểu, ôn lại và phát huy các truyền thống tốt đẹp của nhà trường. - Kĩ năng: Giúp HS thể hiện được vai trò, trách nhiệm của mình trong việc phát huy các truyền thống tốt đẹp đó. - Thái độ: Giáo dục HS thái độ yêu trường, mến lớp, yêu thầy, mến bạn, tự hào về ngôi trường có bề dày thành tích và những truyền thống tốt đẹp. II. Các khâu tổ chức hoạt động: - HS nhớ lại và nêu một số truyền thống tốt đẹp của nhà trường. - Đề ra những biện pháp tích cực để phát huy những truyền thống tốt đẹp đó. III. Chuẩn bị: - GV viết sẵn một số truyền thống của nhà trường trên bảng phụ. - Bảng vàng danh dự của nhà trường. IV. Tiến hành hoạt động: *Hoạt động của GV * Hoạt động của học sinh HĐ1: GV yêu cầu HS hát bài hát: Vui - Cả lớp hát. bước đến trường- Nhạc và lời: Nghiêm Bá Hồng. HĐ2: Tổ chức cho HS nhớ lại và nêu tên một số truyền thống tốt đẹp của - HS tiếp nối nhau nêu tên các truyền nhà trường. thống. - Cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung cho bạn. - GV kết luận bằng cách treo bảng phụ + Dạy tốt, học tốt. + Giúp đỡ bạn nghèo. + Phong trào “Áo lụa tặng bà” + Giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ + Đọc và làm theo báo Đội + Quyên góp giúp đỡ các bạn HS nghèo Trà Cang. + Mua tăm tre ủng hộ người mù. - GV cung cấp thêm cho HS những gương anh chị đã đạt thành tích cao trong những kì thi HS giỏi thông qua bảng vàng danh dự của nhà trường trong các năm học qua. HĐ3: Đề ra những biện pháp tích cực để phát huy những truyền thống tốt đẹp đó. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để đưa ra biện pháp nhằm phát huy các truyền thống tốt đẹp của nhà trường. - HS các nhóm trao đổi, đề ra những biện pháp tích cực để phát huy những truyền thống tốt đẹp đó. - Các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - GV kết luận chung về các biện pháp: - HS lắng nghe. + Phấn đấu học tập tốt để ngày càng đạt Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> nhiều danh hiệu HSG các cấp góp phần tô điểm thêm tên cho bảng vàng danh dự của nhà trường. + Tích cực tham gia đọc và làm theo báo Đội. + Tham gia ủng hộ kịp thời để giúp đỡ các bạn nghèo. + Tham gia các hoạt động giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sĩ do Liên đội phát động. V. Đánh giá kết quả giáo dục cần đạt: - Các nhóm tự nhận xét về sự tham gia của các bạn trong nhóm mình và nhóm khác. - Phấn đấu thực hiện theo kế hoạch đã đề ra.. Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> TUẦN 5- 6: GIÁO DỤC THỰC HÀNH VỆ SINH RĂNG MIỆNG I. Mục tiêu: - Kiến thức: Giúp HS biết cách giữ vệ sinh để phòng sâu răng và có hàm răng khỏe, đẹp. - Kĩ năng: Giúp HS chăm sóc răng đúng cách. - Thái độ: HS tự giác súc miệng sau khi ăn và đánh răng hàng ngày. II. Các khâu tổ chức hoạt động: - HS biết thế nào là răng khỏe, đẹp; thế nào là răng bị sún, bị sâu, răng thiếu vệ sinh. - Những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ răng. - Thực hành đánh răng và rửa mặt. III. Chuẩn bị: - GV sưu tầm 1 số tranh vẽ về răng miệng. - Bàn chải người lớn, trẻ em, cốc, li do HS đem tới lớp. - Kem đánh răng, mô hình răng, muối ăn - Chuẩn bị cho mỗi HS một cuộn giấy sạch, nhỏ, dài bằng cái bút chì. - Một vòng tròn nhỏ bằng tre, đường kính 10 cm. IV. Tiến hành hoạt động: *Hoạt động của GV * Hoạt động của