Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Nghiên cứu, thiết kế và chế thử hệ thống quản lý thiết bị điện từ xa cho các phòng học ứng dụng cho các trường cao đẳng và đại học trong cả nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-------------------------------

ĐỖ VĂN PHƯƠNG

NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ VÀ CHẾ THỬ HỆ THỐNG
QUẢN LÝ THIẾT BỊ ĐIỆN TỪ XA CHO CÁC PHÒNG HỌC,
ỨNG DỤNG CHO CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG VÀ ĐẠI HỌC
TRONG CẢ NƯỚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KĨ THUẬT
Chuyên ngành: Kĩ thuật truyền thông

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN PHAN KIÊN

Hà Nội – Năm 2014


Nghiên cứu, thiết kế và chế thử hệ thống quản lý thiết bị điện từ xa cho các phòng học
ứng dụng cho các trường cao đẳng và đại học trong cả nước.

MỤC LỤC
TRANG MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
MỤC LỤC ...................................................................................................................... 2
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MẠNG DI ĐỘNG 2G và GPRS .......................... 8
1.1 Mạng di động GSM .................................................................................................... 8
1.1.1. Giới thiệu về mạng di động GSM ........................................................................... 8
1.1.2. Đặc điểm mạng di động GSM ................................................................................ 8


1.1.3. Cấu trúc hệ thống mạng GSM .............................................................................. 10
1.2. Tổng quan về tin nhắn SMS .................................................................................... 11
1.2.1. Lịch sử tin nhắn SMS .......................................................................................... 11
1.2.2. Một số thành phần mạng GSM liên quan đến SMS............................................... 12
1.2.3. Tin nhắn SMS chuỗi/Tin nhắn SMS dài ............................................................... 13
1.2.4. Ưu điểm và một số ứng dụng của tin nhắn SMS ................................................... 14
1.3. Mạng GPRS ............................................................................................................. 16
1.3.1 GPRS là gì ........................................................................................................... 16
1.3.2. Cấu trúc mạng GPRS.......................................................................................... 17
1.3.3. Mơ hình hệ thống thu thập dữ liệu qua mạng GPRS .......................................... 18
1.3.4. Kết hợp hai phương thức truyền nhận dữ liệu bằng GPRS & SMS ................... 20

CHƯƠNG 2. GIỚI THIỆU VỀ SIM 900 VÀ TẬP LỆNH AT .............................. 22
2.1. Tổng quan về SIM 900 ............................................................................................. 22
2.1.1. Giới thiệu về SIM 900 ......................................................................................... 22
2.1.2. Sơ đồ chân của SIM 900..................................................................................... 25

2.1.3. Các chế độ hoạt động của SIM 900 ................................................................. 30

Đỗ Văn Phương – CB 110890

Page 2


Nghiên cứu, thiết kế và chế thử hệ thống quản lý thiết bị điện từ xa cho các phòng học
ứng dụng cho các trường cao đẳng và đại học trong cả nước.

2.2. Tập lênh AT ............................................................................................................. 32
2.2.1 Lý thuyết chung về tập lệnh AT........................................................................... 32
2.2.2. Các lệnh AT căn bản và mở rộng ......................................................................... 33

2.2.3. Cú pháp tổng quát của các lệnh AT mở rộng ....................................................... 34
2.2.4. Mã kết quả của lệnh AT ....................................................................................... 34
2.2.5. Một số lệnh AT được dùng .................................................................................. 37

CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ HỆ THỐNG ..................................................................... 46
3.1 Sơ đồ khối của hệ thống điều khiển .......................................................................... 46
3.2. Thiết kế phần cứng ................................................................................................... 47
3.2.1. Module SIM 900 .................................................................................................. 47
3.2.2 Khối nguồn .......................................................................................................... 49
3.2.3. Khối điều khiển .................................................................................................. 50
3.2.4 Khối vi xử lý ........................................................................................................ 53
3.3. Sơ đồ khối của hệ thống hoàn chỉnh...................................................................... 56
3.4. Thiết kế phần mềm điều khiển............................................................................... 56
3.4.1. Ý tưởng ................................................................................................................ 47
3.4.2. Nguyên lý hoạt động phần mềm ........................................................................... 47
3.4.3. Giao diện phần mềm điều khiển ........................................................................... 57
3.5. Thử nghiệm hệ thống .............................................................................................. 57

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN........................................................................................... 60
4.1. Những kết quả đạt được: ........................................................................................ 60
4.2. Hướng phát triển đồ án: .......................................................................................... 60

PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 63

Đỗ Văn Phương – CB 110890

Page 3


Nghiên cứu, thiết kế và chế thử hệ thống quản lý thiết bị điện từ xa cho các phòng học

ứng dụng cho các trường cao đẳng và đại học trong cả nước.

LỜI CAM ĐOAN
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tập thể các thầy cô trong Viện
Điện tử viễn thông, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã tạo ra một môi trường
thuận lợi về cơ sở vật chất cũng như về chuyên môn trong quá trình tơi thực hiện đề
tại. Tơi cũng xin cảm ơn các thầy cô trong Viện Đào tạo sau đại học đã quan tâm
đến khóa học này, tạo điều kiện cho các học viên có điều kiện thuận lợi để học tập
và nghiên cứu. Và đặc biệt Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. Nguyễn
Phan Kiên đã tận tình chỉ bảo, định hướng khoa học và hướng dẫn, sửa chữa cho
nội dung của luận văn này.
Tôi xin cam đoan rằng nội dung của luận văn này là hồn tồn do tơi tìm
hiểu, nghiên cứu và viết ra. Tất cả đều được tôi thực hiện cẩn thận và có sự định
hướng và sửa chữa của giáo viên hướng dẫn.
Tôi xin chịu trách nhiệm với những nội dung trong luận văn này.
Tác giả

Đỗ Văn Phương

Đỗ Văn Phương – CB 110890

Page 4


Nghiên cứu, thiết kế và chế thử hệ thống quản lý thiết bị điện từ xa cho các phòng học
ứng dụng cho các trường cao đẳng và đại học trong cả nước.

