Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Khảo sát đánh giá hiện trạng và hiệu quả xử lý nước thải một số bệnh viện đề xuất mô hình xử lý thích hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 98 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Trường Đại học bách khoa Hà Nội

Luận văn thạc sĩ khoa học
Chuyên ngành: Công nghệ môi trường

Khảo sát, đánh giá hiện trạng
và hiệu quả xử lý nước thải một số bệnh viện.
Đề xuất mô hình xử lý thích hợp

Nguyễn thị phương loan

Hà Nội - 2006


Bộ giáo dục và đào tạo
Trường Đại học bách khoa Hà Nội
-----------------------------------

Luận văn thạc sĩ khoa học

Khảo sát, đánh giá hiện trạng
và hiệu quả xử lý nước thải một số bệnh viện.
Đề xuất mô hình xử lý thích hợp

Ngành : Công nghệ môi trường
MÃ số :
Nguyễn thị phương loan

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Lân


Hà Nội - 2006


Lời cảm ơn
Trước hết, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo PGS.TS.
Nguyễn Ngọc Lân, người giao đề tài và tận tình hướng dẫn tơi trong suốt q
trình làm luận văn .
Tơi xin gửi lời cảm ơn đến PGS.TSKH. Nguyễn Xuân Nguyên, Giám đốc
Trung tâm CTC đã hết sức giúp đỡ và đưa ra nhiều ý kiến q báu để tơi có thể
hồn thành tốt luận văn .
Tôi cũng xin cảm ơn các đồng nghiệp của tôi tại Trung tâm CTC đã
giúp đỡ tôi rất nhiều trong q trình thực hiện luận văn .
Cuối cùng tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đến các thầy cơ giáo Trường Đại
học Bách khoa Hà Nội, đặc biệt là các thầy, cô giáo tại Viện khoa học và
Công nghệ Môi trường, đã truyền đạt cho tôi rất nhiều kiến thức trong quá
trình học tập.
Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2006
Học viên
Nguyễn Thị Phương Loan


Mục lục
Trang
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ
Mở đầu ............................................................................................................. 1
Chương 1. Tình hình ô nhiễm môi trường do nước thải bệnh viện
ở Việt Nam. ...................................................................................................... 3


1.1.Vài nét về sự phát triển mạng luới y tế và hiện trạng môi trường bệnh viện. 3
1.2. Nguồn phát sinh nước thải bệnh viện và sự ảnh hưởng tới môi trường. ... 8
1.3. Đặc điểm chung của nước thải bệnh viện................................................. 10
1.4. Hệ thống pháp lý liên quan đến quản lý chất thải y tế. ............................ 16
Chương 2. Các phương pháp và công trình xử lý nước thải bệnh
viện .................................................................................................................... 18

2.1. Các phương pháp xử lý nước thải bệnh viện............................................. 18
2.2. Một số dây chuyền công nghệ và công trình xử lý nước thải bệnh viện
được áp dụng ở Việt Nam. ............................................................................... 37
Chương 3. Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải tại một số bệnh
viện ở Việt Nam. ............................................................................................ 51

3.1. Các loại mô hình công nghệ đà áp dụng tại các trạm xử lý. .................... 51
3.2. Đánh giá hiệu quả xử lý của các loại mô hình công nghệ....................... 55
Chương 4. Đề xuất lựa chọn mô hình công nghệ thích hợp để xử
lý nước thải bệnh viện ở Việt Nam. ...................................................... 67

4.1. Định hướng triển khai công nghệ xư lý n­íc th¶i bƯnh viƯn ë ViƯt
Nam. ................................................................................................................ 67
4.2. Các đề xuất cụ thể về mô hình công nghệ cho các bệnh viện. ......................... 70
Chương 5. Kết luận và kiÕn nghÞ ............................................................... 79
5.1. KÕt luËn ................................................................................................... 79
5.2. KiÕn nghÞ .................................................................................................. 80
Tài liệu tham khảo ...................................................................................... 82
Phụ lục


Danh mục các bảng

Bảng 1.1. Quy hoạch mạng lưới các bệnh viện Việt Nam đến 2010 .................. 4
Bảng 1.2. Tiêu chuẩn nước cấp và lượng nước thải bệnh viện ............................ 9
Bảng 1.3. Đặc tính của nước thải bệnh viện theo các khoa ................................. 12
Bảng 1.4. Nước thải của các bệnh viện tuyến trung ương ................................... 13
Bảng 1.5. Đặc tính nước thải của các bệnh viện tuyến tỉnh ................................ 13
Bảng 1.6. Đặc tính nước thải của các bệnh viện chuyên ngành .......................... 14
Bảng 1.7. Kết quả đánh giá thông số ô nhiễm chung cho từng tuyến ................. 14
Bảng 1.8. Đánh giá nước thải của các bệnh viện theo chuyên khoa ................... 15
Bảng 2.1. Các công đoạn xử lý nước thải bệnh viện ........................................... 19
Bảng 2.2. áp dụng được phương pháp xử lý cơ học trong xử lý nước thải ................. 20
Bảng 2.3. áp dụng các quá trình hoá học trong xử lý n­íc th¶i bƯnh viƯn ........ 21
B¶ng 2.4. HiƯu st các quá trình xử lý nước thải bệnh viện ............................. 30
Bảng 3.1. So sánh về chỉ tiêu kỹ thuật của 4 loại hình công nghệ xử lý nước
thải bệnh viện ..................................................................................................... 53
Bảng 3.2. Bảng so sánh các chỉ tiêu của các mô hình công nghệ ....................... 55
Bảng 3.3. Kết quả phân tích các chỉ tiêu đặc trưng của nước thải đầu vào từng
bệnh viện. ............................................................................................................ 56
Bảng 3.4. Kết quả phân tích nước thải đầu ra của từng bệnh viện ..................... 59
B¶ng 3.5. HiƯu st xư lý n­íc th¶i cđa tõng bệnh viện(%) ............................... 60
Bảng 3.6. Đánh giá chung hiệu suất của các hệ thống xử lý nước thải bệnh
viện ...................................................................................................................... 62
Bảng 3.7. Hiệu quả xử lý của các nhóm công nghệ khác nhau........................... 63
Bảng 3.8. Kết quả về nồng độ vi sinh trong n­íc th¶i bƯnh viƯn ....................... 64
B¶ng 3.9. Các loại vi khuẩn gây bệnh phân lập được tại bể tập trung toàn bệnh
viện ...................................................................................................................... 65
Bảng 3.10. Tỉ lệ công nghệ có chỉ tiêu Coliform sau xử lý đạt tiêu chuẩn thải .. 65
Bảng 4.1. So sánh một số chỉ tiêu giữa hệ xử lý nước thải thông dụng và hệ
thống có xử lý nitơ............................................................................................... 68
Bảng 4.2. Bảng ước tính tỉ suất đầu tư xây dựng và giá thành vận hành hợp lý
cho hệ thống xử lý nước thải c¸c bƯnh viƯn ë ViƯt Nam .................................... 70