học sinh Tuần 5: HĐ1: GV yêu cầu HS hát bài hát: Buổi - Cả lớp hát. sáng đến trường- Nhạc và lời: Hồ Bắc. HĐ2: Khởi động: Trò chơi: Ai nhanh, ai khéo. - GV hướng dẫn HS quy tắt chơi: 8 em xếp thành đội hình 2 hàng dọc. Mỗi em ngậm 1 que bằng giấy. Hai em đầu hàng, miệng ngậm 1 que bằng giấy có một vòng tròn bằng tre và chuyển cái vòng nhỏ đó cho người thứ hai. Với cách làm tương tự, người thứ hai chuyển cho người thứ ba và tiếp tục đến người cuối hàng. Đội nào xong trước, vòng không bị rơi là đội thắng cuộc. - HS tham gia trò chơi. - Cả lớp cổ vũ cho các bạn. - GV công bố đội thắng, đội thua và cho HS nêu lí do thắng hoặc thua của đội mình (chú ý vai trò của răng). HĐ3: HS biết thế nào là răng khỏe, đẹp; thế nào là răng bị sún, bị sâu hoặc răng thiếu vệ sinh. - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp bằng cách quay mặt vào nhau, lần lượt quan sát hàm răng của nhau. - HS làm việc theo cặp, quan sát và nhận xét xem hàm răng của bạn em thế nào (trắng, đẹp hay bị sún, bị sâu) - Một số nhóm trình bày kết quả quan sát - GV kết luận vừa nói vừa cho HS quan của mình. sát mô hình hàm răng. Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> HĐ 4: Những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ hàm răng. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và ghi ra giấy những việc nên và không nên làm để bảo vệ hàm răng. - GV kết luận chung. - HS các nhóm trao đổi. Tuần 6: - Các nhóm trình bày kết quả thảo luận. HĐ 5: Thực hành đánh răng. - HS lắng nghe. - GV dùng mô hình hàm răng để hướng dẫn HS cả lớp đánh răng theo các bước sau: + Chuẩn bị cốc và nước sạch. + Lấy kem đánh răng vào bàn chải. + Chải răng theo hướng đưa bàn chải từ trên xuống, từ dưới lên. + Lần lượt chải mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai của răng. + Súc miệng kĩ rồi nhổ ra vài lần + Rửa sạch và cất bàn chải vào đúng chỗ sau khi đánh răng (cắm ngược bàn chải) - GV đến các nhóm hướng dẫn và giúp đỡ. - Lần lượt từng HS thực hành đánh răng theo chỉ dẫn trên của GV. V. Đánh giá kết quả giáo dục cần đạt: - Các nhóm tự nhận xét về sự tham gia của các bạn trong nhóm mình và nhóm khác. - Nhận xét việc thực hành giữ vệ sinh răng miệng của các bạn trong lớp.. Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> TUẦN 7: GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG I. Mục tiêu: - Kiến thức: Giúp HS hiểu được vai trò quan trọng của môi trường đối với sự sống trên Trái đất. - Kĩ năng: Giúp HS thể hiện được những công việc góp phần bảo vệ môi trường. - Thái độ: Giáo dục HS thái độ thân thiện đối với thiên nhiên. II. Các khâu tổ chức hoạt động: - Tổ chức cho HS tìm hiểu về tầm quan trọng của môi trường đối với sự sống trên Trái đất.. - Đề ra những biện pháp tích cực để bảo vệ môi trường. III. Chuẩn bị: - GV viết sẵn một số vai trò của môi trường trên bảng phụ. - Tranh ảnh về các hoạt động bảo vệ môi trường. IV. Tiến hành hoạt động: *Hoạt động của GV * Hoạt động của học sinh HĐ1: GV yêu cầu HS hát bài hát: Điều - Cả lớp hát. đó tùy thuộc hành động của bạn. HĐ2: Tổ chức cho HS tìm hiểu vai trò của môi trường đối với sự sống trên Trái đất. - HS tiếp nối nhau nêu vai trò của môi trường đối với sự sống trên Trái đất - Cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung cho