TUẦN 20:
Thứ hai ngày 3 tháng 1 năm 2011
BUỔI 1:
Chào cờ:
TẬP TRUNG TOÀN TRƯỜNG
__________________________________
Tập đọc:
Tiết 39: BỐN ANH TÀI ( TIẾP THEO)
I. Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài.
- Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp nội
dung câu chuyện.
- Hiểu các từ ngữ mới ( chú giải).
- Hiểu ND: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết chiến đấu chống yêu tinh,
cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong sgk phóng to ( nếu có).
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc thuộc bài Chuyện cổ tích về loài
người?
- 2 h/s đọc và trả lời câu hỏi nội dung bài.
- GV nhận xét ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện đọc:
- Gọi h/s chia đoạn? - Đ1: Từ đầu...để bắt yêu tinh đấy.
Đ2: Còn lại.
- Đọc nối tiếp: 2 lần. - 2 h/s đọc / 1 lần.
+ Lần 1: Đọc kết hợp sửa phát âm.
+ Lần 2: Đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- HS đọc nối tiếp.
- Đọc theo cặp. - Từng cặp đọc bài.
- Đọc toàn bài. - 1 h/s đọc, lớp theo dõi.
- GV đọc toàn bài. - Lớp nghe, theo dõi.
3. Tìm hiểu bài:
- Tới nơi yêu tinh ở, anh em Cẩu Khây
gặp những ai và được giúp đỡ như thế
nào?
- Gặp 1 bà cụ được yêu tinh cho sống sót
để chăn bò cho nó, bà cụ nấu cơm cho ăn
và cho ngủ nhờ.
- Thấy yêu tinh về bà cụ đã làm gì? - Giục 4 anh em chạy trốn.
- Nêu ý chính đoạn 1? + Ý 1: Bốn anh em Cẩu Khây đến nơi ở
của yêu tinh và được bà cụ cứu giúp.
- Yêu tinh có phép thuật gì đặc biệt? - Phun nước như mưa làm nước dâng ngập
cả cánh đồng làng mạc.
- Thuật lại cuộc chiến đấu của 4 anh em
chống yêu tinh?
- Đại diện các nhóm trình bày, lớp nhận
xét trao đổi, bổ sung.
- GV chốt lại ý đúng và đủ.
- Vì sao anh em Cẩu Khây chiến thắng
được yêu tinh?
- Anh em Cẩu Khấy có sức khoẻ và tài
năng phi thường, đoàn kết,...
- Nêu ý đoạn 2? + Bốn anh em Cẩu Khây chiến thắng yêu
tinh.
- Câu chuyện ca ngợi điều gì? + HS nêu nội dung bài.
4. Đọc diễn cảm:
- Đọc nối tiếp toàn bài. - 2 h/s đọc, lớp theo dõi.
- Tìm giọng đọc bài văn? - Hồi hộp, gấp gáp, dồn dập, chậm rãi
khoan thai. Nhấn giọng: vắng teo, lăn ra
ngủ, hé cửa, thò đầu, lè lưỡi, …
- GV đọc mẫu đoạn: Cẩu Khây hé
cửa...tối sầm lại.
- Lớp theo dõi, nêu cách đọc đoạn.
+ Tổ chức luyện đọc theo cặp. - Cặp luyện đọc.
+ Thi đọc. - Cá nhân đọc, cặp đọc.
+ GV cùng h/s nhận xét, khen h/s,
nhóm đọc tốt.
C. Củng cố dặn dò:
- Vì sao anh em Cẩu Khây chiến thắng
yêu tinh?
- Nhận xét tiết học, dặn h/s về kể lại
chuyện cho người thân nghe.
___________________________________
Toán:
Tiết 96: PHÂN SỐ
I. Mục tiêu:
- Bước đầu nhận biết về phân số; biết phân số có tử số, mẫu số; biết đọc, viết phân số.
(Bài 1, bài 2)
II. Đồ dùng dạy học:
- Bộ đồ dùng dạy học toán các hình sử dụng bài hình thành phân số: (TBDH).