Danh mục sơ đồ, hình vẽ
Hình 1.1. Sơ đồ quản lý môi trường trong ngành y tế ........................................ 8
Hình 2.1. Sơ đồ hệ thống bùn hoạt tính sinh trưởng lơ lửng ............................... 26
Hình 2.2. Sơ đồ hoạt động của hệ thống ............................................................. 27
Hình 2.3. Sơ đồ hệ thống tháp lọc sinh học......................................................... 28
Hình 2.4. Sơ đồ hệ thống đĩa lọc sinh học........................................................... 29
Hình 2.5. Quá trình chuyển hoá nitơ trong nước thải nhờ vi sinh vật ................. 34
Hình 2.6. Quá trình kết hợp để loại bỏ nitơ trong xử lý sinh học ....................... 35
Hình 2.7. Sơ đồ nguyên lý khử photpho trong xử lý sinh học. ............................ 37
Hình 2.8. Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải bệnh viện ..................... 38
Hình 2.9. Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải bệnh viện bằng thiết bị
hợp khối ............................................................................................................... 42
Hình 2.10 - Mặt cắt cấu tạo thiết bị V69 ............................................................. 45
Hình 2.11. Mặt cắt cấu tạo thiết bị CN-2000 ...................................................... 47
Hình 4.1. Sơ đồ công nghệ đề xuất cho các bệnh viện trung ương ..................... 71


1

Mở đầu
Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,
sự nghiệp phát triển ngành y tế, chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng dân cư
đang là mối quan tâm hàng đầu của Nhà nước ta. Cùng với việc gia tăng số
lượng giường bệnh và nâng cao chất lượng phục vụ thì chất thải bệnh viện
đang là vấn đề nổi cộm của nước ta hiện nay, đặc biệt là nước thải chưa qua xử
lý làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước và lây lan các loại dịch bệnh.
Nước thải bệnh viện là một dạng nước thải sinh hoạt và đặc trưng bởi
các chỉ tiêu hoá lý và chỉ tiêu vi sinh. Để đưa ra công nghệ xử lý nước thải

bệnh viện cần phải xác định các chỉ tiêu trên.
Các chỉ tiêu hoá lý bao gồm: COD, BOD, Tổng Nitơ, Tổng Phốtpho, SS.
Các phương pháp lấy mẫu đo đạc phân tích cho phép xác định giá trị thông số
đặc trưng đó với độ chính xác cần thiết. Tuy nhiên kết quả đó thường là tập
hợp số liệu thống kê rời rạc ở dạng bảng biểu khó sử dụng được trong tự động
hoá tính toán thiết bị công nghệ xử lý nước thải.
Trong bản luận văn này chúng tôi trình bày cách xử lý các số liệu rời rạc
để nhận được các mô hình thực nghiệm thống kê mô tả quan hệ giữa các chỉ
tiêu hoá lý cơ bản của nước thải bệnh viện để có thể sử dụng quan hệ đó trong
việc mô hình hoá thiết bị công nghệ, tổng hợp và phân tích hệ thống xử lý
nước thải bệnh viện nhằm tiết kiệm thời gian và công sức trong việc triển khai
vào thực tế.
Các bệnh viện ở Việt Nam đa phần chưa được quy hoạch đầu tư về hạ
tầng kỹ thuật hoàn chỉnh vì nhiều nguyên nhân khác nhau nên cần thiết phải
có sự nghiên cứu để lựa chọn các mô hình xử lý nước thải phù hợp cho từng
loại hình quy mô và vùng địa lý.
Hầu hết các bệnh viện ở Việt Nam hiện nay ®Ịu ho¹t ®éng theo chÕ ®é
bao cÊp, ngn kinh phÝ hoạt động được phân bổ theo giường bệnh hạn hẹp
nên kinh phí cho xử lý môi trường rất khó khăn. Việc có được hệ thống xử lý


2

nước thải cho các bệnh viện đảm bảo tiêu chuẩn và chi phí quản lý thấp là hết
sức quan trọng và có ý nghĩa xà hội to lớn.
Trước các vấn đề đặt ra ở trên, việc nghiên cứu lựa chọn mô hình công
nghệ phù hợp để xử lý nước thải bệnh viện trong điều kiện ở Việt Nam là rất
cần thiết. Vì vậy tôi được giao đề tài luận văn là: Khảo sát, đánh giá hiện
trạng và hiệu quả xử lý nước thải một số bệnh viện. Đề xuất mô hình xử lý
thích hợp.

Cách tiếp cận để thực hiện đề tài là: Trên cơ sở phân tích về công nghệ,
đầu tư, phí vận hành, yêu cầu về kỹ thuật, yêu cầu về quản lý của một số bệnh
viện để đề xuất công nghệ thích hợp giải quyết vấn đề nước thải bệnh viện ở
Việt Nam.
Nội dung chính của luận văn gồm:.
- Nghiên cứu các phương pháp xử lý nước thải để làm cơ sở lý luận cho
việc vận dụng các phương pháp xử lý thích hợp cho nước thải bệnh viện.
- Tổng hợp các mô hình công nghệ xử lý nước thải bệnh viện đà được sử
dụng và xử lý tại các bệnh viện ở Việt Nam.
- Phân tích chất lượng nước thải trước và sau xử lý của các bệnh viện đÃ
được xây dựng hệ thống xử lý nước thải để có sự đánh giá khách quan hiệu
quả xử lý từng loại mô hình công nghệ.
- Trên cơ sở đó, đưa ra đề xuất các mô hình công nghệ thích hợp để xử
lý nước thải cho các bệnh viện ở Việt Nam với từng loại quy mô, tính chất
khác nhau.