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Mơ hình hệ thống ......................................................................................7
Hình 1.2. Cấu trúc mạng GSM ..............................................................................10

Hình 1.3. SMS Gateway với chức năng chuyển tiếp ............................................12
Hình 1.4. Cấu trúc GPRS được phát triển dựa trên mạng GSM. ......................17
Hình 1.5. Các lớp protocol của GPRS được tham chiếu triên mô hình OSI. ....18
Hình 1.6. Liên kết giữa đầu cuối mạng GPRS và đầu cuối mạng Internet .......19
Hình 2.1. Hình ảnh SIM 900 ..................................................................................22
Hình 2.2: Sơ đồ chân SIM 900 ...............................................................................25
Hình 3.1. Sơ đồ khối của hệ thống .........................................................................46
Hình 3.2: Sơ đồ kết nối của SIM 900 .....................................................................48
Hình 3.3: Khối nguồn 3.3 V ....................................................................................49
Hình 3.4: Khối nguồn 3.8 V ....................................................................................50
Hình 3.5. Rơ le .........................................................................................................50
Hình 3.6. Cấu tạo Rơle: cuộn dây và tiếp điểm ....................................................51
Hình 3.7. Sơ đồ nguyên lý của khối điều khiển ....................................................52
Hình 3.8. Sơ đồ chân của STM32F103VBT6 ........................................................53
Hình 3.9. Sơ đồ nguyên lý khối vi xử lý .................................................................55
Hình 3.10. Sơ đồ nguyên lý của hệ thống ..............................................................56
Hình 3.11. Giao diện truy cập ................................................................................56
Hình 3.12. Giao diện điều khiển.............................................................................56
Hình 3.13. Hình ảnh module điều khiển khi kết nối ............................................56
Hình 3.14. Bật thiết bị thứ nhất .............................................................................56

DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Các thông số cơ bản của SIM 900 ..........................................................25
Bảng 2.2. Chức năng từng chân của SIM 900 ......................................................30
Bảng 2.3. Các chế độ hoạt động của SIM 900.......................................................32
Bảng 2.4. Bảng lỗi +CMS và ý nghĩa của các lỗi ..................................................36

Đỗ Văn Phương – CB 110890

Page 5



Nghiên cứu, thiết kế và chế thử hệ thống quản lý thiết bị điện từ xa cho các phòng học
ứng dụng cho các trường cao đẳng và đại học trong cả nước.

MỞ ĐẦU
Hiện nay, vấn đề tiết kiệm năng lượng là một vấn đề quan trọng trong việc đảm
bảo phát triển bền vững khơng chỉ tại Việt Nam mà cịn trên thế giới. Bên cạnh đó,
các hệ thống quản lý năng lượng một cách hiệu quả tại các cơ sở tại Việt Nam gần
như khơng có. Đặc biệt, tại Việt Nam, ngành cơng nghiệp điện năng chủ yếu cịn
phụ thuộc vào thiên nhiêu, vì vậy, vấn đế tiết kiệm điện được đặt lên ưu tiên hàng
đầu. Tiết kiệm điện
Trên thực tế, các phòng học tại các trường đại học và cao đẳng trên cả nước
đều được sử dụng cho 02 mục đích.
-

Phục vụ giảng dạy theo thời khóa biểu

-

Phục vụ thời gian tự học cho sinh viên.

Tuy nhiên, theo khảo sát hiện nay, lấy ví dụ tại trường Đại học Bách Khoa
Hà nội, hiện các phịng, ngồi giờ giảng dạy, sinh viên có khả năng tự động bật tắt
hệ thống đèn, điện quạt và các thiết bị điện khác trong phịng để phục vụ q trình
tự học. Và hiện tại có rất nhiều phịng được bật đèn và quạt chỉ nhằm phục vụ 1 đến
vài sinh viên trong giờ tự học.
Chính vì vậy, tơi muốn xây dượng một hệ thống quản lý các phịng học
thơng qua một hệ thống quản lý từ xa, cho phép bật đèn điện từ xa và khống chế
địa điểm tự học cho sinh viên nhằm đáp ứng các yêu cầu sau:

- Nâng cao hiệu quả của việc sử dụng điện tại các trường đại học.
- Phân bố phòng tự học cho sinh viên một cách hợp lý, tránh hiện
tượng gây ầm ỹ, ảnh hưởng của q trình tự học đối với các phịng học đang học và
các cơng tác giảng dạy khác.
Mơ hình của hệ thống có thể được minh họa dưới đây:

Đỗ Văn Phương – CB 110890

Page 6


Nghiên cứu, thiết kế và chế thử hệ thống quản lý thiết bị điện từ xa cho các phòng học
ứng dụng cho các trường cao đẳng và đại học trong cả nước.

Hình 1.1. Mơ hình hệ thống
Trong mơ hình này, phần mềm giám sát có khả năng giám sát điều tiết chiếu sáng
các phòng học một cách chủ động, tránh trường hợp sử dụng điện một cách tràn lan
do sinh viên, đồng thời bảo đảm môi trường yên tĩnh cho việc đào tạo tại trường.
Đề tài được chia làm 4 chương:
 Chương I: Tổng quan về mạng di động GSM và công nghệ GPRS.
 Chương II: Giới thiệu về SIM 900 và tập lệnh AT.
 Chương III: Thiết kế hệ thống.
 Chương IV: Kết luận.

Đỗ Văn Phương – CB 110890

Page 7


Nghiên cứu, thiết kế và chế thử hệ thống quản lý thiết bị điện từ xa cho các phòng học