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Một quả cam chia cho 2 người mỗi
người được bao nhiêu phần quả cam?
- 2 h/s trình bày bài.
- GV nhận xét cho điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Giới thiệu phân số:
- GV lấy hình tròn dán lên bảng.
- Hình tròn của các em được chia thành
mấy phần bằng nhau?
- Đã tô màu bao nhiêu phần bằng nhau?
- HS lấy hình tròn giống của GV.
- 6 phần.
- 5 phần trong số 6 phần bằng nhau.
- Đã tô màu bao nhiêu phần hình tròn? - Năm phần sáu hình tròn.
- Cách viết năm phần sáu?
6
5
( Viết số 5, viết gạch ngang, viết số
6 dưới gạch ngang và thẳng cột với số 5)
6
5
được gọi là gì? Tử số là bao nhiêu
và mẫu số là bao nhiêu?
- Phân số. Tử số là 5, mẫu số là 6.
- Mẫu số và tử số viết ở vị trí nào so
với gạch ngang? Mộu số và tử số cho
biết gì? Em có nhận xét gì?
- Mẫu viết dưới gạch ngang, mẫu cho biết
hình tròn được chia thành 6 phần bằng
nhau, 6 là số tự nhiên khác 0.
- Tử số viết trên gạch ngang, cho biết đã
tô màu 5 phần bằng nhau đó, 5 là số tự
nhiên.
- GV tổ chức cho h/s lấy ví dụ với một
số hình có trong bộ đồ dùng.
Phân số:
5
4
;
12
6
….
3. Thực hành:
Bài 1: - HS đọc yêu cầu phần a.b.
- GV yêu cầu h/s tự làm bài vào nháp
đối với từng hình kết hợp cả 2 phần.
- Cả lớp tự làm bài.
- Gọi h/s làm bài. - Lần lượt từng học sinh trình bày từng
hình, lớp nhận xét trao đổi bổ sung.
- GV nhận xét chung chốt từng câu
đúng.
Hình 1:
5
2
(hai phần năm). Mẫu số là 5
cho biết hình chữ nhật đã được chia thành
5 phần bằng nhau; tử số là 2 cho biết đã
tô màu 2 phần bằng nhau đó.
( Làm tương tự với các hình còn lại).
Bài 2: GV kẻ bảng lớp.
- Yêu cầu h/s làm bài.
- GV chốt ý đúng.
- HS trao đổi trong nhóm 2,
- 2, 3 h/s lên bảng điền. Nhiều h/s trình
bày miệng. Lớp nhận xét trao đổi bổ
sung.
Bài 3: - HS đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở. - Cả lớp làm bài.
- GV chấm 1 số bài.
- GV nhận xét chung.
- 2, 3 h/s lên bảng chữa bài, lớp nhận xét
trao đổi. Các phân số lần lượt là:
84
50
;
10
9
;
9
4
;
12
11
;
5
2
Bài 4:
- Gọi h/s đọc bài.
- Yêu cầu làm bài.
- Nhận xét cho điểm.
C. Củng cố dặn dò:
- Như thế nào là phân số? Nêu ví dụ?
- Nhận xét giờ học, dặn h/s về nhà xem
lại bài.
- HS đọc bài.
Năm phần chín; tám phần mười bảy…
___________________________________
Đạo đức:
Tiết 20: KÍNH TRỌNG, BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG ( TIẾT 2)
I. Mục tiêu:
- Biết vì sao cần phải kính trọng và biết ơn người lao động.
- Bước đầu biết cư xử lễ phép với những người lao động và biết trân trọng, giữ gìn
thành quả lao động của họ.( Biết nhắc nhở các bạn phải kính trọng và biết ơn người
lao động.)
II. Đồ dùng dạy học:
- Đồ dùng cho trò chơi đóng vai: Thư; quần áo hoá trang; Đồ bán hàng;..
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu ví dụ cho thấy việc làm thể hiện
kính trọng người lao động?
- 2 h/s nêu.
