Ngày soạn : 30/ 06/ 2010
Giáo viên : Nguyễn Xuân Lộc
Trường THCS Hiệp Thuận - Huyện Phúc Thọ - Hà Nội
Bài 47: Đại não
A/ MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh phải nắm được :
1. Kiến thức :
- Nêu rõ cấu tạo của đại não, đặc biệt là vỏ não thể hiện sự tiến hoá hơn thú.
- Xác định được các vùng chức năng của vỏ não
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát, phân tích.
3. Thái độ:
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh cơ thể, bảo vệ hệ thần kinh. Đảm bảo an toàn giao
thông.
B/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Giải quyết vấn đề, vấn đáp, hợp tác nhóm.
C/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Máy chiếu
Học sinh: Đọc trước bài ở nhà.
D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp..
II. Kiểm tra bài cũ: Em hãy trình bày cấu tạo và chức năng của trụ não, não
trung gian và tiểu não?
III. Nội dung bài mới:
1/ Đặt vấn đề.
Tiểu não có phải là bộ phận duy nhất của hệ thần kinh có vỏ chất xám không?
Đại não cũng có đặc điểm đó. Đại não có cấu tạo và chức năng gì?
2/ Triển khai bài.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1:
GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin
SGK, quan sát H. 47.1- 3, xác định vị
trí của đại não, so sánh não người và
não động vật, hoàn thành bài tập điền
từ.
HS thảo luận, trình bày, lớp trao đổi,
bổ sung, hoàn thiện.
1. Cấu tạo của đại não
* Kết luận:
1
Tiết 49
GV cùng HS rút ra kết luận về cấu tạo
ngoài và cấu tạo trong của đại não :
+ Trường hợp người bị tai nạn có thể
chỉ liệt nửa người? Vì sao?
+ Khi bị tổn thương bán cầu não trái,
nạn nhân có thể bị liệt nửa người phía
bên nào? Vì sao?
Hoạt động 2:
GV cho HS quan sát H.47.4, đọc
thông tin SGK trang 144. Yêu cầu
thảo luận nhóm: hoàn thành phiếu học
tập.
Các nhóm thảo luận hoàn thành bài
tập, trình bày, GV thông báo đáp án
đúng.
+ Những vùng nào có ở người và động
vật? Những vùng nào chỉ có ở người?
+ Khi người quản thú yêu cầu chú hổ
làm một động tác nào đó, hổ liền làm
theo. Như vậy, có phải hổ có vùng
hiểu tiếng nói không? Em hãy giải
thích?
+ Vậy, đại não có chức năng gì?
HS tự rút ra kết luận về chức năng của
đại não:
- Cấu tạo ngoài:
+ Rãnh liên bán cầu chia đại não thành
hai nửa (hai bán cầu).
+ Rãnh sâu chia mỗi bán cầu thành 4
thuỳ (Trán, đỉnh, thái dương và thuỳ
chẩm).
+ Các rãnh và khe chia mỗi thuỳ thành
các khúc cuộn não (hồi) làm diện tích bề
mặt của võ não tăng lên 2300 - 2500 cm
2
.
- Cấu tạo trong:
+ Chất xám: ở ngoài tạo nên vỏ não, dày
2 - 3 mm, gồm 6 lớp.
+ Chất trắng: ở trong, là các đường thần
kinh, hầu hết các đường này đều bắt chéo
ở hành tuỷ hoặc tuỷ sống.
2. Sự phân vùng chức năng của đại não
*Kết luận:
- Vỏ đại não là trung ương thần kinh của
các phản xạ có điều kiện.
2
Gọi 1 - 3 HS đọc kết luận chung
- Cung cấp một số hình ảnh liên quan
đến đại não và tác hại của tai nạn giao
thông để giáo dục HS.
- Vỏ não có nhiều vùng chức năng, mỗi
vùng có một tên gọi và chức năng riêng.
* Kết luận chung: SGK
IIV. Củng cố:
- Cho HS làm 3 bài tập
- Một số loài chim như sáo, dòng, cưỡng, vẹt,... có thể nói được tiếng người. Vậy,
chúng có vùng vận động ngôn ngữ. Nhận định trên là đúng hay sai? Vì sao?
V. Dặn dò:
- Học, trả lời các câu hỏi SGK
- Đọc mục "Em có biết?"
- Đọc bài 48, Vẽ sơ đồ cấu tạo ngoài của đại não và trình bày cấu tạo ngoài .
VI. Bổ sung, rút kinh nghiệm
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Giáo viên
Nguyễn Xuân Lộc
3