ứng dụng cho các trường cao đẳng và đại học trong cả nước.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MẠNG DI ĐỘNG 2G và GPRS
1.1 Mạng di động GSM
1.1.1. Giới thiệu về mạng di động GSM
GSM là viết tắt của từ “Global System for Mobile Communication” - Mạng
thơng tin di động tồn cầu. Nó là cơng nghệ khơng dây thuộc thế hệ 2G có cấu trúc
mạng tế bào, cung cấp dịch vụ truyền giọng nói và chuyển giao dữ liệu chất lượng cao
với các băng tần khác nhau: 400Mhz, 900Mhz, 1800Mhz và 1900Mhz được tiêu chuẩn
Viễn thông Châu Âu (European Telecommunications Standards Institute - ETSI) quy
định. Hiện nay, GSM được sử dụng bởi hơn 2 tỷ người trên hơn 212 quốc gia và
các vùng lãnh thổ khác nhau trên thế giới.
GSM là chuẩn phổ biết nhất cho điện thoại di động trên thế giới do khả năng phủ
sóng rộng khắp nơi, cho phép người dùng có thể sử dụng điện thoại di động của mình
ở nhiều vùng trên thế giới do các nhà cung cấp dịch vụ thực hiện việc ký kết chuyển
vùng với nhau. GSM khác với các chuẩn tiền thân của nó về cả tín hiệu lẫn tốc độ và
chất lượng cuộc gọi.
Lợi thế của mạng di động GSM chính là chất lượng cuộc gọi tốt, giá thành thấp
và dịch vụ tin nhắn dễ dàng. Ngoài ra để tạo thuận lợi cho các nhà cung cấp dịch vụ thì
cơng nghệ GSM được xây dựng trên cơ sở hệ thống mở nên có thể kết nối dễ dàng với
các thiết bị khác nhau từ các nhà cung cấp thiết bị. GSM cũng được phát triển thêm
tính năng truyền dữ liệu như GPRS với tốc độ cao hơn sử dụng EDGE như trước đây.
Tại Việt Nam, công nghệ GSM đã vào Việt Nam từ năm 1993 qua việc cung cấp
hệ thống đầu tiên ở miền Bắc. Hiện nay, ba mạng GSM của Việt Nam đang chiếm hầu
hết thị trường đó là Viettel, Vinaphone và Mobiphone.
1.1.2. Đặc điểm mạng di động GSM
GSM được thiết kế độc lập với hệ thống nên hồn tồn khơng phụ thuộc vào
phần cứng mà chỉ tập trung vào chức năng và ngơn ngữ giao tiếp của hệ thống. Chính
điều này đã tạo điều kiện cho người thiết kế phần cứng sáng tạo thêm tính năng và cho


Đỗ Văn Phương – CB 110890

Page 8


Nghiên cứu, thiết kế và chế thử hệ thống quản lý thiết bị điện từ xa cho các phòng học
ứng dụng cho các trường cao đẳng và đại học trong cả nước.

phép công ty vận hành mạng mua các thiết bị từ nhiều hãng khác nhau.
 Cho phép gửi và nhận những mẫu tin nhắn văn bản bằng ký tự dài đến
126 ký tự .
 Cho phép chuyển giao và nhận dữ liệu, Fax giữa các mạng GSM với tốc
độ lên tới 9.600kps.
Tính phủ sóng cao: cơng nghệ GSM khơng chỉ cho phép các thuê bao trong cùng
mạng, cùng lãnh thổ quốc gia thực hiện việc kết nối với nhau, mà nó cịn cho phép
chuyển giao giữa các mạng GSM trên toàn cầu và cho phép thực hiện việc kết nối khi
người sử dụng muốn. Điều đó có nghĩa là thuê bao có thể mang thiết bị đi mọi nơi và
các mạng sẽ tự động cập nhật vị trí thuê bao, đồng thời thuê bao có thể gọi, nhắn
tin...đi bất kỳ nơi nào mà không cần biết thuê bao cần liên lạc đang ở đâu (thuê bao di
động - Roaming).
Mạng GSM sử dụng hai kiểu mã hóa âm thanh để nén tín hiệu âm thanh 3.1khz
đó là mã hóa 6kbps và 13kbps gọi là haft rate (6kbps) và full rate (13kbps).
Giải quyết sự hạn chế về dung lượng nhờ việc kỹ thuật sử dụng tần số tốt hơn và
kỹ thuật chia ô nhỏ, do vậy số thuê bao phục vụ sẽ tăng lên.
Tính bảo mật cao. Mạng kiểm tra sự hợp lệ của mỗi thuê bao GSM bởi thẻ đăng
ký SIM (Subscriber Idertity Module). Thẻ SIM sử dụng mật khẩu PIN (Personal
Identity Number) để bảo vệ quyền sử dụng của người sử dụng.

Đỗ Văn Phương – CB 110890


Page 9


Nghiên cứu, thiết kế và chế thử hệ thống quản lý thiết bị điện từ xa cho các phòng học
ứng dụng cho các trường cao đẳng và đại học trong cả nước.

1.1.3. Cấu trúc hệ thống mạng GSM

Hình 1.2. Cấu trúc mạng GSM
Cấu trúc của mạng GSM có thể được chia thành ba phần:
Trạm di động (Mobile Station) được người thuê bao mang theo bao gồm điện
thoại di động và một thẻ thông minh xác thực thuê bao (SIM).
Hệ thống trạm gốc (Base Station Subsystem) điều khiển kết nối vô tuyến với
trạm di động, gồm có hai phần Trạm thu phát gốc (BTS) và Trạm điều khiển gốc
(BSC). Hai phần này giao tiếp với nhau qua giao diện Abis, cho phép các thiết bị
của các nhà cung cấp khác nhau có thể "kết nối" với nhau được.
• Chức năng của BSC: điều khiển một số trạm BTS xử lý các bản tin báo
hiệu - Khởi tạo kết nối - Điều khiển chuyển giao: Intra & Inter BTS HO Kết nối đến các MSC, BTS và OMC
• Chức năng của BTS: Thu phát vô tuyến - Ánh xạ kênh logic vào kênh vật
lý - Mã hóa và giải mã - Mật mã / giải mật mã - Điều chế / giải điều chế.

Đỗ Văn Phương – CB 110890

Page 10


Nghiên cứu, thiết kế và chế thử hệ thống quản lý thiết bị điện từ xa cho các phòng học
ứng dụng cho các trường cao đẳng và đại học trong cả nước.

Hệ thống mạng (Network Subsystem), với bộ phận chính là Trung tâm chuyển

mạch dịch vụ di động (MSC), thực hiện việc chuyển mạch cuộc gọi giữa các thuê bao
di động và giữa các thuê bao di động với thuê bao của mạng cố định. MSC cũng thực
hiện các chức năng quản lý di động. Ở hình trên khơng vẽ trung tâm vận hành bảo
dưỡng (OMC) với chức năng đảm bảo vận hành và thiết lập mạng. Trạm di động và
hệ thống trạm gốc giao tiếp thông qua giao diện Um, hay gọi là giao diện không
gian hoặc kết nối vô tuyến. Hệ thống trạm gốc giao tiếp với MSC qua giao diện A.