bạn. - GV kết luận bằng cách treo bảng phụ + + + + + HĐ3: Đề ra những biện pháp tích cực để bảo vệ môi trường - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để đưa ra biện pháp nhằm bảo vệ môi trường. - HS các nhóm trao đổi, đề ra những biện pháp tích cực để bảo vệ môi trường. - Các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - GV kết luận chung về các biện pháp: - HS lắng nghe. + Trồng cây gây rừng. + Phủ xanh đất trống đồi trọc. + Khai thác rừng một cách hợp lí. + Xử lí rác, nước thải đúng quy định. + Hạn chế khói thải công nghiệp từ các nhà máy. V. Đánh giá kết quả giáo dục cần đạt: - Các nhóm tự nhận xét về sự tham gia của các bạn trong nhóm mình và nhóm khác. - Phấn đấu thực hiện theo biện pháp đã đề ra.. Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> TUẦN 8: HOẠT ĐỘNG LÀM SẠCH ĐẸP TRƯỜNG LỚP I. Mục tiêu: - Kiến thức: Giúp HS nhận thức được sự cần thiết của việc làm sạch đẹp trường, lớp.. - Kĩ năng: Giúp HS thực hiện được các công việc nhằm làm sạch đẹp trường, lớp. - Thái độ: Giáo dục HS thái độ yêu trường, mến lớp, luôn có ý thức giữ gìn trường, lớp sạch đẹp. II. Các khâu tổ chức hoạt động: - Sự cần thiết của việc làm sạch đẹp trường, lớp. - Những công việc cần làm để cho trường lớp sạch đẹp. III. Chuẩn bị: - GV chuẩn bị tranh ảnh các hoạt động làm sạch đẹp trường lớp của HS. IV. Tiến hành hoạt động: *Hoạt động của GV * Hoạt động của học sinh HĐ1: GV yêu cầu HS hát bài hát: Ngày - Cả lớp hát. đầu tiên đi học- Nhạc và lời: Nguyễn Ngọc Thiện, thơ: Viễn Phương. HĐ2: Tổ chức cho HS trình bày về sự cần thiết phải làm sạch đẹp trường, lớp. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: + Trường, lớp sạch đẹp đem lại cho các em cảm giác gì? - HS thảo luận. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả. - Cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung cho bạn. - GV kết luận chung. HĐ3: Đề ra những công việc cần làm để làm cho trường lớp sạch đẹp. - GV treo tranh ảnh về một số hoạt động làm sạch đẹp trường lớp của HS, yêu cầu HS quan sát theo nhóm rồi đưa ra những - Các nhóm thảo luận. việc làm cụ thể. - Đại diện nhóm trình bày kết quả. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV kết luận chung về các biện pháp: - HS lắng nghe. + Tham gia trồng cây xanh trong sân trường để tạo quang cảnh xanh-sạch-đẹp. + Góp phần giữ vệ sinh chung bằng cách không vứt rác bừa bãi trong sân trường cũng như trong lớp học. + Trang trí lớp học sạch đẹp, thoáng mát, tạo không khí thoải mái sau nhiững giờ học căng thẳng. V. Đánh giá kết quả giáo dục cần đạt: - Các nhóm tự nhận xét về sự tham gia của các bạn trong nhóm mình và nhóm khác. - Phấn đấu thực hiện theo kế hoạch đã đề ra. Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> CHỦ ĐIỂM: KÍNH YÊU THẦY GIÁO- CÔ GIÁO TUẦN 9: PHÁT ĐỘNG PHONG TRÀO THI ĐUA HỌC TẬP CHĂM NGOAN LÀM NHIỀU VIỆC TỐT CHÀO MỪNG CÁC THẦY CÔ GIÁO I. Mục tiêu: - Kiến thức: Giúp HS nhận thức được công lao dạy dỗ của các thầy giáo, cô giáo. - Kĩ năng: Giúp HS thể hiện lòng biết ơn thông qua việc thi đua học tập của bản thân. - Thái độ: Giáo dục HS tình cảm tôn trọng, kính yêu và biết ơn thầy giáo, cô giáo. II. Các khâu tổ chức hoạt động: - Lễ đăng kí thi đua “Hoa điểm tốt dâng thầy cô” - Phát động tuần học tốt giành nhiều