- GV nhận xét chung, đánh giá.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hoạt động 1: Đóng vai BT 4/30.
+ Mục tiêu: HS chọn tình huống và thể
hiện các vai đóng trong các tình huống.
Trao đổi cách ứng xử trong mỗi tình
huống.
+ Cách tiến hành:
- Tổ chức cho h/s thảo luận đóng vai theo
N4:
- Các nhóm chọn tình huống đóng.
- Các nhóm thảo luận và đóng vai.
- Gọi h/s trình bày. - Một số nhóm đóng vai.
- GV phỏng vấn các h/s đóng vai. - Lớp cùng h/s đóng vai trao đổi.
- Em cảm thấy như thế nào khi bị cư xử
như vậy?
+ Kết luận: GV nêu cách ứng xử phù hợp
trong mỗi tình huống.
3. Hoạt động 2: Trình bày sản
phẩm( BT5,6 /30).
+ Mục tiêu: HS biết sưu tầm các câu ca
dao. Thơ, tranh ảnh, kể, vẽ về người lao
động mà em kính phục và yêu quý nhất.
+ Cách tiến hành:
- Nhiều h/s nêu ý kiến.
- Cách cư xử với người lao động...
- Đọc yêu cầu BT5,6/30.
- Yêu cầu h/s chuẩn bị chọn tình huống thể
hiện.
- 2 h/s đọc.
- HS chọn 1 trong các hình thức theo
yêu cầu để thể hiện.
- Gọi h/s trình bày. - Từng h/s trình bày, lớp trao đổi nhận
xét.
- GV nhận xét chung, đánh giá h/s trình
bày tốt.
+Kết luận chung: Phần ghi nhớ sgk/28
C. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Thực hiện kính, trọng biết ơn người lao
động.
________________________________________________
BUỔI 2:
( Thầy Đăng+ Cô Năm soạn giảng)
____________________________________________________________________
Thứ ba ngày 4 tháng 1 năm 2011
BUỔI 1:
( Cô Năm soạn giảng)
______________________________________
BUỔI 2:
Toán:
Tiết 39: LUYỆN TẬP: PHÂN SỐ VÀ PHÉP CHIA
SỐ TỰ NHIÊN
I. Mục tiêu:
Củng cố cho học sinh:
- Thương của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên( khác 0) có thể viết
thành một phân số, tử số là số bị chia và mẫu số là số chia.
- Nhận biết đúng phân số và viết được phép chia số tự nhiên dưới dạng phân số.
II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là phân số? Viết phép chia
4:6 dưới dạng phân số?
- HS trả lời, viết.
- GV nhận xét ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1(BT4-15) Viết các phân số có
mẫu số bằng 5, tử số lớn hơn 0 và bé
hơn mẫu số.
- Yêu cầu h/s làm bài vào bảng con.
- Nhận xét cho điểm.
Bài 2(BT1-16)*: Viết thương dưới
dạng phân số.
- HD mẫu4:7=
7
4
- Yêu cầu h/s làm bài.
- Nhận xét chữa bài.
.
21
14
;
11
5
;
15
1
;
8
3
;
10
7
Bài 3( BT3-16): Viết mỗi số tự nhiên
dưới dạng phân số có mẫu số bằng 1.
- HD mẫu 8=
1
8
.
- Yêu cầu h/s làm bài.
- Nhận xét chữa bài.
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài.
;
5
3
;
5
2
;
5
1
5
4
.
- HS nêu yêu cầu bài.
- Theo dõi làm mẫu.
- HS làm bài bảng phụ.
7:10=….. ;3:8=…… ; 1:15=….
5:11=… ; 14:21=…
- Nêu yêu cầu bài.
- Theo dõi mẫu.
- Làm bài :
5=
1
0
0;
1
1
1;
1
12
12;
1
5
===
- HS nêu yêu cầu.
Bài 4(BT4-16)**: Có 3 cái bánh như
nhau, chia đều cho 6 người. Hỏi mỗi
người nhận được bao nhiêu phần cái
bánh?