1.2. Tổng quan về tin nhắn SMS
1.2.1. Lịch sử tin nhắn SMS
SMS là viết tắt của Short Message Service - dịch vụ tin nhắn ngắn. Nó là
một công nghệ cho phép việc gửi và nhận tin nhắn giữa các điện thoại di động. SMS
lần đầu tiên xuất hiện ở châu Âu vào năm 1992. Nó đã được bao gồm trong công nghệ
GSM tiêu chuẩn ngay từ đầu. Sau đó nó được chuyển đến cơng nghệ khơng dây như
CDMA và TDMA. Các tiêu chuẩn GSM và tin nhắn SMS đã được ban đầu được phát
triển bởi Viện Tiêu Chuẩn viễn thông Châu Âu. Bây giờ GPP (Third Generation
Partnership Project) chịu trách nhiệm cho sự phát triển và duy trì các tiêu chuẩn GSM
và tin nhắn SMS.
Theo đề nghị của tên "Dịch vụ tin nhắn ngắn", các dữ liệu có thể được tổ chức
bởi một tin nhắn SMS là rất hạn chế. Một tin nhắn SMS có thể chứa nhiều nhất là 140
byte (1120 bit) dữ liệu, do đó, một tin nhắn SMS có thể chứa đến:
• 160 ký tự nếu 7 bit mã hóa ký tự được sử dụng. (7 bit ký tự mã hóa thích
hợp cho việc mã hóa các ký tự Latin như bảng chữ cái tiếng Anh).
• 70 ký tự nếu 16 bit Unicode mã hóa ký tự UCS2 được sử dụng. (Tin nhắn
SMS tin nhắn văn bản có chứa các ký tự phi Latinh như ký tự Trung Quốc
nên sử dụng ký tự mã hóa 16 bit).
Tin nhắn văn bản SMS hỗ trợ ngơn ngữ quốc tế. Nó hoạt động tốt với tất cả các
ngôn ngữ được hỗ trợ bởi Unicode, bao gồm cả tiếng Ả Rập, Trung Quốc, Nhật Bản
và Hàn Quốc.
Ngoài văn bản, tin nhắn SMS cũng có thể mang dữ liệu nhị phân. Có thể gửi


Đỗ Văn Phương – CB 110890

Page 11


Nghiên cứu, thiết kế và chế thử hệ thống quản lý thiết bị điện từ xa cho các phòng học
ứng dụng cho các trường cao đẳng và đại học trong cả nước.

nhạc chng, hình ảnh, logo mạng, hình nền, hình động, thẻ kinh doanh (ví dụ như
vCards) và cấu hình WAP đến một điện thoại di động với tin nhắn SMS.
Một lợi thế lớn của tin nhắn SMS là nó được hỗ trợ bởi 100% điện thoại di động
GSM. Hầu như tất cả các thuê bao có kế hoạch cung cấp bởi các hãng không dây bao
gồm dịch vụ tin nhắn SMS không tốn kém. Không giống như tin nhắn SMS, công
nghệ điện thoại di động như WAP và điện thoại di động Java khơng hỗ trợ nhiều mơ
hình điện thoại di động cũ.
1.2.2. Một số thành phần mạng GSM liên quan đến SMS
Các thành phần trong mạng GSM có chức năng liên quan đến SMS bao gồm:
SME (Short Messaging Entities): là một thành phần mà tại đó có thể gửi hoặc
nhận thơng điệp. SME có thể đặt tại một vị trí cố định trong mạng, trạm di động hoặc các
trung tâm dịch vụ khác.
SMSC (Short Message Service Center): Chịu trách nhiệm chứa và chuyển tiếp các
thông điệp ngắn giữa SME và trạm di động, nó đảm bảo việc phân phối thông điệp trong
mạng. Thông điệp sẽ được chứa tại SMSC cho đến khi đích sẵn sàng nhận, vì vậy người
dùng có thể gửi và nhận thơng điệp bất kỳ lúc nào.
SMS Gateway: có nhiệm vụ kết nối và duy trì kết nối với trung tâm dịch vụ nhắn tin
SMSC, giao thức kết nối là SMPP, phiên bản phổ biến hiện nay là SMPP v3.3/3.4. Kết nối
này được khởi tạo một lần và duy trì liên tục trong suốt quá trình hoạt động. Trong trường
hợp có sự cố về mạng dẫn tới kết nối bị gián đoạn, SMS Gateway sẽ kiểm tra đường liên
tục và lập tức kết nối lại với SMSC ngay sau khi sự cố được khắc phục.


Hình 1.3. SMS Gateway với chức năng chuyển tiếp
Ngoài ra SMS Gateway cịn có chức năng lưu trữ và gửi đi: Chức năng này đảm bảo
an toàn dữ liệu và phục vụ các mục đích thống kê lưu lượng. Trong trường hợp sự cố xảy
ra, cơ chế này cho phép lưu trữ các bản tin và gửi đi khi hệ thống đã sẵn sàng. Toàn bộ

Đỗ Văn Phương – CB 110890

Page 12


Nghiên cứu, thiết kế và chế thử hệ thống quản lý thiết bị điện từ xa cho các phòng học
ứng dụng cho các trường cao đẳng và đại học trong cả nước.

các tin nhắn gửi qua đều được SMS Gateway lưu trữ vào cơ sở dữ liệu tập trung và có các
cơng cụ để người quản trị theo dõi giám sát lưu lượng.
HLR (Home Location Register): Là một cơ sở dữ liệu dùng để lưu trữ và quản lí
các thơng tin thường xuyên về thuê bao. Nó được truy vấn bởi SMSC.
MSC (Mobile Switching Center): Thực hiện chức năng chuyển mạch của hệ
thống, điều khiển các cuộc gọi đến từ các hệ thống điện thoại và các hệ thống dữ liệu
khác.
VLR (Visitor Location Register): Là một cơ sở dữ liệu chứa đựng các thông tin
tạm thời về thuê bao.
BSS (Base Station System): Tất cả các chức năng liên quan đến sóng vơ tuyến đều
được thực hiện trong BSS. BSS bao gồm các trạm điều khiển (BSC) và các trạm thu phát
sóng (BTS). Chức năng chính của nó là truyền tiếng nói và dữ liệu qua lại giữa các mạng
di động.
MS (Mobile Station): Là thiết bị khơng dây có khả năng gửi và nhận thông điệp
SMS cũng như các cuộc gọi. Thông thường các thiết bị này là các điện thoại di động kỹ
thuật số, nhưng thời gian gần đây SMS đã được mở rộng đến các thiết bị đầu cuối khác
như: PDA, máy tính xách tay, modem GSM.