điểm cao mừng các thầy cô giáo. - Nêu yêu cầu để HS chuẩn bị các tiết mục văn nghệ tham gia buổi sinh hoạt văn nghệ “ Hát về thầy cô và mái trường” III. Chuẩn bị: - GV chuẩn bị giấy để các tổ đăng kí thi đua. IV. Tiến hành hoạt động: *Hoạt động của GV * Hoạt động của học sinh HĐ1: GV yêu cầu HS hát bài hát: Bài học - Cả lớp hát. đầu tiên- Nhạc và lời: Trương Xuân Mẫn. HĐ2: Tổ chức lễ đăng kí thi đua “Hoa điểm tốt dâng thầy cô” - GV phát giấy cho từng HS đăng kí thi đua đạt nhiều điểm tốt mừmg các thầy cô - HS cả lớp đăng kí thi đua. giáo. - Nộp lại giấy cho GV. - GV kết luận chung và động viên các em phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu thi đua mà bản thân các em đã đăng kí. HĐ3: Phát động tuần học tốt giành nhiều điểm cao mừng các thầy cô giáo. - GV phát động tuần học thứ 3 là tuần học tốt để HS chuẩn bị thi đua với các nội dung sau: + 100% HS thực hiện tốt việc học bài và soạn bài trước khi đến lớp. + 100% HS chăm chú lắng nghe thầy cô giáo giảng bài, không làm việc riêng trong giờ học. + 100% HS hăng hái phát biểu xây dựng bài. + 70% HS đạt điểm giỏi khi được GV đánh giá bài làm. - Các nhóm thảo luận về những chỉ tiêu GV đưa ra. - Đại diện nhóm trình bày kết quả. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV kết luận chung. - Cả lớp thống nhất thực hiện. HĐ 4: GV nêu yêu cầu để HS chuẩn bị các tiết mục tham gia sinh hoạt văn Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> nghệ “Hát về thầy cô và mái trường”. - HS các tổ thảo luận đưa ra các nhiệm vụ và chuẩn bị tham gia vào buổi sinh hoạt văn nghệ diễn ra vào tuần tới. - Đăng kí tiết mục với lớp phó văn thể mỹ vào thứ ba tuần sau.. V. Đánh giá kết quả giáo dục cần đạt: - Các nhóm tự nhận xét về sự tham gia của các bạn trong nhóm mình và nhóm khác. - Phấn đấu thực hiện theo kế hoạch đã đề ra.. Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> TUẦN 10:. THỰC HIỆN SINH HOẠT VĂN NGHỆ “ HÁT VỀ THẦY CÔ VÀ MÁI TRƯỜNG”. I. Mục tiêu: - Kiến thức: Giúp HS hiểu thêm nội dung, ý nghĩa các bài hát về thầy cô giáo và nhà trường. - Kĩ năng: Giúp HS rèn luyện kĩ năng, phong cách biểu diễn văn nghệ. - Thái độ: Giáo dục HS thái độ, tình cảm yêu quý, biết vâng lời thầy cô. II. Các khâu tổ chức hoạt động: - Hát, múa, đọc thơ, kể chuyện, đóng tiểu phẩm… có nội dung ca ngợi thầy cô, ca ngợi tình cảm thầy trò. - Tổ chức giao lưu văn nghệ giữa các tổ. III. Chuẩn bị: - GV nêu yêu cầu cho HS các tổ chuẩn bị tiết mục để tham gia. - Mời các thầy cô bộ môn tới tham gia cùng các em. - Quà tặng cho tổ biểu diễn hay nhất. IV. Tiến hành hoạt động: *Hoạt động của GV * Hoạt động của học sinh HĐ1: GV yêu cầu HS hát bài hát: Cô - Cả lớp hát. giáo em- Nhạc và lời: Trần Kiết Tường. HĐ2: Tổ chức hát, múa đọc thơ, kể chuyện, đóng tiểu phẩm…có nội dung ca ngợi thầy cô, ca ngợi tình cảm thầy trò - HS cả lớp tham gia tiết mục dưới sự điều khiển của lớp phó văn thể mỹ. HĐ3: Tổ chức giao lưu văn nghệ, thi biểu diễn giữa các tổ - GV thành lập tổ trọng tài đánh giá các tiết mục biểu diễn theo các tiêu chí sau: + Trình bày đúng nhạc, đúng lời, đúng nội dung đã đưa ra. + Phong cách biểu diễn linh hoạt, diễn xuất phù hợp với từng thể loại và nội dung. - Các tổ thi biểu diễn dưới sự điều khiển của lớp phó văn thể mỹ. - Tổ trọng tài nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc. - Các thầy cô giáo động viên khích lệ và trao quà cho nhóm có tiết mục hay nhất. V. Đánh giá kết quả giáo dục cần đạt: - Các nhóm tự nhận xét về sự tham gia của các bạn trong nhóm mình và nhóm khác. - Rút kinh nghiệm về việc dẫn chương trình của lớp phó văn thể mỹ và khâu chuẩn bị tổ chức.. Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> TUẦN 11: THỰC HIỆN VÀ TỔNG KẾT TUẦN HỌC TỐT GIÀNH NHIỀU ĐIỂM CAO MỪNG THẦY CÔ GIÁO I. Mục tiêu: - Kiến thức: Giúp HS hiểu được công việc giảng dạy, giáo dục của thầy cô giáo; hiểu được nguyện vọng và mong muốn của thầy cô giáo đối với sự tiến bộ của HS. - Kĩ năng: Giúp HS rèn luyện kĩ năng giao tiếp, ứng xử với thầy cô giáo, phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo. - Thái độ: Giáo dục HS thái độ kính trọng, vâng lời thầy cô giáo, biết trân trọng tình cảm thầy trò. II. Các khâu tổ chức hoạt động: - Các tổ báo cáo về tình hình thực hiện tuần học tốt của tổ mình trong tuần. - Tổng kết tuần học tốt. III. Chuẩn bị: - HS tổng hợp kết quả thi đua để chuẩn bị báo cáo. - Quà tặng cho những HS xuất sắc trong phong trào thi đua. IV. Tiến hành hoạt động: *Hoạt động của GV * Hoạt động của học sinh HĐ1: GV yêu cầu HS hát bài hát: Bụi - Cả lớp hát. phấn - Nhạc và lời: Vũ Hoàng- Lê Văn Lộc. HĐ2: Tổ trưởng báo cáo trước lớp về tình hình thực hiện tuần học tốt của - Lớp trưởng điều hành quá trình báo cáo từng thành viên trong tổ mình. của các tổ. - Tổ trưởng từng tổ lên báo cáo kết quả. - Cả lớp lắng nghe. - GV nhận xét chung. HĐ3: Tổng kết tuần học tốt - Lớp trưởng mời lớp phó học tập tổng kết tuần học tốt. - Cả lớp theo dõi. - Nêu ý kiến. - GV tuyên dương những HS hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu đăng kí. - GV tặng quà cho HS xuất sắc nhất phong trào. V. Đánh giá kết quả giáo dục cần đạt: - Các nhóm tự nhận xét về sự tham gia của các bạn trong nhóm mình và nhóm khác. - Rút kinh nghiệm về việc điều khiển của lớp trưởng và việc thực hiện nhiệm vụ của các tổ trưởng, tổ phó.. Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> TUẦN 12: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CHỦ ĐIỂM I. Mục tiêu: - Kiến thức: Giúp HS hiểu được vai trò, tác dụng của việc đánh giá hoạt động của chủ điểm. - Kĩ năng: Giúp HS rèn luyện kĩ năng tự đánh giá hoạt động. - Thái độ: Giáo dục HS thái độ coi trọng việc đánh giá để từ đó rút kinh nghiệm thực hiện các hoạt động kế tiếp có kết quả hơn. II. Các khâu tổ chức hoạt động: - Các tổ báo cáo về tình hình, kết quả hoạt động của các chương trình trong chủ điểm đồng thời rút kinh nghiệm trong việc thực hiện các chương trình đó. - Tổng kết tháng hoạt động. III. Chuẩn bị: - HS dựa vào việc tổng hợp kết quả thi đua ở tuần trước để đánh giá rút kinh nghiệm việc thực hiện chương trình chuẩn bị báo cáo. IV. Tiến hành hoạt động: *Hoạt động của GV HĐ1: GV yêu cầu HS hát bài hát: Bụi phấn - Nhạc và lời: Vũ Hoàng- Lê Văn Lộc. HĐ2: Tổ trưởng báo cáo trước lớp về tình hình thực hiện các chương trình của chủ điểm tháng và nêu những kinh nghiệm rút ra từ việc thực hiện chương trình.. * Hoạt động của học sinh - Cả lớp hát.. - Lớp trưởng điều hình quá trình báo cáo của các tổ. - Tổ trưởng từng tổ lên báo cáo kết quả. - Cả lớp lắng nghe.. - GV nhận xét chung. HĐ3: Đánh giá kết quả hoạt động của chủ điểm - GV đánh giá kết quả của hoạt động - Cả lớp theo dõi. - GV tuyên dương những HS hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu đăng kí. V. Đánh giá kết quả giáo dục cần đạt: - Các nhóm tự nhận xét về sự tham gia của các bạn trong nhóm mình và nhóm khác. - Rút kinh nghiệm về việc điều khiển của lớp trưởng và việc thực hiện nhiệm vụ của các tổ trưởng.. Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> CHỦ ĐIỂM: TUẦN13:. UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN TÌM HIỂU VỀ NHỮNG CẢNH ĐẸP CỦA QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC. I. Mục tiêu: - Kiến thức: Giúp HS biết được một số cảnh đẹp của quê hương đất nước. - Kĩ năng: Giúp HS sưu tầm được tranh ảnh về cảnh đẹp của quê hương đất nước. - Thái độ: Giáo dục HS có ý thức bảo vệ, coi trọng những cảnh đẹp của quê hương đất nước. II. Các khâu tổ chức hoạt động: - Kể tên một số cảnh đẹp của quê hương đất nước. - GV giới thiệu cho HS một số cảnh đẹp tiêu biểu: Đà Lạt, Biển Nha Trang, Hồ Phú Ninh. - Trưng bày tranh ảnh về cảnh đẹp của quê hương đất nước HS sưu tầm được. III. Chuẩn bị: - GV chuẩn bị hình ảnh về một số cảnh đẹp: Đà Lạt, biển Nha Trang, hồ Phú Ninh. - HS sưu tầm một số cảnh đẹp từ lịch hoặc báo. IV. Tiến hành hoạt động: *Hoạt động của GV * Hoạt động của học sinh HĐ1: GV yêu cầu HS hát bài hát: Quê - Cả lớp hát. hương tươi đẹp - Nhạc và lời: HĐ2: Thảo luận nhóm kể tên một số cảnh đẹp của quê hương đất nước - HS thảo luận nhóm, ghi kết quả thảo luận ra giấy khổ rộng. - Đại diện dán kết quả lên bảng và trình bày. - GV nhận xét chung. - Một HS nhìn bảng kể lại tên các cảnh đẹp của quê hương đất nước. HĐ3: GV giới thiệu một số cảnh đẹp tiêu biểu - GV treo tranh và lần lượt giới thiệu về những cảnh đẹp: Đà Lạt, biển Nha Trang, - HS quan sát tranh kết hợp lắng nghe. hồ Phú Ninh. - GV: Đất nước ta có rất nhiều phong - HS trả lời. cảnh đẹp, con người cần phải làm gì để - Cả lớp nhận xét, bổ sung. bảo vệ và phát huy những tiềm năng đó? HĐ4: Tổ chức trưng bày tranh ảnh về cảnh đẹp của quê hương đất nước. - HS trưng bày tranh ảnh theo nhóm. - Tổ trọng tài đánh giá các nhóm theo tiêu - Đại diện nhóm thuyết minh từng tranh. chí sau: + Tranh ảnh thể hiện đúng nội dung yêu cầu, đẹp, rõ ràng. + Thuyết minh hay, gọn, xúc tích về từng tranh. - GV kết luận và tuyên dương nhóm thắng cuộc. V. Đánh giá kết quả giáo dục cần đạt: - Các nhóm tự nhận xét về sự tham gia của các bạn trong nhóm mình và nhóm khác. - Rút kinh nghiệm về việc sưu tầm tranh ảnh.. Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> TUẦN 14: TÌM HIỂU VỀ NHỮNG NGƯỜI CON ANH HÙNG CỦA ĐẤT NƯỚC QUÊ HƯƠNG I. Mục tiêu: - Kiến thức: Giúp HS hiểu biết về truyền thống hào hùng của dân tộc. - Kĩ năng: Giúp HS sưu tầm được tranh ảnh về anh bộ đội cụ Hồ. - Thái độ: Giáo dục HS có ý thức tôn trọng những chiến công, những chiến sĩ đã quên mình vì Tổ quốc. II. Các khâu tổ chức hoạt động: - Kể tên những anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc mà em biết. - GV giới thiệu cho HS một số gương anh hùng tiêu biểu. - Trưng bày tranh ảnh về anh bộ đội cụ Hồ sưu tầm được. III. Chuẩn bị: - GV chuẩn bị tư liệu về anh Kim Đồng, Lý Tự Trọng để cung cấp thêm cho HS. - HS sưu tầm