3

Chương 1. Tình hình ơ nhiễm mơi trường
do nước thải bnh vin Vit Nam.
1.1.vài nét về sự phát triển mạng luới y tế và hiện trạng môi
trường bệnh viện.

1.1.1.Sự phát triển lưới khám chữa bệnh ở bệnh Việt Nam
Để đáp ứng nhu cầu chăm sóc khoẻ ngày một lớn của nhân dân, nhà
nước ta đà có chủ trương tăng cường đầu tư cho y tế cả chiều sâu cũng như
chiều rộng. Hệ thống bệnh viện đà và đang từng bước phát triển từ cấp tỉnh,
thành phố đến cấp huyện, cÊp x·. nhiỊu bƯnh viƯn, trung t©m y tÕ, hun, xÃ
được cải tạo và xây dựng mỗi ngày càng hiện đại và quy mô.

Hiện nay, Việt Nam có một hệ thống rộng lớn gồm 1027 bệnh viện và
các cơ sở y tế tương đương. Trong tổng số 1027 bệnh viện trên địa bàn cả nước có:
30 bệnh viện trong đó có 10 bệnh viện đa khoa, và 20 bệnh viện chuyên khoa do
Bộ Y tế trực tiếp quản lý; 925 bƯnh viƯn, trong ®ã cã 115 bƯnh viƯn ®a khoa tỉnh,
224 bệnh viện chuyên khoa và 586 bệnh viện huyện/thị xà do địa phương quản lý
(tỉnh, thành phố, huyện); 72 bệnh viện do các bộ, ngành khác quản lý [1].
Bộ Y tế cũng đà ra Quyết định số 104/QĐ-BYT ngày 28/3/2002 về việc
Quy hoạch mạng lưới khám chữa bệnh Việt Nam đến 2010 như ở bảng 1.1.
Qua bảng 1.1. ta thấy: Quy hoạch mạng lưới các bệnh viện Việt Nam đến
2010 nhằm tăng cường sự tiếp cận các dịch vụ y tế tới người dân qua sự tăng
trưởng cả về số lượng cơ sở y tế và số giường bệnh.
ã Các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa tuyến trung ương, kể cả các
bệnh viện do ngành quản lý, tuy tỷ lệ tăng trưởng bệnh viện có giảm,
nhưng tỷ lệ tăng trưởng giường bệnh lại tăng. Một số bệnh viện lớn ở
các đô thị lớn được đầu tư xây dựng và trang thiết bị y tế hiện đại để
phát triển thành các trung tâm y tế chuyên sâu, có điều kiƯn ®Ĩ tiÕp cËn


4

và trao đổi thông tin với ngành y học của các nước tiên tiến trên thế
giới, ví dụ như bệnh viện Bạch Mai.
ã Các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa tuyến tỉnh và huyện đều tăng về
số lượng và chất lượng, không những về số lượng các bệnh viện mà còn
số lượng giường bệnh.
ã Sự tăng trưởng quan trọng đó là tăng số giường bệnh thể hiện qua tỷ lệ
số giường bệnh /10000 dân. Năm 2001 tỷ lệ số giường bệnh chỉ là
4,8/10000 dân; năm 2005, tỷ lệ này đà đạt 16,4/10000 dân; dự kiến đế
năm 2010 tỷ lệ trên sẽ là 18.7/10000 dân.
Bảng 1.1. Quy hoạch mạng lưới các bệnh viện Việt Nam đến 2010 [1]

Cơ sở y tế

Số bệnh viện theo năm

Số giường bệnh theo năm

2001

2005

2010

2001

2005

2010

Dân số (triệu người)

79tr

82tr

86,7tr

79tr

82tr


86,7tr

BVĐK Trung ương

11

10

10

6430

6150

6700

BVCK Trung ương

20

20

17

2210

6850

7200


BVĐK Tỉnh

107

115

122

35639

41657

47200

BVCK Tỉnh

188

224

262

23463

28135

38925

Bệnh viện huyện


569

586

575

41805

46980

56030

Bệnh viện ngành

75

72

63

4715

4935

5200

Tổng cộng

970


1027

1049

Trong đó: BV tư nhân

14

25

33

+6%

+2,3

Tỷ lệ tăng trưởng
Số giường/10000 dân

ã BV : Bệnh viện
ã BVĐK : Bệnh viện đa khoa
ã BVCK: Bệnh viện chuyên khoa.

117562 134707
928
14,8

161255

2607


4790

+15%

+20%

16,4

18,7


5

Sự phát triển mạng lưới y tế rộng khắp đà đem lại những mặt tích cực
trong công tác chăm sóc sức khoẻ người dân. Bên cạnh đó cũng đà gây những
tác động không nhỏ về môi trường do chất thải y tế. Lượng lớn chất thải y tế
gây nên tổn thất về kinh tế, mỹ quan, sức khoẻ cộng đồng. Và còn để lại
hậu quả lâu dài cho thế hệ tương lai nếu nó không được kiểm soát nghiêm
ngặt và xử lý triệt để. Vì vậy, sự định hướng phát triển hệ thống bệnh viện ở
nước ta trong những năm tới đòi hỏi cần phải chú trọng hơn nữa tới việc quản
lý và xử lý chất thải bệnh viện sao cho tốt nhất để giảm tối thiếu những ảnh
hưởng của chúng tới môi trường.
1.1.2. Hiện trạng môi trường bệnh viện.
Khi đề cập đến môi trường trong bệnh viện là nói đến việc phát sinh và
xử lý chất thải y tế. Chất thải y tế là chất thải phát sinh ở cơ sở y tế, trong các
hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc, xét nghiệm, phòng bệnh, nghiên cứu,
đào tạo... bao gồm các dạng rắn, lỏng và dạng khí. Nguy hại nhất là những
chất thải y tế như: máu, dịch cơ thể, chất bài tiết; các bộ phận cơ thể; bơm kim
tiêm, vật sắc nhọn; dược phẩm; hoá chất và các chất phóng xạ. Việc tiếp xúc