1.2.3. Tin nhắn SMS chuỗi/Tin nhắn SMS dài
Một hạn chế của công nghệ tin nhắn SMS là một tin nhắn SMS chỉ có thể mang
theo một số lượng rất hạn chế của dữ liệu.Để khắc phục nhược điểm này, một phần
mở rộng được gọi là nối tin nhắn SMS (cũng được biết đến như tin nhắn SMS dài)
được phát triển. Một tin nhắn SMS văn bản có thể chứa hơn 160 ký tự tiếng Anh.
Nguyên tắc của việc nối SMS hoạt động như sau: điện thoại di động của người gửi tin
sẽ chia một tin nhắn dài thành những phần nhỏ hơn và gửi và gửi các phần nhỏ này đi.
Khi các tin nhắn SMS đến đích của người nhận, điện thoại người nhận điện thoại di
động sẽ kết hợp chúng lại một tin nhắn dài như ban đầu được gửi.
Hạn chế của tin nhắn SMS dài là nó được ít hỗ trợ rộng rãi hơn so với các tin
nhắn SMS trên các thiết bị không dây wireless.

Đỗ Văn Phương – CB 110890

Page 13


Nghiên cứu, thiết kế và chế thử hệ thống quản lý thiết bị điện từ xa cho các phòng học
ứng dụng cho các trường cao đẳng và đại học trong cả nước.

1.2.4. Ưu điểm và một số ứng dụng của tin nhắn SMS
SMS là một thành cơng trên tồn thế giới. Số lượng tin nhắn SMS trao đổi mỗi
ngày là rất lớn. Tin nhắn SMS bây giờ là một trong những nguồn thu quan trọng của
các hãng hàng không dây. Một số lý do để tin nhắn SMS trên toàn thế giới nên phổ
biến được đưa ra như sau:
Tin nhắn SMS có thể được gửi và đọc bất cứ lúc nào
Ngày nay, hầu như tất cả mọi người có một điện thoại di động và mang nó hầu
hết thời gian trong ngày. Với một chiếc điện thoại di động, chúng có thể gửi và đọc tin
nhắn SMS bất cứ lúc nào, khơng cịn là vấn đề khi người sử dụng đang ở trong văn

phòng, trên xe buýt hay ở nhà.
Tin nhắn SMS có thể được gửi đến một điện thoại khi nó tắt nguồn hoặc ngồi vùng
phủ sóng.
Khơng giống như một cuộc gọi điện thoại, chúng ta có thể gửi tin nhắn SMS cho
người cần liên lạc khi mà họ không mở nguồn điện thoại di động hoặc khi đang ở một
nơi mà tín hiệu sóng yếu hoặc khơng có. Hệ thống tin nhắn SMS của các nhà điều
hành mạng di động sẽ lưu trữ các tin nhắn SMS lại và sau đó gửi nó cho người nhận
khi điện thoại di động của họ đã bật nguồn trở lại hoặc đã ở trong vùng phủ sóng.
Điểm nổi bật so với cuộc gọi
Không giống như một cuộc gọi, trả lời điện thoại, chúng ta không cần phải đọc
hoặc trả lời tin nhắn SMS ngay lập tức. Bên cạnh đó, việc viết và đọc các tin hắn
SMS không gây tiếng ồn quá lớn như thực hiện cuộc gọi và trả lời điện thoại. Trong
khi chúng ta có thể ra khỏi một rạp hát hay thư viện để trả lời cuộc gọi điện thoại
nhưng chúng ta không cần phải làm như vậy nếu tin nhắn SMS được sử dụng.
Tin nhắn SMS được hỗ trợ bởi 100% điện thoại di động GSM và chúng có thể được
trao đổi giữa các nhà mạng.
Tin nhắn SMS là một công nghệ rất trưởng thành. Tất cả các điện thoại di động
GSM hỗ trợ nó. Khơng chỉ là bạn có thể trao đổi tin nhắn SMS với người sử dụng điện

Đỗ Văn Phương – CB 110890

Page 14


Nghiên cứu, thiết kế và chế thử hệ thống quản lý thiết bị điện từ xa cho các phòng học
ứng dụng cho các trường cao đẳng và đại học trong cả nước.

thoại di động của cùng nhà cung cấp dịch vụ khơng dây, nhưng bạn cũng có thể trao
đổi tin nhắn SMS với người sử dụng điện thoại di động của nhiều nhà cung cấp khác
trên toàn thế giới.

SMS là một công nghệ phù hợp cho các ứng dụng không dây để xây dựng
Dưới đây là một số trong những lý do mà làm cho tin nhắn SMS một công nghệ
phù hợp cho các ứng dụng không dây để xây dựng:
• Thứ nhất, tin nhắn SMS được hỗ trợ bởi 100% điện thoại di động GSM. Xây
dựng các ứng dụng khơng dây trên cơng nghệ tin nhắn SMS có thể tối đa hóa các
cơ sở người dùng tiềm năng.
• Thứ hai, các tin nhắn SMS có khả năng mang dữ liệu nhị phân ngồi văn bản.
Chúng có thể được sử dụng để chuyển nhạc chng, hình ảnh, logo mạng, hình
nền, hình động, vCards, VCals (mục lịch).
• Thứ ba, tin nhắn SMS hỗ trợ thanh toán cho các giao dịch mua bán liên quan
đến mạng GSM hoặc các dịch vụ khác giúp cho q trình thanh tốn được thực
hiện một cách thuận tiện. Người sử dụng điện thoại di động hoàn tồn có thể tải
logo, hình nền, nhạc chng, nhạc chờ điện thoại chỉ bằng cách soạn tin nhắn SMS
theo cấu trúc cú pháp cho trước và gửi đến số dịch vụ. Chi phí phát sinh sẽ được trừ
trực tiếp vào tài khoản của người sử dụng.
Ngoài ra, tin nhắn SMS hiện nay có rất nhiều ứng dụng thực tế và cần thiết với
người sử dụng. Người ta có thể sử dụng để thơng báo có email mới. Trong một hệ
thống email thông báo, một máy chủ sẽ gửi một tin nhắn SMS tới điện thoại di động
của người sử dụng bất cứ khi nào một email đến hộp thư đến. Một hệ thống email
thơng báo có thể cho phép người dùng tùy biến bộ lọc khác nhau để một cảnh báo tin
nhắn SMS được gửi chỉ khi thông báo email có chứa từ khóa nhất định hoặc nếu người
gửi email là một người quan trọng. Tin nhắn SMS cũng được sử dụng trong các hệ
thống cảnh báo từ xa. Trong một ứng dụng hệ thống giám sát từ xa, một chương trình
(đơi khi có các cảm biến) sẽ liên tục theo dõi tình trạng của một hệ thống từ xa. Nếu
một điều kiện nhất định được thỏa mãn như có rị khí ga, nhiệt độ tăng đột biến, có đột
nhập thì chương trình sẽ gửi tin nhắn văn bản đến người sử dụng. Và người sử dụng