- Bài toán cho biết gì, hỏi gì?
- Ta làm thế nào?
- Yêu cầu h/s làm bài.
- Nhận xét, chữa bài.
C. Củng cố dặn dò:
- Đọc phân số 12/41?
- Dặn h/s chuẩn bị bài sau.
- HS phát biểu.
- HS làm bài.
Bài giải:
Mỗi người có số phần bánh là:
3 : 6 =
6
3
( cái bánh)
Đáp số:
6
3
cái bánh
_____________________________________
Âm nhạc:
Tiết 20: ÔN TẬP BÀI HÁT CHÚC MỪNG,
TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 5.
I. Mục tiêu:
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
- Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ.
II. Chuẩn bị:
- GV: Chép bài TĐN số 5.
- HS: Thanh phách, vở.
III. Hoạt động dạy học:
A. Phần mở đầu:
Giới thiệu tiết học có 2 nội dung.
B. Phần hoạt động:
* Hoạt động 1: Ôn bài hát Chúc mừng. - HS ôn lại bài 1 lần.
- Tập cho h/s tập một vài động tác phụ
hoạ. - HS tập hát kết hợp phụ hoạ theo.
- Hát kết hợp phụ hoạ. - HS thể hiện.
- HD hát trình diễn bài hát.
- GV gõ tiết tấu.
- Tổ chức cho h/s hát trình diễn.
- HS hát trình diễn theo hướng dẫn.
- HS nghe phát hiện câu trong bài.
- Hát trình diễn bài hát trước lớp.
* Hoạt động 1: TĐN số 5.( Không bắt
buộc)
- Yêu cầu nhận xét bài?
- Nêu nhận xét về bài TĐN.
- Trong bài có hình nốt móc đơn, nốt đen,
nốt trắng.
- HD thực hành gõ thanh phác. - HS thực hành gõ theo hướng dẫn.
- Cách gõ và ghi 2 móc đơn.
- Tập gõ theo tiết tấu. - HS tập.
- GV đọc lại toàn bài. - HS nghe.
- Tập đọc thang âm đi lên liền bậc,
cách bậc.
- HS nghe và thực hiện.
- HD đọc bài tập đọc nhạc. - HS nghe, đọc theo.
- HS đọc kết hợp gõ theo phách.
- Đọc nhạc và ghép lời ca.
C. Củng cố dặn dò:
- Yêu cầu hát trình diễn bài chúc mừng.
- Nhận xét giờ học.
- Chia lớp thành 2 nửa và thực hiện.
_____________________________________
Tiếng Việt( Tăng)
ÔN TẬP: XÂY DỰNG KẾT BÀI
TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT-
LUYỆN VIẾT: KIM TỰ THÁP Ở AI CẬP
I. Mục tiêu:
- Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật.
- Rèn kĩ nằn viết và trình bày đoạn văn.
II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
Nêu các cách kết bài trong bài văn
miêu tả đồ vật?
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện tập xây dựng kết bài:
Bài 2-6VBT:
- Gọi h/s đọc yêu cầu bài.
- Nêu cách kết bài mở rộng?
- Yêu cầu h/s làm bài.
- GV theo dõi nhắc nhở h/s làm bài.
- Gọi h/s đọc bài.
- Nhận xét đánh giá.
3. Luyện viết:
- GV đọc đoạn văn.
- Gọi h/s nêu cách trình bày bài.
- Đọc cho h/s viết.
- Theo dõi nhắc nhở h/s viết.
- Nhận xét bài viết.
C. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn h/s ôn bài chuẩn bị bài sau.
- HS phát biểu ý kiến.
- Đọc đầu bài.
- Nêu ý kiến.
- HS làm bài.
- Đọc đoạn văn kết bài.
- HS theo dõi.
- Viết hoa tên riêng, chữ cái đầu câu.
- HS viết bài.
____________________________________________________________________
Thứ tư ngày 5 tháng 1 năm 2011
( Cô năm soạn giảng)
____________________________________________________________________