với chất thải y tế có thể có những nguy cơ như: mắc những bệnh truyền
nhiễm: viêm gan, HIV/AIDS; lây chéo trong bệnh viện. Nhiễm khuẩn ngoài
bệnh viện.
Về chất thải rắn
Theo số liệu thống kê của Bộ y tế ở phần trên, hiện cả nước cã 1027
bƯnh viƯn víi tỉng sè trªn 117.000 gi­êng bƯnh. Mỗi ngày thải ra lượng chất
rắn trung bình là 0,86kg/giường bệnh, trong đó chất thải rắn y tế là
0,14kg/giường bệnh. Như vậy tổng lượng chất thải rắn ở các bệnh viện trên toàn
quốc lên tới 100 tấn, trong đó có 16 tấn chất thải rắn y tế cần được xử lý [6].
ở những thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh lượng chất
thải ra nhìn chung rất lớn. Các bệnh viện Hà Nội mỗi ngày thải ra từ 11 - 20
tấn rác. Còn thành phố Hồ Chí Minh rác thải từ các bệnh viện được phân loại


6

như sau: rác sinh học 50 tấn/ngày; Rác y tế 6 tấn/ngày; Rác bệnh phẩm 0,5
tấn/ngày[6].
Theo kết quả thanh tra tại 80 bệnh viện trong toàn quốc năm 1998 của
Bộ Y tÕ cho thÊy: 92,5% sè bÖnh viÖn cã thu gom rác thường kỳ, 14% số bệnh
viện có phân loại rác, 76% bệnh viện có thùng đựng rác, 9,6% có bể chứa rác,
trong đó tỉ lệ đảm bảo yêu cầu vệ sinh chỉ là 35,5% [6].
Hơn nữa quy trình phân loại, thu gom, lưu giữ và vận chuyển chất thải
chưa thống nhất và đồng bộ, kém hiệu quả.
Về xử lý, hầu hết rác thải bệnh viện được các công ty môi trường đô thị
được thu gom đốt bằng các lò đốt cũ, thô sơ, không đạt tiêu chuẩn vệ sinh
hoặc được đưa vào các hố chôn lấp rác.
Tính đến cuối năm 2000, cả nước mới chỉ có 2 xí nghiệp đốt chất thải
rắn y tế tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; 7 bệnh viện có lò đốt bằng
thiết bị và kỹ thuật ngoại nhập; Một số khác có lò đốt bằng kỹ thuật nước

ngoài, nhưng công nghệ và vật liệu trong nước. Riêng bệnh viện gang thép
Thái Nguyên lắp đặt lò đốt công nghệ trong nước. Ngoài ra, hiện nay đang
triển khai dự án trang bị lò đốt cho các cụm bệnh viện.
Về nước thải
Theo số liệu Trung tâm kỹ thuật môi trường đô thị và khu công nghiệp Trường Đại học xây dựng chỉ tính ở Hà Nội tổng lượng nước thải các bệnh
viện là khoảng 6000m3/ngày đêm. Lưu lượng trung bình 140m3 - 200m3/ngày
đêm/1 bệnh viện [6]. Thành phần nước thải tương đối đa dạng.
Kết quả xét nghiệm thành phần hoá lý, vi sinh vật ë mét sè bƯnh viƯn ë
néi thµnh Hµ Néi cho thấy, các chỉ số này đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép
(TCVN 7382 - 2004) [19]. Hầu hết các bệnh viện ở Hà Nội đều có hệ thống
cấp thoát nước bên trong nhưng hoạt động kém hiệu quả: Hệ thống thoát nước
gồm các mương rÃnh, bị lún sụt gây úng ngập cục bộ làm ô nhiễm môi trường.
Các cống thoát nước bẩn đường kính quá nhỏ (200 - 500mm) lại bÞ h­ háng,


7

nên thoát nước kém gây úng ngập. Trong các bệnh viện đều có bể tự hoại,
nhưng hiệu quả hoạt động rất thấp (giảm hàm lượng cặn lơ lửng từ 26% - 32,7%;
giảm hàm lượng BOD5 từ 15% - 23,3%; giảm coliform 10 - 15,4%). Tại các khu
vệ sinh, các bể tự hoại và bán tự hoại xả thẳng phân ra mạng cống chung của
thành phố. Nghiên cứu tại 5 bệnh viện ngoại thành Hà Nội của Viện Y học lao
động và vệ sinh môi trường - Bộ y tế cho thấy nước thải không được xử lý mà
thải thẳng ra cánh đồng, mương máng hoặc cống ngầm thành phố.
ã Nguy cơ của chất thải y tế đối với môi trường và sức khoẻ.
Do số lượng lớn rác thải và nước thải của bệnh viện chưa được xử lý
đúng kỹ thuật nên đang là mối nguy cơ gây ô nhiễm môi trường không khí,
đất, nước.
Nước thải bệnh viện đà làm ô nhiễm các nguồn nước bề mặt: nước sông,
ao, đầm, hồ, giếng khơi (84,5% - 86,3%). Nước thải bệnh viện gây ô nhiễm

đất (88,4%). Nước thải bệnh viện thu hút côn trùng có hại: ruồi, nhặng, muỗi
và các sinh vật khác. Nước thải bệnh viện còn tác động xấu đến mỹ quan
ngoại cảnh và là nguồn gây ô nhiễm môi trường, và gieo rắc mầm bệnh (nhiều
bệnh ở khu dân cư dọc theo 2 tuyến sông theo nước tăng trội lên, đặc biệt là
bệnh đường tiêu hoá).
Các cơ sở của ngành y tế trải rộng trên khắp đất nước với hàng trăm
bệnh viện lớn của trung ương, khu vực của tỉnh, gần 600 bệnh viện cấp huyện,
khoảng 50 viện nghiên cứu có giường bệnh, không giường bệnh, nhiều trường
đại học Y, Dược. Vì vậy, công tác quản lý, giám sát môi trường và thực hiện
công tác dự phòng để loại trừ các yếu tố độc hại nguy hiểm nhằm bảo vệ sức
khoẻ của cán bộ y tế, của nhân dân là rất cần thiết và cấp bách.
1.1.3. Sơ đồ tổ chức mạng lưới quản lý bảo vệ môi trường trong ngành y tế.
Sơ đồ tổ chức mạng lưới quản lý môi trường y tế hiện nay được nêu trên
hình 2.1