Đỗ Văn Phương – CB 110890

Page 15



Nghiên cứu, thiết kế và chế thử hệ thống quản lý thiết bị điện từ xa cho các phòng học
ứng dụng cho các trường cao đẳng và đại học trong cả nước.

hồn tồn cũng có thể điều khiển các thiết bị như bật đèn, quạt, tưới nước theo ý
muốn của mình.

1.3. Mạng GPRS
1.3.1 GPRS là gì
Dịch vụ gói vơ tuyến gói tổng hợp GPRS (General Packet Radio Service) là
một cơng nghệ mới nhằm cung cấp những dịch vụ gói IP đầu cuối tới đầu cuối qua
mạng GSM, cho phép triển khai và cung cấp những ứng dụng internet vô tuyến cho
một số lượng lớn người sử dụng dịch vụ viễn thơng di động. Nó cung cấp dữ liệu ở
tốc độ từ 56 đến 114 kbps.

GPRS có thể được dùng cho những dịch vụ như truy cập Giao thức Ứng
dụng Không dây (WAP), Dịch vụ tin nhắn ngắn (SMS), Dịch vụ nhắn tin đa
phương tiện (MMS), và với các dịch vụ liên lạc Internet như email và truy cập
World Wide Web. Dữ liệu được truyền trên GPRS thường được tính theo từng
megabyte đi qua, trong khi dữ liệu liên lạc thông qua chuyển mạch truyền thống
được tính theo từng phút kết nối, bất kể người dùng có thực sự đang sử dụng dung
lượng hay đang trong tình trạng chờ. GPRS là một dịch vụ chuyển mạch gói nỗ lực
tối đa, trái với chuyển mạch, trong đó một mức Chất lượng dịch vụ (QoS) được bảo
đảm trong suốt quá trình kết nối đối với người dùng cố định.
Các hệ thống di động 2G kết hợp với GPRS thường được gọi là "2.5G", có
nghĩa là, một cơng nghệ trung gian giữa thế hệ điện thoại di động thứ hai (2G) và
thứ ba (3G). Nó cung cấp tốc độ truyền tải dữ liệu vừa phải, bằng cách sử dụng các
kênh Đa truy cập theo phân chia thời gian (TDMA) đang cịn trống, ví dụ, hệ thống
GSM. Trước đây đã có suy nghĩ sẽ mở rộng GPRS để bao trùm những tiêu chuẩn

khác, nhưng thay vào đó những mạng đó hiện đang được chuyển đổi để sử dụng
chuẩn GSM, do đó GSM là hình thức mạng duy nhất sử dụng GPRS. GPRS được
tích hợp vào GSM Release 97 và những phiên bản phát hành mới hơn. Ban đầu nó
được Viện tiêu chuẩn Viễn thơng châu Âu (ETSI) đặt tiêu chuẩn, nhưng nay là Dự
án Đối tác Thế hệ thứ ba (3GPP).

Đỗ Văn Phương – CB 110890

Page 16


Nghiên cứu, thiết kế và chế thử hệ thống quản lý thiết bị điện từ xa cho các phòng học
ứng dụng cho các trường cao đẳng và đại học trong cả nước.

1.3.2. Cấu trúc mạng GPRS
GPRS được phát triển dựa trên nền tảng của hệ thống mạng GSM. Giải pháp
GPRS của Ericsson được thiết kế để đẩy nhanh việc triển khai GPRS mà vẫn giữ
cho chi phí đầu vào thấp. Các khối chức năng của mạng GSM hiện nay chỉ cần
được nâng cấp phần mềm, ngoại trừ BSC (Base Station Center) phải được nâng cấp
phần cứng. Hai nút mạng mới được giới thiệu, đó là SGSN (Serving GPRS Support
Node) và GGSN (Gateway GPRS Support Node) nhằm bổ sung chức năng chuyển
mạch gói bên cạnh chức năng chuyển mạch mạch của mạng.

Hình 1.4. Cấu trúc GPRS được phát triển dựa trên mạng GSM.
SGSN có nhiệm vụ tạo tuyến và quản lí địa chỉ IP. SGSN cùng với các đầu
cuối GPRS hình thành các kênh truyền logic cho phép việc truyền nhận các gói IP.
GGSN đóng vai trị kết nối các đầu cuối GPRS trong mạng đến các ISP (Internet
Service Provider) bên ngoài, hoặc kết nối giữa các mạng GPRS với nhau.
Các SGSN và GGSN liên kết với nhau và tạo thành một mạng IP xương
sống làm nền tảng cho dịch vụ GPRS.


Đỗ Văn Phương – CB 110890

Page 17


Nghiên cứu, thiết kế và chế thử hệ thống quản lý thiết bị điện từ xa cho các phòng học
ứng dụng cho các trường cao đẳng và đại học trong cả nước.