một số tranh ảnh về anh bộ đội cụ Hồ. IV. Tiến hành hoạt động: *Hoạt động của GV * Hoạt động của học sinh HĐ1: GV yêu cầu HS hát bài hát: Tiếp - Cả lớp hát. bước anh hùng - Nhạc và lời: Hoàng Nguyên- Lê Ba. HĐ2: Thảo luận nhóm kể tên một số - HS thảo luận nhóm, ghi kết quả thảo anh hùng liệt sĩ luận ra giấy khổ rộng. - Đại diện dán kết quả lên bảng và trình bày. - Một HS nhìn bảng đọc tên các anh hùng liệt sĩ mà các bạn vừa kể. - GV nhận xét chung. HĐ3: GV giới thiệu một số gương anh hùng tiêu biểu: Anh Kim Đồng, anh Lý Tự Trọng - GV lần lượt giói thiệu tiểu sử của các - HS lắng nghe. anh hùng Kim Đồng và Lý Tự Trọng. - GV: Em hãy nhắc lại câu nói bất hủ của - HS trả lời. - Cả lớp nhận xét, bổ sung. anh hùng liệt sĩ Lý Tự Trọng? H: Là HS còn ngồi trên ghế nhà trường các em cần phải làm gì để noi gương các anh? HĐ4: Tổ chức trưng bày tranh ảnh về - HS trưng bày tranh ảnh theo nhóm. anh bộ đội cụ Hồ. - Đại diện nhóm thuyết minh từng tranh. - Tổ trọng tài đánh giá các nhóm theo tiêu chí sau: + Tranh ảnh thể hiện đúng nội dung yêu cầu, đẹp, rõ ràng. + Thuyết minh hay, gọn, xúc tích về từng tranh. - GV kết luận và tuyên dương nhóm thắng cuộc. V. Đánh giá kết quả giáo dục cần đạt: Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> - Các nhóm tự nhận xét về sự tham gia của các bạn trong nhóm mình và nhóm khác. - Rút kinh nghiệm về việc sưu tầm tranh ảnh.. Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> TUẦN 15: CHUẨN BỊ HỘI VUI HỌC TẬP “AI LÀ THỦ KHOA” I. Mục tiêu: - Kiến thức: Giúp HS hiểu biết về những công việc cần thực hiện để chuẩn bị tiến hành Hội vui học tập. - Kĩ năng: Giúp HS có được một số kĩ năng cần thiết để thực hiện nhiệm vụ được giao. - Thái độ: Giáo dục HS có ý thức hoạt động, tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc được giao. II. Các khâu tổ chức hoạt động: - GV phổ biến nội dung của Hội vui học tập. - HS nhận nhiệm vụ chuẩn bị Hội vui học tập. III. Chuẩn bị: - GV chuẩn bị chương trình để phổ biến cho HS. IV. Tiến hành hoạt động: *Hoạt động của GV * Hoạt động của học sinh HĐ1: GV yêu cầu HS hát bài hát: Hành - Cả lớp hát. khúc Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh - Nhạc và lời: Phong Nhã. HĐ2: GV phổ biến nội dung của Hội vui học tập “Ai là thủ khoa”: - Nội dung bao gồm những kiến thức mà - HS lắng nghe. các em đã học qua các môn học từ đầu năm đến nay. - GV gợi ý hướng dẫn các em lựa chọn những nội dung phù hợp, thiết thực, trọng tâm những vấn đề đảm bảo tính phong phú, đa dạng, kích thích không khí học tập. HĐ3: HS nhận nhiệm vụ GV phân công: GV lần lượt giao nhiệm vụ: - Ban cán sự lớp: xây dựng nội dung kế - HS nhận nhiệm vụ GV phân công. hoạch của Hội vui học tập, sau 3 ngày trình bày toàn bộ nội dung kế hoạch để GV góp ý. - Các tổ chịu sự phân công của ban cán sự lớp rồi phân công lại nhiệm vụ cho từng HS. - Giao lớp trưởng dẫn chương trình. - Thành lập Ban giám khảo: + Lớp phó học tập: Trưởng ban. + GV chủ nhiệm: Uỷ viên. + Một HS giỏi: Uỷ viên. - Phân công tổ trực cắm hoa, trang trí. - Lớp phó văn thể mỹ: chuẩn bị các tiết mục văn nghệ. - Một số HS nữ chuẩn bị phần thưởng. - Phân công thư kí viết giấy mời mời đại diện nhà trường, đại diện Ban PHHS của Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(21)</span>

×