8

bộ tài nguyên và
môi trường

Bộ y tế
Vụ y tế
dự phòng

Bệnh viện
khu vực

Ban thanh
tra Bộ Y tế


Vụ điều
trị

Vụ khoa Vụ TTB
học đào tạo CTYT

sở tài nguyên
và mt

Sở y tế

Trung tâm
YTDP

Trường
Y khoa

Bệnh viện
tỉnh

Xí nghiệp
Dược phẩm

Trung tâm
Y tế huyện

Đội Y tế
dự phòng


Bệnh viện
huyện

Trạm
Y tế xÃ

Hình 1.1. Sơ đồ quản lý môi trường trong ngành y tế[18]
1.2. Nguồn phát sinh nước thải bệnh viện và sự ảnh hưởng tới
môi trường.

1.2.1. Nguồn và chế độ hình thành nước thải bệnh viện.
Nước thải bệnh viện phát sinh từ các phòng mổ, phẫu thuật qua những
thiết bị vệ sinh như hố xí, nhà tắm, chậu rửa mặt, tõ giỈt giị, rưa thùc phÈm,


9

bát đĩa, từ việc làm, vệ sinh phòng... khi mà những đối tượng đó tiếp xúc với
người bệnh, kể cả từ các phòng đặc biệt khác của bệnh viện.
Lượng nước thải của bệnh viện trong một ngày là chỉ tiêu để tính toán
hệ thống thoát nước và lựa chọn sơ đồ công nghệ xử lý nước thải bệnh viện.
Có thể thấy rằng lượng nước mà bệnh viện dùng trong một ngày sẽ
chính là lượng nước thải trong một ngày nếu hệ thống thoát nước của bệnh
viện hoàn chỉnh. Theo tiêu chuẩn quốc gia của các nước thì lượng cấp trên 1
giường đối với các bệnh viện và nhà an dưỡng thông thường là 200 - 250 l/
ngày, và đối với Việt Nam là 500 l/ngày. Tuy nhiên, thực tế lượng nước sử
dụng lớn hơn nhiều tiêu chuẩn trên. Chính vì vËy ng­êi ta chÊp nhËn l­ỵng
n­íc cÊp cho 1 gi­êng bƯnh tèi thiĨu lµ 500 l/ngµy. Theo Metcalf & Eddy thì
tiêu chuẩn thải của bệnh viện là 473 -908 l/ngày cho 1 giường bệnh, trị số tiêu
biểu là 625 l/ngày.

ở Việt Nam khác với TCVN 4470 -87, lưu lượng nước thải của bệnh viện
đa khoa theo nghiên cứu của nhiều tác giả, được xác định như trong bảng 1.2.
Bảng 1.2. Tiêu chuẩn nước cấp và lượng nước thải bệnh viện[6].
STT

Quy mô bệnh viện
(số giường bệnh)

Tiêu chuẩn nước
cấp (l/ giường.
ngày)

Lượng nước thải
m3/ngày

1

< 100

700

70

2

100-300

700

100-200


3

300-500

600

200-300

4

500-700

600

300-400

5

> 7000

600

> 400

1000

> 500

6


Bệnh viện kết hợp nghiên cứu
và đào tạo > 700


10

Lưu lượng nước thải bệnh viện dao động theo giờ trong ngày, theo ngày
trong tuần từ một giá trị cực tiểu qua giá trị cực đại. Trong tính toán người ta
đưa ra hệ số hiệu chỉnh tính không đều K cho quy mô bệnh viện (tính theo số
giường, số nhân viªn phơc vơ). NhiỊu ý kiÕn thèng nhÊt cho r»ng hệ số tính
không đều K không vượt qua 2,5.
1.2.2. Nguy cơ dịch bệnh do ô nhiễm nguồn nước bởi nước thải bệnh viện.
Nước thải các bệnh viện truyền nhiễm, bệnh viện lao... mà mối nguy
hiểm lớn nhất tạo khả năng ô nhiễm nguồn nước bởi các vi khuẩn gây bệnh.
Nước thải loại này không được khử trùng hoặc khử trùng không triệt để đi vào
nguồn nước ngầm và nước này luôn là nguy cơ truyền bệnh cho không chỉ một
người mà là cả cộng đồng dân cư.
Qua nhiều trường hợp nghiên cứu thực tế, người ta khẳng định các
trường hợp mắc bệnh ở người và động vật do nước thải bệnh viện đặc biệt là
các bệnh viện truyền nhiễm chưa được xử lý và khử trùng triệt để. ở đô thị và
khu dân cư sự giao nhau giữa hệ thống thoát nước và hệ thống cấp nước là khó
tránh khỏi. Cần phải tuân thủ các quy định về những biện pháp phòng ngừa ô
nhiễm hệ thống cấp nước từ hệ thống thoát nước do các sự cố. Nhưng quan
trọng hơn là phải xây dựng hệ thống xử lý và khử trùng nước thải bệnh viện
tập trung trước khi xả vào hệ thống thoát nước công cộng. Nước không làm
được như vậy thì thật là nguy hiểm.
Chỉ có xử lý và khử trung nước thải bệnh viện đúng quy định mới loại
trừ được nguy cơ dịch bệnh truyền nhiễm trong cộng đồng dân cư.
1.3. Đặc điểm chung của nước thải bệnh viện.