Hình 1.5. Các lớp protocol của GPRS được tham chiếu triên mơ hình OSI.
SGSN và GGSN dựa trên đường truyền vơ tuyến có sẵn để xây dựng mạng
chuyển mạch gói GPRS dựa trên protocol TCP/IP tương thích với mạng internet
thông dụng, cho phép cung cấp cho các thuê bao trong mạng những dịch vụ mới
hấp dẫn hơn.
Một số đặc điểm của GPRS:
 Tốc độ dữ liệu: GPRS tận dụng các khe thời gian 9.6 Kbps của mạng
GSM để triển khai dịch vụ, nên tốc độ dữ liệu là rất chậm so với các
mạng truyền số liệu gói khác. Tốc độ thực sự phụ thuộc vào số khe thời
gian được dùng cho dịch vụn GPRS.
 Phương thức tính cước: dựa vào dữ liệu truyền nhận, không dựa vào thời
gian kết nối.
1.3.3. Mơ hình hệ thống thu thập dữ liệu qua mạng GPRS
Với tính năng kết nối với các hệ thống mạng bên ngồi thơng qua GGSN,
GPRS cho phép thiết lập một đường truyền từ đầu cuối thuê bao mạng GSM sử
dụng dịch vụ GPRS đến một đầu cuối của các hệ thống mạng khác, qua đó cho phép
thiết kế một hệ thống thu thập dữ liệu rất linh động.
Trong các ứng dụng thơng thường, việc phân tích, lưu trữ, vận hành dựa trên
dữ liệu thu thập được từ các đầu cuối mạng GPRS sẽ được thực hiện bởi một máy
tính, vì đây là các thao tác phức tạp và địi hỏi nhiều tài nguyên. Do đó việc thiết lập


Đỗ Văn Phương – CB 110890

Page 18


Nghiên cứu, thiết kế và chế thử hệ thống quản lý thiết bị điện từ xa cho các phòng học
ứng dụng cho các trường cao đẳng và đại học trong cả nước.

một liên kết giữa đầu cuối mạng GPRS và máy tính là cần thiết. Với lợi thế về hệ
thống cơ sở hạ tầng rộng khắp và khả năng truyền nhận dữ liệu tốc độ cao, đáng tin
cậy, phương án tối ưu là liên kết thơng qua Internet.
Mơ hình kết nối được mơ tả trong hình sau:

Hình 1.6. Liên kết giữa đầu cuối mạng GPRS và đầu cuối mạng Internet
Đầu cuối mạng GPRS sẽ truyền nhận dữ liệu với máy tính được kết nối
Internet thơng qua đường truyền sau: đầu cuối GPRS -> BTS -> SGSN -> Mạng
xương sống GPRS -> GGSN -> ISP -> Router -> mạng Local-Area Network ->
Máy tính.
Dữ liệu sẽ được trao đổi giữa đầu cuối th bao GPRS và máy tính thơng qua
các gói IP, và dựa trên các protocol TCP/UDP. Tùy theo khả năng hỗ trợ của đầu
cuối thuê bao GPRS có thể sử dụng các protocol ở các lớp ứng dụng cao hơn.
Với các mơ hình đơn giản, nhu cầu về xử lý dữ liệu khơng cao, có thể lựa
chọn các phương án đơn giản hơn như:
• Sử dụng dịch vụ SMS: khơng cần thơng qua GPRS.
• Truyền nhận dữ liệu giữa các đầu cuối GPRS: phương án này hồn tồn
có thể thực hiện được, tuy nhiên tốc độ dữ liệu khá thấp, và làm tăng chi

Đỗ Văn Phương – CB 110890

Page 19



Nghiên cứu, thiết kế và chế thử hệ thống quản lý thiết bị điện từ xa cho các phòng học
ứng dụng cho các trường cao đẳng và đại học trong cả nước.

phí dịch vụ.
Với đầu cuối mạng GPRS, có nhiều sản phẩm phù hợp với yêu cầu của hệ
thống. Điển hình là các modem GSM có hỗ trợ GPRS. Thiết bị này được cung cấp
bởi nhiều hãng, như Sony Ericsson, Nokia, Wavecom, SIMCOM, … Sản phẩm của
SIMCOM (SIM 900, SIM508, …) được lựa chọn do các tính năng sau:
• Hỗ trợ GPRS.
• Hỗ trợ khả năng truyền nhận dữ liệu TCP/UDP.
• Giá thành thấp.
• Thiết kế phần cứng đơn giản.
• Được điều khiển bằng tập lệnh AT, cho phép điều khiển dễ dàng.
Mơ hình truyền nhận dữ liệu giữa các module qua mạng GPRS mang lại một
sự lựa chọn mới trong việc ứng dụng GPRS. So với mơ hình liên kết giữa module
và GPRS server, mơ hình liên kết giữa các module SIM900 đơn giản hơn, chi phí
triển khai hệ thống thấp hơn. Tuy nhiên, khả năng xử lí thơng tin dựa trên hai mơ
hình này hạn chế hơn rất nhiều, do khơng có được một server đầy đủ chức năng,
đồng thời số lượng kết nối, thời gian truyền nhận dữ liệu cũng cịn nhiều hạn chế.
Mơ hình truyền nhận dữ liệu giữa các module qua mạng GPRS thích hợp với
các ứng dụng có qui mơ nhỏ và u cầu đơn giản trong việc xử lí thơng tin. Ngồi
ra, có thể kết hợp cả hai mơ hình ứng dụng sử dụng cho các yêu cầu đặc biệt của
ứng dụng. Ý tưởng của sự kết hợp hai mơ hình bắt nguồn từ tính năng của module,
có khả năng vừa đóng vai trị là một server, vừa đóng vai trị là một client.
1.3.4. Kết hợp hai phương thức truyền nhận dữ liệu bằng GPRS & SMS
Ứng dụng GPRS trong truyền nhận dữ liệu mang lại nhiều ưu thế hơn so với
SMS:
• Chi phí duy trì hệ thống thấp hơn rất nhiều lần so với SMS.

• Tốc độ nhanh, dung lượng thơng tin cho phép truyền tải lớn.
• Độ tin cậy cao.
• Chủ động được trạng thái đường truyền.

Đỗ Văn Phương – CB 110890

Page 20


Nghiên cứu, thiết kế và chế thử hệ thống quản lý thiết bị điện từ xa cho các phòng học
ứng dụng cho các trường cao đẳng và đại học trong cả nước.

• Tương thích với nhiều mơ hình ứng dụng, từ đơn giản đến phức tạp.
Tuy nhiên trong thực tế, hạn chế của GPRS là vùng phủ sóng. Các mạng
cung cấp dịch vụ GPRS tại Việt Nam chỉ mới phủ sóng GPRS ở các khu vực trung
tâm hoặc thành phố. Sự kết hợp giữa hai phương thức này có khả năng mang lại
một giải pháp hoàn thiện cho ứng dụng.
SMS có thể được sử dụng để cập nhật địa chỉ IP của server trong trường hợp
GPRS server khơng có được một địa chỉ IP tĩnh, và trong trường hợp mô hình
truyền nhận dữ liệu giữa các module được đưa vào ứng dụng.
Ngồi ra, trong trường hợp vị trí hiện tại của module khơng được hỗ trợ sóng
GPRS, có thể tạm thời thay thế đường truyền dữ liệu GPRS bằng dịch vụ SMS. Giải
pháp này vừa tiết kiệm chi phí duy trì hệ thống, vừa đáp ứng được phần nào nhu cầu
cải thiện chất lượng đường truyền qua dịch vụ SMS.