1.3.1. Những đặc điểm hoá lý của nước thải bệnh viện.
Nước thải bệnh viện ngoài ô nhiễm thông thường, còn có những chất
bẩn khoáng và hữu cơ đặc thù như các chế phẩm thuốc, các chất khử trùng,
các dung môi hoá học, các đồng vị phóng xạ được sử dụng trong quá trình


11

chẩn đoán và điều trị bệnh. Những nghiên cứu mới nhất cho thấy sự có mặt
của một vài chất trong số chúng dẫn đến việc giảm hiệu quả làm sạch nước
thải trên các công trình xử lý. Ví dụ người ta quan sát thấy việc giảm hiệu quả
xử lý nước th¶i bƯnh viƯn b»ng biophin nhá giät khi trong n­íc thải chứa chất
kháng sinh, ví dụ: Steptomisin...
Việc sử dụng rộng rÃi các chất tẩy rửa (chất hoạt động bề mặt) ở xưởng
giặt là của bệnh viện cũng tạo nguy cơ thực tế làm xấu đi mức độ hoạt động
của công trình xử lý. Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng chất hoạt động
bề mặt trong nước thải làm xấu đi khả năng tạo bông cặn trong bể lắng, và đa
số vi khuẩn tụ tập lại trong bọt. Những chất tẩy rửa riêng biệt ảnh hưởng đến
quá trình làm sạch sinh học nước thải: chất tẩy rửa anion tăng lượng bùn hoạt
tính, chất tẩy rửa cation lại làm giảm đi.
1.3.2. Đặc trưng về vi trùng và giun sán của nước thải bệnh viện.
Điểm đặc thù của nước thải bệnh viện là sự lan truyền rất mạnh của các
vi khuẩn gây bệnh, đặc biệt nguy hiểm là nước thải từ những bệnh viện
chuyên khoa các bệnh truyền nhiễm và bệnh lao, cũng như những khoa lây
nhiễm của bệnh viện đa khoa. Những nguồn nước thải bệnh viện này là một
trong những nhân tố cơ bản có khả năng lan truyền vào nước thải những tác
nhân truyền nhiễm qua đường tiêu hoá và làm ô nhiễm môi trường. Đặc biệt
nguy hiểm khi nước thải bị nhiễm các vi khuẩn gây bệnh có thể dẫn đến dịch
bệnh cho người và động vật qua nguồn nước, qua các loại rau được tưới bằng

chất thải. Đó là những bệnh truyền nhiễm như bệnh tả, thương hàn, phó
thương hàn, khuẩn Salmonella, lỵ, bệnh do amip, bệnh do Lamblia, bƯnh do
Letoxpira, bƯnh do Brucella, bƯnh tularª, bƯnh than, lao, giun sán, viêm gan
lây, bệnh nhiễm virut ruột và cả một vài bệnh khác.


12

1.3.3. Sự tồn tại các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm trong nước thải và
nguồn nước
Những số liệu từ các công trình nghiên cứu về tính bền vững cao của các
vi khuẩn gây bệnh trong nước thải đà khẳng định chắc chắn sự nguy hiểm về
phương diện dịch tễ học của nước thải bệnh viện đặc biệt là sự truyền nhiễm.
Trong trường hợp nước thải bệnh viện xử lý không tốt có thể có những vi
khuẩn gây bệnh đi vào nguồn nước và với tính bền vững của chúng trong môi
trường theo thời gian tạo nên nguy cơ phán tát bệnh tật qua nguồn nước mà
con người sử dụng.
1.3.4. Các chỉ tiêu đặc trưng của nước thải bệnh viện
Bảng 1.3. Đặc tính của nước thải bệnh viện theo các khoa[20]
Thông số
Khoa

pH

DO
(mg/l)

H2S

BOD 5


COD

(mg/l) (mg/l)

(mg/l)

Tổng
Phốt pho
(mg/l)

Tổng Nitơ

SS

(mg/l)

(mg/l)

Hành chính

6,40

1,91

2,07

87,14

126,58


0,94

9,54

37,99

Lây

7,04

1,81

5,50

117,60

168,98

1,57

12,82

55,82

Xét nghiệm

7,04

1,76


3,32

105,41

149,25

1,103

10,12

23,46

Dược

6,55

1,64

5,95

181,83

235,05

1,56

20,74

51,48


Để có sự so sánh giữa các kiểu bệnh viện khác nhau ta phải tiến hành
phân chia các bệnh viện theo tuyến và theo chuyên khoa để đánh giá. Kết quả
đánh giá theo tuyến cho thấy nước thải của các bệnh viện tuyến tỉnh có hàm
lượng H 2 S, chất hữu cơ (thể hiện ở các giá trị BOD 5 , COD, DO) cao hơn so
với bệnh viện tuyến Trung ương và bệnh viện của ngành. Các kết quả chi tiết
được thể hiện trong bảng từ 1.4 đến 1.7


13

Bảng 1.4. Nước thải của các bệnh viện tuyến trung ương[20]
TT

Bệnh viện

1

BV Lao Trung
ương

2

BV Nhi Thụy
Điển

3

BV Việt Đức


4

BV Bạch mai

5

BV

Thống

Nhất TP HCM
6

BV Hữu nghị
Trung bình

Tổng
Tổng
Phốt pho Nitơ
(mg/l) (mg/l)

DO
(mg/l)

H2S
(mg/l)

7,06

1,80


2,55

105,0

169,2

7,42

1,15

2,55

91,0

145,6

7,14

3,08

2,22

70,0

1,24

6,15

157,8


198,8

4,22

23,74

24,8

2,12

6,80

75,1

139,2

0,90

16,41

-

1,34

12,52

16,8

2,55


16,06

18,6

pH

6,26
-

-

6,97

BOD 5
(mg/l)

-

1,88

COD
(mg/l)

-

4,05

-


-

99,8

163,2

-

SS
(mg/l)

11,55

8,9

-

-

-

3,73

-

14,2

Bảng 1.5. Đặc tính nước thải của các bệnh viện tuyến tỉnh[20]
TT


Bệnh viện

pH

DO

H2S

BOD 5

COD

(mg/l)

(mg/l)

(mg/l)

(mg/l)

Tổng

Tổng

Phốt pho

Nitơ

(mg/l)


(mg/l)

(mg/l)