Đỗ Văn Phương – CB 110890

Page 21



Nghiên cứu, thiết kế và chế thử hệ thống quản lý thiết bị điện từ xa cho các phòng học
ứng dụng cho các trường cao đẳng và đại học trong cả nước.

CHƯƠNG 2. GIỚI THIỆU VỀ SIM 900 VÀ TẬP LỆNH AT
2.1. Tổng quan về SIM 900
2.1.1. Giới thiệu về SIM 900
SIM 900 là một sản phẩm của công ty SIMCom sản xuất. Nó là một
module GSM/GPRS cực kỳ nhỏ gọn, được thiết kế cho thị trường toàn cầu. SIM 900
hoạt động được ở 4 băng tần GSM 850MHz, EGSM 900MHz, DCS 1800MHz và PCS
1900MHz như là một loại thiết bị đầu cuối với một Chip xử lý đơn nhân đầy sức
mạnh, tăng cường các tính năng quan trọng dựa trên nền vi xử lý ARM926EJ-S.
Kích thước sim nhỏ gọn (24mm x24 mm x 3mm), đáp ứng những yêu cầu về không
gian trong các ứng dụng M2M điện thoại thông minh, PDA và các thiết bị di động
khác.
SIM 900 được sử dụng trong đồ án này để làm module SIM 900, có kết nối
với sim điện thoại di động làm GSM modem. Module SIM 900 sẽ kết nối với các
thiết bị khác, phục vụ cho việc đóng ngắt thiết bị điện.

Hình 2.1. Hình ảnh SIM 900
Các thơng số cơ bản của SIM 900 được trình bày trong bảng 2.1 dưới đây:

Đỗ Văn Phương – CB 110890

Page 22


Nghiên cứu, thiết kế và chế thử hệ thống quản lý thiết bị điện từ xa cho các phòng học
ứng dụng cho các trường cao đẳng và đại học trong cả nước.

Đặc điểm


Chức năng

Nguồn cung cấp

Nguồn một chiều 3,4V – 4,5V

Mức tiêu thụ điện năng

Ở chế độ SLEEP là 1,5 mA (BS-PA-MFRMS =
5)

Dài tần số hoạt động

4 băng tần: 850 GSM, 900 EGSM, 1800 DCS,
1900 PCS. Các SIM 900 có thể tự động tìm kiếm
các băng tần, các băng tần cũng có thể được thiết
lặp bằng lệnh AT
Dễ tương thích với GSM Phase 2/2+

GCM class

Small MS

Truyền tải điện năng

Class 4 (2W) cho EGSM900
Class 1 (1W) cho DCS1800 và PCS 1900

Kết nối GPRS


GPRS multi-slot class 10 (mặc định)
GPRS milti-slot class 8 (tùy chọn)
GPRS trạm di động Class B

Nhiệt độ

Hoạt động bình thường: -30°C đến 80°C
Hoạt động hạn chế: -40°C đến 30°C và
-80°C đến 85°C
Nhiệt độ bảo quản: -45°C đến 90°C

Dữ liệu GPRS

GPRS downlink: tối đa 85,6 kps
GPRS uplink: tối đã 42,8 kps
Mã chương trình: CS-1, CS-2, CS-4 và CS-4
Sim 900 hỗ trợ các giao thức PAP (Password
Authentication Protocol) thường được sử dụng
cho các kết nối PPP

Đỗ Văn Phương – CB 110890

Page 23


Nghiên cứu, thiết kế và chế thử hệ thống quản lý thiết bị điện từ xa cho các phòng học
ứng dụng cho các trường cao đẳng và đại học trong cả nước.

SIM 900 tích hợp giao thức TCP/ TP

Hỗ trợ chuyển mạch gói Broadcast Channel
Control (PBCCH)
CSD truyền tỷ lệ: 2.4, 4.8, 9.6, 14.4 kbps
Khơng có cấu trúc bổ sung các lệnh dịch vụ dữ
liệu (USSD) hỗ trợ
SMS

MT, MO, CB, văn bản và chế độ PDU
SMS lưu trữ: thẻ SIM

FAX

Group 3 class 1

SIM giao diện

Hỗ trợ thẻ SIM: 1.8V, 3V

Anten bên ngồi

Thu sóng tốt

Cổng giao tiếp Serial và giao tiếp Serial Port:
Debug

8 đường giao tiếp trên Serial Port
Serial Port có thể được sử dụng cho CSD FAX,
dịch vụ GPRS và gửi lệnh AT để điều khiển
module
Serial Port có thể sử dụng chức năng ghép kênh

Auttobauding hỗ trợ tốc độ baud từ 1200 bps đến
115200 bps
Debug Port:
Hai đường giao tiếp trên Serial Port là TXD và
RXD
Debug Port chỉ được sử dụng để gỡ rối hoặc nâng
cấp firmware

Quản lý danh bạ

Hỗ trợ các danh bạ điện thoại các loại” SM, FD,
LD, RC, ON, MC

Đỗ Văn Phương – CB 110890

Page 24


Nghiên cứu, thiết kế và chế thử hệ thống quản lý thiết bị điện từ xa cho các phòng học
ứng dụng cho các trường cao đẳng và đại học trong cả nước.

Bộ công cụ ứng dụng SIM

Hỗ trợ SAT lớp 3, GSM Release99 11, 14

Đồng hồ thời gian thực

Có sẵn

Chức năng hẹn giơ


Lập trình thơng qua lệnh AT

Đặc điểm vật lý

Kích thước: 24 mm x 24 mm x 3 mm
Khối lượng 3.4g
Bảng 2.1 Các thông số cơ bản của SIM 900

2.1.2. Sơ đồ chân của SIM 900
SIM 900 có 68 chân, được bố trí đều tại 4 cạnh của sim. Vị trí từng chân
được thể hiện như trong hình 2.2.

Hình 2.2: Sơ đồ chân SIM 900
Chức năng cửa từng chân

Đỗ Văn Phương – CB 110890

Page 25


×