1

BVPhụ sản HN

6,06

1,58

7,30

200

268

0,74

2

BV Hà Nam

7,15

0,29

6,80


121

139,2

4

3

BV Lao T.Nguyên

195,4

0,91

16,09

25

4

BV Ninh Bình

6,06

1,58

7,3

200


268

0,74

13,19

65

5

BV Phụ sản HP

8,35

1,08

8,15

134

175,8

1,24

6

BV Trẻ em HP

7,05


2,24

-

102

162,8

1,67

26,64

39,9

7

BV Lao HP

6,00

1,86

3,4

126

192,2

1,41


19,94

25,1

8

BV Uông Bí - QN 6,89

0,9

11,9

264,3

-

2,16

18,11

54,7

9

BV Thái Bình 1

7,12

1,02


-

-

278,4

2,22

22,48

36,6

10

BV Thái Bình II

7,50

1,50

-

-

249,6

2,05

21,83


40,4

Trung b×nh

6,91

1,34

163,9 214,34

1,71

18,93

39,98

-

-

-

7,48

-

13,19

SS


-

-

65
10,6

37,5


14

Bảng 1.6. Đặc tính nước thải của các bệnh viện chuyên ngành[20]
TT
1

Bệnh viện
BV

Bắc

pH

Thăng

Long
2

BV Giao


thông

vận tải

DO
(mg/l)

H2S
BOD 5
(mg/l) (mg/l)

7,31

2,38

6,2

148

7,18

1,53

4,2

94

COD
(mg/l)
-


Tổng Phốt Tổng
pho
Nitơ
(mg/l) (mg/l)
2,94

26,23

125,2

1,28

14,42

46

3

BV Không quân

6,78

2,02

2,04

112,5

166,8


-

4

TT Y tế xây dựng

6,08

1,46

8,15

168,7

218,2

-

23,08

37,6

5

BV 19/8

7,39

1,11


4,76

89,1

120,4

-

12,68

71,3

6

BV

7,56

1,15

4,79

-

1,26

18,15

14


7,10

1,24

1,12

16,64

16,6

-

1,05

20,2

59,4

-

2,24

26,34

-

Gang

thép


Thái Nguyên
7

Bv Lao và bệnh
phổi Quảng Ninh

8

BV ĐK Cẩm Phả
Quảng Ninh

9

TT Y tế Mỏ than
Vàng Danh

-

198,7

7,29

-

1,53

-

7,39


1,8

7,82

216,8

272,2

-

SS
(mg/l)

-

10

BV 175

-

-

1,1

95,36

168,6


0,78

15,17

11

BV Ngọc hồi

-

-

7,82

130

188,2

0,84

15,57

77

4,84

139,24

179,94


1,44

18,85

45,99

Trung bình

7,12

1,59

Bảng 1.7. Kết quả đánh giá thông số ô nhiễm chung cho từng tuyến[20]
TT

Bệnh viện

pH

DO
(mg/l)

H2S

BOD 5

(mg/l) (mg/l)

COD


Tổng Phốt

(mg/l) pho (mg/l)

Tổng
Nitơ
(mg/l)

SS
(mg/l)

1

Trung ương

6,97

1,89

4,05

99,8

163,2

2,55

16,06

18,6


2

Tỉnh

6,91

1,34

7,48

163,9

214,4

1,71

18,93

10,0

3

Ngành

7,12

1,59

4,84


139,2

179,9

1,44

18,85

46,0


15

Nguyên nhân nước thải bệnh viện tuyến tỉnh có hàm lượng chất ô nhiễm
cao hơn tuyến Trung ương và bệnh viện cho ngành có thể do lượng nước sử
dụng tính trong một giường bệnh thấp nên nồng độ chất ô nhiễm cao hơn một
chút so với các tuyến khác.
Kết quả tổng hợp khi đánh giá nước thải của các bệnh viện theo chuyên
khoa như trong bảng 2.8.
Bảng 1.8. Đánh giá nước thải của các bệnh viện theo chuyên khoa[19]
TT

Chuyên khoa

pH

DO
(mg/l)


H2S

BOD 5

COD

(mg/l) (mg/l)

(mg/l)

Tổng Phốt Tổng
pho

Nitơ

(mg/l)

(mg/l)

SS
(mg/l)

1

Đa khoa

6,97

1,3


5,61

147,56

201,4

1,57

17,24

37,96

2

Lao

6,91

1,63

2,98

143,23

207,25

1,15

16,06


22,23

3

Phụ sản

7,12

1,33

7,73

167

221,9

0,99

13,19

51,25

Nhìn chung hàm lượng các chất ô nhiễm không có sự khác biệt lớn khi
phân chia các bệnh viện theo chuyên khoa. Các thông số ô nhiễm không có sự
chênh lệch đáng kể để đánh giá.
1.3.5. Kết luận.
Nước thải bệnh viện được hình thành từ các quá trình khám chữa bệnh
và các hoạt động khác trong bệnh viện, trong nước thải bệnh viện chứa các ô
nhiễm hữu cơ thông qua trị số BOD 5 , hàm lượng Nitơ thông qua các trị số
NH 4 , NO 2 , các vi khuẩn dạng coliform, các vi khuẩn gây bệnh đường ruột...

sự ô nhiễm này lớn hơn nhiều lần cho phép của tiêu chuẩn thải - nước thải
bệnh viện theo TCVN 7382 -2004. Vì vậy, cần phải đưa ra các biện pháp xử lý
triệt để ô nhiễm nước thải bệnh viện trước khi xả ra môi trường.


16

1.4. Hệ thống pháp lý liên quan đến quản lý chất thải y tế[16].

Tuy còn nhiều những bất cập, nhưng Chính phủ và các cơ quan quản lý
Nhà nước đà ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công
tác quản lý chất thải bệnh viện. Một số văn bản quan trọng là:
1. Luật bảo vệ môi trường được quốc hội thông qua ngày 27/12/1993.
Điều 26:
Việc đặt các điểm tập trung, bÃi chứa, nơi xử lý, vận chuyển rác và chất ô
nhiễm môi trường phải tuân theo quy định của cơ quan quản lý Nhà nước về
bảo vệ môi trường và chính quyền địa phương. Đối với nước thải, rác thải có
chứa chất độc hại, nguồn dịch gây bệnh, chất dễ cháy, dễ nổ, các chất thải
không phân huỷ được phải có biện pháp xử lý trước khi thải. Cơ quan quản lý
Nhà nước về bảo vệ môi trường quy định danh mục các loại nước thải, rác thải
nói ở khoản này và giám sát quá trình xử lý nước thải trước khi thải.
Điều 29, khoản 3:
Nghiêm cấm thải dẫu mỡ, hoá chất độc hại, chất phóng xạ quá giới hạn
cho phép, các chất thải, xác ®éng vËt, thùc vËt, vi khuÈn, siªu vi khuÈn ®éc hại
và gây dịch bệnh vào nguồn nước.
2. Nghị định số 175/1994/NĐ-CP ngày 18/10/1994 của Chính phủ về thi
hành luật bảo vệ môi trường.
Điều 27:
Mục 1: Mọi cơ sở sản xuất, kinh doanh, bệnh viện, khách sạn, nhà hàng
v.v có các chất thải ở dạng rắn, lỏng, khí cần phải tổ chức đạt tiêu chuẩn

môi trường trước khi thải ra ngoài phạm vi quản lý của cơ sở mình, công nghệ
xử lý các loại chất thải trên phải được các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm
quyền xét duyệt.
3. Pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ được Uỷ ban thường vụ quốc
hội thông qua ngày 25/6/1996.


17

4. Chỉ thị số 199/1997/CT-TTg ngày 30/4/1997 của Thủ tướng Chính phủ
về những biện pháp cấp bách trong công tác quản lý chất thải rắn ở các đô thị
và khu công nghiệp.
5. Nghị định số 50/1998/NĐ-CP ngày 16/7/1999 của Chính phủ quy
định chi tiết về việc Pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ.
6. Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg ngày 16/7/1999 cđa Thđ t­íng
ChÝnh phđ vỊ viƯc ban hµnh Quy chế quản lý chất thải nguy hại.
7. Quyết định 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày
23/4/2003 về việc phê duyệt kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng.
8. Thông tư liên tịch số 1590/1997/TTLT-BKHCNMT-BXD ngày
17/7/1997 của Bộ KHCN và MT và Bộ xây dựng hướng dẫn thi hành chỉ thị số
199/1997/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách trong
quản lý chất thải rắn ở các đô thị và khu công nghiệp.
9. Thông tư liên tịch số 2237/1999/TTLT/BKHCNMT-BYT ngày
28/12/1999 của Liên bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường - Bé Y tÕ h­íng
dÉn viƯc thùc hiƯn an toµn bøc xạ trong y tế, trong đó có hướng dẫn xử lý chất
thải phóng xạ trong các cơ sở y tế.
10. Quy chế bệnh viện: Ban hành theo quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT
ngày 19/09/1997 có Quy chế công tác xử lý chất thải.
11. Quy chế quản lý chất thải y tế: ngày 27/8/1999 của Bộ trưởng Bộ Y tế

ra Quyết định số 2575/1999/QĐ-BYT ban hành Quy chế quản lý chất thải y tế
làm cơ sở để các cơ sở y tế thực hiện quản lý và xử lý chất thải y tế.


18

Chương 2. Các phương pháp và cơng trình
xử lý nước thi bnh vin
2.1. Các phương pháp xử lý nước thải bƯnh viƯn

N­íc th¶i bƯnh viƯn nãi chung cã chøa nhiỊu chất ô nhiễm khác nhau,
dòi hỏi phải xử lý bằng những phương pháp thích hợp. Một cách tổng quát,
các phương pháp xử lý nước thải bệnh viện được chia thành các loại sau:
1. Phương pháp cơ học
2. Phương pháp hoá học và hoá lý
3. Phương pháp sinh học
Do thành phần n­íc th¶i bƯnh viƯn th­êng cã BOD 5 < 1000mg/l nên
nước thải bệnh viện chỉ cần xử lý sinh học hiếu khí. Một công trình xử lý nước
thải bệnh viện thường được tập hợp bởi nhiều phương pháp xử lý, tuy vậy
chúng được phân công thành các nhóm như sau:
- Xư lý s¬ bé: Nh»m xư lý s¬ bé n­íc thải, tạo điều kiện thuận lợi cho
các bước xử lý tiÕp theo.
- Xư lý bËc 1: Bao gåm nhãm c¸c phương pháp xử lý hoá học, hoá lý,
vật lý để xử lý các tác nhân gây ô nhiễm môi trường như pH, chất rắn lơ lửng,
độ đục và độ màu, kim loại nặng và cả BOD 5 , COD.
- Xử lý bậc 2: Bao gồm các phương pháp xử lý sinh học nhằm làm
giảm nồng độ chất hữu cơ hoà tan trong những thải, có thể được phân thành
các nhóm xử lý như: phương pháp xử lý với vi khuẩn sống lơ lửng, phương
pháp xử lý với vi khuẩn sống bám cố định và phương pháp kết hợp cả 2 loại vi
khuẩn nói trên trong cùng một hệ xử lý.

- Xử lý bậc 3: Bao gồm các phương pháp xử lý hoá lý được thực hiện
sau khi đà qua xử lý bậc 2 nhằm nâng cao hiệu quả xử lý nước thải.
Mô quy trình xử lý nước thải bệnh viện có thể chia ra thành các công
đoạn xử lý được tóm tắt trong bảng như sau:


19

Bảng 2.1. Các công đoạn xử lý nước thải bệnh viện [2]
Các công đoạn
Xử lý sơ bộ

Phương pháp
Sàng lọc
Lắng sắt

Xử lý bậc 1
Trung hoà
Hoá học

Phản ứng hoá học
Keo tụ

Cơ học

Lắng
Lọc

Xử lý bậc 2
Bùn hoạt tính

Chất hữu cơ hoà tan

Bể lọc sinh học
Hồ sinh học
Mương oxy hoá

Chất lơ lửng

Lắng
Keo tụ và lắng

Xử lý bậc 3

Lọc
Khử trùng
Phân huỷ kỵ khí
Nén

Xử lý bùn

Lọc chân không
Ly tâm
Sâm phơi bùn
Thiêu đốt

Tiêu bùn

Chôn lấp
Phân bón


2.1.1. Phương pháp cơ học xử lý nước thải bệnh viện


×